Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận cuối kì môi trường (1) copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hưng Thanh

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 3 Năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Lê Nguyễn Đức Anh

191A080196

2

Trần Thị Mỹ Duyên

201A140352



3

Trần Hoài Thương

201A030063

4

Lê Thị Trà My

221A031293

5

Âu Ngọc Mỹ

201A150065

NỘI DUNG PHỤ TRÁCH

TỶ LỆ
THAM GIA
(%)

KÝ TÊN

Nhóm trưởng



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Tiêu chí

Trọng số

Yêu cầu

Cấu trúc

2

Bài viết cân đối, thể
hiện tốt tính logic và
hợp lý của các quan
điểm.

Nội dung

3

Phong phú, chính xác

Hình thức

2

Báo cáo trình bày đúng
mẫu

Trình bày


2

Rõ ràng, nhất qn,
khơng có lỗi chính tả/
lỗi dấu câu hay văn
phạm; khơng có lỗi
trình bày/ đánh máy.

Thời gian

1

Báo cáo đúng hạn.

Nhận xét

Tổng
Cán bộ chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các dạng năng lượng tái tạo
Hình 2: Nhà máy Thủy điện Trị An
Hình 3: Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện
Hình 4: Nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi ở Tây nam Iceland

Hình 5: Nguyên lý hoạt động của năng lượng địa nhiệt
Hình 6: Nguyên lý hoạt động của điện gió


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
1.1 Khái niệm
1.2 Các dạng năng lượng tái tạo
1.3 Vai trò
1.4 Tầm quan trọng
CHƯƠNG 2: NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN
2.1 Khái niệm
2.2 Nguyên lí hoạt động
2.3 Ứng dụng
2.4 Ưu và nhược điểm
CHƯƠNG 3: NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
3.1 Khái niệm
3.2 Nguyên lí hoạt động
3.3 Ứng dụng
3.4 Ưu và nhược điểm
CHƯƠNG 4: NĂNG LƯỢNG GIĨ
4.1 Khái niệm
4.2 Ngun lí hoạt động
4.3 Ứng dụng
4.4 Ưu và nhược điểm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

1.1. Khái niệm:
Năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch, là loại năng lượng sạch hoàn
toàn được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên được hình
thành liên tục và gần như vơ hạn. Năng lượng tái tạo đang dần được mở rộng nhanh
chóng ở cả những quy mô lớn nhỏ phục vụ cho nhiều hoạt động. Dạng năng lượng
này được xem là những năng lượng sạch nhất hành tinh và là tương lai của ngành
năng lượng tồn cầu, chúng có nhiều thế mạnh hơn so với năng lượng hóa thạch.
Năng lượng tái tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm:
phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện đọc lập nông thôn.
Các nguồn năng lượng tái tạo tồn tại khắp nơi trên nhiều vùng địa lý, ngược lại với
các nguồn năng lượng khác chỉ tồn tại ở một số quốc gia.
1.2. Các dạng năng lượng tái tạo:
+ Năng lượng mặt trời.
+ Năng lượng địa nhiệt.
+ Năng lượng thủy triều.
+ Năng lượng thủy điện.
+ Năng lượng gió.
+ Năng lượng sóng biển (đại dương).

Hình 1: Các dạng năng lượng tái tạo
1.3. Vai trò:
Là nguồn năng lượng gần như vơ hạn và sạch, ít gây tác động đến môi trường đây
rõ ràng là ưu điểm rất lớn của nguồn năng lượng này, việc xã hội càng hiện đại với
các trang thiết bị cơng nghệ cao thì việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch mang
tính bền vững này là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ môi trường.


Thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng ngun tử. Lượng cung
ứng gần như vơ hạn. Có ích và tính ứng dụng cao như tối ưu chi phí sử dụng điện
cho các hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp...

1.4. Tầm quan trọng:
+ Là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn thân thiện với thiên nhiên và hạn chế gây ô
nhiễm tối đa đến môi trường.
+ Là năng lượng có thể tái tạo được.
+ Đa dạng phong phú từ nhiều nguồn thiên nhiên.
+ Năng lượng tái tạo có được sự bền bỉ, chi phí bảo dưỡng và bảo trì thấp.
+ Giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp khi sử dụng.
+ Giúp chống lại biến đổi khí hậu.
+ Có nguồn cung vơ hạn.
+ Tạo ra nhiều việc làm mới.
+ Củng cố cộng đồng và nền kinh tế.
+ Rẻ hơn nhiên liệu hóa thạch.
+ Tốt hơn cho sức khỏe con người.
+ Mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng ở các nước đang phát triển.
+ Có thể tăng cường an ninh năng lượng.


CHƯƠNG 2: NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN
2.1. Khái niệm:
Năng lượng thủy điện, còn được gọi là thủy điện hoặc thủy năng, là một dạng năng
lượng khai thác sức mạnh cảu nước trong chuyển động. Thủy điện là nguồn năng
lượng sạch hoàn toàn đang được ứng dụng nhiều ở hầu hết các quốc gia.

Hình 2: Nhà máy Thủy điện Trị An
2.2. Nguyên lý hoạt động:
Thủy điện thường được tạo ra từ những nơi đầu nguồn của các dịng sơng nơi có
dịng chảy mạnh và liên tục. Đây là dạng năng lượng được tạo ra nhờ áp lực của
nước khi chuyển động liên tục từ một độ cao nhất định xuống điểm thấp nhất của
lịng sơng. Để làm được điều này, một dịng nước bị ép qua một mạch thủy lực nối
hai điểm ở các độ cao khác nhau gọi là mớn nước, trong đó nước tăng tốc độ khi thế

năng được chuyển hóa một phần thành động năng. Tua bin biến động năng thành cơ
năng, sau đó máy phát điện biến thành điện năng. Sau cùng, dòng nước rời tuabin
và được xả trở lại sơng, hầu như khơng có tốc độ và thế năng tương ứng với độ cao
của cửa xả.

Hình 3: Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện


2.3. Ứng dụng:
Ngoài chức năng trữ nước để sử dụng cho việc sản xuất điện, các đập thủy điện cịn
có thể phục vụ cho các mục đích khác như cung cấp nước ngọt tiêu dùng và các
hoạt động trong công nghiệp, hỗ trợ cơng tác tưới tiêu, góp phần kiểm soát lũ lụt, và
khai triển một số các hoạt động du lịch, giải trí.
2.4. Ưu và nhược điểm:
*Ưu điểm:
+ Nguồn tài nguyên này đến từ nước mưa và tốt hơn hết là nước được sử dụng trong
q trình này có thể được tái sử dụng.
+ Nhiên liệu không bị đốt cháy nên có thể giúp giảm ơ nhiễm mơi trường.
+ Các cơng trình thủy điện có thời gian sử dụng lâu dài.
+ Là nguồn năng lượng có tính bền vững khi giúp giảm phát thải khí nhà kính.
+ Hạn chế được giá thành nhiên liệu cũng như chi phí thuê nhân cơng.
+ Tính linh động cao: Nguồn thủy điện có thể đáp ứng nhu cầu thời gian cao điểm
bằng cách sử dụng linh hoạt nước trong các hồ chứa.
+ Các hồ chứa đặc biệt hữu ích để kiểm sốt dịng chảy của các con sông để ngăn
chặn lũ lụt nguy hiểm.
+ Chi phí vận hành thấp so với chi phí lắp đặt.
+ Nguồn bổ sung và dự phòng cần thiết cho các công nghệ phát điện tái tạo gián
đoạn khác.
+ Một trong những nguồn năng lượng hiệu quả nhất trên thế giới, có hiệu quả
chuyển đổi nước thành điện lên đến 90%.

+ Bảo tồn hệ sinh thái: thủy điện sử dụng năng lượng nước để phát điện, mà không
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc
tính của nước sau khi chảy qua tuabin.
+ Thủy điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy
mơ lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của Trái Đất.
+ Giảm phát thải: sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hóa thạch (đặc
biệt là than), thủy điện làm giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa
axít, giảm axít hóa đất và các hệ thống thủy sinh.
*Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư cao.
+ Phụ thuộc thủy văn (lượng mưa).


+ Gây ngập lụt đất và môi trường sống của động vật hoang dã, mất hoặc thay đổi
môi trường sống của cá.
+ Gây ra những quan ngại về độ an toàn của đập thủy điện.
+ Người dân sống dọc theo các khu vực trũng thấp thường gặp nguy cơ lũ lụt vì các
khu vực này có thể bị cuốn trơi khi nước được xả hết sức từ đập.
+ Làm thay đổi chất lượng nước hồ chứa và suối.
+ Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên.
+ Nhấn chìm rừng đầu nguồn.
+ Làm cạn kiệt dịng chảy, từ đó xảy ra xâm thực, ảnh hưởng lớn đến đời sống sản
xuất và sinh hoạt do nước biển dâng cao.
+ Khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sơng do ngăn dịng trầm tích chảy xuống
hạ lưu.
+ Bất lợi đến việc cung cấp nước, gây ra thiệt hại địa chất nghiêm trọng.


CHƯƠNG 3: NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
3.1. Khái niệm:

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng được lấy từ nguồn nhiệt trong tâm Trái
Đất. Cụ thể hơn, nguồn năng lượng này tập trung ở khoảng vài km dưới bề mặt trái
đất, phần trên cùng của vỏ Trái Đất. Đây là dạng năng lượng sạch và bền vững. So
với các dạng Năng Lượng Tự Nhiên khác như gió, thủy điện, địa nhiệt khơng phụ
thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu. Do đó địa nhiệt cũng có hệ số cơng suất rất
cao, ln sẵn sàng đáp ứng 24h/ngày. Lịng đất vẫn liên tục nóng hơn hằng tỷ năm
nữa nên, đảm bảo một nguồn nhiệt năng gần như vơ tận. Vì vậy, địa nhiệt được liệt
kê vào dạng năng lượng tái tạo.

Hình 4: Nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi ở Tây nam Iceland
3.2. Nguyên lý hoạt động:
Nguồn nhiệt lượng này được chuyển lên mặt đất thông qua dạng hơi nước hoặc
nước nóng khi chay qua đất đá nóng. Nhiệt lượng thường được sử dụng trực tiếp, ví
dụ như hệ thống điều hòa nhiệt độ (bơm địa nhiệt), hoặc chuyển thành điện năng
(nhà máy nhiệt điện).

Hình 5: Nguyên lý hoạt động của năng lượng địa nhiệt


Có 5 dạng nguồn địa nhiệt khác nhau, trong đó chỉ có mỏ trữ thủy địa nhiệt và năng
lượng Trái Đất là đã được đưa vào khai thác thương mại. Ba dạng cịn lại, gồm
nước muối địa áp, đá khơ nóng và magma, địi hỏi phải phát triển các kỹ thuật cao,
tiên tiến mới đủ khả năng khai thác thương mại hóa.
3.3. Ứng dụng:
+ Sử dụng trực tiếp: nhiều ứng dụng trực tiếp bao gồm sưởi ấm không gian và làm
mát, spa liên quan đến chăm sóc sức khỏe, ni cá, sưởi ấm nhà kính, tắm nước
nóng…
+ Sản xuất điện: người ta sử dụng tuabin được kết nối với máy phát điện, tua bin sẽ
quay, sự quay làm cho nam châm chuyển động xung quanh cuộn dây để tạo ra
nguồn điện. Hiện nay có ba loại nhà máy điện là nhà máy điện hơi nước khô, nhà

máy điện hơi nước chớp và nhà máy điện chu trình nhị phân.
3.4. Ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm:
+ Thân thiện hơn với môi trường: So với các nhiên liệu thông thường như than đá
và các nhiên liệu hóa thạch khác, năng lượng địa nhiệt thân thiện hơn với mơi
trường. Ngồi ra, một nhà máy điện địa nhiệt có một lượng khí thải carbon nhỏ.
+ Bền vững: Năng lượng địa nhiệt là một nguồn tài nguyên tái tạo sẽ có sẵn cho đến
khi mặt trời hủy diệt Trái Đất trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Bởi vì các nguồn dự trữ
được làm nóng của Trái Đất được bổ sung một cách tự nhiên, nó vừa có thể tái tạo
vừa bền vững.
+ Tiềm năng đáng kể: Khoảng 15 terawatt năng lượng hiện đang được tiêu thụ trên
toàn cầu, một phần nhỏ trong tổng năng lượng có thể thu được từ các nguồn địa
nhiệt. Mặc dù hầu hết các hồ chứa hiện nay không thể được sử dụng, nhưng có hy
vọng rằng khi q trình nghiên cứu và phát triển công nghiệp tiếp tục, số lượng tài
nguyên địa nhiệt có thể được sử dụng sẽ tăng lên.
+ Ổn định: So với các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió và năng
lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt cung cấp một dòng năng lượng nhất qn. Do
đó, khơng giống như với gió hoặc năng lượng mặt trời, tài ngun ln có sẵn để sử
dụng.
+ Sưởi ấm và làm mát: Cách bề mặt hai mét, một máy bơm nhiệt địa nhiệt có thể
hoạt động như một nguồn tản nhiệt vì mặt đất có khả năng chống lại các biến đổi
nhiệt theo mùa tốt hơn không khí.


+ Đáng tin cậy: Vì nó khơng dao động nhiều như năng lượng từ các nguồn khác,
như năng lượng mặt trời và gió, nên việc tính tốn lượng năng lượng do tài nguyên
này tạo ra rất đơn giản.
+ Không cần nhiên liệu: Khơng có u cầu về nhiên liệu vì năng lượng địa nhiệt là
một nguồn tài nguyên tự nhiên, khơng giống như nhiên liệu hóa thạch, là những
nguồn tài nguyên hạn chế phải được khai thác hoặc khai thác từ Trái Đất.

+ Bảo trì chi phí thấp: Tốn rất nhiều tiền để xây dựng một nhà máy điện truyền
thống. Tuy nhiên, cần ít tiền hơn để lắp đặt và bảo trì địa nhiệt.
+ Hiệu quả tuyệt vời: Hệ thống bơm nhiệt địa nhiệt tiêu thụ ít hơn từ 25% đến 30%
điện năng để sưởi ấm và làm mát so với các hệ thống sưởi ấm và làm mát thông
thường. Ngoài ra, các đơn vị máy bơm nhiệt địa nhiệt này có thể được chế tạo để có
hình dạng nhỏ gọn và chiếm ít khơng gian hơn.
+ Có nhiều việc làm hơn: Năng lượng địa nhiệt đang tạo ra một số lượng lớn việc
làm trên tồn cầu.
+ Giảm ơ nhiễm tiếng ồn: Ít tiếng ồn hơn được tạo ra khi năng lượng địa nhiệt được
sử dụng để tạo ra điện. Giảm thiểu tiếng ồn và ô nhiễm thị giác do việc lắp đặt vật
liệu giảm chấn của các nhà máy phát điện.
+ Các nguồn nhiên liệu hóa thạch khơng thể tái tạo được tiết kiệm: Năng lượng địa
nhiệt đang làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất
năng lượng. Ngồi ra, nó tăng cường an ninh năng lượng. Nếu một quốc gia có đủ
năng lượng địa nhiệt, thì có thể khơng cần nhập khẩu điện.
* Nhược điểm:
+ Nguồn năng lượng địa nhiệt vô tận nhưng chi phí cho việc khai thác lại quá cao
do phải đầu tư công nghệ kĩ thuật tiên tiến.
+ Các khu vực địa nhiệt có khả năng các chất lỏng được hút ra từ lòng đất sâu mang
theo một loại hỗn hợp các khí, đặc biệt là CO2, H2S, CH4, NH3. Góp phần vào sự
nóng lên tồn cầu, mưa axit và mùi độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường.
+ Năng lượng địa nhiệt chỉ được khai thác ở một số nơi, chủ yếu là những vùng gần
với ranh giới kiến tạo mảng. Mặc dù càng về sau, càng có nhiều cơng nghệ khai
thác nhiệt điện ra đời nhưng khơng phải nơi nào cũng có thể khai thác được, việc
khai thác tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất.
+ Hoạt động bơm nước dễ gây ra các chấn động nhỏ trên bề mặt Trái Đất.
+ Dễ xảy ra hiện tượng sụt lún, tạo ra vết nứt ngầm, làm hư hỏng đường ống, phố xá
hay hệ thống nước tự nhiên.



CHƯƠNG 4: NĂNG LƯỢNG GIĨ
4.1. Khái niệm:
Gió là sự chuyển động của khơng khí từ khu vực có áp suất cao đến khu vực có áp
suất thấp. Trên thực tế, gió tồn tại là do mặt trời làm nóng bề mặt Trái Đất một cách
khơng đều. Khi khơng khí nóng tăng lên, khơng khí mát hơn di chuyển vào để lấp
đầy khoảng trống. Chỉ cần có nắng thì gió sẽ thổi. Và gió từ lâu đã đóng vai trị là
nguồn cung cấp năng lượng cho con người.
4.2. Nguyên lý hoạt động:
Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm
cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục
chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện. Các tuabin gió
được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió.

Hình 6: Ngun lý hoạt động của điện gió
Có 2 loại năng lượng gió: điện gió xa bờ và điện gió trên bờ.
4.3. Ứng dụng:
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng năng
lượng gió để di chuyển thuyền hay khinh khí cầu, ngồi ra năng lượng gió cịn được
sử dụng để tạo cơng cơ học nhờ vào các cối xay gió.
Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát minh ra
điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được biến đổi nhỏ và
thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng cơ học thì dùng máy phát
điện để sản xuất năng lượng điện. Khi bộ mơn cơ học dịng chảy tiếp tục phát triển
thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của các cánh quạt cũng được chế tạo đặc biệt
hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuabin gió, khái niệm cối xay gió khơng cịn phù hợp
nữa vì chúng khơng cịn có thiết bị nghiền.


Từ sau những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1962 việc nghiên cứu sản xuất
năng lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc phát

triển các tuabin gió hiện đại.
4.4. Ưu và nhược điểm:
* Ưu điểm:
+ Có tính bền vững, vơ hạn về trữ lượng.
+ Là nguồn năng lượng nội địa dồi dào, giúp hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cung
câp ngoại địa như năng lượng không tái tạo.
+ Là nguồn năng lượng sạch, khơng gây ơ nhiễm mơi trường.
+ Chi phí hoạt động thấp.
+ Năng lượng gió tạo ra việc làm cho lao động với các yêu cầu về công việc như
vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng…trong tương lai gần.
+ Tuabin gió có thể được xây dựng trên các trang trại hoặc trại chăn ni hiện có,
tạo điều kiện thuận lợi cho nơng dân và chủ trang trại có thể tiếp tục làm việc trên
đất liền vì các tuabin gió chỉ sử dụng một phần diện tích đất.
+ Tiềm năng tốt: Mọi người có thể tự tạo ra điện bằng năng lượng gió theo cách
tương tự như mọi người làm với hệ thống pin năng lượng mặt trời.
+ Sử dụng công nghệ hiện đại.
+ Tăng trưởng nhanh với tiềm năng lớn.
+ Giá đang giảm: nhờ những tiến bộ công nghệ và nhu cầu gia tăng giá đã giảm hơn
80% kể từ năm 1980, giá cả dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong tương lai gần.
* Nhược điểm:
+ Các tuabin gió có thể gây ảnh hưởng xấu đến động vật địa phương.
+ Các địa điểm lấy gió trên đất liền tốt thường nằm ở những vị trí hẻo lánh, xa các
thành phố cần có điện.
+ Điện gió vẫn phải cạnh tranh với các nguồn phát điện thơng thường trên cơ sở chi
phí.
+ Tuabin có thể gây ra tiếng ồn và ơ nhiễm mỹ quan.
+ Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, những cơn bão mạnh có thể ảnh hưởng đến
hoạt động của tuabin khi bị sét đánh.
+ Những cơn bão mạnh làm lưỡi doa trục trặc có thể gây thương tích cho con người



+ Chỉ thích hợp để xây dựng ở một địa điểm nhất định.
+ Cần chặt bỏ một số lượng lớn cây xanh để có diện tích cho việc lắp đặt tuabin gió.


KẾT LUẬN
Vấn đề về năng lượng không chỉ tồn tại ở một hay hai quốc gia nói riêng, mà nó
đang là một vấn đề vơ cùng nóng trên tồn thế giới. Những cuộc khủng hoảng về sự
cạn kiệt của các nguồn năng lượng không tái tạo đang ngày càng gia tăng, có sức
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội của nhân loại. Vì thế, con
người phải dùng khoa học để tìm kiếm và khai thác nguồn năng lượng mới và sạch,
thay thế cho nguồn năng lương hữu hạn đang dần bị cạn kiệt bởi nhu cầu sử dụng
quá mức của con người. Từ đó, nguồn năng lương tái tạo được ra đời bởi sự tìm tịi
khơng ngừng của các quốc gia trên thế giới. Trước khi đưa các nguồn năng lượng
mới này vào việc sử dụng thì chúng ta phải tìm hiểu được những thuận lợi cũng như
mặt hạn chế tồn tại trong nó. Trước mắt tại Việt Nam, chúng ta có thể khai thác
được năng lượng gió vì những mặt ưu điểm của nó như khai thác an tồn, cơng
nghệ đơn giản, phí xây dựng khơng cao và đặc biệt là góp phần vào việc bảo vệ mơi
trường. Ngồi ra, việc đầu tư để phát triển vào năng lượng hạt nhân cũng nên được
đẩy mạnh để quốc gia ta có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề về năng lượng.
Và mỗi con người chúng ta cũng phải có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng để có
thể phát triển bền vững và lâu dài, giữ gìn nguồn năng lương cho thế hệ tương lai
sau này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sonha (10-3-2022), NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ? TÌM HIỂU ƯU,
NHƯỢC ĐIỂM, CÁC DẠNG VÀ ỨNG DỤNG HIỆN NAY,
/>2. Năng lượng và cuộc sống (2017), NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO LÀ GÌ? CHÚNG
GỒM CĨ NHỮNG DẠNG NÀO?

/>3. Nguyễn Văn Cảnh (27 thg 8, 2020), CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT:
PHÂN TÍCH TỪ THƠNG TIN SÁNG CHẾ,
/>4. Kingsolar (17 thg 11, 2020), NĂNG LƯỢNG THỦY ĐIỆN VÀ NHỮNG CÁI
NHÌN TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN, />5. Kingsolar (16 thg 11, 2020), NĂNG LƯỢNG GIÓ – NGUỒN NĂNG LƯỢNG
SẠCH ĐẦY TIỀM NĂNG, />


×