Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án kinh doanh thương mại từ thực tiễn tại thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỜ HÀ NỘI

LUẬN VÀN THẠC SỸ

NGÀNH: LUẬT KINH TÉ

PHÁP LUẬT VÈ ĐÁU GIÁ TÀI SẢN ĐẼ THI HÀNH ÁN KINH DOANH,

THƯƠNG MẠI TÙ THỤC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ MAI HẢI

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẶT VÈ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐÉ THI HÀNH ÁN KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI TÙ THỤC TIỀN TẠI THÀNH PHĨ HẢI PHỊNG

PHẠM THỊ MAI HẢI

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẢN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN TRUNG TÍN



HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Mai Hải hục viên lớp 18M-LKT72 Khóa 2018-2020 xin

cam đoan đây là cơng trình độc lập cùa riêng tôi mà không sao chép từ hất kỳ

nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phán tích
trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dần đầy đù, có xác nhận
cùa cơ quan cung cap so liệu. Các kết quá nghiên cứu trong luận văn là kết

quà nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách
quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chinh xác cùa các nguồn sơ

liệu cũng như các thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu của mình.

Tơi xin chán thành câm ơn!

Hà Nội, ngày
tháng 3 năm 2023.
Người cam đoan

Phạm Thị Mai Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIÉT TẢT


BLDS

Bộ luật dân sự

THADS

Thi hành án dân sự

CQTHADS

Cơ quan Thi hành án dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TTLT

Thơng tư liên tịch

BTP

Bộ tư pháp

VSNDTC


Viện kiếm sát nhân dân tối cao

UBND

ủy ban nhân dân

QĐST- KDTM

Quyết định sơ thấm- Kinh doanh thương
mại

VD

Ví dụ

XHCN

Xã hội chu nghĩa

BĐGTS

Bán đấu giá tài sản


MỤC LỤC
PHÀN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết cùa đề tài.............................................................................................. 1


2.

Tình hình nghiên cứu..................................................................................................2

3.

Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.............................................................................. 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cùa luận văn...................................................... 3

4.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4

Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của Luận văn................................ 4

5.

5.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................ 4

5.2.


Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiền của Luận văn...........................................................5

7.

Kết cấu của Luận văn................................................................................................. 5
Chuong 1................................................................................................................... 6

NHŨNG VÁN ĐÊ LÝ LUẬN VÈ PHÁP LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐÉ
THI HÀNH ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI............................................ 6

Khái quát về đấu giá tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại................. 6

1.1.

Ị. 1.1. Khái niệm.................................................................................................................. 6

1.1.2.

Đặc điếm................................................................................................................ 7

1.1.3.

Vai trò:.................................................................................................................. 10

Khái quát về pháp luật đấu giá tài săn để thi hành án kinh doanh, thương mại.. 11


1.2.
1.2.1.

Khái niệm:......................................................................................................... 11

1.2.2.

Đặc điểm.............................................................................................................. 13

1.2.3.

Vai trò:.................................................................................................................. 13

1.2.4.

Quá trình phát triên của pháp luật về đấu giá tài sán đê thi hành án kinh

doanh, thương mại.............................................................................................................16

Ket luận chương 1............................................................................................................ 23

Chương 2................................................................................................................. 24
THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN ĐÉ THI HÀNH ÁN

KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VÀ THựC TIÊN THI HÀNH TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................ 24
2.1.

Thực trạng pháp luật về đấu giá tài sản đế thi hành án kinh doanh, thương mại 24



ì. Nguyên tắc hán đấu giá tài sàn đê thiohành án kinh doanh, thương mại.... 24

2.1.
2.1.2.

Chù thê trong đau giá tài sản đê thi hành án kinh doanh, thương mại........ 26

2.1.3.

Trình tự, thú tục đấu giá tài sán để thi hành ủn kinh doanh, thương mại..... 33

2.1.4.

Đâu giá không thành, xử lý tài sán khơng có người tham gia đấu giá, bán đấu

giá không thành................................................................................................................ 42
2.1.5.

Hủy kết quâ đau giá tài săn................................................................................ 44

2.1.6.

Báo vệ quyền cùa người mua tài sán bản đau giá và xứ lý kết quá bán đấu giá

tài sản thi hành ủn............................................................................................................ 44

2.1.7.

Thanh toán tiền thi hành án khi bán đấu giá được tài sán để thi hành án kinh


doanh, thương mại............................................................................................................ 46

2.1.8.

Khiếu nại, tố cáo vê hoạt động đấu giá tài sản đê thi hành án kinh doanh,

thương mại....................................................................................................................... 47

2.1.9.

Xừ lý vi phạm, hủy kết quá đấu giá tài sàn, bồi thường thiệt hại................... 47
Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án kinh doanh, thương

2.2.

mại tại Thành phố Hải Phòng......................................................................................... 48

2.2.1.

Những đặc điếm về kinh tế, xã hội của thành pho Hái Phòng tác động trực tiếp

đến đấu giá tài sân để thi hành án kinh doanh, thương mại........................................ 48

2.2.2.

Thực tiễn hoạt động bán đau giá tài sản đê thi hành án kinh doanh, thương

mại tại địa bàn thành pho Hái Phịng trong những năm qua...................................... 50
2.2.3.


Những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đấu giá tài sân đế thi hành án

kinh doanh, thương mại tại Thành phố Hủi Phịng....................................................... 54

Ket luận chương 2........................................................................................................... 60

Chương 3................................................................................................................ 61
MỘT SĨ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP VÈ ĐÁU

GIÁ TÀI SẢN ĐÉ THI HÀNH ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI....... 61
3.1.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật bán đau giá tài sân đề thi hành án kinh doanh,

thương mại......................................................................................................................... 61

3.1.1.

Hoàn thiện pháp luật bán đau giá tài sàn đê thi hành án kinh doanh, thương

mại đặt trong hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật chung...................................... 61
3.1.2.

Xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bán đấu giá tài sân và tuân thú các nguyên tắc

của thị trường.................................................................................................................. 62
3.2.

Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về đau giá tài sàn đế thi hành


án kinh doanh, thương mại............................................................................................. 63


3.3.

Nâng cao hiệu quá tố chức bán đấu giá tài sản đề thi hành án kinh doanh, thương

mại..................................................................................................................................... 65

Kết luận chương 3............................................................................................................ 70
KÉT LUẬN............................................................................................................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 72


PHÀN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bán đấu giá tài sàn (BĐGTS) đổ thi hành án là giai đoạn cuối cùng trong

quá trình xứ lý tài sản của người phải thi hành án khi bị cường chế thi hành án

để đảm báo quyền, lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân và để Bàn
án, quyết định cùa Tịa án có hiệu lực thi hành trên thực tế. BĐGTS trong thi

hành án dân sự (THADS) là một hình thức xứ lý tài sán bị kê biên cưỡng che
và có thể coi là tiền thân của quy định về BĐGTS nói chung.
Tại nhiều nước trên thế giới, hoạt động đấu giá tài sản (ĐGTS) đã có lịch


sử hình thành và phát triển hàng trăm năm. Ớ Việt Nam, BĐGTS lần đầu tiên

được quy định trong Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989; sau đó được quy
định bời Nghị định số 86/1996/NĐ-CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành quy
chế BĐGTS, Nghị định sổ 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về

BĐGTS, Luật THADS năm 2008 (sừa đổi, bổ sung năm 2014); Luật Đấu giá

tài sản năm 2016 và Nghị định 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính
phú quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đấu giá tài
sàn. Việc hoàn thiện pháp luật về ĐGTS đã tạo cơ sớ cho hoạt động BĐGTS

ngày càng đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn và giám thicu tiêu cực phát sinh,
nhất là ĐGTS trong THADS.
Sau nhiều năm triển khai và thực hiện Luật đấu giá tài sản thi hoạt động
BĐGTS trong THADS ở Việt Nam đã đạt được một số kết quá đáng ghi nhận,

nhìn chung đã đạt được những mục đích đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu, kết quà đã đạt được trong thời gian qua, hoạt BĐGTS trong

THADS vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Chất lượng nhiều phiên đấu
giá nhìn chung cịn chưa cỏ hiệu quả; cịn tồn tại tình trạng “qn xanh, qn

đỏ”, thơng đồng, dìm giá, cán trở việc mua hồ sơ đấu giá, không thông báo

công khai việc BĐGTS; chưa có tiêu chí đế lựa chọn tố chức bán đấu giá, cơ

chế kiếm sốt việc bán đấu giá; cịn nhiều vụ việc đã kê biên, định giá lại và
đấu giá nhiều lần nhưng không bán được tài sàn mặc dù giá trị cùa nó lớn hơn


nhiều so với giá khởi diem. Có nhiều trường họp tài sản đã bán đấu giá thành,

người mua trúng đấu giá đã nộp đú tiền nhưng chưa bàn giao được tài sản cho

người mua trúng đấu giá hoặc việc bàn giao tài sản bị kéo dài nên đã gây bức
xúc trong dư luận xã hội, quyền lợi cúa các bên trong quan hệ BĐGTS thi


hành án chưa được đàm bào dần đến việc uy tín của các tổ chức đấu giá tài sản

ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo... Từ đó, dẫn đen tình trạng khách hàng có
tâm lý ngại mua tài sán bán đấu giá trong THADS.

Một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do hành lang pháp lý cho
hoạt động này vẫn chưa thực sự hồn thiện, cịn bộc lộ nhiều điếm bất cập như

một số quy định về trình tự, thù tục bán đấu giá còn thiếu cụ the, không rõ
ràng dẫn đen nhiều cách hiểu khác nhau, chế tài đối với đội ngũ đấu giá viên

vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp còn chưa hợp lý; quy định về BĐGTS chưa
có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động bán đấu giá với các hoạt động thi hành
án khác dẫn tới tình trạng các tổ chức BĐGTS can thiệp sâu vào hoạt động
THADS, thao túng, vi phạm pháp luật trong hoạt động BĐGTS để thi hành án;

một số tố chức bán đấu giá hoạt động không chuyên nghiệp... vv.
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên đòi hỏi phái có những phương
hướng, giải pháp đe khắc phục hạn chế của pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu
giá tài sản để THADS. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ

thống các vấn đề về BĐGTS trong THADS là rất cần thiết, tác giá chọn nghiên

cứu đề tài “Pháp luật về đấu giá tài sản đế thi hành án kinh doanh, thương

mại từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng" làm đề tài cho Luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đôi mới đất nước, cái cách

hành chính và cái cách tư pháp đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
pháp lý đề cập đến vấn đề BĐGTS ở Việt Nam nói chung và BĐGTS đế thi
hành án kinh doanh, thương mại de THADS nói riêng đã được công bố. Cụ thế

về đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án như: “Tập hài giảng đào tạo nghề đấu
giá’’ của Lê Thu Hà; “Tài liệu hội nghị trực tuyến sơ kết 04 năm thi hành Nghị

4 định số 17/20Ỉ0/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về BĐGTS" của Bộ
Tư pháp; “Hoàn thiện pháp luật về BĐGTS ớ Việt Nam" cúa Nguyễn Việt

Hìing; “Một số van đề về quản lý nhà nước đoi với hoạt động BĐGTS ớ Việt
Nam hiện nay" cùa Nguyễn Thị Thanh Nga; “BĐGTS - Một số vấn đề lý luận

và thực tiền" của Đặng Thị Tâm; “Kinh nghiệm BĐGTS qua thực tiền ở Vinh
Phúc" của Nguyễn Việt Hùng; “Quá trình hình thành và phát triển cùa pháp

luật BĐGTS ớ Việt Nam" của Nguyền Thị Minh...
2


Nhìn chung các cơng trình khoa học trên, phần nào đã nghiên cứu được

một số cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực BĐGTS, như lý luận

về BĐGTS; hoàn thiện pháp luật về pháp luật BĐGTS; quản lý nhà nước về
BĐGTS; những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động BĐGTS... Những công

trinh nghiên cứu khoa học trên đã giúp cho tác giã có được cách tiếp cận đế
tiếp tục kế thừa nghiên cứu, bô sung thêm về cơ sở lý luận và thực tiền đế tác
giá nghiên cứu và hoàn thiện đề tài khoa học cùa mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về
pháp luật BĐGTS để thi hành án nói chung và BĐGTS để thi hành án kinh

doanh, thương mại nói riêng, nội dung các quy định pháp luật Việt Nam về
BĐGTS đe thi hành án kinh doanh, thương mại và phát hiện ra những bất cập

để qua đó đồ xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Từ mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể như:

- Phân tích một số vấn đề lý luận về pháp luật BĐGTS đề thi hành án
kinh doanh, thương mại.

- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về BĐGTS

đe thi hành án kinh doanh, thương mại.
- Thực tiền thi hành pháp luật Việt Nam về BĐGTS đế thi hành án kinh

doanh, thương mại từ thực tiền tại thành phố Hải Phòng.
- Phát hiện những vướng mắc, bất cập cứa các quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành về BĐGTS đe thi hành án kinh doanh, thương mại và thực tiễn


của thành phố Hải Phịng thực hiện từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục nhàm
nâng cao hiệu quả của BĐGTS để thi hành án kinh doanh, thương mại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu cúa luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về pháp luật
BĐGTS để thi hành án kinh doanh, thương mại, các quy định của pháp luật về
BĐGTS để thi hành án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thực hiện các quy

định cúa pháp luật về BĐGTS để thi hành án kinh doanh, thương mại.

3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về đấu giá tài sàn đê thi hành án kinh doanh, thương
mại từ thực tiễn tại thành phố Hải Phòng là phạm trù rất rộng, bao gồm rất

nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề khác nhau. Trong khuôn khô của một luận văn
Thạc sỹ, tác giá tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về đấu giá tài sàn đế

thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại thành phố Hải Phịng trong

phạm vi sau:
- về khơng gian: việc thi hành pháp luật về đấu giá tài sàn đế thi hành án
kinh doanh, thương mại đối với các Chi cục THADS quận, huyện trên địa bàn
thành phố Hãi phòng.

- về thời gian: Luận văn chỉ nghiên cứu, đánh giá thực trạng thi hành
pháp luật về đấu giá tài sàn đe thi hành án kinh doanh, thương mại trên địa bàn
thành phố Hãi Phòng giai đoạn 2017- 2022.


5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu của Luận văn
5. /. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên phương pháp luận khoa học xã hội ở Việt
Nam mà nền tàng là chú nghĩa Mác - Lênin, tư tường Hồ Chí Minh và quan

điếm, đường lối cùa Đáng Cộng sán Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về
mối quan hệ giữa pháp luật và đời sổng thực tiễn, giữa thực thi pháp luật và

xây dựng pháp luật.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đế giái quyết những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác già đã sứ

dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thố sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lịch sử được sử dụng ở các chương của
Luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực trạng

và đề xuất các quan diêm, giải pháp bào đàm thực hiện pháp luật ve thi hành án
kinh doanh, thương mại;

- Phương pháp lịch sứ, thống kê, so sánh được sừ dụng đế đánh giá về
thực tiễn thực hiện pháp luật về BĐGTS đe thi hành án kinh doanh, thương

mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng;

4



- Phương pháp phân tích tống hợp, so sánh pháp luật cũng được sừ dụng
trong việc xác định quan điểm, giải pháp bảo đàm thực hiện pháp luật về hoạt
động BĐGTS để thi hành án kinh doanh, thương mại.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về pháp luật BĐGTS đê thi hành án kinh

doanh, thương mại.
- Chi ra thực trạng quy định của pháp luật về BĐGTS đế thi hành án
kinh doanh, thương mại tại thành phổ Hải Phòng: Những ưu điểm, hạn chế,
khó khăn và nguyên nhân trong giai đoạn 2017- 2022.

- Luận văn đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện và áp dụng

pháp luật vê BĐGTS đê thi hành án kinh doanh, thương mại trong thời gian
tới.
- Luận văn là tài liệu tham kháo đối với các nhà làm luật trong việc

hoạch định chính sách sửa đổi, bổ sung, ban hành mới pháp luật BĐGTS; đối
với các cơ quan nhà nước có thấm quyền cúa thành phố Hái Phòng trong việc

quàn lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động BĐGTS đê thi hành án kinh
doanh, thương mại tại địa phương và đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực
này.

7. Kết cấu cúa Luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Ket luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung Luận văn gồm 03 Chương. Cụ thế như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật đấu giá tài sàn đề thi hành


án kinh doanh, thương mại.
Chương 2\ Thực trạng pháp luật về đấu giá tài sán để thi hành án kinh

doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Thành phố Hải Phịng.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện pháp luật về đấu giá tài sản đe thi hành

án kinh doanh, thương mại.

5


Chuong 1
NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐÁU GIÁ TÀI SẢN ĐÉ
THI HÀNH ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về đấu giá tài sản để thi hành án kinh doanh, th tro ng
mại

/. /. 1. Khái niệm
Theo sự phát triên của xã hội, bán đấu giá (BĐG) đã trở thành một
phương thức mua bán tài sán phố biến, thơng thường. Khái niệm ve BĐG được

giải thích ớ nhiều góc độ khác nhau.
Trong kinh tế học hiện đại, David W.Pearce - nhà kinh tế học người Anh

đã đưa ra định nghĩa: “Đấu giá là một thị trường trong đó người mua tiềm
tàng đặt giá cho tài sản chứ không phái đơn thuần trá giá theo giá công bố

cùa người bán ” và thị trường đấu giá chính là “một thị trường có tổ chức, tại

đó giá cá được điều chinh liên tục theo hiển đôi của cung cầu ”. '

Tại Việt Nam khái niệm BĐGTS cũng được đưa ra xem xét trong nhiều

tài liệu khác nhau. Theo Đại từ điền Bách khoa Việt Nam: “Đẩu giá là hình

thức bán những tài sản hoặc tài sán thưòng thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm.
Người bủn đặt mức giá chuẩn, những người mua trả giá từ thấp đến cao, tài

sản được bán cho người mua trả cao nhất ”.I2
Còn theo Từ dien Luật học thì: “BĐGTS là hình thức hán cơng khai một

tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giả,
người trá giá cao nhất nhưng không thấp hơn giả khới điểm là người mua
được tài sản ”,3

Theo Điều 451 trong Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, thi : “Tài sàn

có thê được đem BĐG theo ý chí cùa chù sớ hữu hoặc theo quy định của pháp
luật. Tài sản thuộc sờ hữu chung đem BĐG phâi có sự đồng ý của tat cả các

chủ sỏ' hữu chung, trừ trường họp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác. Việc BĐGTSphải đám bão nguyên tắc khách quan, công khai, mình

I

David W.Pearce (1999) Từ điền kinh tế học hiện đại, Nxb Chinh trị quốc gia, Hà Nội.

2 Nxb Chinh trị quốc gia, 2010, Đại từ điền Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
3 Bộ Tư pháp (2006) Từ điển luật học, Nxb Tư pháp. Hà Nội


6


bạch, bảo đám quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực

hiện theo quy đinh cùa pháp luật về BĐGTS".4

Nhận thức được tầm quan trọng của ĐGTS, Luật đấu giá tài sàn năm
2016 đã dành riêng một Khoản để khái niệm về ĐGTS như sau: “Đấu giá tài
sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo

nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật đấu giá ” 5. BĐGTS là hình

thức bán tài sàn cơng khai để cho nhiều người có thồ được tham gia trả giá mua
một tài sản. Những người tham gia mua tài sán BĐG sẽ phải nộp lệ phí theo
quy định của pháp luật. Khoản tiền lệ phí này nhàm ràng buộc người đã đăng
kí phái tham gia BĐG hoặc nếu khơng mua tài sản thì sẽ khơng được lấy lại số
tiền này. Trường hợp họ có tham gia đấu giá nhưng khơng mua được tài sán thì
sẽ được nhận lại số tiền lệ phí đã đóng. Khi tham gia ĐGTS, người nào trá giá

cao nhất nhưng không thấp hon giá khởi điếm thì người đó được mua tài sán.
Ncu trong cuộc BĐG mà không ai trả giá cao hon giá khởi điểm thì cuộc BĐG
xem như khơng thành và sẽ được tổ chức lại.

Thi hành án KDTM là việc cơ quan Thi hành án dân sự tố chức thi hành
các bản án, quyết định cùa Tịa án đã có hiệu lực pháp luật ve lĩnh vực KDTM.

Trong thực tế cho thấy, các vụ việc thi hành án liên quan đến KDTM là loại
việc có vị trí quan trọng trong lĩnh vực chung về THADS, xuất phát từ tính


chất và giá trị cần được thi hành án. Bởi vậy, ĐGTS thi hành án KDTM có thể

định nghĩa là một bộ phận của hoạt động THADS, là việc mà Chấp hành viên

cơ quan THADS phái làm khi thi hành bản án, quyết định về KDTM. Chấp
hành viên có thế tự thực hiện hoặc thông qua các tổ chức bán đấu giá đế bán
công khai tài sản cùa người phái thi hành án đã bị kê biên theo trình tự, thủ tục
pháp luật về thi hành án.

/. 1.2. Dặc điểm
ĐGTS để THADS nói chung và thi hành án KDTM nói riêng bản chất
cũng khơng khác nhiều so với khái niệm ĐGTS nói chung, cũng có người mua,

4 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) Bộ luật dân sự, ban hành ngày 14/6/2005, Hà
Nội.
5 Quốc hội (2013) Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2014, ban hành ngày 28/11/2013,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7


người bán theo trình tự, thú tục nhất định. Nhưng BĐGTS đế thi hành án
K.DTM có sự khác biệt so với BĐGTS thơng thường. Đó là:

Thứ nhất, về ý chí của người có tài sàn bán đấu giá để thi hành án
K.DTM: Trong bán đấu giá thơng thường thì người có tài sản chù động mang

tài sàn, hàng hóa cùa mình tham gia đấu giá với mong muốn bán hàng hóa, tài


săn với giá cao nhất, do đó họ tham gia với vai trị tích cực, chủ động để việc
bán đấu giá thành công. Tuy nhiên, việc bán đấu giá tài sán thi hành án KDTM

với tư cách là một biện pháp nối tiếp trong quá trình cưỡng chế kê biên, xử lý
đối với tài sản của người phải nhằm bảo đảm việc thi hành án nên người có tài

sán bán đấu giá thường hay tìm mội cách để chống đối hay cán trớ không tự

nguyện mang tài sản của mình đến bán đấu giá mà bị cưỡng chế kê biên xử lý
bới cơ quan THADS. Khi tham gia bán đấu giá, người được thi hành án thì

mong muốn tài sản được nhanh chóng bán đấu giá thành cơng đế minh sớm
nhận được tiền theo nội dung của bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực
pháp luật. Tuy nhiên, người phải thi hành án thì ngược lại, họ có cảm giác
mình bị ép buộc, bị cưỡng chế nên thường có tâm lý chống đối như chây ỳ, cố
tình gây khó khăn, cản trở q trình bán đấu giá tài sán thi hành án.

Thứ hai, có sự tham gia cùa cơ quan nhà nước có thấm quyền trong quan

hệ bán đấu giá tài sán đế thi hành án KDTM. Trong bán đấu giá thơng thường
thì người có tài sản có thế tự mình tổ chức bán đấu giá nhưng cũng có thể bán

thơng qua tố chức dịch vụ bán đấu giá. Tuy nhiên, trong việc bán đấu giá tài
săn đế thi hành án KDTM thì ngồi bên có tài sán bán đấu giá và to chức làm

dịch vụ đấu giá tài sán thi cịn có tham gia của Cơ quan THADS, Chấp hành

viên. Sự tham gia cùa Cơ quan THADS, Chấp hành viên thế hiện ớ việc quyết
định lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sàn, ở việc ký hợp đồng dịch vụ đấu giá...


Thứ ba, về phương thức, hình thức bán đấu giá: Trong bán đấu giá thơng
thường, việc bán đấu giá có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau

như trá giá công khai lên, trá giá công khai xuống V.V.. miền là hai bên (bên có
tài sán mang bán đấu giá và bên thực hiện dịch vụ bán đấu giá) thóa thuận với

nhau về hình thức thực hiện và thỏa thuận đó tn thủ theo đủng quy định pháp

luật. Tại Việt Nam, việc bán đấu giá tài sán được thực hiện theo hình thức đấu
giá trực tiếp bằng lời nói, đấu giá bằng bó phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp, đấu
giá trực tuyến. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn thực hiện thỉ việc bán đấu
giá tài sản thi hành án chi thực hiện duy nhất bằng hình thức đấu giá cơng khai,

8


trực tiếp bằng lời nói theo phương thức trả giá lên đế đảm báo tính cơng khái,

minh bạch, khách quan và tránh những rủi ro khi tổ chức bán đấu giá tài sản.
Thứ tư, về tài sàn bán đấu giá đế thi hành án KDTM: Trong bán đấu giá

tài sán thông thường thỉ tài sản đem ra bán đấu giá có thể là bất kỳ tài sàn nào
mà người có tài sán muốn bán. Người bán hàng chi đưa ra mức giá cơ bán
(mức giá khới điêm) đê người mua tham kháo giá, còn giá bán thực tê do

những người tham dự cuộc đấu giá xác định trên cơ sở tự cạnh tranh giá với
nhau. Lợi ích mà người bán muốn thu được là giá trị lợi nhuận từ tài sản, hàng

hóa mà mình đưa ra bán. Xuất phát từ việc đảm bảo nghĩa vụ thi hành bản án,


quyết định cùa Tịa án đã có hiệu lực pháp luật nên tài sãn được đưa ra bán đấu
giá đế thi hành án K.DTM có tính chất đặc thù là thường có giá trị tương đương

hoặc lớn hơn với nghĩa vụ phải thi hành án chứ không phái là bất kỳ tài sán

nào mà người phái thi hành án đang có. Tài sàn có thế là bất động sán, động

sản, quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản khác nhưng có the định giá được theo
cách thông thường chứ không phải là tài sản khó xác định giá trị thực như đồ

đạc kỷ niệm hoặc các loại đồ sưu tập....
Thứ năm, sự phối hợp giữa các bên trong quá trình bán đấu giá tài sán đế
thi hành án K.DTM: Khác với bán đấu giá thơng thường, việc bán đấu giá chi

có sự tham gia cùa người có tài sán mang bán đấu giá, người mua được tài sán
bán đấu giá và cá nhân, tổ chức thực hiện việc bán đấu giá. Bán đấu giá tài sản

đế thi hành án KDTM là quá trình phức tạp với sự tham gia cúa nhiều bên, bao

gồm: người phái thi hành án (thường là người sớ hữu tài săn bị mang bán đấu

giá); người được thi hành án;người có quyền lợi liên quan đến việc bán đấu
giá; Cơ quan THADS (Chấp hành viên); tồ chức bán đấu giá tài sán, Viện kiềm
sát nhân dân và những người đăng ký tham gia đấu giá tài sàn.
Việc bán đấu giá tài sản để thi hành án KDTM là q trình phức tạp và

có thê gặp vướng mắc ngay từ quá trình định giá tài sán nếu như được thi hành
án và bên phải thi hành án không thởa thuận được về giá trị tài sản, về tố chức
thấm định giá, tố chức bán đấu giá khi đó Chấp hành viên phái quyết định lựa
chọn tổ chức thấm định giá, tổ chức bán đấu giá. Trong quá trình tổ chức việc


bán đấu giá tài sản để thi hành án cũng có thề phát sinh các tranh chấp giữa

những người phải thi hành án với cá nhân tổ chức khác, giữa những người
tham gia đấu giá, người có tài sán bán đấu giá với tô chức cung cấp dịch vụ
đấu giá và khi kết thúc việc đấu giá vẫn có the xây ra tranh chấp húy kết quá

9


đấu giá hoặc các tranh chấp liên quan đếm việc bàn giao tài sàn bán đấu giá.

Do có nhiều bên tham gia trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sàn đe thi
hành án KDTM, việc bán đấu giá tài sản thi hành án thường phức tạp nên pháp

luật quy định rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục bán đấu giá và quá trình tổ chức
bán đấu giá địi hỏi phải có sự phối họp chặt chẽ giữa các bên tham gia. Quá

trình bán đâu giá tài sản đê thi hành án KDTM địi hói những cá nhân, tơ chức

có thấm quyền liên quan thực hiện trách nhiệm một cách công tâm, khách
quan, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự phối

hợp kịp thời, chặt chẽ với người sở hữu tài sản bị bán đấu giá, người được thi

hành án và người mua được tài sản bán đấu giá để nhanh chóng giải quyết

những vướng mắc phát sinh trong q trình tổ chức đấu giá tài sàn.
1.1.3. Vai trò:
BĐGTS đổ thi hành án KDTM với tư cách là một biện pháp tiếp nối


trong quá trình cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án nhằm bảo đàm thi
hành án nên người có tài sản bán đấu giá khơng tự nguyện mang tài sàn cùa
mình đến bán đấu giá mà bị cưỡng chế bời cơ quan THADS. Bán đấu giá tài

sàn đê thi hành án K.DTM nói riêng có vai trị quan trọng trong cơng tác thi

hành án dân sự. Đó là:
Một là, bán đấu giá tài sản là một biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đàm

THADS nói chung và thi hành án KDTM nói riêng. Trong hoạt động thi hành

án KDTM, việc xứ lý tài sản để thi hành án được thực hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau, trong đó bán đấu giá tài sán là một hình thức xứ lý tài sàn
thường được áp dụng nhằm báo đàm cho việc thi hành nghĩa vụ trá tiền trong
thi hành án KDTM. Thông thường, bán đấu giá tài sản là một cơng đoạn trong

q trình thực hiện cưỡng chế thi hành án K.DTM, được áp dụng sau khi đã

tiến hành thủ tục kê biên, định giá tài sản. Việc cưỡng chế thi hành án K.DTM
chỉ thực sự có ý nghĩa khi tài sán cưỡng chế kê biên được bán đấu giá thành
công, Cơ quan THADS thu được khoản tiền đe đảm báo việc thi hành các

nghĩa vụ theo bán án, quyết định về KDTM cùa Tịa án đã có hiệu lực.

Hai là, bán đấu giá tài sản để thi hành án KDTM là một biện pháp bào
đàm quyền lợi của các bên trong quan hệ THADS. Bán đấu giá để thi hành án

K.DTM trước hết là một hình thức dịch vụ thông thường giữa Chấp hành viên
và Tố chức đấu giá tài sàn thông qua hợp đồng dịch vụ đau giá tài sản được ký

10


giữa Chấp hành viên với Tổ chức đấu giá tài sản, Tố chức đấu giá thu được
khoăn phí từ dịch vụ đấu giá do họ cung cấp. Với tính cơng khai, minh bạch và
đại chúng nên cuộc đấu giá tất yếu sẽ có nhiều người tham gia, tài sản sẽ bán
được dễ dàng hon và giá trị tài sản thu được là cao nhất. Do vậy, đàm bào bán

án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực được thi hành, quyền lợi của người
được thi hành án được bão đăm.

Ba là, bán đấu giá tài sàn đe thi hành án KDTM góp phần hồn thiện thú
tục THADS nói chung và thủ tục thi hành án KDTM nói riêng. Trước đây việc

bán tài sản trong thi hành án dân sự do Chấp hành viên của cơ quan TIIADS

tiến hành theo cách thức bán tài sản thông thường. Như vậy, sẽ rất dề dẫn đến
tình trạng Chấp hành viên lạm quyền, cố ý làm sai, không báo đảm quyền lợi

cho người được thi hành án, người phải thi hành án nếu như Chấp hành viên

không vô tư, khách quan khi thi hành công vụ. Mặt khác, với việc Chấp hành
viên tự kê biên tài sản, tự mình tổ chức bán tài sàn đã kê biên sẽ dẫn đến việc
tập trung quyền lực rất lớn ở Chấp hành viên khi thi hành cơng vụ. Điều đó cịn

dần đến sự lộng quyền, dễ dàng tha hóa, biến chất khi thi hành cơng vụ nếu
Chấp hành viên đó khơng có lập trường tư tưởng vững vàng, khơng có đạo đức

cơng vụ tốt. Chấp hành viên có thế lợi dụng việc bán tài sán đã kê biên để đưa


“tay trong" hoặc người nhà, người quen vào mua bán tài sản, thơng đồng, dìm
giá gây thiệt hại cho chính người chủ sở hữu tài sản (người phải thi hành án) và

ngay cả người được thi hành án cũng bị ảnh hưởng quyền lợi của mình.

1.2. Khái quát về pháp luật đấu giá tài sản để thi hành án kinh doanh,
thuong mại
1.2.1. Khái niệm:
Khái niệm về pháp luật bán đấu giá tài sản đổ thi hành án KDTM trong

tiến trình hồn thiện hệ thống pháp luật là một lình vực mới mẻ rất phức tạp.
Theo lý luận chung hệ thống pháp luật được hiếu là tập hợp tất cã các quy

phạm pháp luật, văn bán pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân
chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định

như bản chất, nội dung, mục đích. Theo đó hệ thống pháp luật thi hành án
KDTM cũng bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hộ thống cấu trúc bên
ngoài.

11


Pháp luật về bán đấu giá tài sản đế THADS nói chung và pháp luật về
bán đấu giá tài sàn đế thi hành án KDTM chưa phái là một ngành luật độc lập

có phạm vi điều chinh và đối tượng điều chỉnh riêng biệt. Mặc dù pháp luật về
bán đấu giá tài sản đề thi hành án K.DTM cũng bao gồm tổng thể các quy phạm
pháp luật, điều chính các quan hệ xã hội về bán đấu giá tài sản được thể hiện
trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thấm quyền ban hành và


có mối quan hệ thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, do đặc diem

cúa loại tài sản trong các vụ việc KDTM được đưa ra bán đấu giá theo cách
phân định của pháp luật, mà pháp luật về bán đấu giá tài sản đe thi hành

K.DTM không thuộc một ngành luật chuyên biệt nào. Các quy định của pháp
luật về bán đấu giá THADS nói chung và bán đấu giá để thi hành án KDTM

nằm rái rác trong các quy định cùa Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bán
pháp luật chuyên ngành... Vì vậy, cần thấy rằng pháp luật về bán đấu giá tài

sàn đe thi hành án KDTM vừa đang là những quan hệ bồ trợ tư pháp giúp cho

hoạt động của các Cơ quan THADS thực hiện nhiệm vụ của mình trong xử lý
các tài sàn K.DTM.
Như vậy, dựa trên các khái niệm về BĐGTS và khái niệm BĐGTS đe thi

hành án KDTM trong THADS, có thế đưa ra khái niệm pháp luật về BĐGTS

đế thi hành án KDTM như sau: Pháp luật về BĐGTS để thi hành án KDTM là
hệ thông các quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực BĐGTS trong THADS

nói chung và đối với án KDTM nói riêng, quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ
tục được Nhà nước thừa nhận hoặc ban hành, quy định hình thức mua bán đặc
biệt, cơng khai đoi với tài sán bị kê biên đê thi hànhi án nhằm bao đám việc

THADS có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích cùa cá

nhân, tố chức.


Ngoài việc thi hành các Bàn án, quyết định của Tòa án về KDTM, các cơ

quan THADS còn phải thi hành các Quyết định về K.DTM cúa Trọng tài
thương mại và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên, trong phạm vi
luận văn này, tác giá chi tập trung nghiên cửu các quy định cùa pháp luật có

liên quan đến BĐGTS trong các vụ án K.DTM trên góc độ Cơ quan thi hành án

tổ chức thực thi các Bản án, quyết định của Tòa án về KDTM.

12


1.2.2. Đặc điểm
Nói đến đặc điếm cùa pháp luật bán đấu giá tài sán THADS nói chung và

pháp luật bán đấu giá tài sản đế thi hành án KDTM nói riêng chính là nói đến
những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt pháp luật bán đấu giá tài sản để THADS
với những quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

khác. Ớ góc độ này chúng ta thay pháp luật về bán đấu giá tài sản đế thi hành
án KDTM có những đặc diêm sau:
Thứ nhất, trước đồi mới và những năm đầu sau khi đổi mới và cho đến
nay số lượng văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS nói chung và thi

hành án để KDTM nói riêng cịn ít.

Thứ hai, những văn bàn pháp luật về bán đấu giá tài sán đe thi hành án
K.DTM có hình thức pháp lý là văn bán luật và được quy định dưới các hình


thức là các chế định pháp luật trong các văn bàn luật chuyên ngành, nghị định
và các thông tư.

Thứ ba, pháp luật về bán đấu giá tài sàn thi hành án K.DTM cịn rất tản

mạn, phức tạp chưa có tính hệ thống. Nếu chúng ta xem pháp luật về bán đấu
giá tài sản đê thi hành án K.DTM là những quy định chung thì trong mơi quan

hệ với những văn bàn luật khác thì có ý nghĩa như là những quy định cùa pháp
luật chuyên ngành. Ớ đặc diem này cúa pháp luật về bán đấu giá cho thấy cũng

giống như đặc diem cùa pháp luật xã hội chù nghĩa nói chung nó tồn tại khơng
phải bởi “ tổng số cộng" đơn giản các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
mà phái là một chính thể thống nhất với sự phối hợp cùng tác động điều chinh
các quan hệ pháp luật về bán đấu giá tài sản hết sức linh hoạt và phong phú.
trái rộng trên nhiều lĩnh vực.

Thứ tư, pháp luật bán đấu giá tài sản để thi hành án KDTM có đặc điểm
quy định về người bán đấu giá tài sản rất rộng gồm nhiều loại chủ thể tham gia.

Đó là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản

và Hội đồng bán đấu giá tài sán...

1.2.3. Vai trò:
Sự ra đời pháp luật về BĐGTS để thi hành án K.DTM trong THADS bắt

nguồn từ yêu cầu thể chế hóa chú trương, đường lối cúa Đảng về hoàn thiện hệ


thống pháp luật và cải cách tư pháp. Các quy định cúa pháp luật về đấu giá tài

sàn đế thi hành các vụ án KDTM nhằm tiếp tục thế chế hóa chù trương, quan
13


điếm đã được xác định trong các nghị quyết cúa Đàng về hoàn thiện thế chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chú nghĩa, cài cách hành chính, đặc biệt là

Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 theo hướng tímg bước hoàn thiện cơ sở phápi lý cho hoạt động bổ
trợ tư pháp, xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản.

Quy định của pháp luật về đấu giá tài sán đê thi hành án KDTM bảo
đám phù hợp với quy định cùa Hiến pháp năm 2013, thống nhất, đồng bộ với
các luật, bộ luật có liên quan, tạo cơ sờ pháp lý ốn định, thống nhất, lâu dài cho

sự phát triển hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa nâng cao

chất lượng đội ngũ đấu giá viên, tố chức đấu giá tài sản và chất lượng hoạt
động đấu giá tài sán.

Hơn nữa, các quy định của pháp luật về BĐGTS đế THADS tạo cơ sở
pháp lý cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quán lý nhà nước đối

với hoạt động này. Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định Bộ tư pháp giúp
Chính phú thực hiện quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản, trách nhiệm của các
Bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối họp với Bộ Tư pháp trong công tác quán

lý nhà nước về đau giá tài sản; trách nhiệm cùa Bộ Tài chính trong việc hướng

dần về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sán; trách nhiệm của các cơ

quan từ Trung ương đen địa phương trong việc quản lý nhà nước về đấu giá tài

sản tại địa phương. Pháp luật THADS quy định trách nhiệm giám sát của cơ
quan Thi hành án đối với việc đấu giá tài sản thi hành án tại các Trung tâm đấu
giá tài sán phải đảm báo theo quy định. Mặt khác, quá trình BĐGTS trong các
vụ án KDTM đê thi hành án đòi hòi những cá nhân, tồ chức có thấm quyền liên

quan thực hiện trách nhiệm một cách công tâm, khách quan, tuân thú đầy đủ
quy định của pháp luật, địi hởi cơng tác quản lý nhà nước phái thực sự có hiệu

quả đối với hoạt động này.
BĐGTS đế thi hành án nói chung và đấu giá tài sán đế thi hành án

K.DTM nói riêng là một trong khâu cuối cùng cúa việc kê biên, xứ lý tài săn
đám báo thi hành án; do vậy quy định cùa pháp luật đối với lình vực này rất

quan trọng trong công tác thi hành án. Tác giá đi sâu nghiên cứu cụ the vai trò
pháp luật BĐGTS để thi hành án đối với hoạt động thi hành án, cụ thế là:
- Đoi với quá trình thi hành án: Đấu giá là giai đoạn cuối cùng cúa xử lý

tài sản, là yếu tố quyết định việc có thi hành được bán án, quyết định của cơ

quan tài phán hay khơng. Có thê nói, giữa hoạt động BĐGTS đê thi hành án
14


KDTM và kết quà cùa việc tô chức thi hành các bản án, quyết định về K.DTM


có mối quan hệ nhân quả. Thực hiện tốt, đúng và đầy đủ các quy định cùa pháp
luật về đấu giá tài sán đe thi hành án đối với loại án này sẽ trực tiếp giúp cho

bán án, quyết định của cơ quan tài phán được thi hành một cách nhanh chóng,
hiệu quá, đám báo tính pháp chế.

- Đoi với hoạt động của cơ quan THADS và tố chức bán đấu giá'. Do

hoạt động này thông thường giá trị tài sán lớn, các vụ án KDTM thường được

dư luận quan tâm. Quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý đe quá trình
BĐGTS diễn ra nhanh chóng, hiệu q sẽ tác động tích cực đến vị thế, vai trò

cùa cơ quan THADS và uy tín cùa tổ chức bán đấu giá.
- Đoi với lĩnh vực tư pháp: Với đặc thù tư pháp trên địa bàn thành phố
Hài Phòng, các vụ án lớn, nghiêm trọng về kinh tế, tài sản thi hành án chú yếu

là bất động sán và có giá trị rất lớn, người phải thi hành án thông thường là các
doanh nghiệp, cá nhân làm ăn kinh doanh nên nắm bắt pháp luật rất chắc vì

vậy tình hình THADS trên địa bàn thành phố vô cùng phức tạp. Thông thường
vụ việc thường xuyên bị kéo dài, gặp vướng mắc không xứ lý được tài sản đặc
biệt là việc bán đấu giá những tài sản này đe thi hành án. Chính vì vậy, việc

thực hiện tốt các quy định cúa pháp luật về đấu giá tài sán đề thi hành án
KDTM đế thi hành án sẽ giúp bàn án, quyết định của cơ quan tài phán được

nhanh chóng được thi hành xong.

-


Đối với kết quả tổ chức thi hành án:

Ngoài ra, tài sán đế đưa ra bán đấu giá trong các vụ án KDTM thường có

giá trị lớn. Chính vì vậy, đấu giá tài sàn đề thi hành án KDTM hiệu quà đem lại

khoán lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp, các chú sở hữu bao giờ cũng cần

nguồn vốn lớn đầu tư, thúc đay nền kinh tế đất nước càng ngày càng phát triển.
Thông thường tài sản đấu giá trong các vụ án K.DTM là bất động sản: đất đai,

nhà ở, quyền sứ dụng đất và các cơng trình xây dựng gắn liền với đất... có giá

trị lớn. Do vậy, pháp luật về đấu giá tài sản đe thi hành án KDTM rất rộng,

nhiều lĩnh vực; từ đó làm phong phú thêm kiến thức cho các cán bộ, công
chức, Chấp hành viên trong công tác THADS đối với loại án đặc thù này.

Hơn nữa, hầu hết các vụ thi hành án đều tập trung vào lĩnh vực kinh tế,
nhất là trong tình hình án tín dụng, ngân hàng tồn đọng rất nhiều, do đó hoạt

15


động BĐGTS thi hành án trong các vụ án KDTM ngày càng phát triền sẽ giám

bớt phần nào số lượng án tồn đọng trên tồng số vụ việc THADS...
Trong thực tiễn việc BĐGTS nếu thực hiện được, số tiền thu được từ


việc BĐGTS của người phải thi hành án sẽ được đám bảo cho nghĩa vụ mà

người phải thi hành án sau khi đã trừ đi các chi phí trong quá trinh kê biên, xử
lý BĐGTS. Có the số tiền thu được từ việc BĐGTS không đủ cho nghĩa vụ cúa
người phải thi hành án. Nhưng qua việc bán đấu giá đã cho thấy nếu người
phải thi hành án có điều kiện đe thi hành nhưng không tự nguyện thi hành, tài

sản của người phái thi hành án sẽ bị bán, việc BĐGTS cho thấy người phái thi
hành án có không muốn cũng không được, trừ trường hợp trước 01 ngày bán

đấu giá họ thi hành xong nghĩa vụ và các khoản chi phí phát sinh khác theo

quy định cùa pháp luật.
Cuối cùng, việc thực hiện các quy định pháp luật về đấu giá tài sản để
thi hành án KDTM để thi hành án có ý nghĩa tuyên truyền trong việc thi hành

án. Nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người phải thi hành án, của các tố
chức, cá nhân trong việc chấp hành nghiêm chinh các bán án, quyết định cúa
Tịa án. Có thế thấy, việc BĐGTS thơng thường cũng như tài sản để thi hành

áncđều được tiến hành cơng khai, phố biến đến mọi đối tượng có đù điều kiện

đế tham gia mua tài sản bán đấu giá. Chính vì vậy, sẽ rất nhiều các đối tượng
trong xã hội sẽ biết được nguyên nhân vì sao tài sản của người phải thi hành án
lại bị đem bán. Điều này sẽ có tác động khơng nhở đến những người phải thi

hành án khác khi họ có điều kiện thi hành án nhưng cố tình khơng thi hành. Nó
cho thấy sự nghiêm minh cùa pháp luật đối với đối tượng phái thi hành án cố

tinh không thi hành. Việc BĐGTS ớ đây nằm trong chuồi cùa cá quá trình kê

biên xử lý tài sàn cùa người phải thi hành án. Do vậy, khi việc BĐGTS được

công khai thông báo bán trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy

định cúa pháp luật về BĐGTS và pháp luật về thi hành án thì các tổ chức, cá
nhân sẽ phần nào hiêu rõ hon về việc thit hành án, từ đó có ý thức hơn trong
việc chấp hành pháp luật.

J.2.4. Quá trình phát triển của pháp luật về đẩu giá tài sản đế thi hành
án kinh doanh, thương mại
Hoạt động bán đấu giá có lịch sử hình thành từ lâu đời ở các nước có nền
kinh tế phát triến. Ớ nước ta, sau Đại hội Đại biếu toàn quốc lần thứ VI (1986)

cúa Đàng thì nước ta mới khăng định phát triển nền kinh tế thị trường theo
16


định hướng xã hội chú nghĩa, nền kinh tế từ thời điềm này có chuyến biến căn

bán, hài hịa với xu hướng phát triển chung của nền kinh tc thế giới. Đe phù
hợp với những thay đổi trong các quan hệ kinh tế, các quy định pháp luật cũng
được sửa đổi, bổ sung đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu trong tình hình mới.

Cùng với xu thế chung đó, quy định pháp luật về BĐGTS cũng được quy định
và ngày càng được bơ sung, hồn thiện.
- Giai đoạn 1: Trước năm 1990:
Vào thời kỳ phong kiến, ở Việt Nam chưa có quy định nào về bán đấu giá,

từ khi thực dân Pháp sang nước ta đơ hộ thì mới xuất hiện hình thức bán đấu


giá. Tuy nhiên hoạt động bán đấu giá cịn nhỏ lẻ và chưa có một văn bán độc
lập nào quy định. Do đó, hoạt động bán đấu giá ra đời khá muộn ớ Việt Nam,
được hình thành cùng với bộ máy cai trị cùa thực dân Pháp, thời kỳ đầu được
tố chức một cách sơ khới và chỉ được xem là một bộ phận của Tư pháp và do

Tòa án thực hiện. Pháp luật thời kỳ này cỏ quy định về bán đấu giá nhằm bảo
đảm thi hành các phán quyết của Tòa án, báo đảm kết quả công tác xét xử về

dân sự đạt kết quả từ thực tiễn. Thời kỳ này, hoạt động bán đấu giá chưa được
pháp luật ghi nhận là một hoạt động kinh tế hay là một hoạt động dịch vụ.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1990 đến năm 2005:

Các quy định về BĐGTS được xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về

THADS từ những thập niên 20 của thế kỷ XX.

Pháp luật về BĐGTS tại Việt Nam từ sau đổi mới 1986 thực sự được đánh
dấu bàng sự ra đời cùa Pháp lệnh THADS ngày 28 tháng 8 năm 1989 (Pháp
lệnh THADS năm 1989) quy định về BĐGTS đế thi hành án.
Đe thực hiện Pháp lệnh THADS năm 1989, Tòa án nhân dân Tối cao,

Viện kiềm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên

ngành số 06-89/TTLN ngày 07/12/1989 hướng dần thực hiện một số quy định

cúa Pháp lệnh THADS năm 1989. Mục VI của Thông tư hướng dẫn về

BĐGTS đã kê biên theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh THADS năm
1989 thì khi kê biên tài sàn, nếu các bên đương sự khơng thóa thuận được về


giá hoặc việc định giá có khó khăn, Chấp hành viên sẽ mời Hội đồng định giá

để định giá tài sản kê biên. Theo các Điều 28, 30 Pháp lệnh THADS năm 1989,
thì việc bán đấu giá do Chấp hành viên tố chức.

17


Năm 1993, Pháp lệnh THADS năm 1989 được thay thế bằng Pháp lệnh

THADS năm 1993 mới được ban hành. Pháp lệnh THADS năm 1993 đã bổ
sung thêm một số quy định về BĐGTS thi hành án. Ọuy định cụ thế hơn về

thành phần Hội đồng định giá gồm đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chun
mơn có liên quan và do chấp hành viên chú trì đế đánh giá sơ bộ tài sản đã kê
biên, người được thi hành án, người phái thi hành án được tham gia ý kiến vào
việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá. Tài sán

không bán được sẽ được định giá lại để tiếp tục bán đấu giá. Năm 1995, Bộ
luật Dân sự đầu tiên ở nước ta được được thơng qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội
khóa IX. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chính các quan hệ giao
kết dân sự trong đó có quan hệ về BĐGTS. Bộ luật Dân sự năm 1995 đã quy
định giao cho Chính phũ ban hành quy chế bán đấu giá. Trên cơ sở đó, ngày

19/12/1996 Chính phú đã ban hành Nghị định số 86/CP về việc ban hành Quy

chế BĐGTS. Đây là văn bàn pháp lý chuyên ngành đầu tiên điều chinh về lĩnh
vực BĐGTS. Nghị định quy định các đối tượng là tài sản được bán đấu giá,

người bán đấu giá, trình tự, thủ tục bán đấu giá, giái quyết khiếu nại, tranh

chấp về bán đấu giá. Có the nói, hoạt động BĐGTS chuyên nghiệp ở nước ta
được hình thành từ năm 1997 trên cơ sở của Bộ luật Dân sự 1995, Luật

Thương mại năm 1997 và Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 cùa Chính phú

về việc ban hành Quy chế BĐGTS. Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số
86/CP thì Người bán đấu giá là Trung tâm dịch vụ BĐGTSa được thành lập
theo quyết định cúa Chú tịch úy ban nhân dân tinh, thành phố trực thuộc
Tiling ương, do Sở Tư pháp trực tiếp quàn lý. Người bán đấu giá có thế là

doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước,

Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần được thành lập theo Luật Công
ty năm 1990 hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp và không kinh doanh ngành

nghề khác do Sở Tư pháp quán lý về nghiệp vụ. Nghị định này cũng quy định
việc BĐGTS được tiến hành sau khi người có tài sản ký họp đồng úy quyền
BĐGTS với người bán đấu giá, xác định giá khới điếm đê bán đau giá. Ngày

07/4/1997, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 399/PLDSKT hướng dẫn một

số quy định về BĐGTS.
Nghị định số 86/CP, Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại năm 1997
là những văn bán pháp luật quan trọng đặt nền móng cho hoạt động đấu giá ớ

nước ta trong thời kỳ đầu đồi mới. Tuy nhiên, nội dung của các văn bán pháp
18



×