Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nghiên Cứu Bệnh Đái Tháo Đường Týp 2 Ở Người Cao Tuổi Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Tại Thành Phố Đà Nẵng (Full Text).Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.02 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC

NGUYỄN NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Ở
NGƯỜI CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN CKII
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số:
GV hướng dẫn khoa học


HUẾ, 2020
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADA

American Diabetes

Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Association
BCTM

Biến cố tim mạch


BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể.

CDC

Center of Disease Control

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ

ĐTĐ

Diabetes

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

CTVDSYT
HA
IDF


Cộng tác viên dân số-y tế
Huyết áp
International Diabetes

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

Foundation
RLDNG

Impaired Glucose Tolerance Rối loạn dung nạp glucose

RLGLĐ

Impaired Fasting Glucose

Rối loạn glucose lúc đói

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

TĐTĐ

Pre-diabetes

Tiền đái tháo đường

THA


Tăng huyết áp

TSGĐ

Tiền sử gia đình

YTNC

Yếu tố nguy cơ

WHR

Chỉ số vịng eo trên vịng mơng

BKLN

Bệnh khơng lây nhiễm


MỤC LỤC
KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM NGƯỜI CAO TUỔI...................................................................7
1.2. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG....................................................9
1.2.1. Khái niệm và tình hình mắc đái tháo đường...................................................9
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế và biến chứng của bệnh .............................................10
1.2.3. Phân loại đái tháo đường...............................................................................11

1.2.4. Chẩn đoán đái tháo đường.............................................................................12
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG......................13
1.4. CÁC THỐNG KÊ, NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI CỘNG
ĐỒNG.....................................................................................................................16
1.4.1. Thế giới..........................................................................................................16
1.4.2. Việt Nam.......................................................................................................17
1.4.3. Đái tháo đường và gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội..................................18
1.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................20
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................20
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích...............................................20


2.3.2. Cỡ mẫu..........................................................................................................20
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................21
+

Chọn Phường/xã theo phương pháp chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn:...........21

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................22
2.5. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG BIẾN SỐ........................................22
2.5.1. Các biến số độc lập........................................................................................22
2.5.2 Biến phụ thuộc: thông tin về chỉ số đường huyết...........................................24
2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.......................................................25
2.6.1 Tổ chức thực hiện...........................................................................................25

2.6.2 Khám điều tra, thu thập số liệu.......................................................................25
2.6.3 Kỹ thuật thu thập thông tin và các trang thiết bị............................................26
2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..................................27
2.8. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.............................................................................28
2.9 HẠN CHẾ........................................................................................................28
2.10 Khống chế sai số..............................................................................................28
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................30
3. 2 Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường......................................31
3.3. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường...................................................34
4. Kế hoạch thực hiện.............................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển về kinh tế đời sống người dân ngày một nâng cao, mô hình bệnh tật
có xu hướng chuyển dịch sang các bệnh khơng lây nhiễm trong đó điển hình là bệnh đái
tháo đường. Bệnh gây các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, tuổi
thọ và chất lượng cuộc sống đặc biệt là đái tháo đường ở người cao tuổi; chi phí điều trị
bệnh rất tốn kém, là gánh nặng cho bản thân và gia đình người bệnh, rào cản cho sự phát
triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Bệnh đái tháo đường, chủ yếu là đái tháo đường
type 2 đang trở thành đại dịch của thế kỷ 21 với các đặc trưng: sự gia tăng nhanh số lượng
người mắc đái tháo đường và sự xuất hiện bệnh ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Thống
kê năm 2015, thế giới có khoảng 8,8% dân số trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường.
Làm chết khoảng 5 triệu người mỗi năm. Năm 2015, Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng
thành mắc đái tháo đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1
triệu người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường, tăng 74%. [2]. Số bệnh nhân hiện
mắc thực tế trong cộng đồng dân cư có thể cao hơn nhiều bởi bệnh có thể diễn tiến thầm
lặng trong nhiều năm trước khi phát hiện. Theo số liệu của Cục quản lý Khám, chữa bệnh
(Bộ Y tế), hiện nay, 5/10 người mắc đái tháo đường không biết mình mắc bệnh (khoảng

1,8 triệu dân).
Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng và đã tăng thêm gần 50 năm
trong vòng một thế kỷ qua, do đó số lượng người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng trên
phạm vi toàn cầu. Từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào giai đoạn dân số già. Số người từ
60 tuổi trở lên chiếm đến 10,2% tổng dân số và đã tăng lên 11,9% vào năm 2017. Theo
dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038 tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1%.
Dự báo đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4
người dân có một người cao tuổi [3]. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao nhưng
có khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính khơng lây nhiễm trong
đó có bệnh đái tháo đường, trung bình 1 người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh trong đó có
bệnh đái tháo đường.


Đà Nẵng là thành phố có q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kinh tế phát triển
nhanh, mở rộng hợp tác, đầu tư và đẩy mạnh xây dựng phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Kinh tế phát triển mạnh mẽ làm thay đổi lối sống sẽ là gánh nặng cho chính sách an sinh
tại thành phố, nhu cầu ăn ở, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng nhiều. Đặc biệt
sự gia tăng nhanh chóng và trẻ hóa các bệnh khơng lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo
đường mà chủ yếu là đái tháo đường typ 2. Tuổi thọ ngày càng cao, việc xác định thực
trạng mắc bệnh đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường ở người cao tuổi đóng vai
trị rất quan trọng trong việc quản lý người bệnh và dự phòng quá trình chuyển tiếp từ tiền
đái tháo đường sang đái tháo đường. Với mục đích nhằm xác định tỷ lệ mắc và các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường type 2 ở người cao tuổi trong trong cộng
đồng dân cư. Từ đó làm căn cứ trong việc xây dựng, hoạch định chính sách nhằm giảm tỷ
lệ mới mắc của tiền đái tháo đường, đái tháo đường typ 2 đồng thời giảm thiểu tối đa gánh
nặng bệnh tật do đái tháo đường gây ra ở người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng cho giai
đoạn tiếp theo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “ Nghiên cứu bệnh đái tháo đường týp 2
ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại thành phố Đà Nẵng” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm
2020

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 ở ở người cao tuổi tại
thành phố đà nẵng năm 2020.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM NGƯỜI CAO TUỔI
Việc phân chia già trẻ theo tuổi khơng phản ảnh chính xác q trình sinh học. Có
người nhiều tuổi trơng vẫn trẻ, khỏe mạnh. Trái lại cũng có người tuổi chưa cao nhưng đã
có những biểu hiện của tuổi già. Tại các nước phát triển, luật quy định từ 65 tuổi trở lên
được coi là người già/người cao niên/NCT. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển và kém
phát triển quy định về độ tuổi của người già/người cao niên/NCT tùy theo luật của từng
nước, một số nước quy định trong luật là 60 tuổi trở lên trong khi một số nước khác quy
định mốc 65 tuổi trở lên Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) thì sắp xếp các lứa tuổi
như sau:
- Từ 45 tuổi đến 59 tuổi: Người trung niên
- Từ 60 tuổi đến 74 tuổi: Người có tuổi
- Từ 75 tuổi đến 90 tuổi: Người già
- Từ 90 tuổi trở lên: Người già sống lâu
Theo quy định của Liên Hiệp Quốc từ năm 1970: Người từ 60 tuổi trở lên được gọi
là người cao tuổi (NCT) [15].
Đại hội thế giới về tuổi già tại Viên (Áo) năm 1982 đã thống nhất quy định tuổi già
bắt đầu từ 60 tuổi trở lên. Tại nước ta, cho đến khi Pháp lệnh người cao tuổi (NCT) được
ban hành vào tháng 4 năm 2000, chúng ta đã có quy định 60 tuổi trở lên là người già.
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm 2012, số
NCT tăng lên đến gần 810 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ người trong vòng
gần 10 năm nữa và đến năm 2050 sẽ tăng gấp đơi là 2 tỷ người. Có sự khác biệt lớn giữa
các vùng. Năm 2012, Châu Phi có 6 % dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số này ở
Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 10%, ở Châu Á là 11%, Châu Đại dương là
15%, Nam Mỹ là 19% và Châu Âu là 22%. Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng NCT từ 60

tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên chiếm 10% tổng dân số, so với 24% ở Châu Á, 24% ở
Châu Đại dương, 25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 27% ở Nam Mỹ và 34%


ở Châu Âu. Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi. Hiện nay trên thế
giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới [5].
Tác giả Richard Cibulskis tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới tăng từ 66,5 lên 72
tuổi, tuổi thọ khỏe mạnh-có nghĩa là số năm cá nhân sống khỏe mạnh, đã tăng từ 58,5
tuổi vào năm 2000, lên 63,3 tuổi vào năm 2016. Tuổi thọ trung bình của người dân ở các
nước có thu nhập thấp hơn 18,1 năm so với người dân sống ở các nước có thu nhập cao
[4].
Ở Việt Nam, tuổi thọ trung bình của nước ta đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên
72,8 tuổi (năm 2009) lên 73,5 tuổi (năm 2019) và dự báo sẽ tăng lên tới 78 tuổi (2030) và
80,4 tuổi vào năm 2050.
Theo kết quả chính thức được công bố (12/9/2019- Tổng cục Thống kê)), tổng số
dân của Việt Nam là 96,2 triệu người, trong đó nam là 47,88 triệu người, chiếm 49,8% và
nữ là 48,3 triệu người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu
vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng
thêm 10,4 triệu người.
Tỷ trọng dân số từ 15-64 vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số, nhưng tỷ
trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ nhanh nhất, chiếm 7,7%. Tỷ lệ tăng
dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 19992009 (1,18%/năm), cứ có 1 người phụ thuộc thì có 2 người đi làm, nhưng tốc độ già hóa
dân số rất nhanh, chỉ số già hóa 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với 10 năm trước và
tăng 2 lần so với 20 năm trước, là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất
trong khu vực. Các điều tra dịch tễ học cho thấy rằng trong số NCT thì nữ nhiều hơn
nam, tỷ lệ NCT ở nông thôn cao hơn ở thành phố và miền núi và những NCT nhất phần
lớn thuộc về dân tộc ít người .


1.2. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.2.1. Khái niệm và tình hình mắc đái tháo đường
Từ những năm 1550 trước Công nguyên, mô tả đầu tiên giống với các đặc điểm
của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được tìm thấy trong giấy Ebers. Thuật ngữ "Đái
tháo"; lần đầu tiên được đặt ra bởi thầy thuốc Aretaeus của Hi Lạp. Từ thế kỷ thứ 3 sau
Công nguyên bệnh cũng được ghi nhận ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản là một bệnh
với tiểu ngọt và sau một thế kỷ Dobson chứng minh vị ngọt là do đường [20], [21].
Theo Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2006, định nghĩa: ĐTĐ týp 2
là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp kháng insulin và thiếu
đáp ứng insulin.
ĐTĐ được định nghĩa “là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1) tăng
glucose máu, (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hố carbohydrat, lipid và
protein, (3) bệnh ln gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần
kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch” [14] [20].
Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã nêu khái niệm giảm dung nạp glucose thay
cho thuật ngữ “Đái tháo đường giới hạn”. Giảm dung nạp glucose được TCYTTG và
ADA xem là giai đoạn tự nhiên của rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Đến năm 1999,


tình trạng rối loạn glucose máu lúc đói là thuật ngữ mới được giới thiệu. Cả hai tình trạng
này đều là tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐ. Năm 2008, tình
trạng trên được ADA có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính thức là tiền đái tháo
đường (Pre -diabetes).
Ngày nay thuật ngữ, “Tiền đái tháo đường” (TĐTĐ) được định nghĩa là tình trạng
suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm hai tình huống là Rối loạn glucose lúc đói
(Impaired Fasting Glucose-IFG) và Giảm dung nạp glucose (Glucose Tolerance -IGF)
[20].
Theo IDF năm 2010, định nghĩa ĐTĐ: “ĐTĐ là nhóm những rối loạn khơng đồng
nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác
dụng của insulin hoặc cả hai. ĐTĐ týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối
insulin, một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng

bệnh ĐTĐ.

1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế và biến chứng của bệnh [1].
Nguyên nhân: Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường týp 2 là có
sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.
a) Yếu tố di truyền.
b) Yếu tố mơi trường: đây là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh. Các yếu tố đó là:
- Sự thay đổi lối sống: như giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo
hướng tăng tinh, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.
- Chất lượng thực phẩm.
- Các stress.
c) Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố không thể
can thiệp được.
Cơ chế bệnh sinh: Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin
a) Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thường thấy
ở người đái tháo đường týp 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulin còn gặp
ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng chuyển hóa.


b) Người đái tháo đường týp 2 bên cạnh kháng insulin cịn có thiếu insulin - đặc biệt
khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L.
Biến chứng của bệnh: Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 là
gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Nên ngay tại thời điểm phát hiện
bệnh trên lâm sàng người thày thuốc đã phải tìm các biến chứng của bệnh. Về phân loại
biến chứng, có thể phân ra các biến chứng cấp tính, mạn tính. Trong các biến chứng mạn
tính lại chia ra các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ.

1.2.3. Phân loại đái tháo đường
Phân loại có hệ thống đầu tiên được Nhóm nghiên cứu dữ liệu ĐTĐ quốc gia của

Mỹ xây dựng và cơng bố vào năm 1979, chính thức cơng nhận ĐTĐ phụ thuộc insulin
đồng nghĩa ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ khơng phụ thuộc insulin đồng nghĩa ĐTĐ týp 2 (ADA)
Nhóm nghiên cứu ĐTĐ quốc gia Mỹ và TCYTTG phát triển tiêu chuẩn chẩn đoán
ĐTĐ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose và được ADA cập nhật vào năm 1997 và được
duyệt lại vào năm 2003. Các năm 1999, 2003, 2006, Ủy ban chuyên gia của ADA, Hội
Đái tháo đường Châu Âu đã cập nhật phân loại như sau:
- ĐTĐ týp 1 là có phá hủy tế bào bêta và thiếu insulin tuyệt đối, được chia làm hai
thể theo nguyên nhân là do cơ chế tự miễn dịch (miễn dịch qua trung gian tế bào) và do
không tự miễn (vô căn), không phụ thuộc kháng thể kháng bạch cầu ở người (Human
Leucocyst Antigen: HLA).
- ĐTĐ týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin, giảm tiết insulin, tăng sản xuất glucose
từ gan và bất thường chuyển hóa mỡ. Béo phì đặc biệt mỡ nội tạng hoặc béo phì trung
tâm là phổ biến nhất trong ĐTĐ týp 2.
- ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ phát hiện lần đầu lúc mang thai và sau khi sinh phần lớn
glucose máu trở về bình thường, một số ít tiến triển thành ĐTĐ týp 2. ĐTĐ thể LADA
(Latent Autoimmune Diabetes in Adulthood) là ĐTĐ tự miễn nhưng xảy ra ở người lớn.
- Các týp đặc hiệu khác như ĐTĐ do thiếu hụt chức năng tế bào bê ta di truyền
(MODY:1,2,3,4,5,6), do thiếu hụt hoạt động insulin do di truyền, do các bệnh tuyến tụy
ngoại tiết, do các bệnh nội tiết như hội chứng đa nội tiết tự miễn, Cushing, u tế bào tiết
glucagon, u tủy thượng thận, cường giáp, u tế bào tiết somatin, u vỏ thượng thận.


Phân loại đái tháo đường tại Việt Nam (Theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19
tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế) [6]
a) Đái tháo đường tip 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
b) Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng
insulin).
c) Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối
của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ tip 1, típ 2 trước đó).
d) Thể bệnh chun biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ

do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau
cấy ghép mơ...

1.2.4. Chẩn đốn đái tháo đường
Tiêu ch̉n chẩn đoán ĐTĐ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1999: chẩn
đốn bệnh ĐTĐ có thể dựa vào mức đường trong máu mao mạch (toàn phần và huyết
tương), máu tĩnh mạch (toàn phần và huyết tương).
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (TCYTTG - 1999)
Xét nghiệm
Khi đói (sau ăn 8h)
Hoặc giờ thứ 2 sau
OGTT*/ hoặc cả 2

Nồng độ đường máu (mmol/l)
Máu toàn phần
Huyết tương
Tĩnh mạch Mao mạch Tĩnh mạch
Mao mạch
Đái tháo đường
≥ 6,1
≥ 6,1
≥ 7,0
≥ 7,0
≥ 10,0

≥ 11,1

≥ 11,1

Rối loạn dung nạp Glucoza (IGT)

Khi đói (nếu đo)
< 6,1
< 6,1
< 7,0
Giờ thứ 2 sau OGTT*
6,7 - 9,9
7,8-11,0
7,8 -11,0
Rối loạn đường máu khi đói (IFG)
Đường khi đói
5,6 - 6,0
5,6 - 6,0
6,1-6,9**
(sau ăn 8 giờ)
Giờ thứ 2 sau OGTT*
< 6,7
< 7,8
< 7,8
(nếu đo)
* OGTT (oral glucose tolerance test – test dung nạp glucose)

≥ 12,2
< 7,0
8,9 - 12,1
6,1 - 6,9 **
< 8,9


** Theo tiêu chuẩn mới do ADA đề xuất năm 2005, chẩn đốn “Rối loạn đường huyết
đói” (IFG) khi đường huyết lúc đói từ 5,6 - 6,9 mmol/L.

Năm 2003, ADA đã đề xuất hạ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc đói
từ 6,1 mmol/l huyết tương tĩnh mạch xuống 5,6 mmol/l huyết tương tĩnh mạch và đưa ra
khái niệm “tiền đái tháo đường” pre - diabetes được quy ước gồm giảm dung nạp glucose
(IGT) và IFG. Năm 2008 ADA và TCYTTG chính thức đặt tên là tiền đái tháo đường
(pre - diabetes).
Chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2 tại Việt Nam (Quyết định
số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường: khi có một trong các rối loạn sau đây:
a) Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc
đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc
b) Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở
thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140
(7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
c) HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường: dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/
L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sơi
để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường
uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ
chức Y tế thế giới: bệnh nhân nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống nước lọc,
nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ) trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan
trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu
phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng thí


nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết
cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đốn trong cùng 1 mẫu máu xét
nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ
cần một lần xét nghiệm duy nhất.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả
để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126
mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phịng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc
tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đốn ĐTĐ.

1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh đái tháo đường có liên quan chặt chẽ với với các yếu tố như: Di truyền, tuổi tác,
thời kỳ mang thai, tăng huyết áp, béo phì, thuốc, độc chất, Stress, lối sống, đặc biệt là chế độ
ăn uống, vận động [23]
Tuổi đời: Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng lớn, tỷ lệ hiện mắc cao
nhất ở lứa tuổi 55-74. Trước đây ĐTĐ týp 2 được xem là bệnh lý của người trưởng thành.
Tuy vậy trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh vẫn có thể xảy ra
ở trẻ em và thiếu niên, bệnh ĐTĐ ở trẻ em thường khơng có triệu chứng và được phát
hiện chủ yếu nhờ xét nghiệm tầm soát.
Yếu tố gia đình: Đối với những người có bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh đái tháo
đường thì khả năng mắc bệnh của người đó cao gấp 4-6 lần so với người trong dịng họ
khơng mắc bệnh đái tháo đường, nếu một dòng họ mà cả 2 bên nội, ngoại, bố, mẹ, con cái
đều có người mắc bệnh đái tháo đường thì khả năng mắc bệnh đái tháo đường của những
người trong gia đình này là 40%.
Hoạt động thể lực: nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của
việc không hoạt động thể lực trong việc hình thành tiền ĐTĐ týp 2, lối sống
tĩnh tại đã kéo theo sự gia tăng tương ứng tỷ lệ béo phì. Vận động thể lực làm tăng nhạy cảm
insulin và dung nạp glucose.Tập thể dục làm giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2 ở cả người béo phì và
khơng béo phì.Tập thể dục ít nhất 7 giờ trong 1 một tuần làm giảm nguy cơ của ĐTĐ týp 2



đến 39% so với tập thể dục dưới 30 phút trong một tuần.
Tăng huyết áp (THA): THA được coi là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2. Tỷ lệ
bệnh đái tháo đường ở người tăng huyết áp cao hơn nhiều so với người bình thường cùng
lứa tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy có 9,6% số người bệnh tăng huyết áp bị mắc bệnh
đái tháo đường, trong khi đó ở người bình thường thì tỷ lệ này chỉ có 3,4%. Tỷ lệ THA ở
bệnh nhân ĐTĐ type 2 đều tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh, BMI, nồng độ glucose máu….
Thừa cân, béo phì: Những người béo phì lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến
tỷ lệ eo/hông lớn hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng kháng
insulin và sự thiếu hụt insulin. Béo phì đã được tổ chưc Y tế Thế giới ghi nhận là một trong
những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường, Béo phì dạng nam hay còn gọi là béo bụng
có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự gia tăng tỷ lệ đái tháo đường týp 2. Nhiều nghiên
cứu cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 thấp nhất ở những người có BMI < 21.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp
dụng cho người trưởng thành khu vực châu á (theo IDF, 2005)
Yếu tớ nguy cơ phới hợp
Số đo vịng eo
Phân loại
Gầy

BMI (kg/m2)
<18,5

<90cm (với nam) ≥ 90cm
<80cm (với nữ) ≥ 80cm
Thấp (là yếu tố nguy cơ
Bình thường
với các bệnh khác)
Bình thường


Bình thường
18,5 - 22,9
Tăng
Béo:
≥ 23
Thừa cân
23 - 24,9
Tăng
Tăng trung bình
Béo độ 1
25 - 29,9
Tăng trung bình
Nặng
Béo độ 2
≥ 30
Nặng
Rất nặng
Rối loạn lipid máu: Sự gia tăng acid béo tự do huyết tương đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển ĐTĐ týp 2 thông qua cơ chế gây kháng insulin. ĐTĐ týp 2 phát triển
bởi vì tế bào tụy không tiết đủ insulin để bù cho tình trạng kháng insulin càng ngày càng
tiến triển. Có sự liên quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu và ĐTĐ týp 2
Sự phát triển của thai nhi: Trong thời kỳ mang thai một số nội tiết tố tăng bài tiết, các


chất này có tác dụng đề kháng với insulin nên dễ gây tăng đường huyết. Nhiều nghiên cứu
cho thấy người mẹ có tiền sử sinh con nặng trên 4kg là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường cho cả mẹ và con. Những trẻ cân nặng lúc sinh trên 4kg thường mắc bệnh béo phì lúc
nhỏ, giảm dung nạp glucose và đái tháo đường khi trưởng thành. Đối với những người đã có
tiền sử rối loạn glucose lúc đói hoặc giảm dung nạp glucose thì có khả năng tiến triển thành
bệnh đái tháo đường rất cao, những người này cần được phát hiện sớm và phải được can

thiệp sớm bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để phòng nguy cơ tiến triển của bệnh [17].
Chế độ ăn: Chế độ tiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và
ngũ cốc, làm giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2. Số lượng lẫn chất lượng của chất béo đều ảnh
hưởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Một số nghiên cứu cho thấy ăn
nhiều carbohydrate làm tăng tần suất mắc ĐTĐ. Sự sản xuất insulin được kích thích liên
tục bởi chế độ ăn nhiều carbohydrate và sẽ dẫn đến làm giảm khả năng tiết insulin gây ra
ĐTĐ týp 2 khởi phát sớm.
Ngoài các yếu tố được nêu trên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra có sự liên quan giữa
bệnh ĐTĐ và các yếu tố khác như: hút thuốc lá, uống rượu bia, chủng tộc, stress…

1.4. CÁC THỐNG KÊ, NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI
CỘNG ĐỒNG
1.4.1. Thế giới
Theo IDF, năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh
ĐTĐ. Năm 2017, có khoảng 425 triệu người 20 - 79 tuổi mắc ĐTĐ, ước tính cứ 11 người
thì có một người mắc ĐTĐ, mỗi 6 giây có một người tử vong do bệnh ĐTĐ, số người tử
vong do ĐTĐ chiếm khoảng 4 triệu người, dự báo sẽ tăng lên 629 triệu vào năm 2045.
Gánh nặng ĐTĐ là rất lớn gây nên 5,1 triệu người chết và chiếm 548 tỷ đô la Mỹ trong
chi tiêu y tế (11% tổng số chi trên toàn thế giới) vào năm 2013 . Bệnh có xu hướng gia
tăng nhanh ở các nước có thu nhập thấp đến trung bình với 2/3 trường hợp số người mắc
ở nhóm các nước này. Bệnh ĐTĐ khi phát hiện thì bệnh nhân đã có rất nhiều biến chứng,
thực tế cho thấy khi phát hiện bệnh nhân ĐTĐ, trên 50% số này đã có biến chứng tim
mạch. Điều đó chứng tỏ biến chứng trên bệnh nhân ĐTĐ đã xảy ra khi bệnh nhân ở giai


đoạn tiền ĐTĐ, chưa có triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh tăng sử dụng thực phẩm khơng
thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực, bệnh ĐTĐ type 2 đang trở thành vấn đề sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là
nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. IDF cũng dự
báo có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phịng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh

bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể lực .
Thống kê mới nhất vào năm 2019, ước tính có khoảng 463 triệu người tương đương
9,3% dân số trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường, dự báo đến năm 2030 số bệnh nhân
đái tháo đường sẽ tăng lên 578 triệu người (10,2% dân số toàn cầu) [23] Ngoài các yếu tố
khách quan như di truyền, sắc tộc, môi trường địa lý, ...thì lối sống thiếu lành mạnh, ăn
uống không điều độ, sử dụng thực phẩm ăn nhanh, áp lực công việc gây tình trạng căng
thẳng (stress) kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định thế kỷ 21 là thế kỷ của bệnh nội tiết và
chuyển hóa, trong đó bệnh đái tháo đường thực sự là một đại dịch và là một "thách thức
lớn" đối với nhân loại, chủ yếu là đái tháo đường týp 2 chiếm từ 85% đến 95% trong tổng
số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

1.4.2. Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực Tây Thái Bình dương – Khu vực bị ảnh hưởng nặng
nề nhất của đại dịch thế kỷ “Bệnh đái tháo đường”.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp chỉ hai lần sau
10 năm từ 2,7% năm 2002 lên 5,4% năm 2012. Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2012
do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện, vùng có tỷ lệ đái tháo đường thấp nhất là
Tây Nguyên (3,8%), vùng có tỷ lệ cao nhất là Tây Nam Bộ (7,2%). Tỷ lệ người bệnh mắc
đái tháo đường trong cộng đồng không được phát hiện vẫn rất cao lên đến 63,6%. Tại TP.
HCM, theo nghiên cứu năm 2012 của Trung tâm Dinh dưỡng trên người trưởng thành từ
30 - 69 tuổi thì tỉ lệ đái tháo đường là 11,4 %, tỉ lệ rối loạn chuyển hóa đường là 31,1%
[8].


Báo cáo nghiên cứu 2013 tỷ lệ cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tại phòng bảo vệ sức
khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế mắc Đái tháo đường là 9,25% và Tiền đái tháo đường
là 28%. Nghiên cứu cắt ngang 722 bệnh nhân đến khám bệnh tại khoa Khám Bệnh, bệnh
viện Trung ương Huế từ tháng 2/2016 đến tháng 6/2016 có đến 24,8% bệnh nhân tiền đái
tháo đường theo Glucose đói [10].

Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của
Phan Hướng Dương và cộng sự tại Hải Phòng với cỡ mẫu 1800 người dân thì tỷ lệ đái
tháo đường là 5,2%, tiền đái tháo đường là 26,8 % [9]. Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang
Chùy tại Yên Bái là 2,68%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước tại Cao
Bằng là 6,8%. Nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái Bình là 8,4%,nghiên
cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố Quy Nhơn là 8,6%. Tại Hậu
Giang, tỷ lệ Đái tháo đường khi khảo sát 2.400 người dân là 10% [11]. Tại Kon Tum năm
2016, tỷ lệ đái tháo đường sàng lọc trong cộng đồng là 3,5%, và tiền đái tháo đường là
13,3% [17]. Tại thành phố Hà Nội triển khai năm 2016 tỷ lệ tăng đường huyết ở nhóm
đối tượng từ 45 – 69 tuổi là 10,22%.
Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm
do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là
4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [2].

1.4.3. Đái tháo đường và gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội
Năm 1997 toàn thế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1.030 tỉ đôla Mỹ,
riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỉ đôla. Ở các
nước cơng nghiệp phát triển chi phí cho bệnh ĐTĐ thường chiếm từ 5-10% ngân sách
dành cho Y tế. (World Health Organization - Health statistics and information systems.
Global Health Estimates for the years 2000 - 2012.)
Năm 2003, theo ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh ĐTĐ khoảng 827
tỉ đô la Mỹ. Đến năm 2013, IDF ước tính chi phí cho căn bệnh ĐTĐ đã tăng gấp 3 lần .
Một nghiên cứu khác ước tính chi phí toàn cầu cho bệnh ĐTĐ hàng năm là 1,7 nghìn tỉ
USD, trong đó 900 tỉ USD là của các nước phát triển, 800 tỉ USD là của các nước có thu


nhập thấp và trung bình [21].
Ở Việt Nam, tuy chưa có điều kiện để nghiên cứu về các chi phí gián tiếp và chi
phí vơ hình, nhưng chỉ tính riêng các chi phí trực tiếp cũng đã là gánh nặng cho mỗi cá
nhân và cả nền kinh tế, cho xã hội. Mức chi phí bình quân cũng thay đổi tuỳ thuộc vào số

lượng và mức độ các biến chứng. Đa số người bệnh không đủ khả năng chi trả cho việc
điều trị ĐTĐ. Theo một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương số người
có sẵn để chi trả viện phí chỉ có 27,3%; phải bán đồ vật có giá trị trong gia đình để đi
nằm viện là 21,2%; phải đi vay mượn để trả tiền điều trị là 51,5% [2]. Theo IDF, chi tiêu
liên quan đến bệnh tiểu đường ở Việt Nam là trung bình 162,7 USD mỗi bệnh nhân mỗi
năm trong năm 2015 nhiều hơn mức lương trung bình hàng tháng 150 USD tại Việt Nam
(7/4/2016WHO- Gánh nặng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam)

1.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
- Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích là 1285,4 km2, dân số tính đến 30/9/2019 là
1.113.717 người, (người cao tuổi từ 60 trở lên chiếm 12,19% dân số) so với dân số năm
2009 là 887.435 người (người cao tuổi từ 60 trở lên chiếm 6,52 % dân số) được chia tách
thành 8 đơn vị Quận Huyện bao gồm: 06 quận nội thành, ven biển và 02 huyện miền núi,
huyện đảo, với tổng cộng 56 xã phường.
- Trong những năm gần đây, với chính sách phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác, đầu
tư và đẩy mạnh xây dựng phát triển công nghiệp, dịch vụ nên nhiều loại hình công
nghiệp, kinh tế dịch vụ ra đời, kinh tế phát triển mạnh mẽ tạo nên một luồng lao động di
cư từ nông thôn ra thành phố và từ các tỉnh thành phố khác đổ về thành phố. Q trình đơ
thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tình trạng di dân ồ ạt và làm việc tại thành phố, thay đổi lối sống
sẽ là gánh nặng cho chính sách an sinh tại thành phố, nhu cầu ăn ở, chăm sóc sức khỏe
của người dân ngày càng tăng. Đặc biệt là bệnh đái tháo đường ngày càng báo động.
Năm 2001, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự tại 4 thành phố lớn Việt
Nam (Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ĐTĐ là 4,9%, tỉ lệ chung
cả nước là 2,7%. Đà Nẵng có 200 mẫu (trong diện điều tra toàn quốc) cho tỉ lệ ĐTĐ là
4% [7].


Theo tác giả Nguyễn Quốc Viêt và cộng sự điều tra ĐTĐ toàn quốc năm 2012, tỷ
lệ ĐTĐ và RLDNG vùng Duyên hải Miền Trung ở nhóm tuổi từ 60 - 69 chiểm tỉ lệ 9,9 %
và 18,1% [18].

Hiện nay tại thành phố Đà Nẵng chưa có số liệu cụ thể, chính thức cũng như chưa có
nghiên cứu trên diện rộng xác định được tỷ lệ ĐTĐ, ĐTĐ type 2 khơng được chẩn đốn ở
người cao tuổi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ hiện
mắc ĐTĐ, tiền ĐTĐ, RLDNG ở người cao tuổi, tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan
tại thành phố Đà Nẵng để có cơ sở khoa học tham mưu cho ngành y tế định hướng phòng,
chống bệnh ĐTĐ và chăm sóc người cao tuổi bị bệnh ĐTĐ tại thành phố Đà Nẵng trong
thời gian tới cũng như quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ tại y tế cơ sở.



×