Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 195 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

NGUYN C LONG

Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà n-ớc
ở Việt Nam hiện nay

Chuyờn ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số

: 931 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh

HÀ NỘI - 2018

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực. Các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được
ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Đức Long


3

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài
1.2.
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố và
những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
2.1.
Một số vấn đề chung về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
2.2.

Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ cấu
tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
2.3.
Kinh nghiệm tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở một số
nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Chương 3
THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
3.1.
Khái quát về các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
3.2.
Thành tựu và hạn chế trong tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà
nước ở Việt Nam
3.3.
Nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết
trong tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương 4
QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TÁI
CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình tái cơ cấu tập đoàn kinh
tế nhà nước ở Việt Nam thời gian tới
4.2.
Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tái cơ cấu tập đoàn kinh
tế nhà nước ở Việt Nam thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

5
11
11
16
24
29
29
51
68
82
82
90
117

131
131
144
169
171
172
183


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt

1

Doanh nghiệp nhà nước

DNNN

2

Hội đồng quản trị

HĐQT

3

Hội đồng thành viên

HĐTV

4

Sản xuất kinh doanh

SXKD

5

Tập đoàn kinh tế


TĐKT

6

Tập đoàn kinh tế nhà nước

TĐKTNN

7

Tổng công ty

TCT

8

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1

Bảng 1.1: Danh sách các TĐKTNN thí điểm thành lập


2

Bảng 1.2: Kết quả thối vốn vào 5 lĩnh vực đầu tư nhạy cảm

Trang
40

của các TĐKTNN giai đoạn 2011-2015

98

3

Bảng 1.3: Vốn điều lệ của các TĐKTNN giai đoạn 2011-2015

101

4

Bảng 1.4. Vốn chủ sở hữu của các TĐKTNN giai đoạn 2011 - 2015

102

5

Bảng 1.5: Tài sản của các TĐKTNN giai đoạn 2011-2015

102


6

Bảng 1.6: Chức năng của công ty mẹ trong TĐKT

109

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình, đồ thị

STT
1

Hình 2.1: Số lĩnh vực Nhà nước giữ quyền chi phối

2

Hình 2.2: Cơ cấu nợ trong nợ phải trả của các TĐKT, TCT
năm 2015

3

Trang
96

104

Hình 2.3: Sự biến đổi cơ cấu vốn đầu tư qua các năm của
các TĐKT, TCT

114



6

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Tập đồn kinh tế là một mơ hình tổ chức kinh doanh đã hình thành từ
khá lâu cùng với quá trình tích tụ, tập trung tư bản, phát triển và mở rộng
doanh nghiệp dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế
thị trường. Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế, TĐKT đã trở thành hiện
tượng kinh tế phổ biến và có vai trị hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của
mỗi quốc gia và thế giới thông qua các hoạt động đầu tư, xuất khẩu tư bản, mở
rộng thị trường quốc tế… Có thể nói, sức mạnh của các TĐKT là một trong
những tiêu chí quan trọng nói lên sức cạnh tranh quốc gia và sức mạnh kinh tế
của quốc gia đó. Chính vì vậy, đã có khá nhiều TĐKT được hình thành ở các
quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là các TĐKT tư nhân.
Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của TĐKT, Đảng và Nhà nước
ta đã sớm có chủ trương thí điểm thành lập các TĐKTNN từ các TCT nhà nước theo
quyết định 91/TTg, ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Từ chủ trương đó đến
nay, cả nước đã có 13 TĐKTNN được thí điểm thành lập. Không thể phủ nhận rằng,
sự ra đời của các TĐKTNN đã góp phần khơng nhỏ vào nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế,
góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, qua hơn
10 năm hoạt động, TĐKTNN chưa khẳng định được vai trò là lực lượng kinh tế để
nhà nước sử dụng trong điều tiết nền kinh tế, mà còn bộc lộ nhiều yếu kém như: sử
dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu đãi, kể cả lúc kinh tế đất nước gặp
nhiều khó khăn, cạnh tranh khơng bình đẳng, chưa làm trịn vai trị nịng cốt của
DNNN, thậm chí đã có lúc trở thành gánh nặng của nền kinh tế.
Trước thực tế trên, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tái cơ cấu DNNN
mà trọng tâm là tái cơ cấu các TCT và TĐKTNN cùng với quá trình tái cơ cấu

tổng thể nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng
cao chất lượng và hiệu quả. Chủ trương tái cơ cấu TĐKTNN được đề ra từ khá


7

sớm, ngay từ Hội nghị trung ương 3 Khóa XI, Đảng đã xác định: “Trong 5 năm
tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: tái cấu trúc đầu tư với trọng
tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp
nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước” [47,
tr.246]. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời thể hiện quyết tâm của Đảng và
Nhà nước nhằm xây dựng các TĐKTNN có cơ cấu hợp lý, chất lượng, hiệu quả
tốt, làm nòng cốt cho DNNN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sau
hơn 5 năm thực hiện tái cơ cấu, các TĐKTNN vẫn chưa có nhiều thay đổi về cơ
cấu ngành nghề; việc cổ phần hóa, thối vốn nhà nước đầu tư ngồi ngành của
các TĐKTNN diễn ra cịn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra; công tác quản trị trong
các tập đồn chưa có nhiều thay đổi, chưa tiếp cận được khung quản trị tiên tiến,
hiện đại mà các TĐKT trên thế giới đang áp dụng hiện nay; công tác quản lý,
giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các TĐKTNN vừa chồng chéo,
vừa tồn tại nhiều lỗ hổng. Trong ba trọng tâm tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 20112015, tái cơ cấu DNNN được đánh giá là chậm chạp nhất, trong đó các
TĐKTNN là ngun nhân chính dẫn đến sự chậm chạp này. Đặc biệt, sau những
nỗ lực nhằm tái cơ cấu các TĐKTNN, hiệu quả của mơ hình kinh tế này chưa
đạt được như kỳ vọng, TĐKTNN dường như đang hoạt động kém hiệu quả hơn
so với các TĐKT tư nhân mặc dù nhận được nhiều ưu đãi hơn. Tất cả những vấn
đề nêu trên đặt ra những nghi ngại về chất lượng, hiệu quả và nhiều câu hỏi được
đặt ra về xu hướng các TĐKTNN sẽ đi về đâu sau quá trình tái cơ cấu.
Dưới góc độ lý luận, tái cơ cấu TĐKTNN là vấn đề mới, rất phức tạp, có
liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và

đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt
Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục làm
sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề trên, từ đó đề xuất các quan điểm và


8

giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo cho quá trình tái cơ
cấu đi đúng hướng. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tái cơ cấu tập
đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế chính trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam,
từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu TĐKTNN trong
thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
Phân tích cơ sở lý luận về tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam; khảo sát kinh
nghiệm một số nước trong tái cơ cấu TĐKTNN để rút ra bài học cho Việt Nam.
Phân tích đánh giá thực trạng, qua đó chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết trong tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.
Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá
trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tái cơ
cấu TĐKTNN.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chun ngành kinh tế chính trị, theo
đó luận án tập trung nghiên cứu về tái cơ cấu đối với các TĐKTNN trên những nội

dung cơ bản là: tái cơ cấu vai trò, ngành nghề, lĩnh vực SXKD; tái cơ cấu tài chính;
tái cơ cấu mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý và quản trị.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tái cơ cấu TĐKTNN có
cơng ty mẹ là doanh nghiệp do chủ sở hữu nhà nước nắm giữ 100% vốn trong
không gian nền kinh tế Việt Nam.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu khảo sát tái cơ cấu TĐKTNN từ năm
2011 (khi có Kết luận số 10 ngày 18/10/2011 của Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI)
đến hết năm 2017.


9

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa
trên những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là những quan
điểm mới của Đảng về TĐKT và TĐKTNN.
* Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở khảo sát thực tiễn của một số nước và
thực tiễn tái cơ cấu các TĐKTNN ở Việt Nam những năm qua, thông qua các số
liệu, tư liệu được công bố trong các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo của Chính
phủ, Bộ ngành, Tổng cục Thống kê...
* Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án
không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu TĐKTNN (lao
động, thị trường, chiến lược...) mà chỉ tập trung nghiên cứu 3 nội dung trọng tâm
của tái cơ cấu là: Tái cơ cấu vai trò, ngành nghề, lĩnh vực SXKD; tái cơ cấu tài
chính và tái cơ cấu mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý, quản trị. Đây là những nội
dung tái cơ cấu cốt lõi, khi tiến hành thành công sẽ thực sự nâng cao chất lượng,

hiệu quả của TĐKTNN. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng
và phân tích quan niệm trung tâm của luận án; xác định các nhân tố tác động đến
quá trình tái cơ cấu TĐKTNN; trong đánh giá thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN;
trong khảo sát kinh nghiệm tái cơ cấu TĐKTNN ở một số nước để rút ra những bài
học kinh nghiệm cho quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng
xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án và được tác áp dụng phổ biến ở
chương 1 và chương 2. Trong chương 1, tác giả tiến hành phân tích các tài liệu
để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển lý thuyết về TĐKT và tái cơ cấu
TĐKT. Từ phân tích lý thuyết, tác giả tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một
hệ thống các quan niệm, các luận chứng, trên cơ sở đó hình thành khung lý


10

thuyết của chương 1. Trong chương 2, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp
những số liệu thu thập được để làm sáng tỏ những nhận định của mình.
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 2 của luận án. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có, tác giả sử
dụng phương pháp so sánh để thấy được sự giống và khác nhau trong kết quả
tái cơ cấu của mỗi tập đoàn; sự thay đổi trong cơ cấu ở giai đoạn trước và sau
khi tái cơ cấu của các tập đoàn; những thành tựu và hạn chế trong tái cơ cấu
các tập đoàn so với với các lĩnh vực tái cơ cấu khác.
Phương pháp lịch sử - lô gic: Phương pháp này địi hỏi việc phân tích,
đánh giá hoạt động tái cơ cấu TĐKTNN phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ
thể của nó. Đồng thời, phải xem tái cơ cấu TĐKTNN là hệ quả tất yếu sau
nhiều năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN mà
không đem lại kết quả như mong muốn. Phương pháp này được tác giả sử
dụng ở chương 1 và chương 2 của luận án nhằm tìm hiểu quá trình phát triển
nhận thức về TĐKTNN; về chủ trương thành lập các TĐKTNN ở Việt Nam;

luận chứng về đặc điểm, vai trò của của các TĐKTNN ở Việt Nam. Phương
pháp này cũng được sử dụng khi phân tích, đánh giá kinh nghiệm một số
nước trong tái cơ cấu TĐKTNN.
Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả có
tham khảo ý kiến chuyên gia trên lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời tham khảo ý
kiến một số người trực tiếp quản lý, điều hành các TĐKTNN ở Việt Nam hiện
nay để luận chứng sự đúng đắn các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó bổ sung,
hồn chỉnh cơng trình nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử dụng
trong tất cả các chương của luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, nội dung và xác định các nhân tố tác động đến quá
trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chính trị.
Đây là những vấn đề mới mà các đề tài chưa, hoặc đề cập một cách chưa đầy đủ.
Khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt
Nam những năm qua.


11

Trình bày có hệ thống các quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu
nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu
TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý
luận, thực tiễn để các cấp tham khảo trong chỉ đạo quá trình tái cơ cấu
TĐKTNN hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy,
học tập những vấn đề có liên quan đến TĐKTNN và tái cơ cấu TĐKTNN.
8. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Mở đầu; 4 chương (11 tiết); danh mục các cơng trình đã

được cơng bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.


12

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn tập đoàn kinh
tế và tái cơ cấu tập đoàn kinh tế
Milton Friedman (1962), “Độc quyền và trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp và người lao động” được in trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản và tự do” [61].
Cuốn sách đã phân tích sâu sắc về cấu trúc độc quyền và cách thức chiếm lĩnh
độc quyền của các tập đoàn lớn của Mỹ. Cơng trình này cũng nhấn mạnh
nguồn gốc độc quyền của các tập đoàn sinh ra từ quyền lực kinh tế và mối
quan hệ với chính trị. Cùng bàn luận đến vấn đề độc quyền của các TĐKT
cịn có nghiên cứu của An sel M.Sarp, Chales A.Register, Paul W.Grimes với
tiêu đề “Kinh tế học trong kinh doanh tập đoàn - Ai làm gì cho ai?” [91].
Nghiên cứu chỉ rõ sự chi phối của một số tập đoàn khổng lồ đối với hoạt động
kinh tế quốc gia; sự thiếu hụt sản lượng được xem là cách thức hạn chế đầu ra
nhằm tăng giá và mức giá của mỗi sản phẩm trong tập đoàn được ấn định dựa
trên quyền lực độc quyền. Mặc dù đây là hai cơng trình nghiên cứu thiên về
vấn đề độc quyền của các tập đoàn lớn ở Mỹ. Tuy nhiên, những lập luận trong
các cơng trình này đã giúp gợi mở cho nghiên cứu sinh suy nghĩ về vấn đề
độc quyền và đặc quyền của các TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là
nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành nghề và tái cơ cấu quản lý nhà
nước đang được tiến hành đối với các TĐKTNN ở Việt Nam.
Kornai Janos (2001), “Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường” [71].
Trong tác phẩm này, Janos đã phân tích rất chi tiết, có hệ thống về kinh tế các
nước chuyển đổi, lấy kinh tế Hungary làm nội dung phân tích mà trọng tâm là

vấn đề sở hữu và thể chế quản lý. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề
cải cách sở hữu và cho rằng cải cách kinh tế ở Đông Âu, nhiều thập kỷ trước, đó là
giữ các hình thức cũ của sở hữu nhà nước, chỉ thay đổi một số vấn đề trong các cơ


13

chế điều phối. Việc làm này đã không đem lại kết quả như mong muốn. Cuối cùng,
đã phải thừa nhận rằng cần đến một cải cách triệt để về quyền sở hữu trước khi nền
kinh tế thị trường có thể hoạt động hiệu quả. Những luận giải của tác giả đã thu hút
được sự chú ý của nghiên cứu sinh, bởi kinh tế Việt Nam cũng có những nét tương
đồng so với các nước Đông Âu thời cải cách. Mặc dù cách thức, kết quả và phương
thức tiến hành cải cách mà tác giả đưa ra còn nhiều điểm phải bàn luận. Tuy nhiên,
với phương pháp tư duy biện chứng, nghiên cứu sinh thấy rằng, những luận điểm
tác giả đưa ra, nhất là về cải cách sở hữu có thể là những gợi ý tốt cho vấn đề tái cơ
cấu sở hữu TĐKTNN mà nghiên cứu sinh đang quan tâm nghiên cứu.
Paul H. Allen (2001): “Tái lập ngân hàng” [1]. Trong cơng trình này,
tác giả đã trình bày một cách toàn diện cả những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
q trình tái lập ngân hàng với những ví dụ cụ thể và sinh động. Các phân tích
được đưa ra trong bối cảnh quốc tế nhưng hồn tồn có thể áp dụng vào điều
kiện thực tiễn Việt Nam. Đặc biệt trong phần lý thuyết, Paul H. Allen đã tập
trung luận giải khái niệm, quy trình, nội dung của tái cơ cấu, khả năng thành
công và thất bại của các doanh nghiệp khi tiến hành tái cơ cấu... Đây là những
vấn đề cần được quan tâm, chú ý và nghiên cứu một cách thấu đáo để có thể
vận dụng vào quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.
Graham,

Edward

M.(2003),


“Reforming

Korea’s

Industrial

Conglomerates” (Cải cách các tập đồn cơng nghiệp Hàn Quốc), [123]. Cuốn
sách phân tích nền kinh tế cơng nghiệp Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hee, Chun và Roh giai đoạn 1980 - 1992; Cải cách và tăng trưởng kinh tế
Hàn Quốc thời Kim Young - Soun; Sự khủng hoảng kinh tế thời kỳ 1997 1998 như: sụp đổ tập đoàn Daewoo, khủng hoảng của tập đồn Huyndai, sự
cải cách tài chính. Thơng qua nghiên cứu cuốn sách này đã giúp cho nghiên
cứu sinh có thêm hiểu biết về sự hình thành, phát triển, sự lớn mạnh của các
TĐKT (chaebol) của Hàn Quốc; những thành công và thất bại trong việc tái cơ
cấu các cheabol ở Hàn Quốc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1997-1998 là
những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.


14

Baoli XU và Minggao SHEN (2003), “Các tập đoàn doanh nghiệp của
Trung Quốc: quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển” [121]. Trong cơng
trình này, các tác giả đã trình bày một cách khá tồn diện về q trình hình
thành, phát triển đi đơi với cơ cấu lại các tập đoàn doanh nghiệp ở Trung
Quốc. Điều đáng chú ý là các TĐKTNN ở Việt Nam cũng mang dáng dấp của
các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc, bởi phần lớn các tập đoàn doanh
nghiệp ở Trung Quốc, đặc biệt là các tập đồn mạnh thuộc sở hữu nhà nước.
Chính vì vậy, thơng qua nghiên cứu cơng trình này giúp nghiên cứu sinh hiểu
thêm về xu hướng phát triển các TĐKTNN ở Trung Quốc, về những trở ngại khi
Chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh của các tập đoàn, về sự
cần thiết phải tái cơ cấu các tập đoàn để phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.

Michael Hammer và James Champy (2004), “Tái lập công ty - tuyên
ngôn của cuộc cách mạng trong kinh doanh” [63]. Michael Hammer và
James Champy là hai nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ - Người tiên phong trong
lĩnh vực “tái lập”. Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả đã trình bày quan
điểm mới về cách thức tổ chức quản lý một doanh nghiệp, công ty hiện đại nhằm
thích nghi với mơi trường mới của thế giới đang bước sang thế kỷ 21, dưới sự
tác động của nền kỹ thuật tin học và cuộc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt ở
khắp mọi nơi. Trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm thực tế thành công cũng
như thất bại của nhiều công ty tại Mỹ, các tác giả cuốn sách đã khái quát hóa, rút
ra những nguyên tắc chung nhằm giúp cho các doanh nghiệp đang làm ăn kém
hiệu quả tiến hành công cuộc tái lập nhằm khắc phục yếu kém vươn lên giành vị
trí dẫn đầu trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Cũng trong
cơng trình này, các tác giả đã trình bày khá kỹ về khái niệm tái lập công ty.
Theo tác giả, để công cuộc tái lập thành công cần phải xác định được những
nguyên tắc chung trước khi tiến hành tái lập, điều này đã được kiểm chứng
thông qua thực tiễn q trình tái lập các cơng ty ở Mỹ.
Valerij Panyushkin - Mikhail Sygar (2010), “Gazprom - vũ khí mới của
nước Nga” [89]. Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể về các lĩnh vực


15

kinh doanh đa dạng của tập đoàn Gazprom. Mỗi chương của cuốn sách xoay
quanh một lĩnh vực - thường là rất quan trọng trong lịch sử của cơ quan năng
lượng khổng lồ này, cung cấp nhiều thông tin bổ sung hoặc đưa ra những phản
bác từ các nguồn và các nhân chứng đáng tin cậy khác. Cuốn sách đi từ phân
tích một TĐKT cụ thể đến vấn đề chính trị, xã hội nước Nga, đi từ phân tích
kinh tế để thấy chính trị ẩn sau đó và mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và
chính trị ở một tập đoàn mà nhà nước nắm cổ phần chi phối. Cuốn sách này gợi
cho nghiên cứu sinh suy nghĩ về xu hướng phát triển của TĐKTNN trên thế

giới những năm tới, về chiến lược kinh doanh, vấn đề sở hữu và cách thức tổ
chức quản lý đối với mơ hình doanh nghiệp này.
Frederick Nixson & Bernard Walters (2010), “Nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của các tập đoàn nhà nước, DNNN và doanh nghiệp tư nhân của
Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp” [88]. Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã đề cập đến nhiều
vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những đánh giá về thực trạng
DNNN, trong đó có các TĐKTNN. Theo hai tác giả, khơng có một lý do mang
tính lý luận nào cho thấy các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lại không thể
có năng lực cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề nằm ở chỗ công
tác quản lý yếu kém và sự dính líu của Nhà nước vào quá trình sản xuất của các
DNNN, đặc biệt là các DNNN lớn; con đường để nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của DNNN lớn không nhất thiết phải tư nhân hóa, mà có thể được thực
hiện bằng nhiều giải pháp khác nhau. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, bước đi của tái
cơ cấu cần thận trọng tránh rơi vào tình trạng tư hữu hóa ồ ạt như Liên Xơ, Mơng
Cổ và một số nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu và Trung Âu.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về giải pháp tái cơ cấu tập đoàn kinh tế
Trương Văn Bân (1996), “Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà
nước” [11]. Cuốn sách là một cơng trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn
diện và sâu sắc về cải cách DNNN ở Trung Quốc. Điểm thu hút sự chú ý quan
tâm của nghiên cứu sinh nhiều nhất chính là phần các tác giả luận giải về vấn đề


16

quản lý của các tập đoàn doanh nghiệp. Theo tác giả của cuốn sách: “Quản lý vi
mô trong nội bộ tập đoàn thực chất là vấn đề làm thế nào để tăng được lực
hướng tâm của các doanh nghiệp thành viên, nâng cao hiệu quả kinh doanh của
toàn bộ tập đồn” [8, tr.613]. Đây chính là yếu điểm đồng thời là một nội dung
quan trọng trong tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.

Harry G. Broadman (1998), “Cải cách doanh nghiệp ở Trung Quốc, Nhà
nước Trung Quốc với tư cách là người nắm cổ phần doanh nghiệp” [17]. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã khái quát về quá trình cải cách DNNN ở Trung
Quốc trên rất nhiều vấn đề cả thành cơng và hạn chế. Trong đó, ba vấn đề
được đề cập một cách sâu sắc trong chương trình cải cách là: (1) việc thực
hiện quyền sở hữu DNNN trong quá trình cải cách; (2) những cải cách về mặt tổ
chức quản lý của nhà nước đối với DNNN; (3) vấn đề quản lý doanh nghiệp. Những
giải pháp được tác giả đưa ra để giải quyết ba vấn đề trọng tâm của cải cách
được nêu ở trên có thể áp dụng được cho quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở
Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu một cách thấu đáo, có tính đến những nét
tương đồng và khác biệt về DNNN ở hai quốc gia.
D J Fourie (2012), “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Những sáng
kiến của Nam Phi” [122]. Bài viết cho biết, Nam Phi- một đất nước đang
trong q trình chuyển đổi, với hơn 300 DNNN, trong đó có hơn 20 tập đồn
hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Đóng góp của các Tập
đồn này vào sự phát triển của đất nước rất quan trọng, tuy nhiên đã dần bị cản trở
bởi các vấn đề về cấu trúc và hoạt động. Chính vì vậy, chính phủ Nam Phi đã
quyết định tái cơ cấu hệ thống DNNN, trọng tâm là các TĐKTNN. Năm 1999,
chính phủ Nam Phi tuyên bố ưu tiên tái cơ cấu bốn TĐKTNN lớn: Telkom (viễn
thông), Eskom (điện), Transnet (vận tải) và Denel (sản xuất quốc phòng). Để thực
hiện tái cơ cấu bốn TĐKT này, theo tác giả bài viết, Nam Phi đã đưa ra một số
sáng kiến và giải pháp thực hiện như: tái cơ cấu kỹ thuật kinh doanh và tăng
cường áp dụng các quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng và thối vốn.


17

Sushil Khanna (2012), “Các doanh nghiệp nhà nước ở Ấn Độ: Tái cơ
cấu và tăng trưởng” [125]. Bài viết này tập trung luận giải các giải pháp cải cách
DNNN, đó là thơng qua việc tư nhân hóa và tái cơ cấu một phần của chúng, với

quyền tự chủ cao hơn là những yếu tố quan trọng đã hình thành một khu vực
DNNN năng động hơn, ít nhất là trong số những DNNN thuộc quyền kiểm sốt
bởi chính quyền trung ương. Khi Ấn Độ chuyển sang quá trình điều hành theo cơ
chế giá cả thị trường với các biện pháp khuyến khích và thực thi pháp luật tốt hơn,
chính quyền trung ương (CSIS) đã giúp các DNNN tăng cường đáng kể khả năng
sinh lợi, đầu tư và tăng trưởng của chúng.
Nhận xét, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu nước ngồi đã đề cập
đến nhiều nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu sinh theo đuổi. Đặc
biệt, một số cơng trình đã đưa ra quan niệm, đặc điểm, vai trị, đánh giá những
thành cơng và thất bại của mơ hình TĐKT trên thế giới. Đã có một số cơng trình
nghiên cứu về tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu TĐKT ở các loại hình và cấp
độ khác nhau. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế ở mỗi nước không giống nhau, điểm
xuất phát của nền kinh tế cũng khác nhau, nhất là những khác biệt về đặc điểm
của TĐKT ở các nước với TĐKTNN ở Việt Nam là rất lớn. Mặc dù vậy, nghiên
cứu những cơng trình nước ngồi giúp cho nghiên cứu sinh có nhiều ý tưởng
trong triển khai và luận giải những luận điểm trong luận án của mình.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về lý luận tập đoàn kinh tế và tái cơ
cấu tập đoàn kinh tế
Trần Tiến Cường (2005), “Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm
quốc tế ứng dụng vào Việt Nam” [38]. Trong cơng trình này, các tác giả đã đề
cập đến nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành, phát triển của
các TĐKT trên thế giới và vận dụng vào xem xét, đánh giá sự hình thành, phát
triển các TĐKTNN ở Việt Nam những năm qua. Điểm đáng chú ý của cuốn sách
là các tác giả đã dành dung lượng lớn để trình bày về mơ hình tổ chức, mơ hình


18

quản lý, mối quan hệ trong nội bộ tập đoàn và mối quan hệ giữa Chính phủ với tập

đồn. Ngồi những vấn đề nêu trên, cuốn sách còn tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về
hình thành và phát triển TĐKT từ khu vực DNNN, phân tích đánh giá cơ hội và
thách thức đối với các TCT nhà nước khi phát triển theo hướng TĐKT.
Cao Thị Ý Nhi (2007), “Cơ cấu lại ngân hàng thương mại nhà nước ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [84]. Mặc dù là cơng trình nghiên cứu
dưới góc độ chun ngành Tài chính lưu thơng tiền tệ và đối tượng nghiên
cứu là cơ cấu lại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, lôgic và nội dung nghiên
cứu có nhiều điểm tương đồng với tái cơ cấu TĐKTNN. Đặc biệt trong phần
cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra quan niệm và luận giải về nội dung của tái cơ
cấu. Về nội dung cơ cấu lại ngân hàng thương mại, tác giả đề cập đến 3 vấn
đề: cơ cấu lại tài chính; cơ cấu lại hoạt động ngân hàng thương mại và cơ cấu
lại tổ chức, quản lý của các ngân hàng thương mại.
Bùi Văn Huyền (2008), “Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam” [70]. Nội dung cuốn sách tập trung lý giải làm rõ tính tất yếu khách quan
của sự hình thành và phát triển các TĐKT trong nền kinh tế thị trường; những
điều kiện và con đường khác nhau để hình thành nên các TĐKT trên thế giới.
Tác giả đã khảo cứu kinh nghiệm phát triển TĐKT ở 4 nước bao gồm: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho quá
trình hình thành và phát triển TĐKTNN ở Việt Nam.
Ngô Thị Nguyệt Nga (2011), “Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp dệt
may của tập đoàn dệt may Việt Nam” [82]. Trong cơng trình này, tác giả đã
hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu tổ
chức trên cơ sở quản trị theo quá trình, nghiên cứu các quan điểm tái cấu
trúc doanh nghiệp hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt, khi bàn
luận đến nội dung của tái cơ cấu doanh nghiệp, tác giả cho rằng, nội dung của tái
cơ cấu bao gồm: tái cơ cấu quá trình kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu
tài chính và tái cơ cấu các hoạt động khác. Đây là những vấn đề lý luận mới


19


và có giá trị tham khảo rất lớn đối với nghiên cứu sinh trong phần xây dựng
nội dung của tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay.
Vũ Nhữ Thăng (2012), “Những lý luận cơ bản về tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước và kinh nghiệm quốc tế” [102]. Đây là đề tài được triển khai
nghiên cứu và bảo vệ khi quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước về tái cơ
cấu DNNN nói chung và tái cơ cấu TĐKTNN nói riêng đã được quan tâm và tổ
chức triển khai thực hiện trong thực tiễn. Với tính chất là một đề tài chuyên sâu
nghiên cứu về tái cấu trúc DNNN nên các tác giả đã khá thành công khi trình
bày các nội dung có liên quan đến vấn đề này. Theo tác giả, nội dung tái cấu trúc
DNNN được xem xét trên hai góc độ: Một là theo cấp độ gồm có: cấp độ hệ
thống (xem xét tái cấu trúc toàn bộ hệ thống theo ngành nghề lĩnh vực, quản lý
và giám sát của Nhà nước cũng như tái cấu trúc hệ thống văn bản chính sách ) và
cấp độ thực thể (tái cấu trúc trong từng doanh nghiệp cụ thể). Hai là, theo đối
tượng: bao gồm tái cấu trúc sản xuất, tái cấu trúc quản lý và tái cấu trúc tài chính
doanh nghiệp. Điều đáng chú ý trong đề tài là các tác giả đã nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế về tái cấu trúc DNNN và rút ra 5 bài học cho Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Toàn và Bùi Văn Huyền (2013),“Tái cấu trúc kinh tế Việt
Nam nhìn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế” [107]. Trong cuốn
sách, tác giả đã làm rõ khái niệm, công cụ và nội dung của tái cơ cấu kinh tế;
kinh nghiệm tái cơ cấu của các nước trên thế giới; phân tích cơ cấu ngành kinh
tế và cơ cấu thành phần kinh tế nước ta trong những năm gần đây; xác định
những mặt tích cực và hạn chế trong cơ cấu kinh tế Việt Nam và các nguyên
nhân. Trên cơ sở những phân tích cơ cấu kinh tế ở nước ta, tác giả đã đưa ra dự
báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước đến năm 2015; xác định quan điểm
và phương hướng tái cơ cấu ngành kinh tế và tái cơ cấu thành phần kinh tế.
Nguyễn Hữu Đạt và Ngơ Tuấn Nghĩa (2013), “Tập đồn kinh tế trong
việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế” [59]. Trong cơng trình nghiên cứu này, các
tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề về sự hình thành và phát triển các TĐKTNN



20

ở Việt Nam. Đặc biệt, các tác giả đã trình bày một cách khoa học và hệ thống về
vai trò của TĐKT trong nền kinh tế thị trường và vai trò của các TĐKT ở Việt
Nam trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế. Đây sẽ là nội dung được nghiên
cứu sinh tiếp thu và làm rõ trong phần trình bày về vai trị của TĐKTNN trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trần Kim Hào và Bùi Văn Dũng (2014), “Hình thành, phát triển và quản
lý tập đoàn kinh tế: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” [64].
Đây là cuốn sách chuyên sâu nghiên cứu về kinh nghiệm hình thành và phát
triển TĐKT ở các nước trên thế giới. Trong cuốn sách, các tác giả đã dành phần
lớn dung lượng để trình bày về khái niệm, vai trị, đặc điểm, phương thức hình
thành, mục tiêu, mơ hình… của các TĐKT trên thế giới. Ngồi phần tổng kết kinh
nghiệm chung, các tác giả còn nghiên cứu một số nước cụ thể về hình thành và phát
triển TĐKT như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là những
nước rất thành công trong phát triển các TĐKT. Từ kinh nghiệm trong phát triển
TĐKT trên thế giới, các tác giả đã rút ra 11 bài học kinh nghiệm cho quá trình hình
thành và phát triển các TĐKT ở Việt Nam.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng phát triển tập đoàn
kinh tế và thực trạng tái cơ cấu tập đoàn kinh tế
Hồ Thị Hương Mai (2010), “Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
những vấn đề lý luận và thực tiễn” [77]. Trong công trình này, các tác giả đã luận
giải một số vấn đề lý luận về TĐKT trên thế giới, đồng thời nêu lên kinh nghiệm
phát triển TĐKT ở một số nước, cả những kinh nghiệm thành công và thất bại.
Trên cơ sở khung lý luận về tập đoàn kinh tế trên thế giới, cơng trình đã đánh giá
thực trạng hoạt động của TĐKT ở Việt Nam. Nghiên cứu của cơng trình cho thấy, bên
cạnh những kết quả đạt được, TĐKT ở Việt Nam còn rất nhiều những hạn chế và bất
cập như: Cơ chế hình thành tập đồn cịn mang bóng dáng của cơ chế kế hoạch hóa tập
trung; quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với TĐKT chưa rõ ràng; liên kết trong nội bộ

tập đồn cịn lỏng lẻo; đầu tư ngồi ngành cịn lớn; đầu tư và phân bổ vốn cịn nhiều
bất cập; cơ chế, chính sách đối với TĐKT thiếu đồng bộ.


21

Nguyễn Kế Tuấn (2012), “Kinh tế Việt Nam năm 2012: ổn định kinh tế
vĩ mô và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế” [110]. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ
mô năm 2012 - năm đầu thực hiện ba trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.
Điểm đáng chú ý nhất của cuốn sách là phần đánh tình hình thực hiện nhiệm
vụ tái cấu trúc các TĐKT và TCTNN năm 2012. Tác giả đã điểm lại các chủ
trương, giải pháp lớn được triển khai trong năm 2012 về tái cơ cấu TĐKT và
TCTNN; phân tích, đánh giá tình hình tái cơ cấu TĐKT và TCTNN trong
năm 2012. Có thể nói, đây là một trong những tài liệu đầu tiên mang tính tổng
kết về tái cơ cấu TĐKT và TCTNN từ sau khi đề án tái cơ cấu DNNN mà
trọng tâm là các TĐKT và TCTNN được triển khai.
Nguyễn Đức Thành (2012), “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam
2012: Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế” [98]. Cơng trình là tập hợp các báo
cáo của nhiều tác giả. Đáng chú ý là phần báo cáo về tái cơ cấu DNNN với tiêu
đề “Hướng tới lộ trình thực sự tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”. Trong phần
báo cáo của mình, tác giả chủ yếu dựa trên các lý thuyết về hiệu quả của doanh
nghiệp như: lý thuyết về Quyền tài sản, lý thuyết về Thông tin bất tương xứng, lý
thuyết Ủy thác - Đại diện. Bằng việc sử dụng những phương pháp của kinh tế
học hiện đại, tác giả của cơng trình đã khái qt hiệu quả của các loại hình doanh
nghiệp, đồng thời tổng kết kinh nghiệm của các quốc gia về cải cách DNNN.
Trong cơng trình này, tác giả đã phác thảo một cách khái lược bức tranh về hiệu
quả DNNN ở Việt Nam và điểm lại những đề án tái cơ cấu DNNN nổi bật đã
được các cơ quan quản lý và tổ chức nghiên cứu đề xuất từ năm 2011.
Nguyễn Duy Hùng (2013), “Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [68]. Nội dung cuốn sách tập trung
luận giải về vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCH; Thực trạng và vấn đề đặt ra trong việc tái cấu trúc các DNNN hiện
nay; Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tái cấu trúc
DNNN. Bằng những số liệu phong phú và đa dạng với những nhận định và


22

bình luận sâu sắc, các tác giả đã tổng kết và đánh giá thực trạng tái cơ cấu
DNNN trên nhiều nội dung như: tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu tài chính, tái cơ
cấu lao động, tái cơ cấu mơ hình tổ chức quản lý.
Trần Kim Hào và Bùi Văn Dũng (2015), “Thực trạng và giải pháp phát
triển bền vững tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” [65]. Trong cơng trình này, các
tác giả đã trình bày một cái nhìn tổng thể: từ nhận thức, chủ trương, thực trạng
về TĐKT ở Việt Nam. Điều đáng chú ý, cuốn sách không nghiên cứu riêng về
TĐKTNN mà đặt TĐKTNN trong mối tương quan so sánh với các TĐKT tư
nhân trong nước. Trong cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả cho thấy,
cùng với quá trình hình thành và phát triển các TĐKTNN, các TĐKT tư nhân
cũng được thành lập và phát triển tương đối thành công và đang dần khẳng
định được vị thế ở thị trường trong nước và quốc tế. Trên cơ sở phân tích đánh
giá thực trạng và có sự so sánh giữa TĐKTNN và TĐKT tư nhân, cuốn sách đã
trình bày những thành tựu và hạn chế trong phát triển TĐKT ở Việt Nam, đồng
thời đưa ra kịch bản, quan điểm và giải pháp nhằm phát triển bền vững TĐKT
ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tô Thị Ánh Dương (2015), “Tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng thương mại” [40]. Đây là cơng trình
nghiên cứu tổng kết về tái cơ cấu nền kinh tế trên ba trọng tâm bao gồm: tái cơ
cấu đầu tư công; tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong cơng trình này, tác giả đã chuyển tải những thông tin nổi bật nhất, những

nhận định khách quan về các sự kiện, các chính sách vĩ mơ, cũng như tiến trình tái
cơ cấu tổng thể nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, tác giả đã dành một dung lượng
lớn để đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của các TĐKT và TCT nhà nước
như: vấn đề sử dụng vốn; tình trạng nợ nần; hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp tái cơ cấu tập đồn kinh tế
Phạm Quang Trung (2013), “Mơ hình tập đồn kinh tế nhà nước ở Việt
Nam đến năm 2020” [109]. Cuốn sách là thành quả nghiên cứu của hơn hai
mươi nhà khoa học, với một dung lượng khá lớn, trình bày những vấn đề lý


23

luận và thực tiễn cơ bản về mơ hình TĐKT trên thế giới và TĐKTNN ở Việt
Nam. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được luận giải, các tác
giả của cuốn sách đã tập trung trình bày những quan điểm và giải pháp hồn
thiện mơ hình TĐKTNN ở Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, để hồn thiện
mơ hình TĐKTNN ở Việt Nam cần phải: tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật
cho hoạt động của các TĐKTNN; hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở
hữu nhà nước; hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính; có cơ chế, chính sách về
nguồn nhân lực đối với các TĐKTNN….Những giải pháp này là những gợi
ý bổ ích để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu và kế thừa trong phần xây
dựng quan điểm và giải pháp tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.
Tạ Ngọc Tấn và Lê Quốc Lý (2012), “Đổi mới, nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [93]. Cuốn sách là tập
hợp của hơn 30 bài viết của các nhà khoa học nổi tiếng trong nước xoay
quanh về các vấn đề của DNNN. Mặc dù đây không phải là một cuốn sách
chuyên biệt về TĐKTNN, nhưng những vấn đề mà cuốn sách đề cập đã giúp
nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quan về DNNN nói chung, trong đó có các
TĐKTNN. Những phân tích, nhận định của các nhà khoa học về thực trạng

hoạt động yếu kém, lý giải những nguyên nhân và đề xuất các quan điểm,
giải pháp nhằm tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam sẽ được nghiên cứu sinh
tiếp tục kế thừa và luận giải trong luận án của mình.
Phùng Thế Hùng (2015), “Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước
đối với tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam” [69]. Trong cơng trình này, tác
giả đã đưa ra hệ thống 6 giải pháp đổi mới quản lý của chủ sở hữu đối với
TĐKTNN. Cụ thể: đổi mới quản lý việc thành lập, tổ chức TĐKTNN và tái cơ
cấu TĐKTNN; tổ chức cơ quan chuyên trách quản lý, giám sát TĐKTNN và các
DNNN lớn; tăng cường kiểm soát, giám sát đối với HĐQT, HĐTV, kiểm soát
viên tại công ty mẹ trong thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu tại TĐKTNN;
xác định rõ vị thế, tăng cường trách nhiệm, động lực đối với người đại diện chủ


24

sở hữu và người đại diện vốn tại TĐKTNN; tạo cơ sở thông tin và dữ liệu cho
việc thực hiện chức năng giám sát của chủ sở hữu nhà nước; hoàn thiện cơ sở
pháp lý cho quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN và TĐKTNN.
Trần Trung Tín (2015), “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong quân
đội” [106]. Trong cơng trình này, sau khi phân tích những vấn đề lý luận cơ bản
về tái cơ cấu DNNN và DNNN trong quân đội, các tác giả đã đánh giá thực
trạng và rút ra 4 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tái cơ cấu bao gồm: (1) phải
kiên định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. (2) phải xây dựng hệ thống khung khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ.
(3) phải đặt DNNN trong quân đội hoạt động theo cơ chế thị trường. (4) cán bộ
là yếu tố quyết định sự thành cơng của q trình đổi mới DNNN trong quân đội.
Mặc dù đây là những bài học được rút ra từ quá trình tái cơ cấu DNNN trong
quân đội nhưng nó có giá trị tham khảo rất lớn đối với q trình tái cơ cấu
DNNN nói chung và tái cơ cấu TĐKTNN nói riêng.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên, quá trình sưu tầm tài

liệu, nghiên cứu sinh còn thu thập được nhiều bài báo khoa học có liên quan trực
tiếp đến TĐKT và tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay, tiêu biểu như:
Bùi Hưng Nguyên (2011), “Tập đoàn kinh tế - một số bất cập từ
khung pháp lý” [87]; Nguyễn Hữu Đạt và Ngô Tuấn Nghĩa (2012), “Tiếp cận
lý thuyết về vai trị của tập đồn kinh tế đa sở hữu trong nền kinh tế thị
trường” [58]; Đỗ Ngọc Mỹ và Đặng Văn Mỹ (2011), “Phát triển các tập
đoàn kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa: cơ sở lý thuyết và những
định hướng thực tiễn” [79]; Nguyễn Ngọc Thao (2012), “Tái cơ cấu để nâng
cao sức cạnh tranh cho các TĐKT, TCTNN” [99]; Nguyễn Thế Bính, “Tái cơ
cấu để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam” [12]; Phí Vĩnh
Tường, Vũ Hồng Dương, Trần Thị Vân Anh (2013), “Tái cơ cấu tập đoàn
kinh tế nhà nước: thực trạng và triển vọng” [113]; Lê Xuân Bá và Nguyễn
Thị Luyến (2013), “Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam: Những
khó khăn cản trở cần được tháo gỡ” [3]; Phương Anh (2012), “Tái cơ cấu
khơng có nghĩa là xóa bỏ doanh nghiệp nhà nước” [2].


25

Tuy có sự khác nhau về góc độ tiếp cận, nội dung và phạm vi đề cập
nhưng các bài viết trên các tạp chí đều hướng tới giải quyết các vấn đề sau:
Một là, đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn khẳng định sự cần thiết phải
phát triển các TĐKTNN và tính tất yếu khách quan phải tái cơ cấu TĐKTNN
ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Một số bài viết đã đề cập đến một vài
khía cạnh nội dung của tái cơ cấu TĐKT và nêu lên kinh nghiệm một số nước
trên thế giới về hình thành phát triển và tái cơ cấu TĐKT.
Hai là, đưa ra những nhận định và số liệu minh chứng, làm rõ thực
trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những thành tựu đạt
được và những hạn chế bất cập cần phải khắc phục, đặc biệt là những khó
khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ để quá trình tái cơ cấu đạt được hiệu quả.

Ba là, nội dung các bài báo đã đề cập đến nhiều quan điểm chỉ đạo và giải
pháp tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu TĐKTNN đạt
được hiệu quả đề ra. Nhiều khuyến nghị liên quan đến cơng tác quản lý, chống
độc quyền đối với TĐKT; chính sách tuyển dụng và khuyến khích cán bộ quản lý
cấp cao trong các tập đoàn… đã được các tác giả đưa ra và bàn luận.
Nhận xét, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy,
TĐKT, tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu TĐKTNN đã được bàn luận dưới nhiều
góc độ khác nhau, thể hiện tính đa dạng, phong phú trong hoạt động nghiên
cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào mang
tính tồn diện, sâu sắc, trình bày một cách hệ thống về vấn đề tái cơ cấu
TĐKTNN ở Việt Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị.
1.3. Khái qt kết quả chủ yếu của các cơng trình đã công bố và
những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố liên
quan đến đề tài
Qua khảo sát các cơng trình liên quan cho thấy, các tác giả trong và
ngoài nước đã tập trung nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về
TĐKT và tái cơ cấu TĐKT. Những cơng trình, bài viết nói trên là những tư


×