Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

BÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

TẠ THỊ THANH MƠ
NGUYỄN THỊ MỸ NGỌC

THỰC TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN KHOA Y
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NĂM 2023

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Khóa học: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. LÂM VĂN MINH
ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG

ĐỒNG NAI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

TẠ THỊ THANH MƠ
NGUYỄN THỊ MỸ NGỌC

THỰC TRẠNG STRESS CỦA SINH VIÊN KHOA Y
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI NĂM 2023

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: ĐIỀU DƯỠNG
Khóa học: 2019 - 2023



Người hướng dẫn: ThS. LÂM VĂN MINH
ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG

ĐỒNG NAI - 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ ĐỒNG NAI

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA SỨC KHỎE – THỰC PHẨM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nhóm sinh viên thực hiện:
- Chuyên ngành: Điều dưỡng
STT

MSSV

Họ

1

151900463 Tạ Thị Thanh

2


151901039 Nguyễn Thị Mỹ

Tên

Lớp

Khóa học



19DĐD1 2019 - 2023

Ngọc

19DĐD1 2019 - 2023

Ghi chú

1. Tên đề tài:
Thực trạng stress của sinh viên Khoa Y tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
năm 2023
2. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1. Lý do chọn đề tài và tầm quan trọng của đề tài
-

Giới thiệu đề tài

-

Lý do chọn đề tài


-

Nội dung nghiên cứu

-

Tầm quan trọng của nghiên cứu

-

Giới hạn của nghiên cứu

-

Kết quả dự kiến

Chương 2. Cơ sở lý thuyết
-

Các lý thuyết liên quan

-

Kiến thức, tài liệu liên quan

-

Các nghiên cứu liên quan


-

Các khái niệm và giả thuyết

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu

-

Công cụ nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập dữ liệu

-

Xử lý dữ liệu và xử lý thống kê

Chương 4. Kết quả, phân tích và giải thích dữ liệu
iii


-

Trình bày kết quả, giải thích kết quả và thảo luận

Chương 5. Tóm tắt, kết luận và kiến nghị

-

Tóm tắt

-

Kết luận

-

Kiến nghị

3. Ngày giao nhiệm vụ khóa luận: 07/12/2022
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/5/2023
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Lâm Văn Minh – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phương
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn và khoa.
Đồng Nai, Ngày ... tháng 06 năm 2023
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1

TRƯỞNG KHOA

(Ký rõ họ và tên)

(Ký rõ họ và tên)

ThS. Lâm Văn Minh
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2
(Ký rõ họ và tên)

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phương

TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN

PHẦN GHI KẾT QUẢ KLTN

(Ký rõ họ và tên)

Ngày bảo vệ:…………………
Điểm tổng kết:……………….

iv


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của chúng tơi.
Các số liệu và kết quả của bài luận là trung thực và các thơng tin trích dẫn trong bài
luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

v


LỜI CẢM ƠN
Thành cơng khơng chỉ có một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ của nhiều người khác. Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường đại
học em đã nhận nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Ban
giám hiệu nhà trường; Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã
giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian học ở trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học tập
khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu đề tài mà cịn là hành trang vững
chãi giúp chúng em bước vào đời một cách tự tin hơn.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy ThS. Lâm Văn Minh, Cô
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phương đã tận tâm chỉ bảo chúng em qua từng buổi học trên
lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên
cứu đề tài khóa luận. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy và Cô.
Chúng con xin chân thành cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân trong
gia đình đã ln động viên, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn
tinh thần trong suốt thời gian chúng con theo học ở Trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai và là nguồn động lực to lớn giúp chúng con vượt qua những khó khăn để
đạt được kết quả học tập và hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Lời sau cùng, chúng em xin kính chúc Thầy Hiệu trưởng – Q Thầy, Cơ
trong trường thật nhiều sức khỏe, niềm tin, vững bước dìu dắt sinh viên ngày một
trưởng thành hơn.
Trân trọng./.
Đồng Nai, ngày ... tháng 06 năm 2023
Nhóm Sinh viên thực hiện

vi


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày 20 tháng 07 năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Tạ Thị Thanh Mơ, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc
Về đề tài: Thực trạng stress của Sinh viên khoa Y tại trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai năm 2023
Họ và tên giảng viên nhận xét: Lâm Văn Minh
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Bệnh viện Chợ Rẫy
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Tình trạng stress ở sinh viên được ghi nhận là đặc biệt trầm trọng hơn các lĩnh
vực khác, đặc biệt là sinh viên khối ngành Y dược. Nhiều nghiên cứu trên đối tượng
học sinh - sinh viên đã chỉ ra rằng ngày càng gia tăng về tỷ lệ và mức độ stress
trong thời kì này cao hơn hẳn các giai đoạn khác trong cuộc đời. Stress có thể là
động lực giúp con người tập trung hơn vào công việc và đạt được mục tiêu đề ra,
tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn kèm tình trạng stress kéo dài với cường
độ mạnh khơng những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hiện nay, stress là một
trong những vấn đề sức khỏe tâm thần đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt
là trong môi trường Y khoa, nơi tỷ lệ sinh viên bị stress nhiều nhất.
2. Về nội dung
2.1 Những ưu điểm
- Đề tài ra đời phản ánh thực trạng stress ở sinh viên ngành y tại trường sau thời
gian đại dịch trôi qua.
- Các vấn đề liên quan đến stress ở sinh viên được khái quát hóa qua những nội
dung nghiên cứu.
- Số liệu trích dẫn được dẫn chứng mới trong những năm gần đây.
- Những khuyến nghị được đưa ra sát với thực tế.
2.2 Những nhược điểm
- Quá nhiều bảng trong nghiên cứu.
- Nội dung chương 1 còn dài.
vii



3. Thái độ, tinh thần thực hiện việc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp
Trong q trình thực hiện khóa luận, các em đã có thái độ tích cực và tinh thần
quyết tâm cao độ, tự tin vào khả năng của mình, sẵn sàng vượt qua thử thách, khó
khăn để hồn thành bài luận sớm.
Bên cạnh đó, các em cịn có một bài báo riêng cho đề tài của mình đã được đăng
tại Tạp chí Y học Việt Nam ngày 27/06/2023.
4. Kết luận
Đồng ý thơng qua hình thức, nội dung của bài luận.
Tiếp tục hoàn thiện chỉnh sửa theo ý kiến GVDH 2 (nếu có) và nộp về trường.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký rõ họ và tên)

ThS. Lâm Văn Minh

viii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đồng Nai, ngày ... tháng ... năm 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Tạ Thị Thanh Mơ, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc

Về đề tài: Thực trạng stress của Sinh viên khoa Y tại trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai năm 2023
Họ và tên giảng viên nhận xét: Nguyễn Thị Ngọc Phương
Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị: Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Tình trạng stress ở sinh viên được ghi nhận là mức độ stress trong thời kì này cao
hơn hẳn các giai đoạn khác. Stress có thể là động lực giúp con người tập trung hơn
vào công việc và đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên khi công việc quá tải, áp lực lớn
kèm tình trạng stress kéo dài với cường độ mạnh không những gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe. Và đối với sinh viên Stress cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết
quả học tập của sinh viên.
2. Về nội dung
2.1 Những ưu điểm
- Số liệu trích dẫn được dẫn chứng mới trong những năm gần đây.
- Bàn luận các kết quả dựa trên số liệu gần nhất.
- Khảo sát tại nơi mà sinh viên học tập là một trãi nghiệm mới.
- Những khuyến nghị được đưa ra sát với thực tế.
2.2 Những nhược điểm
- Cần trình bày ngắn gọn phần kết quả ở các bảng tốt hơn
- Nội dung phần tổng quan chưa sát với mục tiêu của bài
3. Thái độ, tinh thần thực hiện việc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp
Trong q trình thực hiện khóa luận, các em đã có thái độ tích cực và tinh thần
quyết tâm cao độ, tự tin vào khả năng của mình, sẵn sàng vượt qua thử thách, hồn
thành khố luận đúng thời gian quy định.
ix


Đề tài các em thực hiện được đăng trong tạp chí.

4. Kết luận
Đồng ý thơng qua hình thức, nội dung của bài, tiếp tục hoàn thiện chỉnh sửa theo
ý kiến GVDH 1 (nếu có) và nộp về trường.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký rõ họ và tên)

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phương

x


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .............................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................v
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... vi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................. vii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................... ix
MỤC LỤC ................................................................................................................. xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................................ xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................xv
CHƯƠNG 1. ...............................................................................................................1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI ...........................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................4
2.1. Một số khái niệm .............................................................................................4
2.2. Tổng quan về stress..........................................................................................5
2.3. Giới thiệu các thang đo sử dụng trong nghiên cứu ..........................................9
2.4. Một số nghiên cứu về thực trạng stress của sinh viên y khoa trên thế giới và
Việt Nam ...............................................................................................................12

2.5. Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên y khoa .......................................15
2.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ...................................................................22
2.7. Mơ hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.................................................23
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................25
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................25
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................25
3.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................25
3.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ........................................................................................25
3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu......................................................25
3.6. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................28
3.7. Xử lý và phân tích số liệu ..............................................................................31
3.8. Sai số và khắc phục ........................................................................................31
xi


3.9. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................31
CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................32
KẾT QUẢ, PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH SỐ LIỆU ............................................32
4.1. Thông tin của đối tượng nghiên cứu ..............................................................32
4.2. Thực trạng stress của sinh viên theo thang đo DASS-21 (n=149) ................38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến stress .................................................................41
BÀN LUẬN ..........................................................................................................49
1. Thực trạng stress của sinh viên Khoa Y Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
...............................................................................................................................49
2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng stress của sinh viên Trường Đại học
Công nghệ Đồng Nai ............................................................................................50
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..............................................56
1. TÓM TẮT .........................................................................................................56
2. KẾT LUẬN .......................................................................................................57

3. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................58
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...........................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................67
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................74
PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................83
PHỤ LỤC 4 ...............................................................................................................85
PHỤ LỤC 5 ...............................................................................................................87

xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mơ tả hội chứng thích nghi chung

xiii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Mô tả một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=149)
Bảng 4.2. Mô tả lối sống, hành vi sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu (n=149)
Bảng 4.3. Mô tả đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=149)
Bảng 4.4. Mơ tả mức độ áp lực trong học tập của sinh viên (n=149)
Bảng 4.5. Áp lực thực tập và mối quan hệ với giảng viên, bạn bè (n=149)
Bảng 4.6. Mô tả mức độ hỗ trợ xã hội của sinh viên (MSPSS) (n=149)
Bảng 4.7. Giá trị và độ tin cậy của thang đo DAS-21, ESSA và MSPSS
Bảng 4.8. Kết quả stress của sinh viên theo thang đo DASS-21 (n=76)
Bảng 4.9. Tỉ lệ stress chung của sinh viên (n=149)
Bảng 4.10. Tỉ lệ stress chung của sinh viên theo giới tính, ngành học và năm học
(n=76)

Bảng 4.11. Mức độ stress của sinh viên năm học 2023 (n=149)
Bảng 4.12. Phân bố mức độ stress của sinh viên theo giới tính, ngành học và năm
học (n=76)
Bảng 4.13. Mối liên quan giữa stress với đặc điểm cá nhân của sinh viên (n=149)
Bảng 4.14. Mối liên quan giữa stress với lối sống, hành vi sức khoẻ (n=149)
Bảng 4.15. Mối liên quan stress và đặc điểm gia đình của sinh viên (n=149)
Bảng 4.16. Mối liên quan stress và đặc điểm nhà trường của sinh viên (n=149)
Bảng 4.17. Mối liên quan stress và hỗ trợ xã hội (n=149)
Bảng 4.18. Kết quả phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân,
gia đình và nhà trường đến stress của sinh viên (n=149)

xiv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT

Cán bộ y tế

CI

Khoảng tin cậy (Confidence interval)

CVHT

DASS-21
ĐTV
ESSA
GAS
MSPSS

PVS
SPSS

Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (Depression, Anxiety
and Stress Scale)
Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (Depression, Anxiety
and Stress Scale)
Điều tra viên
Thang đo áp lực học tập của thanh thiếu niên (Education Stress
Scale for Adolescents)
Hội chứng thích nghi chung (General Adaptation Syndrome)
Thang đo hỗ trợ xã hội (Multidimentsional Seale of Perceived
Social Support
Phỏng vấn sâu
Thống kê khoa học xã hội (Statistical Package for the Social
Scienecs)

SV

Sinh Viên

TLN

Thảo luận nhóm

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học Phổ thông

VTN&TN

Vị thành niên và thanh niên

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

xv


CHƯƠNG 1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Căng thẳng tâm lí (stress) ln tồn tại song hành cùng với sự phát triển của con
người ở mọi thời đại. Tình trạng stress ban đầu có thể giúp cá nhân chủ động ứng
phó với các tác nhân từ môi trường sống đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy sự phát
triển cá nhân, đó là những stress có lợi [43]. Tuy nhiên nếu stress xảy ra với cường
độ cao hoặc kéo dài hay lặp đi lặp lại nhiều lần có thể phá vỡ sự cân bằng sinh học
của cơ thể, làm nảy sinh nhiều vấn đề sức khoẻ thể chất và tinh thần như lo âu, trầm
cảm, các bệnh lý tim mạch, hơ hấp, tiêu hố,... đó là những stress có hại hay bệnh lí
[44].
Đại diện WHO tại Hà Nội, BS. Mya Ngon, Trưởng phịng Kiểm sốt dịch bệnh
và Y tế khẩn cấp cho biết: Năm 2019, WHO ước tính cứ 8 người thì có 1 người
đang sống chung với rối loạn tâm thần. Ở các nước có thu nhập thấp, hơn 75% rối
loạn tâm thần khơng được điều trị. Hàng năm, gần 3 triệu người chết do lạm dụng
chất kích thích. Cứ sau 40 giây lại có một người chết do tự sát. Khoảng 50% các rối
loạn tâm thần bắt đầu từ năm 14 tuổi.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết thêm: mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Kế hoạch quốc gia phịng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức
khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025 với mục tiêu tăng cường kiểm soát các yếu tố
nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý
điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối
loạn sức khỏe tâm thần khác... Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang xây dựng đề án “Tăng
cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần” để trình Chính phủ phê
duyệt làm cơ sở triển khai cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong giai đoạn sắp
tới [71].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc năm 2017 về
sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh và
thành phố tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần nói
chung đối với trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam dao động từ 8% đến 29% [13].
Giai đoạn đại học là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong cuộc đời sinh viên.
Đây là giai đoạn sinh viên thích nghi với môi trường học tập, sinh hoạt năng động,
tự lập, thiết lập tình bạn, tình yêu và các hoạt động trải nghiệm khác chuẩn bị hành
1


trang vào đời. Đây cũng là giai đoạn chuyển biến từ tuổi dậy thì sang tuổi trưởng
thành [22]. Thêm vào đó giai đoạn này cũng gây nhiều stress cho sinh viên vì: áp
lực học tập, thi cử, lo lắng về nghề nghiệp tương lai, đổ vỡ các mối quan hệ, điều
kiện kinh tế khó khăn. Trong đó, sinh viên khoa Y được xem là nhóm đối tượng dễ
bị stress nhất do đặc thù ngành học nhiều áp lực, trách nhiệm cao, thường xuyên
phải thực tập ở các bệnh viện, trực đêm, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh… [38], [64].
Các nghiên cứu về stress của sinh viên y khoa tại các nước trên thế giới cho
thấy ngày càng có nhiều sinh viên y khoa phải đối mặt với nguy cơ stress tâm lý, rối
loạn tâm thần làm suy giảm chất lượng cuộc sống với mức độ stress ngày càng cao
[40], [45], [54], [58].

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là Trường đào tạo đa ngành trong đó có
Điều dưỡng, Xét nghiệm, mỗi năm trường tuyển sinh 250 - 300 sinh viên đại học.
Qua khảo sát ý kiến của sinh viên khoa Y về kết quả học tập năm 2022 - 2023 của
trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho thấy phần lớn (50,3%) sinh viên cho rằng
lịch học khá dày đặc, cường độ học tập cao, áp lực thi cử cộng với lịch thực tập,
trực bệnh viện gây nhiều căng thẳng, mệt mỏi. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình
trạng sức khỏe và tâm lý của sinh viên. Trước thực trạng trên, một số câu hỏi nghiên
cứu được đặt ra là: (1) Thực trạng stress của sinh viên khoa Y trường Đại học Công
nghệ Đồng Nai hiện nay ở mức độ như thế nào? (2) Những yếu tố nào liên quan đến
tình trạng stress của sinh viên?
Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng stress của sinh viên khoa
Y tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2023” từ đó làm cơ sở đề suất một
số giải pháp giúp cải thiện tình trạng stress ở sinh viên khoa Y nay là Khoa Sức
khỏe – Thực phẩm - Trường Đại học Cơng nghệ Đồng Nai nói riêng và tất cả sinh
viên nói chung.

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng stress của sinh viên khoa Y Trường Đại học Công nghệ
Đồng Nai năm 2023.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của sinh viên Khoa
Y trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2023.

3


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số khái niệm

2.1.1. Khái niệm stress và stressor
* Khái niệm stress
“Stress” là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức
nén mà vật liệu phải chịu [36]. Đến năm 1915, tiến sĩ sinh lý học người Mỹ Walter
Cannon nhắc đến stress lần đầu tiên trong cuốn sách “Sự khơn ngoan của cơ thể” để
nói về những thay đổi của cơ thể khi đau đớn, đói, sợ hãi, giận dữ và một số cảm
xúc cơ bản khác [33]. Tuy nhiên người có cơng lớn trong việc chính thức đưa ra
khái niệm stress một cách khoa học và được coi là cha đẻ của định nghĩa stress đó là
nhà nội tiết học người Canada Hans Selye (1956): “Stress là một phản ứng sinh học
không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng” và stress có mặt lợi
đó là kích thích tính tích cực, huy động sức mạnh để con người vượt qua khó khăn,
nhưng cũng có mặt hại nếu vượt qua khả năng đáp ứng của cơ thể, sẽ gây ra tình
trạng ốm đau, bệnh tật,... [62].
Sau phát hiện của Hans Selye có rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về
stress. Năm 1996, nhà tâm lý học Richard S.Lazarus đưa ra định nghĩa stress là sự
mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực. Theo ơng stress xảy ra khi
tình trạng cân bằng bình thường của cơ thể con người bị phá vỡ. Lúc này hormone
adrenaline được tiết ra, gây căng thẳng thần kinh, tim đập nhanh, áp suất máu cao,
nhịp thở tăng, mắt giãn ra, các cơ căng ra,… [51].
Stress được định nghĩa với nhiều cách khác nhau như stress là một tác nhân môi
trường [48], một đáp ứng sinh lý [61], là một phản ứng khi có sự thay đổi về sinh lý,
tâm lý và cảm xúc [29]. Như vậy, từ các góc độ khác nhau stress được hiểu dưới
định nghĩa khác nhau.
* Khái niệm stressor
Stressor là một thuật ngữ được Hans Selye đưa ra năm 1956 để chỉ những
nguyên nhân tiêm ẩn gây ra stress. Những nguyên nhân gây ra stress có thể là
nguyên nhân về sinh lý (tuổi, giới tính, di truyền...), cảm xúc (giận dữ, sợ hãi...),
hành vi (uống rượu, hút thuốc, thói quen ăn uống…), điều kiện môi trường (nhiệt độ,
tiếng ồn, ô nhiễm môi trường…), các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và
các mối quan hệ xã hội [62]. Stressor có thể xảy ra trong một thời gian ngắn, tức thì

4


như tình trạng bị thương, bị tấn cơng hay xảy ra trong thời gian dài như tình trạng bị
lạm dụng, bị bắt nạt, áp lực trong học tập, thi cử hay áp lực trong công việc [60].
2.1.2 Khái niệm sức khoẻ tâm thần
Sức khoẻ tâm thần (mental health) là một nội dung nằm trong định nghĩa về sức
khoẻ của Tổ chức Y tế thế giới “… là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất,
tâm thần và xã hội chứ khơng chỉ là tình trạng khơng bệnh tật hay đau yếu.” [73],
định nghĩa này thể hiện rất rõ ràng rằng: sức khoẻ tâm thần là một phần không thể
tách rời của sức khoẻ nói chung, sức khoẻ tâm thần là một khái niệm rộng chứ
khơng chỉ là khơng có bệnh tâm thần (mental illnesses), và sức khoẻ tâm thần có
mối liên quan mật thiết với sức khoẻ thể chất và hành vi [6].
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2003 thì sức khoẻ tâm thần được định nghĩa là
“trạng thái khoẻ mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản
thân, có thể đương đầu với những stress thông thường trong cuộc sống, có thể học
tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động
của cộng đồng” [73]. Như vậy định nghĩa này có nhấn mạnh tới stress trong cuộc
sống, học tập, làm việc và mối liên quan đến sức khoẻ tâm thần của mỗi cá nhân.
2.2. Tổng quan về stress
2.2.1 Các mức độ của stress
Có nhiều cách khác nhau phân loại mức độ stress. Theo Hans Selye (1956),
stress có hai mức độ là: stress tích cực (eustress) và stress tiêu cực (distress). Mức
độ eustress: là mức độ bình thường, là phản ứng thích nghi của cơ thể trước những
tác nhân. Nếu những yếu tố gây stress ở một giới hạn nào đó và cá thể có thể vượt
qua bằng cách huy động các nguồn lực của mình. Trường hợp này, stress mang tính
tích cực vì nó có tác dụng như một thách thức tạo một động cơ để cá thể phấn đấu
vượt qua và qua q trình thích nghi này đã tự hồn thiện mình để tiếp tục tồn tại và
phát triển. Mức độ distress: là stress ở mức độ cao, biểu hiện sự phản ứng thích nghi
của cơ thể bị thất bại, do yếu tố gây stress quá mạnh hoặc trường diễn cơ thể dù huy

động hết khả năng nhưng không thể vượt qua và khơng thể thích nghi được với
hồn cảnh mới thì cơ thể sẽ dẫn đến cạn kiệt các nguồn lực và lúc đó khi mà sức đề
kháng của cơ thể khơng cịn, trầm cảm và hàng loạt các bệnh cơ hội xuất hiện [62].
Theo tác giả Nguyễn Thành Khải (2001) stress được phân làm ba mức độ:

5


Mức độ 1: là mức độ rất căng thẳng, chủ thể cảm nhận tâm lý rất căng thẳng, đây là
trạng thái khó chịu của con người cảm nhận được và có nhu cầu được thốt khỏi nó.
Mức độ 2: căng thẳng, con người nhận thấy có sự căng thẳng cảm xúc, sự tập trung
chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn, các chỉ số về sinh lý tăng mạnh. Nếu
trạng thái này kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang mức độ rất căng thẳng. Sự bền vững
của mức độ này tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất cơng việc hay tâm lý của từng
người.
Mức độ 3: ít căng thẳng. Ở mức độ này con người cảm thấy bình thường hoặc căng
thẳng nhẹ, mọi hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường, sự thay đổi khơng đáng
kể, cơ thể huy động năng lượng ở mức vừa phải [8].
Theo tác giả Đặng Phương Kiệt (2004) stress được chia làm ba mức độ như sau:
stress mức độ nhẹ là mức độ chủ thể có thể cảm nhận căng thẳng như là một thách
thức làm tăng thành tích trong cơng việc. Stress mức độ vừa là mức độ phá vỡ
những nguyên lý cơ bản của con người dẫn đến những biểu hiện không tốt lặp đi lặp
lại nhiều lần. Stress mức độ nặng là mức độ dẫn đến ngăn chặn ứng xử gây ra
những phản ứng lệch lạc, gây tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Cách phân
loại này đã chỉ ra được dấu hiệu tâm lý của các mức độ stress [9].
2.2.2 Biểu hiện của stress
Nhìn chung, khi bị stress con người có những thay đổi cả về thể chất và tâm lý
(nhận thức, xúc cảm, hành vi).
* Biểu hiện về thể chất
Bằng các phương tiện kĩ thuật, người ta có thể thu thập được những dữ kiện về

sự thay đổi sinh lý, sinh hố khi có trạng thái stress xảy ra. Đó là những thay đổi ở
hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hố, hơ hấp, tiết niệu,... cụ thể như là: tim đập nhanh,
vã mồ hôi nhiều, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ vì căng thẳng hệ thần kinh,
chán ăn hoặc ăn không ngon miệng, căng mỏi cơ bắp, đau nhức xương khớp, đau
vùng dạ dày, buồn nôn... [9], [15].
* Biểu hiện về mặt tâm lý
Những biểu hiện stress về mặt tâm lý, thể hiện sự thay đổi hoạt động của các
quá trình nhận thức, xúc cảm và hành vi. Điều này có thể khác nhau ở từng người,
tuỳ theo cường độ, thời gian diễn ra các tác nhân gây stress và sự đánh giá chủ quan
của con người về tác nhân đó. Những thay đổi về nhận thức, cảm xúc thường thấy ở
6


những người bị stress như: giảm sự tập trung, lơ đãng, hay quên, suy nghĩ kém linh
hoạt, mệt mỏi về tinh thần và trí lực giảm sút, cảm giác về công việc bị áp lực đè
nặng, tinh thần hoang mang, buồn chán, khơng hứng thú với cơng việc hay nói cách
khác là sợ khi phải làm việc. Không những thế khi bị stress thì những biểu hiện tâm
lý của con người còn biểu hiện qua hành động, cử chỉ, hành vi hay qua kết quả thực
hiện công việc rất rõ như làm việc uể oải, né tránh, thiếu linh hoạt giải quyết vấn đề,
sai sót nhiều trong cơng việc, vì vậy dễ cáu gắt hay nổi giận với người xung quanh.
Có người khi bị stress lại biểu hiện gia tăng những hành vi có hại như: hút thuốc lá,
uống rượu, bia, sử dụng ma tuý... [9], [15].
2.2.3. Các giai đoạn của stress
Năm 1956, nghiên cứu về những ảnh hưởng do tác động liên tục của stress lên
cơ thể trong thời gian dài, nhà nội tiết học người Canada Hans Selye đã mơ tả stress
như là một “Hội chứng thích nghi chung” (General Adaptation Syndrome GAS)
gồm 3 giai đoạn (báo động, kháng cự, kiệt quệ) [61]. Mơ hình 1.2. Mơ tả các giai
đoạn stress của Hans Selye.

Giai đoạn báo động


Giai đoạn kháng cự

Giai đoạn kiệt quệ

Hình 2.1. Mơ tả hội chứng thích nghi chung
Giai đoạn 1: Phản ứng báo động hay cảnh báo
Khi cơ thể chúng ta đứng trước một yếu tố gây stress tức là đối diện với một đòi
hỏi cơ thể phải làm sao thích nghi với hồn cảnh.
Vì cơ thể chưa được chuẩn bị cho tình huống này nên trước tiên phản ứng cảnh
báo bằng một trạng thái sốc, trạng thái này đặt cá thể vào một tình huống mất cân
bằng về hoạt động chức năng, đẩy cơ thể vào tình trạng dễ tổn thương hơn trước,
yêu cầu phải thích nghi với hồn cảnh mới. Giai đoạn này nhịp tim, nhịp thở, huyết
áp tăng, đường huyết tăng, tăng cường quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy.
Giai đoạn 2: Giai đoạn kháng cự
Giai đoạn kháng cự được kích hoạt nếu tiếp xúc với stress kéo dài qua một
khoảng thời gian. Ở đây cá nhân bắt đầu đề kháng với yếu tố gây stress đến mức độ

7


stress trở thành phù hợp với đáp ứng và đề kháng có thể gia tăng theo tiêu chuẩn. Ở
giai đoạn này cá nhân có thể bị tràn ngập bởi cảm giác mệt mỏi, lo âu và căng thẳng.
Giai đoạn 3: Giai đoạn kiệt quệ
Nếu stress tiếp tục kéo dài, cơ thể sẽ đến lúc kiệt quệ. Sự bực bội, trầm cảm có
thể xuất hiện. Stress khơng chỉ có tác động sinh lý mà còn tác động đến tâm lý. Khi
một người phải đối mặt với một hoàn cảnh gây stress, hành vi, nhận thức, tri giác
với môi trường xung quanh cũng thay đổi. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác
nhau đối với cùng một hoàn cảnh gây stress [62].
2.2.4. Một số yếu tố nguy cơ gây ra stress

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng stress của sinh viên tuy
nhiên có thể khái qt hố thành các nguy cơ sau.
Bản thân: nhận thức, hành vi, lối sống, suy nghĩ của cá nhân có ảnh hưởng rất
quan trọng đến mức độ stress. Đối với sinh viên nguyên nhân chính gây stress là do
thiếu năng lực thích nghi với môi trường mới đặc biệt là những sinh viên năm thứ
nhất, thiếu tự tin hay mong muốn đặt ra cho mình những mục tiêu q cao, thiếu
quyết đốn, chưa xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập hợp lý cũng có thể dẫn
đến những vấn đề stress [4].
Học tập: sinh viên dễ bị sốc với sự thay đổi về yêu cầu học tập ở bậc cao đẳng,
đại học dẫn đến căng thẳng khi tiếp xúc với môi trường học tập mới. Trong q
trình học, sinh viên ln trải qua các kì kiểm tra đánh giá, thi kết thúc học phần. Lo
lắng về kết quả học tập có thể làm cho sinh viên cảm thấy căng thẳng, lo âu, mất
ngủ, vị giác thay đổi và tâm lí chung thay đổi. Một nguyên nhân nữa gây tình trạng
stress trong học tập của sinh viên đó là kết quả học tập của sinh viên thường không
đạt được như kỳ vọng của gia đình và bản thân [26], [54].
Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính gây căng thẳng ở thanh
thiếu niên, đặc biệt là đối với sinh viên đại học. Nhiều môn học chuyên sâu, sự cạnh
tranh cao để đạt được và duy trì học bổng hiện có. Ngồi ra, sinh viên cũng muốn
có điểm số tốt nhất để thuận lợi hơn cho cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp [3].
Gia đình: gia đình thường đặt kỳ vọng rất cao vào kết quả học tập của con cái.
Và để thoả mãn sự kỳ vọng đó, sinh viên sẽ lao vào học tập. Tuy nhiên, khi kết quả
học tập không như mong muốn sẽ dẫn đến thất vọng, chán nản và stress ở sinh viên

8


[12], [74]. Ngoài ra, sự quan tâm, hỗ trợ thấp từ gia đình cũng làm tăng nguy cơ
stress của sinh viên [68].
Tài chính: nhiều sinh viên đại học bị stress do gặp phải các vấn đề về tài chính.
Điều kiện kiện kinh tế gia đình khó khăn, những áp lực về chi phí cần thiết cho sinh

hoạt và học tập cũng gây ra stress ở sinh viên [4].
Nguy cơ xã hội – cuộc sống, định hướng tương lai: các mối quan hệ tình bạn,
tình yêu, mối quan hệ với thầy cô, cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
có thể là nguyên nhân gây căng thẳng cho sinh viên. Ngoài ra, áp lực từ thực tập
lâm sàng, trực bệnh viện cũng như lo lắng về nghề nghiệp trong tương lai, điều kiện
nhà trọ, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, mất an ninh trật tự nơi cư trú và rối
loạn giấc ngủ do yêu cầu học tập cũng là yếu tố liên quan đến stress của sinh viên
[3], [4], [26].
2.3. Giới thiệu các thang đo sử dụng trong nghiên cứu
* Thang đánh giá stress
Trên thế giới hiện nay có nhiều bộ cơng cụ được sử dụng để đánh giá các vấn
đề về sức khoẻ tâm thần. Một số bộ cơng cụ được chuẩn hố và được sử dụng phổ
biến trong các nghiên cứu cũng như chuẩn đoán lâm sàng về stress: thang PSS-10,
SPIELBERGER, DASS,...
Thang đo mức độ cảm nhận stress PSS (Perveived stress Scale) được phát triển
bởi Seldon Conben và cộng sự 1983 là bộ công cụ đo mức độ stress gồm một bảng
các câu hỏi được thiết kế để đánh giá mức độ căng thẳng của cá nhân đối với những
tình huống xảy ra trong cuộc sống trong vịng một tháng qua. PSS gồm có 3 thang
đo PSS-4, PSS-10 và PSS-14, trong đó thang đo PSS-10 được sử dụng rộng rãi nhất.
PSS-10 gồm 10 câu hỏi, mỗi câu có 5 mức độ trả lời: 0 = không bao giờ, 1 = Hầu
như không, 2 = Thỉnh thoảng, 3 = Khá thường xuyên, 4 = Rất thường xuyên. PSS10 có điểm số từ 0 - 40. Điểm càng cao thì mức độ căng thẳng càng nhiều. Tác giả
Lê Thu Huyền & Huỳnh Hồ Ngọc Huỳnh (2010) đã sử dụng thang đo này để đo
mức độ cảm nhận stress của sinh viên Y tế công cộng - đại học Y Dược Hồ Chí
Minh [7].
Thang đánh giá SPIELBERGER. Thang đo này gồm 2 phần chính, phần 1 gồm
20 câu hỏi tự đánh giá về stress tại thời điểm hiện tại. Phần 2 gồm 20 câu hỏi tự
đánh giá về tình trạng stress thường xuyên của đối tượng nghiên cứu. Mỗi câu hỏi
9



gồm 4 phương án trả lời tương ứng các mức điểm từ 1 đến 4. Mức độ stress được
phân chia các mức thấp, vừa, cao và có xu hướng bệnh lý. Tác giả Nguyễn Thị Hiền
đã sử dụng thang đo này để đánh giá mức độ căng thẳng của sinh viên Y Thái Bình
ở trạng thái tĩnh và sau khi thi năm 2013 [5]. Ưu điểm của thang đo này giúp đánh
giá stress tại một thời điểm nhất định và cả trong một quá trình cũng như đưa ra
điểm cắt cho các mức độ khác nhau của stress của đối tương nghiên cứu. Tuy nhiên
số câu hỏi lại quá nhiều cũng như cách thức tính tốn điểm khá là phức tạp.
Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS – Depression Anxiety Stress
Scales) được phát triển bởi Lovibond S.H và Lovibond P.F tại khoa Tâm lý học,
Đại học New South Wales, Australia năm 1995. Đây là thang đo đánh giá được cả
ba vấn đề sức khoẻ tâm thần bao gồm lo âu, trầm cảm và stress. DASS gồm có 2
phiên bản DASS-42 và DASS-21. DASS gồm 42 tiểu mục chia thành 3 nhóm , mỗi
nhóm 14 tiểu mục sẽ đánh giá về một vấn đề sức khoẻ tâm thần là lo âu, trầm cảm
và stress. Đến năm 1997, Lovibond S.H và Lovibond P.F đã rút gọn thang đo
DASS-42 thành DASS-21 với mục đích tạo sự thuận tiện cho người dùng. DASS21 gồm 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục. Điểm cho mỗi
tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm. Tổng điểm càng cao thì mức độ stress càng cao [53].
Ưu điểm của thang đo DASS-21 là thang đo này đã được Viện Sức Khoẻ Tâm
thần Quốc gia biên dịch, chuẩn hoá và được áp dụng rộng rãi trên các đối tượng có
nghề nghiệp khác nhau tại Việt Nam [23]. Thang đo DASS-21 được chuẩn hoá trên
đối tượng thanh thiếu nhiên Việt Nam với độ tin cậy Cronbach’s Alpha=0,90
(Cronbach’s Alpha cụ thể đối với trầm cảm = 0,83; lo âu = 0,73 và stress = 0,76)
[52]. Thang đo này cũng được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu đáng giá
stress trên đối tượng sinh viên như nghiên cứu của tác giả Lê Minh Thuận (2010) và
Trần Kim Trang (2011) tại trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh [16], [18], nghiên
cứu của Lê Hải Yến (2016) tại trường cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Nguyễn Thành
Trung (2017) tại Trường Đại học Y tế cơng cộng Hà Nội [19], Hồng Thị Phượng,
Nguyễn Hoàng Minh Tâm, Lê Nguyễn Phương Thủy, Trịnh Thị Minh Thư, Hoàng
Thị Thu Trang (2022), “Đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên khoa
Y trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2022” [24]. Các kết quả đều cho thấy,
DASS-21 có thể áp dụng tốt tại Việt Nam vì trong quá trình sử dụng thang đo,


10


×