Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây dựng 1369

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.09 KB, 41 trang )

BÌA
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể đi vào hoạt động SXKD thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có lượng tiền
nhất định, cần thiết và quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính
là vốn. Mỗi doanh nghiệp khác nhau, loại hình hoạt động khác nhau sẽ có một cấu trúc
vốn khác nhau, cũng như một cách quản lý và sử dụng khác nhau. Như vậy, trong cách
hoạch định về việc duy trì nguồn vốn và quyết định sử dụng nguồn vốn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố. Trong đó, vốn lưu động cũng là nguồn một đối tượng sẽ luôn luôn luân
chuyển, thay đổi, dưới sự tác động của nhà lãnh đạo cũng như các yếu tố ảnh hưởng như
quy mơ của doanh nghiệp, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp,… đã là yếu tố có ảnh
hưởng, thì các nhà lãnh đạo luôn phải quan tâm, xem xét, quyết định đúng đắn để đi đến
mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, đó là đạt lợi nhuận và tăng giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, sử dụng hiệu quả vốn lưu động luôn là mục tiêu trong việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp, cần phải có kế hoạch tỉ mỉ, tầm nhìn tổng quan cũng như sự cố gắng, phấn
đấu của nhà quản trị. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động qua nhiều
hình thái khác nhau, đối với hoạt động sản xuất, vốn lưu động từ hình thái tiền, sang hình
thái vật tư, sản phẩm dở dang, thành phẩm, khi đưa ra thị trường tiêu thụ, thu về với hình
thái là tiền, doanh nghiệp hoạt động và lớn lên từng ngày qua việc đẩy mạnh sản xuất,
tăng quy mơ, vì vậy mà q trình vận động của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục thậm
chí là rất nhanh đối với doanh nghiệp thương mại, vì vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn
lưu động không hiệu quả, dẫn đến lượng vốn khơng được bảo tồn và tất nhiên không
được phát triển gia tăng giá trị, đồng vốn bị giam giữ, chậm luân chuyển, chậm sinh lời,
như vậy nếu xảy ra trong thời gian dài, doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ ngừng hoạt
động.
Công ty Cổ phần xây dựng 1369 cũng không ngoại lệ, với nhiệm vụ thực hiện chính sách
đi đơi với sử dụng hiệu quả vốn và tạo lợi nhuận, hiện Cơng ty vẫn cịn nhiều mặt tồn tại,
chưa đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn hiệu quả, cũng như cịn mặt trì trệ chưa giải quyết
được, hạn chế hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ những khía cạnh trên, tác giả quyết định
thực hiện đề tài “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần xây dựng


1369” nhằm đi sâu tìm hiểu, phân tích, nhận định để từ đó có thể đưa ra một số khuyến
nghị nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và mục tiêu
của doanh nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề vốn lưu động, từ đó
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
như lý luận chung về doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần xây dựng 1369.
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về vốn lưu động của Cơng ty như: tình hình
biến động vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu
quả sử dụng vốn. Số liệu được thu thập trong 2 năm 2021 và 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập số liệu quá khứ và hiện tại của công ty
thông qua Báo cáo hợp nhất của Công ty.
Phương pháp xử lý số liệu: từ các số liệu đã thu thập được, áp dụng các cơng thức
tính, các chỉ số có sẵn để tính ra được các chỉ số Tài chính của cơng ty. Sau đó liên
hệ với tình hình hoạt động của công ty qua các năm để đánh giá
Phương pháp tổng hợp, so sánh, dự báo: tổng hợp các báo cáo, thiết lập các hệ số
tài chính cần thiết để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phân tích mối quan hệ giữa
các hệ số tài chính. Từ đó đưa ra các nhận xét.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Vốn lưu động và nguồn hình hành vốn lưu động
1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động

1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Trong một chu kì sản xuất, kinh doanh hình thái ban đầu của vốn lưu động là bằng tiền.
Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động bằng tiền mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu... Ở giai
đoạn này vốn bằng tiền đã trở thành tài sản dưới hình thức vật tư. Ở giai đoạn tiếp theo,
từ nguyên, nhiên, vật liệu... doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa của mình. Hàng hóa được
doanh nghiệp sản xuất ra đem tiêu thụ và thu tiền về. Căn cứ hình thái trong sản xuất,
kinh doanh vốn lưu động được chia làm hai loại là vốn lưu động đang sử dụng trong sản
xuất (nguyên vật liệu, nhiên liệu...) và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông hoặc vốn
tiền mặt đang chờ sử dụng (sản phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ hoặc chưa thu tiền về,
vốn bằng tiền mặt).


Vốn lưu động là phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trước đó để có thể mua sắm, hình
thành tài sản lưu động, cần thiết của doanh nghiệp, tài sản lưu động là một phần của vốn
hoạt động, cũng như là yếu tố cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được
diễn ra ổn định và phát triển.
Công tác quản lý phần vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hàng tồn,
các khoản chi, thu và tiền mặt. Tính vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp xác định được
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, thời gian để có thể thanh tốn được các
khoản nợ đó và dự tính chi phí vận hành trong giai đoạn sau.
Vốn lưu động liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty cũng như sự phát
triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có vốn lưu động dương thì đồng nghĩa với
việc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn và trong
điều kiện hoạt động bình thường doanh nghiệp có thể quy đổi tài sản thành tiền để thanh
toán các khoản nợ tới hạn. Như vậy, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình
thường.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp có vốn lưu động âm, tức là tài sản lưu động ít hơn các
khoản nợ ngắn hạn. Điều này có nghĩa, nếu tất cả tài sản ngắn hạn được chuyển hóa
thành tiền thì vẫn khơng đủ để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.Và nếu khơng
có khả năng thanh tốn thì doanh nghiệp có khả năng sẽ phá sản.


1.1.2. Nguồn hình thành vốn lưu động
Đề tổ chức và lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách thích hợp và hiệu quả cần
phải có sự phân loại nguồn VLĐ. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn VLĐ
của DN thành nhiều loại khác nhau. Thông thường vốn lưu động trong doanh nghiệp
thường được phân loại theo thời gian huy độngvà sử dụng vốn.
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn VLĐ của DN ra làm hai loại: Nguồn VLĐ thường
xuyên và Nguồn VLĐ tạm thời
-

Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chât dài hạn đề
hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh


doanh của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên
phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các
tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành
phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức
độ an toàn cho doanh nghiệp, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm
bảm cho vốn lưu động thường xuyên còn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo
cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy,
để tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn linh hoạt thì các doanh nghiệp sẽ áp dụng
các mơ hình tài trợ vốn khác nhau.
-

Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng đề đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời,
bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD của DN. Nguồn vốn này thường bao
gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn

khác.

-

Mỗi DN có cách thức phơi hợp khác nhau giữa nguồn vốn lưu động mục tiêu
thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong việc đám bảo nhu cầu chung
về vốn lưu động của DN. Theo cách phân loại này giúp nhà quản lí xem xét huy
động vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả
tổ chức sử dụng vốn lưu động.

1.1.3. Phân loại vốn lưu động
Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau.

1.1.3.1. Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn
-

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
 Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là
một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại


tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh địi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
 Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số
tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong q trình bán hàng hóa,
dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
-

Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho
 Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.

 Sản phẩm dở dang
 Thành phẩm

Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh
giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.1.3.2. Dựa theo vai trị của vốn lưu động đối với q trình sản xuất kinh doanh
-

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất:
 Vốn nguyên liệu, vật liệu chính + Vốn phụ tùng thay thế
 Vốn công cụ, dụng cụ + Vốn nhiên liệu
 Vốn vật liệu phụ

-

Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
 Vốn sản phẩm dở dang
 Vốn về chi phí trả trước

-

Vốn lưu động trong khâu lưu thơng
 Vốn thành phẩm
 Vốn bằng tiền
 Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác
 Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng


1.1.3.3. Theo nguồn hình thành

-

Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên, cổ
đơng đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra

-

Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu một
phần lấy từ lợi nhuận để lại

-

Nguồn vốn liên doanh, liên kết

-

Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu

-

Nguồn vốn đi vay

2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
2.1. Mục tiêu và nội dung quản trị vốn lưu động
1.1.1. Mục tiêu quản trị VLĐ
Quản trị VLĐ là một bộ phận cấu thành trong quản trị vốn kinh doanh và rộng hơn là
quản trị tài chính của DN. Vì thế mục tiêu của quản trị VLĐ suy cho cùng phải hướng tới
thực hiện tốt nhất các mục tiêu của quản trị tài chính cũng như mục tiêu kinh doanh của
DN là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu hay tối đa hóa giá trị DN. Nếu xem xét ở
khía cạnh trực tiếp, ngắn hạn thì mục tiêu quản trị VLĐ là: Duy trì sự cân bằng tối ưu

giữa các thành phần VLĐ để tối đa hóa giá trị tài sản DN, đồng thời có đủ lượng tiền
mặt thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất
kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Việc thực hiện tốt, đầy đủ các mục tiêu trên
đây sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của quản trị VLĐ là góp
phần khơng ngừng làm tăng giá trị DN hay giá trị tài sản cho chủ sở hữu, đối với DN cổ
phần chính là nâng cao giá cố phiếu trên thị trường.


2.1.1. Nội dung quản trị VLĐ
2.1.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ của DN
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo
cho hoạt động sản xuất của DNđược tiến hành thường xuyên, liên tục.Để xác định nhu
cầu VLĐ của DN có thể sử dụng phương pháp gián tiếp hoặc phương pháp trực tiếp.
Đối với các DN xây lắp, khi tính nhu cầu VLĐ theo phương pháp trực tiếp thì cơng thức
tính nhu cầu VLĐ cho nợ phải thu và phải trả nhà cung cấp là như trên chỉ chú ý trong
việc tính nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho, trên cơ sở 3 giai đoạn thi cơng các cơng trình
đó là:
-

Giai đoạn chuẩn bị thi cơng cơng trình: Sau khi thắng thầu hoặc được chỉ định
thầu, các DN xây lắp ký hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư. Trên cơ sở thiết kế, dự
tốn, tiến độ thi cơng cơng trình các DN xây lắp xác định các loại nhu cầu VLĐ
ngun vật liệu dự trữ, đồng thời có chi phí trả trước để làm lán trại, nhà tạm, một
số công cụ dụng cụ... Đối với từng DN xây lắp việc dự trữ hàng tồn kho giai đoạn
này phụ thuộc vào hình thức và thời gian cấp phát vật tư.

-

Giai đoạn thi cơng cơng trình: Nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho của các DN 9 xây
lắp giai đoạn này chính là giá trị sản lượng dở dang chưa được chủ đầu tư nghiệm

thu thanh tốn. Do đặc thù hình thức hợp đồng xây lắp đã ký với chủ đầu tư mà
giá trị lớn hay nhỏ, nếu như hình thức hợp đồng là chìa khố trao tay thì giá trị sản
lượng dở dang là rất lớn; nếu như hình thức hợp đồng theo đơn giá, có nghiệm thu
thanh tốn theo giai đoạn thì giá trị sản lượng dở dang sẽ nhỏ hơn. Đối với chi phí
bảo hành cơng trình xây lắp, giá trị thường chiếm từ 3%-5% giá trị hợp đồng xây
lắp, phụ thuộc và chất lượng cơng trình thi cơng. Vì vậy để giảm nhu cầu VLĐ đối
với bảo hành cơng trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, các DN xây lắp
phải đảm bảo chất lượng cơng trình tốt nhất.

-

Giai đoạn chờ bàn giao, quyết tốn cơng trình: Nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho
giai đoạn này là giá trị cơng trình hồn thành mà chưa được chủ đầu tư nghiệm


thu, quyết tốn. Khi tính tốn nhu VLĐ giai đoạn này, các DN xây lắp cần phải
xác định rõ thời điểm để tính, loại trừ giá trị đã được chủ đầu tư nghiệm thu thanh
toán theo giai đoạn tránh trùng lặp với nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho ở giai đoạn
thi cơng cơng trình.

2.1.1.2. Xác định nguồn tài trợ VLĐ của DN
Đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ thơng qua chỉ tiêu nguồn VLĐ thường
xun (cịn gọi là VLĐ thuần - NWC) của DN. Nguồn VLĐ thường xun là nguồn vốn
ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động (TSLĐ) thường
xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN.

2.1.1.3. Quản trị vốn bằng tiền
Quản trị vốn bằng tiền nhằm bảo đảm sự an toàn về tài chính trong thanh tốn của các
DN và đem lại hiệu quả cao nhất khi tiền nhàn rỗi, vì vậy các nhà quản trị thường sử
dụng tiền nhàn rỗi vào các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư vàng hay gửi tiết

kiệm ngân hàng có thời hạn. Khi cần sử dụng thì có thể chuyển đổi nhanh thành tiền,
hoặc tiến hành thế chấp tài sản để vay ngắn hạn ngân hàng.Quản trị vốn bằng tiền trong
DN gồm các nội dung chủ yếu: Xác định đúng mức dự trữ tiền mặt hợp lý để đáp ứng các
nhu cầu thanh toán của DN trong kỳ; Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt; Chủ
động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, quý, năm.

2.1.1.4. Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho ln có vai trò quan trọng đối với các DN để việc sản xuất kinh
doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, đồng thời khơng gây ra tình trạng ứ đọng, lãng
phí khi dự trữ hàng tồn kho quá lớn. Quản trị hàng tồn kho tại các DN tập trung vào các
nội dung chủ yếu như: Xác định lượng tồn kho và thời gian tồn kho dự trữ hợp lý; Theo
dõi sự biến động giá cả, duy trì hàng tồn kho; thực hiện quản lý xuất nhập, kiểm kê…


2.1.1.5. Quản trị nợ phải thu
Việc quản trị các khoản phải thu đối với các DN ln có tác động đến hiệu quả kinh
doanh của các DN. Quản trị các khoản phải thu bao gồm xây dựng chính sách bán chịu
hợp lý; phân tích tình hình tài chính để xây dựng hạn mức công nợ cho khách hàng đầy
đủ; thực hiện đồng bộ các biện pháp thu hồi công nợ khách hàng.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
-

Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả VLĐ

-

Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền

-


Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho

-

Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị các khoản phải thu

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
2.3.1. Các nhân tố khách quan
Là những nhân tố bên ngoài tác động đến việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Bao gồm:
-

Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước: Nếu chính sách kinh tế
nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thơng suốt, có hiệu quả và ngược lại. Do vậy, đề nâng cao quản trị
vốn lưu động của các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tê của
nhà nước

-

Trạng thái nên kinh tế: Thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động ảnh hưởng rất
lớn đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Đặc biệt nền kinh tế vừa chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới tạo ảnh hưởng xấu đến
việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, như vậy nó ảnh


hưởng gián tiếp đến nhu cầu vốn lưu động cũng như tốc độ luân chuyền vốn lưu
động của doanh nghiệp.
-


Sự cạnh tranh: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho các
doanh nghiệp trong tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là
khâu huy động vốn, là khâu tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Việc huy động vốn lưu động và nâng cao tốc độ vốn lưu động gián tiếp bị
ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh.

-

Rủi ro trong kinh doanh: Nền kinh tế thị trường với biến động rất lớn hiện nay
luôn tiềm ẩn trong mình những nguy cơ rủi ro cao. Việc những thay đổi nằm ngồi
dự đốn của doanh nghiệp như khủng hoảng kinh tê, thay đổi chính sách nhà
nước... hay sự lên xuống thất thường của lãi suất tỉ giá.... sẽ mang tới rủi ro. Ngồi
ra doanh nghiệp cịn gặp những rủi ro khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến chanh,
dịch bệnh mang tính bất khả kháng. Các rủi ro này ảnh hướng xấu đến hoạt động
của doanh nghiệp

2.3.2. Các nhân tố chủ quan
-

Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Trình độ quản lý
chun nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp
nhịp nhàng sẽ giúp cho cơng tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược
lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị bng lỏng sẽ khơng những hạn chế tính
hiệu quả mà cịn gây suy giảm khả năng bảo tồn phát triển vốn của doanh nghiệp

-

Hiệu quả huy động vốn: Hai nguồn chính là vơn chủ sở hữu và vốn vay hình thành
nên tài sản của doanh nghiệp. Cả hai nguồn này đều có chỉ phí sử dụng vốn, vì vậy

địi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử
dụng có hiệu quả để có ngn bù đắp cho phần chi phí đó

-

Ngành nghề kinh doanh: Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản tài
sản thuộc các ngành nghê khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu
động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng đặc thù


và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và tồn ngành nói chung để có
kế hoạch thực hiện các chính xác và giải pháp phù hợp
-

Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó,
để có được những biện pháp quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà
quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.

-

Trình độ lao động: Trình độ lao động quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào
trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thơng qua
cơng nhân viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đăn
nhưng người lao động khơng có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện
thì đồng vốn khơng tạo ra hiệu quả cao.

-


Uy tín của doanh nghiệp: Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà
cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp
độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.

-

Các nhân tố khác: Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải
đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn,
hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan
trong quan hệ cung cầu trên thị trường...Đây được xem là nhân tố bất khả kháng
mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng khơng nhỏ đên
cơng tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. mục tiêu.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 1369


3. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh
của công ty cổ phần xây dựng 1369
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty
3.1.1. Giới thiệu về công ty
- Giới thiệu chung:
Công ty cổ phần xây dựng 1369 được thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ là 3,5 tỷ
đồng. Công ty lựa chọn tập trung ngành nghề chính vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng,
xuất nhập khẩu và thương mại,... Công ty chính thức được niêm ướt trên sàn HNX vào
năm 2017. Hiện nay, vốn điều lệ của công ty đã đạt 300 tỷ đồng.
- Sứ mệnh:
Công ty cổ phần xây dựng 1369 đặt sứ mệnh tạo lập những giá trị bền vững vì sự phát
triển của doanh nghiệp và tồn xã hội.

- Tầm nhìn:
Trở thành một trong những cơng ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, xuất nhập
khẩu. Tầm nhìn đến năm 2022, “Lọt top 100 doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất Việt Nam”.
- Giá trị cốt lõi:
Uy tín, chất lượng, hợp tác cùng phát triển

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty
Cơng ty Cổ phần Xây dựng 1369 là sự phát triển từ Hợp tác xã Tân Sơn và đã chính thức
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh
doanh số 0800282385 bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương vào ngày 15/8/2003.
Vốn điều lệ ban đầu của cộng ty là 3.500.000.000 VNĐ. Thời gian đầu, hoạt động chính
của cơng ty là mua bán các loại nguyên vật liệu xây dựng; khai thác, xay nghiền và vận


chuyển đá vơi; xây dựng cơng trình. Trải qua q trình xây dựng và phát triển, đến nay
cơng ty trở thành một trong những đơn vị có uy tín tại Tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân
cận trong lĩnh vực xây dựng cơng nghiệp (san lấp giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà
xưởng, xây dựng cơ sở hạ tầng), dịch vụ khai thác và vận chuyển đá vôi, kinh doanh
nguyên vật liệu xây dựng, xuất khẩu đá.
Qua một thời gian hoạt động, với việc trúng thầu thi công nhiều công trình lớn nhỏ trên
địa bàn và các tỉnh lân cận, dịch vụ khai thác đá đảm bảo công suất cho khách hàng, đá
vôi xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cụ thể số lượng đá xuất khẩu tăng,
ngày càng nhiều đối tác nước ngồi biết đến cơng ty. Cơng ty đã có những bước đột phá
trong các năm 2015, năm 2016 doanh thu, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Cùng chiến
lược phát triển rõ ràng, công ty đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Đến
nay công ty tăng quy mô vốn điều lệ 50 tỷ đồng đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 19/09/2016, Ủy ban chứng khốn nhà nước đã chính thức chấp thuận Công ty cổ
phần 1369 trở thành Công ty đại chúng.

Ngày 02/11/2016, Công ty đã được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp Giấy
chứng nhận đăng ký chứng khoán với số lượng chứng khoán đăng ký là 5.000.000 cổ
phiếu.

3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
3.2.1. Ngành xây dựng
Dù Việt Nam chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 thấp so với khu vực và thế giới, hoạt động
kinh tế trong nước và với đối tác quốc tế vẫn bị gián đoạn, và ngành xây dựng cũng
không thể tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Trong Q1/2020, tăng trưởng thực giá trị gia


tăng ngành xây dựng chỉ đạt 3,8%, thấp nhất từ 2015 tới nay. Nhờ hồi phục kinh tế trong
nửa cuối năm, tăng trưởng thực ngành xây dựng năm 2020 đạt 6,7%, dù đã cải thiện đáng
kể so với kết quả Q1 nhưng vẫn ở mức thấp nhất từ 2014 tới nay.
Bên cạnh ảnh hưởng chung từ gián đoạn hoạt động kinh tế, các lĩnh vực trong ngành xây
dựng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 khác nhau, thể hiện qua xu hướng vốn đầu tư phát
triển của từng nhóm khách hàng. Nhìn chung, dịch Covid-19 hạn chế nhu cầu đầu tư
thông qua triển vọng giảm do môi trường kinh tế xấu đi và rủi ro gia tăng do bất định về
diễn biến dịch và các biện pháp chống dịch. Do đó, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo
giá hiện hành chỉ tăng 5,7% trong 2020, thấp nhất từ năm 2010 tới nay.
Trong đó, ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu tập trung ở nhóm tư nhân - là nhóm chiếm khoảng
65% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và là động lực tăng trưởng chính trong 10
năm trở lại đây. Trong đó, khối kinh tế ngồi nhà nước đạt tăng trưởng 3,2%, thấp hơn
CAGR 2010 - 2019 tới 10 đpt; và khối có vốn đầu tư nước ngồi thậm chí giảm 1,3% do
chịu thêm ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế di chuyển quốc tế. Ngược lại, vốn đầu tư
của khối kinh tế nhà nước đạt tăng trưởng 14,8%, cao nhất từ năm 2015 tới nay, chủ yếu
nhờ nỗ lực tăng giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ. Nhu cầu đầu tư của nhóm tư
nhân chững lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới xây dựng nhà không để ở. Ngược lại, vốn đầu tư
của khối kinh tế nhà nước gia tăng sẽ giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực tới xây dựng cơ sở hạ
tầng.


3.2.2. Ngành bất động sản
Tổng quan, nền tảng vĩ mô ổn định sẽ là bệ đỡ cho ngành bất động sản. GDP Q3/2020
phục hồi ở mức 2,6% dự báo cả năm 2020 sẽ ở mức 2,5-3% và năm 2021 là 6%. Lạm
phát được giữ ở mức thấp, CPI được kiểm soát tốt về 3,0-3,2% trong 2020. Dự tính năm
2021, CPI sẽ được duy trì ở mức 3,65-2,8%. Trong nhóm các nước bị ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid-19, Việt Nam là nước duy nhất giữ vững tốc độ tăng trưởng dương trong và
hậu dịch, doanh thu bán lẻ phục hồi tốt nhất theo V-shape. Trong cơng tác phịng dịch,
Việt Nam cũng là nước thành cơng trong việc kiểm sốt dịch với số tuần cách ly xã hội
thấp nhất (3 tuần).


Trong năm 2020, các vướng mắc về pháp lý sẽ dần được giải quyết nhờ vào các bộ luật
mới được sửa đổi và có hiệu lực trong Q1/2021 như Luật xây dựng sửa đổi 2020, Luật
đầu tư 2020, Luật bất động sản sửa đổi, Nghị định 148/2020 về đất đai.
Covid-19 tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh việc mở rộng quỹ
đất và M&A doanh ng- hiệp. Trải qua từng đợt khủng hoảng, có thể nhận thấy xu hướng
ngành ngày càng mang tính tập trung hơn khi quỹ đất và sự quan tâm của nhà đầu tư sẽ
tập trung ở các doanh nghiệp uy tín hơn và sức khỏe tài chính mạnh. Mơi trường lãi suất
thấp dự kiến cũng sẽ gián tiếp hỗ trợ tích cực đến ngành bất động sản. Xét trong ngắn
hạn, dưới ảnh hưởng của Covid-19, nguồn lãi suất thấp khó có thể có ảnh hưởng tích cực
tới ngành bất động sản khi thu nhập có phần sụt giảm đi kèm với đó là nguồn cung vẫn
cịn hạn chế. Tuy nhiên nếu nhìn lại trong q khứ, chúng ta có thể thấy hiệu suất của cổ
phiếu ngành bất động sản có phản ứng ngược chiều với lãi suất và có độ trễ từ 1-2 năm
sau quá trình thắt chặt hay nới lỏng nền kinh tế thông qua công cụ lãi suất.

4. Đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của Công ty cổ
phần xây dựng 1369
4.1. Khái niệm hiệu quả quản lý vốn lưu động:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá trên cả 2 khía cạnh là hiệu quả

kinh tế và hiệu quả xã hội. Được đặt lên hàng đầu là hiệu quả kinh tế vì thơng thường các
doanh nghiệp đều được thành lập nhằm mục đích kinh doanh do đó mục tiêu quan trọng
nhất là lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xem xét như là một bộ phận của
hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được
(biểu hiện bằng doanh thu lợi nhuận) với số vốn lưu động bình quân mà doanh nghiệp sử
dụng trong kỳ. Qua đó có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong tổng hòa các nguồn lực


4.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động trong
doanh nghiệp
4.2.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên
suốt là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường
xuyên phải đưa ra các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Quản lý và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động chính là một nội dung quan trọng đó và có ảnh hưởng to lớn
đến việc thực hiện mục đích của doanh nghiệp. Điều này địi hỏi mỗi doanh nghiệp đều
phải có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói
riêng – một yêu cầu khách quan gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.

4.2.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế đều cần có vốn, trong đó vốn
lưu động là một phần cấu tạo quan trọng. Như đã trình bày ở trên, vốn lưu động xuất hiện
trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ khâu dự trữ
cho đến khâu lưu thông và khâu sản xuất. Vốn lưu động đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh được tiến hành một cách liên tục và nhịp nhàng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
càng cao thì doanh lợi nó đem lại cho doanh nghiệp càng lớn. Vì vậy mà mọi doanh
nghiệp đều ln tìm tịi để có thể sử dụng vốn lưu động của mình hiệu một cách hiệu quả
nhất.


4.2.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu
động,giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn trong sản xuất kinh doanh. Lượng vốn tiết kiệm
được nhờ tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động đó doanh nghiệp có thể đem đầu tư vào
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.


Ngồi ra, nó cịn tác động tích cực đến việc hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp
nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định chỗ đứng trên thị trường, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và từ đó ảnh hưởng lan tỏa đến
toàn nền kinh tế - xã hội.

4.3. Đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của Công ty cổ phần
xây dựng 1369 qua các chỉ số
4.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tỷ số khả năng sinh lời
4.3.1.1. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

ROA

2021

2022

2.45 %

2.51 %

ROA đo lường khả năng của công ty trong việc sinh lời từ tài sản trung bình của cơng ty

đó. Chỉ số ROA trên cho thấy rằng công ty đang tạo ra 2.45 % lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài
sản trung bình trong năm 2021 và 2.512 % lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài sản trung bình
trong năm 2022. Nhìn chung, doanh nghiệp trong năm 2021 và 2022 luôn đạt được mức
thu nhập sau thuế dương đã cho thấy khả năng sử dụng tổng tài sản rất tốt dù việc kinh
doanh trong lĩnh vực có nhiều cạnh tranh.

4.3.1.2. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu

ROE

2021

2022

3.25 %

3.88 %


ROE đo lường khả năng của công ty trong việc sinh lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu của họ.
Khi ROE là 3.25% và 3.88% lần lượt trong hai năm 2021 và 2022 có nghĩa rằng cơng ty
đang tạo ra 3.25% và 3.88% lợi nhuận từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu trong hai năm đó.
Xét trong lĩnh vực xây dựng hay bất động sản, đây là chỉ số ROE khá thấp thể hiện rằng
cơng ty đang gặp khó khăn trong việc sinh lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu của họ.

4.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán
4.3.2.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn


Hệ số thanh toán ngắn hạn

2021

2022

5.31 (lần)

2.2 (lần)

Hệ số thanh tốn ngắn hạn là chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của công ty
trong việc thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn của họ. Chúng thể hiện mức độ đảm bảo
thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ trong tương lai. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công
ty là 5.1 lần trong năm 2021 cho thấy đây là một hệ số khá cao, cho thấy cơng ty có khả
năng thanh tốn các nghĩa vụ ngắn hạn nhiều lần (5.1 lần) bằng tài sản và tiền mặt ngắn
hạn mà họ đang sở hữu. Chỉ số này cho thấy tính ổn định tài chính và khả năng tài chính
tốt của cơng ty trong việc đối phó với các nghĩa vụ ngắn hạn, điều này quan trọng trong
lĩnh vực xây dựng và bất động sản nơi các dự án có thể địi hỏi nhiều tiền mặt và tài sản.
Tuy nhiên, năm 2022 hệ số thanh toán của cơng ty giảm xuống cịn 2.2 lần. Đây là một
chỉ số khá thấp cho thấy có thể cơng ty đang đối mặt với khó khăn trong việc thanh tốn
các nghĩa vụ ngắn hạn nếu khơng có nguồn tài trợ hoặc tiền mặt dự phịng.

4.3.2.2. Hệ số thanh tốn nhanh
Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
2021

2022


Hệ số thanh toán nhanh


2.94 (lần)

1.33 (lần)

Hệ số thanh toán nhanh 2.94 lần cho thấy đây là một chỉ số khá cao, thể hiện cơng ty có
khả năng thanh tốn nhanh chóng mà khơng cần phải bán nhiều tài sản dài hạn. Hệ số này
cho thấy tính linh hoạt tài chính của cơng ty. Trong năm 2022, hệ số thanh tốn nhanh là
1.33 lần. Điều này có thể tạo ra áp lực tài chính trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản,
nơi yêu cầu đầu tư lớn và tiền mặt để quản lý dự án và giao dịch bất động sản.

4.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích vốn lưu động
4.3.3.1. Số vòng quay tài sản
Số vòng quay tài sản

2021

2022

0.44 (vòng)

0.87 (vòng)

Số vòng quay tài sản là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng của một cơng ty
trong việc tận dụng tài sản của họ để tạo ra doanh thu. Trong năm 2021 và 2022, số vòng
quay tài sản lần lượt là 0.44 và 0.87 là một chỉ số khá thấp cho thấy rằng công ty không
tận dụng tài sản của họ một cách hiệu quả để tạo ra doanh thu. Nguyên nhân của điều này
có thể là do cơng ty có thể khơng sử dụng tài sản, chẳng hạn như đất đai và tài sản xây
dựng, để tạo ra doanh thu tối đa hay sự chậm trễ trong các dự án. Nếu thị trường bất động
sản gặp khó khăn hoặc đang trong giai đoạn suy thối, cơng ty có thể gặp khó khăn trong

việc bán và tận dụng tài sản của họ để tạo ra doanh thu.

4.3.3.2. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn

2021

2022

kho

1.17 (vòng) 2.30 (vòng)

Số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng của công
ty trong việc quản lý và tận dụng tồn kho của họ để tạo ra doanh thu. Số vòng quay hàng


tồn kho là 1.17 và 2.3 cho thấy công ty có quy trình quản lý tồn kho tốt, giúp họ duy trì
một lượng hàng tồn kho cần thiết để đáp ứng nhu cầu của dự án và khách hàng mà khơng
làm lãng phí tài sản trong kho.
-> Như vậy, có thể đưa ra những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong công tác
quản lý và sử dụng vốn lưu động của các công ty như sau. Giai đoạn 2021 - 2022 mặc dù
có sự bùng nổ của dịch covid-19 cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên quy mơ
tồn cầu nhưng cơng ty đã có những thành tích nhất định trong quản lý và sử dụng vốn
lưu động. Cụ thể, công ty đã sử dụng vốn lưu động đảm bảo quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra thường xuyên và liên tục. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được,
tình hình sử dụng vốn lưu động của cơng ty vẫn cịn những nhược điểm và vướng mắc.
Chỉ số vòng quay tài sản thấp so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực cho thấy doanh
nghiệp đã không tận dụng tài sản của họ một cách hiệu quả để tạo ra doanh thu


5. Thực trạng quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần
xây dựng 1369
5.1. Tình

hình biến động tài sản của cơng ty



×