Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vai trò của dao động xung ký trong chẩn đoán hen ở trẻ 3 5 tuổi có triệu chứng nghi hen phế quản tại bệnh viện nhi đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 109 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đề tài: “VAI TRÒ CỦA DAO ĐỘNG XUNG KÝ TRONG CHẨN ĐỐN HEN Ở
TRẺ 3-5 TUỔI CĨ TRIỆU CHỨNG NGHI HEN PHẾ QUẢN
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I”

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Thị Tuyết Lan

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐH Ồ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ



BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ

Đề tài: “VAI TRỊ CỦA DAO ĐỘNG XUNG KÝ TRONG CHẨN ĐOÁN HEN
Ở TRẺ 3-5 TUỔI CÓ TRIỆU CHỨNG NGHI HEN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH
VIỆN NHI ĐỒNG I”
(Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày 16/03/2018)

Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Lê Thị Tuyết Lan
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh- 2020


- MỤC LỤC NỘI DUNG

TRANG

Trang phụ bìa....................................................................................................
Bảng đối chiếu từ chuyên môn Anh-Việt......................................................
Danh mục chữ và ký hiệu viết tắt ................................................................
Danh mục các bảng ..........................................................................................
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ .........................................................
Đặt vấn đề .............................................................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3
Chương 1. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 4


1.1. Hen phế quản .................................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 4
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ ................................................................................... 5
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ...................................................................................... 9
1.1.4. Chẩn đoán ............................................................................................... 12
1.2. Phương pháp dao động xung ký trong thăm dị chức năng
hơ hấp ở bệnh nhân hen phế quản........................................................................... 13

1.2.1. Sơ lược về giải phẫu sinh lý đường dẫn khí........................................... 14
1.2.2. Đại cương về dao động xung ký ............................................................ 14
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của dao động xung ký ........................................ 16
1.2.4. Các thông số của dao động xung ký ...................................................... 17
1.2.4.1. Tổng trở kháng đường dẫn khí ...................................................... 17
1.2.4.2. Kháng lực đường dẫn khí (R) ....................................................... 18
1.2.4.3. Phản lực đường dẫn khí (X) .......................................................... 20


1.2.4.4. Tần số cộng hưởng fres (Resonant frequency) .............................. 22
1.2.4.5. Vùng phản lực AX (Reactance area) ............................................. 22
1.2.4.6. Đánh giá chất lượng dao động xung ký ......................................... 23
1.3.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ................................................. 24

1.3.1. Tình hình nghiên cứu hen phế quản ở trẻ em ......................................... 24
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng dao động xung ký
trong hen phế quản ở trẻ em .............................................................................. 26
Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................. 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 29

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 29
2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................. 29
2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................. 30
2.2.5. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 30
2.2.6. Phương pháp tiến hành ........................................................................... 31
2.2.7. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 37
2.2.8. Dự kiến kết quả ...................................................................................... 38
2.2.9. Vấn đề y đức........................................................................................... 38
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu........................................................................... 40
3.1.1. Tuổi………………………………………………………………...40
3.1.2 Giới ................................................................................................... 40
3.1.3. Nơi cư ngụ ........................................................................................ 41
3.1.4. Triệu chứng đến khám ...................................................................... 41
3.1.5. Tiền căn cá nhân và gia đình ............................................................ 42
3.2.

Đặc điểm về hen ..................................................................................... 43

3.2.1. Chẩn đoán hen theo lâm sàng ở lần khám đầu tiên .......................... 43
3.2.2. Bậc hen và mức độ kiểm soát ........................................................... 43
3.3.

Kết quả dao động xung ký lần 1 ............................................................ 44


3.3.1. Kết quả đo IOS ................................................................................. 44
3.3.2. Chẩn đoán hen theo IOS .................................................................. 44
Tương quan giữa hai phương pháp ........................................................ 45


3.4.
3.5.

Kết quả điều trị……………………………………………..…….46

3.5.1. Nhóm bệnh nhân được chẩn đốn hen theo cả tiêu chí
lâm sàng và IOS (nhóm 1)…………………………………...46
3.5.2. Nhóm bệnh nhân khơng đủ tiêu chuẩn chẩn đốn hen theo lâm sàng,
nhưng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen theo IOS (nhóm 2)…47
3.5.3. Nhóm bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đốn hen tiêu chí
lâm sàng nhưng khơng đủ tiêu chuẩn chẩn đốn hen theo
IOS (nhóm 3)…………………………………………………49
3.5.4. Nhóm bệnh nhân khơng đủ chẩn đốn hen theo cả
tiêu chí lâm sàng và IOS (Nhóm 4) .................................................. 49
4.

Bàn luận......................................................................................................... 52

5.

Kết luận ......................................................................................................... 67

6.

Kiến nghị ....................................................................................................... 68


DANH MỤC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Sự phù hợp giữa 2 phương pháp .............................................................. 34

Bảng 3.2. Triệu chứng khi đến khám ....................................................................... 41
Bảng 3.3. Tiền căn cá nhân và gia đình .................................................................... 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ hen ở lần khám đầu tiên .................................................................. 42
Bảng 3.5. Bậc hen và mức độ kiểm soát .................................................................. 43
Bảng 3.6. Kết quả IOS ở lần đo đầu tiên .................................................................. 44
Bảng 3.7. Chẩn đoán hen theo IOS .......................................................................... 44
Bảng 3.8. Tương quan giữa chẩn đoán hen theo lâm sàng và IOS .......................... 45
Bảng 3.9. Kết quả điều trị nhóm 1 đánh giá theo lâm sàng ...................................... 46
Bảng 3.10. Kết quả điều trị nhóm 1 đánh giá theo IOS ........................................... 46
Bảng 3.11. Kết quả theo dõi sau 3 tháng nhóm 2 ..................................................... 47
Bảng 3.12. Kết quả phân bậc hen nhóm 2 ................................................................ 47
Bảng 3.13. Kết quả điều trị nhóm 2 đánh giá theo lâm sàng…………………48
Bảng 3.14. Kết quả điều trị nhóm 2 đánh giá theo IOS………………………48
Bảng 3.15. Kết quả điều trị hen nhóm 3 đánh giá theo lâm sàng ............................. 49
Bảng 3.16. Kết quả điều trị hen nhóm 3 đánh giá theo IOS…………………49
Bảng 3.17. Tỷ lệ chẩn đoán hen nhóm 4 sau 3 tháng theo dõi……………….50
Bảng 4. 18. So sánh đặc điểm dân số ....................................................................... 53
Bảng 4.19. So sánh bậc hen và mức độ kiểm soát…………………………...54
Bảng 4.20. So sánh kết quả dao động xung ký………………………………55
Bảng 4.21. So sánh kết quả các chỉ số đo IOS………………………………55
Bảng 4.22. Tương quan giữa hai phương pháp chẩn đoán…………………..56


DANH MỤC HÌNH VẼ- SƠ ĐỒ- BIỂU ĐỒ
TRANG
Hình 1.1: Sự tương tác giữa miễn dịch, viêm và tế bào cấu trúc trong
sinh bệnh học hen phế quản ...................................................................................... 11
Hình 1.2: Phương pháp dao động xung ký được công bố đầu tiên vào
năm 1956 .................................................................................................................. 15
Hình 1.3: Máy dao động xung ký ............................................................................. 16

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo máy dao động xung ký....................................................... 17
Hình 1.5: Kháng lực đường dẫn khí R khơng phụ thuộc ......................................... 18
Hình 1.6: Kháng lực đường dẫn khí R tăng ở mọi tần số trong tắc nghẽn
đường dẫn khí trung tâm........................................................................................... 19
Hình 1.7: Kháng lực đường dẫn khí R tăng ở tần số thấp (R5) trong tắc
nghẽn đường dẫn khí ngoại biên .............................................................................. 20
Hình 1.8: Phản lực đường dẫn khí X bình thường ................................................... 21
Hình 1.9: Phản lực đường dẫn khí X giảm trong tắc nghẽn ngoại biên ................... 21
Hình 1.10: Tần số cộng hưởng fres và vùng phản lực AX ....................................... 23
Hình 1.11: Các thơng số dao động xung ký ............................................................. 24
Hình 3.12. Tỷ lệ nam : nữ ......................................................................................... 40
Hình 3.13. Phân bố theo nơi cư ngụ ......................................................................... 41


Đă ̣t vấ n đề - mu ̣c tiêu nghiên cứu


1
MỞ ĐẦU
Hen phế quản là một trong những bệnh mạn tính thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ
nhỏ[7]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trên thế giới có khoảng 300 triệu người
mắc bệnh hen phế quản vào năm 2005, và đang ngày càng gia tăng[37], chi phí cho
chăm sóc và điều trị hen phế quản là rất lớn[59, 60]. Tại Việt Nam, có khoảng 8 triệu
người bị hen phế quản, trong đó 11% trẻ dưới 15 tuổi mắc bệnh, tăng gấp 3-4 lần trong
vòng 10 năm qua.
Hen phế quản thường xuất hiện trong giai đoạn sớm của cuộc đời

[65]

, vì vậy các


nghiên cứu gần đây tập trung vào việc can thiệp sớm nhằm hy vọng tác động đến giai
đoạn tự nhiên của bệnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của việc điều trị sớm
kháng viêm ở bệnh nhân hen phế quản

[7, 25, 58]

. Do đó việc chẩn đoán sớm bệnh hen

phế quản là rất cần thiết.
Ở người lớn và các trẻ lớn, hô hấp ký là một xét nghiệm thăm dị chức năng hơ
hấp được sử dụng phổ biến nhất để chẩn đoán hen phế quản. Tuy nhiên, hơ
hấp ký địi hỏi sự hợp tác rất nhiều ở bệnh nhân trong khi tiến hành đo, do đó xét
nghiệm này rất khó thực hiện ở những trẻ nhỏ[10, 22, 27]. Trong khi đó, dao động xung ký
(IOS: the impulse oscillation system) là phương pháp đo trực tiếp kháng lực (R:
resistance) và phản lực (X: reactance) đường dẫn khí

[10]

, và đây là kỹ thuật dễ thực

hiện, địi hỏi rất ít sự hợp tác của bệnh nhân do bệnh nhân chỉ cần hít thở bình thường
nên có thể thăm dị chức năng hơ hấp cả ở những trẻ nhỏ 2 tuổi

[11]

. Đồng thời, dao

động xung ký nhạy hơn hơ hấp ký trong việc chẩn đốn hen phế quản ở trẻ em[36, 51, 64];
và có thể giúp đánh giá tình trạng bệnh, theo dõi đáp ứng với điều trị ở những bệnh

nhân hen phế quản[10, 36, 48]. Vì vậy, dao động xung ký được xem như một kỹ thuật mới
giúp đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí
ở trẻ nhỏ [23, 47], một cơng cụ hữu ích giúp chẩn đốn sớm và can thiệp sớm hen phế
quản [36, 51].


2
Ở Việt Nam, hiện nay, chẩn đoán hen phế quản ở các trẻ nhỏ 3-5 tuổi thường
dựa vào tiền căn, bệnh sử, đánh giá lâm sàng, và kinh nghiệm của các bác sĩ, điều này
sẽ gây nên tình trạng sử dựng corticoid khơng cần thiết, khơng tìm ra ngun nhân gây
bệnh ở trẻ nếu việc chẩn đốn hen khơng chính xác, hoặc sử dụng kháng sinh nhiều
ngày không cần thiết nếu chẩn đoán nhầm hen phế quản với các bệnh đường hơ hâp
khác. Hiện ở Việt Nam cũng chưa có các báo cáo về việc ứng dụng dao động xung ký
trong chẩn đoán và theo dõi hen phế quản ở các trẻ 3-5 tuổi có các triệu chứng nghi
ngờ hen phế quản như khị khè, khó thở, ho kéo dài. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu này nhằm xác định vai trò của dao động xung ký trong việc chẩn đốn hen phế
quản ở trẻ 3-5 tuổi có triệu chứng nghi hen phế quản. Qua đó, chúng tơi cũng mơ tả,
phân tích các đặc điểm của dao động xung ký ở trẻ 3- 5 tuổi.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Xác định vai trò của dao động xung ký trong việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ
3-5 tuổi có triệu chứng nghi hen phế tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT:
Trên các trẻ có triệu chứng nghi hen phế quản, chúng tơi:
1. Khảo sát sự tương quan trong chẩn đốn hen trên trẻ 3-5 tuổi giữa lâm sàng và
IOS.

2. Xác định tỷ lệ chẩn đoán hen phế quản dựa trên IOS ở các trẻ khơng đủ tiêu
chuẩn chẩn đốn hen trên lâm sàng.
3. Xác định tỷ lệ trẻ cải thiện điều trị hen phế quản ở các nhóm trẻ được chẩn
đốn hen theo lâm sàng và IOS.


Chương 1

Tổng quan tài liêụ


4
1.1. Hen phế quản:
1.1.1. Định nghĩa: [3, 38, 40]
Hen phế quản là một trong những bệnh đã được biết đến từ rất lâu, nhưng căn
bệnh này chỉ được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng kể từ giữa những năm
1970. Cho đến nay, mặc dù hen phế quản đã được nhận biết rõ trên lâm sàng, nhưng
vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về hen phế quản. Hen phế quản được mô tả
thường hơn là định nghĩa. Biểu hiện đặc trưng sớm nhất được mô tả về hen phế quản là
thở nhanh, thở khó nhọc khi lên cơn hen phế quản, vì từ “hen phế quản” bắt nguồn từ
chữ “thở hổn hển” trong Hy Lạp cổ xưa. Khi sự hiểu biết về hen phế quản ngày càng
nhiều thì sự mơ tả về các đặc điểm của hen phế quản ngày càng rộng.
Hen phế quản là một bệnh lý được định nghĩa dựa trên các đặc điểm lâm sàng,
sinh lý, giải phẫu bệnh. Đặc điểm lâm sàng nổi trội nhất là các đợt khó thở đặc biệt về
đêm, thường kèm theo ho. Đặc điểm sinh lý chính của hen phế quản là các đợt giới hạn
luồng khí biểu hiện bằng sự sụt giảm luồng khí thở ra. Đặc điểm giải phẫu bệnh nổi bật
nhất là viêm đường dẫn khí, đơi khi kết hợp với thay đổi cấu trúc. Theo GINA (The
Global Initiative for Asthma: chiến lược toàn cầu về hen), hen phế quản là một bệnh lý
viêm đường dẫn khí, trong đó có nhiều tế bào và thành phần tế bào tham gia. Viêm
mạn đường dẫn khí kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí làm xuất hiện khị

khè, khó thở, nặng ngực, và ho đặc biệt là về ban đêm hay là sáng sớm, bệnh lý thường
tái đi tái lại. Khi bệnh đang diễn tiến sẽ kết hợp với giới hạn luồng khí lan tỏa, giới hạn
này thay đổi theo thời gian, và thường phục hồi tự nhiên hay sau điều trị.
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hen phế quản có thể chia thành 2 loại:
các yếu tố gây bệnh hen phế quản và các yếu tố gây cơn hen phế quản; có một số


5
yếu tố vừa gây bệnh hen phế quản vừa gây cơn hen phế quản. Yếu tố gây bệnh hen phế
quản gồm yếu tố chủ thể (chủ yếu là yếu tố di truyền) và yếu tố gây cơn hen phế quản
thường là yếu tố môi trường.
- Yếu tố chủ thể:
+ Gene:
Gene tạo cơ địa dị ứng.
Gene tạo cơ địa tăng phản ứng của đường dẫn khí.
Trong bệnh hen phế quản người ta chú ý nhiều đến yếu tố di truyền.Có đến 40
- 60% các trường hợp bị hen phế quản liên quan đến yếu tố này. Người ta ước
tính nếu bố hoặc mẹ bị hen phế quản nguy cơ mắc hen phế quản ở con 30%,
nếu cả 2 bố mẹ cùng bị bệnh thì nguy cơ này tăng lên tới 50%, nếu khơng ai bị
hen phế quản thì tỷ lệ này cịn 10-15% [31, 39]. Ngồi ra, sự tương tác giữa gene
nhạy cảm và yếu tố mơi trường có thể xảy ra, đây là một thách thức đang được
các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới theo đuổi. Hiểu biết về gene, môi trường
tương tác cơ bản trong sự phát triển của bệnh hen dẫn đến việc xác định các cá
nhân nhạy cảm và cách tiếp cận để phòng bệnh hiệu quả[61].
Nghiên cứu về các gene có liên quan đến phát triển hen phế quản tập trung vào
4 nhóm chính: sản xuất kháng thể IgE đặc hiệu với kháng nguyên (cơ địa dị
ứng Atopy); biểu hiện tăng phản ứng đường dẫn khí; sự tạo thành hóa chất
trung gian gây viêm như: cytokines, chemokines, yếu tố tăng trưởng; xác định
tỷ số giữa đáp ứng miễn dịch qua Th1 và Th2 [52].

Cơ địa dị ứng là một tình trạng tăng nhạy cảm bất thường khi tiếp xúc với các
dị nguyên, đã được chứng minh bởi tình trạng tăng nồng độ IgE trong huyết
thanh. Cơ địa dị ứng là một yếu tố quan trọng hình thành hen


6
phế quản ở mỗi cá thể [44]. Tầm quan trọng của dị nguyên gây hen phế quản đã
được nhấn mạnh và được coi như một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu [13].
+ Béo phì:
Béo phì cũng đã được chứng minh là một nguy cơ mắc bệnh hen phế quản. Vài
hóa chất trung gian như Leptin có thể ảnh hưởng tới chức năng đường dẫn khí
và nguy cơ phát bệnh hen phế quản[9].
+ Giới tính:
Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc
bệnh ở nam và nữ có thay đổi theo tuổi. Đối với trẻ dưới 14 tuổi, tỷ lệ hen phế
quản nam/nữ gần 2/1. Khi trẻ lớn dần, sự khác biệt về tỷ lệ hen phế quản của
giới nam và nữ thu hẹp. Và khi đến tuổi trưởng thành thì tỷ lệ hen phế quản ở
nữ nhiều hơn nam.[40]
- Yếu tố mơi trường:
+ Dị ngun:[40]
Có rất nhiều dị nguyên khác nhau có khả năng gây hen phế quản.Người ta
phân ra dị nguyên trong nhà và dị nguyên ngồi nhà.
Trong nhà: mạt nhà, vật ni có lơng (chó, mèo, chuột), dị nguyên từ gián,
nấm, mốc, bào tử.
Ngoài nhà: phấn hoa, nấm, mốc, bào tử.
+ Nhiễm trùng:
Nhiễm trùng đường hơ hấp: Các nhiễm trùng đường hơ hấp có liên quan chặt
chẽ với hen phế quản. Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tạo điều kiện cho hen
phế quản trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn ở cả người lớn và trẻ em.
Ngun nhân gây nhiễm trùng hơ hấp có thể là: virus



7
Rhinovirus, Coronavirus, Influenza, Parainfluinza, Adenovirus, virus Hợp bào
hô hấp. Ở độ tuổi học sinh, một số virus có liên quan đến sự phát triển kiểu
hình hen. Một số nghiên cứu trên trẻ em nhập viện do nhiễm virus Hợp bào hơ
hấp, kết quả cho thấy có đến 40% những bệnh nhi này có thể tiếp tục khị khè
hay phát thành hen phế quản [49].
Mối tương tác giữa cơ địa dị ứng và nhiễm virus khá phức tạp, trong đó cơ địa
dị ứng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng đường hô hấp dưới đối với nhiễm virus,
và ngược lại nhiễm virus có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dị ứng, mối tương
tác giữa hai phần này có thể sẽ xảy ra khi cá nhân tiếp xúc đồng thời với dị
nguyên và virus [40].
+ Chất gây dị ứng từ nghề nghiệp
Hơn 300 dị nguyên liên quan đến hen nghề nghiệp [35]. Hen nghề nghiệp xuất
hiện chủ yếu ở người lớn [15, 41].
+ Khói thuốc lá:
Khói thuốc lá là tác nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: The
Chronic Obstructive Pulmonary Disease) và hen phế quản. Hơn 4500 hợp chất
và chất gây ơ nhiễm được tìm ra trong khói thuốc lá như: polycyclic
hydrocarbons, nicotine, carbon monoxide, carbon dioxide, nitric oxide,
nitrogen oxides và acrolein...các chất này làm tăng phản ứng, gây viêm nhiễm,
tăng xuất tiết phế quản. Có nhiều bằng chứng cho thấy trong mơi trường khói
thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hơ hấp,
tăng tỷ lệ khị khè và hen phế quản, nhất là ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi và trẻ em
có tiền sử bố mẹ bị dị ứng

[53]

. Những người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ


nhận được nhiều chất độc hơn so với người hút thuốc lá chủ động, đặc biệt
trong vai trị kích ứng đường hơ hấp của khói thuốc. Khói thuốc lá làm cho các
chức năng phổi


8
của bệnh nhân hen phế quản mau bị suy giảm, làm tăng mức độ nặng của hen
phế quản và làm giảm đáp ứng với thuốc điều trị Glucocorticoid hít và tồn
thân, giảm khả năng kiểm sốt hen phế quản tốt [40].
+ Ơ nhiễm khơng khí trong, ngồi nhà:
Vai trị của ô nhiễm không khí gây ra hen phế quản vẫn còn bàn cãi. Sự bùng
phát các cơn hen phế quản xảy ra trong các đợt khơng khí bị ơ nhiễm, có lẽ là
do nồng độ các dị nguyên đặc biệt và các chất ô nhiễm mà cá nhân bị dị ứng
tăng lên nhiều trong khơng khí[40].
+ Chế độ ăn:
Một vài dữ liệu gợi ý rằng, do thực phẩm phương Tây thường ở dạng chế biến
sẵn, người dân ít sử dụng chất chống oxy hóa (trái cây và rau), sử dụng nhiều
acid béo đa vịng 6 khơng no (margarin và dầu thực vật), ít dùng acid béo đa
vịng 3 khơng no (mỡ cá), làm tăng nguy cơ bị hen phế quản trên cơ địa dị ứng
[19]

.

1.1.3. Cơ chế bệnh sinh: [40]
Hen phế quản là một bệnh viêm phức tạp đường dẫn khí, liên quan đến nhiều tế
bào (bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ưa axít, dưỡng bào, đại thực bào, tế
bào lympho, tế bào cấu trúc) và hóa chất trung gian gây viêm (các cytokine,
chemokine, histamine, leukotrienes, nitric oxide, prostaglandin D2) dẫn đến các thay
đổi sinh lý giải phẫu bệnh [54]. Ngoài ra, trong hen phế quản, tình trạng viêm thường kết

hợp với tăng phản ứng đường dẫn khí.
- Các tế bào viêm:
+ Dưỡng bào niêm mạc phế quản hoạt hóa tiết ra các hóa chất trung gian gây
co thắt phế quản (histamine, cysteinyl leucotrienes, prostaglandin D2).


9
+ Bạch cầu ưa axít: tiết các protein có thể gây tổn thương tế bào biểu mơ
đường dẫn khí. Chúng cũng có vai trị trong việc tiết ra các yếu tố tăng
trưởng và gây tái cấu trúc đường dẫn khí.
+ Tế bào lympho T: tiết ra các cytokines đặc hiệu gồm IL-4, IL-5, IL-9 và
IL-13, có tác dụng điều khiển quá trình viêm qua trung gian bạch cầu đa
nhân ưa axít và sản xuất IgE từ lympho B đã được hoạt hóa.
+ Tế bào gai: bắt giữ dị nguyên trên bề mặt đường dẫn khí và di chuyển đến
hạch lympho tại vùng gần nhất, nơi đây các dị nguyên tiếp xúc với các tế
bào lympho T điều hịa và kích thích tế bào T non trở thành tế bào Th2.
+ Đại thực bào: tăng nhiều trong đường dẫn khí và có thể bị dị ngun kích
hoạt thơng qua thụ thể IgE, chúng tiết ra hóa chất trung gian và cytokines
nhằm khuếch đại phản ứng viêm.
+ Bạch cầu đa nhân trung tính: tăng lên trong đường dẫn khí và đàm của
bệnh nhân bị hen nặng và ở bệnh nhân hen do hút thuốc lá.
- Các hóa chất trung gian chủ yếu trong hen phế quản:
+ Các Chemokine: rất quan trọng trong việc huy động tế bào viêm vào
đường dẫn khí và được biểu hiện chính trên tế bào biểu mơ.
+ Cysteinyl leukotrienes: xuất phát chủ yếu từ dưỡng bào vào bạch cầu ưa
axít, gây co thắt phế quản mạnh và là hóa chất trung gian duy nhất liên
quan đến việc cải thiện chức năng phổi và triệu chứng hen.
+ Các Cytokines: điều hòa phản ứng viêm và quyết định độ nặng của hen.
+ Histamine: được dưỡng bào tiết ra và góp phần vào co thắt phế quản và
đáp ứng viêm.

+ Nitric oxide (NO): là chất gây dãn mạch mạnh, định lượng nồng độ


10
NO thở ra là kỹ thuật đang được dùng để theo dõi hiệu quả điều trị hen.
+ Prostaglandin D2: là chất gây co thắt phế quản, xuất phát chủ yếu từ
dưỡng bào và liên quan đến việc huy động tế bào Th2 đến đường dẫn khí.
- Sự thay đổi cấu trúc đường dẫn khí:
+ Xơ hóa dưới niêm mạc do lắng đọng collagen và proteoglycans dưới màng
đáy.
+ Cơ trơn phì đại và tăng sản, góp phần làm dày thành đường dẫn khí. Tiến
trình này liên quan đến độ nặng của bệnh và có thể do các hóa chất trung
gian gây viêm.
+ Mạch máu ở các đường dẫn khí tăng sinh dưới ảnh hưởng của yếu tố tăng
trưởng và có thể góp phần tăng bề dày đường dẫn khí.
+ Tăng tiết nhầy do tăng số lượng tế bào đài trong niêm mạc đường dẫn khí
và tăng kích thước tuyến dưới niêm mạc.


11

Các
cytokine

Yếu tố môi trường
Sản phẩm tế bào viêm

Tế bào gai
Tiết nhầy


Tế bào Th2
Nguyên bào sợi

Dưỡng bào

Bạch cầu
ưa
axít

Cơ trơn
Mạch máu

Bạch cầu đa nhân trung
tính
Các chất hóa hướng động

Hình 1.1: Sự tương tác giữa miễn dịch, viêm và tế bào cấu trúc trong sinh bệnh học
hen phế quản [38]


12
- Tăng phản ứng phế quản:
+ Tăng phản ứng phế quản gây ra hẹp đường dẫn khí ở bệnh nhân hen khi
tiếp xúc với chất kích thích. Tăng đáp ứng đường dẫn khí thường liên quan
đồng thời với hiện tượng viêm và sửa chữa đường dẫn khí và phục hồi một
phần với điều trị. Cơ chế của hiện tượng này bao gồm sự kết hợp các quá
trình:
Co thắt quá mức cơ trơn đường dẫn khí.
Co thắt liên tục đường dẫn khí.
Dày thành đường dẫn khí do phù nề và thay đổi cấu trúc.

Các thần kinh cảm giác có thể bị kích thích do q trình viêm, dẫn đến
co thắt phế quản quá độ.
1.1.4. Chẩn đoán:[40]
Hỏi bệnh sử kỹ lưỡng và thăm khám lâm sàng cùng với việc chứng tỏ được có
giới hạn luồng khí, có hồi phục và có dao động, trong phần lớn trường hợp sẽ có thể
khẳng định chẩn đoán.
Chẩn đoán hen phế quản thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng khị
khè, ho, khó thở, nặng ngực thành cơn. Ngoài các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thành
từng đợt sau tiếp xúc dị nguyên, những yếu tố khác: thay đổi mùa, tiền căn gia đình có
người bị hen hay bệnh dị ứng là yếu tố có ích giúp chẩn đoán. Tính chất hay biến đổi
của các triệu chứng, nặng lên khi gặp các tác nhân kích thích khơng đặc hiệu như khói
thuốc lá, khói, mùi hắc, hay vận động thể lực, nặng lên về đêm; và đáp ứng với điều trị
hen rất gợi ý chẩn đoán hen phế quản.
Khám thực thể hệ hơ hấp có thể bình thường vì triệu chứng hen thay đổi. Triệu
chứng hay gặp nhất là ran rít, triệu chứng này cho thấy đường dẫn khí bị giới hạn. Tuy
nhiên trên một số bệnh nhân hen, thậm chí là bệnh nhân hen nặng,


13
ran rít chỉ có thể nghe được khi thở ra mạnh. Đôi khi trong các đợt kịch phát hen nặng,
ran rít có thể khơng nghe thấy vì thơng khí phổi đã quá giảm. Các triệu chứng của hen
phế quản biểu hiện phụ thuộc vào đợt kịch phát và độ nặng của đợt kịch phát.
Thăm dị chức năng hơ hấp: Chẩn đoán hen thường dựa trên sự hiện diện của các
triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, thăm dị chức năng phổi giúp đánh giá mức độ nặng
của bệnh, khả năng hồi phục, sẽ góp phần tăng độ tin cậy trong chẩn đoán, đồng thời
giúp theo dõi diễn biến bệnh trong thời gian điều trị.
Mặc dù thăm dị chức năng phổi khơng liên quan chặt chẽ với biểu hiện triệu
chứng, cũng như các thước đo khác để kiểm soát bệnh, cả trên người lớn lẫn trẻ em.
Các thăm dò này sẽ cung cấp thêm thông tin về các dạng biểu hiện bệnh hen khác
nhau. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá giới hạn luồng khí, nhưng các

phương pháp này rất khó thực hiện ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi vì địi hỏi phải có sự hợp tác
của bệnh nhân. Do đó, chẩn đốn hen phế quản ở trẻ em từ 5 tuổi trở xuống là rất khó
khăn và phải dựa chủ yếu vào phán đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng cơ năng,
thực thể.
1.2. Phương pháp dao động xung ký trong thăm dị chức năng hơ hấp ở bệnh
nhân hen phế quản:
Phương pháp dao động xung ký là một kỹ thuật mới, đơn giản, khơng xâm lấn và
địi hỏi rất ít sự hợp tác của bệnh nhân. Điểm nổi bật của phương pháp này là chỉ cần
bệnh nhân hít thở bình thường, khơng cần những cử động hơ hấp đặc biệt cũng như
không cần chú ý đến hoạt động hơ hấp, nên có thể thăm dị chức năng hơ hấp cả ở
những trẻ nhỏ 2 tuổi

[11]

. Vì vậy, dao động xung ký được xem như một kỹ thuật mới

giúp đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí ở trẻ nhỏ [23, 47]. Phương pháp này giúp thăm dò
các đặc điểm cơ học của hệ hô hấp như đo trực tiếp sức cản đường dẫn khí, tính dãn
nở.


14
1.2.1. Sơ lược về giải phẫu sinh lý đường dẫn khí:[4]
Theo chức năng và giải phẫu học, đường dẫn khí được chia làm:
+ Đường hô hấp trên: mũi, miệng, hầu và thanh quản.
+ Đường hô hấp dưới: gồm đường hô hấp trung tâm và đường hô hấp nhỏ.
Trong trường hợp hơ hấp bình thường, khí đi vào phổi rất dễ dàng, chỉ cần một
khuynh áp dưới 1cm nước là đủ để thơng khí ở phổi.Nơi gây nhiều sức cản nhất là ở
những đường hô hấp trên, chiếm 50% sức cản.Đặc biệt là ở mũi và các phế quản
lớn.Miệng, hầu, thanh quản chiếm 25%. Các đường dẫn khí dưới chiếm phần cịn lại,

trong đó có kháng lực của các đường dẫn khí nhỏ dưới 2mm đường kính như tiểu phế
quản thế hệ thứ 8 trở đi, chỉ chiếm 10 – 20% tổng kháng lực đường dẫn khí. Tuy nhiên,
trong q trình bệnh lý xảy ra ở phế quản nhỏ sẽ làm tăng sức cản đường dẫn khí rất
nhiều, do chúng dễ bị tắc nghẽn.
Như vậy, kháng lực của đường dẫn khí tùy vào:
+ Thể tích phổi: khi phổi giãn nở, các thành phần đàn hồi của phổi kéo nở đường
dẫn khí và ngược lại khi thể tích phổi giảm.
+ Độ co cơ trơn tiểu phế quản Reissessen dưới ảnh hưởng của hệ giao cảm, phó
giao cảm, hệ thần kinh qua trung gian chất vasoactive intestinal polypeptide.
+ Mức độ phì đại niêm mạc.
+ Lượng dịch tiết trong lòng ống.
1.2.2. Đại cương về dao động xung ký:
Phương pháp dao động cưỡng bức (The forced oscillation technique) được ông
Dubois và cộng sự công bố đầu tiên vào năm 1956[20]. Sau đó, vào năm 1993 Jaeger cải
tiến kỹ thuật này và đưa ra loại máy dao động xung ký ngày nay, giúp đo lường kháng
lực đường dẫn khí R và phản lực đường dẫn khí X ở nhiều tần


15
số.

Hình 1.2: Phương pháp dao động xung ký
được cơng bố đầu tiên vào năm 1956[20]

Hình 1.3: Máy dao động xung ký


16
1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của dao động xung ký[10, 42]
Nguyên tắc cơ bản của dao động xung ký liên quan đến việc sử dụng các tín hiệu

cưỡng bức bên ngồi, các tín hiệu này có thể là đơn tần hoặc đa tần, liên tục hoặc ngắt
quãng.Đặc trưng của kỹ thuật dao động xung là tín hiệu cưỡng bức bên ngồi gián
đoạn, hình xung.
Kỹ thuật dao động xung cho phép đo tới 10 phổ trở kháng (10 xung) trong 1 giây.
Điều này cho phép phân tích tốt hơn các biến thiên trở kháng trong q trình hơ
hấp.Trong ứng dụng thơng thường, dao động xung ghi 5 phổ trở kháng (5 xung) trong
1 giây.
Phương pháp dao động đa tần như dao động xung ký cho phép ghi nhận đặc tính
đáp ứng đường hô hấp ở các tần số dao động khác nhau. Do đó người ta có thể khảo sát
ở các vị trí của đường dẫn khí – trung ương hay ngoại biên, trong hay ngoài lồng ngực.

Màng lọc

Bộ phận
nhận cảm lưu
lượng V’

Ống ngậm
Bộ phận
nhận cảm áp
lực P
Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo máy dao động xung ký[42]


×