Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án qua thực tiễn áp dụng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.81 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

HUỲNH THỊ THÙY DUNG

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH
ÁN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH

Tai Lieu Chat Luong

PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

HUỲNH THỊ THÙY DUNG

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH
ÁN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS. LÂM TỐ TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án qua
thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
Trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

Tác giả

Huỳnh Thị Thùy Dung



ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong q trình làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô,
bạn bè và các đồng nghiệp để hồn tất luận văn.
Trước tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Lâm Tố Trang –
người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Kim Đồn – người đã tận tình hướng dẫn
cho tơi cách sử dụng phần mềm Turnitin.
Tôi gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh – những người đã truyền đạt kiến thức q báu cho tơi trong thời gian
tham gia khóa học vừa qua.
Tơi xin cảm ơn Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thi hành án
dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Củ Chi, Chi cục
Thi hành án dân sự huyện Hóc Mơn, cùng tồn thể các anh, chị, em đồng nghiệp đã
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện Luận văn

Huỳnh Thị Thùy Dung


iii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

Luận văn giải quyết các vấn đề lý luận, quy định pháp luật về quy trình tổ
chức thi hành án cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án. Luận văn
trình bày khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa đấu giá tài sản thi hành án. Đồng thời chỉ ra
các chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá tài sản thi hành án, đối tượng đấu giá,
hình thức hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án và trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi
hành án.
Luận văn cũng nêu lên thực trạng áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thi
hành án, từ đó tác giả trình bày những vấn đề vướng mắc, bất cập trong việc áp
dụng quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ những phân tích trên, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án nhằm mục đích cuối cùng là
làm thế nào để bảo vệ được quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá trong giai
đoạn hiện nay.


iv

SUMMARY OF THESIS

The thesis deals with theoretical issues, legal regulations on the judgment
execution organization process as well as the order and procedures for property
auction. The thesis presents the concept, characteristics and meaning of judgment
enforcement property auction. At the same time, point out the subjects participating
in the property auction for judgment enforcement, the object of the auction, the
form of the property auction contract for judgment enforcement and the order and
procedures for property auction to execute the judgment.
The dissertation also raised the current situation of applying the law on
judgment enforcement property auction, from which the author presented problems
and shortcomings in the application of the law on property auction in Ho Chi Minh
City.

From the above analysis, the author boldly gives a number of
recommendations to complete the legal provisions on property auction to enforce
judgment in order to protect the interests of the buyers auction property in the
current period.


v

MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................. i
Lời cám ơn ................................................................................................................ ii
Tóm tắt .....................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 4
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5
Chương 1. Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về đấu giá tài sản thi hành
án .............................................................................................................................. 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa đấu giá tài sản thi hành án ...................... 6
1.1.1. Khái niệm đấu giá tài sản thi hành án .................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm đấu giá tài sản thi hành án ...................................................... 9
1.1.3. Ý nghĩa đấu giá tài sản thi hành án ....................................................... 11

1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về đấu giá tài sản thi hành án............ 13
1.2.1. Chủ thể đấu giá tài sản thi hành án ...................................................... 13
1.2.1.1. Người có tài sản đấu giá .................................................................. 13
1.2.1.2. Tổ chức đấu giá tài sản - đấu giá viên ............................................. 16
1.2.1.3. Người tham gia đấu giá .................................................................... 20
1.2.1.4. Người phải thi hành án (người sở hữu tài sản thi hành án) ............ 21
1.2.1.5. Người được thi hành án .................................................................... 23


vi

1.2.1.6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ........................................... 24
1.2.2. Đối tượng đấu giá ................................................................................... 24
1.2.3. Hình thức của hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án ........................... 25
1.2.4. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án ........................................ 27
1.2.4.1. Giai đoạn tổ chức thi hành án ............................................................ 27
1.2.4.2. Giai đoạn ký hợp đồng đấu giá tài sản thi hành án với tổ chức đấu giá
tài sản ..................................................................................................................... 29
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 37
Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án
tại thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị hoàn thiện ............................ 38
2.1. Tổng quan về tình hình đấu giá tài sản thi hành án tại thành phố Hồ Chí
Minh....................................................................................................................... 38
2.1.1. Tổng quan về kết quả tổ chức thi hành án tại thành phố Hồ Chí Minh .
................................................................................................................................ 38
2.1.2. Tổng quan về kết quả đấu giá tài sản thi hành án tại thành phố Hồ Chí
Minh ....................................................................................................................... 39
2.1.3. Những tồn tại, hạn chế của việc đấu giá tài sản thi hành án............... 41
2.1.4. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế của việc đấu giá tài sản thi hành án .... 54
2.1.4.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................. 54

2.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 55
2.2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án .............. 56
2.2.1. Hiệu quả áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án ............... 56
2.2.2. Một số vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về đấu
giá tài sản thi hành án tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 58
2.2.2.1. Về thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá ..................... 58
2.2.2.2. Về quy định giá khởi điểm để đấu giá tài sản .................................. 59
2.2.2.3. Về thời gian ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thi hành án ......... 59
2.2.2.4. Về mức giảm giá tài sản đấu giá ...................................................... 60
2.2.2.5. Về tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản .................................... 62


vii

2.2.2.6. Về quy định bước giá ........................................................................ 63
2.2.2.7. Về thời gian nộp hồ sơ đăng ký, thời gian nộp tiền đặt trước, số tiền
đặt trước ................................................................................................................. 63
2.2.2.8. Về thông báo công khai việc đấu giá tài sản.................................... 64
2.2.2.9. Về thời điểm ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá ......................... 65
2.2.2.10. Về mức xử phạt đối với tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên ....... 66
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành
án ............................................................................................................................ 68
2.3.1. Về quy trình tổ chức thi hành án ........................................................... 68
2.3.2. Về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản ........................................................ 68
2.3.3. Về các quy định pháp luật khác có liên quan ........................................ 69
2.3.4. Về giải pháp bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá ... 70
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 76



1

MỞ ĐẦU
Hịa mình chung với nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển
con người. Những thành tựu ấy được thể hiện qua sự thay đổi về diện mạo vị thế
của đất nước, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
tăng cao. Đời sống người dân được nâng cao rõ rệt, mức thu nhập bình quân đầu
người trên 2.800 USD/người/năm, vượt qua ngưỡng nghèo chậm phát triển, trở
thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình1. Với vai trị là đầu tàu thúc đẩy
phát triển kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, thành phố Hồ Chí Minh giữ vai
trị, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, hội nhập và phát triển kinh tế của
cả nước. Với truyền thống năng động, sáng tạo, bản lĩnh, trí tuệ, dám nghĩ, dám làm,
bám sát thực tiễn, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, tồn
diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, cơng
nghệ,… ngày càng khẳng định vai trò là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo
dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước.
Cùng với việc phát triển kinh tế thì hệ thống pháp luật của Việt Nam đã từng
bước xây dựng và hoàn thiện, quyền và lợi ích của mỗi người dân ngày càng được
đảm bảo. Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung một số lượng lớn văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Chính sách của Đảng từng bước được thể chế hóa tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm
bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu thể
chế hóa đầy đủ đồng thời tăng cường các biện pháp công nhận, tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Các quyền sở hữu tài sản, quyền tự do thỏa thuận, quyền bình đẳng giữa các
chủ thể đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật thi hành án dân sự, Luật đấu giá tài
1


Chu An, Tồn văn bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng,

/>g-108832.html, ngày đăng 03/02/2020, ngày truy cập 06/02/2020


2

sản…Các văn bản quy phạm pháp luật này nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh mục đích là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia
giao dịch. Mặc dù hiện nay các giao dịch đều được điều chỉnh bởi một ngành luật
cụ thể nhưng trong một số trường hợp thì quyền lợi của chủ thể vẫn chưa được pháp
luật bảo vệ một cách trọn vẹn. Cụ thể là trong lĩnh vực thi hành án dân sự, mặc dù
người mua được tài sản đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản tại Cơ quan thi hành án
dân sự nhưng họ vẫn chưa nhận được tài sản hoặc đã nhận tài sản nhưng vẫn chưa
được hợp thức hóa quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Đó là lý do tác giả chọn
đề tài “Pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án qua thực tiễn áp dụng tại thành
phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá
cũng như tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến đấu giá tài sản thi hành
án là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Do đó, đề tài đấu giá tài sản thi hành
án đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể:
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc
đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Viện
khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2011.
Luận văn thạc sĩ luật học “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo
pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Thu Hiền, năm 2014, nghiên cứu các vấn
đề bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ luật học “Bán đấu giá tài sản theo pháp luật thi hành án dân

sự từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Kim Hoàng Tùng, năm 2016, nghiên cứu
thực trạng bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Luận văn thạc sĩ luật học “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự thực
tiễn tỉnh Bình Phước” của tác giả Võ Tuấn Phi, năm 2017, nghiên cứu nội dung việc
bán đấu giá tài sản từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Luận văn thạc sĩ luật học “Bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo
pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thị Lương,


3

năm 2018, nghiên cứu các quy định pháp luật về đấu giá tài sản để thi hành án nhằm
nhận diện, đánh giá thực trạng đấu giá tài sản để thi hành án trên địa bàn thành phố
Hà Nội cũng như trên phạm vi tồn quốc.
Đồng thời, cịn có các bài viết, bài tham luận, giáo trình mà tác giả tham
khảo như: Giáo trình kỹ năng thi hành án dân sự của Học viện tư pháp, Bình luận
Luật thi hành án dân sự, Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên Trung cấp, Tài
liệu hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự…
Các cơng trình nêu trên đã nghiên cứu về bán đấu giá tài sản thi hành án ở
nhiều địa phương khác nhau, các cơng trình cũng đã đề cập đến vấn đề thực trạng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo
pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có cơng trình
nghiên cứu nào liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản đấu
giá thông qua việc tìm hiểu “Pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án qua thực tiễn
áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh” để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể hồn
thiện pháp luật về quy trình tổ chức thi hành án cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài
sản thi hành án.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về đề tài: “Pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án qua
thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh” hướng đến các mục tiêu như sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
thi hành án.
Thứ hai, đánh giá quy định của pháp luật về quy trình tổ chức thi hành án
cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án và chỉ ra những bất cập từ thực
tiễn trong quá trình tổ chức đấu giá tài sản thi hành án.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quy trình tổ chức thi
hành án cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích của người mua được tài sản đấu giá.
4. Câu hỏi nghiên cứu


4

Để có thể giải quyết những mục tiêu mà luận văn đưa ra, một số câu hỏi cơ
bản được đặt ra trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Pháp luật hiện hành có những quy định gì về quy trình tổ chức thi hành án
cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án?
- Thực trạng áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án đạt được những
kết quả gì? Những vướng mắc, bất cập của việc đấu giá tài sản thi hành án là gì?
- Để khắc phục những khó khăn, hạn chế của việc đấu giá tài sản thi hành án
cần phải làm gì?
- Giải pháp nào để bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật về quy
trình tổ chức thi hành án cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài giới hạn nghiên cứu tài sản là bất động sản trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu mà luận văn đề ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được tác giả sử dụng để phân chia những
vấn đề lớn về mặt lý luận thành những vấn đề cụ thể; cũng như tổng hợp từ thực
tiễn để khái qt hóa nhằm có thể đánh giá một cách tồn diện thực trạng đấu giá tài
sản thi hành án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ những vướng mắc
giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó ở địa phương. Từ
đó có thể đánh giá những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nhằm đưa
ra kiến nghị hoàn thiện, phù hợp hơn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào
việc bổ sung các quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án trong thời gian
tới.


5

- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài nghiên cứu giúp cho Cơ quan thi hành án dân sự
trong việc đấu giá tài sản thi hành án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho
người mua được tài sản đấu giá.
8. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về đấu giá tài sản thi
hành án.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về đấu giá tài sản thi hành
án tại thành phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị hoàn thiện


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

THI HÀNH ÁN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa đấu giá tài sản thi hành án
1.1.1. Khái niệm đấu giá tài sản thi hành án
Theo quan niệm truyền thống: đấu giá là việc mua bán hàng tài sản công khai
mà những người mua sẽ trả giá từ giá thấp cho tới khi trả giá cao nhất và người bán
đấu giá đồng ý bán bằng cách gõ búa2.
Về mặt lý thuyết kinh tế, đấu giá là phương pháp xác định giá trị của một hàng
hóa có mức giá khơng thể xác định hoặc biến đổi quá nhiều. Bán đấu giá được thực
hiện theo nguyên tắc cơng khai. Hình thức của đấu giá đầu tiên đã xuất hiện từ 500
năm trước công nguyên. Cuộc đấu giá có thể là đấu giá đặt trước có hoặc khơng có
mức tối thiểu, đấu giá tuyệt đối,…Trong đấu giá đặt trước, sẽ có lệnh tối thiểu hoặc
giá đặt trước, nếu q trình đặt giá khơng đạt đến mức tối thiểu đó, sẽ khơng có giao
dịch. Trong đấu giá tuyệt đối hoặc đấu giá không đặt trước, việc bán là chắc chắn, chỉ
có duy nhất ở mức giá nào là cần xác định qua đấu giá”3.
Hoạt động đấu giá đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời tại nhiều
nước trên thế giới. Ở Hà Lan, đấu giá đã bắt đầu từ thế kỷ 15, những nhà cầm quyền
địa phương, quyền của các lãnh chúa như quyền đánh bắt cá, đã được phân xử theo
hình thức đấu giá. Phiên đấu giá đầu tiên được tổ chức dành cho hàng hóa mau
hỏng, thời gian tồn tại ngắn, cần được lưu thơng ngay, tuy nhiên giá của chúng rất
khó được thiết lập. Từ giữa thế kỷ thứ 15, hầu hết các cuộc đấu giá được thực hiện
tại các chợ cá. Các tác phẩm nghệ thuật hoặc các hàng hóa cao cấp chỉ được bắt đầu
được bán đấu giá từ thế kỷ 17. Trong xã hội của Hà Lan, đấu giá đã trở nên rất phổ
2

Civillawinfor,

Tổng

thuật


pháp

luật

nước

ngoài

về

đấu

giá

tài

sản,

Posted on 8
Tháng Năm, 2018, ngày truy cập 06/02/2020
3

Civillawinfor,

Đấu

giá




Lan



Lịch

sử



những

vấn

đề

ứng

dụng,

Posted on 27 Tháng Mười Hai, 2007, ngày truy cập
06/02/2020


7

biến. Gần như tất cả mọi thứ đều được bán theo phương thức đấu giá: cá voi được
bắt từ biển, lâu đài, biệt thự, các thiết bị, máy móc, các bộ phận của một con tàu,
chiến lợi phẩm từ chiến tranh... Ở Hà Lan đấu giá áp dụng theo phương thức đấu giá
giảm dần hay còn gọi là đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch Auction). Đấu giá giảm dần

(descending-price auction) là một hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này, một
món hàng được chào bán với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra thường
cao hơn rất nhiều so với giá trị món hàng và chẳng có người bán nào hy vọng bán
được món hàng với giá cao như vậy. Giá được giảm xuống từ từ cho đến khi một
trong những người tham gia đấu giá quyết định chấp nhận mức giá hiện tại để đưa
ra quyết định trả mức giá đó và trở thành người thắng cuộc4.
Khác với Hà Lan thì ở Anh đấu giá theo phương thức đấu giá tăng dần hay còn
gọi là đấu giá kiểu Anh. Đấu giá tăng dần (escending-price auction) là phương thức
mà người tham gia trả giá công khai, giá đưa ra sau bao giờ cũng cao hơn giá đưa ra
trước đó. Cuộc đấu giá kết thúc khi không ai đưa ra giá cao hơn hoặc khi đạt tới giá
“trần”, khi đó người ra giá cao nhất sẽ được mua món hàng đó với giá mình đã trả.
Người bán có thể đặt ra giá sàn, nếu người điều khiển khơng thể nâng giá cao hơn
mức sàn thì việc đấu giá có thể thất bại. Đấu giá tăng dần được cho là hình thức đấu
giá phổ biến nhất được sử dụng hiện nay5.
Hiện nay khái niệm đấu giá được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
Ở góc độ khái quát nhất, đấu giá là một hình thức mua bán hàng hóa, tài sản
cơng khai mà người trả giá cao nhất là người trúng đấu giá.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Đấu giá là quá trình mua và bán bằng
cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao
nhất”6.
4

Bách

khoa

toàn

thư


mở

Wikipedia,

Đấu

giá



Lan,

ngày truy cập 06/02/2020
5

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Đấu giá, ngày

truy cập 06/02/2020
6

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Đấu giá, ngày

truy cập 06/02/2020


8

Trong kinh tế học hiện đại, David W.Pearce – nhà kinh tế học người Anh đã
đưa ra định nghĩa “Đấu giá là một thị trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho
tài sản chứ không phải đơn thuần trả giá theo giá công bố của người bán” và thị

trường đấu giá là “một thị trường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục
theo biến đổi của cung và cầu”7.
Ở các nước trên thế giới, khái niệm về bán đấu giá tài sản dưới góc độ pháp lý
thường được quy định trong nhiều điều luật cụ thể như:
Ở Trung Hoa, bán đấu giá được quy định tại Điều 3 Luật về bán đấu giá tài sản
năm 1996 như sau: “Bán đấu giá là hình thức bán và mua tài sản cơng khai, theo đó
các tài sản và quyền tài sản được bán cho người trả giá cao nhất ”. Ở bang Floriada
Hoa Kỳ, Đạo luật của Floriada năm 2003 đưa ra khái niệm “Bán đấu giá tuyệt đối” là
cuộc bán đấu giá không yêu cầu giá khởi điểm tối thiểu mà hàng hoá sẽ được bán cho
người trả giá cao nhất”. Còn ở bang Alabama (Hoa kỳ), Quy chế của Ủy ban đấu giá
bang Alabama đưa ra khái niệm: “Bán đấu giá là việc bán công khai một tài sản cho
người trả giá cao nhất8.
Ở Việt Nam, việc bán đấu giá tài sản được quy định tại Điều 451 Bộ luật
Dân sự năm 2015 như sau: “Tài sản có thể được đem bán theo ý chí của chủ sở hữu
hoặc theo quy định của pháp luật” và tại khoản 2 Điều 5 Luật đấu giá tài sản năm
2016 quy định: “Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham
gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục do Luật đấu giá tài sản quy định trừ
trường hợp đấu giá chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia
đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá”.
Theo quy định tại Điều 451 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bán đấu giá tài sản có
thể được hiểu là bán đấu giá tài sản tự nguyện theo nhu cầu, ý chí của chủ sở hữu tài
sản hoặc bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật tức là bán đấu giá tài sản theo
quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7
8

David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.102
Civillawinfor,

Tổng


thuật

pháp

luật

nước

ngoài

về

đấu

giá

tài

sản,

Posted on 8
Tháng Năm, 2018, ngày truy cập 06/02/2020


9

Bán đấu giá tài sản theo quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
đó có đấu giá tài sản thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự. Đấu giá tài sản thi
hành án là hình thức bán tài sản thi hành án theo nguyên tắc độc lập, trung thực,

công khai, minh bạch, công bằng, khách quan theo trình tự, thủ tục do pháp luật thi
hành án dân sự, pháp luật đấu giá tài sản và các quy định pháp luật có liên quan.
Người mua trả giá dựa trên giá khởi điểm do Cơ quan thi hành án dân sự xác định
và người nào trả giá cao nhất sẽ là người mua được tài sản đấu giá.
1.1.2. Đặc điểm đấu giá tài sản thi hành án
Đấu giá tài sản thi hành án có một số đặc điểm riêng biệt như sau:
* Thứ nhất, đấu giá tài sản thi hành án mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước được thể hiện trong quan hệ pháp luật đấu giá tài
sản thi hành án ở chỗ người có tài sản đấu giá khơng phải là chủ sở hữu tài sản
thông thường mà ở đây là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của
pháp luật.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì “Người
có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản
ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Người có quyền đưa tài sản ra đấu giá
trong quan hệ pháp luật đấu giá tài sản thi hành án là Cơ quan thi hành án dân sự –
là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước. Do là cơ quan đại diện cho quyền lực
nhà nước nên khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành tức là có tài sản mà
khơng tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án để đảm bảo việc thi hành án.
Và tại khoản 2 Điều 9 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
quy định: “Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà khơng tự nguyện thi
hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định”
Theo quy định trên, trong trường hợp có người mua được tài sản đấu giá mà
người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản (nhà, đất) sẽ bị Cơ quan thi
hành án dân sự áp dụng biện pháp cưỡng chế giao nhà, đất cho người mua được tài
sản đấu giá. Lúc đó trong thâm tâm của người phải thi hành án dù không muốn giao


10


tài sản nhưng vẫn phải di chuyển hết đồ đạc của mình ra khỏi nhà. Việc đấu giá tài
sản thi hành án thành công là cơ sở, là tiền đề, là điều kiện cần kết hợp với việc
người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản là điều kiện đủ để Cơ quan thi
hành án dân sự dùng quyền lực nhà nước cưỡng chế buộc người phải thi hành án
thực hiện việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá theo quy định pháp
luật.
* Thứ hai, đấu giá tài sản thi hành án không những phải tuân theo quy trình
tổ chức thi hành án mà cịn phải tn theo trình tự, thủ tục đấu giá tài sản
Hoạt động đấu giá tài sản thi hành án thực chất là cánh tay nối dài của hoạt
động thi hành án dân sự. Do nó là cánh tay nối dài nên đấu giá tài sản thi hành án
được sự điều chỉnh bởi quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về
đấu giá tài sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để đảm bảo việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá thành cơng
địi hỏi Chấp hành viên - người trực tiếp tổ chức thi hành Quyết định của Cơ quan
thi hành án dân sự - phải tuân thủ đúng, đầy đủ quy trình tổ chức thi hành án. Ngay
từ khi nhận được Quyết định thi hành án do Thủ trưởng phân công, Chấp hành viên
phải bảo đảm thực hiện đúng quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trong giai đoạn hiện nay quyền của cơng dân được pháp luật bảo vệ rất lớn.
Mọi công dân bất kể là người phải thi hành án, người được thi hành án, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của
Chấp hành viên cũng như của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự tại các cơ
quan có thẩm quyền; quyền khởi kiện tại Tòa án bất kỳ lúc nào nếu họ muốn. Họ
tìm đủ mọi cách cản trở, chống đối, tố cáo, khiếu nại quy trình tổ chức thi hành án
của Cơ quan thi hành án dân sự cũng như trình tự, thủ tục đấu giá tài sản của tổ
chức đấu giá không đúng quy định pháp luật tại các Cơ quan ban ngành. Chính việc
khiếu nại này sẽ dẫn đến quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá khơng được
đảm bảo. Do đó để tránh việc khiếu nại, tố cáo thì Chấp hành viên phải tuân thủ



11

đúng, đầy đủ quy trình tổ chức thi hành án và phải tuân theo trình tự, thủ tục đấu giá
tài sản.
* Thứ ba, đấu giá tài sản thi hành án có sự tham gia của nhiều chủ thể liên
quan
Khác với việc đấu giá tài sản thơng thường thì đấu giá tài sản thi hành án có
sự tham gia của nhiều chủ thể liên quan đến việc thi hành án như: Cơ quan thi hành
án dân sự - Chấp hành viên; Tổ chức đấu giá tài sản - đấu giá viên, người phải thi
hành án (người sở hữu tài sản thi hành án); người được thi hành án; người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan và người tham gia đấu giá. Đấu giá tài sản thông thường bao
gồm tổ chức đấu giá tài sản - đấu giá viên, người có tài sản hoặc người được chủ sở
hữu tài sản ủy quyền và người tham gia đấu giá. Do có nhiều chủ thể tham gia trong
quá trình đấu giá nên việc đấu giá tài sản thi hành án đòi hỏi các chủ thể tham gia
cuộc đấu giá phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật để cuộc đấu giá diễn ra
thành công.
1.1.3. Ý nghĩa đấu giá tài sản thi hành án
* Thứ nhất, đấu giá tài sản thi hành án nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả tiền của
người phải thi hành án
Xuất phát từ nguyên tắc “Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu
lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá
nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” được quy định tại Điều 106 Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Và tại Điều 4 Luật thi
hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định “Bản án, quyết
định quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự phải được cơ quan, tổ chức và mọi
công dân tôn trọng”. Như vậy, về nguyên tắc hiến định thì đối với các bản án, quyết
định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật thì người phải thi hành án có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng nội dung của bản án, quyết định. Khi
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi
hành án thì Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp

luật. Kể từ thời điểm đó, nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án đối với người


12

được thi hành án đã phát sinh trên thực tế. Khi người phải thi hành án có tài sản mà
khơng tự nguyện thi hành án thì bị kê biên, xử lý tài sản để bảo đảm cho việc thực
hiện nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án; kể từ khi Cơ quan thi hành án dân
sự áp dụng biện pháp cưỡng chế thì người phải thi hành án bị hạn chế quyền sở hữu,
quyền sử dụng đối với tài sản đó.
* Thứ hai, đấu giá tài sản thi hành án nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên
tham gia
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật đấu giá tài sản năm 2016 nguyên tắc
đấu giá tài sản là: “Bảo đảm tính độc lập, trung thực, cơng khai, minh bạch, công
bằng, khách quan”. Xuất phát từ nguyên tắc này thì quyền cũng như lợi ích của các
bên tham gia đấu giá tài sản thi hành án được đảm bảo. Lợi ích mà đấu giá tài sản
thi hành án mang đến cho người tham gia đấu giá là tạo ra sự bình đẳng và một mơi
trường cạnh tranh cơng bằng khi tất cả những người tham gia trả giá đều có cơ hội
ngang nhau. Người chủ sở hữu tài sản thi hành án hiểu đúng giá trị thực tế tài sản
của mình và cũng có thể thu được một lợi ích nhất định có khi lớn hơn rất nhiều lần
so với giá trị thực tế của hàng hóa được đem ra bán thông thường. Quyền lợi của
người được thi hành cũng được đảm bảo khi tài sản đấu giá thành (người được thi
hành án được nhận tiền theo nội dung bản án, quyết định của Tòa). Tổ chức đấu giá
tài sản sẽ thu được khoản thù lao dịch vụ đấu giá tài sản. Người có tài sản đấu giá là
Cơ quan thi hành án dân sự cũng có thể sẽ giải quyết dứt điểm một vụ việc thi hành
án.
* Thứ ba, đấu giá tài sản thi hành án nhằm góp phần giảm bớt lượng án tồn
cho Cơ quan thi hành án dân sự
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan trực tiếp tổ chức thi hành bản án,
quyết định của Tòa. Xuất phát từ việc Cơ quan thi hành án dân sự dân sự phải hoàn

thành chỉ tiêu, nhiệm vụ do cấp trên giao, áp lực về việc giảm án tồn rất cao. Cơ
quan thi hành án dân sự nói chung và Chấp hành viên nói riêng sẽ cố gắng tác động
hồ sơ, nhanh chóng xác minh tài sản của đương sự. Chấp hành viên sẽ kê biên, phát
mãi tài sản cụ thể là đấu giá tài sản của người phải thi hành án nếu người phải thi


13

hành án có tài sản mà khơng tự nguyện thi hành. Mục đích cuối cùng của việc đấu
giá tài sản là nhằm thi hành dứt điểm một vụ việc. Do đó hoạt động đấu giá tài sản
thi hành án có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giảm bớt lượng án tồn của Cơ quan
thi hành án dân sự đồng thời nó cũng là cơ sở để xem xét kết quả cơng tác của Chấp
hành viên trong năm có hồn thành nhiệm vụ được giao hay không.
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về đấu giá tài sản thi hành án
1.2.1. Chủ thể đấu giá tài sản thi hành án
Gồm có các chủ thể sau: Người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản - đấu
giá viên, người tham gia đấu giá; người phải thi hành án (người sở hữu tài sản thi
hành án), người được thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
1.2.1.1. Người có tài sản đấu giá
Trong quan hệ pháp luật về đấu giá tài sản thi hành án thì người có tài sản
đấu giá là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật9.
Người có tài sản đấu giá trong trường hợp này là Cơ quan thi hành án dân sự mà đại
diện là Chấp hành viên.
Lịch sử quá trình hình thành Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên
như sau:
Từ khi Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công đến trước tháng 8 năm
1989 thì hoạt động thi hành án dân sự trực thuộc Tòa án. Tại các Tòa án đã có nhân
viên Chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định dân sự10.
Căn cứ Điều 100 của Hiến pháp năm 1980, Pháp lệnh Thi hành án dân sự
đầu tiên được ban hành có hiệu lực vào ngày 01/01/1990, đặt cơ sở pháp lý cho việc

tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó quy
chế Chấp hành viên được ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày
06/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân

9

Tại khoản 5 Điều 5 Luật đấu giá tài sản năm 2016 thì “Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản,

người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật”.
10

Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960


14

sự năm 1989 và Quy chế Chấp hành viên thì chỉ có Chấp hành viên là người được
nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân.
Cùng với sự đổi mới của cơ chế thi hành án, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành
án cụ thể là Chấp hành viên không ngừng được cũng cố và tăng cường. Mặc dù
Chấp hành viên không ngừng được đào tạo nhưng vẫn trực thuộc Tòa án do Tòa án
trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động thi
hành án cho Tòa án mà cụ thể là báo cáo trực tiếp cho Chánh án Tòa án. Chấp hành
viên trong giai đoạn này thực sự là người thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, khơng
có quyền năng để đảm bảo thực thi nhiệm vụ của mình.
Tháng 7 năm 1993, các Tịa án nhân dân địa phương chính thức bàn giao công
tác thi hành án dân sự sang các Cơ quan thuộc Chính phủ. Thực hiện Pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 1993, Cơ quan thi hành án dân sự được hình thành từ Trung ương
đến địa phương trong phạm vi cả nước, tách khỏi Tòa án nhân dân, tổ chức và hoạt

động được độc lập hơn. Cơ quan thi hành án dân sự bao gồm: Phòng thi hành án thuộc
Sở Tư pháp, Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp11. Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định
số 30-CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ quy định: “Chấp hành viên không thi hành
đúng bản án, quyết định của tồ án, trì hỗn việc thi hành án, áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm phẩm chất đạo đức của người chấp hành
viên thì bị xử lý kỷ luật: cảnh cáo, cách chức, buộc thơi việc hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”.
Ngày 14/01/2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh thi hành
án dân sự năm 2004 với nhiều đổi mới quan trọng về thi hành án dân sự, trong đó
có cả đổi mới về công tác tổ chức cán bộ các Cơ quan thi hành án dân sự và trình tự,
thủ tục thi hành án dân sự. Trên cơ sở Pháp lệnh này, ngày 11/4/2005, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 50/2005/NĐ-CP. Tại Điều 3 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP
quy định: “Cơ quan thi hành án dân sự dân sự gồm: Thi hành án dân sự tỉnh, thành
11

Điều 7 Nghị định số 30-CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ Về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý

công tác thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự dân sự và chấp hành viên


15

phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thi hành án dân sự cấp tỉnh), Thi
hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thi
hành án dân sự cấp huyện)”. Tại Điều 18 Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày
11/4/2005 quy định quyền hạn và nghĩa vụ của Chấp hành viên như sau: “Chấp
hành viên nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chủ động, tích cực tổ
chức thi hành án đúng nội dung bản án, quyết định của Tịa án và theo đúng trình tự,
thủ tục pháp luật quy định. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây thiệt hại thì

Cơ quan thi hành án dân sự nơi Chấp hành viên cơng tác phải có trách nhiệm bồi
thường. Chấp hành viên đã gây ra thiệt hại nếu có lỗi thì tùy từng trường hợp cụ thể
có trách nhiệm bồi hồn cho Cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp
luật. Chấp hành viên có nghĩa vụ từ chối thực hiện nhiệm vụ được giao khi có căn
cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật. Nếu Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự
vẫn quyết định thì Chấp hành viên phải chấp hành, nhưng Thủ trưởng Cơ quan thi
hành án dân sự phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp
này, Chấp hành viên có nghĩa vụ báo cáo lên Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh
(đối với Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện), báo cáo lên Cục trưởng Cục Thi
hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (đối với Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh) và
không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó”.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa 12 đã thơng qua Luật thi hành án dân sự
với nhiều nội dung thể hiện tinh thần cải cách tư pháp, phù hợp với định hướng xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự,
Cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự. Cơ quan
thi hành án dân sự gồm: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự tỉnh), Chi cục Thi hành án dân
sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành


×