Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ thực tiễn tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRỮỜNG ĐẠI HỌC MÒ HÀ NƠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VÈ HĨ TRỌ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VÙÀ

TỪ THỤC TIÊN TỈNH SƠN LA

LỊ VĂN DUN

HÀ NƠI-2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRỮỜNG ĐẠI HỌC MÒ HÀ NỘI

LUẬN VÀN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VÈ HỎ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TỪ THỤC TIẺN TỈNH SON LA

LÒ VĂN DUYÊN
NGÀNH: LUẬT KINH TÉ

MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẢN KHOA HỌC: TS. Hồ Ngọc Hiển


HÀ NỘI -2022

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận vãn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trinh nào. Các số liệu và

trích dẫn trong Luận văn đám báo chính xác, tin cậy và trung thực.

Người cam đoan

Lò Văn Duyên

3


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời câm ơn chân thành tới TS. Hồ Ngọc Hiền đã hướng

dẫn và tận tình chi bảo em trong suốt quá trinh nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Em xin gừi lời càm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáng viên, các thầy cô Khoa
Sau đại học, Trường Đại học Mờ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi đế em có thề

hoàn thành luận văn.
Sau cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã giúp


đờ, khuyến khích và ủng hộ em có thế hồn thành luận văn.

4


DANH MỤC CÁC TƠ VIÉT TẤT

TT

Chú giãi

Ký hiệu

1

DNNVV

Doanh nghiệp nhò và vừa

2

UBND

ưỷ ban nhân dân

3

HĐND

Hội đong nhân dân


5


MỤC LỤC

Contents
MỞ ĐÀU............................................................................................................................... 9
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu............................................................ 9

2.

Tinh hình nghiên cứu.................................................................................. 11

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài................................................. 12

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................. 13

5.

Phuong pháp nghiên cứu đề tài................................................................ 13

6.


Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.............................................13

7.

Kết cấu của đề tài........................................................................................ 13

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................ 15

Chưong 1.............................................................................................................................. 15
NHŨNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ................................................................................... 15
HÒ TRỌ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VÙ A................................. 15
LI. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhõ và vừa..............................15

1.1.1.

Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................... 15

1.1.2.

Đặc điềm của Doanh nghiệp nhó và vừa............................................... 19

1.2. Pháp luật về hỗ trọ' pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa................ 23
1.2.1.

Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhó và vừa.................... 23

1.2.2.

Pháp luật về hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa................. 25


1.2.2.1.

Nội dung pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhị và vừa .25

1.2.2.2.

Hình thức hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.................. 27

1.2.2.3.

Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhò và vừa..28

Kết luận Chương 1.............................................................................................. 30

Chuông 2............................................................................................................................. 31
6


THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VÊ HỎ TRỢ PHÁP LÝ CHO................................. 31

DOANH NGHIỆP NHỒ VÀ VỪ A................................................................................ 31

2.1.

Thực trạng pháp luật về hỗ trọ' pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại Việt Nam hiện nay.............................................................................................. 31
2.1.1.

Những ưu điểm của pháp luật về hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhó


và vừa tại Việt Nam hiện nay............................................................................... 31
2.1.2.

Những nhược đicm của pháp luật ve hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp

nhò và vừa tại Việt Nam hiện nay.........................................................................32
2.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trọ’ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại tỉnh Sơn La............................................................................................................ 34
2.2.1.

Vai trò cùa doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh Son La.................................................................................................. 34
2.2.1.1.

Khái quát về tinh Sơn La..................................................................... 34

2.2.1.2.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triến kinh tế - xã hội tại tinh Sơn La

35
2.2.2.

Thực trạng hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tình Sơn La
39


2.2.2.1.

Những kết quả đạt được.......................................................................39

2.2.2.2.

Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế vướng

48

mác

Kết luận Chương 2.............................................................................................. 57

Chương 3..............................................................................................................................58
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHẤP HOÀN THIỆN................................................58

PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT..........................58

VỀ HÔ TRỢ PHẤP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA......................... 58
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA.................................................................................... 58

7


3.1.

Phuong huong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng


pháp luật về hỗ trọ' pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa............................. 58
3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

luật về hỗ trọ' pháp lý cho Doanh nghiệp nho và vừa........................................ 60
3.2.1.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhò

và vừa...................................................................................................................... 60
3.2.2.

Giái pháp nâng cao hiệu quá áp dụng pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho

Doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................... 66

Kết luận Chuong 3............................................................................................. 73
KÉT LUẬN........................................................................................................................ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................76

8


MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế, doanh nghiệp nhò và vừa (sau


đây viết tắt là DNNVV) là đối tượng đóng góp chù yếu cho tống sàn phẩm quốc gia,
là đòn bấy quan trọng trong việc tạo việc làm, giãi quyết các vấn đề xã hội như xóa
đói, giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đâm

bảo ồn định xã hội và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Đặc biệt khu vực Tây Bắc,

nhất là tinh Sơn La, trong những năm qua DNNVV đã góp một phan khơng nhỏ vào
việc phát triển kinh tế - xã hội của tinh.
Theo số liệu thống kê của tình Sơn La, tính đến hết năm 2018, số doanh

nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tinh Sơn La là 2.446 doanh nghiệp, trong đó số

DNNVV là 2.386 doanh nghiệp, chiếm 97,54% tồng số doanh nghiệp trên địa bàn
tinh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: nông, lâm nghiệp, dịch vụ thương mại, công
nghiệp, xây dựng, khai khoáng... Hàng năm, các doanh nghiệp đã tạo việc làm mới

cho hàng nghìn lao động và có những đóng góp tích cực cho ngân sách tinh thúc
đẩy phát triển kinh tế, xã hội cùa tỉnh (đạt tý lệ khoảng 50 - 60% nguồn nội địa trên
địa bàn tỉnh, riêng năm 2018 đạt 3.554 tỷ đồng bằng 70,62% thu nội địa trên địa bàn
tinh). Tính đến hết tháng 5/2022, tồn tinh có 3.168 doanh nghiệp với tống vốn

đăng ký 48.273 tỷ đồng. Trong tháng 5/2022 toàn tinh ước tiếp nhận và xứ lý 114

hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tăng 17,53% so với cùng kỳ. số hồ sơ đãng ký qua
mạng điện tử là 112 hồ sơ, chiếm 98,25% tổng số hồ sơ tiếp nhận và xừ lý. Thành

lập mới 28 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc. [1]

Như vậy, so với các tinh trong khu vực Tây Bắc, Sơn La là tinh có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế, như tiềm năng khống sán, cơng nghiệp chế biến, du lịch,

phát triển rừng, phát triển nuôi trồng thủy sản... Theo báo cáo PCI, chì số năng lực

cạnh tranh cấp tinh của Sơn La nãm 2021 xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố với 62,45

điếm. Xét về thứ hạng tình Sơn La tăng 09 bậc, xếp vào nhóm Trung bình; xét về
điểm số PCI 2021 cùa tình Sơn La tăng 0,4 điềm so với năm 2020. So với năm

9


2020, PCI năm 2021 cùa tinh Sơn La có 8/10 chi số thành phần tăng điểm, cụ thể:

Dịch vụ hồ trợ doanh nghiệp tăng 0,73 diêm; Tính năng động cúa chính quyền tinh:
tăng 0,65 điếm; Cạnh tranh bình đăng: tăng 0,59 điếm; Thiết chế pháp lý và an ninh

trật tự: tăng 0,29 điếm; Tính minh bạch: tăng 0,23 diêm; Chi phí khơng chính thức:

tăng 0,16 điếm; Tiếp cận đất đai: tăng 0,15 điếm; Chi phí thời gian: tăng 0,06
điếm[2]. Như vậy, tống điếm đánh giá PCI của tỉnh Sơn La năm 2021 đã được cải

thiện ớ cả xếp hạng và điếm số, góp phần đưa hình ảnh tinh đẹp lên trong mat các

nhà đầu tư, doanh nghiệp bởi chỉ số này đo lường và đánh giá chất lượng điều hành
kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện cùa môi trường kinh doanh và nồ lực cài cách
hành chính của của chính quyền cấp tình.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới tác động cùa dịch bệnh Covid-19,
hoạt động sán xuất, kinh doanh của DNNVV gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lình

vực: Dịch vụ thương mại, du lịch, lưu trú, giáo dục, vận tài, đầu tư xây dựng...

Nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

đầu vào và đầu ra cúa sản phấm; do lệnh phong tóa và hạn chế đi lại của các nước
đối tác; chưa chù động chuyến đối phương án sàn xuất, kinh doanh..., dần đen giá trị
hàng hóa tham gia xuất khấu 8 tháng đầu năm 2020 cùa tinh chì đạt khoảng 76 triệu

USD, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngối. DNNVV tại tình Sơn La chủ yếu đi

lên từ mơ hình sản xuất nhỏ, khơng được đào tạo hoặc bồi dưỡng bài bản về kiến
thức pháp luật, thường làm việc theo thói quen; nhận thức cùa nhiều chú doanh

nghiệp, nhà quăn lý doanh nghiệp về vai trò cùa pháp luật trong hoạt động kinh
doanh còn khá hạn chế. Một số chính sách chưa thuận lợi, các văn bản pháp lý cịn
đang trong giai doạn hồn chinh, trong khi đội ngũ xây dựng chính sách trình độ

cịn nhiều hạn chế và bất cập. Chính vì vậy, nhu cầu được tiếp cận các thông tin
pháp lý, các kiến thức pháp luật về kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất cần thiết

đề tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.

Xuất phát từ thực tiền hoạt động cùa các DNNVV trên địa bàn tinh Sơn La, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về hỗ trọ'pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ

10


và vừa từ thực tiễn tinh Sơn La" đề góp phần nâng cao hoạt động cho các doanh

nghiệp này trên địa bàn tinh Sơn La.
2. Tình hình nghiên cứu


Trong thời gian qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu, các luận án, luận
văn, bài báo, tạp chí đến hoạt động hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: Luận án

Tien sĩ Luật học "Pháp luật về hỗ trợ cùa Nhà nước đoi với doanh nghiệp nhỏ và
vừa ớ Việt Nam hiện nay" của tác giá Bùi Bảo Tuấn, năm 2020 tại Trường Đại học
Luật Hà Nội, Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về các quy

định pháp luật liên quan đến sự hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV ở Việt Nam
từ năm 2001 đến năm 2020; Luận án Tiến sĩ Luật học "Hỗ trợ pháp lý cho doanh

nghiệp - pháp luật và thực tiễn thi hành ” của tác già Trần Minh Sơn, năm 2020 tại
Trường Đại học Luật Hà Nội, tại Luận án, tác già đã tập trung làm rõ những vấn đề

lý luận cũng như thực trạng các quy định hiện hành cũa pháp luật Việt Nam về hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp như việc thực hiện các hình thức hồ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp, việc xây dựng và thực hiện các chương trinh hỗ trợ pháp lý cho

doanh nghiệp, trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương trong công tác hỗ trợ pháp

lý cho doanh nghiệp, vấn đề nguồn lực, kinh phí trong cơng tác hồ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp, vấn đề kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động hỗ trợ pháp lý cho

doanh nghiệp.

Ngồi ra, có Luận văn Thạc sĩ Luật học (định hướng ứng dụng) "Pháp luật về
ho trợ tin dụng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhó và vừa - Thực tiễn thực hiện

tại Hà Nội” cúa tác giá Mai Thị Lệ, năm 2021 tại Trường Đại học Luật Hà Nội;


Luận văn Thạc sĩ Luật học “Các giải pháp nham nâng cao hiệu quà công tác hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhò và vừa tại tinh Sơn La ” của tác già Nguyền Phúc
Việt, 2020 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn Thạc sĩ Luật học "Pháp luật
vể hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và thực tiễn thực hiện tại tinh Lạng Sơn ” của tác già

Trần Thị Thu Trang, năm 2018 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã
nghiên cứu một số lý luận về hồ trợ pháp lý cho DNNVV và thực tiễn thực hiện tại

11


tinh Lạng Sơn; Luận văn Thạc sĩ Luật học “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo
pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phô Hô Chi Minh” cúa tác giả
Nguyễn Thành Công, năm 2018 tại Viện Hàn Lâm, Khoa học xã hội Việt Nam, Học
viện khoa học xã hội. Luận văn đã đưa ra một số lý luận và thực tiễn việc hỗ trợ

pháp lý cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiền tại Thành phố Hồ

Chí Minh.
Có thể thay các nghiên cứu trên đã phân ánh được nhiều mặt của hỗ trợ của
Nhà nước nói chung và Hồ trợ pháp lý cho DNNVV nói riêng, đây đều là các tài

liệu có giá trị tham khảo quý báu. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trinh nào
nghiên cứu về van đề “Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ

thực tiễn tinh Sơn La”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu để tài

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, thực


trạng pháp luật về hồ trợ pháp lý cho DNNVV, thực tiễn áp dụng pháp luật về hồ
trợ pháp lý cho DNNVV trên địa bàn tinh Sơn La, luận vàn đề xuất các giải pháp

hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho

DNNVV trên địa bàn tinh Sơn La nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cùa đề tài được xác định

bao gồm:

- Làm sáng tở các vấn đề lý luận cơ bãn về hồ trợ pháp lý cho DNNVV và
pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV;

- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiền áp dụng pháp luật về
hồ trợ pháp lý cho DNNVV tại tỉnh Sơn La;
- Đe xuất phương hướng và giãi pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quà
áp dụng pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tại tinh Sơn La
12


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4. ỉ. Đối tượng nghiên cứu đề tài

Đe tài tập trung tìm hiểu lý luận chung về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, quy
định pháp luật và thực trạng hồ trợ pháp lý cho ĐNNVV trên địa bàn tinh Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài


+ Không gian: Trên địa bàn tinh Sơn La
+ Thời gian: Tù năm 2017 đen năm 2021
5. Phuong pháp nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu đề tài được các tác giá tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chú nghĩa duy vật lịch sử.
Để giãi quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu cùa đề tài, quá trình

nghiên cứu đe tài các tác giã cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

truyền thống khác nhau như phương pháp phân tích, phương pháp tống hợp,
phương pháp so sánh, thống kê đế đạt được mục đích của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Luận văn là công trinh nghiên cứu khoa học, có tính hệ thống và tương đối

tồn diện về hồ trợ pháp lý cho DNNVV. Luận văn bước đầu hệ thống hóa các vấn
đề lý luận và thực tiền liên quan đến việc hồ trợ pháp lý cho các DNNVV. Ket quả

nghiên cứu luận văn phần nào góp phần vào việc tăng cường nâng cao chất lượng
hỗ trợ pháp lý trong hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam. Ngồi ra, kết quả
nghiên cứu luận văn cịn có thế làm tài liệu nghiên cứu và giáng dạy về nâng cao

chất lượng hỗ trợ pháp lý trong hoạt động cùa các DNNVV tại Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
cơ cấu gồm ba chương:


13


Chương 1: Những vấn đề chung về Hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhò và vừa

Chương 2: Thực trạng pháp luật về Hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhó và vừa
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu

quà áp dụng pháp luật về Hồ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

tinh Sơn La

14


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ

HÔ TRỌ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VÙÀ
1.1. Khái niệm, đặc điểm cùa doanh nghiệp nhỏ và vừa

l.ỉ.l. Khái niệm Doanh nghiệp nhó và vừa

Cụm tù’ DNNVV hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam.
Nói đến DNNVV, các quốc gia thường xem xét doanh nghiệp dựa trên quy mô cùa

các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất trong việc lựa
chọn các tiêu chí đánh giá loại hình doanh nghiệp theo quy mô và định lượng các


doanh nghiệp theo các tiêu chí cụ thể. Các quốc gia chưa có khái niệm mang tính
chuẩn mực cho việc xác định thế nào là DNNVV. Điếm khác biệt cơ bản trong khái

niệm về DNNVV giữa các quốc gia trên thế giới chủ yếu là việc lựa chọn các tiêu
chí đánh giá quy mơ doanh nghiệp và việc lượng hóa các tiêu chí đó thơng qua các
chì tiêu cụ thể. Trên thực tế hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể cùa mỗi nước

và tùy thuộc vào đặc điếm ngành, nghề kinh doanh, trình độ phát triền trong từng
thời kỳ mà mồi nước có thế sử dụng các tiêu chí cụ thế hoặc kết hợp các tiêu chí

khác nhau như: tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, tống vốn hoặc giá trị
tài sản, doanh thu.

Bảng tiêu chí xác định DNNW ị’ một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới [3]
Các tiêu chí áp dụng
Nước

Tổng vốn hoặc

Số lao động

giá trị tài sản

<500 hoặc < 1000

Không quan trọng

- Bán lè

<50


<10 triệu yên

- Bán buôn

<100

< 100 triệu yên

l.Mỹ

Trong

tất



Doanh thu

Không quan trọng

các

ngành
2. Nhật Băn

Không quan trọng

15



- Dịch vụ

<100

<50 triệu yên

- Các ngành sàn xuất

<300

<300 triệu yên

3. Các nước EU

<250

<27 triệu euro

<40 triệu euro

Không quan trọng

Không quan trọng

Không quan trọng

<20

4. Australia


- Công nghiệp và <500
dịch vụ

<300

- Các ngành khác

5.

Canada

(ngành <500

sản xuất và dịch vụ)

triệu

đôla

Canada

6. Đài Loan

- Các ngành chế tạo, <200

< 2,3 triệu USD

Không quan trọng


Không quan trọng

< 2,9 triệu USD

- Công nghiệp xây <300

< 0,6 triệu USD

< 1,4 triệu USD

dựng

< 0,25 triệu USD

xây dựng và khai mỏ
- Các ngành khác

<50

7. Hàn Quốc

<50

- Thương mại dịch

vụ

8. Malaysia
xuất


(sản

< 150

< 25 triệu ringit

công

nghiệp)
9. Indonesia

Không quan trọng

< 100.000 USD

< 500.000 USD

10. Philiplines

Từ 10- 199

1,5 - 60 triệu peso

Không quan trọng

11. Thái Lan

- Sản xuất

< 200 triệu baht


- Bán buôn

< 100 triệu baht

- Bán lẻ

< 60 triệu baht

Có thế thấy, theo tiêu chí cùa Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu
nhị là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhở có số

lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trờ xuống, cịn doanh

nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

16


Ờ Việt Nam, ngày 12/6/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV,

theo quy định tại Luật Hồ trợ DNNVV thi DNNVV ớ Việt Nam có thề chia thành
ba loại cũng căn cứ vào quy mơ đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp

nhỏ và doanh nghiệp vừa, theo đó DNNVV là doanh nghiệp:

“7. Doanh nghiệp nhở và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhó, doanh nghiệp
nhỏ và doanh nghiệp vừa, có so lao động tham gia bảo hiếm xã hội bỉnh quán năm
không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chi sau đây:


a) Tông nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b) Tông doanh thu cùa năm trước liền kê không quá 300

đông.

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác
định theo lĩnh vực nông nghiệp, lãm nghiệp, thủy sàn; công nghiệp và xây dựng;
thương mại và dịch vw”.[4]

Đến tháng 3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng
dẫn thi hành một số điều cúa Luật Hồ trợ DNNVV, theo đó Điều 6 của Nghị định

đã quy định rõ các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhị, doanh nghiệp vừa và doanh
nghiệp siêu nhỏ. Năm 2021, Chính phũ đã ban hành văn bản Nghị định số

80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hồ trợ DNNVV thay the Nghị định
39/2018/NĐ-CP, tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP các tiêu chí đổ xác định

DNNVV quy định như sau:
“7. Doanh nghiệp siêu nhó trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thúy

sán; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia báo hiếm xã

hội bình qn năm khơng q 10 người và tông doanh thu cùa năm không quá 3 tỷ
đồng hoặc tông nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ dồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao

động có tham gia báo hiếm xã hội bình qn năm khơng q 10 người và tơng

17


doanh thu cùa năm không quá 10 tỳ đồng hoặc tơng nguồn vốn của năm khơng q
3 tỳ địng.

2. Doanh nghiệp nhị trong lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sàn; lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng sừ dụng lao động có tham gia bảo hiếm xã hội bình
qn năm không quá 100 người và tông doanh thu của năm không quá 50 tỳ đông

hoặc tông nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phái là doanh

nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoán 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhó trong lình vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có

tham gia bào hiếm xã hội bình qn năm khơng q 50 người và tống doanh thu

cùa năm không quá 100 tỳ đồng hoặc tông nguồn vốn cùa năm không quá 50 tỳ
đồng, nhưng không phái là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều
này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sán; lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng sứ dụng lao động có tham gia báo hiếm xã hội bình
qn năm khơng q 200 người và tơng doanh thu cùa năm không quá 200 tỷ đồng

hoặc tông nguồn vốn cùa năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phái là doanh

nghiệp siêu nhó, doanh nghiệp nhó theo quy định tại khoán 1, khoán 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có

tham gia bảo hiếm xã hội bình qn năm không quá 100 người và tông doanh thu

của năm không quá 300 tỳ đồng hoặc tong nguồn vốn cùa năm không quá 100 tỳ
đồng, nhưng không phái là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định
tại khoán 1, khốn 2 Điêu này. ”
Từ các tiêu chí xác định trên, ta có thể tống hợp trong bảng sau:
Băng tổng họp xác định doanh nghiệp siêu nhó, nhỏ và vừa
Quy



Doanh nghiệp siêu nhỏ

Lĩnh

Số lao

Tổng

Tổng

vực

dộng

doanh

nguồn


Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao

Tổng

Tổng

Số lao

Tổng

Tổng

động

doanh

nguồn

động

doanh

nguồn

18



thu

vốn

Không

Không

thu

vốn

thu

vốn

Nông

Không

Không

Không

Không

Không


Không

nghiệp,

quá 10

quá 3

quá 3

quá

quá 50

quá 20

quá

quá

quá

lâm

người

tỷ

tỷ


100



tỷ

200

200 tỷ

100 tỷ

Không

người

nghiệp,

Không

người

thủy

sàn
Công

Không

Không


Không

Không

Không

Không

Không

Không

nghiệp,

quá 10

quá 3

quá 3

quá

quá 50

quá 20

quá

quá


quá

xây

người

tỳ

tỳ

100

tỷ

tỳ

200

200 tý

100 tỷ

Thương

Không

Không

Không


Không

Không

Không

Không

Không

Không

mại,

quá 10

quá 10

quá 3

quá 50

quá

quá 50

quá

quá


quá

dịch vụ

người

tỷ

người

100 tý

tỳ

100

300 tỷ

100 tỷ

người

dựng

tỳ

người

người


Như vậy, có thế đưa ra khái niệm về DNNVV như sau: "DNNVV là doanh
nghiệp có quy mơ được giới hạn bới các tiêu chí lao động tham gia hào hiêm xã hội

hình quán năm, von hoặc giá trị tài sản, hoặc doanh thu ”. Việc sử dụng các tiêu chí
đế nhận diện DNNVV ở các quốc gia cũng có một số điểm khác biệt, the hiện ở số

lượng các tiêu chí và việc lượng hóa các tiêu chí ờ mồi nước, do vậy, khái niệm
DNNVV là mang tính tương đối, thay đối theo từng giai đoạn phát triền kinh tế - xã

hội của mồi nước và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc

gia, vào đặc điếm phát triển của mồi loại ngành nghe.

1.1.2. Đặc diêm cùa Doanh nghiệp nhơ và vừa
Từ khái niệm về DNNVV, có thế đưa ra các đặc điếm của DNNVV như sau:
Thứ nhất, DNNVV có quy mơ hoạt động sán xuất kinh doanh và tiềm lực tài

chính nhó.

Quy mơ doanh nghiệp là việc phân loại ra các doanh nghiệp nhó, vừa và lớn.
Việc lựa chọn quy mô trước khi xây dựng doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố

19


như: năng lực, nguồn vốn, mơi trường thích nghi, kinh nghiệm tay nghề hoạt động
trên thị trường cũng như là sự lựa chọn cùa chủ sở hữu, chủ đầu tư về mức độ kinh

doanh cùng nhiều yếu tố ánh hưởng khác.

Đối với DNNVV, quy mô hoạt động sán xuất kinh doanh của doanh nghiệp là

nhỏ. Đặc điểm của quy mô này là có số lượng nhân viên từ 01 đen 50 người; Dỗ

dàng cho việc phân chia công việc và phân công trách nhiệm; Các nhân viên cấp

dưới trong quy mô này độc lập trong cách thao tác và họ thường kiêm nhiều việc
cùng một lúc. Việc này địi hói người nhân viên phải có sự nhiệt huyết cao cùng khả
năng thích nghi tốt và chịu áp lực cơng việc.
Bên cạnh đó, khả năng huy động vốn của DNNVV cịn rất hạn chế, chủ yếu

dựa vào vốn tự có thường chiếm khoảng 50 - 70%, sau đó là huy động từ bạn bè,
người thân và các tổ chức tín dụng. Có the thấy, tiềm lực tài chính cùa DNNVV cịn

hạn hẹp, kinh nghiệm và trình độ quản lý tài chính hạn che.
Thứ hai, Loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong

phú

Là DNNVV nên loại hình doanh nghiệp khá đa dạng, có thế là Cơng ty cố
phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn

hai thành viên trờ lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Đối với những
doanh nghiệp có quy mơ nhỏ thường kinh doanh ớ những lình vực phù họp với quy

mơ của mình như:

- Các hoạt động kinh doanh sản xuất: Sàn xuất các mặt hàng lương thực, thực
phấm: thóc, ngơ, rau, q, gia cầm, gia súc... hoặc sàn xuất các mặt hàng công
nghiệp tiêu dùng như: bút bi, giấy vở học sinh; đồ sứ gia dụng; quần áo; giày dép;


mây tre đan; sản phẩm thủ công mĩ nghệ...
- Các hoạt động mua, bán hàng hóa: Đại lý bán hàng, vật tư phục vụ sàn xuất,
xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.

-

Bán lé hàng hóa tiêu dùng: hoa quá, bánh kẹo, quần áo...

20


- Các hoạt động dịch vụ: Dịch vụ internet phục vụ khai thác thơng tin, vui chơi

giải trí; Bán, cho thuê (sách, đồ dùng sinh hoạt cưới hỏi...); Sừa chữa, điện tử, xe
máy, ôtô... hoặc các dịch vụ khác: vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe.
Thứ ba, Chiến lược sàn xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng

lực cạnh tranh hạn chế
DNNVV đóng vai trị quan trọng trong phát triến kinh tể - xã hội, tuy nhiên,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế. DNNVV thường có

dây chuyền sản xuất đơn gián, hạn chế về năng lực công nghệ, chú yếu áp dụng các
phương thức kinh doanh truyền thống và sử dụng các công nghệ lạc hậu, các chú

doanh nghiệp thường không nhận thức đầy đủ vai trị đối mới cơng nghệ, điều này

dẫn đến doanh nghiệp có trinh độ cơng nghệ và khoa học kỹ thuật thấp, làm hạn chế

khả năng đồi mới sản phẩm, phát triẻn sàn phẩm mới... Công nghệ lạc hậu kéo hiệu

quà sử dụng vốn thấp, khả năng cạnh tranh thấp, vốn ít đã khiến các doanh nghiệp
chưa thể xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thứ tư, Hoạt động cùa DNNVVphụ thuộc vào biên động cùa mịi trường kinh

doanh
Mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp được hiếu là tống hợp tất cả yếu tố,

điều kiện chú quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, ành hưởng gián tiếp
hoặc trực tiếp lên hoạt động kinh doanh cùa một doanh nghiệp, tố chức. Các yếu tố,

điều kiện này tác động lẫn nhau, tác động đến tình hình kinh doanh của doanh

nghiệp với mức độ và chiều khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp thì DNNVV chịu ánh hướng lớn từ những biến động

của môi trường kinh doanh, đó có thề là những biến động liên quan đến nguồn cung
hàng hóa, biến động giá nguyên vật liệu, biến động tỷ giá và sự bất ồn định trong
dòng tiền cùa doanh nghiệp, biến động từ thiên tai, dịch bệnh... lớn hơn là chính
sách điều hành của các quốc gia trên thế giới... Theo kết quá nghiên cứu về môi

trường kinh doanh tác động lên năng suất của DNNVV thông qua vai trò trung gian
xuất khẩu và đồi mới cùa tác già Ngơ Hồng Thào Trang - Trường Đại học Kinh Te

21


Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng mơi trường kinh doanh không chi ảnh hướng
trực tiếp lên năng suất mà còn hướng doanh nghiệp tới các hoạt động tạo ra năng

suất. Cụ thế doanh nghiệp được nhà nước hồ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật, doanh

nghiệp có quy mô mạng lưới tốt hơn, doanh nghiệp tọa lạc tại khu công nghiệp, khu

chế xuất, doanh nghiệp tiếp cận internet hoặc tiếp cận tín dụng chính thức, mơi

trường cạnh tranh ngành càng cao thì có nãng suất cao hơn thơng qua kênh tiling
gian là đầu tư vào máy móc thiết bị và tham gia vào hoạt động xuất khâu.

Trong 2 năm qua dịch bệnh do Covid-19 gây ra đã tác động rất lớn đến các

doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là: du

lịch, dịch vụ, vận tải, các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp. Theo
thống kê trong năm 2021 có hơn 100.000 doanh nghiệp đã phải đóng cửa, giải thế.

Thứ năm. Bộ máy điều hành gọn nhẹ, linh hoạt cao nhưng năng lực quản trị

chưa cao

DNNVV thường có cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành gọn nhẹ, đa số là
người chú cũng đồng thời là người quán lý trực tiếp doanh nghiệp. Cơ cấu tồ chức

đơn giãn này có một ưu điếm rất lớn là tính linh hoạt trong hoạt động và có khã
năng phản ứng rất nhanh theo những biến động trên thị trường. Việc sứ dụng các

nguồn lực trong doanh nghiệp, nhất là nguồn nhân lực có tính tập trung, khá “cơ
động” do vậy hiệu quả làm việc thường khá cao. Tuy nhiên, do sự đơn giản hóa về

mặt to chức và cấu trúc, doanh nghiệp thường khơng được qn lý một cách hệ
thống, có bài bán. So với các doanh nghiệp lớn, năng lực quán lý, điêu hành cùa các


chú DNNVV rất hạn chế, các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bán về quản
trị doanh nghiệp, marketing, kỹ năng kinh doanh, đàm phán... Hoạt động quân trị
doanh nghiệp vần chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên rất khó trong việc mớ rộng quy

mô săn xuất - kinh doanh.

22


1.2. Pháp luật về hỗ trọ- pháp lý cho Doanh nghiệp nhó và vừa
1.2.1. Khái niệm hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhó và vừa

Theo lừ điển Tiếng Việt, “hỗ trợ” là sự giúp đờ lẫn nhau, giúp thêm vào. Cịn

theo cách giải nghĩa thơng thường nhất thì “hồ trợ” được hiếu là sự đóng góp thêm
của một người này đối với một người khác về vật chất hoặc tinh thần nham giúp đỡ
để giảm bớt hoặc vượt qua khó khăn, hoạn nạn, thử thách hoặc những vấn đề nan

giải mà bán thân người giúp đỡ không the một mình giái quyết được.

“Pháp lý” là một thuật ngữ khoa học để chi những khía cạnh, phương diện
khác nhau của đời sống pháp luật cùa một quốc gia. Nói một cách cụ thề hơn thì
“pháp lý” có thế được hiếu là những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật. Và pháp luật chính
là cơ sở, là lý lẽ đế con người dựa vào đó thực hiện các hoạt động của minh, pháp

luật chính là điểm tựa cùa cơng bằng xã hội, là chuấn mực giá trị xã hội đế đánh giá

mức độ phải - trái, đúng - sai của một con người. Pháp luật ở đây có thế hiểu là việc
xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật, là sự vận hành của hệ thống pháp luật cùa
quốc gia, nó cũng có thề là các cơ chế, chính sách, văn băn quy phạm pháp luật do


nhà nước ban hành đe điều chinh, tác động lên mọi mặt cùa đời sống xã hội.

Đến nay chưa có một văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm hay giải thích
thế nào là hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đe tài khoa học cứa Bộ Tư pháp năm
2008 về “Nghiên cứu hỗ trợ pháp lý đoi với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

trường và mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý trong điều kiện hội nhập kinh tê quốc

tế’’ cũng chưa làm rỗ được khái niệm hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mà chì
nghiên cứu về các hình thức và cơ che hồ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp trong

nền kinh tế thị trường. Hay trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Hỗ trợ

DNNVV năm 2017, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP cũng chưa đưa ra được định
nghĩa về “hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” mà chi đưa ra khái niệm “hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp nhó và vừa ”. Theo tác giá, “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ”
là việc Nhà nước quy định và thực hiện các hỉnh thức, nội dung hỗ trợ pháp lý, các

điều kiện đàm bào hoạt động hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tố chức, cá nhân

kinh doanh nham định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chap hành pháp luật, giúp
23


doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên một nền tàng pháp lý ồn định, chắc

chắn, bền vừng, lâu dài, theo đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ một cách hồn tồn
cơng bằng, khơng phân biệt đối xử.


Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho

DNNVV, “Hỗ trợ pháp lý cho DNNVV là việc bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền

địa phương cấp tinh thực hiện các hoạt động xây dựng, quàn lý, duy trì, cập nhật cơ

sớ dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tố chức thực hiện các chưong trình hỗ trợ pháp
lý nham nâng cao hiên biết, ý thức và thói quen tuân thù pháp luật, hạn chê rủi ro,

vướng mắc pháp lý trong hoạt dộng kinh doanh cùa doanh nghiệp, góp phần nâng

cao năng lực cạnh tranh cùa doanh nghiệp và hiệu quá tồ chức thi hành pháp luật

Trên cơ sở định nghĩa nêu trên, có thế thấy:
Thứ nhát, đoi tượng thụ hưởng công tác ho trợ pháp lý là các DNNVV thuộc

mọi thành phân kinh tế, không phân biệt hình thức sớ hữu, mơ hỉnh tơ chức và lĩnh
vực sàn xuất, kinh doanh. Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 quy định việc hồ trợ

pháp lý được thực hiện theo quy định cùa pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các

tiêu chí xác định DNNVV theo quy định của Luật này.[5]
Đong thời với việc ghi nhận nguyên tắc Nhà nước chi hồ trợ pháp lý cho

DNNVV, Nghị định sổ 55/2019/NĐ-CP cịn quy định thêm điều khoản mở đó là tùy

thuộc vào nguồn lực, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh;

tố chức đại diện cho doanh nghiệp có thế quyết định áp dụng các quy định về hỗ trợ
pháp lý cho DNNVV đế hồ trợ pháp lý cho tồ chức, cá nhân kinh doanh khơng phái

là DNNVV.[6]

Thứ hai, cóng tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV được thực hiện theo nhu cầu cùa

doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn. Hỗ trợ
pháp lý là một nhu cầu của doanh nghiệp và việc đáp ứng nhu cầu này là nghĩa vụ

cúa Nhà nước. Tuy nhiên, do nhu cầu hỗ trợ thì nhiều, khá năng đáp ứng của Nhà
nước lại có hạn nên cơng tác hỗ trợ pháp lý luôn được Nhà nước xác định theo từng

thời kỳ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, từng địa bàn.

24


Thứ ba, hoạt động hồ trợ pháp lý được thực hiện miễn phi. Các hoạt động hồ
trợ pháp lý đều khơng thu phí (trực tiếp hoặc gián tiếp), nghĩa là người sử dụng dịch

vụ pháp lý khơng phải thanh tốn tiền hoặc tài sàn khác cho tố chức, cá nhân cung

cấp dịch vụ hồ trự pháp lý. Kinh phí bảo đàm cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho

DNNVV do ngân sách nhà nước đâm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường
xuyên ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở kế hoạch triến khai hoạt động hồ trợ

pháp lý cho DNNVV cùa bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tĩnh theo quy định cùa
pháp luật về ngân sách nhà nước. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tinh được
huy động, sừ dụng kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tố chức, cá nhân trong và ngoài

nước phục vụ hoạt động hồ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định của pháp


luật.[7]

1.2.2. Pháp luật về ho trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Từ điển Luật học, Pháp luật là "Hệ thống các quy tắc xử sự mang tính

bat buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nham điểu chinh các quan
hệ xã hội, phục vụ và bão vệ quyển lợi của các tầng lớp dán cư trong xã hội ”.[8]

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định hay giải thích thế nào là pháp luật về

hồ trợ pháp lý cho DNNVV, ngay Luật Hồ trợ cho DNNVV năm 2017 hay Nghị
định số 55/2019/NĐ-CP cũng không đưa ra khái niệm pháp luật về hồ trợ pháp lý

cho DNNVV. Từ những đặc điếm cơ bán về pháp luật, phân tích tại nội dung trên
về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, theo tác giã, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho

DNNVV được hiếu là “Hệ thong các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nham điểu chinh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hỗ

trợ pháp lý cho DNNVV”.
1.2.2. ỉ. Nội dung pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trên cơ sở khái niệm pháp luật về hồ trợ pháp lý cho DNNVV thì cơ cấu của
pháp luật về hồ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
*

) Quy định về đối tượng được ho trợ pháp lý cùa Nhà nước

25



×