Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại cục thi hành án dân sự thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MÓ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẠT kinh tế

PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ TÀI SẢN ĐẾ

học Mở Hà Nội

Thư viện Trường

TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN sụ THÀNH PHÓ HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ HƯỜNG

HÀ NỘI - 2022
5


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VÈ CƯỠNG CHÉ TÀI SẢN ĐỂ

Thư viện Trường®* học Mở Hà Nội
TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN sụ THÀNH PHỐ HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC: TS. TRÀN PHƯƠNG THẢO

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số

liệu,trích dần trong luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết quà trong
luận văn chưa từng được cơng bổ trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Học viên
(Kỷ và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hường

Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Pháp luật về cường chế tài
sán đế thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại Cục Thi hành án


dân sự thành phố Hà Nội”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chì bảo nhiệt tình của

các thầy, cô giáo trường Viện Đại học Mở Hà Nội đế hồn thành luận văn này.
Với tình cám chân thành, tơi bày tỏ lịng biết on đối với Ban giám hiệu
trường Viện Đại học Mở Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý,
giáng dạy và giúp đờ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cún. Tôi xin bày

tỏ sự biết on đặc biệt đến Tiến sỹ Trần Phương Thào - người đã trực tiếp hướng
dần, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp đế tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu khoa học này.

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, cố vũ, khích lệ và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song

vẫn cịn những mặt hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chi dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cám ơn!

iii


Mực LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1:_NHŨNG ván đề lý luận về cưỡng ché tài sản


VÀ PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ TÀI SẢN ĐÊ THI HÀNH ÁN KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI.................................................................................... 9
1.1. Khái niệm, đặc điềm, ý nghĩa cùa cưỡng chế tài sán và pháp luật về

cưỡng chế tài sàn để thi hành án kinh doanh, thương mại.................................. 9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của cường chế tài sàn đế thi hành án kinh
doanh, thương mại................................................................................................. 9

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của pháp luật về cưỡng chế tài sản đề thi
hành án kinh doanh, thương mại.......................................................................... 19
1.2. Các yếu tố ánh hướng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về cưỡng chế tài

sản để thi hànhữỉẵiỉ#ỗễl&,WfịíỉgỉĩlíỊÌ .b.Q.Ọ..M.Ọ...H.ạ..bỊ.Ọ.Ỉ ..................... 25

1.2.1. Sự phối hợp giữa cơ quan THI HÀNH ÁN DÂN sụ với các cơ quan, tồ
chức khác trong cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại... 26
1.2.2. Trình độ, năng lực chun mơn, kiến thức xã hội, kỹ năng giao tiếp và
tác phong làm việc cùa Chấp hành viên trong việc cưỡng chế tài sân để thi

hành án kinh doanh, thương mại.........................................................................27
1.2.3. Nhận thức của các cấp chính quyền và cơ quan hữu quan về cơng tác
cường chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại................................29

Ket luận chương 1............................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ NHŨNG TỔN TẠI, HẠN

CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÈ CƯỠNG CHẾ TÀI
SÁN ĐÊ THI HÀNH ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI............................. 32

iv



2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về cưỡng chế tài sản đế thi

hành án kinh doanh, thương mại.........................................................................32

2.1.1. Căn cứ cưỡng chế tài sán để thi hành án kinh doanh, thương mại.... 32

2.1.2. Điều kiện áp dụng cưỡng chế tài sàn đe thi hành án kinh doanh,
thương mại.......................................................................................................... 33

2.1.3. Nguyên tắc áp dụng cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh,
thương mại............................................................................................................34

2.1.4. Các biện pháp cưỡng chế tài sàn để thi hành án kinh doanh, thương mại
37

2.1.5. Trình tự, thủ tục cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh doanh, thương
mại......................................................................................................................... 44

2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cùa những tồn tạ, hạn che của
pháp luật về cưỡng chế tài sán đe thi hành án kinh doanh, thương mại........ 50

2.2.1. Một số qp^Ịph pháp luật^ ^jl^mpỊ?áp cưỡng chế tài sàn để thi
hành án kinh doanh, thương mại quy định khó thực hiện................................. 50

2.2.2. Pháp luật chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xác minh điều kiện
cưỡng chế, vì thế trong thực tiễn THI HÀNH ÁN DÂN sựthường vận dụng quy

định chung về xác minh điều kiện thi hành án đề xác minh điều kiện cưỡng chế

tài sán để thi hành án kinh doanh, thương mại..................................................54

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.............................................. 54

Kết luận chương 2................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3: THựC TIỀN VÀ MỘT SỐ GIAI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ CỦA CƯỠNG CHẾ TÀI SÁN ĐẾ THI HÀNH ÁN KINH
DOANH, THƯONG MẠI TẠI cục THI HÀNH ÁN DÂN SỤTHÀNH PHỐ

HÀ NỘI................................................................................................................. 57

3.1. Thực tiễn cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh doanh, thương mại tại
Cục THI HÀNH ÁN DÂN sựthành phổ Hà Nội............................................. 57


3.1.1. Tình hình cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh doanh, thương mại tại

Cục THI HÀNH ÁN DÂN sựthành phố Hà Nội............................................. 57

3.1.2. Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân cúa việc cường chế tài sàn đế thi
hành án kinh doanh, thương mại tại Cục THI HÀNH ÁN DÂN sựthành phố
Hà Nội.................................................................................................................. 61

3.2.

Một số giãi pháp nhằm nâng cao hiệu quả cùa cưỡng chế tài sản để thi hành

án kinh doanh, thương mại.................................................................................. 70
3.2.1. Giãi pháp hoàn thiện pháp luật THI HÀNH ÁN DÂN sựvề cưỡng chế

tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại..................................................70

3.2.2. Một số giái pháp nhằm nâng cao hiệu quá cùa cưỡng chế tài sán để thi
hành án kinh doanh thương mại tại Cục THI HÀNH ÁN DÂN sựthành phố

Hà Nội................................................................................................................... 78

Kết luận Chương 3................................................................................................ 85

KẾT LUẬN -Thu viên Trường Đại,học Mơ Ha NỘỊ________ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 89

vi


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình kinh tế, xã hội phát triển không ngừng như ở Việt

Nam hiện nay các quan hệ xã hội liên tục phát sinh và biến đối phức tạp, dần
đến nhiều tranh chấp xuất hiện. Chính thực trạng này địi hỏi phải có cơ chế

điều chinh cùa pháp luật đe các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, kịp

thời và thỏa đáng. Kết quà giái quyết của Tòa án là các phán quyết cúa Tịa

án mang tính quyền lực Nhà nước và có hiệu lực thi hành với các bên đương
sự, nhưng để đăm bão bán án, quyết định cúa Tòa án được tơn trọng và được


thực thi trơn thực tế thì thi hành án dân sự phải là một khâu không thồ thiếu
đe hồn tất q trình giải quyết tranh chấp dân sự. Các hoạt động thi hành án

dân sự mang ý nghĩa thực sự quan trọng trong việc giữ gìn kỷ cương phép
nước, củng cổ trật tự pháp luật trong lĩnh vực dân sự, giữ vững pháp chế xã

hội chú nghĩa, đãm báo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thi hành án dân sự, nhiều
năm qua Chính phủ đã xác định công tác thi hành án dân sự là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả nham tạo sự
chuyền biến cơ bán trong công tác này. Một trong những giái pháp đó là ban

hành pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự
năm 2008 ra đời, được sửa đồi, bổ sung năm 2014 cùng với các văn bàn

hướng dần thi hành đã đánh dấu bước đối mới cơ bán điều chinh pháp luật
đối với tất cả các hoạt động trong công tác thi hành án dân sự nói chung và

cơng tác thi hành án kinh doanh, thương mại nói riêng.

Thi hành án kinh doanh, thương mại là một loại việc trong thi hành án
dân sự. Những năm gần đây, tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội số

vụ việc thi hành án kinh doanh, thương mại ngày càng nhiều, số tiền phải thi

hành chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tiền thi hành án dân sự. Việc tồ chức thi


hành loại án này gặp rất nhiều khó khăn phức tạp, như: người phải thi hành án


hầu hết đều liên quan đến doanh nghiệp, tài sàn phải xử lý cũng hết sức đa
dạng, phong phú, mang tính đặc thù, như: nhà xưởng, thiết bị máy móc,

nguyên vật liệu, đất đai... Đổ thi hành loại án này cần phải phối hợp tích cực

với rất nhiều cơ quan, tố chức hữu quan dựa trên cơ sở các quy định cùa pháp
luật thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật Việt Nam hiện

hành về cưỡng chế tài sàn đồ thi hành án kinh doanh, thương mại của Chấp
hành viên tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế,
quy định của pháp luật về trinh tự thủ tục và các vấn đề liên quan đến tổ chức
thi hành án cũng còn nhiều bất cập, dẫn đến tỷ lệ thi hành án kinh doanh,
thương mại đạt kết quả rất thấp, đặc biệt số tiền phải thi hành chuyển sang kỳ

sau còn rất lớn. Một số năm gần đây nhiều Cục Thi hành án dân sự thành phố

Hà Nội sự khơng hồn thành chí tiêu được giao, từ đó quyền và lợi ích hợp

pháp của Nhà nước, tồ chức và công dân không được đảm bào.

Thứ viện Trường Đại học Mộ' Hà Nội
Với tất cả những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về cưỡng

chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại Cục Thì
hành án dân sự thành pho Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để thi hành án kinh doanh, thương mại theo bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật thì một cách thức có hiệu q nhất đó là cưỡng chế thi hành


án. Vì thế, việc tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thiện chế định này trong pháp
luật Thi hành án dân sự là mục đích của nhiều cơng trình nghicn cứu có giá

trị. Tiêu biếu trong số đó phải kế đến các cơng trình sau:
- Luận án: “Một sổ vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án

dân sự ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn: Luận án tiến sĩ Luật học được
báo vệ thành công tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019.

2


- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Các biện pháp thi hành nghĩa

vụ trả tiền theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam” của tác già Trần

Phương Tháo làm chú nhiệm đề tài bão vệ thành công tại Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2020.
- Các luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp cường chế thi hành án dân sự
theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiền thành phố Hà Nội”, Lê Xuân

Tùng, luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2021; “Biện pháp cưỡng chế, kê
biên tài sàn trong thi hành án dân sự”, Nguyễn Thanh Phong, luận văn thạc sĩ

Luật học, Hà Nội, 2021; “Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
trong hoạt động thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Lê Đình

Nam, luận văn thạc sĩ luật học, 2022...
- Ngồi ra, cịn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành cùa

các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học như: “Hoàn thiện pháp luật ve
các biện pháp cưỡng chế thi hành án” cua tác giả Trần Phương Tháo, tạp chí
Luật học số 11/2018; “Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sán

để thi hành án dân sự và một số khuyến nghị” cùa tác giả Trần Công Thịnh,
tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội số 24/2018; “Hoàn thiện pháp luật

thi hành án dân sự về kê biên tài sản chung” của tác giả Trần Phương Tháo

đăng trên tạp chí Luật học số 08 năm 2019; “Một số vướng mắc khi áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự” của tác giả Nguyền Dỗn

Phương, tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 08/2021; “Những điểm mới về
cưỡng chế thi hành án dân sự” của tác giả Lê Anh Tuấn, tạp chí Dân chủ và

Pháp luật, số chuyên đề Luật sửa đối, bố sung một số điều cúa Luật thi hành
án dân sự năm 2022...
Nhìn chung, các cơng trinh khoa học trên đây đã nghiên cứu và làm

sáng tó một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự nói
chung, cưỡng chế tài sân đế thi hành án dân sự nói riêng. Tuy nhiên, các cơng

3


trình này đều chú trọng nghiên cứu dựa trên các quy định cúa pháp luật về
cưỡng chế thi hành án, chưa có cơng trình nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu
pháp luật về cưỡng chế tài sán đế thi hành án kinh doanh, thương mại, đặc

biệt là trên địa bàn mang tính đặc thù là Thủ đơ Hà Nội. Vì vậy, sau khi

nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quan điếm, phân tích, đánh giá của các

cơng trình khoa học trên, tác giả xác định việc nghiên cứu chuyên sâu pháp luật
thi hành án dân sự về cưỡng chẻ thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực

tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết và có giá trị áp dụng thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. ì. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sớ làm sáng tó những vấn đề lý luận cơ bán của pháp luật về

cưỡng chế tài sán đổ thi hành án kinh doanh, thương mại trong thi hành án
dân sự; thực tiễn áp dụng pháp luật về cưỡng chế tài sán đế thi hành án kinh

doanh, thương mại trong thi hành án dân sự tậi Cục thi hành án dân sự thành
phố Hà Nội (trong đó tập trung đánh giá những ưu diem, hạn chế, bất cập và

nguyên nhân từ thực tiễn áp dụng cưỡng chế tài sàn để thi hành án kinh

doanh, thương mại theo pháp luật thi hành án dân sự tại Hà Nội), luận văn đe
xuất giái pháp nâng cao hiệu quá cùa việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế tài

sản đẻ thi hành án kinh doanh, thương mại trong thi hành án dân sự trên địa
bàn thành phố Hà Nội đáp ứng đòi hỏi cùa thực tế hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích đặt ra trên đây, luận vãn thực hiện các nhiệm

vụ cụ thể sau đây:
-


Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điếm; ý nghĩa cúa pháp luật về

cưỡng chế tài sán đe thi hành án kinh doanh, thương mại; nội dung pháp luật về
cưỡng chế tài sán đe thi hành án kinh doanh, thương mại tại Việt Nam và

4


nhũng yếu tố ảnh hướng đến hiệu quá của việc áp dụng pháp luật về cưỡng chế
tài sản đố thi hành án kinh doanh, thưong mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về cưỡng

chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại và tham kháo việc áp dụng
pháp luật này tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội; từ đó chi ra kết
quả, thuận lợi cũng như hạn chế, bất cập và nguyên nhân cúa hạn chế, bất cập.

- Đe xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về

cưỡng chế tài sàn đế thi hành án kinh doanh, thương mại tại Cục Thi hành án
dân sự thành phố Hà Nội trong những năm gần đây.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bàn về pháp luật về cường

chế tài sản để thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng pháp luật ỵề cưỡng chế tài

sản đế thi hành án kinh doanh, thương mại trong thi hành án dân sự từ thực
tiễn tại Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


Pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại
trong thi hành án dân sự là một vấn đe nghiên cửu tương đối lớn, có phạm vi
nghiên cứu rộng và đã được nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau
theo những mức độ khác nhau. Ớ Luận văn này tác giả xác định phạm vi

nghiên cứu như sau:
- về lý luận: Chi tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bán như khái

niệm, đặc diem, ý nghĩa cùa cưỡng chế tài sán đe thi hành án kinh doanh,
thương mại và pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh,

thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cùa việc áp dụng pháp luật đó.

5


- về thực trạng pháp luật: Chỉ tập trung nghiên cứu các quy định cúa

pháp luật Việt Nam hiện hành chủ yếu là Luật thi hành án dân sự năm 2008,

được sửa đôi, bố sung năm 2014 và các văn bãn hướng dẫn thi hành.
- về thực tiền áp dụng pháp luật: Chỉ tập trung nghiên cứu thực tế áp

dụng pháp luật về cưỡng chế tài sán đế thi hành án kinh doanh, thương mại tại
Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội những năm gần đây.

5. Phuong pháp luận và phuong pháp nghiên cứu
5.1. Phuong pháp luận


Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận cùa chú nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lenin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh và quan điếm, đường lối, chính sách cùa Đáng, Nhà nước ta về việc

tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chu nghĩa, xây

dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ. thống nhất, khà thi, cơng
I hii’ V'inn I rirrvniT 4-ÌQ1 hnr> iviớ Hà MÓI

khai, minh bạch, ổn định với quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cúa người
dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đối mới sáng tạo, đàm bào yêu

cầu phát triển nhanh và bền vững.
5.2. Phuong pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đe hoàn thành luận văn, tác giá cũng sử

dụng các phương pháp truyền thống như phương pháp lịch sứ, phân tích, tổng
hợp, quy nạp, so sánh, thống kê...., trong đó:
- Phương pháp phân tích, quy nạp, so sánh được sử dụng chủ yếu tại
Chương 1 đế nêu lên các cơ sớ lý thuyết cùa vấn đề đặt ra, từ đó khái quát hóa

thành những luận điếm, quan điểm nền tảng lý thuyết xuyên suốt nội dung

cùa luận văn.

6



- Phương pháp lịch sứ, phân tích, tống hợp, thống kê được áp dụng tại
Chương 2 nhằm phân tích quy định của pháp luật về cưỡng chế tài sàn đe thi

hành án kinh doanh, thương mại và những tồn tại, hạn chế. Ngồi ra phương

pháp phân tích cũng được áp dụng nhằm làm sáng tở những nhận định, quan
điểm đã được đưa ra về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu cùa

đề tài luận văn.
- Phương pháp phân tích, chímg minh được sừ dụng chủ yếu tại Chương

3 đế làm rõ thực tiễn áp dụng cưỡng chế tài sàn đe thi hành án kinh doanh
thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội và những kiến nghị, giải pháp

nhằm đám báo hiệu quá thực hiện pháp luật về biện pháp cường chế này đế
thi hành án kinh doanh, thương mại tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà

Nội đám báo phù hợp với yêu cầu cãi cách tư pháp và xây dựng nhà nước
pháp quyền Xã hội chú nghĩa ớ nước ta hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trinh nghiên cứu khoa học pháp lý có tính hệ thống về
những vấn đề liên quan đến pháp luật về cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh

doanh thương mại. Luận văn góp phần làm rõ khái niệm, đặc điếm pháp lý

cùa cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại và cơ sở cùa

việc quy định biện pháp này; Luận văn đã phân tích, đánh giá và chi ra những

bất cập, hạn chế của pháp luật về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh,
thương mại và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về vấn đề này tại Cục Thi

hành án dân sự Thành phố Hà Nội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kct quả của luận văn, nhất là các kiến nghị, giải pháp của luận văn sẽ là tài
liệu tham khảo hữu ích đê các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Cục Thi hành án

7


dân sự Thành phố Hà Nội trong trường hợp cần phái tham kháo cưỡng chế tài

sản đế thi hành án kinh doanh, thương mại. Kct quả nghiên cứu của luận văn
cũng là các tài liệu tham khảo hữu ích đế các cơ quan quản lý nhà nước tham

khảo trong quá trinh hoàn thiện và áp dụng pháp luật đế nâng cao hiệu quá thực
hiện pháp luật về cưỡng chế tài sán đế thi hành án kinh doanh, thương mại.
Đề tài cũng là tài liệu tham kháo hữu ích cho các cán bộ, giáng viên, sinh

viên trong các cơ sớ đào tạo luật.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham kháo,

luận văn có kết cấu 3 chương, gồm:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về cường chế tài sản và pháp luật về


cường chế tài sản đế thi hành án kinh doanh, thương mại.
- Chương ^Ị^Ị^Cịt^ng pháp luật và những tồn tại, hạn chế của pháp luật

Việt Nam hiện hành về cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại.
- Chương 3: Thực tiễn và một số giãi pháp nhằm nâng cao hiệu quà của

việc áp dụng pháp luật về cường chế tài sán đế thi hành án kinh doanh, thương
mại tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội.

8


Chương 1

NHŨNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ CƯỠNG CHẾ TÀI SẢN
VÀ PHÁP LUẬT VÈ CƯỠNG CHÉ TÀI SẢN ĐÉ THI HÀNH ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của cưỡng chế tài sản để thi hành
án kinh doanh, thương mại

1.1.1. Khái niệm

Thi hành án dân sự được hiếu là quá trình thực hiện các quyền và nghĩa
vụ dân sự cùa các bên nằm trong bán án, quyết định của Tịa án hay của các

cơ quan có thẩm quyền khác đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do bản án,
quyết định dân sự khơng có ngay tính cường chế nên khi hết thời hạn tự


nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành

án nhưng cố tình trốn tránh, trì hỗn, khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của
minh thì lúc này biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ được xem là công

cụ hữu hiệu nhất để thi hành bán án, quyết định của Tòa án. Bên cạnh biện
pháp tự nguyện thi hành án dân sự, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sựcũng được ghi nhận trong pháp luật thi hành án dân sự. Do cưỡng chế là
“dùng quyển lực Nhà nước hăt buộc cả nhân, tô chức thực hiện hoặc không

thực hiện một công việc nhất định trái với ý muốn cùa họ"' nên cưỡng chế
gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước và là phương pháp thường xuyên

được áp dụng trong quán lý Nhà nước.
Trong lình vực thi hành án dân sựcũng vậy, cưỡng chế thi hành án dân

sự là một biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực nhà nước buộc người
phái thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ. Vì dùng quyền

lực nhà nước nên biện pháp cường chế này phải do người cùa nhà nước, tức là
1 Từđiển Luật học cúa Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, nãin 2019, trang 115.

9


do Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phái thi hành án có điều
kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án. Cưỡng chế thi hành án dân

sựở Việt Nam hiện nay là biện pháp cưỡng bức bắt buộc mà cơ quan có thấm
quyền của nhà nước là cơ quan thi hành án dân sự(thông qua Chấp hành viên ra


quyết định áp dụng theo thâm quyền thi hành án dân sự) buộc người phái thi

hành án phải thực hiện nghĩa vụ là những hành vi hoặc là nghĩa vụ về tài sản
theo bản án, quyết định đã có hiệu lực. Đặc biệt trong từng trường họp nghĩa
vụ phải thực hiện là nghĩa vụ về tài sân thì cưỡng chế thi hành án được áp dụng

trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản để thi hành án mà khơng tự
nguyện lấy tài sán đó đế thi hành.

Cưỡng chế tài sản để thi hành án dân sự có thể được cơ quan thi hành
án dân sự thực hiện bàng nhiều biện pháp cụ thế khác nhau như: Khấu trừ tiền
trong tài khoán; thu hồi, xứ lý tiền, giấy tờ có giá cúa người phải thi hành án;

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sán của người
phải thi hành án, kê cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của

người phải thi hành án; Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản,
giấy tờ; Buộc người phái thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện

công việc nhất định. Riêng cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh doanh,
thương mại thi kinh doanh thương mại là hoạt động do các chủ the kinh
doanh tiến hành các hoạt động thương mại nhằm cung cấp hàng hóa hoặc dịch

vụ để tìm kiếm lợi nhuận, khi tranh chấp kinh doanh, thương mại xảy ra và

được giái quyết bằng bản án, quyết định cùa Tòa án hoặc phán quyết của
Trọng tài thương mại thì kết quà giãi quyết về tài sàn trong các bán án, quyết

định đó phải được thi hành theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Cưỡng


chế tài sán để thi hành án kinh doanh, thương mại cũng chì được thực hiện khi
người phải thi hành án kinh doanh, thương mại có tài sản để thi hành án

nhưng lại khơng tự nguyện thi hành án. Như vậy, cưỡng chế tài sán để thi

10


hành án dân sự có đối tượng hướng đến là tài sán cứa người phải thi hành án
kinh doanh, thương mại. Khi cường chế tài sàn của người phải thi hành án để
thi hành án kinh doanh, thương mại thi thơng thường người phải thi hành án
là người có nghĩa vụ trả tiền theo bàn án, quyết định kinh doanh, thương mại.

Là một phần quan trọng cùa cưỡng chế tài sán đế thi hành án dân sự,

cưỡng chế tài sàn để thi hành án kinh doanh, thương mại mang đầy đủ nhũng

đặc diem cùa cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, cưỡng chế tài sán để
thi hành án kinh doanh, thương mại cũng có một số đặc điểm riêng như chú
thể phải thi hành án chủ yếu là các doanh nghiệp bởi tranh chấp trong các vụ

án kinh doanh, thương mại thường là các tranh chấp giữa các chủ thế kinh
doanh với nhau vì mục đích lợi nhuận, trong đó, mục đích lợi nhuận là yếu tố

quan trọng nhất đế phân biệt vụ án dân sự với vụ án kinh doanh, thương mại.
Ngoài ra, trong cưỡng chế tài săn đe thi hành án kinh doanh, thương mại, tài

sản đưa ra để cưỡng chế thi hành thường là những tài sản có giá trị lớn...
Do thi hành án dân sự có phạm vi thi hành rất rộng nên thi hành án kinh

doanh thương mại chi là một nội dung, một phan của hoạt động thi hành án dân
sự. Cưỡng chế tài sán đe thi hành án kinh doanh, thương mại cũng chi được áp

dụng nếu cơ quan thi hành án dân sự có thấm quyền ra quyết định áp dụng.

Từ những phân tích trên, khái niệm cưỡng chế tài sản đế thi hành án
kinh doanh, thương mại có thế được xác định như sau: Cưỡng chế tài sản để

thi hành án kinh doanh, thương mại là một phần của cưỡng chế thi hành án
dân sự, là hiện pháp do cơ quan Thi hành án có thâm quyên áp dụng đoi với

tài sản của chù thê kinh doanh, thương mại có nghĩa vụ tài sân trong bản án,
quyết định kinh doanh, thương mại nham buộc người phải thi hành án kinh
doanh thương mại phái thi hành nghĩa vụ về tài sán trong các bàn án, quyết
định kinh doanh, thương mại đã có hiệu lực pháp luật.

11


1.1.2. Đặc điếm cửa cưỡng chế tài sẩn đế thi hành án kinh doanh,
thưong mại
Cưỡng chế tài sản đe thi hành án kinh doanh, thương mại vừa có những
đặc điểm chung của cưỡng chế thi hành án dân sự, vừa mang đặc điểm riêng

cùa cưỡng chế tài sàn đê thi hành án kinh doanh, thương mại, cụ the:
* Cưỡng chế tài sán để thi hành án kinh doanh, thương mại có những đặc

điểm chung của cưỡng chế tài sản như sau:

- The hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực

hiện bàng sức mạnh của Nhà nước;
- Được Chấp hành viên áp dụng nhằm buộc người phải thi hành án kinh

doanh, thương mại phái thực hiện nghĩa vụ cúa minh theo băn án, quyết định
về kinh doanh, thương mại của Tòa án;

- Đối tượng là tài sân của người phải thi hành án mà cụ thế đối tượng

cùa biện pháp cưỡng chể tài sản là tài sàn của người phải thi hành án;
- Người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh

doanh, thương mại ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong băn án, quyết
định kinh doanh, thương mại của Tịa án họ cịn phải chịu mọi chi phí cưỡng

chế thi hành án kinh doanh, thương mại;
- Biện pháp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án kinh

doanh, thương mại được Chấp hành viên quyết định áp dụng có hiệu lực đối

với người phải thi hành án kinh doanh, thương mại và các cá nhân, cơ quan,
tổ chức có liên quan;
- Mọi tài sản cùa người phải thi hành án kinh doanh, thương mại đều
có thể bị kê biên để thi hành án kinh doanh, thương mại trừ những tài sán

không được kê biên theo quy định cùa pháp luật thi hành án dân sự;

12


- Trường hợp người phái thi hành án kinh doanh, thương mại khơng


cịn tài sán nào khác hoặc có tài sản nhưng khơng đủ đế thi hành án thì Chấp
hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sàn cứa người phải thi hành án đang cầm
cố, thế chấp nếu giá trị của tài sán đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đàm và chi

phí cưỡng chế thi hành án;
- Ke từ thời điểm bản án, quyết định kinh doanh, thương mại có hiệu

lực pháp luật, nếu người phái thi hành án chuyển đối, tặng cho, bán, chuyến

nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản
tiền thu được để thi hành án kinh doanh, thương mại và khơng cịn tài sản nào
khác hoặc tài sán khác không đù đế đám bảo nghĩa vụ thi hành án thi tài sản

đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định

khác;
- Trường hợp có tranh chấp về tài sán cưỡng chế thì Chấp hành viên

vần tiến hành kê biên cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp

khới kiện ra Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thấm quyền xem xét giái quyết;
- Đối với tài sản kê biên, cưỡng chế thuộc diện phái đăng ký quyền sở

hữu, quyền sử dụng đất hoặc đăng ký giao dịch bảo đàm theo quy định cùa

pháp luật thi khi kê biên, xứ lý tài sản đã kê biên Chấp hành viên phải thông
báo cho các cơ quan liên quan biết.
* Cường chế tài sán đề thi hành án kinh doanh, thương mại có những
đặc điểm riêng sau đây:


Do chủ thể của án kinh doanh, thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp
mà “Doanh nghiệp là tố chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chù yếu

là thực hiện các hoạt động kinh doanh, nghĩa là thực hiện một số hoặc tất cá

các cơng đoạn của q trình đầu tư từ sán xuất đến tiêu thụ san phâm hoặc

13


thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”2. Do vậy, việc
cưỡng chế tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại có những đặc điếm
riêng như sau:
- Thứ nhất: Người bị cưỡng chế tài sản đế thi hành án kinh doanh,

thương mại thường là chú the của án kinh doanh, thương mại mà chủ yếu là
doanh nghiệp. Do vậy, khi cưỡng chế thi hành án đối với các chủ thể này cần

phải xác định rõ loại hình doanh nghiệp đe có cơ sở pháp lý xem xét tư cách

chủ thê, từ đó mới có thê có cơ chế, biện pháp cưỡng chế phù hợp đối với từng
chủ thể, từng loại tài sản trong vụ việc cụ thể. Ví dụ như chù thể là doanh
nghiệp tư nhân thì chú doanh nghiệp tham gia giái quyết và có thề có ý kiến
quyết định vế các nội dung liên quan trong quá trinh giải quyết vụ việc, những

vụ việc thi hành án mà đương sự là công ty cổ phần thì phái xem xét xem tại

điều lệ cơng ty xem có quy định cho tống giám đốc, giám đốc có đại diện đế
giải quyết các vấn đề xử lý tài sán doanh nghiệp hay khơng hay người đó chi

đại diện và quyết định trong các quan hệ trong săn xuất kinh doanh hoặc một số

công việc nhất định - trong trường họp này cơ quan thi hành án phải hết sức
thận trọng trong quá trình tiến hành các trình tự thù tục thi hành án, tránh tình

trạng người tham gia ký kết văn bán khơng có thấm quyền đề quyết định những
nội dung, những vấn đe mà họ khơng có quyền quyết định, ký kết.
- Thứ hai: Tài sán bị cưỡng chế đế thi hành án kinh doanh, thương mại

thường có giá trị lớn nên việc cưỡng chế thường phức tạp hơn tài sản phải

cưỡng che trong các loại việc dân sự khác. Tài sán phái cưỡng chế đe thi hành

án kinh doanh, thương mại có tinh đặc thù bới hầu hết là tài sản của doanh
nghiệp bị kê biên như nhà xướng, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa,

những tài sản này nhiều khi có giá trị rất lớn, mang yếu tố kỳ thuật, công
nghệ...do vậy nếu không nắm được các quy định của pháp luật có liên quan và
2 Nguồn: />
14


xứ lý không đúng, không triệt đế sẽ dẫn đến khiếu nại, vi phạm và có thể phái
bồi thường số tiền rất lớn. Nhiều tài sản của người phải thi hành án là doang
nghiệp còn gắn với đất thuê trá tiền hàng năm của Nhà nước nên khi kê biên,

xử lý thì gắn với nhiều vấn đề này sinh phái giải quyết ví như: tiền doanh
nghiệp bị ra đế san lấp, tiền xây tường dậu, các đầu tư khác, rất nhiều vấn đề

liên quan phải xử lý đối với tài sản kê biên trong các vụ án kinh doanh,

thương mại. Liên quan đến xử lý tài sán kê biên để thi hành án kinh doanh,
thương mại đối với công ty cố phần còn phải xem xét đến việc thực hiện phần

vốn góp của các thành viên góp vốn mới có thế xử lý đám bảo việc thi hành

án, đám báo quyền lợi cho người được thi hành án theo quy định cùa pháp
luật.

- Thứ ba: Việc xứ lý tài sản đế thi hành án kinh doanh thương mại có

thế nãy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến người lao động, đây là vấn đề rất
nhạy cám và phức tạp mà về mặt pháp luật cũng còn rất hạn chế, hầu như
khơng có quy định làm cơ sở đế giải quyết phát sinh trong vấn đề này. Thực

tiễn khi kê biên tài sản của các doanh nghiệp đang có người lao động là vấn
đề rất phức tạp và khó khăn, nhiều trường hợp cơ quan thi hành án lúng túng

không biết xứ lý ra sao, dẫn đến chậm trễ thi hành án hoặc vi phạm khác, có

trường họp cịn dần đến khiếu kiện đông người, gây mất ốn định an ninh,
chính trị địa phương.
- Thứ tư: Tài sàn phải thi hành án kinh doanh, thương mại thường liên

quan đến hoạt động sán xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đặc biệt liên

quan đến vấn đề an sinh xã hội và người lao động nên không kê biên các tài sán
báo đàm cho sức khỏe, tính mạng con người như: số thuốc phục vụ việc
phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phàm, dụng cụ và tài

sán khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và

thiết bị, phương tiện, tài sán khác thuộc các cơ sớ này, nếu không phải là tài sân

15


để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ báo đám an tồn lao động,
phịng, chống cháy nổ, phịng, chống ô nhiễm môi trường. Cơ quan thi hành án
dân sự chỉ kê biên tài sản khác của doanh nghiệp phải thi hành án, nếu sau khi
đã khấu trừ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá

của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản lý hoặc đang do người thứ ba giữ
mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định có quyết

định khác hoặc đương sự có thóa thuận khác.

- Thứ năm: Việc cưỡng chế tài sản thi hành án kinh doanh, thương mại
phải tiến hành đồng bộ nhiều thù tục, khơng chì với doanh nghiệp phải thi hành

án mà còn liên quan đến nhiều cơ quan, tồ chức và cá nhân như cơ quan quán
lý kinh doanh, cơ quan bảo hiểm, cơ quan tài nguyên mơi trường, chính quyền

sở tại... nên rất khó khăn và phức tạp, lượng việc mà cơ quan thi hành án phải
thực hiện là rất nhiều và khó thực hiện.

- Thứ sáu: Hiện nay hầu hết các tài sàn đế thi hành án kinh doanh,
thương mại là tài sán phái kê biên, xứ lý đế thi hành án có liên quan đến thế

chấp tại các tồ chức tín dụng, do đó theo quy định của pháp luật dân sự thì khi

xử lý tài sán phải ưu tiên thanh toán cho bên nhận thế chấp, cầm cố. Tuy

nhiên Luật thi hành án quy định nếu tài sàn đó lớn hơn nghĩa vụ thế chấp thì

cơ quan thi hành án phái kê biên, xử lý đế đảm bào quyền lợi cho người được
thi hành án nhưng hiện khơng có quy định đế thực hiện việc xác định xem tài

sản đó có lớn hơn nghĩa vụ thế chấp hay khơng.
Như vậy ngồi những đặc diem chung thì cưỡng chế tài sán để thi hành

án kinh doanh thương mại có những đặc điếm rất riêng, có tính chất phức tạp
hơn, địi hỏi pháp luật thi hành án dân sự cũng phái phù hợp, có tính đặc thù.

16


1.1.3.

Ỷ nghĩa của cưởng chế thi hành ủn kinh doanh, thương mại

Hoạt động cưỡng chế tài sàn thi hành án kinh doanh thương mại là hoạt

động thực thi phán quyết của Tịa án, cơ quan có thấm quyền liên quan đến các
vấn đề về tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Với đặc thù là hoạt

động vừa có tính hành chính, vừa có tính tư pháp, do các cơ quan thi hành án

có thấm quyền tiến hành theo trình tự, thú tục do pháp luật thi hành án quy định
thì hoạt động cưỡng chế tài sán thi hành án kinh doanh, thương mại có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, bao gồm ý nghĩa của hoạt động thi hành án dân sự nói

chung như:


- Thơng qua hoạt động cưỡng chế thi hành án, những phán quyết cùa
Tòa án nhân danh Nhà nước, thế hiện ý chí cúa Nhà nước được trớ thành hiện

thực, công lý và công bằng xã hội được thực hiện trên thực tế. Quá trình giải
quyết một vụ án chi kết thúc khi bàn án, quyết định của Tòa án được thi hành

kịp thời và đầy đu. Phán quyết cùa Tịa án có trở thành hiện thực hay khơng
tuỳ thuộc vào q trình thực thi nó trong cuộc sống. Thông qua giai đoạn thi

hành án, các bản án, quyết định của Tịa án mới có hiệu lực trên thực tế, công

lý mới được thực hiện. Với ý nghĩa đó, cưỡng chế thi hành án dân sự là một
hoạt động khơng thê thiếu được cúa q trình bảo vệ quyền và lợi ích của
đương sự. Thơng qua cưỡng chế thi hành án, kết quả cùa công tác xét xử được

cúng cố, hiệu lực các bán án, quyết định cúa Tịa án được báo đảm thực thi.

Khi cơng tác thi hành án dân sự được thực hiện nhanh chóng, kịp thời sẽ có
tác dụng tích cực đối với hoạt động xét xử; góp phần củng cố, tăng cường uy

tín của cơ quan xét xứ trước xã hội. Khơng tổ chức tốt và kịp thời công tác thi

hành án, thì các phán quyết của tịa án chi là cơng lý trên giấy.

- Cưỡng chế thi hành án dân sự còn là giai đoạn kiêm nghiệm qua thực
tiễn những phán quyết cúa Tòa án, phán ánh trung thực chất lượng và hiệu
quả của hoạt động xét xử. Thông qua hoạt động thi hành án, các thẩm phán

17



Tịa án nhân dân có thế rút ra cho mình những bài học bố ích, nâng cao chất

lượng và hiệu quả công tác xét xử.
- Cưỡng chế thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo

dục ý thức pháp luật của nhân dân. Đặc thù của thi hành án dân sự nước ta là

sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò chủ động, phát huy trách nhiệm của Chấp
hành viên, cơ quan thi hành án. Trong thi hành án cịn có sự chi đạo sát xao,

cụ thế của chính quyền địa phương, sự phối hợp cùa các cơ quan tổ chức có
liên quan, sự đồng tinh cúa quần chúng, tạo ra sức mạnh tong hợp, nâng cao ý

thức trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động thi hành án dân sự. Do vậy,

cường chế thi hành án không chi là hoạt động nghiệp vụ riêng của cơ quan thi
hành án, Chấp hành viên mà còn là trách nhiệm cùa các cấp uỷ Đàng, chính

quyền địa phương, đoàn thế xã hội và mọi thành viên trong cộng đồng. Nói
cách khác đó cịn là trách nhiệm của cá hệ thống chính trị. Thơng qua các quy

định của pháp luật thi hành án dân sự và áp dụng trong việc xứ lý các hành vi
chống đối, cản trở hoặc can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án, mọi

người càng thấy được thái độ cụ thể của pháp luật đối với những người cổ ý
vi phạm. Cũng từ đó nhận thức pháp luật được nâng lên, ý thức pháp luật cùa

nhân dân, vai trò, trách nhiệm cúa các cơ quan, tố chức được nâng cao. Tổ

chức tốt cơng tác thi hành án cịn tạo niềm tin của mọi tầng lóp nhân dân vào

tính nghiêm minh, cơng bằng của pháp luật và sức mạnh cúa Nhà nước ngày
càng được củng cố vững chắc.

Bên cạnh những ý nghĩa chung của hoạt động cưỡng chế thi hành dân

sự, hoạt động cưỡng chế tài săn để thi hành án kinh doanh, thương mại cịn có
ý nghĩa đặc trưng như:
- Kinh doanh, thương mại là mơi trường hiện đang có nhiều bất cập, nhất
là trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh và đám bão khơi phục quyền và lợi

ích hợp pháp của doanh nghiệp, thương nhân. Việc doanh nghiệp này chiếm

18


×