SỐ DƯ ĐẢM PHÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC RA QUYẾT
ĐỊNH KINH DOANH.
Trong kế toán quản trị, khi nói đến phân tích CVP (phân tích mối quan hệ
giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận) là nói đến khái niệm số dư đảm phí
(SDĐP). Khái niệm này đóng vai trò quan trọng, rất thú vị và rất cần thiết trong
các quyết định quản trị.
SDĐP được hiểu là phần còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi biến
phí. Nó được dùng để bù đắp định phí và phần còn lại sẽ tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Như vậy, có thể xem SDĐP là một chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu định phí không đổi, SDĐP càng cao thì lợi nhuận
càng lớn và ngược lại, còn nếu SDĐP không đủ bù đắp định phí thì lỗ sẽ xuất hiện.
SDĐP được biểu diễn bởi 3 chỉ tiêu cụ thể sau:
(1) Tổng SDĐP = Tổng doanh thu – Tổng biến phí.
(2) SDĐP đơn vị = Giá bán – Biến phí đơn vị.
(3)Tỷ lệ SDĐP =
Tổng SDĐP
hoặc
SDĐP đơn vị
Tổng doanh thu Giá bán
Tổng SDĐP cho biết SDĐP thu được tương ứng với tổng số lượng sản phẩm
tiêu thụ.
SDĐP đơn vị cho biết SDĐP thu được từ việc tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm.
Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao
nhiêu đồng SDĐP.
Hiểu ý nghĩa của 3 chỉ tiêu này, nhà quản lý có thể sử dụng nó như một căn
cứ đáng tin cậy để đưa ra các quyết định kinh doanh. Các quyết định kinh doanh
mà tác giả muốn đề cập đến ở đây là các quyết định không mang bản chất lặp lại
thường xuyên hay còn gọi là các quyết định kinh doanh đặc biệt. Cụ thể:
* Quyết định lựa chọn phương án mới:
Khi doanh nghiệp muốn tìm phương án gia tăng lợi nhuận trong ngắn hạn
bằng cách thay đổi sản lượng, giá bán hay chi phí thì cơ sở để đưa ra quyết định
chính là mức tăng giảm SDĐP (SDĐP).
Do Lợi nhuận = Tổng SDĐP – Tổng định phí, vì vậy:
- Nếu định phí không đổi:
LN =
SDĐP
- Nếu định phí thay đổi:
LN =
SDĐP ±
ĐP.
Để tính mức tăng của SDĐP, ta xét 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu giá bán và biến phí đơn vị không đổi thì SDĐP đơn vị và tỷ lệ
SDĐP cũng không thay đổi, do vậy ta dễ dàng tính được:
SDĐP = SL tiêu thụ x SDĐP đơn vị hiện tại.
hoặc SDĐP = Doanh thu x Tỷ lệ SDĐP hiện tại.
Trường hợp 2: Nếu có sự thay đổi của giá bán hay biến phí đơn vị.
SDĐP = Tổng SDĐP dự kiến – Tổng SDĐP hiện tại.
Trong đó, để tính tổng SDĐP dự kiến của phương án mới ta có thể áp dụng
một trong hai công thức:
Tổng SLSP tiêu thụ dự kiến x SDĐP đơn vị dự kiến
Tổng DT dự kiến x Tỷ lệ SDĐP dự kiến
Như vậy, nếu kết quả tính toán cho ra
SDĐP là số dương, tức là số dư
đảm phí tăng hay lợi nhuận tăng thì phương án sẽ được chọn và ngược lại.
* Quyết định lựa chọn cơ cấu sản phẩm kinh doanh.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng, ngành
hàng hay nhiều loại sản phẩm khác nhau, vì thế nhà quản lý có thể gặp phải những
quyết định như nên đầu tư cho loại sản phẩm nào, thay đổi kết cấu hàng bán theo
hướng nào, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất đối với năng lực sản xuất
có giới hạn của mình,…Trong những trường hợp như vậy, chỉ tiêu SDĐP đơn vị
và tỷ lệ SDĐP chính là câu trả lời.
SDĐP đơn vị cho biết cứ bán được 1 sản phẩm thì sẽ thu được bao nhiêu
đồng SDĐP nên nếu mức tăng sản lượng tiêu thụ dự kiến của các loại sản phẩm là
như nhau thì sản phẩm nào có SDĐP đơn vị lớn hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP
hơn và như vậy lợi nhuận tăng cao hơn.
Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao
nhiêu đồng SDĐP. Như vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản
phẩm là như nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều
SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.
Còn trong trường hợp dự kiến mức tăng của sản lượng tiêu thụ hoặc doanh
thu không như nhau thì ta thực hiện quá trình tính toán như phần trên thì ta sẽ có
câu trả lời cho việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm kinh doanh hợp lý.
Mở rộng hơn cho trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện năng
lực sản xuất có giới hạn. Xét trường hợp chỉ có một điều kiện giới hạn thì doanh
nghiệp cần phải tính SDĐP đơn vị và đặt chỉ tiêu này trong mối quan hệ với điều
kiện năng lực có giới hạn đó. Vì mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao tận dụng
hết năng lực có giới hạn để đạt tổng số lợi nhuận cao nhất. Ví dụ, doanh nghiệp
hoạt động trong điều kiện giới hạn về công suất máy móc thiết bị, nhà quản lý cần
phải quyết định chọn sản xuất loại sản phẩm nào để đạt hiệu quả cao nhất? Quyết
định đúng đắn cho trường hợp này là chọn sản phẩm có chỉ tiêu số dư đảm phí/giờ
máy sản xuất là cao nhất.
* Quyết định loại bỏ một bộ phận kinh doanh thua lỗ.
Những quyết định về việc khi nào thì loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh là một
trong những quyết định phức tạp nhất mà nhà quản trị phải thực hiện, vì đó là
những quyết định phải chịu tác động của nhiều nhân tố. Quyết định cuối cùng là
việc đánh giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, một bộ phận hay một mặt hàng kinh doanh bị
thua lỗ là điều có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Nếu suy nghĩ đơn giản rằng, chỉ
cần ngưng kinh doanh mặt hàng đó hay bộ phận đó thì lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ tăng lên thì có thể sẽ dẫn đến quyết định sai lầm.
Sự thực là khi loại bỏ một bộ phận thì ta chỉ giảm được lượng định phí trực
tiếp phát sinh của bộ phận đó chứ không thể giảm được định phí chung phục vụ
cho hoạt động của toàn doanh nghiệp, trong khi đó, thiệt hại về số dư đảm phí của
bộ phận chắc chắn xảy ra.
Thế nên, để đưa ra quyết định, nhà quản trị cần so sánh giữa số dư đảm phí
bộ phận với các khoản định phí có thể loại bỏ khi ngừng kinh doanh bộ phận.
- Nếu SDĐP bộ phận < phần định phí có thể loại bỏ: doanh nghiệp nên ngừng
hoạt động kinh doanh của bộ phận này.
- Nếu SDĐP bộ phận > phần định phí có thể loại bỏ: doanh nghiệp nên duy trì
hoạt động của bộ phận này cho đến khi có phương án khác mang lại lợi nhuận
nhiều hơn.
* Quyết định về giá bán trong trường hợp đặc biệt.
Việc quyết định giá bán sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng
nhất mà nhà quản trị phải thực hiện vì nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của
doanh nghiệp. Hầu hết các nhà quản trị đều xác định giá bán dựa trên cơ sở chi phí
vì (1) Phương pháp này giúp họ nhanh chóng đưa ra quyết định về giá thay vì phải
phân tích cầu và chi phí biên (theo lý thuyết kinh tế vi mô), mà thường thì nhà
quản lý không có đủ thời gian để làm điều đó cho từng loại sản phẩm kinh doanh;
(2) Và mặc dù giá bán sản phẩm bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, song các
nhà quản trị vẫn có cơ sở ban đầu để xác định giá bán, đó là chi phí; (3) Giá bán
không thể nào thấp hơn chi phí. Đôi khi điều đó có thể xảy ra nhưng cuối cùng và
trong dài hạn, giá bán vẫn phải trang trải và bù đắp được cho chi phí.
Khi dùng chi phí làm cơ sở để định giá bán, có nhiều phương pháp khác
nhau, một trong số đó là phương pháp trực tiếp:
Giá bán = Biến phí đơn vị + Phần tiền tăng thêm
Trong đó, phần tiền tăng thêm được xác định trên cơ sở bù đắp toàn bộ định
phí đồng thời tạo ra một khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Như vậy,
phần tiền tăng thêm thực chất chính là số dư đảm phí. Và như đã biết, nếu hoạt
động của doanh nghiệp đã qua điểm hòa vốn thì SDĐP tăng thêm chính là lợi
nhuận tăng thêm. Cách định giá theo SDĐP này cung cấp cho nhà quản lý phạm vi
giá linh hoạt, giúp đưa ra các quyết định giá một cách nhanh chóng trong các
trường hợp đặc biệt, dựa theo nguyên tắc: chỉ cần giá bán > biến phí đơn vị là
doanh nghiệp có SDĐP. Cụ thể cho một số trường hợp sau:
- Doanh nghiệp có thể nhận được đơn đặt hàng với số lượng lớn hoặc đơn đặt
hàng từ nước ngoài (thị trường mới) và đang còn năng lực sản xuất nhàn rỗi nên
định phí không cần phải tính đến, khi này giá bán chỉ cần bù đắp biến phí, phần
còn lại chính là lợi nhuận thu được từ đơn đặt hàng.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, hay doanh
nghiệp đang phải đương đầu với đối thủ cạnh tranh mạnh buộc phải giảm giá bán
sản phẩm, trong điều kiện như vậy, bất kì một khoản SDĐP nào mà doanh nghiệp
thu được để bù đắp định phí cũng đều tốt hơn là phải ngưng toàn bộ hoạt động.
- Doanh nghiệp phải đấu thầu để giành hợp đồng kinh doanh, nhà quản lý có thể
linh hoạt hạ bớt giá và chỉ cần đạt một SDĐP khiêm tốn kết hợp với sự quay vòng
vốn nhanh vẫn có thể đem lại hiệu quả cao cho quá trình sinh lời. Ngay cả trong
tình huống là do định phí cao, doanh nghiệp buộc phải hoạt động với mức hạch
toán lỗ thì điều này có lẽ vẫn thỏa đáng hơn là doanh nghiệp không có SDĐP nào
để bù đắp cho phần định phí đã đầu tư.
Qua những phân tích trên, có thể thấy SDĐP là một chỉ tiêu có ý nghĩa đặc
biệt đối với nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Nếu nói kế
toán quản trị là công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh thì SDĐP là một phần quan trọng của công
cụ đó. Dĩ nhiên, để có được thông tin về SDĐP cung cấp cho nhà quản trị thì đòi
hỏi hệ thống kế toán của doanh nghiệp phải thiết lập được cơ sở dữ liệu về biến
phí và định phí, đó là điều kiện cần cho hầu hết các ứng dụng của kế toán quản trị.