Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TH HẰNG

VAI TRỊ CỦA YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN
SỰ NĂM 2015

KHOÁ LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TH HẰNG

VAI TRỊ CỦA YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN
SỰ NĂM 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S LÊ THỊ HỒNG VÂN


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS


Bộ luật Dân sự

TNBTTHNHĐ

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nghị quyết
02/2022/NQHĐTP

Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng

TAND

Toà án nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ................................9
1.1. Khái niệm lỗi và phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng .......................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .9
1.1.2. Phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .18
1.2. Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng .......................................................................................................................21
1.2.1. Lược sử quy định về vai trò của yếu tố lỗi .............................................21

1.2.2. Vai trò của yếu tố lỗi theo Bộ luật Dân sự năm 2015 ............................24
1.3. Pháp luật nước ngồi về vai trị của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ........................................................................30
1.3.1. Pháp luật của Pháp .................................................................................30
1.3.2. Pháp luật của Đức ...................................................................................32
1.3.3. Pháp luật của Mỹ.....................................................................................33
1.3.4. Pháp luật của Anh ...................................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XÁC ĐỊNH VAI TRÒ
CỦA YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................38
2.1. Lỗi với vai trò là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng .....................................................................................................38
2.1.1. Thực tiễn xác định chưa thống nhất ......................................................38
2.1.2. Nguyên nhân ...........................................................................................40
2.1.3. Một số kiến nghị ......................................................................................43
2.2. Lỗi với vai trò là căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng .......................................................................................................................46
2.2.1. Thực tiễn xác định lỗi hoàn toàn thuộc về bên bị thiệt hại cịn khó
khăn ....................................................................................................................46
2.2.2. Ngun nhân ...........................................................................................49


2.2.3. Một số kiến nghị ......................................................................................50
2.3. Lỗi với vai trò là căn cứ giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng .......................................................................................................................51
2.3.1. Thực tiễn xác định mức độ lỗi tính mức bồi thường cịn vướng mắc ..51
2.3.2. Ngun nhân ...........................................................................................55
2.3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................62

PHỤ LỤC .................................................................................................................67


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao, hồn thiện
và văn minh hơn thì quyền của con người càng được Nhà nước đề cao và chú trọng
bảo vệ tốt hơn bằng pháp luật, trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại, đặc biệt
là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Về quy định của pháp luật, theo Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự
năm 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có các điều
kiện là có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại thực tế xảy ra và có yếu tố lỗi (trừ một số
trường hợp do luật quy định), đồng thời, lỗi là căn cứ để miễn, giảm mức bồi thường.
Tuy nhiên, hiện nay, với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì yếu tố lỗi khơng
cịn là yếu tố bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trừ trường hợp luật quy định, đồng thời lỗi vẫn là căn cứ để miễn, giảm mức bồi
thường. Ngoài ra, lỗi được hiểu như thế nào trong quy định của pháp luật dân sự là
một trong những chủ đề được nhiều học giả quan tâm. Như vậy, Bộ luật Dân sự hiện
hành cũng như các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực đã có sự thay đổi lớn khi quy
định lỗi khơng cịn là căn cứ bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, trừ trường hợp do luật quy định. Tuy nhiên, việc thay đổi này cùng
với sự thiếu sót những văn bản hướng dẫn cụ thể đã dẫn đến nhiều quan điểm khác
nhau và khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Các ý kiến khác nhau của các
học giả thường là về nội hàm của yếu tố lỗi cũng như vai trò của yếu tố này trong
việc làm phát sinh, miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều
này đã dẫn đến việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật dân sự nói chung và chế định
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng gặp một số trở ngại.

Về thực tiễn áp dụng pháp luật, tuy đã có những thay đổi nhất định liên quan
đến vai trò của lỗi trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp Tòa án đưa ra phán quyết dựa trên các Bộ luật
Dân sự trước đây, các phán quyết mâu thuẫn nhau giữa các cấp Tịa án do chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: cách hiểu về lỗi chưa thống nhất, chưa có tiêu chí
để xác định mức độ lỗi…


2

Từ những lý do trên về quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng,
với mong muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Vai
trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài “Vai trò của yếu
tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015” đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, phân tích, đánh
giá thơng qua các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Về giáo trình, sách chuyên khảo
Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam do tác giả Đỗ Văn Đại là chủ biên. Tại đây,
các tác giả đã cung cấp các kiến thức và đưa ra những đánh giá, phân tích liên quan
đến chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, những thơng
tin được truyền tải cịn mang tính tổng qt, vai trò của yếu tố lỗi chưa được tập trung
phát triển sâu rộng.
Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học hình sự
(Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội của tác giả Lê Văn Cảm (2005); Giáo
trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội của Trường Đại

học Luật Hà Nội (2012) đã mang đến lỗi với góc nhìn của những ngành luật khác nhau,
tạo điều kiện để so sánh, đánh giá về lỗi dưới góc nhìn dân sự. Tuy nhiên, do mỗi ngành
luật có những sự khác biệt nhất định nên vai trò của yếu tố lỗi trong mỗi ngành luật
cũng có sự khác biệt nhất định.
Các tác phẩm như: Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên của tác giả Nguyễn
Văn Xô (2008); Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng của Viện Ngôn ngữ học (2006); Từ
điển pháp luật Việt Nam, NXB Thế giới của Nguyễn Ngọc Điệp (2020); Từ điển Luật
học, NXB Từ điển bách khoa của Viện Khoa học Pháp lý (2006) là những tài liệu đã
mang đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau liên quan đến việc hiểu về nội hàm của yếu
tố lỗi. Tuy nhiên, các khái niệm này đa phần chỉ tiếp cận lỗi theo hướng chủ quan hoặc
khách quan, do đó chưa mang lại sự hiểu biết một cách toàn diện.


3

Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB
Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam do tác giả Đỗ Văn Đại (2016) làm chủ biên đã bình
luận và phân tích những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với các BLDS
trước đó, đặc biệt là sự thay đổi trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng thông qua việc đưa ra các lý giải hợp lý.
Luật Dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng): Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội của tác giả Phùng Trung Tập
(2017) cũng là một tác phẩm tiêu biểu. Tại đây, tác giả đã bình luận và phân tích kỹ
những vấn đề xoay quanh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung
cũng như vai trị của yếu tố lỗi trong chế định này nói riêng, Bên cạnh đó, việc tác giả
dành riêng một phần để nêu lên quan điểm về vai trò làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một nguồn tham khảo quý giá, dù các vai trò khác
vẫn chưa được phân tích rõ.
Tác phẩm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, NXB Công an
Nhân dân, Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Hợi đã có sự phân tích kỹ các quy định về

bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Thông qua các trường hợp cụ thể đó, tác giả đã
thể hiện quan điểm của mình về vai trị của yếu tố lỗi trong chế định bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng.
- Về khóa luận, luận văn, cơng trình nghiên cứu khoa học
Dương Hồng Linh trong tác phẩm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi, Khóa luận tốt nghiệp, TP. Hồ Chí Minh đã làm rõ
những vấn đề mang tính lý luận cũng như những trường hợp cụ thể liên quan đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp người bị thiệt hại có lối.
Nguyễn Thị Minh Hiếu với tác phẩm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong pháp luật dân sự và yếu tố lỗi, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội khơng chỉ tập trung
nghiên cứu các vấn đề chung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng mà cịn chú trọng làm rõ vai trò của yếu tố lỗi trong chế định này.
Hoàng Phương Hằng trong tác phẩm Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Khóa
luận tốt nghiệp, tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến vai trò của yếu tố lỗi trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên góc độ tiếp cận chỉ giới
hạn ở khía cạnh chủ quan của yếu tố lỗi.


4

Nguyễn Ngọc Thái Hào (chủ nhiệm đề tài) với tác phẩm Yếu tố lỗi trong bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự, Đề tài Nghiên cứu khoa học,
đã cho thấy góc nhìn khơng gian và thời gian của yếu tố lỗi khi có sự tìm hiểu và so
sánh yếu tố lỗi ở các thời kỳ khác nhau, ở các quốc gia khác nhau một cách khá kỹ.
Tác giả Võ Nguyên Tùng trong tác phẩm Lỗi của bên bị thiệt hại trong trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sĩ, đã làm rõ những vấn đề lý luận
cốt lõi về lỗi của bên bị thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
và phân tích những vụ án thực tế nhằm khắc những hạn chế còn vướng phải của Bộ
luật Dân sự năm 2015.

Phạm Văn Tuyết với cơng trình “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường/ Bộ Tư pháp về “pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Thực trạng và giải pháp” do
Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 25/9/2019 tại Trường Đại học Luật Hà Nội
đã tiếp cận và phân tích lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng kỹ
càng thông qua việc so sánh, đối chiếu với vai trò của yếu tố lỗi trong các lĩnh vực
pháp luật khác nhau.
Vũ Thị Hồng Yến - Nguyễn Minh Oanh với cơng trình “Tổng quan pháp luật
Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Kỷ yếu hội thảo khoa
học cấp Trường/ Bộ Tư pháp về “pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng - Thực trạng và giải pháp” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày
25/9/2019 tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã làm rõ các vấn đề tổng quan của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đặc biệt là các nguyên tắc bồi thường được
phân tích kỹ.
-

Về bài viết trên báo, tạp chí

Tác giả Đồn Thị Thuỳ Trang (2012) với bài viết “Tổng quan về "Tort" trong
pháp luật Hoa Kỳ”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4) làm rõ các vấn đề tổng quan đến chế
định bồi thường ngồi hợp đồng của pháp luật Mỹ thơng qua các quy định của Tort
Law. Bên cạnh đó thơng qua bài viết của tác giả, vai trò của yếu tố lỗi trong chế định
này của pháp luật Mỹ được thể hiện một cách rõ ràng.
Tác giả Phùng Trung Tập (2004) với bài viết “Lỗi và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (10) đã cho thấy nêu quan điểm
của tác giả về hành vi có lỗi, bản chất của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt


5


hại ngồi hợp đồng, phân tích mặt khách quan, chủ quan của yếu tố lỗi. Tuy nhiên, bài
viết sử dụng Bộ luật Dân sự cũ, do đó khơng có tính áp dụng cao cho thời điểm hiện
tại.
Phạm Kim Anh (2003) với bài viết “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, (3) đã dẫn chứng vai trò của yếu tố lỗi trong một số nước
tiêu biểu, từ đó nêu lên quan điểm của mình về việc xác định yếu tố lỗi trong pháp luật
về dân sự nói chung và trong chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng.
Theo tác giả, yếu tố lỗi phải được xác định theo sự quan tâm của chủ thể, chứ không
phải dựa vào yếu tố nhận thức.
Tác giả Đỗ Văn Đại (2010) với bài viết “Lỗi, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng?”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (02). Thơng qua việc
phân tích bản án cụ thể, tác giả đã cho thấy được sự bất cập trong quy định về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật cũ với thực tiễn áp dụng của tịa án.
Từ đó, tác giả cho thấy được sự cần thiết trong việc thay đổi các căn cứ chung làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tác giả Hoàng Thị Hải Yến (2013) với bài viết “Trách nhiệm dân sự trong
trường hợp nhiều người cùng gây một thiệt hại theo pháp luật Cộng hồ Pháp”, Tạp
chí Tịa án Nhân dân, (02), đã cho thấy các nhìn tổng quát về chế định bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng ở Pháp nói chung và trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại
nói riêng. Bài viết cũng cho ta thấy được vai trò quan trọng của yếu tố lỗi trong chế
định này ở Pháp.
Một bài viết khác của tác giả Hoàng Thị Hải Yến (2012), “Bàn về khái niệm
lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (07) đã cho
thấy vai trị yếu tố lỗi thơng qua việc phân tích khá kỹ pháp luật về bồi thường ngồi
hợp đồng của các nước: Pháp, Đức và Anh. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm
của mình đối với nội hàm của lỗi trong pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng.
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình khác, nhưng nhìn chung, hiện nay về vấn đề
lỗi, đã có nhiều bài viết phân tích, bình luận, đánh giá quy định pháp luật và nghiên
cứu thực tiễn. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về yếu tố lỗi chủ yếu có hai dạng:

một là chú trọng về nội hàm của yếu tố lỗi, hai là chú trọng về vai trò của yếu tố lỗi.
Tuy nhiên, hai khái niệm này lại có mối liên kết thống nhất với nhau, cách hiểu về nội


6

hàm dẫn đến việc xác định đúng đắn vai trò của yếu tố lỗi. Do đó, cần thiết phải có bài
phân tích chú trọng về cả hai mặt trên của yếu tố lỗi. Bên cạnh đó, hiện nay các cơng
trình này vẫn còn đi theo nhiều luồng quan điểm khác nhau, điều đó chứng tỏ yếu tố
lỗi và vai trị của yếu tố lỗi vẫn cịn nhiều khía cạnh để nghiên cứu một cách kỹ càng.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” sẽ giúp tổng
quát được vị trí của yếu tố lỗi trong chế định này, đưa ra góc nhìn về nội hàm của lỗi
và vai trò của lỗi trong chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Bên cạnh đó,
cơng trình cịn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần kiến nghị hồn thiện
những quy định của pháp luật và khả năng áp dụng vào vụ việc thực tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ hai vấn đề chính đó là nội hàm của yếu tố lỗi và vai trò của yếu tố lỗi
trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thơng qua việc tiếp cận và làm
rõ các khái niệm của lỗi, lịch sử hình thành...
Từ việc phân tích các bất cập trong thực tiễn áp dụng và quy định của pháp
luật hiện hành liên quan đến vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, tác giả sẽ kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật
cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác thực
tiễn giải quyết tranh chấp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015 về vai trò của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
và thực tiễn áp dụng lỗi làm căn cứ giải quyết khi tranh chấp phát sinh.
- Về phạm vi nghiên cứu:

+ Giới hạn pháp luật: Tác giả chỉ nghiên cứu về lỗi của các chủ thể trong trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự. Tuy nhiên, pháp luật về hình
sự, hành chính cũng được đề cập nhằm so sánh, đối chiếu.
+ Lãnh thổ: Tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi về vai trò của yếu tố lỗi
trong trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó,
pháp luật của nước ngồi cũng được đề cập đến với mục đích so sánh và tham khảo.


7

+ Thời gian: Chủ yếu nghiên cứu trong giới hạn của pháp luật Việt Nam từ
giai đoạn Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực đến nay. Ngồi ra, đề tài có đề cập
đến một số văn bản quy phạm pháp luật trước đây nhưng chỉ nhằm mục đích so sánh,
đối chiếu.
+ Giới hạn nội dung: Khóa luận tập trung phân tích nội hàm của yếu tố lỗi và
vai trị chính của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: là
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, là căn cứ miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và là căn cứ giảm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những
giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, Đề tài đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Trong Chương 1, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp liệt kê, phương pháp
lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh luật học.
Trong Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh luật học và phương pháp bình luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, khóa luận sẽ góp phần làm rõ những
vấn đề lý luận về lỗi, đề xuất hướng hoàn thiện trong quy định của pháp luật về yếu

tố lỗi. Ngồi ra, khóa luận là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các học giả, những
người học luật, những người công tác trong lĩnh vực luật và các chủ thể khác có quan
tâm đến lĩnh vực này.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo
và kết luận, khóa luận đề tài “Vai trị của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015” có kết cấu gồm hai
chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Ở chương này, tác giả chủ yếu tiếp cận lỗi dưới nhiều góc


8

độ khác nhau để làm rõ nội hàm của lỗi: từ quá khứ cho đến hiện tại; từ cách tiếp cận
của nước ngoài đến cách tiếp cận trong nước; từ góc nhìn ngơn ngữ cho đến góc nhìn
luật học. Bên cạnh đó, thơng qua việc phân tích các quy định pháp luật, tác giả đã chỉ
ra và phân tích các vai trò khác nhau của yếu tố lỗi trong việc xử lý những vụ việc
liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xác định vai trò của yếu tố lỗi trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số kiến nghị. Ở chương 2,
tác giả đi sâu vào phân tích thực tiễn áp dụng các quy định liên quan thơng qua việc
tìm hiểu và phân tích các bản án phổ biến. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.


9

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm lỗi và phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng
1.1.1. Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong các Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) thời kỳ trước (BLDS năm
1995 và BLDS năm 2005), trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây
viết tắt là TNBTTHNHĐ) được cho là phát sinh khi có đủ 4 yếu tố: (1) Có thiệt hại
thực tế xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật/ hoạt động của tài sản gây thiệt hại; (3)
Chủ thể gây thiệt hại có lỗi; và (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật/ hoạt động của tài sản với thiệt hại xảy ra. Trong 4 yếu tố kể trên, yếu tố lỗi của
chủ thể có hành vi gây thiệt hại được đặc biệt nhấn mạnh. Cho đến khi BLDS năm
2015 chính thức có hiệu lực vào năm 2017, yếu tố lỗi đã khơng cịn được được quy
định là căn cứ làm phát sinh TNBTTHNHĐ, trừ trường hợp do luật quy định. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm tồn tại xung quanh sự thay đổi này của BLDS năm
2015, mà chủ yếu là xuất phát từ những cách hiểu khác nhau liên quan đến nội hàm
của yếu tố này.
(i) Theo Luật La Mã
Khái niệm lỗi đã được đề cập từ lâu trong hệ thống pháp luật của các quốc
gia1. Theo Luật La Mã, lỗi (Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật u
cầu. “Khơng có lỗi nếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu”2. Tuy nhiên, Luật
La Mã thời điểm này vẫn chưa đưa ra được định nghĩa cụ thể về lỗi, thay vào đó là
liệt kê danh sách các hành vi vi phạm riêng biệt: tội trộm cắp có bạo lực, trộm cắp
đơn giản, gây thiệt hại bất hợp pháp về tài sản.
Thông qua các điều luật cụ thể được quy định trong Luật La Mã, về cơ bản có
thể xác định lỗi được chia thành lỗi cố ý (dolus) và lỗi vơ ý (culpa). Đối với lỗi cố ý,
trách nhiệm có thể được xác định rõ ràng dựa vào các căn cứ cụ thể. Đối với lỗi vô ý,
Phạm Văn Tuyết (2019), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học cấp Trường/ Bộ Tư pháp về “pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Thực trạng và giải pháp” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 25/9/2019 tại Trường Đại học Luật
Hà Nội, tr. 12 - 22.
2

Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (03), tr. 32.
1


10

Luật La Mã dựa theo hai căn cứ để xác định và đặt tên cho loại lỗi này lần lượt là:
Lỗi vô ý theo tiêu chuẩn trừu tượng - tức là những lỗi vô ý không đáng kể là sự không
tuân thủ những tiêu chuẩn do các luật gia La Mã quy định và lỗi vô ý được xác định
theo tiêu chuẩn cụ thể - khi người vi phạm không thể hiện sự quan tâm phải có như
khi thể hiện trong cơng việc của mình. Như vậy, khái niệm lỗi được hiểu trong Luật
La Mã không hề gắn với thái độ tâm lý đối với hành vi sai trái và hậu quả của hành
vi, mà thay vào đó là dựa vào các biểu hiện cụ thể của các hành vi vi phạm pháp luật
thời bấy giờ để yếu tố lỗi tồn tại trong các điều luật một cách hợp lý3.
(ii) Theo pháp luật Dân sự hiện hành
Lỗi là một yếu tố quan trọng được đề cập trong pháp luật Việt Nam nói chung
và pháp luật Dân sự Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn chưa
đưa ra một định nghĩa cụ thể về lỗi. Thay vào đó, BLDS năm 2015 đã phân chia lỗi
thành lỗi cố ý và lỗi vô ý, được quy định tại Điều 364. Theo đó, lỗi cố ý là “trường
hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn
thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy
ra”; lỗi vô ý là “trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc
thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Dựa vào cách định nghĩa trên, có thể nhận thấy những khác biệt cơ bản của
hai loại lỗi trên như sau: Đối với lỗi cố ý, yêu cầu đối với chủ thể là phải có sự nhận
thức rõ về hành vi của mình; đồng thời chủ thể cũng thể hiện mong muốn hoặc để
mặc cho thiệt hại xảy ra. Ngược lại, lỗi vô ý cho thấy việc chủ thể không nhận thức
rõ được hành vi của mình, từ đó cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn

chặn được. Có thể nhận thấy rằng, những điểm khác biệt của hai loại lỗi trên đến từ
các khía cạnh về tâm lý, nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả xảy ra của
hành vi đó. Như vậy, dù chưa được định nghĩa một cách chính thức, nhưng với việc
chỉ tồn tại hai khái niệm lỗi vô ý và lỗi cố ý như hiện nay, lỗi trong trong pháp luật
về dân sự Việt Nam có vẻ đang được định nghĩa theo khía cạnh chủ quan.
Có khá nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến cách hiểu về nội hàm của lỗi
với số lượng lớn các giáo trình chuyên ngành luật, các bài viết, các bài nghiên cứu
3

Phạm Kim Anh (2003), tlđd (2), tr. 32.


11

đưa ra những định nghĩa khác nhau về lỗi. Tuy nhiên, dựa theo cách phân loại lỗi
trong BLDS hiện nay, phần lớn các tác giả đều đồng ý với quan điểm xem “lỗi như
là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự dựa trên thái độ tâm lý và mức độ nhận thức
của một người đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra” 4. Chẳng
hạn, một tác giả đã cho rằng: “lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ,
nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó”5.
Một số nhà bình luận khoa học luật Dân sự cũng cho rằng: “lỗi là trạng thái
tâm lý của người gây thiệt hại đối với hành vi. Quan hệ tâm lý ở đây bao gồm hai yếu
tố, đó là lý chí và ý chí. Yếu tố chí lý thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận
thức được hoặc không nhận thức được mặc dù đủ điều kiện để nhận thức khả năng
gây thiệt hại của hành vi). Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả
năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác phù hợp
với pháp luật). Như vậy, một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức
được hoặc khơng nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được
tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác
không gây thiệt hại”6.

Nhưng cũng có các học giả cho rằng, khái niệm lỗi không thể được xem xét
như trạng thái tâm lý, nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi
đó gây ra, “ví dụ theo hợp đồng mua bán hàng hố thì người mua phải trả tiền khi
nhận hàng. Nếu người mua không trả tiền tức là có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân
sự do luật định. Không thể dùng trạng thái tâm lý để định giá lỗi của người mua như
quan niệm truyền thống về lỗi. Để xác định lỗi của người mua chúng ta sử dụng tiêu
chí khác, tiêu chí đó là đối với người bình thường khi mua hàng thì phải thanh tốn,
thế nhưng người này đã khơng thanh tốn tiền mua hàng, vì vậy được coi là có lỗi” 7.
Trong trường hợp này, tác giả đã định nghĩa lỗi là việc một chủ thể thể hiện sự thiếu
quan tâm đối với nghĩa vụ của mình.
Theo quan điểm của tác giả, lỗi trong lĩnh vực dân sự nên được hiểu theo
hướng là một trạng thái của hành vi trái với các quy phạm điều chỉnh mà hậu quả của
hành vi đó thể hiện sự thiếu quan tâm của chủ thể so với nghĩa vụ của mình. Cụm từ
Phạm Văn Tuyết (2019), tlđd (1), tr.13.
Lê Văn Sua (2004), “Vài suy nghĩ về Điều 621 Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Tịa án, (11), tr. 32.
6
Hồng Thế Liên (chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (tập II), NXB. Chính trị
Quốc gia, tr. 703 - 704.
7
Phạm Kim Anh (2003), tlđd (2), tr. 34.
4
5


12

“quy phạm điều chỉnh” của hành vi thể hiện được yếu tố “sai lệch” của lỗi. Trong
pháp luật dân sự của Pháp, quy phạm điều chỉnh ở đây có thể được xác định trong
các văn bản pháp luật; nhưng đồng thời cũng có thể là quy phạm tập quán hoặc quy
phạm tư do các tổ chức có thẩm quyền quy định8. Thiết nghĩ, cách hiểu như thế này

là hợp lý, bởi trong TNBTTHNHĐ, miễn là hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của cơng dân hay tổ chức được pháp luật bảo vệ 9 và gây thiệt hại thì đều
phải bồi thường. Do đó, việc tn theo quy tắc sinh hoạt xã hội cũng là một nghĩa
vụ10. Bên cạnh đó, cụm từ “sự thiếu quan tâm đối với nghĩa vụ của mình” thể hiện
tính chủ động của chủ thể trong việc cố gắng thực hiện các cam kết có hoặc khơng
mang tính ràng buộc pháp lý được đặt ra cho bản thân. Cách hiểu này mang lại nhiều
ý nghĩa trong việc áp dụng pháp luật dân sự thay vì cách hiểu lỗi như trạng thái tâm
lý và nhận thức của chủ thể như theo quan điểm của nhiều học giả bởi vì:
Thứ nhất, ngay bản thân nghĩa nguyên bản của từ lỗi là đang mô tả một trạng
thái của sự sai lệch, do đó, nếu xét đến trạng thái tâm lý khi thực hiện hành vi và nhận
thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi đó dường như là vẫn chưa
chính xác để diễn tả hết khái niệm lỗi. Mà ở đây, lỗi nên được hiểu là một khái niệm
pháp lý dùng để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể gây thiệt hại. Chẳng hạn,
một tác giả đã dẫn chứng một trường hợp, nếu một đứa trẻ 13 tuổi ném đá vào hợp
tác xã khi đang họp làm hỏng mắt của một cán bộ rồi bỏ chạy thì xét về tâm lý, hành
vi của đứa bé này được xem là có lỗi cố ý. Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý thì
đứa bé này khơng có lỗi, mà lỗi thuộc về người giám hộ do đã không giáo dục, ngăn
ngừa, quản lý người vị thành niên gây thiệt hại11.
Thứ hai, cách hiểu lỗi như trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của chủ thể
sẽ gây khó khăn trong việc xác định yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự nói chung và
pháp luật về TNBTTHNHĐ nói riêng, bởi lẽ, cả hai khái niệm trên đều là những khái
niệm trừu tượng, khó được chứng minh thơng qua các biện pháp định lượng mà đa
phần là mang tính định tính, phán đốn, dẫn đến sự thiếu thống nhất cũng như sai
lệch trong các phán quyết của các chủ thể có thẩm quyền. Thay vào đó, cụm từ “thiếu

Hồng Thị Hải Yến (2012), “Bàn về khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng”, Tạp chí Tịa
án Nhân dân, (7), tr. 34.
9
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 448 - 449.

10
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (9), tr. 449.
11
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (9), tr. 460.
8


13

quan tâm của chủ thể so với nghĩa vụ của mình” địi hỏi việc hậu quả phát sinh từ
hành vi của chủ thể phải trái với nghĩa vụ mà chủ thể phải thực hiện trong các quy
phạm điều chỉnh. Điều này là hợp lý, bởi những quy phạm này thường thể hiện rõ các
chuẩn mực cư xử của một chủ thể dựa trên những tiêu chuẩn nhất định; do đó, việc
xác định một chủ thể có vi phạm các cam kết của mình hay khơng trở nên dễ dàng
hơn.
(iii) Theo pháp luật Hình sự, Hành chính
Việc tồn tại nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về lỗi cho thấy được
tầm quan trọng của yếu tố này trong khoa học pháp lý của Việt Nam. Chính vì vậy,
khơng chỉ được đề cập đến trong ngành Luật Dân sự, các ngành luật khác như Luật
Hình sự, Luật Hành chính cũng xem xét yếu tố lỗi như một yếu tố quan trọng trong
việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, ở mỗi ngành luật khác nhau, mức độ và vai trò
của yếu tố lỗi là khác nhau.
Căn cứ và các quy định trong pháp luật hình sự hiện hành và nhìn nhận dưới
góc độ khoa học hình sự, lỗi có thể được hiểu là “mặt chủ quan của tội phạm và là
một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái độ tâm
lý của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu
quả do hành vi ấy gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý” 12. Có thể thấy rằng, pháp
luật hình sự chú trọng vào tính nguy hiểm cho xã hội khi xác định và phân loại tội
phạm, do đó, việc yếu tố lỗi trong pháp luật hình sự được nhìn nhận dưới góc độ chủ

quan, mà cụ thể hơn là tâm lý của chủ thể là điều hợp lý.
Theo nguyên tắc của ngành Luật Hình sự, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có lỗi 13. Do đó, yếu tố lỗi là một trong
những dấu hiệu quan trọng để xác định một người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hay khơng. Bên cạnh đó, yếu tố lỗi trong Luật Hình sự cịn là căn cứ cho việc xác
định tội danh và định khung. Nói cách khác, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức hậu quả
pháp lý bất lợi mà người gây ra tội phạm phải gánh chịu. Một ví dụ có thể đưa ra, đó
là tội “giết người” quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự với lỗi cố ý có khung hình
phạt cao nhất lên đến tử hình; trong khi đó khung hình phạt cao nhất của tội “vô ý
Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học hình sự (Phần
chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 422.
13
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015.
12


14

làm chết người” với lỗi vô ý được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự là 10 năm
tù giam.
Do tính chất quan trọng của yếu tố lỗi trong pháp luật hình sự, việc xác định
lỗi trong pháp luật Hình sự chỉ được xác định theo nguyên tắc lỗi chứng minh14 và
ngun tắc suy đốn vơ tội15, tức là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nghĩa
vụ chứng minh một người được xem là có hành vi vi phạm pháp luật Hình sự hay
khơng; nếu khơng chứng minh được thì người này được xem là khơng có tội. Hai
nguyên tắc này vốn dĩ được đặt ra để bảo vệ quyền lợi của những người bị buộc tội,
tuy nhiên, xét ở khía cạnh nào đó, ngun tắc này có thể sẽ dẫn đến các kết quả khác
nhau do việc chứng minh thái độ tâm lý và mức độ nhận thức của một người là điều
không hề dễ dàng.
Trong pháp luật về xử phạt hành chính, có quan điểm cho rằng: “lỗi là trạng

thái tâm lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề
lỗi với tổ chức vi phạm hành chính”16. Những học giả theo quan điểm này cho rằng
trong Luật Hành chính, khái niệm lỗi khơng được đặt ra, bởi lẽ các quy phạm pháp
luật hành chính mang tính cụ thể và áp đặt, tức là bất kỳ chủ thể nào vi phạm những
quy định được đặt ra, chủ thể đó sẽ phải gánh chịu những chế tài hành chính mà khơng
cần quan tâm chủ thể đó có cố ý hay vơ ý thực hiện hành vi đó hay khơng. Quan điểm
này có vẻ thuyết phục nếu như chúng ta xem xét lỗi là trạng thái tâm lý và nhận thức
của chủ thể đối với hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, trong
trường hợp chúng ta xem xét lỗi dưới dạng là một hành vi làm trái với chuẩn mực bắt
buộc được đặt ra thì rõ ràng là ở bất kỳ lĩnh vực nào - kể cả xử phạt hành chính - cũng
đều tồn tại yếu tố lỗi.
(iv) Theo pháp luật nước ngoài
Trên thực tế, yếu tố lỗi cũng là một trong nhưng yếu tố quan trọng được đề
cập đến trong pháp luật về TNBTTHNHĐ của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên,
việc định nghĩa lỗi khơng hề đơn giản. Do đó, đa số các quốc gia trên thế giới lựa
chọn việc định nghĩa lỗi một cách gián tiếp17.

Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
16
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Cơng an Nhân dân, Hà
Nội, tr. 320.
17
Hoàng Thị Hải Yến (2012), tlđd (8), tr. 31.
14
15


15


Pháp luật Đức định nghĩa lỗi một cách gián tiếp thông qua các quy định của
nhà lập pháp và phán quyết của thẩm phán. Cụ thể, pháp luật Đức sẽ đưa ra danh sách
những lợi ích mà pháp luật bảo đảm bảo vệ. Khi người bị thiệt hại cho rằng quyền lợi
hợp pháp của mình bị xâm phạm, người đó có nghĩa vụ phải chứng minh rằng thiệt
hại mà người đó phải gánh chịu là hậu quả của một hành vi phạm pháp luật xâm hại
đến các lợi ích mà pháp luật cam kết bảo vệ18. Từ đó, dựa vào các bằng chứng được
đưa ra, các thẩm phán sẽ ra phán quyết liên quan đến trách nhiệm của người gây ra
thiệt hại.
Chẳng hạn, trong quy định tại Điều 826 BLDS Đức quy định: “Người nào cố
ý gây thiệt hại cho người khác trái với thuần phong mỹ tục thì phải bồi thường thiệt
hại cho người kia”. Trong trường hợp này, lợi ích được pháp luật bảo vệ là vấn đề
liên quan đến đạo đức. Nếu chủ thể có hành vi làm trái với đạo đức và gây thiệt hại
cho chủ thể khác, nên chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.
Lỗi trong pháp luật Đức cũng được chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý dựa vào mức
độ quan tâm chu đáo mà người có nghĩa vụ cần phải thể hiện khi thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, pháp luật Đức không chỉ định nghĩa lỗi trên cơ sở trạng thái tâm lý đối với
hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả của hành vi đó, mà cịn dựa trên các tiêu chuẩn
cụ thể tạo thành các cơ sở để xác định có tồn tại lỗi hay không.
Pháp luật về dân sự của Pháp không định nghĩa về lỗi thông qua các điều khoản
trực tiếp, cũng không liệt kê các trường hợp vi phạm cụ thể 19. Theo đó, Điều 1382
BLDS Pháp quy định: “bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người
khác, thì người đã gây thiệt hại do lỗi của mình phải đền bù thiệt hại”. Trong khi đó,
Điều 1383 BLDS Pháp quy định: “mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của
mình gây ra, khơng những do hành vi mà còn do sự cẩu thả khơng thân trọng của
mình. Như vậy, hai điều luật trên về trường hợp người gây thiệt hại phải bồi thường
do lỗi của mình, dù là lỗi cố ý (thơng qua hành vi) hay lỗi vô ý (do sự cẩu thả khơng
thận trọng của mình). Tuy nhiên, ngồi hai quy định trên, ta khơng thể tìm thế bất kỳ
quy định nào giải thích hay định nghĩa thế nào là lỗi cố ý, lỗi vơ ý.


18
19

Hồng Thị Hải Yến (2012), tlđd (8), tr. 32.
Hoàng Thị Hải Yến (2012), tlđd (8), tr. 33.


16

Dựa trên các quy định khái quát của BLDS Pháp, luật gia nổi tiếng Planiol đã
đưa ra định nghĩa nổi tiếng của ông về lỗi: lỗi là sự vi phạm một nghĩa vụ đã có từ
trước. Có nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa của Planiol, tuy nhiên, đa phần lý
luận pháp lý của Pháp đều thừa nhận khái niệm lỗi phải là một khái niệm chuẩn tắc
đáp ứng được những trường hợp đa dạng phong phú khác nhau của hành vi vi phạm,
tức là nêu lên được những tiêu chí khái quát chung của lỗi. Trước đây, để một hành
vi được xem là hành vi có lỗi ở Pháp, hành vi này cần phải trái với quy phạm điều
chỉnh một hành vi nhất định và người thực hiện hành vi gây thiệt hại phải nhận thức
được tầm quan trọng của hành vi của mình20. Tuy nhiên, hiện nay Pháp luật Pháp
đang có xu hướng đánh giá một hành vi có lỗi hay khơng thơng qua yếu tố khách
quan của lỗi21.
Hệ thống pháp luật Anh ngày nay phần nào chịu ảnh hưởng của Luật La Mã
trong việc xác định khái niệm lỗi. Điều này có nghĩa, pháp luật Anh cũng không đưa
ra các định nghĩa cụ thể của lỗi, mà khái niệm lỗi được đề cập gián tiếp thông qua
danh sách 70 các vi phạm dân sự với các điều kiện xác định riêng tương ứng22. Điều
này có thể lý giải bởi Anh xây dựng hệ thống pháp luật thông luật, xét xử các vụ án
chủ yếu dựa vào án lệ, do đó có quy phạm của Anh mang tính cụ thể và chi tiết chứ
khơng mang tính ước lượng chung chung. Điều này cũng có nghĩa, khái niệm lỗi được
hiểu trong pháp luật Anh cũng sẽ không được hiểu là khả năng nhận thức, ý chí chủ
quan của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra.
Khái niệm về lỗi được đề cập trong Luật bồi thường ngoài hợp đồng (Tort law)

của Mỹ cũng không được quy định cụ thể và trực tiếp. Tort law có bốn dạng cơ bản
là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cố ý (Intentional Tort), trách nhiệm dân sự
ngồi hợp đồng khơng cố ý (Negligence hoặc Unintentional Tort) và trách nhiệm
nghiêm ngặt (Strict liability) và miễn trách nhiệm về Tort (Legal defense). Trong cả
bốn loại kể trên, mỗi loại lại ứng với mức độ lỗi khác nhau. Nếu trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng cố ý yêu cầu người gây thiệt hại phải có lỗi cố ý; trách nhiệm dân sự
ngồi hợp đồng khơng cố ý u cầu người gây thiệt hại có lỗi vơ ý hoặc khơng cố ý

Hoàng Thị Hải Yến (2012), tlđd (8), tr. 31.
Ở Pháp, yếu tố khách quan nằm ở chỗ, lỗi phải là hành vi xử sự trái với một quy phạm điều chỉnh hành vi
nhất định. Một hành vi xử sự gây thiệt hại trái với quy phạm điều chỉnh hành vi thì được xác định là lỗi khách
quan. Việc xác định một hành vi có được coi là lỗi khách quan hay không phụ thuộc vào việc đánh giá của
thẩm phán... xem Hoàng Thị Hải Yến (2012), tlđd (8), tr. 34.
22
Hoàng Thị Hải Yến (2012), tlđd (8), tr. 32.
20
21


17

thì đối với trách nhiệm nghiêm ngặt, trách nhiệm được đặt ra với người gây thiệt hại
ngay cả trong trường hợp khơng có lỗi. Ngược lại, trong trường hợp thỏa mãn các
yếu tố cấu thành của Tort là phải chịu trách nhiệm cho hành vi gây thiệt hại 23. Như
vậy, yếu tố lỗi trong pháp luật Mỹ khơng đóng vai trò cố định trong từng vụ việc như
là một căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại24. Trong bốn dạng trách
nhiệm kể trên, có loại trách nhiệm được phân loại dựa trên yếu tố tâm lý, nhận thức;
có loại trách nhiệm được xác định dựa trên việc so sánh hành vi của chủ thể với các
quy phạm có sẵn.
(v) Kết luận

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của một số nước trên thế
giới vẫn chưa đưa ra một khái niệm trực tiếp và cụ thể về lỗi. Tuy nhiên, dựa vào các
quy định của pháp luật các nước hiện hành và việc áp dụng cụ thể các quy phạm về
TNBTTHNHĐ vào thực tế, có thể thấy được rằng, hiện nay lỗi được hiểu theo hai
khía cạnh: khía cạnh khách quan của lỗi (lỗi khách quan) và khía cạnh chủ quan của
lỗi (lỗi chủ quan).
Pháp luật của các nước châu Âu lục địa mà điển hình là Pháp và Đức hiện nay
có xu hướng xác định lỗi với vai trò là căn cứ phát sinh TNBTTHNHĐ dựa trên lỗi
khách quan. Thông qua các tiêu chuẩn định sẵn trong các quy phạm pháp luật, lỗi
được xác định trong một hành vi cụ thể. Bên cạnh đó, các nước theo hệ thống pháp
luật thông luật – chẳng hạn như Mỹ, tuy không xem xét lỗi là căn cứ phát sinh
TNBTTHNHĐ, nhưng dựa vào việc phân loại Tort dựa vào lỗi chủ quan thông qua
các trạng thái tâm lý, nhận thức của chủ thể với hậu quả và hành vi, lỗi lúc này đã
đóng vai trị giúp xác định phạm vi trách nhiệm của chủ thể gây thiệt hại.
Ở Việt Nam, lỗi cũng được hiểu theo lỗi khách quan và lỗi chủ quan. Ở khía
cạnh lỗi khách quan, theo từ điển Việt Nam, lỗi được định nghĩa là điều lầm lạc 25,
hay chỗ sai sót do khơng thực hiện đúng quy cách; điều không nên, không phải trong
cách ứng xử, trong hành động, khuyết điểm26. Tham khảo qua một vài định nghĩa về
lỗi trong từ điển tiếng Việt, tác giả thấy rằng đa phần đều nhìn nhận khái niệm lỗi
Đoàn Thị Thuỳ Trang (2012), “Tổng quan về "Tort" trong pháp luật Hoa Kỳ”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
(4), tr. 72.
24
Nguyễn Thị Minh Hiếu (2019), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự và yếu tố lỗi,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, tr. 14.
25
Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 411.
26
Viện Ngơn ngữ học (2006). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 581.
23



18

dưới góc độ là một danh từ chỉ một sự vật, hiện tượng có tính chất khác biệt theo
hướng tiêu cực so với nguyên bản/ trạng thái bình thường của sự vật, hiện tượng đó.
Theo cách hiểu này, theo quan điểm của tác giả, lỗi trong pháp luật dân sự nói chung
và TNBTTHNHĐ nói riêng sẽ được hiểu như sau: Lỗi là sự sai lệch hành vi của một
chủ thể khi so sánh với các quy phạm pháp luật hoặc các chuẩn mực khác không trái
với quy định pháp luật được Nhà nước, xã hội, cộng đồng thừa nhận hậu quả của
hành vi đó thể hiện sự thiếu quan tâm của chủ thể so với nghĩa vụ của mình.
Mặc khác, cách hiểu về lỗi chủ quan được thể hiện trong các từ điển chuyên
ngành, theo đó, lỗi được ghi nhận như một danh từ chỉ trạng thái tâm lý của con người
- mà cụ thể ở đây là người phạm tội - đối với hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã
hội của hành vi do họ gây ra27. Cách hiểu này có sự khác biệt nhất định so với cách
hiểu được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt. Trong từ điển tiếng Việt, lỗi ở đây có thể
gắn với con người, sự vật hay hiện tượng; đồng thời được dùng để chỉ trạng thái bất
thường của các chủ thể này. Mặt khác, lỗi trong từ điển Luật học lại chỉ gắn với con
người, cụ thể là danh từ chỉ trạng thái tâm lý. Đồng thời theo cách định nghĩa này, ta
có thể hiểu rằng khơng phải mọi sự sai lệch tiêu cực so với bản chất đều được xem là
lỗi, mà còn phải đặt trong bối cảnh về thái độ của chủ thể đối với hành vi và hậu quả
xảy ra28.
Nói cách khác, theo góc nhìn luật học Việt Nam, lỗi chỉ xuất hiện khi một
người thực hiện một hành vi trái với chuẩn mực thông thường và gây ra các hậu quả
nhất định. Việc xác định một người có lỗi hay khơng có lỗi theo góc nhìn này thường
phải đi sâu vào phân tích hành động và tâm lý của chủ thể, do đó khái niệm lỗi được
hiểu trong từ điển chuyên ngành trở nên phức tạp và khó chứng minh hơn khái niệm
được đề cập trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, đây chính là cách hiểu về lỗi được
đa số các nhà làm luật tại Việt Nam đồng tình. Theo đó, lỗi là trạng thái tâm lý, nhận
thức của chủ thể đối với hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi đó.
1.1.2. Phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trong pháp luật về dân sự, tuy chưa có định nghĩa một cách rõ ràng, nhưng lỗi
đang được định nghĩa dưới góc độ là trạng thái tâm lý và nhận thức của chủ thể. Cụ

27
28

Nguyễn Ngọc Điệp (2020), Từ điển pháp luật Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 83.
Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr. 468.


19

thể, Điều 364 BLDS năm 2015 quy định về việc phân chia lỗi ra thành lỗi cố ý và lỗi
vô ý.
(i) Lỗi cố ý
Theo Điều 364 BLDS năm 2015, “Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức
rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn
hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Lỗi cố ý có thể được
nhìn nhận dưới góc độ khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, dựa vào quy
định của BLDS hiện hành, người gây thiệt hại được xem là có lỗi cố ý khi người đó
nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho
dù người đó mong muốn hoặc khơng mong muốn nhưng có thái độ để mặc cho thiệt
hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự cho hành vi có lỗi cố ý của mình.
Về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại thể hiện mức độ
ý chí đối với hành vi gây hại của mình đối với người khác ở hai mức độ: Mong muốn
có thiệt hại xảy ra; Khơng mong muốn có thiệt hại nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy
ra29.
Lỗi cố ý thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội nhiều hơn so với lỗi vơ ý. Do đó,
chủ thể gây thiệt hại với lỗi cố ý thường phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn so với lỗi
vô ý. Chẳng hạn, ta có thể thấy trong một số trường hợp BLDS năm 2015 đã đề cập

đến lỗi cố ý là một trong các căn cứ làm phát sinh TNBTTHNHĐ, thay vì sử dụng
khái niệm lỗi (có thể bao gồm cả lỗi cố ý và lỗi vơ ý). Có thể lấy ví dụ chứng minh ở
quy định tại khoản 2 Điều 596 BLDS năm 2015: “Khi một người cố ý dùng rượu
hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.
(ii) Lỗi vô ý
Mặc khác, Điều 364 BLDS năm 2015 cũng quy định rằng “Lỗi vô ý là trường
hợp một người khơng thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù
phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình
có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được”. Về mặt chủ quan, người gây thiệt hại được xem là có lỗi vơ ý khi họ
không thực hiện hành vi mong muốn hậu quả xảy ra xét ở hai khía cạnh: Khơng biết
Phùng Trung Tập (2004), “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng”, Tạp chí Tịa án Nhân
dân, (10), tr. 2.
29


20

trước hậu quả xảy ra; Có thể thấy trước nhưng cho rằng hậu quả khơng xảy ra hoặc
có thể ngăn chặn được.
Thông thường, trường hợp thiệt hại được gây ra do có lỗi vơ ý có thể sẽ được
giảm mức bồi thường nếu thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt
và lâu dài của họ30. Quy định này không chỉ để đảm bảo cho tính dễ dàng của bản án,
quyết định31 mà theo tác giả, đây là quy định nhằm đảm bảo tính cơng bằng trong
việc áp dụng, vì nếu một người khơng có đủ khả năng kinh tế nhưng vẫn cố ý gây
thiệt hại thì khơng xứng đáng được hưởng sự khoan hồng từ người bị thiệt hại cũng
như pháp luật.
Ta có thể thấy rằng, việc phân chia lỗi cố ý, lỗi vô ý trong pháp luật về
TNBTTHNHĐ đã thể hiện được thái độ của chủ thể phải bồi thường đối với hành vi

và thiệt hại xảy ra. Đối với loại lỗi có mức độ nguy hiểm hay mức độ mong muốn
hậu quả xảy ra cao hơn, thì tương ứng với mức trách nhiệm phải gánh chịu là cao
hơn. Việc xác định hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý trong TNBTTHNHĐ có ý nghĩa
trong việc xác định giới hạn và phạm vi chịu trách nhiệm, hay nói cách khác yếu tố
lỗi cố ý và lỗi vô ý được dùng để xác định mức độ bồi thường thiệt hại.
Tương tự như trong pháp luật về hình sự, lỗi trong BLDS năm 2015 hiện nay
đang được phân loại dựa trên thái độ tâm lý và nhận thức của chủ thể đối với hành vi
và hậu quả do hành vi đó gây ra. Tuy nhiên, so với BLHS năm 2015, cách phân loại
lỗi của BLDS năm 2015 còn khá đơn giản. Cụ thể, BLHS năm 2015 bao gồm lỗi cố
ý: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý: vô ý do cẩu thả và vơ ý vì q tự tin. Sở
dĩ quy định trong BLHS năm 2015 rõ ràng như vậy là bởi trong pháp luật hình sự,
các hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều là các hành vi nguy hiểm cho xã hội; đồng
thời các hình phạt được quy định trong luật này cũng mang tính tác động trực tiếp
đến nhân thân người phạm tội; làm giới hạn các quyền con người, quyền công dân
mà những người này vốn dĩ được hưởng. Do đó, việc xác định tâm lý của tội phạm
là yếu tố rất quan trọng để xác định tội danh và mức hình phạt, xử đúng người, đúng
tội cũng như để tránh bỏ lọt tội phạm.
Trong lĩnh vực dân sự, việc phân loại lỗi chỉ dừng lại ở việc chia thành lỗi cố
ý hoặc lỗi vơ ý. Bởi khác với pháp luật hình sự, việc chứng minh lỗi trong pháp luật
Khoản 2 Điều 605 BLDS năm 2015.
Trương Anh Tuấn (2009), Bình luận khoa học bộ luật dân sự phần nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự,
NXB Lao động, tr. 578.
30
31


×