Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.58 KB, 3 trang )

Các biện pháp điều trị bệnh
trĩ
Bệnh Trĩ là tình trạng giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trực
tràng, là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý
vùng hậu môn. Có hai phương pháp điều trị là nội khoa và ngoại
khoa.

1. Kiểm soát các yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
+ Uống nước đầy đủ.
+ Ăn nhiều chất xơ.
- Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao
nhẹ như bơi lội, đi bộ…
- Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn
phế quản, bệnh lỵ …
2. Phương pháp điều trị
Hướng nội khoa:
- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3
lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
- Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn
xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia
tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ
tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc
mạch.
- Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn
dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm
tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Hướng ngoại khoa:


- Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2
- Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ
định điều trị trĩ nội độ 1 và 2
- Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ
định với trĩ nội độ 1 và độ 2
- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu
thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu
cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler
* Trĩ nội:
- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.
- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 4: cắt trĩ.
- Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm
cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ
cắt trĩ.

×