Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.58 MB, 122 trang )

-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------ -----

KHOA LUẬT DÂN SỰ

LẠI PHƯỚC SANG

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG DO THỰC PHẨM KHƠNG AN TỒN GÂY RA.

KHỐ LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 – NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------ -----

KHOA LUẬT DÂN SỰ

LẠI PHƯỚC SANG

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO
NGƯỜI TIÊU DÙNG DO THỰC PHẨM KHƠNG AN TỒN GÂY RA.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. LÊ HÀ HUY PHÁT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
THÁNG 6 – NĂM 2023
LỜIMINH
CAM –ĐOAN


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan tất cả nội dung trong khóa luận tốt nghiệp “Điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực
phẩm khơng an tồn gây ra” là cơng trình nghiên cứu của tác giả, dưới sự
hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Lê Hà Huy Phát – giảng viên khoa Luật Dân
sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Những thơng tin được sử
dụng đảm bảo tính trung thực, được trích dẫn cụ thể trong Danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục đính kèm, tuân thủ các quy định về pháp luật sở hữu trí
tuệ.
Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Lại Phước Sang


MỤC LỤC.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG DO THỰC PHẨM
KHƠNG AN TỒN GÂY RA. ................................................................................ 11
1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra………. 11
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. ........... 11

1.1.2 Khái niệm thực phẩm không an toàn……………………………………19
1.1.3 Khái niệm điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người
tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra. .................................................... 23
1.2 Đặc điểm và ý nghĩa của quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do thực phẩm khơng an tồn gây ra……………………………... 25
1.2.1 Đặc điểm. .................................................................................................. 25
1.2.2 Ý nghĩa ...................................................................................................... 26
1.3 Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thực phẩm
khơng an tồn gây ra cho người tiêu dùng……………………………………… 27
1.3.1 Có hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm khơng an tồn. ............................................................................................ 29
1.3.2 Có thiệt hại xảy ra trên thực tế. ................................................................. 31
1.3.3 Có mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.34
1.3.4 Yếu tố lỗi. ................................................................................................. 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………………………………………… 40
CHƯƠNG 2: BẤT CẬP TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO
NGƯỜI TIÊU DÙNG DO THỰC PHẨM KHƠNG AN TỒN GÂY RA VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT. .......................................... 41
2.1 Bất cập trong việc xác định hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm khơng an tồn và kiến nghị hồn thiện pháp luật …..41
2.2. Bất cập trong việc xác định thiệt hại thực tế cho người tiêu dùng và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật……………………………………………………………… 46
2.3 Bất cập trong việc xác định mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại xảy ra và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ………………………...58


2.4 Bất cập trong việc áp dụng quy định về lỗi và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật…………………………………………………………………………………65
2.5 Các kiến nghị khác có liên quan nhằm hồn thiện pháp luật……………… 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……………………………………………………… 73
KẾT LUẬN. ............................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 75
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 82


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ ĐƯỢC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

ATTP

An toàn thực phẩm

3

BTTH


Bồi thường thiệt hại

4

BTTHNHĐ

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

5

TNBTTH

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

6

NTD

Người tiêu dùng

7

BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

8

CLSPHH


Chất lượng sản phẩm, hàng hóa


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
An tồn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan
tâm trong những năm gần đây, đi cùng với sự phát triển của xã hội thì người tiêu dùng
cũng có những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về bảo đảm tiêu chuẩn thực phẩm an
toàn trong nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Vấn đề này cũng được pháp luật
Việt Nam đặc biệt quan tâm, thể hiện qua những nỗ lực nhằm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng thông qua các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự 2015, Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, Luật An
tồn thực phẩm 2010,… và các văn bản hướng dẫn thi hành mà mới đây nhất là Nghị
quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Người tiêu dùng là chủ thể quan trọng nhất trong mối quan hệ tiêu dùng, sản xuất,
kinh doanh, có chức năng duy trì và thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa vì đây
là lực lượng đơng đảo và mang sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhất. Tuy nhiên dù đã chịu
sự điều chỉnh của pháp luật, thực phẩm không an toàn vẫn tồn tại phổ biến và gây ra
những thiệt hại không nhỏ về sức khỏe, tinh thần, thu nhập của người tiêu dùng, trực
tiếp ảnh hưởng tới những quyền lợi chính đáng của chủ thể yếu thế trong quan hệ tiêu
dùng. Về thực tiễn theo liệt kê của Cục An tồn thực phẩm thì chỉ tính chung từ năm
2010 - 2019, cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người
mắc; trong đó có 271 người chết, gần 40.190 người phải nhập viện điều trị.1 Các lý
do gây ngộ độc từ nhiều nguyên nhân khác nhau như trong quá trình chế biến, vận
chuyển suất ăn khiến cho vi sinh vật xâm nhập gây ngộ độc, hoặc thực phẩm có chứa
hóa chất bảo quản độc hại,… và con số này có thể cịn lớn hơn trên thực tế. Điển hình

một vụ số vụ việc có thể kể đến như vụ ngộ độc hàng loạt tại cơ sở bánh mì Minh
Tuyến, vụ ngộ độc pate Minh Chay, hoặc trong vụ việc tranh chấp do người tiêu dùng
phát hiện dị vật và tạp chất trong chai nước giải khát của Coca-cola,…. đã khơng chỉ

Trí An (2020), “70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến”,
Truy cập ngày 25/4/2023.
1


3

ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi người tiêu dùng mà còn để lại những tâm lý
tiêu cực, gây mất niềm tin của người tiêu dùng vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát một phần từ bất cập của các quy định
pháp luật trong việc xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
người tiêu dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra, mặc dù đã tồn tại khơng ít văn
bản điều chỉnh nhưng giữa các văn bản này vẫn còn tồn tại một số yếu tố khơng thống
nhất, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử. Do đó, việc sửa
đổi, xây dựng và hoàn thiện chế định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
là vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự phát triển nền kinh tế hàng hóa quốc dân, đây
cịn là cơng cụ để người tiêu dùng có thể bảo vệ chính mình khi quyền lợi của họ bị
xâm phạm trước thực phẩm không an toàn và những nhà sản xuất, kinh doanh các
loại thực phẩm này.
Từ những vấn đề đã nêu, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Điều kiện phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực phẩm khơng an
tồn gây ra” làm khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm phân tích về mặt lý luận lẫn
thực tiễn, đồng thời so sánh pháp luật nước ngoài nhằm đưa ra những kiến nghị hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước thực
phẩm khơng an tồn.
2. Tình hình nghiên cứu:

* Sách, luận văn.
Phạm Thị Phương Anh (2009), Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do sản phẩm có khuyết tật, nghiên cứu so sánh luật Việt Nam và luật
Anh – Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã
nêu ra chi tiết những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do sản phẩm có khuyết tật và có đề cập đến chủ thể trong bồi thường thiệt hại.
Tác giả tiến hành so sánh pháp luật nước Anh so với pháp luật Việt Nam từ đó đưa
ra những đề xuất nhằm cải thiện các quy định của pháp luật. Tuy nhiên luận văn này
còn thiếu sự liên hệ với thực tiễn trong xét xử và trong xã hội Việt Nam, chưa đưa ra
được nhiều tình huống cụ thể. Luận văn này giúp người đọc tiếp cận dễ dàng hơn với
các nguồn tài liệu về pháp luật nước Anh, đồng thời có cái nhìn rộng hơn về một số
vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhất là về thiệt hại
về mặt sức khỏe của người tiêu dùng. Luận văn đồng thời đã đưa ra lý luận và bất cập


4

thực tế trong việc xác định các thiệt hại khác của người tiêu dùng khi họ bị vi phạm
quyền lợi.
Đỗ Văn Đại (2022), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản
án và bình luận án tập 1, tập 2, nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.
Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích quy định pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật thông qua những bản án, vụ việc trong thực tế trong đó có vấn đề
về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng trong vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng, chỉ ra những thiếu sót trong các chế định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và có đưa một số ý kiến về vấn đề xác định chủ thể trong vấn đề bồi thường thiệt hại.
Tài liệu này đã phần nào giải quyết được một số vấn đề lý luận về các điều kiện xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đưa ra các ý kiến chỉ ra lỗ
hổng trong thực tiễn xét xử liên quan đến tranh chấp quyền lợi của người tiêu dùng
mà tác giả đang nghiên cứu. Đồng thời, tác giả dựa trên cơ sở của tài liệu trên, đưa ra

những kiến nghị hoàn thiện pháp luật mà tác giả cịn chưa đề cập tới.
Mai Nhựt Đơng (2017), Bồi thường thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng gây
ra, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Cơng trình nghiên cứu
này đi vào phân tích mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan đến bồi thường
thiệt hại, phân tích những quy định của pháp luật cũng như tìm ra những điểm bất cập
trong các văn bản pháp luật. Đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
mà nổi bật là khuyến nghị áp dụng trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam. Qua cơng trình
này tác giả đã có thể tiếp cận với chế định trách nhiệm sản phẩm - chế định chưa
được quy định tại Việt Nam, giúp tác giả có nhiều hướng đi mới trong việc kiến nghị
hồn thiện pháp luật.
Lê Trung Hiếu (2020), Pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm, Luận văn
Thạc sĩ, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích các quy
định pháp luật Việt Nam cũng như một số quốc gia khác về điều kiện kinh doanh thực
phẩm và thực tiễn áp dụng trên cả nước. Từ đó luận văn đưa ra những bất cập và kiến
nghị hoàn thiện hành lang pháp lý về điều kiện kinh doanh thực phẩm trong việc sửa
đổi các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm, đề xuất bổ sung và
sửa đổi mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi khiến thực phẩm khơng an tồn xuất
hiện trên thị trường, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.


5

Nguyễn Thị Mai (2018), Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã nêu ra các vấn đề lí
luận bao gồm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây ra và
lỗi của nhà sản xuất. Đồng thời nêu ra các vấn đề khó khăn trong thực tiễn, từ đó đưa
ra các kiến nghị để hồn thiện pháp luật. Luận văn đã giúp tác giả giải quyết một số
vấn đề lý luận về yếu tố lỗi cũng như đưa ra một số bất cập thực tế và giải pháp mà
tác giả đang tìm kiếm trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên trong cơng trình nghiên

cứu tác giả chưa đi sâu phân tích về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Võ Nguyên Tùng (2017), Lỗi của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường
ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình nghiên cứu này đã giúp tác giả làm rõ những vấn đề lý luận cốt lõi về lỗi
của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường ngồi hợp đồng, phân tích những
hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về lỗi của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm
bồi thường ngoài hợp đồng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cụ thể các quy định
này. Đồng thời, phân tích thực tiễn áp dụng, đề xuất một số kiến nghị chung trong
việc sửa đổi, bổ sung các quy định về lỗi của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm bồi
thường ngoài hợp đồng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy
định này trong thực tế. Tuy nhiên, bài viết cịn thiếu sự mở rộng thơng qua sự so sánh
và tham khảo pháp luật các nước khác. Từ đó đã phần nào làm bó hẹp hơn các khuyến
nghị hồn thiện pháp luật.
* Bài viết, tạp chí
Vũ Hồng Anh (2021), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Tố tụng
dân sự Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 01/2021. Bài viết nghiên cứu những
vấn đề cơ bản trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng phương thức tố tụng
dân sự, đưa ra sự bất cập hiện nay trong thủ tục rút gọn về giải quyết các tranh chấp
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bài viết cũng có sự phân tích về mặt thẩm quyền
giải quyết của Tòa án, nghĩa vụ chứng minh và quyền khởi kiện của người tiêu dùng
nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại phân tích các khía
cạnh về tố tụng, đồng thời chưa có những kiến nghị cụ thể để hồn thiện pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


6

Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang (2010), “Các nguyên lý của chế định trách
nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số

2/2010, tr. 35. Bài viết đã giúp tác giả tiếp cận được với chế định trách nhiệm sản
phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia, từ đó liên hệ với pháp luật Việt Nam, so sánh
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, chọn lọc các điểm tiến bộ
và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên bài viết chưa đề cập đến thực tiễn
trong việc áp dụng pháp luật sau khi nói về các nguyên lý và những lý luận liên quan
đến chế định trách nhiệm sản phẩm, chưa nêu được những ưu khuyết điểm pháp luật
hiện nay.
Đặng Thị Vũ Hường (2017), “Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng theo pháp luật
Trung Quốc – Một số kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn,
số 2, tr. 76. Bài viết phân tích một số khái niệm về người tiêu dùng, người kinh
doanh và phân tích những ưu điểm của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung
Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra các hạn chế về quy định của Pháp luật Việt Nam và đề
xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt
Nam hiện nay. Bài viết đã giúp tác giả tiếp cận với Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng Trung Quốc, từ đó làm cơ sở cho tác giả chọn lọc và học hỏi những ưu điểm
của pháp luật Trung Quốc.
Trương Hồng Quang (2011), “Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Canada”,
Tạp chí Luật học số 7/2011. Bài viết giúp tác giả tiếp cận với chế định về trách nhiệm
sản phẩm của nước Canada. Tuy nhiên do có sự khác biệt trong việc áp dụng pháp
luật và hoàn cảnh khác nhau nên việc chọn lọc những ưu điểm của chế định trách
nhiệm sản phẩm của Canada để đưa vào kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam
cịn nhiều khó khăn.
Phan Thị Thanh Thủy (2021), “Trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt trong pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ: Một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 3/2021. Bài viết phân tích nguồn gốc, căn cứ xác định trách nhiệm
sản phẩm nghiêm ngặt trong quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ,
đồng thời đề cập tới một số vụ việc nhà sản xuất xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng
tại Việt Nam. Từ đó bài viết đưa ra một số gợi ý về việc áp dụng trách nhiệm sản
phẩm nghiêm ngặt của Hoa Kỳ vào pháp luật Việt Nam.



7

Lê Thị Hồng Vân (2016), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cho
NTD do thực phẩm khơng an tồn gây ra”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 9/2016. Bài
viết đã giúp tác giả nhìn ra các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm khơng an tồn gây ra cho
người tiêu dùng. Cũng như định hướng cho tác giả về những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, bài viết này tác
giả chưa đi sâu vào phân tích việc xác định các điều kiện xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong thực tiễn từ các vụ việc tranh chấp ngồi thực tế, để có thể phản
ánh rõ hơn những bất cập, khó khăn trong việc xác định các điều kiện. Từ đó sẽ dễ
dàng định hướng các kiến nghị hoàn thiện pháp luật sát với thực tiễn hơn. Đồng thời,
tác giả chưa phân tích, lí luận sâu vào các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho người tiêu dùng.
Lê Thị Hồng Vân (2018), “Bàn về quy định NTD là tổ chức theo luật bảo vệ
quyền lợi NTD Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 03/2018. Bài viết phân tích
và bình luận quy định “người tiêu dùng là tổ chức” theo luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng Việt Nam hiện nay trên cơ sở so sánh với Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp
luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng, qua đó, đưa ra một số kiến nghị góp phần hồn
thiện quy định trên. Từ những gì đã phân tích nhìn ra quy định chưa thật sự rõ ràng
trong quy định của pháp luật về định người người tiêu dùng. Tuy nhiên trong bài viết
tác giả vẫn chưa đề ra việc khuyến nghị hoàn thiện pháp luật trên cơ sở đã so sánh
với pháp luật nước ngoài trong việc dù thừa nhận tổ chức (cụ thể là pháp nhân thương
mại khơng có mục đích sinh lợi) là người tiêu dùng nhưng chưa có quy định rõ ràng
để có thể bảo vệ quyền lợi của tổ chức như bảo vệ quyền lợi của cá nhân khi họ cùng
là người tiêu dùng.

3. Mục tiêu của đề tài:
Khóa luận nhằm nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống cả về mặt lí luận

lẫn thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện phát sinh trách trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, từ đó làm cơ sở đánh giá, chỉ ra những lỗ hỏng, bất cập trong quy
định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cho người tiêu dùng do thực phẩm không
an tồn gây ra nói riêng.


8

Khóa luận cịn đi vào phân tích quy định của các hệ thống pháp luật trên thế giới
về bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực phẩm không an toàn gây ra như
Anh, Mỹ, Canada, Trung Quốc,… đánh giá ưu, nhược điểm và khả năng cấy ghép
các quy định pháp luật nước ngoài vào hệ thống pháp luật Việt Nam.
Từ tất cả những vấn đề đã được nghiên cứu nêu trên, tác giả đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho người tiêu dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra nhằm tiếp thu những quy
định tiến bộ của trong chế định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia
trên thế giới.

4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
*Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận từ cơ sở pháp lý, những quy định của pháp luật liên quan đến đề tài
như BLDS 2015, Luật An toàn thực phẩm 2010, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng 2010, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007,… để từ đó phân tích những bất
cập còn tồn tại của chế định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Thực tiễn, khảo sát, đánh giá thực trạng định, khả năng áp dụng và thực hiện
pháp luật của pháp luật Việt Nam hiện nay.
+ Tiếp cận tới các chế định về việc bồi thường do vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng trong an toàn thực phẩm quy định tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại các
khu vực phát triển như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Trung Quốc,…. Từ đó so

sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
*Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình thực hiện, khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, bao gồm:
+ Phương pháp phân tích, nghiên cứu tổng hợp, đi từ những khái niệm cơ bản,
quy định pháp luật về vấn đề cần nghiên cứu tới thực tiễn áp dụng pháp luật, khai
thác những lỗ hỏng còn tồn đọng trong việc xét xử các vụ việc liên quan đến thực
phẩm khơng an tồn gây ra cho người tiêu dùng. Từ đó làm cơ sở tổng hợp tồn bộ
nội dung để rút ra các kết luận và kiến nghị. Cụ thể tại chương 1 khóa luận nghiên


9

cứu các vấn đề mang tính lý luận của pháp luật Việt Nam tại các Luật An toàn thực
phẩm 2010, BLDS 2015,.. tại chương 1. Sau đó xem xét khả năng áp dụng pháp luật
trên thực tế thông qua các bản án đã được xét xử như vụ ngộ độc pate Minh Chay, vụ
ngộ độc tại cơ sở bánh mì Minh Tuyến,… được đề cập tại mục 2.1 tới mục 2.4 của
chương 2.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa quy định của pháp luật Việt Nam với
quy định pháp luật các quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc,… để tìm
hiểu, cấy ghép các quy định về bảo vệ quyền lợi người dùng đã được các quốc gia
này áp dụng thành công vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Phương pháp này được sử
dụng trong cả hai chương, từ so sánh khái niệm về người tiêu dùng tại các quốc gia
khác nhau tại mục 1.1 của chương 1 tới những quy định chi tiết về từng điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường được quy định như thế nào tại các nước nằm chủ
yếu chương 2. Đồng thời khóa luận có sự so sánh tới vụ việc thực tế về an toàn thực
phẩm tại Hoa Kỳ được đề cập tại mục 2.2.
+ Phương pháp tìm hiểu các ý kiến, quan điểm từ các chuyên gia trong và ngồi
trường qua các bài viết, tạp chí nghiên cứu khoa học, cơng trình nghiên cứu pháp luật.
Một số quan điểm các chuyên gia có thể kể đến như tác giả Đỗ Văn Đại, tác giả Lê

Thị Hồng Vân, tác giả Trương Hồng Quang,…
*Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu chia làm 2 phần không gian và thời gian:
+ Về mặt không gian: nghiên cứu các quy định trong pháp luật quốc gia và pháp
luật quốc tế về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu
dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra. Phân tích tiễn áp dụng quy định pháp luật
qua các vụ việc điển hình trong nước. Đồng thời tìm hiểu pháp luật của nước ngoài
về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực
phẩm không an toàn gây ra để làm căn cứ cho việc so sánh và khuyến nghị hoàn thiện
pháp luật trong nước.
+ Về mặt thời gian: Khóa luận đi vào phân tích về các vấn đề từ năm 2007 tới
nay dựa trên các quy định pháp luật như BLDS 2015, Luật an toàn thực phẩm 2010,
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Đồng thời phân tích thực tiễn trong việc
áp dụng pháp luật, tìm hiểu về các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thực
phẩm gây xôn xao dư luận trong những năm gần đây như vụ ngộ độc Patê Minh Chay


10

(2020), ngộ độc hàng loạt tại cơ sở bánh mì Minh Tuyến (Bến Tre) (2015), vụ kiện
do chai nước giải khát của Coca-cola xuất hiện dị vật (2016), hoặc vụ nước tương
Chinsu chứa chất 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép (2007),….

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu khoa học
Chương 1: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu
dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra.
Trong chương này, tác giả khái quát các khái niệm chuyên ngành liên quan đến
quy định pháp luật về điều kiện xác định bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do
thực phẩm khơng an tồn gây ra, đi sâu vào phân tích các căn cứ luật định trong nước
liên quan đến vấn đề điều kiện xác định bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do

thực phẩm không an toàn gây ra mà cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân
sự năm 2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Chất lượng sản
phẩm hàng hóa năm 2018 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời tìm hiểu về quy định pháp luật nước ngoài liên quan với vấn đề đang nghiên
cứu, làm tiền đề so sánh với quy định pháp luật trong nước.
Chương 2: Bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định về điều kiện phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực phẩm khơng an
tồn gây ra và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Ở chương 2, tác giả đi vào phân tích những bất cập trong thực tiễn xét xử về chế
định liên quan đến điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng cho người tiêu dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra từ các bản án đã có
trong thực tế về việc tranh chấp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ những bất cập
đã phân tích và những quy định pháp luật nước ngoài đã nghiên cứu ở chương 1, tác
giả đề ra các khuyến nghị hoàn thiện pháp luật góp phần bảo vệ người tiêu dùng khi
bị xâm phạm quyền lợi.


11

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG DO
THỰC PHẨM KHƠNG AN TỒN GÂY RA.
1.1 Những khái niệm cơ bản liên quan đến điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do thực phẩm khơng an tồn gây ra
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
1.1.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân là quyền bất khả xâm phạm được
Nhà nước bảo hộ. Trong đời sống hằng ngày chủ thể nào có hành vi gây thiệt hại cho
chủ thể khác thì Nhà nước buộc chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm và đó là
trách nhiệm BTTH. Đây chính là cách Nhà nước thể hiện sự bảo hộ của mình đối với

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên tinh thần của Hiến pháp: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm;..”.2
Trách nhiệm BTTH hướng đến hai mục tiêu: đầu tiên là buộc người gây thiệt hại
chịu trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi vi phạm mà mình gây ra. Đồng thời làm
cho người bị thiệt hại được bồi thường, bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu.3
Để làm rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trước tiên ta phải làm sáng
tỏ từng nội dung nhỏ bên trong. Trách nhiệm là sự ràng buộc về lời nói, hành vi của
mình, bảo đảm điều mình làm là đúng đắn và phải chịu phần hậu quả còn theo từ điển
tiếng Việt đó là sự ràng buộc về đạo đức, hành vi của mình phải đảm bảo đúng đắn
hồn tồn chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm là
điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng
buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải
chịu phần hậu quả. “Bồi thường” là việc đền bù những thiệt hại về vật chất và tinh
thần mà mình gây ra cho người khác. Như vậy, khác với các loại trách nhiệm đạo
đức, lương tâm thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
pháp lý và chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013.
Trần Ngọc Thành (2013), “Một số vấn đề thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chế định bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 22, tr.13.
2

3


12

hành vi đó.4 Do đó người có hành vi gây tổn hại đến người khác thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

Về phương diện lịch sử, BTTH là một chế định được hình thành từ rất sớm trong
lịch sử lập pháp của nhân loại. Cụ thể ngay từ thời cổ đại, Bộ luật Hammurabi của
vương quốc Babylon là một trong những Bộ luật đầu tiên của nhân loại đã quy định
về BTTH dựa trên nguyên tắc xét xử cổ đại “đồng thái phục thù” – Iex talioni. Tuy
nhiên chế định BTTH vào thời đại này cịn mang nặng tính trọng hình, khinh dân,
hình phạt cịn dã man tàn bạo, ví dụ “Nếu dân tự do làm gãy xương của dân tự do, thì
phải làm gãy xương y”5, “Nếu dân tự do đánh gãy răng của người dân tự do ngang
hàng với mình, thì phải đánh gãy răng y”6,…
So với pháp luật cổ đại nêu trên, quy định về BTTH trong hệ thống pháp luật hiện
đại có sự thay đổi về bản chất. Đây là một loại trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản
được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật
chất, tinh thần cho người bị thiệt hại. Hệ thống pháp luật ngày nay chia trách nhiệm
BTTH thành BTTH do vi phạm hợp đồng và BTTHNHĐ. Đối với trách nhiệm BTTH
do vi phạm hợp đồng, đây là loại trách nhiệm phát sinh khi tồn tại hợp đồng giữa các
bên với nhau và một bên không thực hiện đúng hợp đồng gây ra thiệt hại.
Còn đối với trách nhiệm BTTHNHĐ, theo nghĩa khách quan là một chế định
pháp luật dân sự. Nhìn ở góc độ này, Tác giả Phạm Văn Tuyết quan niệm: “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của Luật Dân sự nhằm buộc
người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại bồi thường những
thiệt hại do mình gây ra”.7
Về mặt lí luận, trách nhiệm BTTHNHĐ là một chế định quan trọng của pháp luật
dân sự, điều này thể hiện qua việc BLDS 2015 đã dành riêng một chương (chương
XX) quy định về loại trách nhiệm pháp lý này. Tuy nhiên các quy định của BLDS
chưa nêu rõ khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát
sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm,…
Đối với thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý”, hiện nay dưới góc độ khoa học pháp lý
thì trách nhiệm pháp lý có thể được hiểu theo hai hướng tích cực và tiêu cực:
Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tập 2, tr. 48.
Điều 197 Bộ luật Hammurabi.

6
Điều 200 Bộ luật Hammurabi.
7
Phan Hữu Thư & Lê Thu Hà (2007), Giáo trình luật dân sự, Nxb. Cơng an Nhân dân, Hà Nội, tr.466.
4
5


13

+ Nghĩa tích cực được hiểu như đó là bổn phận, nghĩa vụ, thái độ tích cực của cá
nhân và vai trò của cá nhân cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật. Từ đó
hiểu rằng trong mối quan hệ của sản xuất - tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó là đảm bảo an toàn cho NTD.
+ Nghĩa tiêu cực được hiểu là trách nhiệm pháp lý là sự gánh chịu những hậu quả
bất lợi về vật chất hoặc tinh thần chủ thể vi phạm pháp luật, do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền đã áp dụng biện pháp cưỡng chế có tính chất
trừng phạt đối với chủ thể, mà biện pháp cưỡng chế ấy được quy định trong phần chế
tài của quy phạm pháp luật. Từ đó hiểu rằng các tổ chức, cá nhân phải chịu trách
nhiệm BTTH cho NTD khi có hành vi vi phạm về chất lượng, độ an toàn của thực
phẩm.
Dưới góc nhìn khoa học pháp lý, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng
quy tắc chung của xã hội, khơng thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình
gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình
gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác
được hiểu là bồi thường thiệt hại (BTTH). Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm BTTH
là một loại trách nhiệm dân sự mà vì là một loại trách nhiệm dân sự nên khi một người
vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những
tổn thất mà mình gây ra.

Luật ATTP năm 2010 đã quy định cho hai chủ thể là nhà sản xuất và nhà kinh
doanh hai quy định riêng biệt về trách nhiệm BTTH, cụ thể trách nhiệm của nhà sản
xuất được quy định tại điểm l khoản 2 Điều 7 theo đó tổ chức, cá nhân sản xuất có
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an
tồn do mình sản xuất gây ra, cịn trách nhiệm của nhà kinh doanh được quy định tại
điểm l khoản 2 Điều 8 theo đó tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh
gây ra. Từ những quy định trên, ta có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
thực phẩm khơng an tồn gây ra cho NTD là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm trên đối với NTD bị thiệt hại. Riêng đối với trách nhiệm
BTTNHĐ, đây là loại trách nhiệm đặt ra khi “giữa các chủ thể bất kỳ mà trước đó
khơng có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt


14

hại không xuất phát từ thực hiện hợp đồng”8, do đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp này được đặt ra chủ yếu đối với nhà sản xuất. Lí do vì trừ trường
hợp nhà sản xuất vừa là nhà kinh doanh thì giữa nhà sản xuất thực phẩm với NTD
thường khơng có quan hệ hợp đồng, ngược lại “giữa nhà kinh doanh với NTD thường
sẽ có quan hệ hợp đồng nên trách nhiệm BTTH sẽ phát sinh trên cơ sở hợp đồng giữa
hai bên trừ trường hợp NTD sử dụng thực phẩm do người khác mua”.9
1.1.1.2 Khái niệm người tiêu dùng
Kể từ khi lĩnh vực pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ra đời, khái niệm NTD đã
giữ một vai trò quan trọng đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Đây là
chủ thể trung tâm trong quan hệ tiêu dùng, được bảo vệ bởi pháp luật bảo vệ quyền
lợi NTD. NTD là một khái niệm có nội hàm rộng, mang nhiều cách hiểu và cách tiếp
cận khác nhau. NTD hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân
hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ trong nền kinh tế, được dùng trong
nhiều trường hợp khác nhau.. Có thể hiểu về NTD như sau: “NTD là các cá nhân, hộ

gia đình, tổ chức mua hoặc sử dụng hàng hóa, sử dụng dịch vụ cho mục đích sinh
hoạt tiêu dùng của mình”. 10 Như vậy, NTD bao gồm cả người mua hàng hóa (lương
thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, quần áo,…) và người sử dụng dịch vụ ( dịch vụ
bảo hiểm, vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh,…).
Trên thế giới, pháp luật của mỗi quốc gia lại có các tiêu chí xác định và định
nghĩa khác nhau về khái niệm NTD, chủ yếu dựa vào tư cách chủ thể và mục đích sử
dụng để quy định thế nào là NTD. Điển hình là Luật bảo vệ NTD của Thái Lan năm
1979 định nghĩa: “NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của một nhà
kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc
sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh kể cả khi anh ấy/ cô ấy không phải người trả thù
lao”.11

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.375.
9
Lê Thị Hồng Vân (2016), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho NTD do thực phẩm khơng
an tồn gây ra”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 9/2016, tr.44.
10
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2011), “Pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng”, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số 06/2011, tr.3.
11
Section
3,
The
Consumer
Protection
Act
1979
of
Thailand,

Theo đó,
“Consumer mean a person who buy or obtains services from a business man or a person who has been offered
or invited by a businessman to purchase goods or obtain services and includes a person who duly uses good
8


15

Đạo luật bảo vệ NTD của Ấn Độ ngày 24/12/1986 quan niệm NTD là bất cứ
người nào:
“+ Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh
toán và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả
những người được hưởng dịch vụ đó ngồi người trực tiếp mua hàng có trả tiền, đã
thanh tốn hoặc hứa thanh tốn, hoặc đã thanh toán và hứa thanh toán một phần,
hoặc theo cách trả dần một khi cách này được người đó tán thành; những khái niệm
này khơng bao gồm người mua hàng hóa để bán lại vì mục đích thương mại.
+ Th dịch vụ có trả tiền, đã thanh tốn hoặc đã hứa thanh toán hoặc đã thanh
toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này
bao gồm cả những người được hưởng dịch vụ đó ngồi người trực tiếp th dịch vụ”.
12

Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia giải thích: “Người
tiêu dùng là người mua hoặc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ cho mục đích sinh hoạt
cá nhân hoặc sinh hoạt gia đình và khơng sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ vào mục
đích thương mại, tiêu dùng cho quá trình sản xuất”.13 Khái niệm này được quy định
khá cụ thể và chi tiết, thế nhưng lại chỉ sử dụng cụm từ “người” mà không chỉ cụ thể
là pháp nhân hay cá nhân. Việc này có thể kéo theo nhiều cách hiểu khác nhau hoặc
NTD chỉ là cá nhân hoặc NTD có thể bao gồm cả cá nhân và pháp nhân.
Luật Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng Trung Quốc tuy khơng
có điều khoản riêng giải thích khái niệm NTD nhưng tại Điều 2 của Luật này quy

định rằng: “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định
của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy
định khác có liên quan của pháp luật”.14 Như vậy, pháp luật Trung Quốc không xác
or a person who duly obtains services from a businessman even he/she is not a person who pays the
remuneration”.
12
Section
2
(d),
The
Consumer
Protection
Act
1986
of
Indian,
/>13
Section
3
(1),
The
Consumer
Protection
Act
1999
of
Malaysia,
/>201999.pdf. Theo đó, “consumer means a person who— (a) acquires or uses goods or services of a kind
ordinarily acquired for personal, domestic or household purpose, use or consumption; and (b) does not acquire

or use the goods or services, or hold himself out as acquiring or using the goods or services, primarily for the
purpose of— (i) resupplying them in trade; (ii) consuming them in the course of a manufacturing process; or
(iii) in the case of goods, repairing or treating, in trade, other goods or fixtures on land;”.
14
Article 2, Law of the People's Republic of China on the protection of the rights and interests of consumers,
Theo đó, “The


16

định rõ chủ thể nào là chủ thể của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Điều này cũng
nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quy định pháp luật Trung Quốc trong việc
xác định chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi NTD là cả đơn vị, tổ chức hay chỉ bao
gồm cá nhân.15
Nhìn sang hệ thống pháp luật Châu Âu, Chỉ thị số 1999/44/EC của Cộng đồng
châu Âu đã tiếp cận vấn đề NTD thông qua chế định hợp đồng một cách rõ ràng.
Bằng việc coi NTD là một bên yếu thế so với bên bán, Chỉ thị đã đề ra những nguyên
tắc nhằm bảo đảm một cách tối đa các quyền lợi của NTD để các quốc gia thành viên
làm cơ sở ban hành các quy định của mình.16. Về khái niệm NTD, phần lớn các Chỉ
thị của Châu Âu định nghĩa như sau: ““Người tiêu dùng là bất kỳ tự nhiên nhân nào
thực hiện các hoạt động vì mục tiêu khơng liên quan đến thương mại, kinh doanh hay
nghề nghiệp”17. Có thể thấy theo khái niệm này, NTD không bao gồm pháp nhân và
người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ mà khơng trực tiếp giao kết hợp đồng với
nhà sản xuất, kinh doanh.”
Luật Tiêu dùng của Cộng hòa liên bang Đức định nghĩa NTD là người sử dụng
hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, nói cách
khác là “NTD cuối cùng, end consumer”.18
Bộ luật tiêu dùng của Pháp đã đưa ra cách hiểu về NTD đó là “bất kỳ thể nhân
nào mục đích hoạt động của họ không thuộc phạm vi của các hoạt động thương mại,
công nghiệp, thủ công, hành nghề tự do hoặc nông nghiệp”. Luật cũng đưa ra định

nghĩa về chủ thể không kinh doanh đó là “bất kỳ pháp nhân nào khơng có những hoạt
động vì mục đích kinh doanh”, cho thấy NTD là cá nhân. 19 Cách quy định này cũng

rights and interests of consumers when purchasing or using commodities or receiving services as consumer
needs for daily use shall be protected by this Law. Rights and interests covered by this Law shall be
protected by other relevant laws and regulations”.
15
Đặng Thị Vũ Hường (2017) , “Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng theo pháp luật Trung Quốc – Một số kinh
nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 2, tr. 76.
16
Nguyễn Thị Mai (2018), Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người
tiêu dùng, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 13.
17
Jana Valant - European Parliamentary Research Service (2015), Consumer protection in the EU – Policy
overview, />N.pdf. Theo đó “ A majority of current EU directives define the consumer as a 'natural person who is acting
for the purposes which are outside his trade, business and profession'.
18
Mai Nhựt Đông (2017), Bồi thường thiệt hại do hàng hóa kém chất lượng gây ra, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr.34.
19
Article liminaire, Code de la consommation 2014,
/>o&pathToFile=/LEGI/TEXT/00/00/06/06/95/65/LEGITEXT000006069565/LEGITEXT000006069565.pdf&
title=Code%20de%20la%20consommation. Theo đó. “consommateur : toute personne physique qui agit à


17

bộc lộ nhiều điểm bất cập vì pháp nhân cịn bao gồm cả doanh nghiệp và các tổ chức
khác trong xã hội, những pháp nhân này có thể tham gia vào các hoạt tiêu dùng thông
thường, họ cũng không phải những người chuyên gia trong quan hệ tiêu dùng thế nên

cũng cần tới sự bảo vệ pháp luật về NTD. Tuy nhiên, pháp nhân tham gia hoạt động
tiêu dùng mà khơng có mục đích kinh doanh có thể được giải thích theo nghĩa là chủ
thể khơng kinh doanh và được Bộ luật Tiêu dùng bảo vệ.20 Theo quy định của Chương
I, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoặc các tổ chức khác theo quy định của pháp
luật có quyền được khởi kiện vì lợi ích chung của người tiêu dùng. Các tổ chức này
được thực hiện các quyền của nguyên đơn dân sự trong các vụ việc đòi bồi thường
thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với lợi ích của người tiêu dùng. Cịn theo quy
định của Chương II, trong trường hợp hành vi trái pháp luật của một nhà sản xuất,
kinh doanh chuyên nghiệp gây thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng là cá nhân thì hiệp
hội người tiêu dùng có quyền thay mặt những người tiêu dùng đó kiện địi bồi thường
thiệt hại trước tịa án nếu được sự uỷ quyền của ít nhất hai người tiêu dùng có liên
quan.
Hệ thống pháp luật Canada chịu sự tác động bởi hệ thống pháp luật của từng
bang. Về khái niệm NTD, khoản e Điều 1 Luật Bảo vệ NTD của Bang Quebec thuộc
Canada quy định: “NTD là tự nhiên nhân nhưng không phải là thương nhân mua sắm
hàng hóa, dịch vụ cho mục đích kinh doanh của mình”.21 Có thể thấy khái niệm NTD
của Quebec cũng có sự tương đồng với các quốc gia khác. Tuy vậy, yếu tố sử dụng
hàng hóa hoặc dịch vụ khơng được phân biệt rõ là sự phát sinh trực tiếp từ hợp đồng
mua hàng hóa dịch vụ hay là sự thụ hưởng các hàng hóa dịch vụ đó từ người khác,
đây là điểm chưa được giải quyết rõ ràng trong khái niệm NTD của Quebec-Canada.
Đối với pháp luật Hoa Kỳ, các quy định về NTD nàm trong cả pháp luật của liên
bang và các bang, Khơng có một đạo luật chung nào quy đinh chính thức khái niệm
về NTD tại quốc gia này, tuy nhiên khái niệm thường được hiểu một cách thống nhất
theo quan điểm NTD chính là cá nhân.

des fins qui n'entrent pas dans le cadre de son activité commerciale, industrielle, artisanale, libérale ou
agricole” và “non-professionnel : toute personne morale qui n'agit pas à des fins professionnelles”.
20
Lê Thị Hồng Vân (2018), “Bàn về quy định NTD là tổ chức theo luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam”,
Tạp chí khoa học pháp lý, số 03/2018, tr. 47.

21
Section 1(e), Consumer Protection Act, CQLR c P-40.1,
. Theo đó, “consumer” means a natural person, except a merchant who obtains goods or
services for the purposes of his business.


18

Có thể nói hầu hết Luật bảo vệ NTD của các nước đều có chung quan điểm NTD
là NTD cuối cùng, NTD sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân
và gia đình, mà khơng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất.
Trên cơ sở quan điểm về NTD đã nêu trên, thì được xem là NTD khi hội đủ
các điều kiện sau:
+ Thứ nhất: NTD là người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính
bản thân mình; hoặc là người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho gia đình,
cho tập thể sử dụng; hoặc là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua
hoặc được tặng, cho.
+ Thứ hai: việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó nhằm mục đích phục vụ nhu cầu
tiêu dùng cá nhân, gia đình, tổ chức mà khơng phải sử dụng vào mục đích sản xuất,
kinh doanh.
Tại Việt Nam, cùng với q trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà
sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng
hóa và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức
(được gọi chung là NTD). Với sự ra đời muộn hơn, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới và xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế, xã hội của đất
nước trong từng thời kỳ, pháp luật Việt Nam về BVQLNTD đã đưa ra những khẳng
định đầy đủ như quy định tại Điều 1 Pháp lệnh BVQLNTD ngày 27/4/1999 và khái
niệm này vẫn được quy định không đổi tại Luật BVQLNTD 2010:“NTD là người
mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia

đình, tổ chức.”. Có thể thấy quan niệm NTD theo pháp luật Việt Nam cũng có sự
tương đồng với thơng lệ quốc tế, ngoại trừ việc chủ thể có thể trở thành NTD bao
gồm cả tổ chức.
Về vấn đề này quan điểm cho rằng NTD có thể gồm các tổ chức có mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt có thể nói đến như: “Dù là một, nhiều cá nhân riêng lẻ hay một tập
hợp các cá nhân dưới hình thức hộ gia đình hay các tổ chức thì NTD theo thơng lệ
quốc tế và pháp luật Việt Nam đều có các đặc điểm chung như sau: là một hoặc nhiều
cá nhân hoặc những tổ chức mua hoặc người sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà
cung cấp cho mục đích sinh hoạt hoặc tiêu dùng…”.22
Phạm Thị Thanh Thủy (2016), “Một số vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp giữa NTD và bên cung
cấp hàng hóa, dịch vụ bằng phương thức thương lượng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2016, tr.54-55.
22


19

Tuy nhiên cũng có khơng ít quan điểm cho rằng NTD chỉ có thể là cá nhân: “Việc
coi tổ chức là NTD sẽ dẫn đến những trường hợp mà mối quan hệ giữa các chủ thể
hồn tồn bình đẳng nhưng vẫn có sự can thiệp và bảo vệ của pháp luật về bảo vệ
NTD, dẫn đến thiệt hại cho phía nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mặc dù họ không
lạm dụng sự yếu thế của người mua. Luật bảo vệ NTD Việt Nam không nên áp dụng
các biện pháp bảo vệ NTD đối với tổ chức hay nói cách khác, khơng nên coi tổ chức
là NTD.”23
Như vậy dù có những quan điểm khác nhau nhưng theo khoản 1 Điều 3 Luật
BVQLNTD 2010, ta vẫn có cơ sở để xác định pháp luật Việt Nam xem tổ chức cũng
có thể là NTD nếu mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
của tổ chức đó, “tuy nhiên thế nào là mục đích tiêu dùng, sinh hoạt thì vẫn chưa được
giải thích”. 24
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng được hiểu là trách
nhiệm của nhà sản xuất – kinh doanh phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người

tiêu dùng do sản phẩm mà họ cung cấp có khuyết tật hoặc không bảo đảm chất lượng
gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

1.1.2 Khái niệm thực phẩm khơng an tồn
Theo từ điển tiếng Việt, thực phẩm hay còn gọi là thức ăn là “các thứ dùng làm
món ăn như thịt, cá, trứng,.”.25 Mục đích của thực phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu
ăn uống, sinh hoạt của con người nhằm thu nạp các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ
thể. Về mặt khoa học pháp lý, Luật ATTP 2010 định nghĩa: “Thực phẩm là sản phẩm
mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản.
Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”26
và xem an toàn thực phẩm là “việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng con người”27, đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc
bảo vệ sức khỏe, bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng cho con người trong hoạt động trao đổi

Lê Hồng Hạnh – Trần Thị Quang (2010), “Luật bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định tổ chức là người
tiêu dùng”. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20, tr. 24.
24
Lê Thị Hồng Vân (2018), “Bàn về quy định người tiêu dùng là tổ chức theo Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03(115)/2018, tr. 43-50.
25
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 974.
26
Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
27
Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
23


20


chất của cơ thể. Tuy nhiên nhằm mục đích thu lợi bất chính, khơng ít các nhà sản
xuất, kinh doanh thực phẩm đã làm xuất hiện trên thị trường thực phẩm khơng an
tồn, gây thiệt hại trực tiếp tới quyền, lợi ích và sức khỏe của NTD.
Thực phẩm khơng an toàn hay trong cộng đồng thường gọi là thực phẩm “bẩn” là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không hợp vệ sinh
an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân.
Một thực phẩm được xem là thực phẩm khơng an tồn khi nó chứa các chất cấm hoặc
các chất độc hại vượt quá quy định về ngưỡng an toàn, gây hại cho sức khỏe con
người. Danh mục các chất cấm này đã được thông báo cơng khai trên website của
Cục an tồn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế. Đồng thời, Luật BVQLNTD 2010 của Việt
Nam định nghĩa: “Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa khơng bảo đảm an tồn cho
NTD, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD, kể cả
trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật
hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung
cấp cho NTD” được quy định tại khoản 3 Điều 3. Như vậy thực phẩm khơng an tồn
hồn tồn có thể được xem xét như một hàng hóa có khuyết tật.
Trong thực phẩm khơng an tồn có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm
như: vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ
thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo
quản chống thối... Những tác nhân độc hại này khi xâm nhập vào cơ thể con người
ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Về lâu dài có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, dẫn tới tử vong.
So sánh với khái niệm hàng hóa khơng bảo đảm chất lượng của BLDS, ta
thấy rằng: Hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng là một khái niệm có nội hàm rất rộng
và thực phẩm cũng nằm trong đó. Đối với pháp luật Việt Nam, cụm từ hàng hóa
khơng bảo đảm chất lượng được đề cập tới tại Điều 608 BLDS 2015 và BLDS 2015
và cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập chứ không định nghĩa thế nào là hàng hóa khơng
bảo đảm chất lượng. Dù đây là một khái niệm mang nội hàm rất rộng nhưng lại không
được nêu thêm tại bất cứ quy định hay văn bản hướng dẫn nào. Việc quy định chung
chung, không rõ ràng và khơng đưa ra tiêu chí để áp dụng gây khó khăn trong thực
tiễn xét xử hoặc giải quyết khiếu nại của NTD khi khơng thể tìm được bất kì văn bản

hướng dẫn nào giải thích rõ ràng khái niệm trên.


×