Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Hoàn thiên quy trình nhập khẩu máy móc từ thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần cơ điện việt namhoàn thiên quy trình nhập khẩu máy móc từ thị trường hoa kỳ của công ty cổ phần cơ điện việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.24 KB, 36 trang )

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế
khu vực và quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.Trong đó Nhập
khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ tiên tiến hoạt động cho sản
xuất.
Vấn đề thực hiện hợp đồng tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế do
quy mô, tiềm lực của doanh nghiệp, vấn đề thị trường, khí hậu, thời tiết… đều ảnh
hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện hợp đồng. Ngồi ra, việc tổ chức thực hiện
hợp đồng cũng có nhiều cơng việc, nếu muốn thực hiện hợp đồng hồn hảo khơng
có sai phạm gì thì tất cả các cơng việc phải thực hiện đúng với mục tiêu công việc
đã đề ra, hiệu quả của công việc trước sẽ tác động trực tiếp đến công việc kế tiếp.
Vậy làm sao để thực hiện có hiệu quả các hoạt động đó, kiểm sốt được tiến trình
thực hiện từng hợp đồng là vấn đề cịn bỏ ngỏ.
Cơng ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO) là một trong
những công ty thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện các hợp đồng nhập khẩu máy
móc thiết bị của mình bên cạnh những thuận lợi mà cơng ty có là cơ sở vật chất kỹ
thuật tốt,đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng đơng… thì cơng ty cũng gặp nhiều khó
khăn như sự biến động của thị trường nguyên vật liệu, sự thay đổi của tỷ giá hối
đối.Vì vậy cơng ty cần tìm ra những phương án tối ưu nhằm tổ chức thực hiện hợp
đồng có hiệu quả tốt nhất.
Xuất phát từ thực tế đó và trong q trình thực tập tại công ty Cổ phần Cơ
điện và Xây dựng Việt Nam (MECO), em chọn đề tài là: “Hồn thiện quy trình tổ
chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ của
Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO)”.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Với đề tài hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy
móc, thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ của công ty MECO, trọng tâm nghiên cứu của
chuyên đề là: tiến hành phân tích nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu


trong thời gian qua để nhận thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn
1


trong quá trình thực hiện nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ của cơng ty MECO và từ
đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện nghiệp vụ
tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong thời gian tới.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan nghiên cứu đề tài.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận giúp sinh viên nắm chắc hơn lý thuyết về hợp
đồng Thương mại quốc tế và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
- Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Cổ phần
Cơ điện và Xây dựng Việt Nam, từ đó đưa ra những thành cơng, hạn chế còn tồn tại
và nguyên nhân phát sinh.
- Từ các thành cơng, hạn chế đó, em xin đề cập một số đề xuất, kiến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị tại
công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy
móc, thiết bị của cơng ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam từ thị trường Hoa
Kỳ trong giai đoạn 2008- 2010.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của quy trình tổ chức thực hiện
hợp đồng nhập khẩu.
1.5.1. Khái niệm, tính chất, đặc điểm, và điều khoản ghi trong hợp đồng TMQT
1.5.1.1. Khái niệm
Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận của các bên đương sự có trụ sở kinh doanh ở
các quốc gia khác nhau. Theo đó, một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ
chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua ( bên nhập khẩu ) một tài sản
nhất định gọi là hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.
1.5.1.2. Tính chất

Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế được hiểu khơng
giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước.
- Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu
hình:tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở thương
mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua
biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được
2


lập ở những nước khác nhau (Điều 1 của Công ước). Nếu các bên giao kết khơng có
trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch
của các bên khơng có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng
mua bán hàng hố quốc tế.
- Theo Cơng ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán
Quốc tế Hàng hoá (United Nations Convention on Contracts for International Sales
of Goods, Vienna 1980 – CISG, gọi tắt là Cơng ước Viên năm 1980): tính chất quốc
tế được xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng
có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau (điều 1 Công ước Viên năm 1980).
Và Công ước này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác
định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế. Tuy nhiên Cơng
ước Viên năm 1980 khơng đưa ra tiêu chí hàng hố phải được chuyển qua biên giới
của một nước để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán TMQT.
- Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo
các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua
lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng
đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp
đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của
nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng, nguồn vốn thanh toán…

- Theo quan điểm của Việt Nam: Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không
đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu
rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại năm 2005 đã xác định rõ thế nào là
xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu:
- “Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).

3


- “Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 2).
- “Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hố đó ra khỏi Việt Nam” (Điều 29
Khoản 1).
- “Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và
làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hố đó vào Việt Nam” (Điều 29 Khoản 2).
- “Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30 Khoản 1).
1.5.1.3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có
những đặc điểm sau đây:

 Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người
bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

 Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

 Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh tốn thường là nội tệ hoặc có
thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt
Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền
thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng
lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền
thanh tốn đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các
nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

 Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường
được ký kết bằng tiếng nước ngồi, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.
4


 Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là tồ án hoặc trọng tài nước
ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh
tụng tại tịa án hoặc trọng tài nước ngồi.

 Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này

có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh khơng
phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật
nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự
điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ
pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế,
các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng
của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại
hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy
nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được
nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? Để chọn được
luật áp dụng phù hợp, cần phải nắm được một số nguyên tắc sau đây.
 Lựa chọn luật quốc gia
Khi nào luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế?
-

Khi hợp đồng quy định

-

Khi toà án hoặc trọng tài quyết định

-

Khi hợp đồng mẫu quy định

 Lựa chọn tập quán quốc tế về thương mại
Tập quán quốc tế về thương mại có thể là luật áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế.

Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, phong tục về thương
mại được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ
ràng để dựa vào đó các bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau.
Thông thường, tập quán quốc tế về thương mại được chia thành ba nhóm: các tập

5


qn có tính chất ngun tắc; các tập qn thương mại quốc tế chung và các tập
quán thương mại khu vực.
- Tập qn có tính chất ngun tắc: là những tập quán cơ bản, bao trùm được
hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật quốc gia như
nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, ngun tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
Ví dụ: Tồ án (hoặc trọng tài) của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố
tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Tập quán thương mại quốc tế chung: là các tập quán thương mại được nhiều
nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ:
Incoterms năm 2000 (Các Điều kiện Thương mại Quốc tế) do Phòng Thương mại
Quốc tế tập hợp và soạn thảo được rất nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và áp
dụng trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hay UCP 500 do ICC ban hành
đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng cũng được nhiều quốc
gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế.
- Tập quán thương mại khu vực (địa phương): là các tập quán thương mại
quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ: ở Hoa Kỳ
cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ được đưa ra trong
“Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”, theo đó có 6 loại FOB mà
quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất khác biệt so với điều kiện FOB trong
Incoterms năm 2000. Chẳng hạn, với FOB người chuyên chở nội địa quy định tại
điểm khởi hành nội địa quy định, người bán chỉ có nghĩa vụ đặt hàng hoá trên

hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người chuyên chở nội địa để
bốc hàng.
- Khi nào tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng?
Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế khi:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.
+ Các điều ước quốc tế liên quan quy định.
+ Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn khơng có hoặc có nhưng
khơng đầy đủ.

6


Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Khi áp
dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên để tránh sự
nhầm lẫn hoặc hiểu khơng thống nhất về một tập qn nào đó, cần phải quy định cụ
thể tập quán đó trong hợp đồng.
 Một số điểm cần chú ý khi áp dụng Incoterms năm 2000
Incoterms là chữ viết tắt của các điều kiện thương mại quốc tế (International
Commercial Terms). Tập sách nhỏ này, ra đời năm 1953, ban đầu xác định 9 điều
kiện thương mại, hai điều kiện quen thuộc nhất là FOB (giao hàng lên tàu tại cảng
đi) và CIF (giao hàng qua mạn tàu – tại cảng đến) và với mỗi điều kiện, liệt kê
nghĩa vụ của người bán và người mua dưới hình thức rất đơn giản: “người mua có
nghĩa vụ …, người bán có nghĩa vụ …”.
Ngày nay (2000) đã có tới 13 điều kiện và với mỗi điều kiện đều có quy định
cụ thể nghĩa vụ của hai bên mua bán.
Nhưng cần lưu ý rằng Incoterms chỉ giải quyết bốn vấn đề:
- Chuyển giao rủi ro vào thời điểm nào?
- Ai phải lo liệu các chứng từ hải quan?
- Ai chịu trách nhiệm về chi phí vận tải?

- Ai trả phí bảo hiểm?
Một số nhà chun mơn gọi các Incoterms là “các điều khoản … giá” vì rằng
chúng cho phép chỉ rõ, không mập mờ, các nghĩa vụ bao hàm trong giá hàng được
đưa ra.
Ví dụ, bán hàng theo điều kiện FOB Incoterms năm 2000 quy định chi phí vận
tải biển và bảo hiểm do người mua chịu, người bán phải giao hàng lên tàu do người
mua chỉ định; rủi ro được chuyển sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng.
1.5.1.4. Các điều khoản ghi trong hợp đồng TMQT
- Điều khoản về tên hàng.
- Điều khoản về chất lượng.
- Điều khoản về số lượng.
- Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu.
- Điều khoản về giá cả.
- Điều khoản về thanh toán.
7


- Điều khoản giao hàng.
- Điều khoản về trường hợp miễn trách.
- Điều khoản về khiếu nại.
- Điều khoản bảo hành.
- Phạt và bồi thường thiệt hại.
- Điều khoản trọng tài.
1.5.2. Phân loại hợp đồng Thương mại quốc tế.
Hợp đồng TMQT có thể được phân loại như sau:
-

Theo thời gian thực hiện hợp đồng, có hai loại:


Hợp đồng ngắn hạn: Thường được ký kết trong thời gian tương đối ngắn và
sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên
về hợp đồng đó cũng kết thúc.
Hợp đồng dài hạn: Có thời gian hiệu lực tương đối dài mà trong thời gian đó
việc giao hàng được thực hiện nhiều lần.
-

Theo nội dung quan hệ kinh doanh, có hai loại:

+ Hợp đồng Xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngồi,
thực hiện q trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa sang cho thương nhân nước
ngồi và nhận tiền hàng.
+ Hợp đồng Nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước
ngồi, thực hiện q trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh tốn tiền hàng.
-

Theo hình thức của hợp đồng, có hai loại:

+ Hình thức văn bản.
+ Hình thức miệng.
Cơng ước Viên 1980 ( CISG ) cho phép thành viên sử dụng tất cả các hình
thức trên.
Ở Việt Nam, hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các hợp
đồng TMQT. Chỉ có các hợp đồng TMQT với hình thức văn bản mới có hiệu lực
pháp lý, mọi bổ sung sửa chữa hợp đồng TMQT cũng phải làm bằng văn bản.
-

Theo cách thức thành lập của hợp đồng, có hai loại:

+ Hợp đồng một văn bản: Là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung mua bán,

các điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký của hai bên.

8


+ Hợp đồng gồm nhiều văn bản như: Đơn chào hàng cố định của người bán
và chấp nhận của người mua; Đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người
bán; Đơn chào hàng tự do của người bán, chấp nhận của người mua và xác nhận của
người bán; Hỏi giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp nhận
của người mua.
1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
1.5.3.1. Xin giấy phép nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý hoạt
động nhập khẩu.Vì thế, sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập
khẩu để thực hiện hợp đồng đó.
Nghi định số 12/2006/ND-CP có hiệu lực từ ngày 01/05/2006 quy định các
mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu. Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi
phải xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin giấp phép
gồm: Hợp đồng, phiếu hạn ngạch ( nếu là hàng thuộc diện quản lý bằng hạn
ngạch ), hợp đồng ủy thác nhập khẩu ( nếu đó là trường hợp nhập khẩu ủy thác )…
Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hãng kinh doanh để nhập khẩu một hoặc
một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải
và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định.
1.5.3.2. Mở L/C ( nếu hợp đồng yêu cầu thanh toán bằng L/C ).
Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong
các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hiện hợp đồng là mở L/C.
L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho
người XK nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh tốn hợp lệ phù hợp với nội
dung của L/C.
Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng khơng quy định gì, phụ thuộc vào thời gian

giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 – 25 ngày trước khi đến thời gian
giao hàng.
Căn cứ để mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu.Khi mở L/C,
doanh nghiệp nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là “ yêu cầu
phát hành thư tín dụng”. Mẫu này kèm theo bản hợp đồng và giấy phép nhập khẩu
được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai ủy nhiệm chi: Một ủy nhiệm

9


chi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một ủy nhiệm chi nữa để trả thủ tục
phí cho ngân hàng về việc mở L/C.
Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, đơn vị
kinh doanh nhập khẩu phải đến kiểm tra chứng từ, và nếu chứng từ hợp lệ thì sẽ trả
tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được
chứng từ để đi nhận hàng.
1.5.3.3. Thuê tàu, lưu cước.
Doanh nghiệp có cần thực hiện nghiệp vụ thuê tàu, lưu cước hay không phụ
thuộc vào điều kiện giao hàng. Việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba
căn cứ sau:
+ Điều kiện cơ sở giao thông của hợp đồng TMQT.
+ Đặc điểm của hàng hóa.
+ Điều kiện vận tải.
Tùy vào khối lượng và đặc điểm của hàng hóa cũng như cách bao gói mà
doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê tàu cho phù hợp.
Có hai loại hợp đồng ủy thác thuê tàu:
+ Hợp đồng ủy thác thuê tàu cả năm.
+ Hợp đồng ủy thác thuê tàu chuyến.
Chủ hàng nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hóa để lựa
chọn loại hình hợp đồng cho thích hợp.

1.5.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Những người kinh doanh TMQT thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để
giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao ( Open policy ) hoặc là
hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Voyage policy ).Để ký kết hợp đồng bảo hiểm cần
nắm vững các điều kiện bảo hiểm. Có ba điều kiện bảo hiểm chính:
+ Điều kiện A: Bảo hiểm mọi rủi ro.
+ Điều kiện B: Bảo hiểm có tổn thất riêng.
+ Điều kiện C: Bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên bốn căn cứ sau:
+ Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT.
+ Tính chất của hàng hóa vận chuyển.
10


+ Điều kiện vận chuyển.
1.5.3.5. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Hàng hóa khi đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục
hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm bao bước sau:
- Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo trung thực và chính xác các chi
tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Tờ
khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, chủ yếu là: Giấy
phép nhập khẩu, hóa đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
- Xuất trình hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu phải được đưa đến địa điểm quy
định để kiểm tra thực tế hàng hóa. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân cơng về việc
mở, đóng gói các kiện hàng. Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát, chủ hàng
phải nộp thủ tục phí hải quan.
- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng
hóa , hải quan sẽ đưa ra các quyết định như: Thơng quan cho hàng hóa, cho hàng đi
qua một cách có điều kiện, cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho

ngoại quan, hàng không được nhập…
1.5.3.6. Nhận hàng.
Các cơ quan vận tải ( ga, cảng ) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu
trên các phương tiện vận tải từ nước ngồi vào, bảo quản hàng hóa đó trong q
trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng
của doanh nghiệp nhập khẩu.
Do đó, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua môt đơn vị
nhận ủy thác giao nhận tiến hành:
-Ký kết hợp đồng ủy thác cho cơ quan vận tải ( ga, cảng ) về việc giao nhận
hàng từ nước ngoài về.
-Xác nhận với cơ quan vận tải về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt
hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hóa.
-Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa như vận đơn, lệnh
giao hàng…
-Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng,
chủng loại, kích thước, thơng số kỹ thuật, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu của hàng

11


hóa so với yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người NK phải kiểm tra, giám sát
việc giao nhận phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát sinh.
-Thanh tốn chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng.
1.5.3.7. Kiểm tra hàng hóa.
Theo quy định của Nhà nước, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần phải
kiểm tra kỹ càng. Mục đích của q trình kiểm tra hàng là đẻ bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người Mua và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có. Mỗi cơ quan, tùy theo
chức năng của mình phải tiến hành cơng việc kiểm tra hàng hóa đó.
 Cơ quan giao thông ( ga, cảng ) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước
khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải.

-Nếu dỡ hàng có thể tổn thất hoặc sắp đặt khơng theo lơ, theo vận đơn thì cơ
quan giao thơng mời công ty giám định lập “Biên bản giám định dưới tàu”.
-Nếu hàng chuyên chở đường biển mà bị thiếu hụt, mất mát phải có “Biên bản
kế tốn nhận hàng với tàu”, nếu bị đỏ vỡ phải có “Biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng”.
-Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi, việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ hàng
phải yêu cầu VOSA cấp “Giấy chứng nhận hàng thiếu”.


Doanh nghiệp nhập khẩu – với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn

phải lập thư dự kháng ( Letter of reservation ) nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng
có tổn thất, sau đó phải u cầu cơng ty bảo hiểm lập “Biên bản giám định”
( Servey report ) nếu tổn thất xảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm. Trong
trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hóa và lập
“Chứng thư giám định” ( Inspection certificate ).


Các cơ quan kiểm dịch: phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng

nhập khẩu là động hoặc thực vật.
1.5.3.8. Làm thủ tục thanh tốn.
Trong kinh doanh thương mại có nhiều hình thức thanh tốn, nhưng thơng
thường hay sử dụng ba phương thức sau:
- Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu ( kèm chứng
từ): Sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu
được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian này,
doanh nghiệp khơng có lý do chính đáng từ chối thanh tốn thì ngân hàng xem như
u cầu địi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi
12



tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải
quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.
- Nếu thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: Khi nhận được hàng cho bên
bán gửi và chứng từ ở ngân hàng chuyển về, đến thời hạn quy định doanh nghiệp
nhập khẩu phải viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển
tiền trả bên XK. Có hai hình thức là điện chuyển tiền ( T/T ) và thư chuyển tiền (M/
T). Các doanh nghiệp Việt Nam hay sử dụng hình thức điện chuyển tiền vì phương
thức này nhanh hơn và thuận tiện hơn.
- Nếu hợp đồng quy định thanh tốn bằng L/C: Khi bộ chứng từ gốc từ nước
ngồi về đến ngân hàng ngoại thương thì doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra
chứng từ. Nếu thấy hợp lệ thì làm thủ tục trả tiền cho ngân hàng hoặc ký xác nhận
sẽ thanh toán để nhận được bộ chứng từ nhận hàng.
1.5.3.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra các tranh chấp, khiếu nại sẽ
giúp các bên hiểu rõ về tranh chấp, dễ dàng giải quyết nhằm thỏa mãn nhu cầu của
nhau. Đồng thời thông qua khiếu nại các tranh chấp được giải quyết, đảm bảo quyền
lợi của các bên mà khơng làm mất uy tín của nhau cũng như chi phí của mỗi bên.
-Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng
khơng phù hợp với hợp đồng, có bao bì khơng thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi
phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn…
-Đối tượng khiếu nại là người mua khi thanh tốn chậm, khơng thanh tốn,
thanh tốn khơng đúng lịch trình, đơn phương hủy bỏ hợp đồng…
-Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình
chuyên chở hoặc do lỗi của người vận tải gây nên.
-Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hóa – đối tượng của bảo
hiểm bị thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những
rủi ro này đã được mua bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo chứng từ về việc tổn thất ( như biên bản giám
định; COR – biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng; ROROC – biên bản kết toán nhận hàng

hay CSC – giấy chứng nhận hàng thiếu…); hóa đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo
hiểm ( nếu khiếu nại công ty bảo hiểm )…

13


CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CỦA QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY MĨC
THIẾT BỊ CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT
NAM
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả, tìm ra những vấn đề sát thực với tình
hình Cơng ty, xuất phát từ những bất cập và vướng mắc chưa giải quyết được thì
cơng tác thu thập thông tin là vô cùng quan trọng. Để hoàn thành nghiên cứu đề tài
này, em đã tiến hành thu thập thông tin từ cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thơng qua q trình điều tra trắc
nghiệm và phỏng vấn các anh chị làm việc trong Công ty.


Các phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 3 phần chính:

- Thơng tin cá nhân của đối tượng được phỏng vấn (không bắt buộc).
- Quan điểm của các anh chị đánh giá về vấn đề thực hiện hợp đồng NK máy
móc thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ.
- Những ý kiến về vấn đề cấp thiết và cách thức giải quyết vấn đề.
Sử dụng các phiếu điều tra trắc nghiệm với các câu hỏi tập trung vào vấn đề
chính là nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng NK máy móc thiết bị từ thị

trường Hoa Kỳ của Công ty đã cho em thấy được cái nhìn khách quan và đa chiều
về vấn đề này. Số phiếu phát ra là 7 phiếu. Số phiếu thu về là 5 phiếu. Số phiếu thu
về hợp lệ là 5 phiếu.
 Phỏng vấn các anh chị làm việc trong Cơng ty:
Q trình phỏng vấn làm vấn đề được trở nên rõ ràng hơn qua những ý kiến,
nhận xét đánh giá sâu sắc và khách quan của các chuyên gia. Các câu hỏi phỏng vấn
tập trung vào vấn đề thực hiện hợp đồng NK máy móc thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ
tại Công ty giai đoạn 2007 – 2010 vừa qua. Những câu hỏi này mục đích hướng đối
tượng đến vấn đề cần giải quyết với những ý kiến trung thực và khách quan nhất,
gợi mở một vài cách thức giải quyết vấn đề, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc

14


trong vấn đề nghiên cứu. Đây cũng chính là mục đích chính của q trình điều tra,
phỏng vấn.
2.1.1.2 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
 Đối với nguồn dữ liệu thu thập từ nội bộ Công ty:
Dữ liệu thứ cấp cung cấp những số liệu cụ thể về tình hình sản xuất kinh
doanh của đơn vị, những số liệu này được thu thập từ phịng kế tốn của Cơng ty,
gồm có:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo kết quả hoạt động của phòng xuất khẩu.
Tất cả những số liệu trên được lấy trong giai đoạn 2007- 2010.
 Đối với nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngồi:
- Qua sách báo.
- Tìm hiểu các vấn đề qua sách kỹ thuật Thương mại quốc tế - trường Đại học
Thương Mại. Và qua các báo cáo thương mại, kinh tế, chính sách của chính phủ.
- Trang web:


www.mecojsc.vn
www.vib.com
www.google.com.vn

- Luận văn khóa trước: em đã tìm hiểu 3 luận văn khóa trước.
2.1.2. Phương pháp sàng lọc và phân tích dữ liệu
2.1.2.1. Phương pháp sàng lọc dữ liệu
 Đối với dữ liệu sơ cấp
Sau khi thu thập phiếu điều tra trắc nghiệm và ghi chép nhật ký phỏng vấn
chuyên gia, em đã tiến hành tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và phân tích kết quả thu
được. Để có được hiệu quả, nhằm thu thập được những thơng tin có ích nhất, phục
vụ sát thực cho đề tài, cần trả lời được 3 câu hỏi. Đó là: Đánh giá về thực trạng thực
hiện quy trình thực hiện hợp đồng NK máy móc thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ của
Cơng ty? Những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết? Ý kiến và giải pháp đề xuất
giải quyết những khó khăn, vướng mắc đó?
 Đối với dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu thu thập được từ nguồn nội bộ Công ty: tiến hành tập trung phân tích
những số liệu kế tốn từ 2007 đến 2010. Trong đó tập trung phân tích và đưa ra
những nhận xét về số liệu của giá trị giao nhận hàng XNK bằng đường biển của
15


Cơng ty qua các năm. Bên cạnh đó là những dự toán liên quan đến hoạt động giao
nhận bằng đường biển trong các năm tới.
- Dữ liệu thu thập được từ bên ngồi: đây là nguồn dữ liệu mang tính thời sự,
khách quan, vì vậy, được dùng làm cơ sở để nghiên cứu mở rộng vấn đề. Tuy nhiên
do đặc tính đa dạng của nguồn dữ liệu này về cả nguồn dữ liệu và nội dung, vì vậy,
những thơng tin được sử dụng trong luận văn đã được sàng lọc một cách kỹ càng,
nhằm tránh tình trạng thơng tin khơng chính xác, gây ảnh hưởng đến hiệu quả
nghiên cứu vấn đề.

2.1.2.2. Phương pháp sử dụng phân tích dữ liệu
Phương pháp được sử dụng để phân tích dữ liệu nói chung gồm có phương
pháp phân tích định lượng và phương pháp phân tích định tính. Cụ thể trong qua
trình nghiên cứu em đã sử dụng:


Phương pháp thống kê:

Thống kê các thông tin thu được từ phiếu điều tra cũng như quá trình phỏng
vấn nhằm đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề nghiên cứu, từ đó tìm ra
những giải pháp giải quyết vướng mắc, tồn đọng của vấn đề. Thống kê các số liệu
liên quan qua các thời kỳ, qua đó tính tốn các ngun nhân của sự biến động đó,
đồng thời đưa ra những dự báo cho tương lai.


Phương pháp tổng hợp:

Khái quát các nội dung nghiên cứu, tổng kết q trình phân tích để đưa ra các
kết luận. Sử dụng các cơng cụ phân tích, tính tốn tốn học.


Phương pháp phân tích:

Xem xét các thơng tin sơ cấp cũng như thứ cấp thu được có sự so sánh, đối
chiếu giữa các chủ thể, trong các khoảng thời gian khác nhau nhằm tìm hiểu bản
chất vấn đề. Từ đó tìm ra ngun nhân cũng như đề xuất các phương pháp giải
quyết vấn đề.


Phương pháp suy luận logic:


Sử dụng phương pháp này kết hợp với các phương pháp trên nhằm đưa ra
được những nguyên nhân sâu xa của những tồn tại cũng như đề xuất được các giải
pháp phù hợp cho vấn đề theo khoa học logic.

16


2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình tổ
chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ
của Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty
2.2.1.1. Tổng quan về cơng ty
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT
NAM.
Tên

viết

tắt:

MECO



VIET

NAM

MECHANIZATION


ELECTRIFICATION & CONSTRUCTION JONIT STOCK COMPANY.
Địa chỉ trụ sở chính: 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.
Email:
Website: www.mecojsc.vn
Điện thoại: (04) 213 8536 – (04) 213 9126.

Fax: (04) 869 1568.

2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng có tên là Xưởng sửa
chữa máy kéo được thành lập năm 1956. Năm 1969 đổi tên thành: Nhà máy đại tu
máy kéo Hà Nội. Năm 1977 có tên là Nhà máy cơ khí nơng nghiệp I Hà Nội.
Ngày 23 tháng 03 năm 1993, Văn phòng chính phủ có thơng báo số: 81/TB
và ngày 24/03/1993 tại Quyết định số 202 BNN - TCCB - QĐ Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT cho đổi tên
thành Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn.
Ngày 29 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn ra Quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện và Phát triển
Nông thôn thành Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Hà Nội, là
doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện Xây
dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ngày 09 tháng 12 năm 2005 thực hiện Quyết định số 4465/QĐ/BNN-TCCB
của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT V/v; Chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty cơ
điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi Hà Nội thành Công ty cổ phần cơ điện và
xây dựng.

17



-Quyết định thành lập Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn số 202 NN TCCB - QĐ ngày 24 tháng 03 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm.
-Quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện và Phát triển
Nông thôn thành Công ty Cơ điện- Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Hà nội ngày
29 tháng 10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
-Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000111 ngày 09 tháng 01 năm
2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
-Giấy phép hành nghề xây dựng số 90 GP/NN ngày 20 tháng 11 năm 1996
của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-Quyết định bổ sung nhiệm vụ cho Công ty cơ điện và phát triển nông thôn
số 181/1998 BNN-TCCB ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
-Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành
phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 11 năm 1998.
-Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 261 cấp ngày 28 tháng 12 năm 1998 do
Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp.
-Quyết định bổ sung ngành nghề số 1153 QĐ/BNN-TCCB ngày 5/4/2000 về
việc thiết kế và xây lắp đường dây và trạm biến thế từ 35kV trở xuống, của Bộ
trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-Quyết định bổ sung ngành nghề số 3361/QĐ/BNN-TCCB ngày 23/8/2000
của Bộ nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng các kênh mương nội đồng, sản xuất,
chế tạo thiết bị, máy móc, các cấu kiện cho các cơng trình thuỷ lợi.
-Quyết định số 4465/QĐ/BNN – TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ
nông nghiệp và PTNT về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cơ điện –
Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi Hà Nội thành Công ty cổ phần cơ điện & xây
dựng.
2.2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của công ty
- Nguồn lực tài chính
Theo báo cáo hàng năm, nguồn lực tài chính của cơng ty như sau:
Tổng vốn năm 2008 khoảng 695,331 tỷ, tính đến năm 2009 khoảng 914,653

tỷ, và đến năm 2010 là 1.107,664 tỷ.
18


Năm 2008, trong tổng số vốn của cơng ty thì vốn cố định là 196,024 tỷ, chiếm
28,19% so với vốn lưu động là 499,307 tỷ, chiếm 71,81% tổng số vốn.
Năm 2009, trong tổng số vốn của cơng ty thì vốn cố định là 185,771 tỷ chiếm 20,31% so với vốn lưu động là 728,882 tỷ - chiếm 79,69% - tổng số vốn.
Năm 2010, trong tổng số vốn của công ty thì vốn cố định là 289,057 tỷ chiếm
26,10% so với vốn lưu động là 818,607 tỷ, chiếm 73,9% tổng số vốn.
- Nguồn lực nhân sự
Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam có 810 nhân viên chính
thức.Nhân viên trong công ty đều là những người được đào tạo chính quy, có năng
lực, có kinh nghiệm và giỏi về chun mơn nghiệp vụ.Cụ thể:
+ Trình độ trên đại học: 04 người.
+ Trình độ đại học: 173 người.
+ Trình độ cao đẳng, trung cấp, nghiệp vụ: 115 người.
+ Công nhân kỹ thuật từ bậc 5 – 7: 369 người.
+ Lao đông khác chưa qua đào tạo: 149 người.
Công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo, đầu tư phát triển, tuyển dụng
nhân tài. Năm vừa qua, công ty đã thành lập các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công nhân viên kỹ thuật, đào tạo kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý, đại diện
cho các đơn vị và đào tạo về công nghệ mới để họ phát triển chuyên môn nghiệp vụ
của bản thân.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Cơ điện và
Xây dựng Việt Nam
2.2.2.1 Các nhân tố vĩ mơ.
-

Tình hình chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế.


Mơi trường chính trị đóng vai trị quan trọng trong thương mại quốc tế, mức
độ ổn định của mỗi quốc gia luôn là mối quan tâm của các nhà kinh doanh quốc tế,
các công ty luôn luôn tiến hành kinh doanh ở những quốc gia có một chính phủ ổn
định và thân thiện, nhưng thực tế tình hình chính trị ở các nước rất phức tạp. Do đó,
các cơng ty phải thường xuyên theo dõi những thay đổi chính trị ở các nước bạn
hàng mà mình có quan hệ và các nước mà mình muốn mở rộng thị trường để tránh

19


những ảnh hưởng tiêu cực có thể tác động đến hoạt động của công ty, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu.
Cũng như mơi trường chính trị, luật pháp đóng vai trị quan trọng trong các
hợp đồng kinh doanh quốc tế, thậm chí những hợp đồng kinh doanh tốt có thể bị
hủy bỏ do những ảnh hưởng bất ngờ của chính trị và luật pháp.
- Tỷ giá hối đoái.
Hiện nay, các hợp đồng nhập khẩu máy móc từ thị trường Hoa Kỳ, công ty
luôn sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh tốn và thơng thường cơng ty mua
máy móc để phục vụ sản xuất,tiêu dùng trong nước. Vì vậy, sự thay đổi của tỷ giá
hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cơng ty. Nếu sau khi ký kết, đàm phán
hợp đồng, tỷ giá gữa đồng USD tăng so với đồng VNĐ thì cơng ty sẽ bị mất một
khoản lợi nhuận do sự chênh lệch đó gây ra. Và ngược lại, nếu tỷ giá giữa đồng
USD giảm so với VNĐ thì cơng ty sẽ thu được một khoản lợi nhuận.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự biến động của USD/VND từ năm 2008 đến nay:

(Nguồn: NHNN và Tổng hợp của Vietstock)
Nhận xét:
VND giảm giá so với hầu hết các ngoại tệ, tăng giá 3.57% so với EUR. Kể từ
đầu năm 2010 đến nay, theo tỷ giá chính thức thì tiền đồng đã giảm 5.5% giá trị so

với đồng USD, từ mức 18,482 lên 19,500 VND/USD. Xét theo tỷ giá thị trường tự
do thì VND đã giảm giá 8.37%, từ mức 19,340 lên 21,000 VND/USD.
20



×