1 Có năng lực tài chính
Có đủ vốn theo quy đinh của pháp luật,cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo
nguồn tài chính trong cam kết với khách hàng và có đủ năng lực tài
chính để giải quyết những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh
doanh
Quy định về vốn đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ như
sau:
-Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh chứng khoán, loại hình kinh
doanh nào có mức độ rủi ro càng lớn thì mức vốn pháp định càng cao.
VD: Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
Trong khi đó:
Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh
doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng
nghiệp vụ xin cấp phép.
Xét về quy mô vốn, 56% các Cty chứng khoán có quy mô vốn dưới 200
tỉ đồng. Trong số các Cty này, không ít đã bị tổn thất nặng nề do thị
trường sụt giảm và mất thanh khoản trong năm 2008. Với một số vốn
hạn chế, việc phân bổ nguồn vốn hài hòa giữa các hoạt động của Cty sẽ
trở thành vấn đề không dễ dàng.
Vấn đề giải quyết sự hài hòa giữa vốn và rủi ro
Từ ngày 1/4/2011, Thông tư số 226/2010/BTC-TT sẽ chính thức có hiệu
lực, theo đó các Cty chứng khoán (CTCK) sẽ áp dụng chế độ giám sát an
toàn tài chính mới. Cụ thể, nếu tỷ lệ % vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro
dao động từ 120% đến 150% trong 3 tháng liên tiếp, các thành viên trên
sẽ rơi vào diện bị kiểm soát. Trong trường hợp, tỷ lệ trên giảm xuống
dưới 120% hoặc không khắc phục trong vòng 12 tháng, sẽ bị đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt.thông tư này sẽ góp phần
Ngoài vốn khả dụng, thông tư trên cũng đưa ra các tỷ lệ của tổng giá trị
rủi ro trong đó bao gồm giá trị rủi ro hoạt động (25% chi phí hoạt động
của CTCK trong 1 năm); giá trị rủi ro thị trường và giá trị rủi ro thanh
toán (UBCK quy định phương pháp tính) nhằm bảo đảm an toàn trong
hoạt động của các tổ chức KDCK.
Theo số liệu “tự khai”, hiện có 12 công ty chứng khoán không đáp ứng
được điều kiện của Thông tư 226 của Bộ Tài chính về các chỉ tiêu an
toàn vốn và đứng trước nguy cơ bị kiểm soát đặc biệt kể từ tháng
4/2012.
2. Tách bạch tài sản của cty với tài sản của khách hàng
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Chứng khoán và Khoản
1,2 Điều 32 Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán
ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-BTC quy định:” Tổ
chức kinh doanh chứng khoán phải quản lý tách biệt tài sản của
khách hàng với tài sản của mình”
Quy định này nhằm mục đích:
-Bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- - Đảm bảo minh bạch trong kinh doanh của công ty chứng khoán.
- - Chuyên môn hóa trong quản lý tiền tệ.
- - Đảm bảo an toàn tài chính, bảo về thị trường.
Theo đó UBCK đã ra công văn số 611/UBCK-QLKD yêu cầu tất
cả các công ty chứng khoán quản lý tách biệt tiền giao dịch chứng
khoán của Nhà đầu tư trước 1/10/2008.
+tổ chức kinh doanh ck không được dung tiền của khách hàng làm
nguồn tài chính để kinh doanh ngoại trừ truwngf hợp số tiền dó dung
cho giao dịch của khách hàng
+cty chứng khoán phải quản lý tách bạch tài sản của khách hàng với tài
sản của mình và tài sản của khách hàng với nhau
=) trên thực tế lại cho thấy 80% CTCK không tách bạch tiền gửi của
NĐT
Nhiều CTCK để che đậy vieecjtachs bạch tài sản đã thiếu minh bạch khi
công bố thông tin
Một chuyên gia tài chính chia sẻ, ngay cả khi đọc kỹ BCTC của DN,
NĐT vẫn thấy khó hiểu do nhiều DN vẫn né tránh việc minh bạch thông
tin, chỉ công bố một phần BCTC mà không công bố đầy đủ thuyết minh
báo cáo, báo cáo lưu chuyển tiền tệ , chưa kể đến việc phải bóc tách các
khoản mục một cách rõ ràng.
Với các CTCK, vốn là DN nắm rõ những quy định pháp luật về chứng
khoán, không ít đơn vị lại chưa minh bạch thông tin trong nghĩa vụ báo
cáo quý III. Tại CTCK Ngân hàng Nông nghiệp (AGR), đến thời điểm
25/10/2011 (hạn chót công bố thông tin), BCTC quý III/2011 chỉ công
bố duy nhất trang 7 (bảng kết quả hoạt động) trên website mà không có
một lời giải thích.
Ba CTCK niêm yết khác là BSI, SBS, SVS thì đến nay vẫn chưa công
bố BCTC quý III/2011 lên website công ty hay trên Sở GDCK. Theo
thống kê của ĐTCK dựa trên BCTC của 27 CTCK đã niêm yết, việc ghi
nhận các khoản tiền gửi tại các CTCK khá khác nhau. Chỉ có 16 CTCK
có tách bạch tiền của NĐT trong BCTC, phần còn lại chưa tách bạch.
Một số CTCK niêm yết khác như APS, HBS, HCM, HPC, GBS, CTS lại
gộp chung các khoản tiền này mà không có giải thích rõ ràng, khiến
NĐT có thể hiểu lầm như trường hợp của ORS kể trên.
Nếu lấy tổng số tiền ở khoản mục tiền gửi trừ đi số dư ở khoản mục phải
trả cho hoạt động giao dịch chứng khoán (hoặc phải trả khác như CTS)
thì lượng tiền thực tế của CTCK còn lại rất ít. Với khối CTCK chưa
niêm yết, việc tách bạch tiền gửi vẫn là một dấu hỏi lớn. Tính chung
toàn thị trường, số CTCK chưa minh bạch thông tin về tiền gửi nhà đầu
tư có thể đến 80%.
Tách bạch tiền gửi NĐT: vẫn dậm chân tại chỗ?
Khoản 2, điều 71 Luật Chứng khoán quy định nghĩa vụ của CTCK:
"Quản lý tách biệt chứng khoán của từng NĐT, tách biệt tiền và chứng
khoán của NĐT với tiền và chứng khoán của CTCK". Bộ Tài chính và
UBCK cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu CTCK phải tách bạch tài
khoản. Tuy nhiên, do các văn bản trên chưa quy định rõ ràng khiến việc
hiểu tách bạch kiểu gì cũng được và cũng chưa có chế tài xử phạt rõ
ràng.
Đa số CTCK hiện nay mới tách bạch tiền gửi NĐT ở tài khoản tổng, tức
là CTCK mở một tài khoản tổng tại ngân hàng để NĐT gửi tiền vào tài
khoản đó. CTCK không thực hiện việc chi trả và nhận tiền của NĐT mà
do ngân hàng làm. Tuy nhiên, CTCK quản lý số tiền đó, nên việc chiếm
dụng tiền của khách hàng là vẫn có khả năng xảy ra. CTCK vẫn có thể
sử dụng tiền của khách hàng để làm các nghiệp vụ ứng trước, cầm cố, ký
quỹ hay chiếm dụng lãi tiền gửi của khách hàng…
Theo ghi nhận của ĐTCK, trong giai đoạn thị trường khó khăn vừa qua,
khi khách hàng lớn muốn rút một khoản tiền lớn tại một số CTCK thì
không thể rút ngay. Một số NĐT buộc phải đặt lệnh mua chứng khoán
trên tài khoản, sau đó làm động tác chuyển tài khoản sang CTCK khác
để bán nhằm rút tiền.
Thực tế, chỉ khi nào các NĐT mở một tài khoản tiền tại ngân hàng và
mở một tài khoản chứng khoán tại CTCK thì mới có sự tách biệt. Như
vậy, CTCK sẽ không can thiệp được vào tài khoản của NĐT.
Yêu cầu tách bạch tận chân tài khoản tiền gửi NĐT trên đã được đề ra từ
cuối năm 2008, thời điểm đó nhiều CTCK cho rằng hệ thống công nghệ
chưa đáp ứng được, nhưng đến nay đã gần 3 năm triển khai mà chưa có
sự chuyển biến.
Do đó, đã đến lúc cơ quan quản lý cần quyết liệt hơn trong việc yêu cầu
các CTCK thực hiện tách bạch tài khoản, đề ra lộ trình cụ thể để NĐT
không còn băn khoăn khi không biết tiền mình gửi tại CTCK có an toàn?
Nhất là trong bối cảnh một số CTCK thua lỗ trầm trọng, có dấu hiệu mất
khả năng thanh khoản.
3 Cơ cấu tài sản hợp lý kinh doanh hiệu quả
Phụ thuộc vào nghiệp vụ nghành nghề kinh doanh mà cty chưng khoán
xây dựng một cơ cấu tài sản hợp lý thường thì tài sản cố định chiếm tỷ
trọng nhỏ.ngoài ra Đối với hoạt động đầu tư, công ty chứng khoán cũng
phải tuân thủ những quy định khá chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong
hoạt động đầu tư. Theo đó, Dự thảo quy định, công ty chứng khoán
không được sử dụng quá 20% tổng tài sản để đầu tư, mua cổ phần, hoặc
tham gia góp vốn vào một tổ chức khác. công ty chứng khoán cũng
không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện đầu tư vào cổ phiếu, hoặc
phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty
chứng khoán. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán cũng không được đầu
tư quá 20%, quá 15% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành
của một tổ chức không niêm yết…
Kinh doanh hiệu quả là một yêu cầu quyết đinh j tới sự sống c̣òn của 1
cty
Diễn biến thị trường ck đag có xu hướng đi xuống , hầu hết các công ty
gần như cầm chắc lỗ.đẻ hoạt đọng kinh doanh hiệu quả Thì, nhiều công
ty chứng khoán đang thực hiện tái cơ cấu, giảm thiểu tối đa chi phí,
nhằm củng cố hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay Quá nửa công ty chứng khoán, quản lý quỹ thua lỗ
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán, tính đến cuối quý II, có 61 trên
tổng số 105 công ty chứng khoán đang hoạt động chịu lỗ lũy kế.
Trong số 47 công ty quản lý quỹ, cũng có đến 27 đơn vị chịu lỗ.
Đảm bảo khả năng kinh doanh và sinh lời trong giai đoạn khó khăn cty
chứng khoán cần
Đối cty chứng khoán nhỏ cần
Hợp nhất
Sáp nhập
Kêu gọi các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài
Ngoài ra
Về nghiệp vụ tư doanh
• Nâng cao khả năng kinh doanh của CTCK.
• Xem xét lại các khoản mục đầu tư.
• Tận dụng lợi thế thông tin để nâng cao chất lượng hoạt động đầu
tư.
•
Về nghiệp vụ môi giới chứng khoán
• Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời.
• Có chính sách thích đáng về chi phí môi giới.
• Mở thêm các dịch vụ giá trị gia tăng.
Về phía CTCK
Về nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
• Xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn chất lượng cao.
• Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
4. Thực hiện các chế độ tài chính theo quy định của nhà nước.
Tuân thủ quy định về tài chính theo pháp luật:
a/vốn pháp định của các công ty chứng khoán phụ thuộc vào các loại
hình kinh doanh chứng khoán
ngoài ra , cơ cấu vốn và sử dụng vốn phải phù hợp với mục đích kinh
doanh, thực hiện các hạn mức kinh doanh theo quy định của nhà nước.
Công ty chứng khoán phải tự bảo toàn vốn, bảo đảm an toàn cho các bên
tham gia góp vốn, bảo đảm khả năng thanh khoản trong quá trình hoạt
động, tăng hiệu quả sử dụng vốn
b/ về công tác kế toán, thống kê và kiểm toán:
Thực hiện theo thông tư 95/2008/BTC. Thông tư này hướng dẫn
sửa đổi, bổ sung một số tài khoản và phương pháp ghi chép một số tài
khoản kế toán; mẫu báo cáo tài chính, giải thích nội dung, phương pháp
lập và trình bày báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán cho công ty
chứng khoán. Những nội dung kế toán không hướng dẫn trong Thông tư
này, công ty chứng khoán thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp
ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006,
các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài
chính.
Công ty chứng khoán có trách nhiệm hạch toán kế toán, báo cáo
tài chính theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước.
Hàng năm, công ty chứng khoán phải thực hiện kiểm toán các
báo cáo tài chính. Việc kiểm toán do một công ty kiểm toán độc lập thực
hiện sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
c/ thực hiện các quy định về an toàn tài chính gồm:
- Các quy định về vốn khả dụng, các
giá trị rủi ro theo quy định của
thông tư 226 BTC (rủi ro hoạt động
rủi ro thị trường và rủi ro thanh
toán).
- Trích lập các quỹ dự phòng như
quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ
dự trữ bắt buộc và các quỹ khác
theo quy định cuả pháp luật.
- CTCK phải lập dự phòng riêng cho
các chứng khoán bị giảm giá, dự
phòng rủi ro trong thanh toán, mức
trích bằng 0,1% trên tổng số giá trị
thanh toán
- Các công ty chứng khoán có trách
nhiệm tính các chỉ tiêu an toàn tài
chính và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của các chỉ tiêu này. các
công ty không đáp ứng chỉ tiêu an
toàn tài chính sẽ bị kiểm soát
2. thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
Thực hiện nghiã vụ khai thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
3. thực hiện báo cáo tài chính đầy đủ trung thực:
Công ty chứng khoán có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính
cho Bộ Tài chính, cơ quan thuế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo
định kỳ quý, năm. Báo cáo quý được gửi chậm nhất sau 15 ngày của quý
tiếp theo; báo cáo năm được gửi chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúc năm
tài chính.
Kết thúc năm tài chính, trong thời hạn 45 ngày, công ty chứng
khoán phải thực hiện công khai tài chính. Báo cáo tài chính hàng năm
phải được kiểm toán độc lập xác nhận.
Các công ty chứng khoán phải công bố chi tiết tình hình đầu tư tài
chính với danh mục các chứng khoán đầu tư
Hiện nay các CTCK thực hiện công khai thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng mà chủ yếu là internet. Chúng ta có thể dễ dàng vào
website UBCK NN để truy cập thông tin như các BCTC, tình hình đầu
tư tài chính với các danh mục đầu tư, tình hình biến động vốn chủ sở
hữu của các CTCK ở Việt Nam hiện nay.
Trên thực tế cho thấy nhiều cty chứng khoán bất chấp qui định
của pháp luật thực hiện nhiều hành vi trái phấp luật cụ thể :
Chỉ tính sơ bộ trong tháng 3/2011, SSC đã có tới 7 quyết định xử phạt
hành chính đối với nhà đầu tư và công ty chứng khoán vi phạm. Ngoài
hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài
chính Việt Nam (VAFI) cho biết, trên thị trường còn diễn ra nhiều loại
vi phạm pháp luật mang tính nghiêm trọng khác, như: hiện tượng gian
lận báo cáo tài chính, làm đẹp báo cáo tài chính từ một số Ban quản lý
doanh nghiệp nhằm các mục tiêu như để dễ dàng thuận tiện trong huy
động vốn, bán cổ phần theo giá ảo cho cổ đông nội bộ, tạo thành tích
giả để lên chức cao hơn hoặc để tồn tại mặc dù doanh nghiệp đang
kinh doanh thua lỗ… Bên cạnh đó, là sự cấu kết của một số “đội lái”
với một số nhân viên công ty chứng khoán, thậm chí với ban quản trị
doanh nghiệp để làm giá chứng khoán…
Gần đây nhất là vụ SSC đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 90
triệu đồng đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Nam (Hà Nội) do
kinh doanh ck ngoài lĩnh vực đã đăng ki
Để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật về chứng
khoán, VAFI cho rằng, SSC phải nhanh chóng ban hành những giải pháp
mới hữu hiệu, những sản phẩm chứng khoán mang tính thông lệ và
thuộc về bản chất tồn tại của TTCK để ngăn chặn tình trạng sử dụng
đòn bẩy tài chính, bán khống bừa bãi như hiện nay…
Bên cạnh đó, Nhà nước cần sửa đổi các quy định theo hướng định tội
danh cụ thể. Tương ứng với từng tội danh là những hình phạt thích
đáng, đủ sức răn đe. Ngoài ra, các quy định của pháp luật cần đổi mới
cơ chế xử phạt theo hướng: người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại
cho thị trường ngoài việc phải bị tịch thu các khoản lời bất chính, còn
phải bồi thường cho những người bị hại. Nếu nghiêm trọng cỏ thể bị
xử lý hình sự.