Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Pháp luật về bảo hiểm hưu trí qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 95 trang )

LÊ THỊ THÚY VÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC sĩ

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

LUẬT KINH TÉ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIẾM HƯU TRÍ

QUA THỤC TIỄN THỤC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

LÊ THỊ THÚY VÂN

2019 -2021

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC sĩ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỀM HƯU TRÍ

QUA THỤC TIỄN THỤC HIỆN



TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
LÊ THỊ THÚY VÂN
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ

MÃ SÓ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN THỊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Thị Thúy Vân - Mã số học viên 19K51010133, là học viên lớp

19ĐB2, khóa 19 chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật trường Đại học Mớ Hà
Nội, là tác già cùa Luận văn thạc sĩ với đề ỉàiNPháp luật về hảo hiếm him trí qua

thực tiễn thực hiện trên địa bàn tinh Điện Biên

Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong luận văn là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dần của TS. Phan Thị

Thanh Huyền - Giàng viên Trường Đại học Cơng Đồn Hà Nội. Các số liệu, thông
tin trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy

định và có thể kiểm chứng.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2023


TÁC GIẢ LUẬN VÀN

Lê Thị Thúy Vân


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẢT

Từ viết tắt

TT

Chú giải

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHHT

Bảo hiểm hưu trí

3

BHXH

Bảo hiểm xã hội


4

DN

Doanh nghiệp

5

NLĐ

Người lao động

6

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

7

TTHC

Thủ tục hành chính


MỤC LỤC

MỚ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1.


Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi................................................... 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài................................................................ 7
Mục đích nghiên cứu đề tài.................................................................................. 7

3.1.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài................................................................................. 7

3.2.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................. 7

4.1.

Đối tượng nghiên cứu đề tài..................................................................................7

4.2.

Phạm vi nghiên cứu đề tài..................................................................................... 7

5.


Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................................... 8

6.

Kết cấu Luận văn...................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1.................................................................................................................... 10
MỘT SÔ VÁN DÈ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIÈM HƯU TRÍ VÀ PHÁP LUẬT

BÁO HIẾM HƯU TRÍ................................................................................................. 10
1.1.

Một số vấn đề lý luận về báo hiểm hưu trí.........................................................10

1.1.1.

Khái niệm bào hiếm hưu trí............................................................................. 10

1.1.2.

Đặc trưng của bào hiếm hưu trí....................................................................... 11

1.1.3.

Vai trị và ý nghĩa của báo hiểm hưu trí trong hệ thống bảo hiểm xã hội.. 12

1.1.4.
1.2.


Phân loại bào hiếm hưu trí...............................................................................í 4
Pháp luật báo hiểm hưu trí.................................................................................. 16

1.2.1.

Khái niệm pháp luật báo hiếm hưu trí............................................................ 16

1.2.2.

Nguyên tắc cùa pháp luật bảo hiểm hưu trí.................................................. 16

1.2.3.

Nội dung pháp luật bảo hiếm hưu trí..............................................................20

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................. 33

CHƯƠNG 2.................................................................................................................... 34
THỤC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO HIẾM HUU TRÍ VÀ THỤC
TIỄN THỤC HIỆN TẠI TỈNH DIỆN BIÊN........................................................... 34

2.1.
2.1.1.

Thực trạng quy định pháp luật bảo hiểm hưu trí............................................... 34

Quy định về tài chính thực hiện bảo hiểm hưu trí..........................................34


2.1.2.


Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí........................................ 35

2.1.3.

Quy định về chế độ bảo hiềm hưu trí..............................................................36

2.1.4.

Quy định về thú tục giải quyết hưởng báo hiểm hưu trí............................... 45

2.1.5.

Quy định về xử lý vi phạm pháp luật báo hiếm hưu trí................................ 46

2.2.

Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiềm hưu trí tại tinh Điện Biên................ 51

2.2.1.

Tổng quan về tình Điện Biên.......................................................................... 51

2.2.2.

Thực hiện pháp luật bảo hiếm hưu trí trên địa bàn tỉnh Điện Biên.............. 52

2.2.3.

Đánh giá thực tiền thực hiện pháp luật bảo hiếm hưu trí trên địa bàn tỉnh Điện


Biên.................................................................................................................................. 61

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................. 68

CHƯƠNG 3.................................................................................................................... 69
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAƠ
HIỆU QUẢ THỤC THI PHÁP LUẬT BẢO HIẾM HƯU TRÍ TẠI TỈNH DIỆN
BIÊN................................................................................................................................ 69
3.1.

3.1.1.

u cầu hồn thiện pháp luật bảo hiềm hưu trí................................................ 69
Thế chế hóa chù trương, đường lối của Đáng Cộng sàn Việt Namvề đối mới

chính sách bão hiếm xã hội........................................................................................... 69
3.1.2.

Báo đám sự phát triền bền vững cùa bảo hiểm hưu trí................................. 71

3.1.3.

Đáp ứng yêu cầu bão vệ quyền lợi người thụ hưởng bào hiểm hưutrí........ 71

3.1.4.

Việc hồn thiện pháp luật VC BHHT cần phải khắc phục được những bất cập

cùa pháp luật BHHT hiện hành, đàm bão tính khả thi trong tổ chức thực hiện........72

3.1.5.
3.2.

Đám bào tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.......................................72
Giãi pháp hồn thiện pháp luật báo hiểm hưu trí Việt Nam từ kinh nghiệm pháp

luật Singapore..................................................................................................................73
3.2.1.

Xây dựng hệ thống BHHT đa tầng nham mớ rộng đối tượng hường chế độ

hưu trí.............................................................................................................................. 73

3.2.2.

Sứa đối, bố sung các quy định pháp luật về điều kiện hưởng và mức hường

bảo hiềm hưu trí theo hướng đảm bảo tốt hơn quyền lợi người thụ hưởng.............. 74
3.2.3.

Sứa đổi, bố sung các quy định pháp luật về giải quyết chế độ hưởng bảo hiểm

hưu trí............................................................................................................................... 77


3.2.4.
hưu trí
3.3.

Sửa đồi, bố sung các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật bão hiếm

78

Giải pháp nâng cao hiệu quà thực thi pháp luật bảo hiềm hưu trí tại tinh Điện

Biên.................................................................................................................................. 79

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................. 83
KÉT LUẬN.................................................................................................................... 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................85


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An sinh xã hội ln đóng vai trị then chốt trong việc đảm báo một xã hội
vững mạnh và là một trong những yếu tố đề đánh giá tốc độ phát triển của một quốc

gia. Vai trị tất yếu đó tìr rất lâu đã được khẳng định trong Bán tuyên ngôn nhân
quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948: “Tất cá mọi

người với tư cách là thành viên cùa xã hội có quyển hưởng an sinh xã hội. Quyền
đó đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân

cách và sự tự do phát triên con người”.

Bảo hiếm hưu trí là hạt nhân và là một trong những chế độ quan trọng nhất của
hệ thống an sinh xã hội. Đây là che độ bão hiểm dài hạn, đảm bào nguồn thu nhập

ổn định cho người lao động khi về già, đế họ không bị phụ thuộc vào con cháu hay
trở thành gánh nặng cho xã hội. Ý thức được tầm quan trọng cùa hiểm hưu trí, trong


q trình phát triển kinh te kinh tế - xã hội, pháp luật bào hiếm hưu trí ln được

Đăng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, chú trọng hoàn thiện. Sự ra đời cùa Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thế hiện sự tiến bộ

hơn nhiều so với các quy định pháp luật trước đó. Tuy nhiên, qua hơn 5 năm triển

khai thực hiện, đến nay pháp luật bào hiếm hưu trí đã này sinh nhiều bất cập, hạn
chế dẫn đến đòi hòi phải rà soát, sừa đồi, bố sung theo hướng phù họp hơn với thực
tế phát triền của đất nước ở thời kỳ hội nhập và song hành cùng các nhu cầu của đời

sống kinh tế - xã hội. Vừa qua, đề xuất sứa đồi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội năm
2014 cũng đã được đưa vào chương trinh hoạt động của Chính phú trong năm 2021

-2022 [8],
Điện Biên là một tĩnh miền núi Tây Bắc, nơi có nhiều dân tộc anh em sinh

sống và là một tinh đời sống của người dân cịn nhiều khó khàn. Chính vì vậy, các
vấn đề an sinh xã hội nói chung, bảo hiềm hưu trí nói riêng rất có ý nghĩa và được

Đãng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cà chủ
quan lẫn khách quan mà đen nay mức độ bao phủ cúa báo hiếm xã hội nói chung,

đặc biệt là báo hiếm hưu trí vẫn cịn nhiều hạn chế ảnh hướng nhiều đến ý nghĩa cùa
chế độ an sinh này. Đe có những nghiên cứu sâu hơn về thực trạng bảo hiếm hưu trí
tại tĩnh nhà, qua đó góp phần cung cấp những tư liệu, góc nhìn, những căn cứ lý


luận và thực tiễn có giá trị tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách và lập

pháp Việt Nam trong quá trinh hoàn thiện pháp luật BHHT hiện hành qua thực tiễn
thực hiện tại một địa bàn miền núi mang tính đặc thù, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp

luật về bảo hiểm hưu trí qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh Diện Biên”
làm đề tài Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Luật Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngồi

Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của BHHT, pháp luật BHHT trở thành đề
tài được quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, ờ nhiều cơng trình
khác nhau trong và ngồi nước.

- Tình hình nghiên cứu trong nước

Có the tong quan tình hình nghiên cứu trong nước qua một số công trinh tiêu

biếu sau đây:

+ Đe án nghiên cứu “Hệ thong hint trí trên thế giới - kinh nghiệm quốc tế và
xu hướng cải cách" do Ths. Trần Phương Thào và Th.s Nguyễn Anh Tuấn thuộc

Khối chiến lược và quán lý rúi ro - Tập đoàn Bảo Việt chủ nhiệm, được đăng trên
Tạp chí Tài chính - Báo hiếm số 3/2013. Nghiên cứu đã phân tích khái niệm hưu trí,
bảo hiềm hưu trí; các yếu tố của hệ thống báo hiềm hưu trí; giới thiệu tổng quan về

hệ thống hưu trí tại một so quốc gia và xu hướng cải cách hệ thống hưu trí đang

dien ra tròn thế giới.

+ Đề án nghiên cứu “Hệ thống hưu tri Việt Nam: Hiện trạng và thách thức" do
tác giá Lưu Hãi Vân thuộc Khối chiến lược và quán lý rủi ro - Tập đoàn Báo Việt

chú nhiệm, được đăng trên Tạp chí Tài chính - Báo hiếm số 3/2013. Đe án tập trung
phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống hưu trí cúa Việt Nam trong bối cảnh già hóa

dân số và đề xuất các hướng cải cách hệ thống hưu trí nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội hiện nay.

+ Đe tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: “Thực trạng đời song người nghi
hưu, những giải pháp về cung cấp các dịch vụ xã hội nham cài thiện đời sống vật
chat, tinh thần người nghĩ hưu" do Tiến sĩ Phạm Đình Thành, Viện khoa học

BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2013). Đồ tài đã hệ thống hóa những vấn đề

cơ bản về người cao tuồi, người nghỉ hưu và hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội đối

với người cao tuồi, người nghi hưu; Làm rõ vị trí, vai trị cũng như nhu cầu dịch vụ

2


của người cao tuồi thông qua các kết quá điều tra, khảo sát thực tiền, từ đó đề xuất

các giâi pháp nhằm hồn thiện chính sách và phát triển các dịch vụ xã hội nhằm cài
thiện đời sống cho người nghi hưu ở Việt Nam.
+ Đe án nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Che độ hưu trí, tử tuất theo quy định

cùa Luật BHXH - Thực trạng và kiến nghị hồn thiện" do Hồng Thị Kim Dung,
Phó Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam làm chú nhiệm

(năm 2014). Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng chế độ hưu trí, tứ tuất theo quy
định của Luật bào hiếm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dần thi hành, đề án


đã chi ra những hạn chế, bat cập, thiếu tính phù hợp với thực tiền gây ra sự bất bình
đẳng trong thụ hưởng các chế độ bảo hiềm xã hội mang tính chất dài hạn như chế

độ hưu trí và tử tuất giữa các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, đề án cũng chi ra
rằng việc lạm dụng kẽ hớ trong quy định về hưu trí, tứ tuất đế trục lợi quỹ BHXH

diễn ra khá phố biến, dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo và phát sinh tranh chấp giữa
cơ quan BHXH với đơn vị sử dụng lao động, người lao động, người thụ hường. Từ

những thực trạng đó, đề án đi sâu phân tích ngun nhân, đề xuất các giải pháp
hồn thiện về chính sách pháp luật và tố chức thực hiện pháp luật về chế độ hưu trí,

tử tuất.
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học: "Chế độ hưu trí trong quy định luật bào hiếm xã

hội thực trạng tại thành phố Hà Nội" (2015), cúa tác giả Nguyễn The Mừng đã
phân tích, đánh giá thực trạng chế độ bảo hiếm hưu trí theo quy định của Luật bảo

hiếm xã hội năm 2006 và các văn bán hướng dẫn thi hành, qua đó, đề xuất một số

giải pháp hoàn thiện pháp luật về che độ hưu trí.
+ Luận văn Thạc sĩ Luật học: "Pháp luật về bảo hiếm xã hội bắt buộc và thực

tiễn ờ Việt Nam" (2015), của tác giả Đặng Thị Thu Hường (2019) nêu lên các quan
điếm, định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiếm xã hội bắt buộc như: phải bán sát
đường lối, chủ chương của Đáng; phải đảm bào tính đồng bộ của hệ thống pháp

luật; đảm báo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.


+ Cuốn sách chuyên khào: "Bình luận khoa học những nội dung cơ bán cùa
Luật bào hiểm xã hội" (2016) của tác già Nguyễn Hiền Phương đã tập trung binh
luận, đánh giá một số quy định cơ bán và có tính tiên quyết ở các chế định của Luật

bão hiếm xã hội năm 2014, trong đó có chế định báo hiểm hưu trí trên những khía

3


cạnh như: Sự phù hợp, tính khà thi, sự tiến bộ và tính tương thích với các Cơng ước
quốc tế của các quy định.
+ Bài viết “ỡz'ếw chinh tuôi lao động và nhu cầu làm việc cùa lao động sau
nghi hưu ở một số quốc gia trong khu vực" của tác giả Duy Hậu trên Tạp chí Bảo

hiếm xã hội điện từ cùa Bộ Quốc phòng đăng ngày 13/11/2019 đà phân tích giái
pháp điều chinh tuồi lao động đe giải quyết van đề già hóa dân số ở một số quốc gia
trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... qua đó gợi mớ một số vấn đề

có tính tham vấn chính sách cho Việt Nam.
+ Bài viết: "Singapore: Chính phù hỗ trợ đóng góp vào tài khoăn hưu tri cho

người cao tuồi” cúa Vụ Hợp tác quốc tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đăng tải trên
trang tin điện tử cùa Bảo hiếm xã hội Việt Nam ngày 14/4/2021 giới thiệu về những

điếm mới trong quy định pháp luật cùa Singapore về Quỹ Hưu trí trung ương (CPF)
[38].

Ngồi ra, có khá nhiều các bài viết đề cập đến pháp luật báo hiểm hưu trí như:
“Một số binh luận pháp lý liên quan đến Điều 60 Luật bào hiếm xã hội năm 2014 cùa


các tác giả PGS.TS Nguyền Hữu Chí và Ths. Bùi Thị Kim Ngân trơn tạp chí Luật học
số 6 năm 2015; “Cải cách Luật bảo hiểm xã hội đế mở rộng bảo hiếm hưu trí đối với

người cao tuổi” của tác già Đặng Như Lợi trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2014;
“Một số ý kiến và phương án cãi cách báo hiếm hưu trí từ quan điếm đại diện người

lao động” của tác giả Mai Đức Chính trên Tạp chí Bảo hiếm xã hội, kỳ 2, tháng
01/2014; “Hoàn thiện pháp luật về xừ lý vi phạm, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết so 28-NQ/TW Hội nghị trung ương 7 khóa
XII” của tác giả Ths. Hà Thị Hoa Phượng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10

(410), tháng 5/2020; “Bàn về giải quyết tranh chấp bảo hiếm xã hội” của tác già TS.

Nguyễn Thu Ba trên Tạp chí Lao động Xã hội tháng 12/2020; “Biện pháp khắc phục

hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về lao động, bảo hiềm xã hội, đưa người
Việt Nam đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng” của tác giả Cao Vũ Minh trên
Tạp chí Nghề luật, số 6/2018; “Tính ưu việt của Luật bào hiếm xã hội - thách thức

trong triển khai và giái pháp đảm bảo an sinh xã hội” cùa tác giã Bùi Sỹ Lợi trên Tạp

chí Cộng sản so 7/2015; "Hướng tới hệ thống hào hiếm xã hội đa tầng" của tác giả
Nguyên Khang trên Báo Nhân dân điện từ số ra ngày Thứ Hai, 16-07-2018...

4


- Tình hình nghiên cứu ớ nước ngồi.
Trong những năm gần đây, cùng với làn sóng cãi cách chính sách bào hiếm xã


hội, trong đó có bão hiểm hưu trí mạnh mẽ trẽn toàn thế giới, pháp luật bảo hiếm xã
hội nói chung, pháp luật bảo hiếm hưu trí nói riêng được tiếp cận một cách mới mẻ
và toàn diện hơn. Có thê tơng quan tinh hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến

đề tài qua một số công trinh tiêu biếu mà nhóm tác giã tiếp cận được sau đây:
+ Luận án: “Social Security Policymaking: An Examination of Select Policies

in the U.S Social Security System” của tác giả Larry w. DeWit (2014) đã dành một
chương hệ thống và hoàn thiện thêm lý luận về bảo hiếm xã hội bắt buộc như: khái

niệm, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa, phân loại báo hiếm xã hội bắt buộc, trong đó có đề

cập đến bảo hiếm hưu trí trong mối tương quan với bão hiếm xã hội bắt buộc. Luận
án còn tập trung phân tích sự thay đồi pháp luật bảo hiếm xã hội của Hoa Kỳ trong
từng giai đoạn về diện bao phú của đối tượng tham gia, mở rộng các chế độ báo

hiểm xã hội, mức đóng quỹ và tố chức quán lý quỹ báo hiếm xã hội.

+ Nghiên cứu: “Social Security: A new consensus” của ILO (2001) luận giải
chính sách an sinh xã hội (bao gồm cà chính sách bảo hiềm hưu trí), ý nghĩa, vai trị

của chinh sách này đối với mỗi quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triền trong

đó có Việt Nam.
+ Nghiên cứu: “Understanding the Benefits” của Social Security Administration
(2018), cơ quan an sinh xã hội của Hoa Kỳ đã phân tích về những lợi ích mà an sinh

xã hội nói chung, báo hiếm xã hội nói riêng mang lại cho con người lúc hưu trí, ốm

đau hay khi chết với việc đóng góp một khoản thu nhập lúc lao động để lập một quỹ

ủy thác tín dụng dưới sự quăn lý cùa Chính phú.

+ Nghiên cứu: “Is It Time to Reform Social Security” (2018), University of
Michigan Press, trang 23-41 với phan: “Social Security in the Twenty - first

Century” của Gramlich, Edward M (2000) đã phân tích các yếu tố tác động đưa ra
các dự báo tới chính sách báo hiếm xã hội, trong đó có bảo hiếm hưu trí như: Ti lệ

sinh con tăng lên, quỹ chi trà bị quá tái, tuổi thọ tăng lên..., có sự thay đổi về điều
kiện kinh tế - xã hội địi hịi phái có sự thay đối về chính sách báo hiếm xã hội cho
phù hợp.

5


+ Nghiên cứu: “Understanding Insurance Law” của các tác giá R.H. Jerry và

DR Richmond (2012) bàn về Luật bào hiểm Hoa Kỳ với các vấn đề như: Nguyên

tắc pháp lý, khái niệm, nội dung điều chinh.
+ Bài viết: “The Growth of Social Insurance Programs in Scandinavia:

Outside Influences and Internal Forces” của tác giã Stein Kuhnle (2017) trong cuốn

“The Development of Welfare State in Europe and American” đã luận giái khái quát
về sự hình thành và phát triền của pháp luật bảo hiếm xã hội bắt buộc ờ Scandinavia
trong tương quan so sánh với các quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Phan Lan, Na Uy

và Thụy Điền. Điếm đáng chú ý trong nghiên cứu này là đã chi ra sự ành hường cùa


mức độ phát triến kinh tế tới sự phát triển cũa pháp luật báo hiểm xã hội bắt buộc.

+ Bài viết "Singapore keeps top spot for pension systems in Asia: Global index
PUBLISH" cùa tác giả Prisca Ang trên trang The Straitstimes đăng tái vào ngày
19/10/2020 đã phân tích, lý giải những chi' số đánh giá hệ thống bảo hiếm hưu trí

Singapore được xếp hạng hàng đầu Châu Á và thứ 7 thế giới, đặc biệt trong đó tác
giã đã luận giải khá sâu sac về chi số sứa đối, bố sung chính sách pháp luật bào

hiếm hưu trí theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Bài viết "PENSIONS FOR EXPATS IN SINGAPORE" của tác giả Eduoard

Berthie trên chuyên san Wolters Kluwer chù yếu phân tích, luận giải về những quy

định pháp luật Sigaporc đối với việc hình thành và sứ dụng tài khoản tích lũy cá
nhân - nguồn tài chính chủ yếu đàm bảo chi trả chế độ hưu trí.
Qua tống quan tình hình nghiên cứu trong nước và ờ nước ngồi cho thay, các

cơng trình nghiên cứu ớ những mức độ khác nhau đều đóng góp những phân tích,

bỉnh luận có giá trị về cả lý luận, quy định lẫn thực trạng thực hiện quy định pháp
luật bảo hiếm hưu trí, góp phần đáng kế trong việc hồn thiện pháp luật bảo hiếm
hưu trí Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triến cùa xã hội, ở một khía cạnh nào

đó, mức độ bao qt của các cơng trinh nghiên cứu này đối với các vấn đề phát sinh

của pháp luật bào hiểm hưu trí trong thực tiền sẽ có sự hạn chế; Đa phần các nghiên
cứu đe cập tới pháp luật báo hiểm hưu trí như một phần của nghiên cứu về pháp luật

bảo hiềm xã hội, thậm chí có những nghiên cứu chí đề cập đen một khía cạnh của

pháp luật bảo hiếm hưu trí; Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện và công bố hoặc

trước thời điểm Luật bảo hiềm xã hội hiện hành của Việt Nam có hiệu lực; hoặc sau

6


thời điếm Luật bảo hiếm xã hội hiện hành có hiệu lực nhưng chưa đầy đủ vãn bàn

hướng dần thi hành, do đó thực trạng quy định pháp luật bào hiềm hưu trí chưa
được nghiên cứu một cách hệ thống. Một số bài viết đăng tải trên các tạp chí trong
thời gian gần đây mặc dù đã cập nhật những nội dung quy định mới, nhưng thường

chi khai thác một vài khía cạnh của pháp luật bào hiêm hưu trí.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ

bản về bão hiếm hưu trí, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực
hiện pháp luật bảo hiếm hưu trí trên địa bàn tĩnh Điện Biên, đề tài xây dựng các giái
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quà thực thi pháp luật về bão hiếm hưu

trí trên địa bàn tinh Điện Biên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu dề tài

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đe tài, các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được
xác định bao gồm:
Thứ nhất, phân tích, hệ thống hóa và bổ sung, làm sâu sắc thêm các vấn đồ lí


luận về bảo hiểm hưu trí và pháp luật về bảo hiếm hưu trí.
Thứ hai, phân tích, bình luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực
hiện pháp luật báo hiểm hưu trí trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Thứ ha, xác định các yêu cầu và đề xuất giải pháp giải pháp hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quà thực thi pháp luật về báo hiềm hưu trí trên địa bàn tình
Điện Biên.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Dối tượng nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu cùa đề tài là pháp luật bào hiếm hưu tri Việt Nam hiện
hành và thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiếm hưu trí trên địa bàn tinh Điện Biên.

Đe đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, các công ước quốc tế và pháp
luật của một số quốc gia khác về bào hiếm hưu trí cùng được đề cập đe làm rõ hơn

khung lý luận về pháp luật bào hiếm hưu trí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Đe tài tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam về báo

7


hiểm hưu trí bắt buộc với các nội dung: Tài chính thực hiện hiếm hưu trí; Chế độ

bão hiểm hưu trí; Thù tục giải quyết hưởng bảo hiểm hưu trí; Xử lý vi phạm pháp

luật bảo hiểm hưu trí. Do có những khó khăn trong tiếp cận sổ liệu thực tiền, đề tài

không nghiên cứu pháp luật báo hiếm hưu trí bố sung, BHHT tự nguyện và giải

quyết tranh chấp về bào hiểm hưu trí.

+ Phạm vi về thời gian: Phù hợp với đối tượng nghiên cứu là pháp luật Việt
Nam hiện hành, phạm vi về thời gian nghiên cứu của đề tài được xác định từ nãm

2016 đến nay.

+ Phạm vi ve không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi tĩnh Điện

Biên.
5. Phuong pháp nghiên cứu đề tài

Đe tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chú nghĩa duy vật biện chứng và
chú nghĩa duy vật lịch sử cúa Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điềm, đường lối, chính sách cùa Đảng, Nhà nước ta về phát triên kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng chính sách băo hiếm xã hội,
bảo hiểm hưu trí; Các quan điếm về xây dựng và hồn thiện pháp luật trong q
trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế; Các phương pháp cụ thể được sử dụng cho

việc nghiên cứu đề tài bao gồm:

- Chương 1: Các phương pháp thống kê, nghiên cứu quy phạm pháp luật, phân
tích, tồng hợp, quy nạp, diễn giải, bình luận,... được sử dụng kết hợp đế hệ thống

hóa và làm rõ một số van đề lý luận cơ bán về bào hiềm hưu trí.


- Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu quy phạm pháp luật, phân tích, tống
hợp, quy nạp, diễn giải, so sánh,... được sử dụng kết hợp làm rõ thực trạng quy định
pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật bão hiềm hưu trí trên địa bàn tỉnh Điện

Biên.

- Chương 3: Các phương pháp phân tích, suy luận logic, quy nạp, đối chiếu, so
sánh, diễn dịch, dự báo khoa học... được sử dụng đề các định các yêu cầu và xây
dựng các giãi pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quà thực thi pháp luật về

báo hiềm hưu trí trên địa bàn tinh Điện Biên.
6. Kết cấu Luận văn

8


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn được kết cấu thành 3 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hưu trí và pháp luật bảo hiếm
hưu trí.

Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật về bào hiếm hưu trí và thực tiễn

thực hiện tại tinh Điện Biên.
Chương 3. Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

hiện pháp luật bão hiếm hưu trí tại tinh Điện Biên.


9


CHƯƠNG 1
MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BẢO HIẾM HUU TRÍ

VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIÉM HƯU TRÍ
LI. Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hưu trí

1.1.1. Khái niệm háo hiếm hưu trí

Con người dùng khá năng lao động đổ tham gia vào quá trình lao động sàn
xuất nhàm mang tới nguồn thu nhập phục vụ cho nhu cầubãn thân và gia đỉnh họ.

Thuận theo quy luật của tự nhiên, cùng với thời gian con người dần già đi, sức khóe
giảm sút và theo đó khả năng lao độngkhơng cịn đáp ứng được u cầu cùa cơng
việc nữa, họ bước vào giai đoạn hưu trí.
Khái niệm hưu trí được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều

được hiếu thống nhất là giai đoạn tuổi già, giai đoạn con người đã hết tuổi lao động,

không tham gia vào các cơng việc lao động chính nữa.Hưu trí thường là ngườigià,
người có thâm niên cơng tác nhất định (ngoại trừ một số trường họp Nhànước cho

nghĩ mất sức vi thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại...) [ 16,tr.23]. Khi bước
vào giai đoạn hưu trí, con người phải nghĩ việc trong khi nhu cầu về vật chất không
hề mất đi, thậm chí ngày càng tăng thêm do phát sinh nhiều khoản chi phí mới như

chi phí y tế, chi phí phục vụ... Đe trang trái cho cuộc sống, con người có thế dùng
khoăn tiết kiệm, tích góp qua nhiều năm lao động hoặc qua cấp dưỡng của con


cháu. Tuy nhiên, nguồn thu nhập này lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của từng
người. Chính vì vậy, cần có một chế độ bão hiểm nham đàm báo đời sống cho NLĐ
khi về già, không bị phụ thuộc vào con cháu hay xã hội. BHHT trớ thành mục đích,
động lực cơ bàn đế NLĐ tham gia BHXH. Chính vì vậy, BHHT được coi là xương

sống của an sinh xã hội.
Có thế nói, bảo hiếm hưu trí là sán phẩm cùa một xã hội văn minh, ảnh hưởng
rất lớn đến NLĐ, được tạo ra nhàm mục đích đăm bảo cuộc sống và là nguồn thu

nhập chính của NLĐ khi bước vào giai đoạn hưu trí. Hiện nay tồn tại nhiều quan

điểm khác nhau về bào hiểm hưu trí. Quan diem cùa To chức lao động quốc tế

(ILO) cho rằng, BHHT là một dạng trợ cấp trong hệ thống trợ cấp báo hiềm xã hội
dành cho những người tuối già không thể tiếp tục làm việc bình thường được nữa
[3, Điều 25], Quan điểm khác cho rang, BHHT được hiểu là tống hợp các quy phạm

10


pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo

hiếm xã hội, khi đã hết tuồi lao động hoặc khơng cịn tham gia quan hệ lao động”

[16, tr.80]...Như vậy, dù cách tiếp cận khác nhau, các quan điếm VC BHHT đều có
một điếm chung cho đây là chế độ mà đối tượng hường là những người bước vào độ
ti hưu trí hoặc khơng cịn tham gia quan hệ lao động nữa; Mục đích của BHHT là

thơng qua khoản trợ cấp hưu trí thay thế cho phần thu nhập mà NLĐ khơng cịn

được nhận từ nghề nghiệp do nghi hưu và khoán thu nhập thay thế này được xác
định phù hợp với thời gian làm việc và mức độ đóng góp của NLĐ trong suốt quá

trinh lao động. Do vậy, có the hiêu BHHT /à một che độ báo hiểm xã hội nhằm đám
bào thu nhập cho NLĐ tham gia bảo hiêm xã hội khi hết ti lao động hoặc

khơngcịn tham gia quan hệ lao động trên cơ sớ đóng phí vào quỹ BHXH hoặc tài
khoán cá nhân.

1.1.2. Đặc trưng của bảo hiếm hưu trí
BHHT là một trong những chế độ BHXH, do vậy, BHHT mang những đặc

điếm chung cùa BHXH. Tuy nhiên, xuất phát từ bán chất, đối tượng và điều kiện
hưởng riêng khác mà BHHT còn mang những đặc trưng riêng so với các chế độ

BHXH khác. Cụ thể, BHHT mang các đặc trưng riêng sau đây:

- BHHT là một chế độ bão hiểm mang tính chất dài hạn và khơng nằm trong
quá trình lao động.

BHHT là chế độ đối tượng thụ hưởng là NLĐ khi hết tuồi lao động khi đáp
ứng những điều kiện pháp luật quy định về đóng và hường nhất định. Tính chất

dài hạn cùa BHHT thế hiện ở hai yếu tố cơ bản: NLĐ tham gia đóng phí BHXH

trong một thời gian dài và đó thường kéo dài suốt quá trinh lao động của NLĐ;
NLĐ được hưởng chế độ hưu trí cho đến hết quãng đời cịn lại cùa họ, tính từ lúc
NLĐ nghi hưu đến lúc chết.

- BHHT có sự tách biệt tương đoi giữa quãng thời gian đóng và hưởng chế độ

Đe được hường BHHT, NLĐ phải có một quãng thời gian nhất định đóng góp
vào nguồn quỹ bào hiếm trong quá trinh lao động. Tuy nhiên, NLĐ chi bắt đầu
được hướng BHHT (nếu đù điều kiện) kẻ từ khi NLĐ nghi hưu. Điều đó có nghĩa là

giữa quãng thời gian đóng và hưởng chế độ BHHT có sự tách biệt tương đoi. Khoản
phí BHHT, NLĐ đóng góp vào quỹ bão hiểm xã hội trong quá trinh lao động được

11


tích lũy và dùng đế chi trả lương hưu cho người lao động khi học đù điều kiện nghi

hưu.

- Tài chính thực hiện BHHT chiêm tỷ trọng lớn trong quỹ BHXH so với nguồn
tài chính đê thực hiện các chế độ BHXH khác

Tài chính thực hiện BHHT được quy định thu - chi như thế nào là yếu tố chù
ycu quyết định đến sự an toàn cùa quỹ BHXH. Đo nguồn tài chính thực hiện BHHT
được các bên đóng góp vào quỹ bảo hiếm xã hội ngay trong quá trinh lao động

nhưng việc chi trả lương hưu thông thường đến khi NLĐ đù tuối nghĩ hưu, do vậy
phan dư này được đau tư để vừa bão tồn giá trị và vừa làm tăng quy mô của quỹ,

tăng khả năng chi trá BHHT trong tương lai. Phần tài chính mà các bên đóng góp
cho BHHT chính là nguồn vốn nhàn rồi chủ yếu để dầu tư sinh lời nham ổn định và
tăng trưởng quỹ BHXH.

-


BHHT có sự phụ thuộc chặt chẽ giữa NLĐ và NSDLĐ

Khác với những những rủi ro được bảo hiềm khác thường chì có tính chất

ngắn hạn, thực te BHHT lại là một trong những mối quan tâm lớn nhất của NLĐ khi

tham gia vào quá trinh lao động bới đó là sự đám báo đời sống vật chất cho họ trong
một quảng phần đời dài còn lại khi họ hết tuổi lao động. Do vậy, NSDLĐ muốn ồn

định và phát triển sàn xuất kinh doanh, ngoài việc đau tư trang thiết bị, máy móc
hiện đại cịn phải quan tâm, chăm lo tới quyền lợi BHHT cho NLĐ đẻ họ yèn tâm

cho cuộc sống của họ khi không cịn tham gia q trình lao động, qua đó, họ nồ lực
đóng góp và cống hiến cho cơng việc.
1.1.3. Vai trị và ý nghĩa của hảo hiếm hưu trí trong hệ thống háo hiếm xã

hội

Bảo hiếm hưu trí giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống BHXH,
được coi là hạt nhân của hệ thống BHXH. BHHT là mối quan tâm lớn nhất và là
động lực khi NLĐ tham gia quan hệ lao động. Được đảm bào đầy đù quyền lợi

BHHT cũng là yếu tố đế NLĐ yên tâm làm việc, cống hiến, tích lũy khi cịn trẻ,
hưởng thụ khi về già. Chính vi vậy, đây là che độ BHXH xuất hiện lâu đời nhất và

không the thiếu được trong hệ thống BHXH của các quốc gia, không chi có vai trị,
ý nghĩa đối với NLĐ mà cịn đối với cả NSDLĐ, Nhà nước và xã hội.

12



Đối với NLĐ, trợ cấp hưu trí là kết quá tích lũy trong suốt q trình lao động
cúa họ thơng qua việc đóng góp vào quỹ báo hiếm xã hội. Hơn nữa, trợ cấp hưu trí
là khốn thu nhập chính, là nguồn song chũ yếu nhằm bào đăm cuộc song về cả vật

chất cũng như tinh thần cho NLĐ trong qng đời cịn lại sau q trình lao động,
giúp họ căm thay yên tâm trong cuộc sống, tránh tâm lý mặc cám là gánh nặng của
gia đỉnh và xã hội. Có the khăng định bảo hiếm hưu trí đã đám báo được việc thực

hiện quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động

với xã hội.

Đoi với NSDLĐ, việc tham gia BHXH nói chung và BHHT nói riêng đã tạo
nên mối quan hệ tốt đẹp giữa NSDLĐ với NLĐ. Khi đã tạo được tâm lý an tâm về

sự đàm bào đời sống vật chất sau khi het tuổi lao động, NLĐ sẽ yên tâm lao động
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và làm việc hăng hái hơn, đẩy nhanh quá
trình tạo ra của cải vật chất cho NSDLĐ. NLĐ có tâm lý và xu hướng lựa chọn đơn
vị sứ dụng lao động đám bảo đầy đủ quyền BHXH cho NLĐ, trong đó đặc biệt chú
trọng đến BHHTnên BHXH nói chung, BHHT nói riêng là một yếu tố quan trọng

góp phần giúp NSDLĐ thu hút nhân lực để ồn định và phát triển sán xuất.

Đối với Nhà nước, Chăm lo, đảm bảo cho mọi người dân, trong đó có người
cao tuổi một cuộc sống vật chất và tinh thần ổn định sẽ góp phần thực hiện tốt chính
sách an sinh xã hội, hướng đen xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh. Là che độ
BHXH nhàm đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi về già nên BHHT góp phần làm giám
số đối tượng người cao tuồi cần sự trợ giúp của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân


sách Nhà nước. Bão hiếm hưu trí qua đó giúp ồn định về mặt chính trị, kéo theo sự

phát triển cúa nền kinh tế quốc dàn.
Lượng tiền nhàn rồi của quỳ BHXH dùng để đầu tư vào những lĩnh vực mà

pháp luật quy định. Việc cho phép đầu tư trở lại lượng tiền nhàn rồi tử nguồn tài

chính thực hiện BHHT vào nền kinh tế vừa giúp đảm bảo an toàn và tăng cường

quỹ BHXH, vừa giúp cho nền kinh tế phát triến, tạo lập thêm quỹ việc làm cho
NLĐ, góp phần giảm thiêu ti lệ thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội ...

Đối với xã hội, bảo hiếm hưu trì đã thế hiện trách nhiệm cũa Nhà nước, cùa xã

hội và của NSDLĐ đối với những người đã có q trình lao động đóng góp vào sự

phát triển chung của đất nước, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp khi hết

13


tuối lao động. BHHT phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân văn, là một trong
những nội dung trọng tâm cùa chính sách đám bào xã hội quốc gia. Bào hiếm hưu
trí được áp dụng cho hầu hết những đối tượng tham gia BHXH cho nên những thay

đối trong chế độ hưu trí ln ảnh hường đen tất cà những người tham gia BHXH và
được că xà hội quan tâm. Đối với những quốc gia bước vào giai đoạn già hóa dân số
càng cho thấy rõ vai trị cũa bào hiềm hưu trí đối với việc đám bảo an sinh xã hội.

Bảo hiếm hưu trí giúp đàm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động khi họ

về già, qua đó giúp cho xã hội ốn định và gắn bó, góp phần cùng với các chế độ
BHXH khác tạo nên ý nghĩa của an sinh xã hội trên các phương diện kinh tế, chính

trị, xã hội và pháp lý.
1.1.4. Phân loại báo hiếm hưu trí

Báo hiếm hưu trí là bộ phận quan trọng cùa hệ thống an sinh xã hội ớ tại bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới, thường được xây dựng gồm ba tầng (phúc lợi xã hội,
hưu trí bắt buộc, hưu trí tự nguyện). Việc xây dựng BHHT đa tầng là cách thức cơ

bân đàm bảo diện bao phủ rộng và cung cấp sản phâm hưu trí linh hoạt, phù hợp
nhu cầu và đám bảo tốt nhất quyền lợi cho người cao tuối. Tùy theo trình độ phát
triền kinh tế và cơ cấu dân số xã hội, BHHT được xây dựng và phân loại tương đối

khác biệt theo từng quốc gia. Tuy nhiên, đế nhận diện về các loại BHHT, có thế dựa
trên các căn cứ phân loại cơ bàn sau đây:

- Căn cứ đơn vị cung cấp BHHT, BHHT bao gồm'. BHHT do Nhà nước cung
cấp và BHHT do tư nhân cung cấp.
BHHT do Nhà nước cung cấp (Public pension) là loại BHHT do Nhà nước
điều hành và đảm bảo thanh tốn quyền lợi hưu trí.

BHHT do tư nhân cung cap (Private penson) là loại BHHT do các tố chức tư
nhân điều hành và đàm bảo thanh toán quyền lợi hưu trí. Loại BHHT này có thế

được sử dụng như giải pháp bổ sung hoặc thay thế cho BHHT do Nhà nước cung

cấp.

- Căn cứ vào tính chất chương trình him trí, BỈI1IT bao gồm: BHHT với

chương trình hưu trí có mức hường xác định trước; BHHT với chương trình hưu

trí có mức đóng xác định; BHHT với chương trình hưu trí tài khoản cá nhân ước
tính.

14


BHHT với chương trinh hưu trí có mức hưởng xác định trước (Defined benefit

- DB) là loại BHHT trong đó mức chi trả được xác định theo công thức cho trước
với các yếu tố đầu vào là thời gian đóng góp và thu nhập của người đóng góp.

Người được hưởng BHHT sẽ được hướng các khoản chi trá do Nhà nước hoặc
NSDLĐ hoặc đơn vị cung cấp săn phàm hưu trí chi trà khi có rủi ro tài chính.
BHHT với chương trình hưu trí có mức đóng xác định (Defined contribution -

DC) là loại BHHT trong đó mức chi trả được xác định trên phần đóng góp thực tế
của người tham gia cộng với lợi nhuận đầu tư. Người đóng góp là người phái chịu
rùi ro tài chính trong chương trình hưu trí có mức đóng xác định.
BHHT với chương trinh hưu trí tài khoăn cá nhân ước tính (Notional Defined

contribution - NDC) là loại BHHT trong đó mức chi trả được tính dựa trên phần
đóng góp cộng với lợi nhuận đầu tư tính trên một mức lãi suất do tồ chức điều hành

quy định. Nhà nước/NSDLĐ/đơn vị cung cấp sàn phẩm hưu trí sẽ phải chịu rủi ro
tài chính trong chương trình hưu trí tài khoản cá nhân ước tính.
Nham phát triên BHHT với mục tiêu đàm báo an tồn tài chính cho người cao
tuổi, các quốc gia trên thế giới có nhiều hướng triến khai các mơ hình BHHT khác


nhau. Trong hệ thống các loại BHHT trên thế giới, mồi quốc gia sẽ áp dụng mơ

hình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cùa minh.
- Căn cứ vào đặc điểm vê hình thức đóng và hưởng BHHT, BHHT gồm:

BHHT hàng tháng, BHHT một lần và BHHT bổ sung.
Bão hiểm hưu trí hàng tháng là chế độ bào hiếm dài hạn nhằm đàm bão cuộc

sống cùa NLĐ từ khi hết tuổi lao động đen lúc chết và được chi trả định kỳ hàng
tháng cho đối tượng hường.Việc tham gia BHHT hàng tháng dưới hỉnh thức tự

nguyện hay bắt buộc là tùy vào tính chất, đặc điếm cùa đối tượng tham gia.
Bảo hiếm hưu trí một lần với tính chất linh hoạt cho NLĐ trong một số điều
kiện, hồn cảnh cụ thế mà khơng thể tiếp tục tham gia BHXH. Việc quy định những

điều kiện cho hưởng chế độ BHHT một lần với các đối tượng trong những hồn
cành khác nhau, trong đó có cà những người bệnh, thể hiện tinh thần nhân đạo, chia

sẽ cũa loại BHHT này.
Bào hiểm hưu trí hổ sung ra đời với mục tiêu bồ sung cho chế độ hưu trí trong

bão hiếm xã hội bắt buộc. Đây là chính sách bảo hiếm xã hội mang tính tự nguyện

15


với nguồn quỳ được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sừ
dụng lao động dưới hình thức tài khốn tiết kiệm cá nhân, được bão tồn và tích lũy

thơng qua hoạt động đầu tư theo quy định cửa pháp luật.


1.2. Pháp luật bảo hiểm hưu trí
1.2.1. Khái niệm pháp luật hủo hiếm hưu trí

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xứ sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận và đàm bảo thực hiện, thế hiện ý chí của nhà nước,

nhàm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Với những quan hệ xã hội quan trọng, can thiết

có sự can thiệp cùa nhà nước, nhà nước sẽ ban hành pháp luật đế điều chình chúng.

BHHT có thể nói là lình vực quan trọng nhất của hệ thống ASXH, vì vậy luôn cần
sự điều chinh của pháp luật đế phát triến một cách toàn diện, thực hiện được đầy đù
chức năng và vai trị to lớn của nó. Pháp luật là cơng cụ của Nhà nước mang tính

cưỡng chế, bắt buộc. Chú thế vi phạm pháp luật phái gánh chịu các trách nhiệm
pháp lý là những hậu quả bất lợi, được áp dụng dưới hình thức cường chế bắt buộc

bời các cơ quan nhà nước có thấm quyền hoặc các nhà chức trách. Khi BHHT được
pháp luật điều chỉnh, NSDLĐ và NLĐ phái luôn tuân thủ các quy định pháp luật
điều chinh về BHHT. Pháp luật về BHHT sẽ tạo ra sự công bằng cho xã hội, tất cả

các đối tượng tham gia BHHT đều bình đẳng trước pháp luật, trìr khi có những quy
định khác cửa pháp luật. Đe đạt được những mục tiêu này, khi điều chinh về BHHT,
pháp luật bất kỳ quốc gia nào với những quy định chi tiết, cụ thề đều cần xác định

được khung khố pháp lý cho các van đề cốt lõi của BHHT như: Tài chính thực hiện

bão hiểm hưu trí; Đối tượng tham gia BHHT; Chế độ bào hiểm hưu trí; Thú tục giải


quyết hưởng báo hiếm hưu trí và xử lý vi phạm pháp luật báo hiếm hưu trí. Do vậy,
có thể hiểu pháp luật về BHHT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận và đảm báo thực hiện, thê hiện ý chí của nhà nước, nham
điều chinh các van đề về BHHT, bao gồm tài chinh thực hiện hiểm hưu trí, đoi

tượng tham gia BHHT, chế độ háo, thủ tục giải quyết hường háo hiểm him trí và xử
lý vi phạm pháp luật bão hiểm him tri.

1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật bảo hiếm hưu trí
Nguyên tắc của pháp luật BHHT là những tư tưởng pháp lý có tính chất chi

đạo, định hướng cho quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật BHHT.

16


Với tư cách là một bộ phận không thế tách rời cúa pháp luật bão hiếm xã hội, pháp

luật BHHT trước hết phài đàm bào các nguyên tắc của pháp luật bâo hiếm xã hội,

bao gồm:
Thứ nhất, Nhà nước thống nhất quản lý BHHT, bào trợ cho tài chính thực hiện

BHHT.

BHHT là một chế độ quan trọng trong hệ thống các chế độ BHXH, áp dụng

với hầu hết các đối tượng NLĐ tham gia BHXH, không chỉ tác động đến những
người đang tham gia quan hệ lao động, trong độ tuối lao động mà cịn có ánh hưởng
lớn đến những người cao tuổi trong xã hội. Do vậy, BHHT là chế độ BHXH có tác


động, ành hướng sâu rộng đến đời sống kinh tế, xã hội. Do đó BHHT phái do Nhà
nước hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống và tồ chức thực hiện. Nhà nước là
chứ thề xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chế độ BHHT. Thơng qua quy

trình, kỹ thuật lập pháp chặt chẽ và khoa học, các quy pháp pháp luật về BHHT
được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về cá phương
diện lý luận, khoa học lẫn thực tiễn, đảm báo sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội, chù trương, định hướng phát triển cùa đất nước.
Như đã phân tích, tài chính đàm bảo thực hiện BHHT là yếu tố chủ yếu quyết

định đen sự an toàn cùa quỹ BHXH. Do vậy, muốn duy tri BHHT thi cần duy trì sự
tồn tại, an tồn và phát triển cùa quỹ BHXH, qua đó mới có thể đám bâo khá năng
chi trả trợ cấp hưu trí cho người tham gia khi đáp ứng các điều kiện quy định. Tuy
nhiên, sự tồn tại, an toàn và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố

do nhà nước quy định như: Tuối nghi hưu, mức đóng BHHT và mức hường BHHT,
công tác quản lý quỹ BHHT. BHHT lại là chế độ an sinh dài hạn, do đó đế nguồn

tài chính thực hiện BHHT khơng ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển quỹ
BHXH là điều khơng hề đơn giản, can tính tốn, cân nhắc kỹ càng. Chính vì vậy,

cần thiết phái có sự bảo trợ cho quỹ BHXH nói chung, tài chính thực hiện BHHT
nói riêng từ phía Nhà nước. Thơng qua vai trị bào trợ cho quỹ BHXH, Nhà nước
đàm bào sự an toàn, duy trì tồn tại và phát triến của quỹ thơng qua các quy định về

quăn lý quỹ, sự hồ trợ từ ngân sách nhà nước cho quỹ.

Thứ hai, mọi NLĐ đều có quyền và trách nhiệm tham gia BHHT và NSDLĐ


có trách nhiệm đóng phí BHHT cho NLĐ.

17


An sinh xã hội, trong đó có BHHT là một trong những quyền cơ bản của con
người được pháp luật ghi nhận và đàm bào thực thi. BHHT là sự đâm báo cuộc sống

cho NLĐ khi hết tuổi lao động, khơng cịn tham gia lao động nữa. Tuy nhiên,
BHHT cũng là một quỹ tiền tệ, thế hiện sự san sé rủi ro giữa những LĐN tham gia

nên đòi hỏi NLĐ cũng phái có trách nhiệm tích lũy vào nguồn tài chính trong suốt
quá trinh lao động đẻ đám báo nguồn sổng cho chính mình khi hết tuối lao động.
Điều đó vừa thể hiện trách nhiệm của mình mang tính bắt buộc theo quy định

pháp luật của các quốc gia.

Với NSDLĐ, nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố cốt lõi thúc

đấy sự phát then của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp muốn ồn định và phát
triến sán xuất kinh doanh lâu dài thì khơng thể khơng chú trọng đến việc nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo đời sống NLĐ vật chất và tinhthần cho NLĐ.
Sự quan tâm đó thế hiện khơng chì trong q trình NLĐ gắn bó, làm việc với

NSDLĐ mà đặc biệt cịn cả sau quá trình lao động, khi mà NLĐ đã cống hiến, làm
việc hết độ tuổi lao động cho NSDLĐ. Chính vì vậy, chăm lo quyền lợi BHHT cho
NLĐ trên cơ sờ đóng phí vào quỹ BHHT là trách nhiệm thế hiện sự quan tâm đó
của NSDLĐ.

Thứ ba, mức hưởng BHHT được xác định trên cơ sở mức đóng góp và thời
gian đóng phí BHHT.
Ngun tắc này là sự cụ thế hóa và thế hiện tinh thần của nguyên tắc công

bàng xã hội. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện, cơ sở đế tính mức hường BHHT

phải dựa vào mức đóng và thời gian đóng BHXH cho NLĐ trong q trình lao động
cúa họ. Mức đóng BHXH cao và thời gian đóng BHXH dài thỉ mức hưởng BHHT
sẽ cao. Ngược lại, mức đóng BHXH thấp và thời gian đóng BHXH ngắn thì mức
hưởng BHHT sẽ thấp. Nguyên tắc này hướng tới chù trọng nồ lực và trách nhiệm cá

nhân NLĐ phải làm việc, tích lũy trong quá trinh lao động để đảm bảo tốt hơn thu
nhập và cuộc sống cùa họ khi về hưu.
Thứ tư, mức hưởng BHHT phái thấp hơn mức tiền lương lúc NLĐ đang đi

làm, nhưng phải bào đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ.
Pháp luật BHHT ghi nhận nguyên tắc này với mục đích khuyến khích, thúc

đấy sự cống hiến, sự chăm chi lao động của cá nhân khi đang trong độ tuồi lao

18


×