Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Pháp luật về đấu thầu mua sắm công từ thực tiễn bộ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: LUẬT KINH TÉ

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM CƠNG TỪ THỤC

TIỄN Bộ TÀI CHÍNH

NGUYỄN CHÍ DŨNG

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẶN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ ĐÁU THẦU MUA SẮM CƠNG TỪ THỤC
TIỀN Bộ TÀI CHÍNH
NGUYỄN CHÍ DŨNG
NGÀNH: LUẬT KINH TÉ

MÀ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DÃN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYÊN THỊ NHUNG

HÀ NỘI - 2023


2


Lịi cam đoan

Tơi là: Nguyễn Chí Dũng, học viên lớp 19K5102 khóa 2019-2021 xin
cam đoan đây là cơng trinh nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép
từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, báo cáo và thông tin

sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dần đầy đú. Các

kết quá nghiên cứu trong luận văn được thực hiện một cách khoa học, trung
thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, minh bạch của
các nguồn dữ liệu cũng như các thông tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu

của minh.
Xin được bày tỏ lòng cãm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Nhung,

Đại học Mớ Hà Nội, người đã hướng dẫn và giúp đờ học viên trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn của mình. Cảm ơn các cán bộ, cơng
chức thuộc Bộ Tài chính, Bộ Ke hoạch và Đầu tư đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tơi hoàn thành Luận văn này. Xin được cảm ơn tất cả!

Học viên: Nguyễn Chí Dũng

3


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TÙ VIÉT TẮT................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIẾU, sơ ĐỊ........................................................ 4
PHÀN MỞĐẦU.................................................................................................. 5

1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 5

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................. 6

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 8

4.

Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 8

5.

Phưong pháp luận và phương pháp nghiên cứu..................................... 9

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn....................................................................... 9

7.


Kết cấu của luận văn.................................................................................. 10

Chương 1 : co so LÝ LUẬN VỀ MUA SẤM CÔNG VÀ ĐẤU THẦU
MUA SAM CÔNG............... ..............................................................................11
1.1
1.1.1

Mua sắm công............................................................................................ 11
Khái niệm về mua sắm công................................................................. 11

1.1.2

Đặc điểm của mua sắm cơng................................................................. 12

1.1.3

Vai trị của mua sẳm cơng....................................................................... 12

1.1.4

Hình thức lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong mua sắm công:

1.2

Đấu thầu trong mua sắm công............................................................... 14

1.2.1

Khái niệm về đấu thầu............................................................................. 15


1.2.2

Đấu thầu mua sắm công và đấu thầu trong thương mại...................... 17

1.2.3

Nguyên tắc trong đấu thầu mua sắm công............................................ 19

1.2.4

Những yếu tố tác động trong đấu thầu mua sắm công........................ 21

1.2.5

Những thuật ngừ cơ bản trong đấu thầu mua sắm công...................... 24

Kết luận Chương 1.............................................................................................32

Chương 2 : THựC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT ĐÁU THẦU MUA
SẢM CONG TẠI Bộ TÀI CHÍNH.............................
33

2.1

Khung pháp lý cơ bản áp dụng trong mua sắm công tại Bộ Tài chính

2.1.1

Hệ thống văn bán pháp luật áp dụng trong mua sắm cơng................ 33


2.1.2

Trình tự, thủ tục trong đấu thầu mua sắm công.................................. 36

2.1.3

Những quy định cụ the về mua sắm cơng trong nội bộ ngành Bộ Tài chính


2.2 Những kết quả đạt được trong đấu thầu mua sắm cơng của Bộ Tài
chính giai đoạn 2016-2020................................................................................ 43

2.2.1

Kết q thực hiện hoạt động đấu thầu....................................................43

2.2.2 Kct quà đạt được và những tồn tại trong đấu thầu mua sắm công cùa Bộ
Tài chính những năm qua....................................................................................54
2.2.3

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.............................................. 60

Kết luận Chuong 2............................................................................................ 63
Chuông 3 : MỘT SỚ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁU

3.1

Yêu cầu nâng cao hiệu quả đấu thầu trong mua sắm công.............. 64

3.1.1 Mục tiêu, quan điếm đề xuất các giài pháp hồn thiện pháp luật về đấu

thầu mua sắm cơng.

3.1.2 Yêu cầu đề xuất của các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả trong đấu thầu mua sấm cơng.............................................................. 68
3.2 Các giải pháp hồn thiện pháp luật về đấu thầu mua sắm công và kiến
nghị.................. ..................
.*.................................................
70
3.2.1

Các giãi pháp hoàn thiện pháp luật về đấu thầu mua sắm cơng........ 70

3.2.2

Kiến nghị nhằm trien khai có hiệu quả các giải pháp......................... 77

Kết luận Chưong 3............................................................................................. 79

KÉT LUẬN......................................................................................................... 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 82

2


DANH MỤC CÁC TÙ VIÉT TẮT

Từ viết tắt

Mô tả


BKHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BMT

Bên mời thầu

CĐT

Chủ đầu tư

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

KBNN


Kho bạc Nhà nước

KHLCNT

Ke hoạch lựa chọn nhà thầu

NSNN

Ngân sách Nhà nước

MSC

Mua sắm công

ppp

Đổi tác công tư

TCĐT

Tiêu chuẩn đánh giá

TSC

Tài sản công

WB

Ngân hàng thế giới


WTO

Tồ chức Thương mại Thế giới

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIÉU, so ĐÒ

Tên bảng biểu, SO’ đồ

STT

Trang

Sơ đồ

1

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu

39

Biểu đồ

2

Biếu số 2.1: Kết quả lựa chọn nhà thầu ngành tài chính giai
đoạn 2016-2020


44

3

Biểu số 2.2: Kết quá đấu thầu 5 năm (2016-2020)

45

4

Biểu sổ 2.3: Tồng hợp tình hình thực hiện đấu thầu theo lĩnh
vực (Giai đoạn 2016-2020)

46

5

Biếu số 2.4: Kết quá đấu thầu theo lĩnh vực đấu thầu giai
đoạn 2016-2020

47

6

Biếu số 2.5: Tổng họp tình hình thực hiện đấu thầu theo hình
thức đấu thầu

48


7

Biểu số 2.6: Tổng hợp đấu thầu qua mạng giai đoạn 20162020

50

8

Biểu số 2.7: Tổng hợp tinh hình thực hiện cơng tác kiểm tra,
giám sát về đấu thầu ngành tài chính giai đoạn 2016-2020

53

9

Biểu sổ 2.8: Tỷ lệ các hình thức đấu thầu giai đoạn 20162020

57

4


PHẦN MỎ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Mua sắm cơng (hay mua sắm Chính phủ), là hoạt động sử dụng nguồn
vốn của Nhà nước để mua sắm tài sán, hàng hóa, dịch vụ, cơng trinh nhằm thực
hiện các chức năng quán lý cùa Nhà nước hoặc phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Qua các công trinh nghiên cứu cho thấy, mua sắm công thường chiếm tỷ trọng


lớn trong tống chi tiêu cùa chính phú, trung bình hoặc hon 15% GDP của một

quốc gia. [27]
Ớ Việt Nam, khái niệm “Mua sắm cơng”, “Mua sắm chính phủ” mới

được biết đến gần đây thông qua Luật Đấu thầu, Luật đầu tư công, Luật quản

lý sứ dụng tài sán công. Đặc biệt, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được ban
hành ngày 26/11/2013 với tư cách là luật chung, đã pháp điển hóa các nội dung
trong các vãn bán quy phạm pháp luật khác quy định về hoạt động mua sắm

cơng và từ đó từng bước khẳng định vai trò quan trọng đối với việc nâng cao
hiệu quà hoạt động chi tiêu công. Thực tế thời gian qua, các cơ quan, đơn vị

hành chính nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có rất nhiều tiến bộ trong

công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu mua sắm công. [24] Theo đánh giá cùa
BKHĐT, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 đa số các Bộ, ngành, địa phương

trên cả nước đã triển khai cơng tác đấu thầu đạt hiệu q, các gói thầu tăng cả

về số lượng, quy mô; tỷ trọng về giá trị các gỏi thầu chì định thầu giảm dần
theo từng năm; tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu của các gói thầu sừ dụng vốn nhà

nước tăng cao theo từng năm. [17]
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung cơng tác đấu
thầu để lựa chọn nhà thầu thời gian vừa qua vẫn còn nhiều tồn tại như: hiệu quà
đấu thầu chưa đạt được như kỳ vọng, tý lệ tiết kiệm sau đấu thầu đơi lúc cịn

chưa được như mong muốn; thời gian trong đấu thầu còn kéo dài do các ngun


nhân chủ quan; vẫn cịn tình trạng đùn đấy trách nhiệm lên cấp trên đối với

những nhiệm vụ đã được phân cấp giải quyết; việc công khai, minh bạch thơng
tin trong đấu thầu vẫn cịn hạn chế....... dẫn đến lãng phí, thất thốt vốn ngân

sách nhà nước. [19]
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật về đau thầu mua sắm

công từ thực tiễn Bộ Tài chính” làm Luận văn tốt nghiệp cùa mình, nhằm làm

5


rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong tố chức thực hiện; những nội dung chưa

hoàn thiện và đồng bộ cứa hệ thống pháp luật, từ đó đề xuất các giái pháp, kiến

nghị hướng tới mục tiêu hoàn thiện thổ chế pháp luật, nâng cao tính cạnh tranh,
cơng bằng, minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu là phù hợp, có ý
nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cửu liên quan đến đề tài
Ớ nước ta, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước về
đấu thầu, như: Luận án Tiến sỳ kinh tế “Quàn lý nhà nước về đấu thầu mua sắm

công ở Việt Nam” Đồ Kiến Vọng (2019) [28]; Luận văn thạc sỹ kinh tế “Thực
trạng và giải pháp thúc đay hoạt động đấu thầu qua mạng ở Việt Nam”, Hồng

Ngọc Bích (2018) [30]; Luận văn Thạc sỳ luật học “Pháp luật Việt Nam về đấu

thầu mua sắm cơng- hướng hồn thiện từ kinh nghiệm cúa Cộng hịa Pháp”,

Lương Thị Thùy Linh (2019) [31 ]... các nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề lý

luận cơ bản và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại Việt

Nam.
về thực trạng đấu thầu mua sắm cơng ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên
cứu như: Đe tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quy trình đấu thầu sản phẩm,
dịch vụ công”, ThS Nguyền Đăng Trương (2014) [19]; Đe tài nghiên cứu khoa

học cấp Bộ “Mua sắm công ở Việt Nam thực trạng và giái pháp”, TS. Chu Thị
Thúy Chung (2018). [27]...

Theo “Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam hiện nay và khuyến

nghị” cúa Nguyễn Thị Như Nguyệt (2022) [32], kể từ khi Luật Đấu thầu được
ban hành vào năm 2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu cùa

nước ta đã đang ngày càng hồn thiện, chuẩn hóa và thống nhất, phù hợp với
các chuẩn mực, thông lệ quốc tế được các nhà tài trợ và các cơ quan đơn vị
tham gia đánh giá cao, giúp duy tri hoạt động đấu thầu hiệu quả, tăng cường

hơn nữa tính minh bạch, cạnh tranh, đồng thời ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ,
quyết liệt hơn trong đấu thầu qua mạng tại nhiều bộ, ngành, địa phương. Mặc
dù vậy, hiện nay vẫn còn một số tình trạng chưa đồng bộ, thống nhất giữa Luật

Đấu thầu và các luật chuyên ngành mặc dù đã tồn tại nhiều năm và được
BKHĐT phản ánh tại báo cáo cơng tác đấu thầu trình Chính phủ, song vần chưa


được giải quyết triệt đế, ảnh hường đến cả CĐT, BMT và nhà thầu trong quá
trinh thực hiện... Nghiên cứu của Nghiêm Thị Thúy Hằng (2020) [24] đã đề
6


cập đến xu hướng mua sắm công cùa một số quốc gia trên thế giới gồm Anh,
Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc... đã chi rõ, cùng với quá trinh phát triển và

hội nhập của nền kinh tế, khung khổ pháp lý về mua sắm chính phủ của các

nước có xu hướng dần hoàn thiện; hệ thống mua sắm trực tuyến ngày càng hiện
đại; sự tham gia cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùa khu vực tư nhân trong hoạt

động mua sắm công ngày càng gia tăng và đặc biệt xu hướng mở cứa lĩnh vực
mua sắm công cũng dần trớ nên phô biến. Xu hướng áp dụng chặt chẽ các

nguyên tắc công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử cùng nguyên tắc
“Đáng giá đồng tiền” trong mua sắm.... đã giúp hoạt động mua sắm công ở
nhiều quốc gia trên the giới phát triến, góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm

và nâng cao hiệu quả chi tiêu cơng.

Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình nghiên cún cúa các tác giả được đề

cập ớ nhiều mức độ khác nhau trong một số cơng trình nghiên cứu độc lập hoặc
đăng tái dưới các bài viết trên các tạp chí như: Hồn thiện thể chế hướng tới
hiệu quả cao trong đấu thầu (Bài đăng trên háo Đấu thầu, năm 2020); Sửa Luật

Đấu thầu: Phù họp với tình hình thực tế (Bài đăng trên cổng thông tin về Tài
sản công, tháng 2 năm 2022); Những bất cập trong lĩnh vực đấu thầu cần tháo


gỡ (Báo Doanh nghiệp hội nhập, thủng 01 năm 2022)... Bên cạnh đó cũng có
nhiều giáo trình cùa các trường Đại học đề cập tới như: Giáo trinh “Đấu

thầu” Đinh Đào Ánh Thúy, Nhà xuất bán Đại học Kinh tế quốc dân (2018).

Hầu hết các cơng trình nghiên cứu nêu trên cũng đã đề cập, phân tích

những vấn đề cơ sớ lý luận và thực tiền về đấu thầu cùng như vai trị của nó đối
với chi tiêu NSNN và phịng chống tham nhũng, lãng phí. Các cơng trình nghiên
cứu cũng đã chi ra những bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng chính

sách và thực tiền giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực hiện pháp luật về
đấu thầu nham nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quân lý ngân sách nhà

nước.

Có the nói, nghiên cứu về pháp luật đấu thầu ớ Việt Nam được tiếp cận
dưới nhiềư góc độ nghiên cứu khác nhau, cũng như nhận được sự quan tâm cùa

nhiều tác già nghiên cứu. Do đó, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu pháp luật về
đấu thầu mua sam công từ thực tiền Bộ Tài chính khơng trùng lắp với các cơng

trình nghiên cứu trước đó. Những kết quả đạt được sẽ đóng góp thêm luận cứ
khoa học và kinh nghiệm thực tiễn đê góp phần hoàn thiện vào đường lối của
7


Đáng, chính sách, pháp luật của nhà nước về cơng tác đấu thầu mua sắm ớ Việt


Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng đến việc đề xuất các giải pháp

hồn thiện pháp luật về cơng tác đấu thầu mua sắm công nhằm nâng cao hiệu

quá cùa công tác đấu thầu ở Việt Nam nói chung và Bộ Tài chính nói riêng

trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bàn cùa đấu thầu và quy định

cùa pháp luật về đấu thầu mua sắm công.
- Nghiên cứu thực trạng về đấu thầu mua sắm cơng tại Bộ Tài chính giai

đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, từ đó đánh giá những nguyên nhân, rút ra
những thành công và những hạn chế, tồn tại, bất cập trong đấu thầu mua sắm

công tại Bộ Tài chính.
-

Đe xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật đấu thầu mua sắm công.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật đấu thầu mua sắm công trong
ngành tài chính tại các đơn vị, chú đầu tư, bên mời thầu thuộc và trực thuộc Bộ


Tài chính.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Pháp luật về đấu thầu hiện nay điều chình các hoạt động đấu thầu liên
quan đến mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn, đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
nước, mua hàng dự trữ quốc gia, mua thuốc, vật tư y tế sừ dụng vốn nhà nước;

dự án đầu tư có sử dụng đất...trong đó, quy định về quy trinh lựa chọn nhà thầu
và quy trinh lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Luật Thương mại năm 2005 điều

chỉnh các hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, liên quan đến mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,

xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.

8


Tuy nhiên, trong khuôn khô nghiên cứu của Luận văn này, chi giới hạn

việc nghiên cứu các quy định cùa pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà thầu và
thực tiền triển khai tại Bộ Tài chính cùng các đơn vị trực thuộc trong đấu thầu

mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, sử dụng vốn nhà nước của các cơ quan đơn vị
thuộc Bộ Tài chính (gọi tắt là đau thầu mua sắm công) giai đoạn từ năm 2016 2020 đế từ đó đưa ra các giái pháp nâng cao pháp luật về đau thầu nhằm sử dụng

có hiệu quả nguồn vốn được giao, hạn chế được thất thoát, lãng phí đảm bào
cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch và hiệu quà kinh tế.


5. Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Sứ dụng phương pháp luận trên cơ sớ phương pháp luận cúa Chú nghía
duy vật biện chứng và Chù nghĩa duy vật lịch sừ, Triết học Mác - Lênin.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu để giãi quyết các vấn đề
đặt ra trong quá trình thực hiện gồm:
- Phương pháp tống hợp: tống hợp các nghiên cứu liên quan đã công bố

thời gian vừa qua tại Việt Nam; nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, lý luận về
mua sắm công và đấu thầu mua sắm công; tổng hợp các tài liệu thực tiễn, hệ

thống pháp lý về công tác đấu thầu mua sắm cơng tại Bộ Tài chính.
- Phương pháp thống kê, phân tích: thu thập và luận giải các tài liệu có

sằn tại các cơ quan trung ương (Bộ Tài chính, BKHĐT,...) và tại cơ quan thuộc
Bộ Tài chính về thực trạng đấu thầu mua sắm công nhằm nhận diện những nhân
tố tác động đến công tác đấu thầu mua sắm công.
- Phương pháp qui nạp và diễn dịch; lịch sử và logic; đề xuất và kiếm

chúng... từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu thầu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6. ỉ. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện một số vấn đề lý luận về đấu


thầu; hệ thống hóa và hình thành khung lý luận cơ bàn về các khái niệm trong
đấu thầu.

9


6.2.

-

Ỷ nghĩa thực tiễn
Luận văn đề xuất được các giài pháp nhằm hoàn thiện về pháp luật đấu

thầu mua sắm cơng trong thời gian tới.

-

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,

giăng dạy các môn học về đấu thầu trong các cơ sở đào tạo luật.
-

Ket quá nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích đe các cơ quan nhà

nước tham kháo trong quá trinh xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và
pháp luật về đấu thầu nói riêng.
7.

Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham kháo... thi nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sớ lý luận về mua sắm công và đấu thầu mua sắm công
Chương 2: Thực trạng pháp luật đấu thầu mua sắm cịng tại Bộ Tài chính
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu thầu mua sắm công.

10


Chuông 1 : co SỞ LÝ LUẬN VÈ MƯA SẲM CƠNG VÀ ĐÁU THẦU

MUA SÁM CƠNG

1.1 Mua sắm cơng
7.7.7 Khái niệm về mua sấm cơng

Mua sắm cơng hay cịn gọi là mua sắm Chính phủ là những khoản chi
cùa Chính phú để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho việc sử dụng của các

cơ quan, đơn vị thuộc Chính phú. [27]
Theo nghĩa hẹp, mua sắm cơng là những khoan chi tiêu cùa các cơ quan
thuộc Chính phủ đổ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho việc duy trì hoạt động

cùa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang
và các tố chức sử dụng ngân sách nhà nước. Theo nghĩa rộng, mua sắm cơng là

mua sắm hàng hóa bằng hiện vật (công cụ, dụng cụ; tài sàn; nguyên vật liệu...)
và dịch vụ (dịch vụ xây dựng cơ bán, dịch vụ tư vấn, dịch vụ cho thuê tài sán,


các dịch vụ công khác như khám chừa bệnh, giáo dục, đào tạo...) đề cung cấp

cho hoạt động của bộ máy nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các dự án đầu
tư phát triển sử dụng vốn nhà nước.

Theo WTO, khái niệm mua sắm công được quy định trong Thỏa thuận
chung ve mua sắm Chính phủ theo đó: “Mua sắm Chính phú là hoạt động mua

sắm được tiến hành bới cơ quan nhà nước ờ trung ương và địa phương”. [22]
Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương [26] định nghĩa
mua sắm Chính phủ được hiểu là khoản chi do một cơ quan nhà nước hoặc cơ

quan do nhà nước ủy quyền thực hiện đế nhàm mục đích của chính phủ, cũng

như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [25]
vừa được ký kết cũng định nghĩa “mua sắm công” là q trình một cơ quan

thuộc Chính phú mua sắm có quyền sứ dụng hoặc mua được hàng hóa hoặc

dịch vụ, hoặc cả hai, vì mục đích cơng và khơng nhằm mục đích bán hay bán

lại mang tính thương mại hoặc sử dụng trong việc sản xuất hoặc cung ứng hàng
hóa hoặc dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang tính thương mại. Như vậy,
mua sắm cơng hay mua sắm chính phú chính là một thị trường mà người mua

gắn liền với Nhà nước như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Tại Việt Nam, mua sắm cơng có hai mục đích: Tạo ra các tài sàn hữu

11



hình và vơ hình đế hỗ trợ hoạt động cúa cơ quan Chính phú ớ các cấp địa

phương cũng như trung ương, và thứ hai là đế cung cấp các dịch vụ cơng cộng
cho người dân. Có thế kể như:
- Mua sắm các trang thiết bị làm việc, xây dựng văn phịng làm việc cho

các cơ quan quản lí và các tồ chức của nhà nước nhàm duy trì hoạt động của
các cơ quan này.
- Xây dựng những công viên, khu vui chơi giái trí trong thành phố từ

nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm

phục vụ lợi ích cộng đồng, phục vụ người dân.
- Hau hết các quốc gia trên the giới đều dành một phần ngân sách nhà

nước đáng ke đế đau tư cho lĩnh vực an ninh quốc phòng, xây dựng các càn cứ
quân sự... nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
1.1.2 Đặc điêm của mua săm công

Hoạt động mua sắm cơng có một số đặc điểm cơ bán như sau:

Một là: Mua sắm công là hoạt động được thực hiện bởi bởi các chủ thể

cơ băn: như các cơ quan nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước; các CĐT các
dự án đầu tư công.
Hai là: Sản phấm của hoạt động mua sắm cơng là các loại hàng hóa, dịch
vụ...nhằm phục vụ hoạt động thường xuyên, hoạt động phát triền và thực hiện


các chức năng của cơ quan nhà nước; các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho
việc triên khai thực hiện các dự án đâu tư công từ ngân sách nhà nước và các
loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh của các

doanh nghiệp nhà nước;

Ba là: Mua sắm công được thực hiện bởi các nguồn kinh phí từ ngân sách
nhà nước;

Bốn là: Mua sắm công phái tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
và phải có kế hoạch mua sắm với nội dung, mục tiêu rõ ràng. [28]

1.1.3 Vai trị của mua sam cơng
1.1.3.1 Mua sam cơng trong qn lý chi tiêu cơng:

Mua sam cơng có vị trí quan trọng trong quản lý chi tiêu cơng của các
Chính phù. Công khai, minh bạch trong mua sắm công là một trong những nội

12


dung quan trọng, đuợc đề cập tương đối đầy đù, tồn diện trong Cơng ước quốc
tế khơng chi ớ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, chú trọng.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hàng năm, nhu cầu và số lượng

kinh phí mua sắm tài sản công đe phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị nhà nước rất lớn, do đó, tiết kiệm trong chi tiêu công luôn là mục tiêu
và đê đạt được mục tiêu này là đưa ra các giãi pháp quản lý tơt q trình mua
sắm cơng, trong đó có mua sắm cơng theo hình thức đấu thầu. [29]


1.1.3.2 Mua sam công trong quàn lý tài sản công
Quản lý tốt q trình mua sắm cơng đảm bảo cho việc quản lý tài sản nhà

nước đúng tiêu chuấn, định mức, hiệu quả và tiết kiệm. Chù trương mua sắm
được hình thành trên cơ sở nhu cầu về tài săn đe phục vụ hoạt động cúa các cơ

quan và khả năng ngân sách nhà nước. Nhu cầu về tài sản trước hết phải căn cứ
vào hiện trạng tài sản cùa cơ quan, đơn vị và tiêu chuấn, định mức sử dụng tài

sản do Nhà nước ban hành. Nhu cầu về tài sàn sẽ được đáp ứng thông qua nhiều
phương thức khác nhau, từ sử dụng nguồn lực tài sàn hiện có của Nhà nước,
điều chuyến từ đơn vị khác sang và mua sắm mới. Nếu được quán lý tốt thi sẽ

cho phép tận dụng tốt nguồn lực tài săn hiện có thơng qua việc điều hịa tài săn
từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó cắt giám được chi tiêu mà vẫn đám bào nhu

cầu về tài sản. [27]
Nếu quản lý khơng tốt thì nơi thừa sẽ sử dụng lãng phí tài sản, vượt tiêu

chuẩn, định mức; còn nơi thiếu nhà nước phải cấp tiền cho mua sắm. Chính vì

vậy, qn lý việc mua sắm công là hết sức cần thiết.

ỉ. 1.3.3 Mua sắm công trong điều hành kinh tế - xã hội

Mua sắm cơng được Chính phú sử dụng như là công cụ đắc lực đe điều
hành kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách “thắt chặt”, “cắt giám”, “kích

cầu”... chi tiêu cơng ln được áp dụng để điều hành nền kinh tế được áp dụng


để ngăn chặn thâm hụt ngân sách, suy giám kinh tế, lạm phát, giảm phát... Ớ
Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, Chính phú Việt Nam đã nhiều lần sứ dụng

cơng cụ quản lý mua sắm công đe điều hành chi tiêu công, kiềm chế lạm phát,
ồn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ, hàng năm (Như

các Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Nghị quyết 01/NQCP hàng năm...). Kết quả cho thấy, việc sú' dụng công cụ quàn lý mua sắm

13


cơng đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu cắt giảm chi
tiêu công, dành nguồn lực cho phát triến kinh tế - xã hội của đất nước. [27]
1.1.3.4 Mua sam cơng trong phịng chơng tham nhũng

Mua sắm cơng là hoạt động kinh tế của Chính phủ sử dụng phần lớn ngân
sách nhà nước; đồng thời cũng là lĩnh vực có khả năng phát sinh tham nhũng,

lãng phí. Khi nhu cầu mua sam tăng cao, hệ thống các doanh nghiệp cung cấp
phát triền rộng, dẫn đến cạnh tranh ngày càng lớn thì nguy cơ thất thốt trong

mua sắm cơng ngày càng gia tăng vì bất cứ lĩnh vực nào, bất cứ ngành quán lý
nào cũng đều có mua sắm công. Việc triền khai Luật Chống tham nhũng hiệu

quả nhất thông qua việc huy động sự tham gia cùa các thành phần tư nhân vào

các hoạt động cúa Chính phú. Trong đó cái cách về mua sắm được xem là một
mũi nhọn đế thực hiện phòng chống tham nhũng đã thành cơng ở nhiều nước,


trong đó có Việt Nam.

1.1.4 Hình thức lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong mua
sam công:

1.1.4.1 Theo quy định của pháp luật về đấu thầu

Để quán lý việc mua sắm công, pháp luật về đấu thầu ban hành quy trình
chặt chẽ cho các hình thức lựa chọn nhà thầu, thơng qua: Đấu thầu rộng rãi;

Đấu thầu hạn chế; Chi định thầu; Chào hàng cạnh tranh; Mua sắm trực

tiếp.. .với các phương thức mua sắm tập trung, mua sắm phân tán, mua sắm hợp
nhất.
1.1.4.2 Đàm phán giá:

Được áp dụng đổi với các loại hàng hóa, dịch vụ có tiêu chuẩn rõ ràng,
có mức giá bán do nhà nước hoặc nhà cung cấp công bố công khai thống nhất
trên thị trường. Đàm phán giá với mục tiêu của bên mua là giảm giá hàng hóa,
dịch vụ so với giá cơng khai trên thị trường và khơng phái tốn kém thời gian,

chi phí tiến hành thú tục đấu thầu. Phương thức chú yếu là ký hợp đồng trực
tiếp (ví dụ như các loại hàng hóa như điện lực, nước sinh hoạt, điện thoại cố
định, dịch vụ vệ sinh...).

1.2 Đấu thầu trong mua sắm công

14



1.2 . ỉ Khái niệm về đấu thầu

"Đấu thầu" thuật ngừ tiếng Anh là "Procurement" (nghĩa là mua sắm).

Như vậy, bản chất của hoạt động đấu thầu chính là hoạt động mua sắm.
Trong Từ điển tiếng Việt định nghĩa đấu thầu ‘7ừ một hoạt động thương

mại giữa một hên là người mời thầu và hên kia là những người dự thầu đê lựa

chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế kì thuật của việc mua
bán hàng hóa hoặc thực hiện hạn ngạch hàng hóa trên cơ sở cạnh tranh hợp

pháp giữa những người dự thau".

Theo quan điếm của Trung tâm mua sắm công của Hoa kỳ thì khái niệm

Đấu thâu được hiếu theo nghĩa “£>ữz/ thầu cạnh tranh là quá trình lựa chọn ra
một nhà thầu trúng thầu từ nhiều nhà thầu cùng tham gia cạnh tranh với nhau
một cách công bằng, các nhà thầu đù điều kiện đểu có cơ hội tham gia dự thầu
và sẽ có cơ hội trung thầu cơng bang với các nhà thầu khác. Các nhà thầu sẽ

đưa ra đề xuất tot nhất cùa họ và cạnh tranh công bang cho một dự ủn cụ thê.

Đấu tháu cạnh tranh tạo ra một môi trường minh hạch, cời mờ và công bang"

[33].
Hiệp định mua sắm chính phú cúa Tơ chức thương mại thế giới (WTO),

khái niệm Đấu thầu được định nghĩa "là quá trình một cơ quan mua sắm, được


liệt kê trong Bàn chào mờ cửa thị trường, được quyền sứ dụng hoặc được mua
được hàng hóa và/hoặc dịch vụ vì mục đích cơng và khơng nham mục đích bán
hay hán lại mang tinh thương mại hoặc sử dụng trong việc sàn xuất hoặc cung

ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích hán hay bán lại mang tính thương mại"

[34].
Pháp luật về đấu thầu được áp dụng ở Việt Nam kể từ những năm 1990

khi xuất hiện nền kinh tế thị trường. Năm 1996, Quy chế đấu thầu lần đầu tiên

được ban hành kèm theo Nghị định SỐ43/1996/NĐ-CP ngày 16/7/1996 và được
sứa đối năm 1997 tại Nghị định Số 93/1997/NĐ-CP.

Năm 1999, Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP đã

thay thế cho Quy che đấu thầu năm 1996; và được sứa đối, bồ sung tại Nghị
định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày
12/6/2003.

15


Đen năm 2005, Luật Đấu thầu đầu tiên được Quốc hội thơng qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006 là tiền đề và tạo hành

lang pháp lý cho cơng tác đấu thầu mua sắm. Có thổ nói, đây là giai đoạn đầu
tiên, cơng tác đấu thầu được quan tâm và luật hỏa. Đen năm 2013, trên cơ sở
tống kết đánh giá Luật Đấu thầu năm 2005, nhàm đưa các quy định cùa pháp


luật về đau thầu sát với tình hình thực tiễn, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu

quả cúa cơng tác đấu thầu trong tình hình mới, Quốc hội đã thơng qua và ban

hành Luật Đấu thầu với rất nhiều thay đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2014. [17]
Khái niệm về đấu thầu được quy định rất cụ thể Luật Đấu thầu số

43/2013/QH13: “Đđw thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực

hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sam hàng hóa,

xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện họp đồng dự án đầu tư theo
hình thức đoi tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sờ bảo đảm cạnh
tranh, công bang, minh bạch và hiệu quà kinh tể'' [2]
Trong hoạt động thương mại, khái niệm đấu thầu được quy định “Đấu
thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng
hóa, dịch vụ thơng qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong so

các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng

tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực
hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)’’ (khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại

năm 2005). [1]

Như vậy, đấu thầu là quá trình CĐT, BMT (bên mua) lựa chọn nhà thầu
đáp ứng các yêu cầu về mua sắm, đầu tư của mình. Theo đó, CĐT, BMT (bên
mua) sẽ tố chức đấu thầu đe bên bán (các nhà thầu) tham gia. Mục tiêu cùa bên


mua là có được các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các u cầu của mình với chi

phí phù hợp nhất. Mục đích của nhà thầu là trúng thầu và được quyền cung cấp
tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó với chi phí hợp lý và đám bảo mức lợi nhuận cao

nhất.

16


ĩ.2.2 Đấu thầu mua sắm công và đấu thầu trong thương mại

1.2.2.1 Đặc trưng cùa Đấu thầu
Đế lựa chọn được nhà thầu phù họp nhất, đáp ứng yêu cầu của bôn mời

thầu, thông thường bên mời thầu đưa ra các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, tiêu

chuẩn về mặt tài chính và các tiêu chuấn khác mà các nhà thầu cần phải đáp
ứng như: năng lực, kinh nghiệm, uy tín, thương hiệu, điều kiện về báo hành,
báo tri, dịch vụ hậu mãi...đế làm tiêu chuấn xem xét, đánh giá, xếp hạng các
nhà thầu. Tất cả các yêu cầu trên được thông báo công khai đế các nhà thầu

được biết để quyết định có tham gia dự thầu hay khơng, đồng thời chính các

tiêu chuẩn đó được dùng làm thước đo đe đánh giá các nhà thầu và làm căn cứ
đe giải quyết các kiến nghị trong đấu thầu.
Trong quá trình tố chức đấu thầu, bên mời thầu (bên mua) phái đảm báo

đe bên bán (các nhà thầu) được cạnh tranh với nhau một cách công bằng, được


đối xử như nhau ở tất cả các bước của quy trình đấu thầu, cũng như trong việc

tiếp cận các thông tin liên quan đến cuộc thầu và trong việc chuẩn bị hồ sơ dự
thầu đảm báo các yêu cầu và tiêu chí mà bên mời thầu đưa ra.
Như vậy, băn chất của đấu thầu là sự cạnh tranh lành mạnh đế được thực
hiện một cơng việc nào đó, một u cầu nào đó giữa các bên, với những đặc

trưng cụ the như sau:
Thứ nhất: hoạt động đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó
bên dự thầu được xác định là các thương nhân khi đã đáp ứng đầy đú điều kiện
và mục tiêu đoi với hoạt động đấu thầu mà bên dự thầu hướng tới trong hoạt

động này là lợi nhuận. Đổi với bên mời thầu được xác định trong hoạt động đấu
thầu này là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong
hoạt động đấu thầu với các điều kiện tốt nhất cho cà bên dự thầu và bên mời

thầu..
Thứ hai: hoạt động đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động
đấu thầu ln gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền

kinh tế đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, nó chi xuất hiện khi

con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sừ dụng dịch vụ.

17


Thứ ba: Chù thế tham gia quan hệ hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Quan hệ đấu thầu ln được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự

thầu.
Thứ tư: Hình thức pháp lí của quan hệ hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch
vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Thứ năm: Giá cúa gói thầu xét trên góc độ giá cả thì hoạt động đấu thau

cần thiết phái có sự khống chế về giá, được đưa ra bới bên mời thầu theo khá
năng tài chính của bèn mời thầu.
1.2.2.2 Phân hiệt đấu thầu mua sam công và đấu thầu trong thương mại

a. Quy định cúa Luật đấu thầu năm 2014
Hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu là một phương thức lựa chọn
mua sắm hàng hóa mà trong đó các cơ quan, tố chức, DNNN (bên mời thầu)

chủ động mời các đơn vị có chun mơn, năng lực tham gia đề xuất phương án

cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bên dự thầu), dựa trên các yêu cầu cụ thể về tiêu

chuẩn kỹ thuật, chat lượng hàng hóa, giá cả và che độ bảo hành đối với hàng
hóa (hồ sơ mời thầu); hoặc đưa ra các yêu cầu cụ the đề lựa chọn nhà đầu tư

nhằm phát triên dự án. Thông qua quy trinh đấu thầu, bên mời thầu lựa chọn
được nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa hay nhà đầu tư đáp ứng tốt nhất các yêu
cầu về hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm hay các dự án cần phát triển.

Hoạt động đấu thầu theo Luật Đấu thầu có điểm đặc biệt là sứ dụng vốn

Nhà nước hoặc cho các dự án phát triển cúa doanh nghiệp nhà nước hoặc cho

việc cung cấp các sản phàm, dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng.

về bán chất, đấu thầu mua sắm công theo quy định của Luật Đấu thầu
được hình thành từ các khoản đóng góp của người dân dưới dạng thuế, lệ phí,
phí và các khoản nợ, đóng góp tự nguyện khác, do đó có thề nhận thấy được

rằng hoạt động đấu thầu mua sắm công liên quan đến nhà nước.

b. Quy định của Luật Thương mại năm 2005
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo Luật Thương mại là một hoạt động

thương mại dù cũng mang tính chất lựa chọn, theo đó một bên mua hàng hóa,
dịch vụ thơng qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhàm lựa chọn trong số các

thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp úng tốt

18


nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn đế ký kết và thực

hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

Luật Thương mại điều chinh các hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
vụ mang bản chất pháp lý của một hoạt động thương mại. Hoạt động này luôn

gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại. Đấu
thầu trong Luật Thương mại là lựa chọn nhà thầu cho bên mời thầu đồng thời

sử dụng nguồn vốn của tư nhân thuộc sớ hữu của bên mời thầu. Vì vậy, các quy
định về hoạt động đấu thầu trong Luật Thương mại mang bản chất tư khác với
hoạt động mua sắm công thuộc phạm vi điều chinh cùa Luật Đấu thầu. Do đó,


dần tới sự khác nhau giữa chủ thể tham gia đấu thầu, hình thức đau thầu,
phương thức đấu thầu...

Luật Thương mại cũng đã nêu rõ những quy định của luật này sẽ không

áp dụng với hoạt động đấu thầu mua sắm công.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận văn này, tác giả chì tập trung đi

sâu vào nghiên cứu hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong mua sắm công
theo quy định cúa Luật Đấu thầu.

1.2.3 Nguyên tắc trong đấu thầu mua sắm công
Trong đấu thầu mua sắm công, các nguyên tắc cần phải được bên mời

thầu và các bên tham gia dự thầu tuân thủ đề đàm báo đúng quy định của pháp

luật. Các nguyên tắc đó là:
1.2.3.1 Nguyên tắc hiệu quả:
Hiệu quá luôn được coi là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu,

nguyên tắc này thể hiện qua các nội dung:
- BMT chi tổ chức đấu thầu khi chứng minh được việc áp dụng đấu thầu

sẽ đạt hiệu quả cao hơn các hình thức mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác. Khơng

được lợi dụng việc tố chức đấu thầu đế thu lợi bất chính cho các cơ quan, tổ
chức cá nhân liên quan hoặc gây lãng phí cho NSNN.
- Khi tố chức đấu thầu cũng phái xuất phát từ đặc điếm, yêu cầu cùa tùng


gói thầu cũng như nhu cầu của đơn vị đế lựa chọn hình thức và phương thức
đấu thầu sao cho có hiệu quả, phù hợp nhất.

1.2.3.2 Nguyên tắc cạnh tranh:

Nguyên tắc này được the hiện:
19


- Cơ hội ngang nhau cho tất cá các nhà thầu.

- Có sự tham gia của nhiều nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm đế đám
báo sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.
- HSMT không được quy định những yêu cầu mang tính định hướng như

xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa, thương hiệu cụ thể, hoặc các yêu cầu cụ thể khác

nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu.
- BMT không được phân biệt đối xử trong việc kiểm tra, đánh giá HSDT

cùa các nhà thầu tham dự hợp lệ.

1.2.3.3 Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này được thể hiện ở các nội dung:

- Các HSDT hợp lệ đều phái được xem xét, đánh giá khách quan, công
bằng với cùng một tiêu chuẩn như nhau và được đánh giá bới một hội đồng

đánh giá (Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định) có đủ năng lực, kinh nghiệm và tư
cách.

- Những tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn đánh giá phải được công bố

đầy đủ, rõ ràng trong HSMT và BMT không được tự ý thay đối trong quá trình

đánh giá HSDT.
- Các thơng tin liên quan đến đấu thầu cần phải được BMT bào mật chặt

chẽ, giúp cho việc đánh giá HSDT được khách quan, công bằng.

- Các HSDT được chọn hay bị loại đều phái được thông báo rõ ràng bàng
văn bân cho các nhà thầu khi có yêu cầu.

1.2.3.4 Nguyên tắc minh bạch:

Nguyên tắc này được thể hiện:

- Thông báo mời thau phải được đăng tải công khai trên hệ thống mạng
đấu thầu quốc gia và công khai đối với các nhà thầu với đấu thầu hạn chế.

- HSMT phái thế hiện đầy đú các thông tin, tài liệu liên quan đến gói
thầu để các nhà thầu xem xét khá năng đáp ứng cúa mình.
- Thời diem đóng thầu/ mở thầu phái cơng khai (hiện nay, việc mở thầu

được hoàn toàn tự động trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia).
- Những nội dung cơ bàn của từng HSDT phải được công bố công khai

ngay khi mớ thầu và được ghi vào biên bàn mớ thầu.

20



- Kết quá đấu thầu được công bố và đăng tải cơng khai, đồng thời có văn

bán thơng báo rõ ràng cho các nhà thầu thua cuộc.

1.2.4 Những yếu tố tác động trong đấu thầu mua sắm công
Trong đấu thầu mua sắm cơng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động
với mức độ khác nhau, bao gồm cả nhân tố chù quan và nhân tố khách quan,

nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động đấu thầu, về cơ
bán có các yếu tố sau:

1.2.4.1 về môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý ảnh hưởng và tác động đến hoạt động đấu thầu được
hiểu là hệ thống pháp luật hiện hành và các luật liên quan đến lĩnh vực đấu thầu

nhằm tạo môi môi trường và căn cứ pháp lý đê hoạt động đấu thầu được thực
hiện gồm các văn bán như: Luật, Nghị định, Thông tư, các vãn bán hướng dẫn
thi hành ... cũng như hệ thống các quy định của pháp luật quy định về các

nguyên tắc, quy trình tổ chức đấu thầu, các quy định về tiêu chuẩn đánh giá
HSDT, quy định về việc giải quyết các kiến nghị, tố cáo trong đấu thầu hay

những quy định về việc bắt buộc đăng tải công khai thông tin trong đấu thầu.
Như vậy, yếu tố mơi trường pháp lý là yếu tố có ảnh hướng quan trọng nhất đối

với hoạt động đấu thầu. Bởi nếu môi trường pháp lý về đấu thầu được hồn
thiện, đầy đủ, rõ ràng thì việc triển khai thực hiện đấu thầu trong thực tiền được

thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý trong lĩnh vực đấu

thầu khơng đầy đú, hồn thiện, cịn tồn tại nhiều kẽ hở, thiếu những quy định

chặt chẽ thì khi đó đấu thầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình triến khai
thực hiện, thậm chí cịn tạo kẽ hở cho các hành vi gian lận trong đấu thầu, gây
ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, lách luật trong hoạt động đấu thầu.

1.2.4.2 về phương pháp và hình thức tơ chức đáu thầu

Trên thực tế việc lựa chọn phương pháp và hình thức thực hiện đấu thầu

có ánh hướng rất lớn đến công tác đấu thầu. Cụ thể, so với việc áp dụng hình
thức đấu thầu truyền thống thì hình thức đấu thầu qua mạng (đấu thầu điện tử)

có những tiến bộ quan trọng việc tạo ra sự cạnh tranh, công khai minh bạch các
thông tin trong đấu thầu, tiết kiệm rất nhiều chi phí trong đấu thầu (chi phí in

ấn, đi lại, ăn ở, mua HSDT, chi phí bơi trơn..), giảm được các khâu trung gian

không cần thiết do bên mời thầu và nhà thầu không cần phái gặp nhau khi tổ

21


chức đấu thầu. Đặc biệt, hình thức đấu thầu qua mạng cịn góp phần rút ngắn

được rất nhiều thời gian trong đấu thầu, hướng tới tăng cường ứng dụng công

nghệ thơng tin vào trong hoạt động qn lý, do đó tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu
được nâng lên rỗ rệt. Mặt khác, cùng với phương pháp tồ chức đấu thầu thì hình
thức tổ chức đau thầu cũng có những ảnh hưởng rat lớn đến đấu thầu. Cụ the,


đối với những gói thầu thực hiện đấu thầu bằng hình thức rộng rãi hoặc chào

hàng cạnh tranh thì sức cạnh tranh giữa các nhà thầu cao hơn, đồng thời hiệu
quả kinh tc do đấu thầu mang lại cũng rõ rệt hơn và được nhiều hiệu quả hơn

so với việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, đặc biệt so với hình thức chi
định thầu.

1.2.4.3 về nội dung và đặc diêm của gói thầu
Trong đấu thầu tùy thuộc vào nội dung và tính chất của gói thầu mà đấu
thầu có thế áp dụng các quy trình và hình thức đấu thầu khác nhau, phương

pháp lựa chọn nhà thầu khác nhau, hoặc tùy theo nội dung và đặc điểm tính
chất cùa gói thầu về (quy mơ nguồn vốn, tính chất phức tạp hay tính cấp bách

cùa vấn đề) mà bên mời thầu có thể áp dụng các hình thức chỉ định thầu, đấu
thầu hạn chế hoặc mua sắm trực tiếp, chính những yếu tố này dề tạo kẽ hở cho

việc bên mời thầu, chú đầu tư lợi dụng sơ hớ cứa pháp luật đe tham nhũng, lãng
phí.
1.2.4.4 về trình độ, năng lực quán lý

Trinh độ và năng lực quán lý về đấu thầu cùa cơ quan nhà nước nói
chung, CĐT, BMT nói riêng có ành hưởng và tác động rất lớn tới cơng tác đấu
thầu. Nếu trình độ năng lực cùa CĐT, BMT và các cá nhân tham gia trực tiếp

công tác đấu thầu không không cao, không am hiếu sâu về đấu thầu sẽ dễ dẫn
tới trong quá triển khai thực hiện pháp luật thầu dễ đề xảy ra sai sót, gây ra


những thiệt hại cho NSNN. Ngược lại nếu trinh độ, năng lực chun mơn tốt
thì các CĐT, BMT sẽ phát huy tốt vai trị, đồng thời trong q trình triển khai
thực hiện sẽ hạn chế được nhiều những sai sót và khắc phục được nhiều hạn

chế, qua đó góp phần thực hiện tốt công tác đấu thầu.

ỉ.2.4.5 về tác động cùa khoa học, cơng nghệ

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến cơng tác qn lý, góp phan
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Trong lĩnh

22


×