Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận cao học lịch sử công tác tư tưởng nhận diện và cách thức đấu tranh với những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.76 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đề tài:
NHẬN DIỆN VÀ CÁCH THỨC ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG
THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.


Mục lục
Mở đầu............................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
Nội dung...........................................................................................................3
Chương 1: Khái quát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.........................4
1.1 Mạng xã hội.................................................................................................4
1.2 Mạng xã hội Facebook................................................................................5
1.3 Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội...........................................................6
1.4 Cơ sở pháp lý về quản lý thông tin trên mạng xã hội tại Việt Nam............8
1.5 Hệ thống các cơ quan quản lý thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
hiện nay...........................................................................................................11
Chương 2: Thực trạng vấn đề đấu tranh với thông tin xấu độc ở mạng xã
hội tại Việt Nam.............................................................................................14
2.1 Thực trạng vấn đề thông tin xấu, độc trên mạng xã hội tại Việt Nam......15
2.3 Một số cách giải quyết...............................................................................18
2.4 Kiến nghị để nâng cao công tác đấu tranh thông tin xấu, độc trên mạng xã
hội....................................................................................................................22
Kết luận..........................................................................................................23
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................25


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của cơng nghệ thơng tin, Internet nói
chung và mạng xã hội (MXH) nói riêng ngày càng phát triển trên phạm vi
toàn cầu như một xu thế tất yếu khách quan. Sau hơn 20 năm ra đời, MXH đã
trở thành công cụ đặc biệt đáp ứng vô cùng hữu hiệu nhu cầu của con người
trong việc chia sẻ thơng tin, kết nối bạn bè mà khơng cịn những trở ngại về
khoảng cách thời gian, không gian địa lý, ngơn ngữ, văn hố, dân tộc giữa các
quốc gia; MXH đang trở nên phổ biến hơn và ngày càng thu hút lượng người
dùng đông đảo trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, theo Trung tâm Internet Việt
Nam, tình đến cuối năm 2018, cả nước có trên 60 triệu người sử dụng
Internet, gấp đôi người sử dụng năm 2011, tương ứng với hơn 60% dân số ,
đứng thư 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong số hơn 60 triệu người Việt
Nam sử dụng Internet, có gần 30 triệu khách hàng của Google, 15 triệu của
Yahoo, có 48 triệu khách của Facebook. Riêng Facebook, đã có mức tăng từ 4
triệu người dùng vào cuối năm 2011 lên trên 35 triệu người dùng cuối vào
năm 2016 và đạt trên 48 triệu người dùng tính đến tháng 4/2018.
Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng nhiều trang thông tin cá nhân, blog
vi phạm bản quyền nghiêm trọng, đăng tải hoặc cố ý trích dẫn nội dung không
phù hợp từ các trang thông tin điện tử được tạo lập với mục đích xấu, hay
trích dẫn xuyên tạc nội dung từ trang thông tin điện tử, trang báo chí chính
thống, lập các trang web mạo danh cá nhân để cung cấp, truyền tải thông tin
không rõ ràng gây mất an ninh thôn tin, tác động không tốt đến tồn xã hội.
Ngồi ra, cịn có khơng ít đối tượng lợi dụng trang thông tin cá nhân để truyền
bá các quan điểm chính trị sai trái, lối sống lệch lạc, phá hoại thuần phong mỹ
tục của dân tộc, kích động bạo lực, khiêu dam…nhằm phá hoại an ninh truyền
thơng, an ninh tư tưởng, văn hố và an ninh chính trị quốc gia… tác động tiêu

cực đến đời sống xã hội, nhất là đối với giới trẻ. Xuất phát từ những lý do

2


trên, em xin chọn đề tài: “Nhận diện và cách thức đấu tranh với những
thông tin xấu, độc trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực trạng vấn đề thông tin xấu, độc
trên mạng xã hội nhằm chỉ rõ:
- Chỉ rõ khái niệm, vai trò của mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số cách nhận diện thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
- Đưa ra cơ sở pháp lý về an ninh mạng tại Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đấu tranh phịng chống thơng tin xấu,
độc ở Việt Nam.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơng tác
phịng, chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mac Lenin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về thơng tin trên mạng Internet hiện nay. Q trình nghiên cứu đề tài sử
dụng trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, cùng với
những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể là phân tích, tổng hợp, thống
kê, điều tra xã hội học, so sánh, tổng kết thực tiễn, phương pháp logic lịch sử.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI
1.1 Mạng xã hội
Mạng xã hội (Social network sites) là một ứng dụng giúp kết nối mọi
người thông qua dịch vụ Internet, giúp người dùng có thể chia sẻ, trao đổi,
tương tác thơng tin với nhau. Người dùng có thể liên kết với nhau dù họ ở bất
cứ đâu, chỉ cần có Internet. MXH hay cịn gọi MXH ảo là một khái niệm mới
được hình thành trong thập niên cuối của thế kỉ XX, bắt đầu bằng sự ra đời
của Classmates.com (1995), SixDegrees (1997), kế đến là sự nở rộ của một
loạt các trang mạng khác như Friendster (2002), MySpace, Bebo, Facebook
(2005); một số mạng xã hội được người dùng sử dụng nhiều nhất ở nước ta là:
Facebook, Youtube, Zalo, Instagram, Zing me.
Theo quan điểm xã hội học, nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được
nghiên cứu trên quan hệ cá nhân - cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội.
Mạng lưới xã hội được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể
xã hội. Các thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà cịn là
các nhóm xã hội... Khi mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển
thơng qua phương tiện truyền thơng Internet, nó được hiểu là MXH ảo. Như
vậy, có thể hiểu MXH là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên
Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau. Khi các cá nhân tham gia
vào xã hội ảo thì khoảng cách về khơng gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời
gian trở nên vơ nghĩa. Những người sử dụng MXH được gọi là cư dân mạng.
Nhờ vào những ưu việt này mà MXH đang có tốc độ lan truyền chóng mặt ở
mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở giới trẻ trên tồn thế giới.
Cịn ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật tại khoản 22 Điều 3 Nghị
định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thơng
tin trên mạng, theo đó: “MXH là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng
4


đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm

kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang
thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến,
chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.
Mạng xã hội có các đặc trưng cơ bản:
- Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân (doanh nghiệp – đóng vai
trị như một cá nhân).
- Là một website mở, nội dung của website được xây dựng hoàn toàn
bởi các thành viên tham gia.
Mạng xã hội có những tính năng như gọi nghe trực tiếp, gọi qua video,
e-mail, phim ảnh, chia sẻ blog và xã luận. Mạng xã hội ra đời giúp mọi người
liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi người
cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều cách
để tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo group như tên trường hoặc tên thành phố
dựa trên thông tin cá nhân như (địa chỉ e-mail) hoặc nick name để tìm kiếm
bạn bè.
1.2 Mạng xã hội Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các
mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực
để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người có thể kết bạn và gửi tin
nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thơng báo cho bạn
bè biết về chúng. Facebook tình cờ chiếm được ưu thế ở Việt Nam kể từ sau
khi Blog 360 độ của Yahoo ngừng hoạt động vào tháng 7/2009. Nhiều thành
viên Blog 360 độ, đặc biệt là giới sinh viên, học sinh, cơng nhân viên chức
trẻ…đi tìm một không gian cộng đồng mới trên mạng và sau khi sử dụng thử
qua nhiều trang web, dần dần việc sử dụng Facebook ngày càng trở nên phổ
biến.

5



Facebook là dịch vụ mạng xã hội lưu trử các thông tin dữ liệu, cho
phép các thành viên tạo lập tài khoản sau đó khuyến khích họ mời thêm bạn
bè tham gia thơng qua email, nếu người đó chấp nhận lời mời và xác nhận
mối quan hệ với người mời, thì dịch vụ tạo ra một sự kết nối giao tiếp hai
chiều, q trình này chính là trung tâm, nịng cốt của mọi mạng xã hội, trên
đây có giúp những nhà kinh doanh quảng cáo sản phẩm của mình đến các
cộng đồng dân cứ trên facebook.
1.3 Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
Thông tin là một vấn đề phức tạp chứa đựng nhiều nội dung đa dạng và
phong phú vì thế nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí ngay các
từ điển cũng khơng thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ từ điển Oxford
English Dictionary thì cho rằng thơng tin là điều mà người ta đánh giá hoặc
nói đến; là tri thức, tin tức. Một số từ điển thì đơn giản đồng nhất thơng tin
với kiến thức – tăng thêm sự hiểu biết của con người.
Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính
là do thơng tin là trừu tượng, nó tồn tại ở nhiều hình thức, nhiều q trình
khác nhau.
Theo cách hiểu hiện đại, thuật ngữ này hiểu theo 2 nghĩa:
- Thông tin được hiểu theo nghĩa là động từ để chỉ một hành động cụ
thể để tạo ra một hình dạng.
- Thơng tin được hiểu theo danh từ là nói về sự truyền đạt một ý tưởng,
một khái niệm, một biểu tượng hay là một sự mô tả. Hai hướng nghãi này
cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến
thức và truyền đạt. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của xã hội, khái niệm thông
tin được sử dụng ở nhiều ngành, nhiều mức độ khác nhau và luôn phát triển
nên thuật ngữ thơng tin cũng có nhiều cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến
nó.

6



Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh…hay nói rộng hơn
bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.
Theo lĩnh vực viễn thông – tin học, thơng tin là tồn bố hoạt động
nhằm mục đích vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thơng điệp.
Trong lĩnh vực báo chí, thơng tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn
ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố
của thực tại.
Như vậy, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhưng khái niệm thông tin
mà các nhà báo sử dụng hồn tồn khác với những khái niệm thơng tin mà
các nhà kỹ thuật viễn thông xử lý hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo.
Tuy nhiên, thông qua các khái niệm, quan điểm của các chuyên ngành,
có thể hiểu thông tin theo nghĩa thông thường là tất cả các sự kiện, sự việc, ý
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin
hình thành trong q trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực
tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các
ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi
trường xung quanh.
Những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn
đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý
xấu, thông tin chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức;
thơng tin có những ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hố, thuần
phong mỹ tục; kích động đồi truỵ, bạo lực…được coi là thông tin xấu, độc.
Một số cách nhận dạng thông tin xấu độc trên MXH Việt Nam hiện nay:
- Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt
Nam, hòng phủ định chủ nghĩa Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


7


- Xuyên tạc đường lối xây dựng CNXH, đường lối bảo vệ Tổ quốc và
đường lối đối ngoại của Đảng ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi
mới.
- Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các
cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
- Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận
cơng lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
ta. Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà
nước, tướng lĩnh trong quân đội.
- Kích tướng xu hướng ly khai, phá hoại sự thống nhất quốc gia, dân
tộc, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”
trong nội bộ.
- Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, truỵ lạc, bạo lực và thù hận
(hate speech) đối với cá nhân và tổ chức.
- Phá hoại bản sắc văn hoá dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn
hoá và lối sống phương Tây.
- Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus.
1.4 Cơ sở pháp lý về quản lý thông tin trên mạng xã hội tại
Việt Nam
Trước những bất cập trong việc sử dụng MXH và thơng tin trên MXH
gây mất an tồn, an ninh thông tin, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ
trương, chính sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an tồn, an
ninh thơng tin trên MXH. Sau đây là một số đạo luật cũng như những văn bản
hướng dẫn thi hành, chi tiết hoá các quy định tại các đạo luật như:
- Điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng.
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006, được Quốc hội nước Cộng hồ

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI thơng qua ngày 29/06/2006. Luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2007, Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và
8


phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được coi là môi
trường nền tảng cho các hoạt động thông tin và mạng xã hội.
- Luật An tồn Thơng tin mạng 2015, được Quốc hội nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khố XII thơng qua ngày 19/11/2015. Luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Nội dung của Luật này tập trung vào đảm
bảo an tồn thơng tin trên khơng gian mạng. Đưa ra các chế tài mạnh hơn
nhằm hạn chế các hành vi gây mất an tồn thơng tin; đưa ra quyết định về
kinh doanh trong lĩnh vực an tồn thơng tin mạng, các dịch vụ an tồn thơng
tin mạng được cho phép kinh doanh. Luật này được ban hành trong bối cảnh
hiện nay, do sự phát triển nhanh của công nghệ và sự tăng trưởng đáng kể
trong việc sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử
đang ngày càng gia tăng các lỗ hổng gây mất an toàn thông tin trên môi
trường Internet. Trước khi luật này được ban hành thì cũng đã có khá nhiều
các văn bản dưới luật quy định về lĩnh vực an tồn thơng tin, tuy nhiên chưa
đủ sức răn đe và chưa bao qt được hết các lĩnh vực an tồn thơng tin. Do
vậy, Luật An tồn thơng tin mạng đã đưa ra quy định về việc bảo vệ mạng và
hệ thống thông tin khỏi những nguy cơ bị tấn công, đặc biệt là đối với thông
tin trên MXH.
- Luật An ninh mạng 2018, được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5
thơng qua ngày 12/06/2018 quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên khơng gian mạng; phịng ngừa, xử lý hành
vi xâm phạm an ninh mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan. Luật này sẽ góp phần vào việc bảo đảm hoạt động trên khơng gian

mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Luật Xuất bản năm 2012, được Quốc hội khố XIII thơng qua ngày
20/11/2012. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013, Luật này quy định
9


về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động xuất bản. Trong đó có lĩnh vực xuất bản điện tử là
lĩnh vực có liên quan nhiều đến thông tin trên MXH.
- Luật Viễn thông năm 2009, được Quốc hội khố XII thơng qua ngày
23/11/2009. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, quy định về hoạt
động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thơng cơng
ích; quản lý viễn thơng; xây dựng cơng trình viễn thơng; quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông. Nhưng trong nội dung
Luật này cũng quy định những hành vi cấm trong hoạt động viễn thông mà
hiện nay những hành vi này tồn tại khá nhiều trong việc quản lý và xử lý
thơng tin đối với MXH.
Ngồi văn bản luật trên cịn hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành
các luật trên. Theo thống kê của ngành thông tin và truyền thơng đến nay có
khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật về thơng tin và truyền thơng, trong
đó có cả lĩnh vực thơng tin trên MXH cịn hiệu lực đã tạo thành hành lang
pháp lý tương đối hồn chỉnh, góp phần tăng cường hiệu lực, đẩy mạng và tạo
cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác giám sát, thực thi và thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành truyền thông và thơng tin nói chung và thơng tin trên MXH,
trong đó có những văn bản hướng dẫn trực tiếp điều chỉnh như:
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin mạng.
- Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung

cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng, trong đó, bổ sung điều kiện
về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, MXH.
- Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày 19/08/2014 của Bộ thông tin và
truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang
thông tin điện tử và mạng xã hội, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng
mạng xã hội.
10


Trong những quy định pháp lý kể trên, đưa ra một số hành vi vi phạm
sẽ bị xử lí như:
- Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử
vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Các hoạt động chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt chủng tộc.
- Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng.
- Thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống.
- Xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội,
mua bán người và xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội.
1.5 Hệ thống các cơ quan quản lý thông tin đối với mạng xã
hội tại Việt Nam hiện nay
Do quản lý thông tin đối với mạng xã hội là vấn đề phức tạp, có tình
chất liên ngành và có liên quan đến nhiều bộ ngành khác nhau. Để quản lý
thông tin truyền thông, an tồn thơng tin và an ninh thơng tin sẽ có nhiều bộ,
ngành tham gia quản lý, trong đó Bộ Thông tin và truyền thông là đơn vị chịu
trách nhiệm chính quản lý thơng tin truyền thơng trên MXH. Cụ thể:
- Bộ Thơng tin và truyền thơng có trách nhiệm:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành và tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp Luật, chiến lược, quy hoạch, tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an tồn thơng tin;

b) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và cơng nghệ trong hoạt động bảo đảm an tồn thơng tin;
c) Hợp tác quốc tế về an tồn thơng tin;
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo đảm an tồn thơng tin;
đ) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ
bảo đảm an tồn thơng tin của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp;

11


e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Cơng an hướng dẫn các doanh nghiệp viễn
thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thông tin cơng cộng trên mạng bố trí mặt bằng, cổng kết nối và
các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an tồn thơng
tin và an ninh thông tin;
g) Quy định việc đăng kỳ, lưu trữ, sử dụng thông tin cá nhân của người
đưa thông tin cơng cộng lên mạng xã hội, người chời trị chơi G1 và người sử
dụng các dịch vụ khác trên Internet; việc xác thực thơng tin cá nhân đó với cơ
sở dữ liệu điện tử về chứng minh nhân dân của Bộ Công an.
Để thực hiện chức năng quản lý thơng tin đối với MXH nói riêng, trong
cơ cấu tổ chức của Bộ Thơng tin và truyền thơng có thành lập Cục quản lý
chuyên ngành đó là Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử. Đây là
cơ quan thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và
truyền thông tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình
và thơng tin điện tử, bao gồm: phát thanh, truyền hình, trang thơng tin điện tử,
mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng và dịch vụ nội dung thông tin trên
mạng viễn thông di động.
- Bộ Cơng an có trách nhiệm:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh thông tin;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động bảo đảm an ninh thông tin;
c) Hợp tác quốc tế về an ninh thông tin;
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo và xử lý
vi phạm pháp Luật trong hoạt động bảo đảm an ninh thông tin;
đ) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc thu nhập, phát hiện,
Điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc
gia, trật tự an tồn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác;
12


e) Tổ chức thực hiện việc xây dựng, khai thác cơ sở dử liệu điện tử về
chứng minh nhân dân để kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên
mạng nhằm xác thực thông tin cá nhân phục vụ cho việc quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ và thơng tin trên mạng.
- Ban Cơ yếu Chính phủ - Bộ Quốc phịng có trách nhiệm:
a) Chủ trì xây dựng và đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp
Luật về cơ yếu trong việc bảo đảm an tồn thơng tin;
b) Chủ trì thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh
doanh, sử dụng mật mã bảo đảm an tồn thơng tin;
c) Tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá và chứng nhận hợp chuẩn,
chứng nhận hợp quy các sản phẩm sử dụng mật mã bảo đảm an tồn thơng
tin.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về Internet cho học sinh,
sinh viên; hướng dẫn, tạo Điều kiện, định hướng học sinh, sinh viên sử dụng
Internet vào các hoạt động có ích, thiết thực trong học tập, cuộc sống của bản
thân và gia đình;

b) Triển khai các biện pháp cảnh báo, giám sát học sinh, sinh viên để
tránh khỏi các tác động tiêu cực của nội dung thơng tin, ứng dụng có hại trên
Internet;
c) Tổ chức đào tạo về an tồn thơng tin trong hệ thống các trường đại
học, cao đẳng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực
hiện các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên tránh khỏi những nội
dung thơng tin, ứng dụng có hại trên Internet.
Ngoài ra, các Bộ, cơ quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các
biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên tránh khỏi những nội dung
thơng tin, ứng dụng có hại trên Internet.
13


Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Thơng tin và truyền thông và Bộ Công an thực hiện công tác về an tồn thơng
tin và an ninh thơng tin.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Chính phủ trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện cơng tác về an tồn thơng tin và
an ninh thơng tin tại địa phương.

14


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH VỚI THÔNG TIN XẤU
ĐỘC Ở MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng vấn đề thông tin xấu, độc trên mạng xã hội tại

Việt Nam.
Một số vấn đề tiêu biểu về thông tin xấu, độc trên mạng xã hội tại Việt
Nam hiện nay:
- Ngày 13/03/2020, thông tin từ Bộ Công an cho biết từ khi xuất hiện
dịch bệnh Covid-19 đến nay, trên không gian mạng đã có rất nhiều tin, bài có
nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tác, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt
bình luận, chia sẻ. Lợi dụng tình hình của dịch bệnh Covid-19, các thế lực thù
địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong nước và nước ngoài đã
lợi dụng phát tán trên mạng xã hội nhiều thơng tin sai sự thật, xun tác tình
hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các
bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phịng, chống dịch bệnh; kích động người
dân đình cơng, ngừng bn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm… Mục đích
của các đối tượng này là nhằm gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân
dân, tạo ra tình trạng bất ổn, chia rẽ trong nội bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm
mất ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng
cũng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những
thơng tin thiếu tính xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan
điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu lượt xem, lượt thích, gây hoang mang
trong dư luận. Theo thống kê của lực lượng công an, từ khi xuất hiện dịch
bệnh Covid-19 đến nay, trên khơng gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài
đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn; gần 600.000 tin, bài,
video clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong đó, có rất
nhiều tin, bài, video clip liên quan đến dịch bệnh chưa được kiểm chứng,
xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ. Cụ thể,
phương thức, thủ đoạn của các đối tượng này là: Thiết lập nhiều trang mạng,
15


hội nhóm, tài khoản Facebook...để phát tán, chia sẻ các bài viết, hình ảnh,
video có nội dung xun tạc, bịa đặt, kích động về tình hình dịch bệnh tại

Việt Nam. Bịa đặt các thông tin gây sốc về số người chết do nhiễm Covid-19
tại Việt Nam, hướng dẫn cách chữa trị tại nhà như: uống rượu, tắm cây sả, ăn
trứng… từ đó kêu gọi tự chữa bệnh tại nhà, tẩy chay hướng dẫn của Bộ Y tế;
lợi dụng “khoảng trống thơng tin” trên các trang mạng chính thống để lồng
ghép các thông tin xuyên tạc bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Những trường hợp do thiếu hiểu biết đã góp nhặt, chia sẻ những thơng tin sai
sự thật, thậm chí là thơng tin của các trang mạng phản động trên trang
Facebook cá nhân, vơ tình tiếp tay cho việc lan truyền thông tin sai sự thật
trên không gian mạng. Khơng những vậy, thơng qua chính sách mua quảng
cáo trên nền tảng công nghệ Facebook, nhiều tổ chức, cá nhân phản động ở
nước ngoài đã chi hàng chục nghìn USD để chạy quảng cáo các nội dung
xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, cố tình đưa tin sai sự thật nhằm
cơng kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thơng tin”, yếu kém trong xử lý
dịch bệnh.
- Một trong những chiêu trò mà các thế lực thù địch thường áp dụng khi
thực hiện chiến lược “diễn biến hồ bình” đó là chính trị hố các vụ án hình
sự, có nghĩa là từ những vụ án đơn lẻ, các thế lực này thổi phồng, xuyên tạc,
lái vụ việc sang hướng khác rồi quy kết thành những vấn đề chính trị của đất
nước.
VD: Một vụ án hình sự được dư luận quan tâm là vụ Nguyễn Hữu Linh
(61 tuổi) luật sư Đồn luật sư Đà Nẵng, ngun Phó viện trưởng Viện Kiểm
sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã bị khởi tố về hành vi dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật hình sự năm 2015. Đây là sự việc
gây bức xúc dư luận xã hội và đã được cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố theo
các quy định tố tụng hình sự. Song lợi dụng vụ việc này, nhiều đối tượng cực
đoan đã bẻ lái vấn đề sang xuyên tạc hệ thống tư pháp và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Trang facebook mang tên Phạm Hưng Ngọc dã chính trị
16



hoá vụ án, cho rằng, lực cản chống xâm hại tình dục đã trở thành một ngun
do chính trị, xếp ngang hàng với Formosa là do lỗi hệ thống chế độ, “mềm
trên biển” là vì ràng buộc xuất phát từ liên hệ giữa hai đảng, bất công xã hội
là hệ quả của đặc quyền dành cho Đảng viên. Từ đó, facebook mang tên
Phạm Hưng Ngọc kêu gọi phải có một thể chế dân chủ, đề “gọi điện cho dân
biểu, rồi kêu gọi người khác cùng làm như thế và đưa sự việc ra…Quốc hội.
Từ kiểu suy diễn này, họ chuyển sang cơng kích Quốc hội chỉ là “chiếc áo
chồng dân chủ”… Xung quanh sự việc này, một số đối tượng lại cố tình
xun tạc, bóp méo Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý đảng
viên vi phạm kỷ luật, cho rằng đảng viên quấy rối tình dục chỉ bị khiển trách.
Đài Á Châu tự do đã có bài viết xuyên tạc: “Đảng viên quấy rối tình dục
dưới mọi hình thức chỉ bị khiển trách?”. Đài này viện dẫn Điểm c, khoản 1,
điều 33 Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm nếu đảng
viên “có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức” mà “gây hậu quả ít
nghiêm trọng” thì bị kỳ luật bằng hình thức khiển trách. Từ đó suy diễn rằng
đảng viên dù vi phạm quấy rối tình dục ở hình thức nào thì cũng chỉ bị khiển
trách. Họ cố tình quên rằng, ở Khoản 2, Khoản 3 của Điều 33 cịn có thêm
các quy định xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo hoặc cách chức, khai trừ khỏi
Đảng đối với những trường hợp tái phạm, vi phạm gây hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng. Mặt khác, quan điểm xử lý của Đảng Cộng sản Việt
Nam là đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình
sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, khơng "xử lý nội bộ"; bị tịa án tun
phạt từ hình phạt cải tạo khơng giam giữ trở lên thì phải khai trừ. Kỷ luật
Đảng khơng thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đồn thể và các hình thức xử
lý của pháp luật. Với tinh thần đó, đảng viên vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý
nghiêm minh hơn cả cơng dân bình thường. Song những người thiếu thiện chí
đã cố tình cắt ghép các văn bản, xun tạc kỷ luật của Đảng.

17



2.3 Một số cách giải quyết
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của mạng xã hội, thông tin xấu,
độc cũng mn hình, mn vẻ, trên đây là hai ví dụ điển hình trong vấn đề
phát tán thơng tin xấu, độc trên mạng xã hội ở Việt Nam ta hiện nay. Tuy
nhiên Quốc tế, Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã đưa ra một số
biện pháp để ngăn chặn hiện tượng thông tin xấu, độc tràn lan trên mạng:
- Ngày 17/03/2020, 7 nhà quản lý mạng xã hội lớn bao gồm Facebook,
Google, Linkedln, Microsoft, Reddit, Twitter và Youtube đã đưa ra thông báo
chung nhằm cam kết chống lại thông tin giả mạo được chia sẻ trên nền tảng
của mình.
- Lực lượng cơng an triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể, nhằm
góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội. Công an
các đơn vị, địa phương trong cả nước đến nay đã xác minh, làm việc với 654
trường hợp đưa tin sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 đối
tượng.
- Một số địa phương đã thí điểm diễn tập cách phân biệt tin giả với học
sinh.
- Trên mạng xã hội, các thành viên ở các hội nhóm ngày đêm lọc thơng
tin khơng chính xác, mang tính chất lừa gạt tinh vi để giúp cộng đồng mạng
có góc nhìn và hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh.
- Tuyên truyền nhận thức về phòng tránh tin giả, không tung tin xấu
độc lên mạng xã hội qua văn hố, văn nghệ. VD: Bộ phim “Những ngày
khơng qn” trên kênh VTV1 với nhân vật Xuyến, ca khúc “Không Fake
News” do ban nhạc DaLab thể hiện được Thông tấn xã Việt Nam sản xuất…
- Tuyên truyền, phổ biến cách nhận diện tin giả trên các phương tiện
truyền thông:

18



19



×