Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Vai trò của siêu âm tuyến giáp trong tiếp cận chẩn đoán bướu giáp nhân trên lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 96 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********

PHAN THỊ HUỲNH ANH

VAI TRỊ CỦA SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP
TRONG TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
BƯỚU GIÁP NHÂN TRÊN LÂM SÀNG

Chuyên ngành: NỘI TIẾT
Mã số: CK 62 72 20 15

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUANG NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào.

Tác giả

Phan Thị Huỳnh Anh

.


.

ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
1.1 Phân loại bướu giáp nhân ..................................................................................4
1.2 Biểu hiện lâm sàng bướu giáp nhân...................................................................8

1.3 Siêu âm tuyến giáp- Hệ thống TIRADS ............................................................9
1.4 Sinh thiết nhân giáp bằng kim nhỏ (FNA) ......................................................22
1.5 Xét nghiệm khác có liên quan đến nguy cơ ác tính của nhân giáp- Thyrotropin
huyết thanh .............................................................................................................24
1.6 Các nghiên cứu tương tự ngoài nước và trong nước .......................................24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................27
2.1 Bối cảnh và thiết kế nghiên cứu ......................................................................27
2.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................27
2.3 Biến số nghiên cứu ..........................................................................................28
2.4 Phương pháp tiến hành ....................................................................................33
2.5 Kỹ thuật đo lường biến số................................................................................34
2.6 Phương pháp thống kê .....................................................................................35
2.7 Vấn đề y đức trong nghiên cứu ........................................................................35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................36
3.1 Đặc điểm về dân số mẫu nghiên cứu ...............................................................36
3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có bướu giáp nhân .............37

.


.

iii

3.3 Giá trị siêu âm trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp ........................................43
3.4 Giá trị FNA trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp ............................................52
Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................54
4.1 Đặc điểm dân số nền mẫu nghiên cứu .............................................................54
4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có bướu giáp nhân .............55
4.3 Giá trị siêu âm trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp ........................................67

4.4 Giá trị FNA trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp ............................................68
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Quyết định phê duyệt và cho phép thực hiện đề tài

.


.

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

ATA

The American Thyroid

Tiếng Việt
Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ


Association
BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

EU-TIRADS

European Thyroid Imaging-

Hệ thống dữ liệu và báo cáo

Reporting and Data System

hình ảnh tuyến giáp của Hiệp
hội tuyến giáp Châu Âu

FNA

Fine Needle Aspiration

Chọc hút tế bào bằng kim
nhỏ

FT4

Free thyroxine

Thyroxine tự do


MEN

Multiple endocrine neoplasia

Đa u tuyến nội tiết

PTC

Papillary thyroid carcinoma

Ung thư biểu mô tuyến giáp
dạng nhú

TIRADS

TSH

.

Thyroid Imaging Reporting

Hệ thống dữ liệu và báo cáo

And Data System

hình ảnh tuyến giáp

Thyroid Stimulating Hormone


Hormon kích thích tuyến giáp


.

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân tầng nguy cơ ác tính của nhân giáp dựa vào siêu âm tuyến giáp và
hướng dẫn FNA cho nhân giáp (ATA 2015) ..................................................17
Bảng 1.2. Phân loại ACR- TIRADS .......................................................................21
Bảng 1.3. Hướng dẫn tiến hành FNA theo thang điểm của phân loại ACR- TIRADS
..........................................................................................................................22
Bảng 1.4: Bethesda- hệ thống phân loại tế bào học nhân giáp và nguy cơ ác tính cho
từng phân loại ...................................................................................................23
Bảng 3.1. Đặc điểm về dân số nghiên cứu ................................................................36
Bảng 3.2 Đặc điểm về triệu chứng cơ năng của bệnh nhân có nhân giáp ................37
Bảng 3.3 Đặc điểm thăm khám lâm sàng của bệnh nhân có nhân giáp ....................37
Bảng 3.4 Kết quả hormon giáp trước phẫu thuật ......................................................38
Bảng 3.5 Đặc điểm chức năng tuyến giáp của bệnh nhân có bướu giáp nhân..........38
Bảng 3.6 Đặc điểm tổng thể của tuyến giáp trên siêu âm tuyến giáp .......................39
Bảng 3.7 Đặc điểm mô tả chi tiết nhân giáp trên siêu âm tuyến giáp .......................40
Bảng 3.8 Phân loại TIRADS trên siêu âm tuyến giáp ..............................................41
Bảng 3.9 Đặc điểm tế bào học nhân giáp theo phân loại Bethesda ..........................42
Bảng 3.10 Đặc điểm giải phẫu bệnh của nhân giáp sau phẫu thuật tuyến giáp ........42
Bảng 3.11 Đặc điểm siêu âm về độ phản âm của nhân giáp phân bố theo phân nhóm
bệnh ..................................................................................................................43
Bảng 3.12 Giá trị đặc điểm siêu âm về độ phản âm của nhân giáp trong chẩn đoán
ung thư giáp ......................................................................................................44
Bảng 3.13 Đặc điểm siêu âm về chiều cao hơn chiều rộng (trục dọc) của nhân giáp

phân bố theo phân nhóm bệnh ..........................................................................44
Bảng 3.14 Giá trị đặc điểm chiều cao hơn chiều rộng (trục dọc) của nhân giáp trên
siêu âm tuyến giáp trong chẩn đoán ung thư giáp ............................................45
Bảng 3.15 Đặc điểm siêu âm về bờ nhân giáp phân bố theo phân nhóm bệnh ........45
Bảng 3.16 Giá trị đặc điểm siêu âm về bờ nhân giáp trong chẩn đoán ung thư giáp
..........................................................................................................................45

.


.

vi

Bảng 3.17 Đặc điểm siêu âm về giới hạn nhân giáp phân bố theo phân nhóm bệnh
..........................................................................................................................46
Bảng 3.18 Giá trị đặc điểm siêu âm về giới hạn nhân giáp trong chẩn đoán ung thư
giáp ...................................................................................................................46
Bảng 3.19 Đặc điểm siêu âm có vi vơi hóa trong nhân giáp phân bố theo phân nhóm
bệnh ..................................................................................................................46
Bảng 3.20 Giá trị đặc điểm siêu âm có vi vơi hóa trong nhân giáp trong chẩn đốn
ung thư giáp ......................................................................................................47
Bảng 3.21 Đặc điểm siêu âm có xâm lấn vỏ bao tuyến giáp phân bố theo phân nhóm
bệnh ..................................................................................................................47
Bảng 3.22 Giá trị đặc điểm siêu âm có xâm lấn vỏ bao tuyến giáp trong chẩn đoán
ung thư giáp ......................................................................................................48
Bảng 3.23 Đặc điểm siêu âm có hạch vùng phân bố theo phân nhóm bệnh .............48
Bảng 3.24 Giá trị đặc điểm siêu âm có hạch vùng trong chẩn đốn ung thư giáp....48
Bảng 3.25 Phân phối giữa đặc điểm siêu âm có bất kỳ 1 trong 4 yếu tố (giảm âm, trục
dọc hơn trục ngang, bờ khơng đều, vơi hóa) và kết quả giải phẫu bệnh nhân giáp

(n=473) .............................................................................................................49
Bảng 3.26 Giá trị đặc điểm siêu âm có bất kỳ 1 trong 4 yếu tố (giảm âm, trục dọc hơn
trục ngang, bờ khơng đều, vơi hóa) trong chẩn đốn ung thư giáp ..................49
Bảng 3.27 Phân phối tỷ lệ giữa phân loại TIRADS và tỷ lệ ung thư nhân giáp .......50
Bảng 3.28 Phân phối tỷ lệ giữa kết quả tế bào học (FNA) theo phân loại Bethesda và
tỷ lệ ung thư nhân giáp .....................................................................................52
Bảng 3.29 Bảng giá trị của kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ .........................53
Bảng 4.1 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các đặc điểm siêu âm tuyến giáp trong chẩn
đoán ung thư giáp .............................................................................................67
Bảng 4.2 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các đặc điểm siêu âm tuyến giáp so với các
nghiên cứu khác ................................................................................................68
Bảng 4.3 Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật chọc hút tế bào học bằng kim nhỏ so
với các nghiên cứu khác ...................................................................................69

.


.

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ kết quả giải phẫu bệnh nhân giáp sau phẫu thuật tuyến giáp .......43
Biểu đồ 3.2 Phân phối tỷ lệ giữa phân loại TIRADS và tỷ lệ ung thư nhân giáp ....51
Biểu đồ 3.3: Phân phối tỷ lệ giữa kết quả tế bào học (FNA) theo phân loại Bethesda
và tỷ lệ ung thư nhân giáp ..............................................................................52

.



.

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Thành phần nhân giáp ..............................................................................18
Hình 1.2: Nhân giáp rất giảm âm .............................................................................18
Hình 1.3: Hình dạng nhân giáp ................................................................................19
Hình 1.4: Nhân giáp có bờ khơng đều, bờ có góc nhọn lồi vào nhu mơ xung quanh.
Kết quả giải phẫu bệnh là ung thư tuyến giáp dạng nhú. .................................19
Hình 1.5: nhân đồng âm với ổ phản âm li ti, khơng có bóng lưng. Kết quả giải phẫu
bệnh là nhân giáp keo (Bethesda 2)..................................................................20

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bướu giáp nhân là một bệnh lý nội tiết rất thường gặp và có xu hướng ngày
càng gia tăng1. Tỷ lệ lưu hành bướu giáp nhân qua thăm khám lâm sàng khoảng 37%2, tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm, tỷ lệ lưu hành của bướu giáp nhân trong
dân số có thể lên đến 19-67%3. Tại Việt Nam các số liệu thống kê dịch tễ về bệnh lý
tuyến giáp vẫn rất hạn chế, theo thống kê dịch tễ ở miền Bắc vào những năm đầu thập
niên 80 thì tỷ lệ bướu giáp đơn thuần chiếm khoảng 15% dân số4 và ngày nay bướu
giáp nhân cũng là một trong những vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng.

Bướu giáp nhân tăng dần theo tuổi, thường gặp ở nữ và gặp nhiều ở vùng thiếu hụt
iod.
Đối với các bác sĩ lâm sàng, phát hiện bướu giáp nhân điều quan trọng là cần
phải chẩn đoán sớm ung thư giáp. Đa số bệnh nhân phát hiện nhân giáp một cách tình
cờ qua siêu âm vì bệnh thường khơng có triệu chứng và nhân giáp có kích thước nhỏ
khơng sờ thấy được. Chỉ có khoảng 5-10% nhân giáp là ác tính2,5. Xu hướng sử dụng
siêu âm chẩn đốn trong việc phát hiện những đặc điểm ác tính của nhân giáp đã góp
phần thay đổi cách tiếp cận trong chẩn đốn và xử trí bướu giáp nhân. Papini và cộng
sự nghiên cứu nhận thấy khi kết hợp những đặc điểm của siêu âm tiên đốn ác tính
của nhân giáp và tiến hành FNA chọn lọc nhân giáp có đặc điểm ác tính này thì giảm
tỷ lệ phẫu thuật tuyến giáp từ 64% xuống 31% và cải thiện tỷ lệ phát hiện ung thư
giáp từ 61% tăng lên 87%6.
Horvath đã đề xuất hệ thống phân loại TIRADS nhằm phân tầng nguy cơ ác
tính của nhân giáp qua siêu âm7. Ngày nay, TIRADS ngày càng được các hiệp hội
trên thế giới áp dụng, cải thiện dần và thống nhất các thuật ngữ8,9,10,11,12,13. Áp dụng
hệ thống TIRADS nào thích hợp với điều kiện mỗi quốc gia cũng đang được khảo
sát14. Tại Việt Nam, tác giả Triệu Thị Hoàng Lâm nghiên cứu áp dụng EU-TIRADS
2011 ở miền Trung và tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo nghiên cứu áp dụng hệ thống

.


.

2

EU-TIRADS 2017 ở miền Bắc đều cho thấy có sự phù hợp giữa đặc điểm ác tính trên
siêu âm và kết quả mô bệnh học15,16.
Nhiều bệnh viện lớn ở Việt Nam cũng đã áp dụng những kiến thức mới trong
chẩn đoán và điều trị nhân giáp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá mối tương quan

giữa những đặc điểm siêu âm nhân giáp với các đặc điểm giải phẫu bệnh nhân giáp
tại Việt Nam nói chung và tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh vẫn cịn
ít. Sử dụng siêu âm tuyến giáp như thế nào cho hợp lý để tránh bỏ sót ung thư giáp
cũng như tránh phẫu thuật khơng cần thiết ở bệnh nhân có bướu giáp nhân? Chúng
tơi tiến hành nghiên cứu “Vai trị của siêu âm tuyến giáp trong tiếp cận chẩn đoán
bướu giáp nhân trên lâm sàng” nhằm đánh giá giá trị của các đặc điểm gợi ý ác tính
trên siêu âm tuyến giáp. Chúng tôi mong muốn kết quả từ nghiên cứu sẽ hỗ trợ các
nhà lâm sàng tiếp cận phù hợp và chẩn đoán sớm bệnh lý bướu giáp nhân để từ đó
đưa ra quyết định điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định giá trị của siêu âm tuyến giáp trong đánh giá nguy cơ ác tính của
nhân giáp ở bệnh nhân có bướu giáp nhân.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1.

Xác định tỉ lệ các đặc điểm hình ảnh của siêu âm nhân giáp ở bệnh nhân
có bướu giáp nhân.

2.


Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của siêu âm tuyến giáp trong chẩn đốn
ác tính nhân giáp ở bệnh nhân có bướu giáp nhân.

3.

Giá trị của FNA trong chẩn đốn ác tính nhân giáp ở bệnh nhân có bướu
giáp nhân.

.


.

4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bướu giáp nhân là bệnh lý nội tiết rất thường gặp, đứng hàng thứ hai sau bệnh
đái tháo đường. Tần suất bướu giáp nhân phát hiện được qua thăm khám lâm sàng
chỉ chiếm khoảng 4–7%, tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm, tần suất nhân giáp
phát hiện qua siêu âm có thể lên đến 19–67%17. Bướu giáp nhân thường gặp ở nữ,
gấp 4 lần so với nam, tần suất bướu giáp nhân tăng theo tuổi và gặp nhiều ở vùng có
thiếu hụt iod. Biểu hiện lâm sàng của bướu giáp nhân có thể chỉ là một nhân giáp nhỏ,
đơn độc được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe tổng quát cần phải loại trừ khả
năng ung thư hay là bướu giáp nhân lớn gây triệu chứng chèn ép cần phải can thiệp
điều trị. Viêm tuyến giáp bán cấp và viêm tuyến giáp lympho bào mãn tính cũng có
thể dẫn đến xuất hiện nốt ở tuyến giáp, hiếm gặp hơn, rối loạn thâm nhiễm (như
hemochromatosis,…) hay u di căn, nang cận giáp, u mỡ, paraganglioma cũng có thể
lầm lẫn với nhân giáp. Diễn tiến tự nhiên của bướu giáp nhân thay đổi, nhưng phần

lớn các nhân giáp lành tính thường ổn định về kích thước. Đa số bướu giáp nhân là
lành tính, chỉ 8-16% là ác tính17. Do đó, mục tiêu của tiếp cận bệnh nhân bị bướu giáp
nhân là phát hiện và điều trị phẫu thuật những bệnh nhân có bướu giáp nhân ác tính
hay có triệu chứng chèn ép rõ, đồng thời tránh những điều trị không cần thiết ở những
bệnh nhân có bướu giáp nhân lành tính, khơng có triệu chứng.

1.1 Phân loại bướu giáp nhân
1.1.1 U lành của tuyến giáp
- U tuyến tuyến giáp: U lành, xuất hiện từ tế bào túi tuyến. Cấu trúc u và tế
bào u gần giống mơ giáp bình thường. Dựa vào hình thái và cấu trúc tế bào, có thể
chia thành hai loại u chính:
- U tuyến túi (U tuyến nang) Chiếm tỷ lệ 85% các loại u tuyến của tuyến
giáp, u có đường kính 1 – 5 cm thường kèm viêm, vỏ bao dính mơ kế cận. Cấu trúc
vi thể gồm những túi tuyến giống mơ giáp bình thường, nhưng tăng về số lượng, có

.


.

5

nhiều dạng: u tuyến túi nhỏ, u tuyến bè (còn gọi là u tuyến phôi), u tuyến thường, u
tuyến tế bào Hurthle, u tuyến keo, u tuyến tế bào C. Nói chung, u tuyến túi có đặc
điểm sau: đơn dạng (nếu hỗn hợp nhiều loại thì có thể là loại phình giáp keo), mơ kế
cận có thấm nhập tế bào viêm, đơi khi có nang lymphơ, phát triển chậm, tế bào và
nhân khơng đa dạng, khơng phân chia, có những biến đổi, thối hóa do rối loạn tuần
hồn, mơ liên kết thưa. Tế bào u xâm nhập vỏ bao có thể là dấu hiệu hóa ác. Cả sáu
loại u tuyến túi đều có những đặc điểm chung như sau: cấu trúc đồng đều, có vỏ bao
rõ, chèn ép mơ tuyến giáp bình thường xung quanh, phát triển chậm, tạo nang tuyến

và chất keo, khơng có dị dạng tế bào, thường bị hoại tử, xơ hóa, có ít mơ đệm.
- U tuyến khơng điển hình: Rất hiếm gặp, thường dạng một cục nhỏ. U có
mật độ tế bào tăng cao. Có hình thái và cấu trúc mơ học đa dạng, có tế bào dẹt hoặc
hình thoi. Nhân tế bào có thể dị dạng, nhiều phân bào. Cần khảo sát kỹ các hình ảnh
xâm lấn vỏ bao hoặc xâm nhập mạch máu. Có thể đây là một loại ung thư cịn nằm
trong vỏ bao. Nhưng trên thực tế, u vẫn được xem là lành tính nếu khơng có sự xâm
lấn vỏ bao.
- U quái: Rất hiếm, dưới dạng một cục nhỏ, thường ở phần giữa của tuyến
giáp. Cấu trúc vi thể giống như u quái ở các nơi khác. U xuất nguồn từ các mơ bào
thai cịn sót lại.
- Các u khác: U mạch máu, u cơ trơn,…. rất hiếm gặp.
1.1.2 Ung thư tuyến giáp
Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (2017) về phân loại mô bệnh học các u
ác tính của tuyến giáp bao gồm18:
U tiên phát ác tính dạng biểu mơ (carcinơm):
-

Ung thư biểu mơ biệt hóa: từ nang tuyến (dạng nhú, dạng túi tuyến được
phân làm 3 loại gồm dạng nang xâm lấn tối thiểu, dạng nang xâm lấn mạch
máu, dạng nang xâm lấn rộng); từ tế bào C (ung thư tuyến giáp dạng tủy).

-

Ung thư biểu mơ khơng biệt hóa.

-

Ung thư biểu mơ khác.

.



.

6

U tiên phát ác tính khơng phải biểu mơ:
-

Sarcơm tuyến giáp.

-

U lympho ác tính.

-

Các loại u khác (u tế bào hình thoi kèm theo nang, u qi ác tính ...).

Các u thứ phát: u di căn từ nơi khác đến tuyến giáp.
Các u không phân loại.
❖ Carcinôm tuyến giáp
✓ Carcinôm biệt hóa:
- Carcinơm dạng nhú: Chiếm tỷ lệ từ 40 đến 62% những carcinôm tuyến
giáp. Bệnh nhân là trẻ nhỏ và thanh niên, tuổi trung bình 25 tuổi, thường là nữ. Đại
thể: Khi u cịn nhỏ, u có thể có dạng một vết xơ như mô sẹo màu trắng, nhỏ vài mm,
được gọi là carcinơm xơ ẩn vì thường phát hiện ngẫu nhiên, đôi khi trong những
trường hợp cường giáp như phình giáp độc. Thường u có dạng cục, đường kính nhỏ
dưới 3 cm, có giới hạn tương đối rõ dù hiếm khi có vỏ bao, diện cắt đặc, mềm, màu
xám hoặc có nang chứa nước nâu lỗng. Vi thể: U gồm nhiều nhú có trục liên kết –

mạch máu phủ biểu mô khối đơn, với những tế bào nhân nhỏ, hiếm phân chia. Nhân
tế bào có thể có thể vùi (do bào tương lấn vào nhân), có thể có rãnh ở giữa, có thể bắt
màu sáng và tụ lại thành đám. Trục liên kết có thể hóa sợi, hoặc thối hóa trong, kèm
những hình cầu calci. Sự hiện diện của cầu calci có ý nghĩa giúp chẩn đốn. Dạng
carcinơm xơ ẩn có ranh giới rõ nhưng khơng vỏ bao và có thêm những bè tế bào lẫn
trong mơ đệm xơ hóa rõ rệt. U tiến triển chậm, phá vỡ vỏ bao tuyến giáp, xâm nhập
mô kế cận. Thường cho di căn hạch lymphô ở vùng cổ. Đôi khi di căn hạch lymphô
ở vùng cổ là biểu hiện lâm sàng đầu tiên nhất của dạng carcinôm xơ ẩn. Hiếm khi cho
di căn xa. Tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sống thêm là 70% tới 5 năm, 60% tới 10 năm.
Khơng có bệnh nhân nào sống tới 20 năm.
- Carcinơm dạng túi tuyến: Chiếm tỷ lệ 32% những carcinôm giáp. Bệnh
nhân 40 đến 55 tuổi, nữ nhiều hơn nam. U có dạng cục nhỏ, đường kính 2 – 3 cm,vỏ
bao rõ, diện cắt xám hồng, chắc. Cấu trúc giống mô giáp bình thường với những túi
tuyến có đường kính khác nhau. Có thể phân biệt những dạng sau: biệt hóa rõ, biệt

.


.

7

hóa vừa, carcinơm giáp Langerhans. Ngồi ra cịn có carcinơm tế bào Hurthle.
Carcinôm dạng túi tuyến phát triển chậm, dễ tái phát, tính ác tính cao hơn dạng nhú,
di căn theo đường máu đến phổi, xương, mặc dù ổ ung thư nguyên phát rất nhỏ. Tỷ
lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm là 70%, 10 năm là 45% và 20 năm là 20%.
- Carcinôm đa bào
Chiếm tỷ lệ 7% các carcinơm giáp. Bệnh nhân 40 – 50 tuổi. U có dạng cục,
đường kính vài cm đến 10 cm, vỏ bao không rõ, diện cắt xám kèm những ổ xuất
huyết. U rất giàu tế bào, không hợp thành các túi tuyến. Các tế bào hình trịn, đa diện

hoặc hình thoi khơng biệt hóa, xếp thành đám dày đặc, bè, dây, có thể gợi hình ảnh
carcinoid hoặc ung thư tụy nội tiết. Mơ đệm liên kết phong phú, thường có ứ đọng
chất dạng bột (do tế bào u chế tiết) kèm hóa calci, viêm. Có thể thấy chất dạng bột ở
ổ di căn. U tiến triển chậm, có thể kéo dài 20 – 25 năm tuy có xâm nhập mơ kế cận
và di căn đến hạch lymphô, phổi, gan, xương. Tạo mô học có lẽ liên quan đến:
+ Loại tế bào cận túi tuyến giáp, còn gọi là tế bào C, loại tế bào hiện diện riêng
biệt hoặc họp thành đám nhỏ kế cận của tế bào túi tuyến giáp, tròn hoặc đa diện, bào
tương sáng, do đó cịn gọi là tế bào trong, có chứa những hạt chế tiết calcitonin, có
tính ưa bạc và thuộc hệ nội tiết lan tỏa vì thấy có tăng lượng thyrocalcitonin. Do đó,
cịn được gọi là u calcitonin.
+ Hệ nội tiết lan tỏa vì bệnh nhân thường có hội chứng carcinoid. U thường
kèm theo u sắc bào thượng thận hoặc kèm theo u tuyến cận giáp trong hội chứng
Sipple.
✓ Carcinơm khơng biệt hóa
Chiếm tỷ lệ 15% các ung thư giáp. Bệnh nhân có tuổi trung bình là 60 tuổi. U
có mật độ rắn, thường chiếm cả vùng tuyến, không giới hạn rõ, diện cắt trắng, khô,
thường hoại tử, xuất huyết rõ rệt. Cấu trúc u rất đa dạng gồm các tế bào u hợp thành
đám lan tỏa, có hoại tử, xuất huyết, hiếm thấy mơ sụn, xương. Khơng thấy dạng dải,
bè, túi tuyến. Có thể phân biệt những dạng sau: carcinôm tế bào thoi, carcinôm tế bào
nhỏ, carcinơm đại bào. Carcinơm khơng biệt hóa có tính ác cao nhất trong ung thư

.


.

8

tuyến giáp, thường lan rộng, chèn ép, xâm nhập rất sớm mô kế cận, tiến triển nhanh,
di căn rất sớm đến hạch lymphô và các tạng, gây tử vong từ vài tháng đến 2 năm.

✓ Carcinơm dạng thượng bì
Chiếm 1% những carcinơm giáp. Giống carcinơm tế bào gai biệt hóa rõ hoặc
vừa, đôi khi kèm theo cấu trúc túi hoặc bè, cần phân biệt với những ổ chuyển sản gai
có thể thấy trong u tuyến lành hoặc phình giáp hoặc với di căn của ung thư nơi khác
đến tuyến giáp (phổi, tiêu hóa).
❖ Sarcơm tuyến giáp
Rất hiếm, xuất phát từ mô đệm sợi, mạch máu trong mô giáp. Bệnh nhân
thường là người già.
❖ U lympho ác tính tuyến giáp
❖ Ung thư tuyến giáp di căn
Tuyến giáp có nhiều mạch máu ni, nên có thể bị ung thư từ nơi khác di căn
đến thường gặp là ung thư từ vú, phổi, da.

1.2 Biểu hiện lâm sàng bướu giáp nhân
Đa số bệnh nhân bị bướu giáp nhân khơng có triệu chứng, được phát hiện tình
cờ bởi người thân hay bởi bác sĩ khi đi khám các bệnh khác hay phát hiện qua kiểm
tra sức khỏe định kỳ. Một số ít bệnh nhân có bướu giáp lớn có thể có các triệu chứng
chèn ép như đau, nuốt khó, khó thở, khàn tiếng. Bệnh nhân có tiền căn xạ trị vùng cổ
hay tiền căn gia đình bị ung thư tuyến giáp gợi ý nguy cơ ung thư tuyến giáp. Khám
thực thể có thể phát hiện nhân giáp. Nếu sờ thấy nhân giáp có mật độ cứng, mới xuất
hiện và đau thì có thể là nang tuyến giáp xuất huyết hoặc viêm tuyến giáp bán cấp.
Nhân giáp không di động kèm với hạch cổ gợi ý có khả năng ác tính. Tuy nhiên,
khám lâm sàng chỉ phát hiện được các bướu giáp có kích thước > 1 cm và nằm ở vị
trí dễ phát hiện. 50% bướu giáp nhân phát hiện qua siêu âm đã bị bỏ sót qua thăm
khám lâm sàng, ngay cả bướu giáp nhân có kích thước > 2 cm cũng bị bỏ sót đến 1/3
số trường hợp2.
Khi mơ tả đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư giáp, những triệu chứng
như đau, nuốt vướng, khàn giọng, nhân giáp có mật độ cứng, di động kém khi thăm

.



.

9

khám thường được nhiều tác giả đề cập17. Tỷ lệ các triệu chứng này thay đổi giữa các
nghiên cứu nhưng đây đều là những triệu chứng cơ bản trong bước đầu tiếp cận với
bệnh nhân có bướu giáp nhân. Tuy nhiên, những triệu chứng kể trên đều mang tính
chất chủ quan và phụ thuộc nhiều vào người khám.
Khi tiếp cận bệnh nhân có nhân giáp, tác giả Laszlo Hegedus2 đề xuất những
yếu tố nguy cơ sau đây có liên quan đến ung thư giáp:


Yếu tố nguy cơ với mức độ nghi ngờ cao:

- Tiền sử gia đình có carcinơm dạng tủy hoặc đa u tuyến nội tiết (MEN).
- Nhân sờ thấy rắn hoặc cứng.
- Nhân dính chặt vào những tổ chức xung quanh, ít di động.
- Liệt dây thanh.
- Có hạch cổ.
- Có dấu hiệu di căn xa.


Yếu tố nguy cơ với mức độ nghi ngờ trung bình:

- Tuổi dưới 20 tuổi hoặc trên 70 tuổi.
- Nam giới.
- Tiền sử chiếu xạ vùng đầu – mặt – cổ.
- Nhân có đường kính lớn hơn 4 cm hoặc hóa nang một phần.

- Các triệu chứng chèn ép như: nuốt khó, khàn tiếng, khó phát âm, khó thở và
ho.

1.3 Siêu âm tuyến giáp- Hệ thống TIRADS
1.3.1 Siêu âm tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp là xét nghiệm hình ảnh giúp chẩn đốn bướu giáp nhân
chính xác và thường được chỉ định trên lâm sàng. Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện
các nhân không sờ thấy được trên lâm sàng, xác định là bướu đơn nhân hay đa nhân,
đo kích thước các nhân và thể tích bướu giáp, phân biệt các nang đơn thuần có nguy
cơ bị ung thư rất thấp với các nhân dạng đặc và nhân dạng hỗn hợp có nguy cơ bị ung
thư tuyến giáp cao hơn2.

.


.

10

Qua siêu âm, nhân giáp lành tính có những đặc điểm như bờ đều, giới hạn rõ,
nhân có dạng nang, biến đổi nang, dạng bọt biển hoặc tổ ong. Khi so sánh độ phản
âm của nhân giáp lành tính với cơ ức địn chũm hai bên, ghi nhận đặc tính phản âm
dày, hỗn hợp hoặc bình thường. Nhân lành tính thường có viền đóng vơi liên tục ở
ngoại vi hoặc những nốt vơi hóa lớn và thơ do tình trạng xơ hóa, thối hóa hoặc hoại
tử. Tuy nhiên, khi những nốt vơi hóa lớn đi kèm với vi vơi hóa hoặc nốt vơi hóa lớn
nằm ở trung tâm mầm của nhân giáp thì khả năng ác tính sẽ cao. Khi siêu âm Doppler
đánh giá tình trạng tưới máu cho nhân giáp, nhân lành tính sẽ khơng có mạch máu
hoặc mạch máu ở ngoại vi. Tình trạng di căn hạch thường khơng được ghi nhận8,12.
Ngược lại, nhân giáp ác tính có những đặc điểm như chiều cao cao hơn chiều
rộng, bờ khơng đều, thâm nhiễm, có dạng vi phân thùy hoặc có gai. Nhân thường có

độ phản âm kém và dạng đặc chiếm ưu thế. Bên trong nhân giáp có dấu hiệu vi vơi
hóa đơn độc hoặc đi kèm với nốt vơi hóa thơ, nhân giáp cịn có dạng vơi hóa gián
đoạn ở ngoại biên kèm với viền mô mềm quanh vùng vơi hóa gợi ý nhiều đến tính
chất ác tính và có tình trạng xâm lấn của bướu đến vùng vơi hóa bị gián đoạn. Siêu
âm Doppler thường cho thấy tình trạng tưới máu ở ngoại vi và trung tâm của nhân
giáp. Tình trạng di căn hạch vùng thường được ghi nhận53,8,12. Siêu âm cịn có tác
dụng hỗ trợ chẩn đoán (chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm) cũng
như điều trị (tiêm cồn dưới da), và theo dõi hiệu quả điều trị.
1.3.1.1 Thành phần trong nhân giáp
Được định nghĩa là các thành phần bên trong của một nhân giáp, nghĩa là, sự
hiện diện của mô mềm hoặc chất lỏng, và tỷ trọng của từng loại.
- Dạng đặc: được cấu tạo hoàn toàn hoặc gần như hồn tồn bằng mơ mềm,
chỉ với một vài khơng gian nang nhỏ.
- Chủ yếu là dạng đặc: bao gồm thành phần mơ mềm chiếm từ 50% thể tích
nhân giáp trở lên.
- Chủ yếu dạng nang: bao gồm thành phần mô mềm chiếm ít hơn 50% thể tích
của nhân giáp.

.


.

11

- Dạng nang: hoàn toàn chứa đầy dịch.
- Dạng bọt biển: được cấu tạo chủ yếu từ các nang nhỏ.
Ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú (PTC) thường gặp nhất là dạng đặc,
nhưng nhiều nhân đặc cũng là lành tính; một nhân đặc có 15 - 27% khả năng là ác
tính19. Một số nhân dạng đặc bị hoại tử hoặc thối hóa nang. Một nghiên cứu gần đây

về các nhân giáp một phần là dạng nang cho thấy tỷ lệ bệnh ác tính thấp cho dù nhân
đó có dạng nang là chủ yếu (6,1%) hoặc dạng đặc là chủ yếu (5,7%)20. Khi đánh giá
một nhân dạng nang một phần, điều quan trọng là đánh giá thành phần đặc. Nếu thành
phần đặc nằm lệch tâm (ngoại vi) trong nhân dạng nang một phần và phần rìa của
thành phần đặc có một góc nhọn với thành của nhân giáp, nguy cơ ác tính tăng lên.
Hơn nữa, nếu thành phần đặc là giảm âm, có phân thùy, có đường viền khơng đều
hoặc có các ổ hồi âm, hoặc có tăng tưới máu, nguy cơ ác tính sẽ tăng lên. Nếu thành
phần đặc là đồng âm, nằm ở vị trí trung tâm nhân giáp hoặc, nếu ở ngoại vi, khơng
có góc nhọn với bờ nhân giáp, hoặc có bờ nhẵn, hình dạng bọt biển, hoặc hình ảnh
đi sao chổi, nhân giáp có thể là lành tính21,22.
Các nhân dạng nang hồn tồn hoặc nhân dạng bọt biển có nguy cơ ác tính rất
thấp19. Khi một nhân dạng bọt biển được định nghĩa là “sự kết hợp của nhiều thành
phần vi nang trong hơn 50% thể tích của nhân” thì chỉ 1/52 nhân dạng bọt biển là ác
tính23, khi một nhân dạng bọt biển được định nghĩa là “các khơng gian nang nhỏ trong
tồn bộ nhân” thì tất cả 210 nhân đều lành tính trên sinh thiết FNA24.
1.3.1.2 Độ phản âm
Độ phản âm được định nghĩa là mức độ phản âm của thành phần đặc, khơng
vơi hóa của nhân giáp, so với mơ tuyến giáp xung quanh.
- Tăng âm: tăng độ phản âm so với mô tuyến giáp.
- Đồng âm: độ phản âm tương tự so với mô tuyến giáp.
- Giảm âm: giảm độ phản âm so với mô tuyến giáp.
- Rất giảm âm: giảm phản âm so với cơ vùng cổ liền kề.

.


.

12


Mức độ phản âm của nhân giáp có liên quan đến cả hai dạng tổn thương lành
tính và ác tính. Các nhân rất giảm âm có độ nhạy thấp nhưng độ đặc hiệu rất cao cho
nhân giáp ác tính6,25,23.
1.3.1.3 Hình dạng nhân giáp
Hình dạng nhân với chiều cao lớn hơn chiều rộng được định nghĩa là tỷ lệ đường
kính trước sau trên đường kính ngang lớn hơn 1 khi đo trong mặt phẳng ngang.
Hình dạng nhân với chiều cao lớn hơn chiều rộng (nhân giáp có trục dọc) là
một đặc điểm chính để phân loại các nhân giáp nghi ngờ hoặc gợi ý khả năng ác tính.
Phát hiện này được thấy ở 12% nhân giáp10. Độ nhạy nằm trong khoảng từ 40% 68%, độ đặc hiệu từ 82% - 93%, giá trị dự đoán dương từ 0,58 - 0,7 và giá trị dự đốn
âm trong khoảng 0,77 - 0,8810,27,26.
1.3.1.4 Kích thước
Đường kính lớn nhất đo trên mặt phẳng cắt dọc, đường kính trước sau trên mặt
phẳng ngang.
Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng kích thước nhân giáp khơng phải là yếu tố dự
báo độc lập về nguy cơ ác tính trong carcinơm tuyến giáp dạng nhú. Các nhân giáp
nhỏ có thể là nhân ác tính và các nhân lớn thường lành tính. Trong một nghiên cứu
thực hiện dựa trên tử thiết của Phần Lan với 101 tuyến giáp, các nhà nghiên cứu đã
tìm thấy ung thư tuyến giáp nhỏ, xơ ẩn trong 36%28. Như đã lưu ý trước đây, nghiên
cứu của Ito và cộng sự29 cho thấy khơng có giá trị trong việc thực hiện phẫu thuật
tuyến giáp trong ung thư kích thước nhỏ.
Mối tương quan giữa kích thước nhân giáp và nguy cơ ác tính vẫn cịn tranh
cãi đối với các nhân lớn hơn 1 cm. Một nghiên cứu năm 2013 bao gồm 7.346 nhân
giáp đã kiểm tra ảnh hưởng của kích thước nhân lên tỷ lệ ung thư tuyến giáp. Ở
ngưỡng 2 cm, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ ung thư gia tăng có ý nghĩa thống
kê: 10,5% trong số các nhân có đường kính từ 1 - 1,9 cm so với 15% đối với nhân
>2cm. Điều này có ý nghĩa về mặt lâm sàng hay không là không chắc chắn. Trong
nghiên cứu này, các nhân lớn hơn, khi bị ung thư, có nhiều khả năng có cấu trúc mơ

.



.

13

học khác hơn là ung thư biểu mô dạng nhú (nang, tế bào Hurthle, hoặc các khối u ác
tính hiếm gặp khác)30.
1.3.1.5 Bờ nhân giáp/ viền
Bờ nhân giáp được định nghĩa là đường viền hoặc giao diện giữa nhân giáp và
nhu mô tuyến giáp lân cận hoặc cấu trúc liền kề ở ngoại vi tyến giáp.
- Bờ trơn láng/ đều: không bị gián đoạn, rõ ràng, đường cong bờ thường tạo
thành hình cầu hoặc hình elip.
- Viền khơng đều: viền của nhân giáp khơng đều, răng cưa, hoặc có các góc
nhọn có kèm hoặc khơng có mơ mềm rõ ràng lồi vào nhu mô xung quanh nhân giáp.
Các phần nhô ra có thể khác nhau về kích thước, có thể rõ hoặc khơng, và có thể chỉ
xuất hiện ở một phần của nhân giáp.
- Có nhiều thùy: đường viền có những chỗ lồi kéo dài vào nhu mơ bên cạnh.
Có thể có một hoặc nhiều thùy và có thể khác nhau về kích thước và có thể thấy rõ
hoặc khơng.
- Bờ khơng rõ: đường viền của nhân giáp khó phân biệt với nhu mô tuyến giáp;
nhân giáp bờ không liên tục hoặc có thùy.
- Dấu halo: viền bao gồm một vành sẫm màu xung quanh ngoại vi của nhân
giáp. Vành sẫm màu này có thể được mơ tả là bao bọc hoàn toàn hoặc một phần nhân
giáp. Trong một số tài liệu, dấu halo được mô tả rõ hơn nữa như mỏng đồng đều, dày
đồng đều, hoặc dày không đều.
- Xâm lấn ngoài tuyến giáp: nhân giáp xâm lấn ra ngoài bao giáp.
Bờ trơn láng thường phổ biến hơn ở các nhân lành tính, nhưng từ 33% - 93%
các khối u ác tính có thể có bờ trơn láng23,31. Bờ khơng đều và có thùy là những đặc
điểm nghi ngở đối với bệnh ác tính tuyến giáp32. Những dạng bờ này được coi là đại
diện cho một kiểu tăng sinh, mặc dù các vùng viêm tuyến giáp cũng có thể có bờ

khơng đều. Một nhân giáp có bờ khơng rõ không được chứng minh là liên quan đáng
kể đến bệnh lí ác tính và là một đặc điểm phổ biến ở nhân tăng sản lành tính và viêm
tuyến giáp23,31,33.

.


.

14

Dấu halo có thể do bao xơ thật hoặc do giả nang. Một quầng halo đồng nhất
gợi ý một nhân lành tính bởi vì hầu hết các khối u ác tính tuyến giáp là khơng có vỏ
bao. Tuy nhiên, một quầng halo hồn tồn hoặc khơng hồn tồn đã được ghi nhận
trong 10% - 24% ung thư biểu mô tuyến giáp. Nhân giáp xâm lấn ra ngoài bao giáp
vào các cấu trúc mơ mềm lân cận cho thấy có bệnh lí ác tính xâm lấn33.
1.3.1.6 Các ổ phản âm
Các ổ phản âm là nói đến các vùng khu trú có độ phản âm tăng lên rõ rệt trong
một nhân giáp so với mô xung quanh. Các ổ phản âm khác nhau về kích thước và
hình dạng và có thể gặp riêng lẻ hoặc kết hợp với bóng lưng phía sau.
- Các vùng tăng âm li ti: các điểm “giống dấu chấm” khơng có bóng lưng.
Kwak và cộng sự10 xác định các ổ li ti, vi vơi hóa kích thước dưới 1 mm. Hầu hết các
tác giả xác định đặc điểm này trên cơ sở xuất hiện đơn độc.
- Nốt vôi hóa lớn: khi sự vơi hóa trở nên đủ lớn để dẫn đến hiện tượng bóng
lưng, chúng nên được coi là sự canxi hóa lớn. Các nốt vơi hóa lớn có thể có hình dạng
bất thường.
- Vơi hóa ngoại vi: những vơi hóa này chiếm vùng ngoại vi của nhân giáp. Vơi
hóa có thể khơng liên tục hồn tồn nhưng thường liên quan đến phần lớn bờ nhân
giáp. Vơi hóa ngoại vi thường đủ dày đặc để che khuất các thành phần trung tâm của
nhân giáp.

- Dấu đuôi sao chổi: dấu đi sao chổi là một loại bóng lưng. Phản âm càng
sâu càng trở nên giảm dần và được hiển thị dưới dạng chiều rộng giảm, dẫn đến một
hình tam giác. Nếu một ổ tăng âm khơng có đặc điểm này, dấu đuôi sao chổi không
nên được mô tả.
Các ổ phản âm có liên quan đến cả tổn thương lành tính và ác tính.
Nhiều tác giả đã đề cập đến tất cả các ổ phản âm li ti trong nhân giáp chỉ đơn
giản là vi vơi hóa, nhưng phần lớn các ổ như vậy được tìm thấy trong các nhân lành
tính, và do đó thuật ngữ vi vơi hóa là một cách viết sai20. Nguồn gốc của các ổ phản
âm li ti với thuật ngữ vi vơi hóa thực sự của carcinoma tuyến giáp dạng nhú có thể

.


.

15

rất khác nhau, chẳng hạn, đã được chứng minh là phát sinh từ các bờ sau của các nang
giả kích thước nhỏ khi nhìn thấy ở các cơ quan khác như buồng trứng hoặc thận. Mặc
dù gặp ở cả các nhân lành tính và ác tính, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra độ đặc hiệu cao
cho ổ phản âm li ti cho nhân ác tính34,6,23.
Nốt vơi hóa lớn thường được coi là có liên quan đến tăng nguy cơ ác tính, có
lẽ cao hơn 2 lần10,23,35.
Đối với vơi hóa ngoại vi, các nghiên cứu đã mâu thuẫn với nhau, với một số
nghiên cứu chứng minh có sự gia tăng nguy cơ ác tính và những nghiên cứu khác thì
khơng20,36.
Các tác giả đã phân loại các dấu đuôi sao chổi thành dạng nhỏ và lớn và nhận
thấy một sự phổ biến của tỷ lệ ác tính 15% ở các nhân có ổ phản âm kèm dấu đuôi
sao chổi nhỏ20. Ngược lại, khi xem xét các dấu đuôi sao chổi lớn trong nang hoặc các
nhân dạng nang một phần, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra liên quan mạnh với lành

tính20,37.
1.3.2 Phân tầng nguy cơ ác tính của nhân giáp dựa vào siêu âm tuyến giáp theo
ATA 2015
Siêu âm tuyến giáp đã được sử dụng rộng rãi để phân tầng nguy cơ ác tính ở
nhân giáp, và hỗ trợ việc đưa ra quyết định về việc có chỉ định FNA hay khơng. Các
đặc điểm có liên quan đến ung thư tuyến giáp (phần lớn là ung thư tuyến giáp dạng
nhú) bao gồm sự hiện diện của các vi vơi hóa, nhân giáp giảm âm, bờ khơng đều và
hình dạng nhân với chiều cao hơn chiều rộng được đo trên mặt phẳng ngang. Các đặc
điểm có độ đặc hiệu cao nhất (trung bình > 90%) đối với ung thư tuyến giáp nếu cùng
hiện diện trên một nhân giáp là vi vơi hóa, bờ khơng đều và dạng nhân với chiều cao
hơn chiều rộng, mặc dù độ nhạy thấp hơn đáng kể đối với từng đặc điểm đơn lẻ. Điều
quan trọng cần lưu ý là bờ (viền) kém xác định, nghĩa là giao diện giữa nhân giáp và
nhu mơ tuyến giáp xung quanh rất khó xác định, khơng hồn tồn giống với bờ khơng
đều. Một bờ không đều cho thấy ranh giới giữa nhân giáp và nhu mơ tuyến giáp có
thể nhìn thấy rõ ràng nhưng có đặc điểm khơng đều, bờ có dạng gai xâm nhập vào

.


.

16

trong nhân. Có tới 55% các nhân giáp lành tính giảm âm so với nhu mô tuyến giáp,
làm cho đặc điểm giảm âm của nhân giáp ít đặc hiệu hơn trong chẩn đốn nhân giáp
ác tính. Các nhân giáp có hiện diện nốt vơi hóa lớn, nếu có hiện diện thêm vi vơi hóa
thì nguy cơ ác tính tương tự như các nhân có vi vơi hóa đơn thuần.
Trong một nghiên cứu gần đây với 98% ung thư tuyến giáp dạng nhú, hình
ảnh mạch máu trong nhân khơng có giá trị tiên đốn độc lập về bệnh ác tính trong mơ
hình hồi quy logistic đa biến84. Hai nghiên cứu khác và một phân tích gộp với tỷ lệ

ung thư tuyến giáp dạng nang cao hơn (10% –22%) đã chỉ ra rằng hình ảnh mạch máu
trong nhân có liên quan với ác tính39,6. Ung thư tuyến giáp dạng nang thể hiện sự khác
biệt về các đặc điểm siêu âm so với ung thư tuyến giáp dạng nhú. Ung thư tuyến giáp
dạng nang có đặc điểm đồng âm hoặc tăng âm, khơng vơi hóa, bờ đều40.
Phần lớn (82% –91%) ung thư tuyến giáp là dạng đặc. Trong số 360 ca ung
thư tuyến giáp được phẫu thuật tại Mayo Clinic (Hoa Kỳ) thì có 88% là dạng đặc
hoặc dạng nang tối thiểu (<5%), 9% là dạng ít hơn 50% nang và chỉ 3% là dạng nang
hơn 50%22. Do đó, việc đưa ra quyết định FNA đối với các nhân giáp dạng nang một
phần phải được cân nhắc bởi nguy cơ ác tính thấp của chúng. Nhân dạng bọt biển có
tương quan chặt chẽ với lành tính24,10,23. Hình dạng xốp được định nghĩa là sự tập hợp
của nhiều thành phần vi nang trong hơn 50% thể tích của nhân23. Cuối cùng, nhân
dạng nang đơn thuần, mặc dù hiếm gặp (tỉ lệ <2% nhân giáp), nhưng có khả năng cao
là lành tính7,41.

.


×