Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lộc vừng: ưu - nhược điểm khi làm cây cảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.18 KB, 2 trang )

Lộc vừng: ưu - nhược điểm khi làm
cây cảnh
Hiện nay, cây Lộc vừng đang được người chơi cây cảnh rất mến mộ. Bởi
cây lộc vừng hội tụ được nhiều ưu điểm mà cây cảnh cần có:

- Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc. Cái tên "lộc" nghe
đã hấp dẫn bởi đó cũng là mơ ước chính đáng của nhiều người.
- Lộc vừng là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và tuổi thọ rất cao.
- Có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm, chiết cành đều dễ dàng và
nhanh phát triển.
- Thân cây Lộc vừng xù xì, nhiều u bướu gởi cảm giác mộc mạc, dân dã và
từng trải.
- Cành có dáng dụt dịt, khù khì trông rất bắt mặt.
- Lá hơi to nhưng thuôn, xanh mướt, mép có răng cưa nên không thô mà vẫn
duyên, đặc biệt khi nảy lọc lại có mầu sắc đặc trưng của "lộc".
- Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi,
trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ, tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ
của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng chỉ cây lộc vừng mới có.


Bên cạnh những ưu điểm, lộc vừng cũng có 2 yếu điểm chính:
- Bình thường cây không tự buông rễ ở thân cây và cành như đa, sanh si
- Thường trổ bông hoa đồng loạt, thời gian hoa nở lại ngắn nên có thời điểm
Lộc vừng ra hoa đồng loạt toàn bộ, nhưng sau đó cả thời gian dài cây không
ra hoa.
Khắc phục yếu điểm, tối ưu ưu điểm, lộc vừng sẽ trở thành cây cảnh rất có
giá trị nghệ thuật.

×