Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tác phẩm bình luận ngắn trong chuyên mục tôi nghĩ trên báo tiền phong điện tử năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ HÀ

TÁC PHẨM BÌNH LUẬN NGẮN TRONG CHUN MỤC
TƠI NGHĨ TRÊN BÁO TIỀN PHONG ĐIỆN TỬ NĂM 2022

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. PHẠM THỊ HƯƠNG

Đà Nẵng, 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ HÀ

TÁC PHẨM BÌNH LUẬN NGẮN TRONG CHUN MỤC
TƠI NGHĨ TRÊN BÁO TIỀN PHONG ĐIỆN TỬ NĂM
2022

CHUN NGÀNH: BÁO CHÍ
KHOA NGỮ VĂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. PHẠM THỊ HƯƠNG



Đà Nẵng, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Phan Thị Hà, sinh viên lớp 19CBC2, khoa Ngữ Văn, trường Đại học
Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan:
Những nội dung nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp này là do tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Phạm Thị Hương.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những nội dung khoa học trong khóa luận
tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp Tác phẩm bình luận
ngắn trong chun mục Tơi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022,
tôi đã nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Phạm Thị Hương, giảng viên
khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô khoa Ngữ Văn, trường Đại học
Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 05 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Hà


TÁC PHẨM BÌNH LUẬN NGẮN TRONG CHUN MỤC TƠI NGHĨ
TRÊN BÁO TIỀN PHONG ĐIỆN TỬ NĂM 2022
Ngành: Báo chí
Họ và tên sinh viên: Phan Thị Hà
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Phạm Thị Hương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
Kết quả chính của khóa luận: Khóa luận tập trung nghiên cứu những đặc
điểm của tác phẩm bình luận ngắn trong chun mục Tơi nghĩ trên báo Tiền
Phong điện tử. Có 3 vấn đề chủ yếu được triển khai:
1. Những vấn đề lý luận về tác phẩm bình luận và tác phẩm bình luận ngắn
2. Đặc điểm về nội dung và hình thức thể hiện của tác phẩm bình luận ngắn
trong chun mục Tơi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022
3. Một số cây bút bình luận tiêu biểu của Tơi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận: Khóa luận phân tích làm rõ
những đặc điểm của tác phẩm bình luận ngắn trong chuyên mục Tơi nghĩ trên
báo Tiền Phong điện tử. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của khóa luận này mang
giá trị tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu học tập về tác phẩm
bình luận ngắn.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu với việc
mở rộng quy mô và bổ sung phương pháp nghiên cứu khác để hồn thiện hơn.
Từ khóa: Tơi nghĩ, tác phẩm bình luận ngắn, báo Tiền Phong điện tử.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

ThS. Phạm Thị Hương


Sinh viên thực hiện

Phan Thị Hà


SHORT COMMENTARY WORKS IN THE TOI NGHI SECTION ON
THE TIEN PHONG ONLINE IN 2022
Major: Journalism
Student’s name: Phan Thi Ha
Supervisor: M.A. Pham Thi Huong
Training facility: University of Science and Education, University of Da Nang
Main result of the thesis: The thesis focuses on researching the characteristics
of short commentary works in the Toi nghi section on Tien Phong Online.
There are three main issues addressed:
1. Theoretical issues about commentary works and short commentary works
2. Characteristics of content and form of short commentary works in the Toi nghi
section on Tien Phong Online in 2022
3. Some exemplary commentators in the Toi nghi section on Tien Phong Online.
Scientific and practical significance of the thesis: The thesis analyzes the
basic characteristics of short commentary works in the Toi nghi section on Tien
Phong Online. Moreover, the research results of this thesis serve as a reference
for studying and researching short commentary works.
Future research direction of the topic: The topic can be further researched by
expanding the scale and supplementing other research methods to improve the
quality of the study.
Keywords: Toi nghi, short commentary works, Tien Phong Online.
Supervisor’s confirmation

Student


M.A. Pham Thi Huong

Phan Thi Ha


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
6. Bố cục của khóa luận ............................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ................................. 6
1.1. Tác phẩm bình luận .............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm tác phẩm bình luận ........................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm bình luận .................................................. 7
1.1.3. Phân loại ........................................................................................ 12
1.2. Khái niệm, đặc điểm tác phẩm bình luận ngắn................................ 13
1.3. Vài nét về báo chuyên mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 23
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TÁC PHẨM BÌNH LUẬN NGẮN TRONG
CHUYÊN MỤC TÔI NGHĨ TRÊN BÁO TIỀN PHONG ĐIỆN TỬ NĂM
2022 ................................................................................................................. 24
2.1. Những nội dung chính trong các tác phẩm bình luận ngắn trong
chun mục Tơi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022 .............. 24
2.1.1. Nhóm đề tài chính trị - xã hội ....................................................... 24
2.1.2. Nhóm đề tài kinh tế ........................................................................ 35
2.1.3. Nhóm đề tài văn hóa ...................................................................... 39



2.2. Đặc điểm hình thức của tác phẩm bình luận ngắn trong chuyên
mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử ............................................. 43
2.2.1. Tít .................................................................................................... 43
2.2.2. Kết cấu tác phẩm bình luận ngắn ................................................. 48
2.2.2.1. Đặt vấn đề .................................................................................... 48
2.2.2.2. Giải quyết vấn đề ......................................................................... 51
2.2.2.3. Kết thúc vấn đề ............................................................................ 53
2.2.3. Ngôn ngữ ........................................................................................ 54
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 58
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CÂY BÚT BÌNH LUẬN TIÊU BIỂU CỦA ........ 58
TÔI NGHĨ TRÊN BÁO TIỀN PHONG ĐIỆN TỬ ................................... 59
3.1. Nhà báo Trần Ngọc Tuấn ................................................................... 59
3.2. Nhà báo Phạm Đình Thắng ................................................................ 63
3.3. Nhà báo Đại Dương............................................................................. 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự ra đời của Internet và các nền tảng mạng
xã hội đã tạo điều kiện cho hoạt động thông tin phát triển mạnh mẽ. Chỉ cần
một thiết bị có kết nối Internet trên tay, một cá nhân có thể chia sẻ thơng tin
đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Tuy thông tin ngày càng phong phú, đa dạng,
nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vấn nạn như thơng tin giả, tin sai, độc
hại, tin thiếu xác thực gây hoang mang… Khi thế giới đang chìm trong cơn bão
tin tức, vai trị và nhiệm vụ của báo chí trong việc cung cấp thông tin, giáo dục,
định hướng cho công chúng lại càng quan trọng. Và bình luận là thể loại có ưu

thế trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Với cơ quan báo chí, bình luận là tiếng nói thể hiện tư tưởng, quan điểm
của tờ báo trước một vấn đề, sự kiện trong đời sống xã hội. Đối với cơng chúng,
bình luận đi sâu vào bàn luận, bóc tách sự kiện, giúp độc giả có cái nhìn đa
chiều, sâu sắc, hiểu rõ và hiểu đúng về vấn đề. Tạp chí Thơng tin và Truyền
thơng đã phác họa Chân dung độc giả báo chí trong thời đại số và chỉ ra rằng:
“...độc giả đã khơng cịn thoải mái khi chỉ tìm nguồn tin tức trên các phương
tiện truyền thơng xã hội, họ dành nhiều thời gian hơn để đọc các bài báo dạng
dài hơn, có tính phân tích chiều sâu hơn trên các tờ báo chính thống” [14].
Thơng qua những lập luận, phân tích, giải thích, bình bàn, tác phẩm bình luận
góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, định hướng nhận thức và suy nghĩ cho
công chúng.
Ngày nay, các bài bình luận có dung lượng ngắn đang được sử dụng phổ
biến trên nhiều tờ báo. Với dung lượng chỉ vài trăm từ, bình luận ngắn có thể
đáp ứng được yêu cầu về tính định kỳ của nhật báo, bắt kịp những sự kiện nóng
hổi nhất trong khi vẫn đi sâu phân tích, giải thích, đánh giá các vấn đề thời sự,
giúp độc giả hiểu rõ và nhận thức đúng về vấn đề, hiện tượng. Tại Việt Nam,
các tờ báo thường có chun mục đăng tải tác phẩm bình luận ngắn như: Theo
dịng thời sự, Góc nhìn, Thời sự và suy nghĩ, Chào buổi sáng, Tiêu điểm… Với
1


nhiều ưu thế vượt trội, tác phẩm bình luận ngắn có vai trị quan trọng trong đời
sống báo chí hiện đại. Trong cuốn Tác phẩm chính luận báo chí, PGS.TS Trần
Thế Phiệt đã nhận xét về dạng thức bình luận ngắn: “Đây là dạng bình luận
được coi như mũi nhọn xung kích trên cơng luận của báo chí hiện nay” [12, tr.
262]. Viết bình luận ngắn vì thế trở thành một trong những nội dung trọng tâm
của cơ sở đào tạo báo chí và là mục tiêu quan trọng trong q trình học tập của
sinh viên.
Tại các tồ soạn, chun mục bình luận thường sẽ do một số nhà báo làm

cơng tác bình luận chun nghiệp phụ trách. Bình luận chinh phục người đọc
dựa trên cơ sở hệ thống lập luận, lý lẽ với những luận điểm, luận cứ, luận chứng
chặt chẽ, thuyết phục. Viết bình luận đã khó, viết bình luận ngắn lại càng khó
hơn. Làm thế nào để trong dung lượng ngắn chỉ vài trăm chữ mà có thể thu hút,
thuyết phục được trí óc của người đọc là điều khơng hề dễ dàng. Những đặc
trưng của bình luận ngắn đặt ra yêu cầu và đòi hỏi cao với nhà báo viết thể loại
này. Người viết phải sở hữu vốn kiến thức sâu rộng, hiểu biết nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đời sống cùng khả năng tư duy lập luận logic, sắc bén. Viết
bình luận ngắn ln là một thử thách khó khăn với người làm báo, ngay cả với
những nhà báo lâu năm trong nghề.
Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và học tập của các
sinh viên báo chí, nhà báo, phóng viên, tơi lựa chọn đề tài Tác phẩm bình luận
ngắn trong chuyên mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022
làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Là một thể loại nổi bật của báo chí, bình luận thu hút sự quan tâm của
nhiều tác giả, nhà nghiên cứu báo chí. Thể loại này đã được đề cập đến trong
nhiều cuốn sách, cơng trình nghiên cứu về nhóm báo chí chính luận. Trong đó
có một số cơng trình nổi bật như:
- Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học
Quốc gia.

2


- Trần Thế Phiệt (2014), Tác phẩm chính luận báo chí, NXB Chính trị
Quốc gia.
Hai cơng trình trên đã nêu lên những vấn đề chung của các thể loại thuộc
nhóm báo chí chính luận với những nội dung: lịch sử hình thành, vai trị, vị trí,
khái niệm, đặc điểm, phân loại… Trong Tác phẩm chính luận báo chí, tác giả

cịn làm rõ đặc điểm của từng dạng thức của các thể loại, trong đó có dạng thức
bình luận ngắn của thể loại bình luận.
Ngồi các nghiên cứu về những vấn đề chung, hiện nay có một số tác giả
lựa chọn tập trung đi sâu nghiên cứu một khía cạnh, một phương diện cụ thể
liên quan đến thể loại bình luận như: phân tích cách lập luận, đặc điểm ngơn
ngữ, cá tính sáng tạo, lý lẽ… Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu:
- Trần Lê Dung (2008), Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở
lý thuyết lập luận (Qua những bài bình luận của các nhà báo: Hữu Thọ, Chu
Thượng và Quang Lợi), Luận văn thạc sĩ Khoa học Báo chí, Đại học Quốc gia
Hà Nội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
- Lâm Hoàng Vy (2022), Đặc điểm ngôn ngữ các bài “thời sự và bàn
luận” trên báo Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học,
Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Sư Phạm, Đà Nẵng.
- Nguyễn Thị Vĩ (2016), Chuyên mục Chào buổi sáng báo Thanh niên
2015, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Báo chí, Đại học Đà Nẵng – Trường Đại
học Sư Phạm, Đà Nẵng.
- Nguyễn Mậu Thìn (2012), Chuyên mục Thời sự và suy nghĩ trên báo
Tuổi trẻ 2011, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Báo chí, Đại học Đà Nẵng –
Trường Đại học Sư Phạm, Đà Nẵng.
Trong hai nghiên cứu về chuyên mục Chào buổi sáng báo Thanh niên và
Thời sự và suy nghĩ báo Tuổi trẻ, các tác giả đã làm rõ vai trò, một số đặc trưng
của thể loại bình luận ngắn trên báo in.
Có thể thấy rằng, thể loại bình luận nói chung, trong đó có bình luận ngắn
đã được quan tâm, nghiên cứu ở cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tuy
vậy, trong quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy cho đến nay vẫn chưa có
3


cơng trình khoa học nào nào tập trung nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm của tác
phẩm bình luận ngắn trên chuyên mục Tôi nghĩ của báo Tiền Phong điện tử.

Chính vì vậy, kế thừa thành quả của các cơng trình nghiên cứu đi trước, khóa
luận này sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích Tác phẩm bình luận ngắn trong
chun mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
- Khảo sát đặc trưng về nội dung và đặc điểm về hình thức của các tác
phẩm bình luận ngắn trong chuyên mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử
năm 2022.
- Tìm hiểu một số cây bút tiêu biểu của chuyên mục Tơi nghĩ.
Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đặc trưng cơ bản, nổi
bật tác phẩm bình luận ngắn trên báo chí.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá và làm rõ các đặc điểm về nội dung đề tài
và hình thức thể hiện của những tác phẩm bình luận ngắn trong chun mục
Tơi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử.
- Tổng hợp, phân tích các tác phẩm bình luận ngắn của một số cây bút
tiêu biểu trong chuyên mục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp này là các tác phẩm bình
luận ngắn trong chuyên mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022
từ hai phương diện: nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là những tác phẩm bình luận ngắn của
chun mục Tơi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử trong 12 tháng, từ ngày
01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:

4



- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: trong nghiên cứu này, tôi vận
dụng nhiều phương pháp như tổng hợp, so sánh, đối chiếu nhiều tài liệu, sách
bài giảng, bài báo, khóa luận, luận văn... thơng qua đó xây dựng cơ sở lý luận
về tác phẩm bình luận và tác phẩm bình luận ngắn.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Để thực hiện đề tài nghiên cứu
này, tơi đã tìm kiếm và lựa chọn các tác phẩm bình luận ngắn trong chuyên mục
Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022 để tổng hợp, khảo sát, nghiên
cứu phân tích các đặc điểm về nội dung và hình thức của tác phẩm.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn này gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương 2: Khảo sát tác phẩm bình luận ngắn trong chun mục Tơi nghĩ
trên báo Tiền Phong điện tử năm 2022
Chương 3: Một số cây bút bình luận tiêu biểu của Tơi nghĩ trên báo Tiền
Phong điện tử

5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Tác phẩm bình luận
1.1.1. Khái niệm tác phẩm bình luận
Trong hoạt động báo chí, bình luận thường được xem xét ở hai góc độ:
là một phương pháp và là một thể loại báo chí độc lập. Trần Thế Phiệt quan
niệm: "Bình luận với ý nghĩa là một phương pháp là cách đánh giá và bàn luận
một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến nhận thức đầy đủ và
sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó gợi ra." [12, tr.101]
Là một phương pháp, bình luận được sử dụng phổ biến trong nhiều loại

hình và nhiều thể loại báo chí khác nhau như tin điều tra, phóng sự, bài phản
ánh... Trong khóa luận này, tác giả khơng đi sâu vào nghiên cứu bình luận dưới
góc độ phương pháp, mà lựa chọn xem xét, nghiên cứu bình luận với tư cách là
một thể loại báo chí.
Trong cuốn Các thể loại báo chí, tác giả A.A. Chertưchơnưi viết: “Bình
luận trở thành một thể loại báo chí định kỳ vào nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX bằng những thơng báo phân tích ngắn kiểu như bản tin. Quá trình này diễn
ra song song với sự hình thành các thể loại thơng tin khác nhau theo cách hiểu
hiện nay.” [1, tr.199]
Theo Tác phẩm chính luận báo chí, từ những năm 1870, trên các tờ báo,
tạp chí như Dye Arbeit ở Thụy Sĩ hay Rappel ở Pháp, độc giả đã đọc được câu:
“Chúng tơi muốn trình bày dưới một góc độ khác với những sự kiện mà bạn
đọc đã biết đến” Đó chính là sự xuất hiện của thể loại bình luận [12, tr.163].
Hiện nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về bình luận. Với tư cách là
một thể loại báo chí độc lập, Trần Thế Phiệt cho rằng: “Bình luận là một thể
loại tác phẩm cơ bản khơng những của hoạt động báo chí, mà cịn của loại thể
chính luận báo chí; nó là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong
đó các yếu tố giải thích, phân tích, chứng minh được sử dụng để luận bàn, đánh
giá một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó mà xã hội quan tâm nhằm

6


thay đổi nhận thức ở cơng chúng để họ có những phương pháp ứng xử hay
những hoạt động thực tiễn sao cho phù hợp.” [12, tr.179]
Trong cuốn sách, Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, các tác giả
Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Thị Hằng Thu xếp bình luận vào nhóm chính
luận: “Bình luận: bàn bạc, đánh giá sự việc bằng lý lẽ”. [17, tr.83]
Tương tự, tác giả Nguyễn Ngọc Oanh trong cuốn Chính luận truyền hình
– Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo cũng cho rằng “Bình luận là một thể loại trong

nhóm chính luận báo chí, vì vậy nó mang đầy đủ đặc trưng của loại thể này”
[10, tr.49]. Theo ơng, các tác phẩm bình luận ln phải đảm bảo hai yếu tố gồm:
Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của sự kiện, vấn đề, đánh giá nó, khai
thác nó ở cả mặt nội dung và ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó
trong q trình diễn biến phát triển, nhận định khả năng và triển vọng của vấn
đề mà người bình luận quan tâm, nêu lên những tác dụng của nó trong thực tiễn
và trong lý luận. Tác phẩm bình luận phải luôn theo sát những vấn đề thời cuộc
và luôn tìm gốc rễ của mọi vấn đề.
Trong cuốn Các thể loại báo chí chính luận, tác giả Trần Quang đã viết:
“bình luận phải là thể loại của nhóm chính luận báo chí, trong đó mục đích
của tác giả là xem xét, đánh giá trong tổng thể những sự kiện của đời sống xã
hội hiện tại, xem xét các sự kiện đó trong mối quan hệ nhân - quả và các mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng để nêu bật một vấn đề có ý nghĩa chính
trị - xã hội quan trọng” [13, tr.104].
Có thể thấy được các nhà nghiên cứu báo chí đều có chung quan niệm
rằng bình luận là một thể loại báo chí thuộc nhóm chính luận báo chí. Tác phẩm
bình luận khơng chỉ cung cấp thơng tin mà cịn xem xét, đánh phân tích, giải
thích, chứng minh và bàn luận về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề có ý nghĩa
chính trị - xã hội, từ đó làm thay đổi nhận thức của cơng chúng.
1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm bình luận
Là một thể loại cơ bản của hoạt động báo chí, bình luận vừa mang đầy
đủ những đặc điểm nổi bật của thể loại chính luận vừa có những đặc điểm riêng
biệt, nổi trội như sau:
7


Một là, bình luận hướng độc giả chú ý đến những sự kiện, hiện tượng,
vấn đề mới, quan trọng nổi bật trong đời sống. Trên thực tế hiện nay, báo chí
sử dụng rất nhiều hình thức bình luận khác nhau và phạm vi phản ánh của các
bài bình luận cũng rất đa dạng, phong phú. Toàn bộ những sự kiện, kể cả những

tri thức, kinh nghiệm về các vấn đề của đời sống xã hội như chính trị, thời sự
tư tưởng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao… đều có thể trở thành
đối tượng phản ánh của bài bình luận. Nhưng khơng phải bài bình luận nào
cũng về tất cả mọi lĩnh vực. Mỗi bài bình luận đều có một chủ đề nhất định.
Những sự kiện, vấn đề được bài bình luận phản ánh phải đáp ứng u
cầu về tính thời sự của báo chí. Đó phải là những vấn đề cuộc sống đang đặt ra,
cần nhà bình luận định hướng. A.A. Chertưchơnưi cho rằng “Đối tượng của
bình luận khơng mang tính hàn lâm, nó nảy sinh từ thực tiễn hoạt động báo chí
thường nhật.” [1, tr.201]. Trần Thế Phiệt cũng có cùng nhận định “Trên thực
tế, bình luận xuất phát từ những thơng tin nói chung đã được mọi người biết
tới nhưng phải là những thông tin “có vấn đề”” [12, tr.179].
Hai là, tác phẩm bình luận xem xét những sự kiện, vấn đề đặt ra trong
nhiều khía cạnh, đặt nó trong mối quan hệ nhiều mặt để lý giải nguyên nhân,
diễn biến và ý nghĩa của nó đối với đời sống.
Theo A.A. Chertưchơnưi, nếu như các tin, bài thuộc nhóm thơng tấn trả
lời các câu hỏi: Ai?Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Thì một tác phẩm
bình luận chủ yếu trả lời nhưng câu hỏi sau: thực chất là cái gì (ai)? Trong
những hồn cảnh nào? Tại sao? Ai được lợi? Tình huống ra sao? Cần phải làm
gì? Như thế nào tốt hơn? Có những sự khác biệt, mâu thuẫn nào? Hướng phát
triển ra sao? [1, tr.202]
Ông liệt kê một số mục tiêu của thể loại bình luận trong đó có mục tiêu:
“Đặt sự kiện được bình luận trong mối liên hệ với những sự kiện khác, phát
hiện nguyên nhân của sự kiện đó” [1, tr.200]. Tác giả cũng nêu ra một số cách
thức quan trọng cần lưu ý khi thực hiện bài bình luận gồm:
+ Xác định mối liên hệ qua lại giữa các sự kiện xuất phát với các sự kiện
được bình luận (ví dụ bàn luận về hồn cảnh trước khi xảy ra sự kiện);
8


+ Chi tiết hóa các sự kiện chủ yếu được mang ra bình luận (tái hiện các

chi tiết), các dấu hiệu quan trọng đối với việc xây dựng hệ thống câu hỏi (vấn
đề) (chẳng hạn như có thể bình luận về cuộc họp của tịa thị chính trong khi
nhấn mạnh và gắn kết các phát biểu, các kết luận của đại biểu khác).
+ So sánh các sự kiện, tìm ra sự tương đồng chẳng hạn như với các tiền
lệ;
+ Tiến hành những đối chiếu có thể dùng làm mơ hình trình bày các mối
liên hệ phát hiện được ở sự kiện thời sự mới (cấp thiết) là đối tượng của bài
bình luận đó;
+ So sánh và đặt đối lập các cách thức thực hiện hành động được bàn
luận; [1, tr.200]
Bình luận hướng sự chú ý của người đọc vào những sự kiện, hiện tượng,
vấn đề mới, quan trọng trong đời sống xã hội. Thơng qua sự phân tích, giải
thích, tác giả bài viết phải tìm cách đánh giá chúng, đồng thời bộc lộ thái độ
của mình. Muốn vậy, người viết có thể đặt sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà mình
theo đuổi trong một mối liên hệ với các sự kiện, hiện tượng, vấn đề khác, từ đó
phát hiện ra nguyên nhân, quá trình vận động của chúng [12, tr.173].
Trần Quang cũng đã nhận xét về tác phẩm bình luận như sau: “Bài bình
luận là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn cảnh về một vấn
đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở của bài bình luận là các sự kiện, các
chi tiết điểm hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bài bình luận địi hỏi
phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau
để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức và hành động của
cơng chúng” [13, tr.119]. Ơng cho rằng để nhận xét, đánh giá các sự kiện là đối
tượng của bài bình luận, người viết phải phân tích, mổ xẻ các tình tiết của nhiều
sự kiện khác nhau trong cùng một lĩnh vực nào đó của cuộc sống, lựa chọn các
chi tiết tiêu biểu mà dư luận xã hội đang quan tâm để nổi bật một vấn đề nhất
định. Như vậy, trong một tác phẩm bình luận thì người viết khơng chỉ sử dụng
một hoặc một vài sự kiện đơn lẻ mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, q
trình của một lĩnh vực nào đó để so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏ chủ đề của bài
9



viết. Các sự kiện, hiện tượng, vấn đề được xem xét, đánh giá trong một mối liên
hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật
cái chung.
Bước đầu tiên chuẩn bị cho một bài bình luận là lựa chọn đề tài và thu
thập những sự kiện, chi tiết cơ bản, các tài liệu cần thiết từ thư từ, bài báo,
sách… [13, tr.148]. Không phải bất kỳ sự kiện, chi tiết nào cũng có thể đưa vào
tác phẩm bình luận. Tác giả bình luận phải bám sát đề tài và làm nổi bật được
chủ đề bằng những chi tiết “đắt”, tiêu biểu nhất của sự kiện. Khi đã lựa chọn
được một số sự kiện, chi tiết cho bài bình luận, tác giả sẽ tiến hành sắp xếp,
phân tích, lý giải các sự kiện để làm rõ ý nghĩa chủ đề của bài bình luận và rút
ra những kết luận xác đáng nhất. Qua việc chọn lựa và khai thác các sự kiện mà
chúng ta có thể thấy được năng lực của người viết bình luận bộc lộ ở các khía
cạnh như: trình độ nhận thức và sự lựa chọn các phương tiện diễn đạt của người
viết. Chỉ có sự hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực mình viết cùng thường xuyên theo
dõi, suy tư nghiên cứu các vấn đề thì mới có thể bình luận, đưa ra được những
nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan, đúng đắn.
Ba là, tính khuynh hướng tư tưởng. Điểm nổi bật nữa trong tác phẩm là
dấu ấn mạnh mẽ của chủ thể bình luận hay “cái tôi” của người viết. Tư tưởng
của tác giả, cơ quan báo chí được thể hiện qua các phương diện như: lập trường,
quan điểm, thái độ hay cách lựa chọn các sự việc và cách sắp xếp, phân tích,
bình bàn về sự kiện, chi tiết… Trong tác phẩm bình luận, “cái tôi” của tác giả
được thể hiện rõ nét.
Trong hoạt động báo chí, những tác phẩm bình luận giữ một vai trò quan
trọng trong việc định hướng nhận thức và hành động cho công chúng. Nội dung
thông tin trong tác phẩm bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ cơng khai quan
điểm chính trị, tư tưởng của người viết đối với những vấn đề, sự kiện xảy ra
trong đời sống xã hội.
Nguyễn Ngọc Oanh quan niệm rằng: “Tác phẩm bình luận phải luôn

theo sát những vấn đề thời cuộc và ln tìm gốc rễ của mọi vấn đề. Bình luận
phải thể hiện tính chiến đấu trực diện, tỏ rõ cơng khai thái độ, quan điểm, lập
10


trường giai cấp của bình luận viên và của cơ quan báo chí trong thơng tin và
định hướng thơng tin.” [10, tr.50]
Trong bài viết Bình luận trên báo chí: Phải khách quan, có lý, có tình
của tạp chí Người Làm Báo của hội Nhà báo Việt Nam đã nhận xét về bình luận
như sau: “Ý nghĩa của một bài bình luận trên báo chí khơng dừng lại ở những
con chữ sống động, văn phong uyển chuyển, mà còn là ở sự phân tích thấu đáo,
có lý, có tình, có tính đến hiệu ứng xã hội sau khi bài báo đăng tải, thậm chí
những hệ lụy mà bài báo có thể gây ra” [6]. Thơng qua việc phân tích, giải thích,
bình bàn, tác phẩm bình luận giúp cơng chúng hiểu và nhận thức rõ bản chất
của sự kiện, vấn đề, hiện tượng, tạo điều kiện để họ rút ra được những kết luận,
đánh giá đúng đắn về sự kiện, vấn đề và từ đó tác động làm thay đổi hành động
của cơng chúng. Mặt khác, các tác phẩm bình luận thường mang tính chiến đấu
cao. Ngồi nhiệm vụ thuyết phục độc giả thuận theo quan điểm của tác giả, bài
bình luận còn phải bác bỏ được những quan điểm đối địch. Thông thường khi
một sự kiện, vấn đề phát sinh, tùy theo trình độ hiểu biết và lợi ích mà mỗi
người sẽ có cách hiểu và diễn giải vấn đề khác nhau. Một vấn đề, sự kiện có
thể có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, trong đó sẽ có những ý kiến đi ngược
lại với quan điểm của người viết. Bài bình luận phải có đủ lý lẽ sắc sảo, chứng
cứ thuyết phục để phản bác các luận điểm của đối phương. Tính chiến đấu của
tác phẩm bình luận u cầu người viết phải bộc lộ rõ ràng thái độ, lập trường
của mình về đối tượng bình luận cũng như sẵn sàng đấu tranh bảo vệ quan điểm,
lập trường của mình.
Bốn là, tính lý luận. Khả năng thuyết phục người đọc của tác phẩm bình
luận phụ thuộc vào những lý lẽ lập luận logic, sắc bén cùng sự rõ ràng, cụ thể,
xác đáng của các dẫn chứng. Trong cuốn Giáo trình tác phẩm báo chí đại

cương, các tác giả đã chỉ ra một đặc điểm của các thể loại thuộc nhóm chính
luận là “Tính chất: thơng tin lý lẽ (phân tích, giải thích, chứng minh, bình,
bàn)” [17, tr.83]. Nội dung của một bài bình luận là hệ thống các luận điểm,
luận cứ chặt chẽ phân tích, giải thích, đánh giá về một chủ đề chung.

11


Tương tự, trong cuốn Các thể loại báo chí thơng tấn, tác giả Đinh Văn
Hường cũng cho rằng tác phẩm chính luận phải dựa trên cơ sở tư liệu, sự kiện,
hiện tượng, q trình có hệ thống để đánh giá, phân tích, bình luận và lý giải
vấn đề, sự kiện theo mục đích và ý đồ nhất định của nhà báo hay cơ quan báo
chí. “Có thể nói, các thể loại nhóm này thuyết phục cơng chúng, giúp cơng
chúng hiểu sự thật bằng luận cứ, luận chứng và lý lẽ, hay nói cách khác là tính
trội của nhóm các thể loại báo chí chính luận là thơng tin lý lẽ.” [4, tr.12]. Có
thể thấy rằng, các quan điểm trên đều thống nhất rằng đặc điểm quan trọng
trong nội dung của tác phẩm chính luận nói chung và tác phẩm bình luận nói
riêng chính là thơng tin lý lẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng,
chặt chẽ. Trong bình luận, những sự kiện, vấn đề, hiện tượng chính là những
luận cứ trong mạch lập luận tư duy logic, thơng qua thao tác phân tích, giải
thích, chứng minh, đánh giá, bình, bàn, tác giả vừa phản ánh thực tế khách quan,
vừa bộc lộ quan điểm của mình.
Trong thời đại bùng nổ thơng tin, các tác phẩm bình luận chiếm vị trí
quan trọng trong đời sống xã hội. Các cơ quan báo chí thường có đội ngũ làm
cơng tác bình luận chuyên nghiệp. Do các đặc trưng của thể loại, bình luận đặt
ra cho người viết những yêu cầu cao về phơng kiến thức văn hóa rộng rãi, hiểu
biết về chuyên ngành cùng tính logic cao trong tư duy. Tác giả bình luận thường
có kiến thức chun gia hoặc chính là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
1.1.3. Phân loại
Hiện nay, nhiều cách khác nhau trong việc phân loại các loại bài bình

luận. Trần Quang quan niệm rằng việc phân loại các dạng của bình luận có liên
quan đến cả nội dung và hình thức của từng tác phẩm.
Về nội dung, ơng chia bình luận thành 4 dạng: bình luận chung, bình luận
theo chủ đề, bình luận quốc tế, điểm thư. Cịn khi phân chia dựa trên hình thức
thì phong phú hơn như: bình luận dạng thơng tin, lưu trữ, phóng sự, tường
thuật… Bình luận dạng nghị luận, trong đó từng phần riêng lẻ có mang dấu ấn
của bài tiểu luận, phê bình, phản ánh… Bình luận dạng chính luận - văn nghệ

12


như ký - bình luận hay bình luận châm biếm. Cách phân loại này chưa phân
biệt rõ ràng thể loại bình luận với các thể loại báo chí khác.
Một số nhà nghiên cứu khác có cách phân chia dựa theo nội dung như:
bình luận chính trị - xã hội, bình luận kinh tế, bình luận thể thao…
Trần Thế Phiệt phân chia bình luận thành các dạng như sau:
+ Lấy những lĩnh vực hoạt động của đời sống làm tiêu chí: bình luận
trong nước và bình luận quốc tế, bình luận tương ứng với các lĩnh vực hoạt
động trong xã hội như bình luận chính trị, triết học, bình luận kinh tế, bình luận
văn hóa - xã hội, bình luận qn sự, bình luận thể thao, bình luận văn học…
+ Lấy nội dung phản ánh làm tiêu chí: có hai dạng là bình luận sự kiện
và bình luận vấn đề.
+ Lấy tính chất, phương pháp thể hiện làm tiêu chí: bình luận có tính chất
giải thích và bình luận bút chiến.
+ Lấy thời gian làm tiêu chí: bình luận trong ngày, bình luận trong tuần.
+ Lấy dung lượng tác phẩm làm tiêu chí: có hai trường hợp là bình luận
ngắn và bình luận dài.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu có cách phân chia thể loại bình khác
nhau bởi mỗi người có những tiêu chí riêng theo quan điểm của mình. Sự khác
nhau này cũng nói lên tính chất đa dạng và phong phú của tác phẩm bình luận

trong đời sống báo chí.
1.2. Khái niệm, đặc điểm tác phẩm bình luận ngắn
Bình luận ngắn được coi như là mũi nhọn xung kích trên cơng luận của
báo chí hiện nay. Trong thời đại thông tin phát triển, những độc giả hiện đại
không chỉ địi hỏi báo chí phải cập nhật thơng tin kịp thời, nhanh chóng, đa
dạng, phong phú về những sự kiện mới mẻ xảy ra trên khắp thế giới… mà còn
mong muốn ở báo chí phải có những tác phẩm đi sâu vào bóc tách, phân tích,
giải thích, luận bàn về các sự kiện nóng hổi, mới mẻ đó, đem lại cho cơng chúng
cái nhìn đa chiều, sâu sắc. Tác phẩm bình luận vừa mang đặc điểm chung của
thể loại bình luận vừa có ưu thế vượt trội có thể đáp ứng được những đòi hỏi
của người đọc:
13


Với dung lượng ngắn, gói gọn trong khoảng từ 500 đến 600 từ [12,
tr.262], các tác phẩm bình luận ngắn đáp ứng được yêu cầu về tính thời sự và
tính định kỳ của nhật báo. Khác với những bài bình luận trong tuần, bình luận
vấn đề, bình luận dài đề cập đến những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lớn, có kết
cấu nhiều phần phức tạp, yêu cầu người viết phải dày cơng nghiên cứu trong
thời gian dài, bình luận ngắn với dung lượng chỉ vài trăm từ thường chỉ tập
trung làm sáng tỏ một sự kiện và những vấn đề liên quan đến sự kiện đó. Những
phân tích, lý giải đều nhằm làm sáng tỏ bản chất của sự kiện được nêu lên để
đánh giá. Bình luận ngắn theo đuổi những mục tiêu như: Đánh giá sự kiện mới
và lưu ý người đọc chú ý đến nó, chỉ ra nguyên nhân của sự kiện và mối liên hệ
của nó với các sự kiện khác. Đặc điểm này giúp các tác phẩm bình luận ngắn kịp
thời phản ánh những sự kiện mới nhất, nóng nhất đang được bạn đọc quan tâm.
Nếu như trong tin tức, nội dung tác phẩm cần trả lời các câu hỏi: Cái gì?
Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? thì trong bình luận ngắn, cần trả lời được các
câu hỏi: Bản chất của sự kiện đó là gì? Hồn cảnh nào làm xuất hiện nó? Tại
sao lại như vậy? Ai có lợi? Tình huống ra sao? Nên hiểu như thế nào? Mâu

thuẫn thể hiện ở chỗ nào? Hướng phát triển? [13, tr.109]
Cũng bởi sự câu thúc của thời gian, của định kỳ nhật báo cũng như phải
kịp thời phản ánh những sự kiện mới, bình luận ngắn đặt ra cho người viết
những yêu cầu đặc biệt. Theo Trần Thế Phiệt thì người viết thường sống ở đầu
nguồn tin, phải thường xuyên tiếp cận, nung nấu, tích lũy, "suy nghĩ", "suy
ngẫm",... để đến khi sự kiện, hiện tượng có vấn đề xảy ra, họ kịp thời có sự
"cộng hưởng" để chắp cánh cho những "tia chớp sáng tạo" lóe lên, hình thành
những ý tưởng mà bạn đọc địi hỏi phân tích, giải thích, giải đáp,... Trong q
trình đắm mình trong dịng chảy của sự kiện, nhà bình luận tiếp cận những đề
tài lớn, những vấn đề đặt ra lớn, địi hỏi nhiều cách giải quyết. Lúc đó, nhà bình
luận thường chia nhỏ những vấn đề ra thành những bài bình luận ngắn, cụ thể.
Mỗi bài thường xốy vào một ý trung tâm hay một luận điểm nào đó. Cho nên
ở bình luận ngắn, người viết thường ít trích dẫn kinh điển phơ diễn kiến dài

14


dịng, hạn chế lý luận mang tính chất hàn lâm... mà phải tìm con đường ngắn
nhất xốy sâu vào suy tư của bạn đọc. [12, tr. 263]
Ngoài ra, bài báo Bình luận ngắn - sức nặng của báo chí được đăng tải
trên tạp chí Người Làm Báo điện tử đã đề cập đến nguyên tắc 5C+1N làm rõ
những yêu cầu về đạo đức và chuyên môn cần tuân thủ trong quá trình sáng tạo
tác phẩm bình luận ngắn:
+ Chủ đề: Lựa chọn được những sự kiện, vấn đề tốt, thời sự, thiết thực,
thu hút sự chú ý của đông đảo cơng chúng.
+ Chính kiến: Nêu được chính kiến, quan điểm của cá nhân, cũng như
cơ quan báo chí một cách rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, thuyết phục.
+ Chính xác: Thiết lập hệ thống các luận điểm, luận cứ chính xác, phù
hợp, khách quan, có mối liên hệ chặt chẽ, khơng có sai sót, sai lệch.
+ Cơng bằng: Ln phải tỏ ra công bằng/cân bằng trong việc lựa chọn

luận điểm luận cứ, sử dụng ngôn từ, câu chữ, giọng điệu, tránh sự thiên lệch,
một chiều, thiếu hợp lý, bất công…
+ Công tâm: Phải tỏ rõ sự công tâm trong bài viết, phải ngay thẳng, vì
cái chung, tránh sự thiên vị, ưu ái, tư lợi khi bình luận.
+ Nhân văn: Ln đề cao, thể hiện rõ giá trị nhân văn trong mỗi bài viết,
đề cao sự hướng thiện, tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, giá trị con người. [16]
Ngày nay, các bài bình luận có dung lượng ngắn đang được sử dụng rộng
rãi, phổ biến trên nhiều tờ báo. Tại Việt Nam, các tờ báo thường có chuyên mục
đăng tải tác phẩm bình luận ngắn như: Theo dịng thời sự, Góc nhìn, Thời sự và
suy nghĩ , Chào buổi sáng, Cùng suy ngẫm, Tiêu điểm, Kính đa trịng, Thời
luận, Sự kiện và bình luận… Các chuyên mục bình luận ngắn được các báo
trình bày trang trọng, dành một vị trí cố định ngay trên trang nhất, có tên chuyên
mục kèm ảnh tác giả, được đóng khung, in nghiêng giúp bạn đọc dễ dàng nhận
diện và tìm đọc. Chuyên mục bình luận ngắn thường thu hút đơng đảo độc giả
quan tâm tìm đọc và tranh luận sôi nổi.

15


1.3. Vài nét về báo chuyên mục Tôi nghĩ trên báo Tiền Phong điện
tử
● Về tờ báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong là tờ báo thuộc quyền quản lý của Trung ương Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là một trong những tờ báo lớn nhất và
có tuổi đời lâu nhất của Việt Nam. Tiền thân của báo Tiền phong là tờ Hồn
nước (1945-1946), sau đó là báo Xung phong. Đến năm 1949, tờ báo của Đoàn
mang tên Sức trẻ, nhưng ra được 15 số thì phải dừng vì xưởng in bị cháy. Đến
năm 1953, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Đoàn Thanh niên Cứu
quốc, tên khi đó của Đồn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay, quyết tâm ra một tờ
báo thay thế những tờ báo tiền thân lúc đó đã khơng cịn xuất bản. Từ yêu cầu

đó, số báo Tiền Phong đầu tiên đã ra đời vào ngày 16/11/1953 tại Bản Dõn, xã
Thanh La, châu Tự Do, nay là xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang. Chủ nhiệm báo đầu tiên do đồng chí Nguyễn Lam, lúc bấy giờ là Bí thư
thứ nhất Trung ương Đoàn đảm nhận. Ngày 16/11 sau trở thành ngày truyền
thống của báo Tiền Phong.
Thuở đầu, kinh phí hoạt động của tờ báo do đồn viên, thanh niên cả
nước đóng góp, với số tiền góp về vào khoảng 2 triệu đồng, một con số rất lớn
khi đó. Có thể nói báo Tiền Phong là tờ báo ra đời từ tuổi trẻ cả nước chung
sức góp thành [5].
Năm 1956, báo Tiền phong ra hai kỳ một tuần, đến năm 1959 lên ba kỳ/
tuần.
Từ cuối năm 1974, Tiền Phong là một trong những tờ báo đầu tiên
chuyển sang chế độ tự hoạch tốn, tự chủ kinh phí, thốt khỏi cơ chế bao cấp.
Giữa những năm 1980, báo Tiền phong ra mỗi tuần một kỳ; giai đoạn từ
1975 đến 1985 là thời kỳ khó khăn, giấy để in báo khơng đủ, đời sống cán bộ,
phóng viên rất gian khổ…
Cho đến những năm 1987, 1988, bắt nhịp với công cuộc đổi mới của đất
nước, với tinh thần tự lực, tự cường, “tự cứu” như lời đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh, anh chị em cán bộ, phóng viên của báo đã tìm mọi cách
16


thốt ra khỏi những khó khăn, tự tìm nguồn lực (kể cả việc phối hợp với nhà in
giấy Tân Mai để có giấy in báo). Báo bắt đầu đổi mới thơng tin, đổi mới măng
séc, đổi mới cách trình bày, tổ chức làm phụ san, phụ bản…
Cuối năm 1988, báo ra số Tiền phong Chủ nhật; ngày 07/11/1992 ra
chuyên san Người đẹp Việt Nam; ngày 25/05/1995, ra thêm hai chuyên san
Tiền phong Cuối tháng và Tri thức trẻ. Tháng 07/2001, báo Tiền phong ra 5
số/tuần. Đến năm 2006 thì ra hàng ngày.
Từ năm 2005 báo Tiền Phong điện tử ra đời giúp Tiền Phong trở thành

tờ báo cập nhật thông tin đến từng phút, từng giờ [9].
Hiện nay, báo Tiền Phong có trụ sở chính tại số 15 đường Hồ Xuân
Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bộ máy tổ chức của báo Tiền Phong gồm
1 tổng biên tập và 3 phó tổng biên tập, bên dưới gồm các bộ phận phụ trách về
hành chính - trị sự, phát hành:
Tổng biên tập: Lê Xuân Sơn
Phó tổng biên tập: Vũ Tiến
Phó tổng biên tập: Phùng Cơng Sưởng
Phó tổng biên tập: Lê Minh Toản
Ngồi ra cịn có 5 ban đại diện tại: TP. Hồ Chí Minh, miền Trung (đặt tại
Đà Nẵng), Nghệ An, Tây Nguyên (đặt tại Buôn Ma Thuộc) và Đồng bằng sông
Cửa Long (đặt tại Cần Thơ) cùng hàng trăm phóng viên thường trú, cộng tác
viên tại nhiều tỉnh thành trong cả nước và trên thế giới.
Tính đến năm 2018, báo Tiền Phong có 3 ấn phẩm chính:
+ Nhật báo Tiền Phong
+ Tiền Phong điện tử (TPO) />+ Ấn phẩm chuyên đề Tiền Phong - Dân tộc và Miền núi.
Năm 2020, báo Sinh viên Việt Nam được xác nhập vào báo Tiền Phong.
Là tờ báo của tuổi trẻ, ngay từ khi mới ra đời, báo Tiền Phong đã động
viên tuổi trẻ đến với cách mạng, đến với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
để góp phần làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu. Bước sang thời kỳ xây
dựng xã hội mới ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà Tiền phong đã
17


×