Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tác động của làm việc tại nhà tới cân bằng cuộc sống công việc và hiệu quả công việc của nhân viên văn phòng, nghiên cứu tại các doanh nghiệp vùng đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 124 trang )

Tai Lieu Chat Luong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

TRỊNH THỊ PHỤC SINH

TÁC ĐỘNG CỦA LÀM VIỆC TẠI NHÀ TỚI
CÂN BẰNG CUỘC SỐNG-CÔNG VIỆC VÀ
HIỆU QUẢ CƠNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
VĂN PHỊNG, NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------

TRỊNH THỊ PHỤC SINH

TÁC ĐỘNG CỦA LÀM VIỆC TẠI NHÀ TỚI CÂN BẰNG
CUỘC SỐNG-CÔNG VIỆC VÀ HIỆU QUẢ CƠNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHỊNG, NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
T.S VŨ VIỆT HẰNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên: Trịnh Thị Phục Sinh
Ngày sinh: 23/10/1989

Nơi sinh: Long An

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã học viên: 1983401012055

Tơi đồng ý cung cấp tồn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
thư viện trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường Đại học Mở

Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối tồn văn thơng tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ký tên

Trịnh Thị Phục Sinh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: T.S VŨ VIỆT HẰNG
Học viên thực hiện: Trịnh Thị Phục Sinh Lớp: MBA19B
Ngày sinh: 23/10/1989

Nơi sinh: Long An

Tên đề tài: Tác động của Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc sống-công việc và Hiệu quả công việc
của nhân viên văn phòng, nghiên cứu tại các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên: Học viên Trịnh Thị Phục Sinh đã
hồn thành luận văn cao học của mình. Trong thời gian thực hiện luận văn, học viên có liên hệ thường
xuyên với Giảng viên hướng dẫn và cố gắng chỉnh sửa theo các yêu cầu và góp ý của giảng viên. Kính
mong Nhà trường và Khoa Đào tạo Sau đại học cho phép học viên được bảo vệ luận văn trước hội
đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 10 năm 2022
Người nhận xét


T.S Vũ Việt Hằng


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc sốngcông việc và Hiệu quả công việc của nhân viên văn phịng, nghiên cứu tại các doanh
nghiệp vùng Đơng Nam Bộ” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này tơi cam đoan
rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kì bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
Học viên

Trịnh Thị Phục Sinh


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trường ĐH Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Để hồn
thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn của tôi là
TS. Vũ Việt Hằng, người đã tận tâm và rất nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức

vô cùng bổ ích cho tơi trong thời gian học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô- Khoa Đào Tạo Sau Đại Học
Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kịp thời và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, những
người đã ln động viên và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất, tuy nhiên sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành của Q Thầy Cơ và các bạn học viên.
Trân trọng cảm ơn!

Học viên thực hiện

Trịnh Thị Phục Sinh


iii
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là khám sự tác động của Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc
sống-công việc, tác động của Làm việc tại nhà tới Hiệu quả công việc và tác động của
Cân bằng cuộc sống-công việctới Hiệu quả cơng việc của nhân viên văn phịng Làm
việc tại nhà ở khu vực Đông Nam Bộ. Nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu bằng cách
gửi link bảng câu hỏi cho những người quen biết khu vực Đông Nam Bộ, những ai
từng hoặc đang Làm việc tại nhà thì tham gia thực hiện khảo sát. Kết quả thu về 154
mẫu khảo sát. Phần mềm được sử dụng để trong bài nghiên cứu này là phần mềm SPSS
25 cho phần thống kê mô tả và phần mềm Smart PLS 3.2.9 cho cả mơ hình đo lường
kết quả và mơ hình cấu trúc.Kết quả đã xác định được Làm việc tại nhà có tác động và
đo lường được mức độ tác động tới Cân bằng cuộc sống-công việc, Làm việc tại nhà có
tác động và đo lường mức độ tác động tới Hiệu quả công việc, Cân bằng cuộc sống
cơng việc có tác động và đo lường được mức độ tác động tới Hiệu quả công việc. Đồng

thời qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng thấy được các yếu tố nào tác động nhiều, tác
động trung bình và ít tác động tới mỗi khái niệm. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một
số kiến nghị cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng chính sách nhân sự liên quan đến
người lao động để đạt được Cân bằng cuộc sống-công việc cũng như Hiệu quả công
việc cũng như nêu ra một số hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu
tiếp theo trong tương lai.
Từ khóa: Làm việc tại nhà, Làm việc từ xa, Cân bằng cuộc sống-công việc, Hiệu quả
công việc.


iv
ABSTRACT
The research arms to identify the impact of Work from home on Work-Life Balance,
the impact of Work from home on Job performance and the impact of Work-Life
Balance on Performance. work of office workers Work from home in the Southeast
region. This study has collected data by sending the questionnaire link to acquaintances
in the Southeast region, who used to or are work from home to participate in the
survey. The results obtained were 154 survey samples. The software used in this study
is SPSS 25 software for descriptive statistics and Smart PLS 3.2.9 software for both
results measurement and structural models. The results have determined that Work
from home has an impact and measures the level of impact on Work-life balance, work
from home has an impact and measures the level of impact on Job performance, Worklife balance has an impact and can be measured to affect Job performance. At the same
time, through the research results, the author also found out which factors have a lot of
impact, medium impact and little impact on each concept. On that basis, the author has
proposed a number of recommendations for businesses to develop human resource
policies related to employees to achieve Work-life balance as well as Job performance.
some limitations in the study and suggestions for future studies.
Keywords: Work from home, Remote working, Work-life balance, Job performance.



v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................... 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 5
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 5
1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 6
1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 6
1.8 KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................... 7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 8
2.1 CÁC LÝ THUYẾT NỀN ................................................................................................... 8
2.1.1 Thuyết trao đổi xã hội ..................................................................................................... 8
2.1.2 Thuyết nhu cầu - nguồn lực công việc ........................................................................... 8
2.1.3 Thuyết hành động hợp lý ................................................................................................ 9
2.2 CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................................................ 10
2.2.1 Làm việc tại nhà ............................................................................................................ 10
2.2.2 Cân bằng cuộc sống-công việc ...................................................................................... 11


vi

2.2.3 Hiệu quả công việc ......................................................................................................... 11
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................................................................ 13
2.3.1 Nghiên cứu của Susilo năm 2020 .................................................................................. 13
2.3.2 Nghiên cứu của Nakrosiene và cộng sự năm 2019...................................................... 15
2.3.3 Nghiên cứu của Putri và cộng sự năm 2021 ................................................................ 16
2.3.4 Nghiên cứu của Haider và cộng sự năm 2018 ............................................................. 17
2.3.5 Nghiên cứu của Talukder và cộng sự năm 2018 ......................................................... 18
2.3.6 Nghiên cứu của Koopmans và cộng sự năm 2013 ...................................................... 19
2.4 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT................................. 22
2.4.1 Làm việc tại nhà và Cân bằng cuộc sống-công việc ................................................... 22
2.4.2 Cân bằng cuộc sống-công việc và Hiệu quả công việc................................................ 23
2.4.3 Làm việc tại nhà và Hiệu quả công việc ...................................................................... 24
2.4.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 27
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 27
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 29
3.2.1 Phương pháp định tính ................................................................................................. 29
3.2.2 Phương pháp định lượng .............................................................................................. 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 43
4.1 MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 43
4.1.1 Phân tích thống kê mơ tả .............................................................................................. 43
4.1.2 Phân tích độ tin cậy của các thang đo ......................................................................... 50
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá đối với các thang đo (EFA).......................................... 55
4.1.4 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). ........................................................... 58
4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ................................................................................................. 68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 72


vii
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 72

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ......................................................................................................... 72
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TRONG TƯƠNG LAI ............ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 77
PHỤ LỤC 1: THANG ĐO GỐC TIẾNG ANH ................................................................... 81
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN TAY ĐƠIt (ĐỊNH TÍNH) ............................. 84
PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN TAY ĐÔI ............................................................... 86
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT (ĐỊNH LƯỢNG) ......................................... 90
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ ............................................ 97
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO ............ 103
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ -EFA .......................... 106
PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ BOOSTRAPPING ..................................................................... 109


viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1 – Mơ hình nghiên cứu tác động của Làm việc tại nhà tới Hiệu quả cơng việc
....................................................................................................................................... 14
Hình 2.2 – Mơ hình nghiên cứu đặc điểm và kết quả của Làm việc tại nhà ................. 15
Hình 2.3 – Mơ hình nghiên cứu tác động của Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc sốngcông việc. ...................................................................................................................... 16
Hình 2.4 – Mơ hình tác động của cân bằng cuộc sống-cơng việc tới Hiệu quả cơng
việc, vai trị của tâm lý hạnh phúc và hài lòng về đồng nghiệp. ................................... 17
Hình 2.5 – Mơ hình tác động của sự hỗ trợ của quản lý, Cân bằng cuộc sống-công việc
tới Hiệu quả cơng việc. ................................................................................................. 18
Hình 2.6 – Mơ hình các khái niệm đo lường cho hiệu suất cơng việc cá nhân. ........... 19
Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 28
Hình 4.1 Hệ số tác động và giá trị P (P value) .............................................................. 65


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 – Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ............................................................ 20
Bảng 3.1 – Thang đo điều chỉnh sau phỏng vấn tay đôi ............................................... 30
Bảng 4.1 – Tổng hợp thống kê mô tả mẫu .................................................................... 43
Bảng 4.2 – Tổng hợp thống kê mô tả các biến định lượng ........................................... 45
Bảng 4.3 – Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................... 51
Bảng 4.4 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA ............................................... 55
Bảng 4.5 – Kết quả phân tích mức độ tin cậy của từng chỉ báo ................................... 59
Bảng 4.6 – Kết quả phân tích độ tin cậy nhất qn nội bộ hay cịn gọi độ tin cậy tổng
hợp (CR) và mức độ chính xác về sự hội tụ hay còn gọi phương sai trích trung bình
(AVE) lần 1 ................................................................................................................... 61
Bảng 4.7 – Kết quả phân tích độ tin cậy nhất quán nội bộ hay còn gọi độ tin cậy tổng
hợp (CR) và mức độ chính xác về sự hội tụ hay cịn gọi phương sai trích trung bình
(AVE) lần 2. .................................................................................................................. 62
Bảng 4.8 – Kết quả phân tích chỉ số tương quan HTMT .............................................. 63
Bảng 4.9 – Hệ số phương sai phóng đại (VIF) ............................................................. 64
Bảng 4.10 – Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................. 66
Bảng 4.11 – Hệ số xác định R2 ..................................................................................... 67
Bảng 4.12 – Hệ số f2 ..................................................................................................... 68


x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
JD-R: Job demands – resources
JP: Job performance
TRA: Theory of Reasoned Action
WFH: Work from home
WLB: Work life balance



1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làm việc tại nhà (work from home), làm việc từ xa (teleworking), làm việc xa cơng ty
(working-at-distance), nhân viên làm việc ngồi công ty (off-side workers) hoặc nhân
viên từ xa (remote-workers) là một khái niệm rất quen thuộc ở các nước phát triển vì
nó đã được nghiên cứu từ năm 1970.
Các doanh nghiệp ở các nước phát triển đã triển khai cho nhân viên làm việc từ xa. Với
nhiều công ty đa quốc gia, việc kết nối và làm việc với các thị trường bên ngoài lãnh
thổ là chuyện thường thấy. Nhân viên của họ có thể lựa chọn làm việc ở bất cứ nước
nào. Tuy nhiên, điều này còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm việc, tạo cơ hội để con người có thể làm việc
từ bất cứ ở vị trí nào, trong đó có Làm việc tại nhà (WFH). Khi công nghệ số phát
triển, Làm việc tại nhà đã chứng minh nhiều ưu điểm vượt trội. Các phần mềm và công
nghệ đã phần nào giúp bộ phận nhân sự có thể quản lý người của mình. Hơn nữa, Làm
việc tại nhà có thể áp dụng cho các hình thức kinh doanh khác nhau, phù hợp với nhiều
loại hình doanh nghiệp. Do khơng có sự tương tác trực tiếp để chia sẻ kiến thức và
công việc, họ phải dựa trên các nên tảng công nghệ để thay thế (Elia, Margherita, &
Passiante, 2020). Một loạt các nền tảng ứng dụng được chấp nhận và đang được áp
dụng nhiều bởi nhân viên WFH bao gồm các ứng dụng gọi video như Zoom, Skype,
Google Meet, phương tiện truyền thông như Workplace và các công cụ chia sẻ tập tin
như Share point, Dropbox, Google drive (Brem, Viardot, & Nylund, 2021).
Làm việc tại nhà làm tăng khả năng kiểm sốt và tính linh hoạt đối với lịch làm việc,
cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt mà cách thức làm việc tại tổ chức khơng có được,
kiểm sốt thời gian làm việc tốt hơn có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
(Nakrošienė, Bučiūnienė, & Goštautaitė, 2019), có nhiều thời gian hơn bởi vì làm việc



2

tại nhà giúp giảm số lần di chuyển, tốn ít thời gian đi lại cũng như việc tiết kiệm chi
phí hơn( chi phí vận chuyển, xăng, bảo trì, đỗ xe), tiết kiệm được tiền từ việc ăn ở nhà
thay vì ăn ở ngồi, ít phải đi giặt ủi, chi tiêu ít hơn cho việc chăm sóc con cái. Bên cạnh
đó, họ có thời gian để đọc sách, ở bên gia đình, chuẩn bị bữa tối thịnh soạn, ở nhà khi
trẻ đi học về hoặc đơn giản là có thời gian sửa chữa những thiết bị hư hỏng trong nhà,
giải pháp cho một số nhân viên như: người khuyết tật, người đang phải chăm sóc người
khác, người khơng có phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế của
Làm việc tại nhà như sự thay đổi trong cách thức thực hiện cơng việc có thể tác động
đến sự thăng tiến trong sự nghiệp, có thể sẽ khơng phù hợp cho công việc hoặc những
nhân viên cần sự giám sát chặt chẽ, nhân viên cảm thấy bị cô lập, thiếu sự tương tác xã
hội tại nơi làm việc, cảm thấy quá tải vì phải đảm đương và tham gia q nhiều cơng
việc gia đình, nhân viên phải chịu một số chi phí nhất định khi thiết lập văn phịng tại
nhà (Peters, Den Dulk, & Van Der Lippe, 2009).
Bên cạnh đó, Làm việc tại nhà cung cấp cho doanh nghiệp một lợi thế trong việc tuyển
dụng và giữ chân nhân viên, giảm chi phí hoạt động, tác động tích cực đến mơi trường,
giao thơng bớt tắc nghẽn và lượng khí thải do xăng dầu cũng giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, những doanh nghiệp áp dụng làm việc tại nhà có một lợi thế khơng nhỏ trước
đối thủ cạnh tranh vì nó có thể giúp doanh nghiệp có được nguồn lao động được kể đến
như sau: những người muốn đi làm nhưng khơng thể đi làm giờ hành chính do chăm
sóc cha mẹ già, con nhỏ, những người muốn đi làm nhưng bị cách trở về địa lý như nhà
xa, tỉnh khác, quốc gia khác, những người muốn đi làm nhưng khơng tiện di chuyển do
khuyết tật.
Thêm vào đó, có một số nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng người Làm việc tại
nhà có thể cảm thấy bị quá tải vì phải đảm đương và tham gia quá nhiều vào cơng việc
gia đình, điều này gây trở ngại cho mối quan hệ giữa cơng việc và gia đình. Mất Cân
bằng cuộc sống-công việc dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, một trong số đó là ảnh



3

hưởng đến mối quan hệ với thành viên trong gia đình, khi mối quan hệ với các thành
viên trong gia đình khơng tốt sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc
(Kumarasamy, Pangil, & Mohd Isa, 2015).
WFH sử dụng công nghệ được coi là một cách mà tổ chức cho phép sự linh hoạt làm
việc cho nhân viên, bao gồm Cân bằng cuộc sống-cơng việc (WLB), giảm chi phí và
nâng cao Hiệu quả làm việc (JP) (Lewis & Cooper, 2005).
WLB làm nâng cao sự gắn kết và Hiệu quả cơng việc (Carlson, Witt, Zivnuska,
Kacmar, & Grzywacz, 2008). Từ góc độ quản lý nhân sự, việc triển khai chính sách để
tạo Cân bằng cuộc sống-công việc, bao gồm các thỏa thuận WFH được cơng nhận là có
tác động tích cực đến thái độ và hành vi làm việc của nhân viên, việc thực hiện chính
sách WLB được cơng nhận là có thể tăng sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên,
tăng cường cam kết với tổ chức và thậm chí cải thiện hiệu quả làm việc (Crosbie &
Moore, 2004).
Do những công nhân tham gia trực tiếp sản xuất, họ khơng thể làm việc mà khơng có
máy móc, cơng cụ dụng cụ, đòi hỏi họ phải tham gia lao động tại doanh nghiệp, cịn
nhân viên văn phịng, đặc thù cơng việc họ khơng địi hỏi như vậy, họ có thể giải quyết
cơng việc thơng qua máy tính có kết nối Internet, trao đổi với khách hàng qua điện
thoại hoặc thiết bị cơng nghệ. Và vì vậy, nhân viên văn phịng là đối tượng có thể áp
dụng hình thức Làm việc tại nhà.
Khu vực Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước. Diện tích tự nhiên của
vùng khoảng 41.188 km2, chiếm 12,4% diện tích cả nước. Tính đến thời điểm
31/12/2020 cả nước có gần 683,6 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số lao
động là 14,7 triệu người, trong số đó thì tập trung ở vùng Đông Nam Bộ là 280,7 ngàn
doanh nghiệp, chiếm 41,1% tổng số doanh nghiệp cả nước (Thanh Hà, 2020). Có thể
nói hoạt động của các doanh nghiệp vùng Đơng Nam Bộ đang góp tỷ trọng lớn cho cả



4

nước. Đây cũng chính là nguyên nhân tác giả chọn khu vực này cho nghiên cứu của
mình.
Mặc dù chủ đề làm việc từ xa đã được nghiên cứu từ cách đây khá lâu nhưng phần lớn
các nghiên cứu của nước ngoài. Những nghiên cứu này lại tập trung nghiên cứu những
người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong khi đó thì chưa có nhiều
nghiên cứu trong nước về vấn đề này.
Nhưng có chắc rằng Làm việc tại nhà sẽ mang lại Hiệu quả công việc, bên cạnh đó với
áp lực khi vừa phải Làm việc tại nhà và áp lực trách nhiệm đối với gia đình, thì nhân
viên có đạt được sự Cân bằng cuộc sống-cơng việc hay khơng?
Chính vì các câu hỏi đó, nên tác giả quyết định nghiên cứu: “Tác động của Làm việc
tại nhà tới Cân bằng cuộc sống-công việc và Hiệu quả công việc của nhân viên văn
phòng, nghiên cứu tại các doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu của tác giả có ba mục tiêu sau:
Xác định tác động của Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc sống-công việc.
Xác định tác động của Cân bằng cuộc sống-công việc tới Hiệu quả công việc.
Xác định tác động của Làm việc tại nhà tới Hiệu quả công việc.
Đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao Hiệu quả làm việc cho nhân viên Làm việc tại
nhà.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Làm việc tại nhà có làm tăng sự Cân bằng cuộc sống-cơng việc khơng?
Cân bằng cuộc sống-cơng việc có tác động tích cực tới Hiệu quả cơng việc khơng?


5

Làm việc tại nhà có tác động tích cực tới Hiệu quả công việc không?
Mức độ tác động của Làm việc tại nhà và Cân bằng cuộc sống-công việc tới Hiệu quả

công việc?
Các hàm ý quản trị nào cần được đưa ra để giúp cho người làm công tác nhân sự sử
dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực?
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu này là mối quan hệ giữa Làm việc tại nhà, Cân bằng cuộc sốngcông việc và Hiệu quả công việc.
Đối tượng khảo sát: do chính sách Làm việc tại nhà chưa được áp dụng rộng rãi tại các
công ty tại Việt Nam nên trước hết giả chọn những doanh nghiệp có áp dụng chính
sách Làm việc tại nhà và sẽ tiến hành khảo sát nhân viên văn phòng cũng như các cấp
quản lý ở các công ty vùng Đông Nam Bộ tại Việt Nam.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nhân viên văn phòng và các cấp quản lý tại các
doanh nghiệp thuộc 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ tại Việt Nam, đó là: thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước.
Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022.
Dữ liệu thứ cấp: dựa trên các tài liệu, giáo trình, các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến Làm việc tại nhà, Cân bằng cuộc sống-công việc và Hiệu quả công việc để phục vụ
cho việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp: để phục vụ cho việc hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và thang đo phù
hợp với đề tài nghiên cứu. Nguồn dữ liệu này được thu thập bằng cách phỏng vấn qua
điện thoại 10 đáp viên là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc quản lý có cấp bậc tại các


6

doanh nghiệp vùng Đơng Nam Bộ có áp dụng Làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, để có cơ
sở phân tích, trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát và thu thập dữ
liệu từ các đối tượng khảo sát. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 7/2022 tới tháng
9/2022.
1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu giúp hiểu biết thêm về tác động của Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc

sống-công việc, Cân bằng cuộc sống-công việc tới Hiệu quả công việc và Làm việc tại
nhà tới Hiệu quả công việc của các nhân viên văn phịng Làm việc tại nhà ở vùng Đơng
Nam Bộ. Qua nghiên cứu này, hệ thống hóa các khái niệm trong đề tài, tác động của
Làm việc tại nhà tới Cân bằng cuộc sống-công việc, Cân bằng cuộc sống-công việc tới
Hiệu quả công việc và Làm việc tại nhà tới Hiệu quả công việcnhư là nguồn tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Ngoài ra, về thực tiễn kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp làm cơ sở giúp cho
những người làm công tác nhân sự cân nhắc, áp dụng chính sách Làm việc tại nhà để
sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực.
1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước hết, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích các tài liệu, giáo trình, lý thuyết và
nghiên cứu liên quan đến Làm việc tại nhà, Cân bằng cuộc sống-công việc, Hiệu quả
công việc để từ đó hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu. Mơ
hình nghiên cứu trong đề tài gồm 03 biến: Làm việc tại nhà, Cân bằng cuộc sống-công
việc và Hiệu quả công việc. Quy trình thực hiện thơng qua 02 bước:
Nghiên cứu khám phá: nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng
vấn tay đôi gồm 10 người. Từ những thông tin thu thập được, mơ hình nghiên cứu


7

được xây dựng với thang đo phù hợp hơn đối với đề tài nghiên cứu và bối cảnh nghiên
cứu tại Việt Nam.
Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu định lượng thơng qua phương pháp khảo sát theo
bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu với phần mềm IBM SPSS và SmartPLS. Kết quả thực
hiện từ mơ hình hồi quy sẽ làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên
cứu.
1.8 KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Ở chương này tác giả giới thiệu về lý do tiến hành nghiên cứu của đề tài, mục tiêu

nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa đề
tài và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cở sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Tác giả giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, các mơ hình nghiên cứu trước đó và đưa ra
các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Tác giả giới thiệu chi tiết về phương pháp và trình tự nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương này tác giả mô tả dữ liệu, thảo luận kết quả sau khi tiến hành các phân tích liên
quan.
Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị.
Tác giả trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đã đạt được, hàm ý quản trị, nêu ra các
hạn chế của đề tài và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.


8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 cung cấp cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu của đề tài, giới thiệu cho
người đọc các khái niệm Làm việc tại nhà, Cân bằng cuộc sống-công việc, Hiệu quả
làm việc, tổng lược một số nghiên cứu liên quan trước đây từ đó cung cấp cơ sở đề
xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
2.1 CÁC LÝ THUYẾT NỀN
2.1.1 Thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết trao đổi xã hội( Social exchange theory) (Blau, 1968) cho rằng hành vi của
nhân viên đối với tổ chức bị ảnh hưởng bởi nhận thức về hành vi của tổ chức đối với
họ.
Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức như khi tổ chức tăng tính linh hoạt đối với lịch làm
việc của nhân viên Làm việc tại nhà có thể giúp cải thiện Hiệu quả công việc (Afrianty,
Artatanaya, & Burgess, 2021). Sự linh hoạt về giờ giấc có được nhờ làm việc tại nhà có

thể cải thiện chất lượng cuộc sống (Nakrošienė et al., 2019).
Trong trường hợp này, tác giả cho rằng khi nhân viên cảm thấy họ có thể Cân bằng
cuộc sống-cơng việc thông qua việc tổ chức hỗ trợ họ trong việc áp dụng chính sách
Làm việc tại nhà, họ sẽ đáp lại bằng cách tăng Hiệu quả công việc.
2.1.2 Thuyết nhu cầu - nguồn lực công việc
Lý thuyết nhu cầu công việc-nguồn lực (JD-R) (Demerouti, Bakker, Nachreiner, &
Schaufeli, 2001). Theo như lý thuyết này gồm 2 phần, một là nhu cầu công việc và hai
là nguồn lực công việc:


9

-

Nhu cầu công việc bao gồm: khối lượng công việc (physical workload), áp lực
thời gian (time presser), recipient contract, môi trường vật chất- nơi làm việc
(physical environment), ca làm việc (shift work).

-

Nguồn lực công việc bao gồm: sự phản hồi (feedback), phần thưởng (rewards),
quyền kiểm sốt cơng việc (job control), khả năng tham gia (participation), đảm
bảo công việc (job sercurity), hỗ trợ của người giám sát (suppervisor’s support).

Theo một số nghiên cứu trước đây, kỹ năng lập kế hoạch thời gian cao có thể coi là
một cách để làm giảm nhu cầu công việc tạo điều kiện để đạt Hiệu quả làm việc cao
hơn (Demerouti et al., 2001). Để tăng Hiệu quả làm việc kỹ năng lập kế hoạch thời
gian được đánh giá là một nguồn lực quan trọng (Harpaz, 2002).
Dựa theo lý thuyết nhu cầu-nguồn lực công việc, trong nghiên cứu này, tác giả cho
rằng khi nhu cầu công việc cao dẫn đến quá tải, căng thẳng và suy giảm sức khỏe của

nhân viên, cũng như ảnh hưởng đến Cân bằng cuộc sống-công việc. Nguồn lực cao hơn
tạo Hiệu quả công việc của nhân viên cao hơn.
2.1.3 Thuyết hành động hợp lý
Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Fishbein và
Ajzen xây dựng từ năm 1977 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu tâm lý xã hội. Theo học thuyết này ý định của nhân viên là yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi, tức là hành vi được quyết định bởi ý thức thực hiện
hành vi đó. Ý định chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là thái độ cá nhân và chuẩn chủ
quan. Trong đó: thái độ được định nghĩa là niềm tin về hành vi cụ thể, ứng với niềm tin
đó con người sẽ suy nghĩ, đánh giá và phản ứng với hành vi đó. Thái độ đo lường mức
độ cá nhân phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với hành vi, chuẩn chủ quan( Subjective
norms) được định nghĩa là ảnh hưởng của môi trường xã hội lên hành vi của cá nhân
(Fishbein & Ajzen, 1977).


10

Theo lý thuyết hành động hợp lý thì thái độ chịu sự ảnh hưởng của niềm tin, ứng với
niềm tin đó con người sẽ đưa ra suy nghĩ và đánh giá của riêng mình. Điều này hồn
tồn hợp lý để đưa lý thuyết này vào mơ hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác
giả cho rằng một khi nhân viên tin vào những lợi ích mà Làm việc tại nhà mang lại thì
họ sẽ có những suy nghĩ tích cực đối với phương thức Làm việc tại nhà.
2.2 CÁC KHÁI NIỆM
2.2.1 Làm việc tại nhà
Theo Susilo Làm việc tại nhà là những nhân viên làm công ăn lương không tới văn
phịng cơng ty mà ở nhà, họ sử dụng máy tính và cơng nghệ truyền thơng để trao đổi,
giao tiếp và giải quyết các vấn đề công việc (Susilo, 2020).
Làm việc tại nhà(WFH) được định nghĩa là công việc được làm thường tại nhà, (khơng
tới văn phịng chính) một hoặc nhiều ngày trong tuần (Hill, Ferris, & Märtinson, 2003).
Theo định nghĩa của Huws, cơng việc mà được làm hồn tồn tại nhà và được người

Làm việc tại nhà, người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau được định nghĩa là Làm
việc tại nhà (Huws, 1997).
Làm việc tại nhà nói đến cơng việc làm tại nhà một người nào đó hoặc tại một vị trí
nào đó mà người lao động sử dụng máy tính và cơng nghệ truyền thơng để giao tiếp và
trao đổi cơng việc với văn phịng chính, quản lý, đồng nghiệp và khách hàng (Gainey,
Kelley, & Hill, 1999). Làm việc tại nhà diễn ra khi người lao động được trả lương cho
cơng việc đã được hồn thành tại một nơi làm việc không cố định và do đó tổng thời
gian có mặt tại văn phịng sẽ giảm xuống (Khalifa & Davison, 2000).
Trong khuôn khổ đề tài này tác giả dùng khái niệm của Susilo làm cơ sở nghiên cứu và
không đề cập tới những người làm việc tự do, những người tự kinh doanh hoặc những
nhân viên khơng có hợp đồng với doanh nghiệp/tổ chức.


11

2.2.2 Cân bằng cuộc sống-công việc
Cân bằng cuộc sống-công việc của Putri và cộng sự năm 2021 được hiểu là đạt được sự
cân bằng về thời gian, cân bằng về trách nhiệm và cân bằng về sự hài lòng (Putri &
Amran, 2021)
Theo Clark, có nhiều định nghĩa về Cân bằng cuộc sống-cơng việc, hầu hết đều có
nghĩa là hài lịng và làm tốt chức năng cả công việc và gia đình với mức độ xung đột
tối thiểu giữa hai chức năng này (Clark, 2000).
Cân bằng giữa cuộc sống và công việc được coi là khơng có xung đột giữa cơng việc
và cuộc sống (Greenhaus & Allen, 2011).
Cân bằng cuộc sống-công việc là mức độ hài lòng của nhân viên về thành cơng trong
cơng việc và hạnh phúc gia đình (Haar, 2013; Haar, Russo, Suñe, & Ollier-Malaterre,
2014; Kossek, Valcour, & Lirio, 2014).
Trong khuôn khổ đề tài này, khái niệm Cân bằng cuộc sống-công việc của Putri và
cộng sự năm 2021 được hiểu là đạt được sự cân bằng về thời gian, cân bằng về trách
nhiệm và cân bằng về sự hài lòng (Putri & Amran, 2021) làm cơ sở nghiên cứu.

2.2.3 Hiệu quả cơng việc
Koopmans và cộng sự thì cho rằng Hiệu quả cơng việc là mức độ hồn thành cơng việc
được đánh giá theo 04 yếu tố: hiệu quả công việc mang tính nghĩa vụ, hiệu quả cơng
việc mang tính tình huống, hiệu quả cơng việc mang tính thích ứng (adaptive
performance), hành vi làm việc phản tác dụng (counterproductive work behavior).
Trong đó:
-

Hiệu quả cơng việc mang tính nghĩa vụ là mức độ thành thạo mà nhân viên thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản hoặc kỹ thuật cốt lõi trong công việc của họ. Trong
nghiên cứu của Koopmans và cộng sự thì để đo lường Hiệu quả cơng việc mang


×