TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN LOÀI CÂY CHỐNG CHỊU LỬA
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN – TỈNH ĐIỆN BIÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: TS. Kiều Thị Dương
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Cơng Doanh
Khóa học
: 2019-2023
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu lựa chọn loài cây
chống chịu lửa tại huyện Điện Biên-tỉnh Điện Biên” là cơng trình nghiên
cứu riêng của tôi. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Khóa
luận là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào dưới mọi hình thức.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp
về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày
tháng
Người hướng dẫn khóa luận
Tác giả Khóa luận
TS. Kiều Thị Dương
Nguyễn Công Doanh
i
năm 2023
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất
trong quãng đời mỗi sinh viên. Luận văn tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị
cho chúng em những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi
lập nghiệp.
Lời đầu tiên Trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn các quý Thầy,
cô trong khoa Quản lý tài nguyên tài nguyên Rừng và môi trường đã giảng
dạy và hướng dẫn em trong quá trình học tập, Thầy cơ đã tận tình chỉ dạy và
trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế
giảng đường, Làm nền tảng cho em có thể hồn thành được bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Được sự đồng ý của nhà trường, dưới sự hướng tận tình của cơ TS.Kiều
Thị Dương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em, định hướng cách tư duy và
cách làm việc khoa học, em đã được tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp
tại huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do
trình độ, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo khơng
tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý kiến của thầy để
bản báo cáo được hoàn thiện hơn ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 3
1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý lửa rừng ....................................................... 3
1.2. Cơ sở khoa học về khả năng chống chịu lửa của cây rừng ........................ 5
1.3. Tổng quan về cháy rừng và băng xanh cản lửa.......................................... 7
1.3.1. Tổng quan về các loài cây chống chịu lửa trên thế giới ......................... 7
1.3.2 Tổng quan về băng xanh cản lửa trên thế giới ........................................ 8
1.3.3 Tổng quan về các loài cây chống chịu lửa tại Việt Nam ...................... 10
1.3.4 Tổng quan về băng xanh cản lửa tại Việt Nam ...................................... 12
CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 14
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 14
2.1.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 14
2.1.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 14
2.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 14
2.3 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 14
2.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
2.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 14
2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin ngoại nghiệp ....................................... 15
2.5.2 Phương pháp tính toán nội nghiệp ......................................................... 19
CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 22
iii
3.1 Vị trí địa lý, địa giới hành chính ............................................................... 22
3.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 22
3.3 Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................... 23
3.3.1 Tình hình kinh tế .................................................................................... 23
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 26
4.1 Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ................................. 26
4.1.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp........................................................ 26
4.2 Tình hình và các vụ cháy rừng tại huyện Điện Biên................................. 27
4.2.1 Tình hình cháy rừng ............................................................................... 27
4.2.2 Cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và
phòng cháy, chữa cháy rừng cho nhân dân ..................................................... 28
4.3 Một số đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu............................ 30
4.3.1 Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao .................................................. 30
4.2.2 Đặc điểm cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn ............................................. 32
4.2.3 Độ tàn che, độ che phủ cây bụi, thảm tươi thảm khô trên các ô tiêu
chuẩn ............................................................................................................... 34
4.3 Kết quả nghiên cứu loài cây chống chịu lửa tại khu vực nghiên cứu. ...... 35
4.3.1 Các loài cây chống chịu lửa theo ý kiến phỏng vấn .............................. 35
4.3.2 Nghiên cứu đặc tính cháy của một số lồi cây có khả năng chống, chịu
lửa tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 39
4.4 Lựa chọn những loài cây có khả năng chống, chịu lửa phục hồi cho cơng
tác phòng cháy chữa cháy tại khu vực nghiên cứu ......................................... 51
4.5 Đề xuất giải pháp ứng dụng các loài cây chống chịu trong phòng cháy
chữa cháy rừng tại địa phương. ....................................................................... 53
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, TỒN TẠI ..................................... 56
5.1 Kết luận. .................................................................................................... 56
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 57
5.3 Kiến nghị ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Luận giải chữ viết tắt
Cv (%)
Hệ số biến động - Coefficient of variation
Dẻ gai ấn độ
DGAĐ
ĐH
Đại học
Kế hoạch
KH
KT-XH
Kinh tế- xã hội
M01
Mẫu số 1
M02
Mẫu số 2
M03
Mẫu số 03
M04
Mẫu số 04
M05
Mẫu số 05
STD
Độ lệch chuẩn - Standard Deviation
OTC
Ô tiêu chuẩn
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
PCCR
Phòng chống cháy rừng
UBNN
Ủy ban nhân dân
VLC
Vật liệu cháy
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích đất và rừng tại khu vực nghiên cứu ................................ 26
Bảng 4.2: Số vụ cháy, thiệt hại do cháy tại huyện Điện Biên giai đoạn 20132019 ................................................................................................................. 27
Bảng 4.3: Tình hình cháy rừng tại huyện Điện Biên từ 2018-2023 ............... 28
Bảng 4.4: Hoạt động tuyên truyền tăng cường công tác bảo vệ rừng và
PCCCR tại huyện Điện Biên giai đoạn 2017-2022 ........................................ 29
Bảng 4.5 Trang thiết bị chữa cháy tại KBT .................................................... 29
Bảng 4.6: Một số đặc điểm cấu trúc sinh trưởng tầng cây cao ....................... 30
Bảng 4.7: Tình hình sinh trưởng cây tái sinh ở đối tượng nghiên cứu rừng tự
nhiên ................................................................................................................ 33
Bảng 4.8: Kết quả điều tra cây bụi, thảm tươi ................................................ 34
Bảng 4.9: Những lồi cây có khả năng chống, chịu lửa qua phỏng vấn......... 35
Biểu 4.10: Đặc điểm cấu trúc hình thái cấu trúc của lồi cây lựa chọn:......... 37
Bảng 4.11: Hàm lượng nước trong lá cây ....................................................... 40
Bảng 4.12: Hàm lượng tro thô trong VLC ...................................................... 42
Bảng 4.13: Trung bình thời gian cháy VLC của các lồi nghiên cứu ............ 44
Bảng 4.14: Chỉ tiêu bề dày vỏ những loài cây nghiên cứu ............................. 46
Bảng 4.15: Hàm lượng % nước trong vỏ ........................................................ 48
Bảng 4.16: Một số loài cây đi kèm với cây có khả năng chống chịu lửa ...... 51
Bảng 4.17: Bảng cho điểm các tiêu chuẩn các loài cây nghiên cứu ............... 52
Bảng 4.18: Kết quả xếp hạng về khả năng phát triển phục vụ phòng chống
cháy rừng của các loài cây nghiên cứu tại khu vực ........................................ 53
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Trạng thái rừng OTC số 1 .................................................................. 31
Hình 2: Trạng thái rừng OTC số 2 .................................................................. 31
Hình 3: Trạng thái rừng OTC số 3 .................................................................. 32
Hình 04: Hình ơ dạng bản của OTC số 01 ...................................................... 33
Hình 05: Hình ơ dạng bản của OTC số 02 ...................................................... 33
Hình 06: Hình ơ dạng bản của OTC số 03 ...................................................... 34
Hình 07: Hình ảnh điều tra độ tàn che ............................................................ 35
Hình 08: Biểu đồ Hàm lượng % nước trong lá cây ........................................ 41
Hình 09: Biểu đồ hàm lượng phần trăm tro thơ có trong VLC ....................... 43
Hình 10: Biểu đồ Thời gian(s)/100(g) VLC khơ kiệt ..................................... 45
Hình 11: Biểu đồ độ dày vỏ ............................................................................ 47
Hình 12: Hình ảnh đo bề dày vỏ cây Cáng lị ................................................. 48
Hình 13: Biểu đồ hàm lượng % nước trong vỏ ............................................... 50
Hình 14: Biểu Tổng điểm các tiêu chí lựa chọn loài cây chống chịu lửa ....... 52
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cháy rừng là một thảm họa không những gây ảnh hưởng rất lớn đến tài
nguyên rừng, vật chất, tính mạng của con người, mà còn ảnh hưởng xấu đến
môi trường sinh thái. Ở nước ta và các nước trên thế giới, cháy rừng đã gây
những thiệt hại lớn đến người, kinh tế, môi trường, xã hội, người ta đã thống
kê trên thế giới cháy rừng đã thiêu hủy hàng triệu ha rừng, có nhiều năm
những con số về thiệt hại do cháy rừng gây ra là rất lớn.
Huyện Điện Biên là một huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, với diện
tích đất có rừng là 72.651,25 ha, độ che phủ rừng là 51,89%. Chỉ trong đầu
mùa khô 2018-2019 tồn tỉnh có 58 vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn, thiệt hại
49ha rừng, trong đó địa phương xảy ra cháy rừng nhiều nhất là huyện Điện
Biên với 24 vụ cháy (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên, 2019). Huyện cũng
đã xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa
cháy rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, UBND huyện
Ðiện Biên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các xã tăng cường
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, nhất là đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát
lâm sản, chú trọng địa bàn trọng điểm, vùng giáp ranh; kiểm tra, ngăn chặn,
xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp trái pháp luật; tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý
thức chấp hành công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Hiện nay đã có nhiều biện pháp, trang thiết bị hỗ trợ phòng cháy chữa
cháy rừng. Trong đó nâng cao tính chống, chịu lửa rừng là một trong những
biện pháp mang lại hiệu quả cả về khả năng phòng chống cháy rừng, kinh tế
và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên hoạt động xác định các loài cây
chống chịu lửa ở địa phương còn rất hạn chế. Để góp phần giải quyết yêu cầu
cấp thiết về nghiên cứu lựa chọn loài cây chịu lửa phục vụ cho công tác
PCCCR của địa phương và xây dựng phương án quản lý, gây trồng và phát
triển các loài cây chống chịu lửa, em thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên
cứu lựa chọn loài cây chống chịu lửa tại huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên”
.
1
Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
- Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen được
với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến
thức chun mơn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học
trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Hiểu được các
phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học
trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học. Qua quá trình học tập nghiên
cứu đề tài tại nghiên cứu lựa chọn loại cây có khả năng chịu lửa tại địa bàn
huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức
và kinh nghiệm thực tế trong việc bảo vệ lồi cây có khả năng chịu lửa. Đây
sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm
việc sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã xác định được một số lồi có khả năng chống chịu lửa cao tại
khu vực nghiên cứu, là nguồn tham khảo giúp xây dựng đường băng xanh
hiệu quả phát huy đúng vai trò phòng cháy chữa cháy rừng tại khu vực
nghiên cứu.
Đề tài có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo để trồng bổ sung
những cây chống chịu lửa vào một số hệ sinh thái rừng có nguy cơ cháy cao
góp phần nâng cao khả năng chống chịu lửa của rừng. Đồng thời khi áp dụng
trồng những loại cây chống chịu lửa đã nghiên cứu vừa đem lại hiệu quả
PCCCR vừa đem lại hiệu quả về kinh tế do những lồi này đều có phân bố tại
khu vực nghiên cứu và dễ trồng.
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý lửa rừng
Khoa học lửa rừng
Là môn khoa học nghiên cứu những nguyên lý cơ bản về sự phát sinh,
phát triển của lửa ở trong rừng và ven rừng, những lý luận và kỹ thuật về
phòng cháy, chữa cháy và sử dụng lửa. (Bế Minh Châu (2012)
Cháy rừng:
Theo TS. Phạm Ngọc Hưng (1994): Cháy rừng là những đám cháy
được phát sinh và lan tràn, tiêu hủy sinh vật trong rừng. (Phạm Ngọc Hưng
(2001))
Theo F.A.O: Cháy rừng là những đám cháy xuất hiện và lan tràn ở
trong rừng mà khơng có sự kiểm sốt của con người, gây nên những tổn thất
nhiều mặt về tài nguyên, của cải, môi trường. (Craig Chandler, Phillip
Cheney,
Philip
Thomas,
Louis
Trabaud,
Dave
Williams
(1983)),
(Timo.V.Heikkila and othes (2007))
Cần phân biệt những đán cháy rững và những đám cháy có điều khiển ở
trong rừng và ven rừng để phục vụ mục đích của con người.
Quản lý lửa rừng
Theo F.A.O: Quản lý lửa rừng là mọi hoạt động cần thiết bảo vệ rừng
không bị cháy cùng với việc sử dụng lửa nhằm đáp ứng những mục tiêu trong
quản lý đất đai. Những hoạt động này bao gồm các nội dung chính: phòng
cháy, chữa cháy, sử dụng lửa và phục hồi rừng sau cháy. (Nguồn: Craig
Chandler, Phillip Cheney, Philip Thomas, Louis Trabaud, Dave Williams
(1983)), (Nguồn: Timo.V.Heikkila and othes (2007)).
Theo Schweithelm – 1999: “Quản lý lửa về cơ bản là sự kết hợp các nỗ
lực để duy trì lửa trong một chế độ mong muốn”. Một chế độ cháy là “Tập
hợp các đám cháy tự nhiên hoặc nhân tạo, xảy ra trong một khu vực xác định
và trong một khoảng thời gian xác định, có tính đến tần suất cháy, cường độ
từng đám cháy, mùa xảy ra cháy, phân bố các đám cháy trên toàn vùng và
3
khoảng thời gian từ vụ cháy trước đấy”. (Nguồn: Bế Minh Châu (2012)), ( Mc
Arthur A.G., Luke R.H. (1984))
- Sinh thái lửa rừng (Forest fire ecology) là khoa học nghiên cứu các
tính chất và quy luật ảnh hưởng của lửa rừng đối với môi trường, sinh vật và
cả hệ sinh thái rừng. Sinh thái lửa rừng là cơ sở lý luận quan trọng cho công
tác phòng cháy, chữa cháy và sử dụng lửa hiệu quả trong kinh doanh rừng
Đường băng cản lửa là một trong những biện pháp phòng cháy rừng
cần thiết cho các khu trồng rừng hay ở các khu rừng tự nhiên cần phải tiến
hành phân chia rừng thành những lô, khoảnh riêng biệt bởi những đường băng
cản lửa: đường băng đó có thể là đường băng trắng hoặc đường băng xanh có
tác dụng ngăn được ngọn lửa cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn cây rừng
(Bộ NN&PTNT (2009)).
+ Đường băng trắng: là những giải đất trống đã được chặt trắng thu dọn
hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngăn lửa cháy lan
trên mặt đất rừng (Bộ NN&PTNT (2018), Thông tư số 29/2018/BNN-PTNT
Quy định về các pháp lâm sinh).
+ Đường băng xanh: là những đường băng được trồng cây xanh hỗn
giao, có kết cấu nhiều tầng, chọn những lồi cây có khả năng chịu lửa tốt, lá
xanh và không rụng lá về mùa khơ. Đường băng xanh có tác dụng ngăn 2 loại
cháy: cháy lan mặt đất và cháy lướt trên tán cây rừng(Bộ NN&PTNT (2009)).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cháy của rừng ở Việt Nam
Nguy cơ cháy rừng của một địa phương có liên quan chặt chẽ đến đặc
điểm của điều kiện khí tượng. Các nhân tố khí tượng đặc trưng là: Nhiệt độ
không khí, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió…ln có tác động đến thành phần
tính chất của VLC, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và lan tràn của
đám cháy.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến q trình bốc
thốt hơi nước của vật liệu cháy, làm cho VLC nhanh khô và đạt tới trạng thái
dễ bén lửa hơn. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm của khu vực không
4
cao, có chỉ số phổ biến từ 16-19℃, trung bình là 15,5℃. Tuy nhiên vào mùa
hè có sự ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng nên dễ tạo điều kiện thuận lợi cho
cháy rừng xảy ra.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa và thời gian mưa có ảnh hưởng trực tiếp
đến độ ẩm VLC, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, từ đó ảnh hưởng tới khả năng
bén lửa, cường độ và sự lan tràn của đám cháy biệt là vật liệu cháy sẽ nhanh
chóng đạt tới trạng thái dễ bắt lửa và với tốc độ gió gió Tây là 1,8m/s sẽ thuận
lợi cho cháy rừng xảy ra, dễ tạo thành đám cháy tán rất nguy hiểm.
1.2. Cơ sở khoa học về khả năng chống chịu lửa của cây rừng
Các loài cây khác nhau có khả năng chịu lửa khơng giống nhau, tùy
thuộc vào các đặc điểm sinh vật học của lồi. Đám cháy có tốc độ nhanh hay
chậm phụ thuộc rất lớn vào khả năng bén lửa của bộ phận lá và vỏ cây.
Nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng chống chịu lửa của lá, vỏ và việc lượng
hóa theo các tiêu chuẩn bằng phương pháp phân thứ hạng các loài cây tạo
băng cản lửa phổ biến hiện nay là cơ sở khoa học để các đơn vị kinh doanh,
sản xuất lâm nghiệp tiến hành lựa chọn loài cây có khả năng phòng cháy có
hiệu quả cao cho rừng trồng.
Thực vật có khả năng chịu nhiệt độ cao nhất định. Giới hạn nhiệt độ cho hoạt
động sống bình thường của thực vật là vùng nhiệt độ sinh lý. Những cây có
khả năng thích nghi với ngưỡng nhiệt độ cao hơn là những cây chịu nhiệt độ
cao. Có nhiều kiểu phản ứng tự vệ đặc trưng để thích ứng với điều kiện nhiệt
độ cao. Mỗi nhóm cây có hình thức thích nghi đặc trưng với nhiệt độ cao.
Đối với cây hạn sinh chịu nóng thì hình thức phổ biến là tăng cường
q trình thốt hơi nước, kèm theo tăng hút nước để điều hoà nội nhiệt của cơ
thể. Với cây mọng nước có độ nhớt nguyên sinh chất rất cao nên khả năng
chịu nóng cao. Nhiều nhóm cây chịu nóng nhờ thay đổi đặc tính về cấu trúc
nguyên sinh chất, thành phần nguyên sinh chất. Các nhóm cây có hàm lượng
các phức hợp nucleoprotein, lipoprotein cao và bền vững giúp cho cây chịu
được nhiệt độ cao. Đặc biệt ở nhóm cây này khả năng tổng hợp loại protein
5
sốc nhiệt (HSPs-heat shock proteins) mạnh, hàm lượng HSPs rất cao nên khả
năng chịu nhiệt rất cao do các loại protein này có thể chịu được nhiệt độ cao.
Đa số các loài thực vật bắt đầu bị hư tổn ở nhiệt độ 35 - 40℃ . Do vậy,
Khi gặp nhiệt độ cao sẽ gây sự đông kết protein dẫn đến sự tổn hại nguyên
sinh chất. Đa số cây không chịu được nhiệt độ trên 50℃ kéo dài. Trước hết
nhiệt độ cao phá huỷ các cấu trúc của các bào quan của tế bào và của các cơ
quan của cây. Ty thể, lục lạp đều bị tổn thương nặng ảnh hưởng đến chức
năng hô hấp và quang hợp. Lá bị cháy sém giảm khả năng quang hợp và thoát
hơi nước. Khi gặp nhiệt độ cao cả quang hợp lẫn hô hấp đều bị ảnh hưởng.
Khi nhiệt độ tăng mạnh cường độ quang hợp giảm nhanh hơn tốc độ hô hấp.
Trên ngưỡng nhiệt sinh lý quang hợp không thể bù đủ lượng cơ chất cho hô
hấp, do vậy dự trữ gluxit sẽ giảm. Do vậy sự mất cân bằng giữa hô hấp và
quang hợp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hại cho cây của nhiệt
độ cao. Sự tăng cao hô hấp so với quang hợp ở nhiệt độ cao xảy ra rõ rệt ở
cây so với cây C3, C4 hay CAM. Do ở cây C4 hô hấp tối và quang hô hấp đều
tăng cùng sự tăng nhiệt độ. Nhiệt độ cao làm giảm tính bền vững của màng và
protein. Khi nhiệt độ cao tính lỏng quá cao làm thay đổi cấu trúc của màng
làm cho màng mất các chức năng sinh lý, để ngoại thấm các ion ra ngoại bào.
Nhiệt độ cao kích thích quá trình phân huỷ các chất, đặc biệt là protein. Khi
protein bị phân huỷ mạnh sản phẩm tích tụ nhiều trong tế bào là NH3 gây độc
cho tế bào. Nhiệt độ cao cũng làm giảm lượng axit hữu cơ và nhiều hợp chất
hữu cơ quan trọng khác do bị phân huỷ. Đặc biệt là nhiệt độ cao làm cho hô
hấp mạnh nhưng sự tích lũy năng lượng vào ATP qua q trình photphoryl
hố bị hạn chế nên phần lớn nhiệt thải ra trong hô hấp ở dạng nhiệt làm tăng
nhiệt nội bào làm cho tế bào bị tổn thương và có thể bị chết.
Kiến thức bản địa của người dân được hiểu là hệ thống những hiểu biết,
những kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết và vận dụng vào thực tế cuộc
sống cũng như trong quá trình sản xuất và được truyền lại cho con cháu, lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
6
Ngày nay vấn đề dựa trên kiến thức bản địa đang rất được quan tâm và
được sử dụng thường xuyên ở cả những nước phát triển cũng như các nước
đang phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, do có
sự kế thừa nhanh và cho hiệu quả cao. Cũng chính vì lý do đó mà đề tài này
coi việc kế thừa kiến thức bản địa của người dân về vốn hiểu biết và kinh
nghiệm của họ đối với những lồi cây có khả năng phòng chống, chịu lửa để
từ đó là cơ sở quan trọng nhằm lựa chọn ra những lồi cây có khả năng phòng
chống cháy rừng, phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại khu
vực nghiên cứu.
1.3. Tổng quan về cháy rừng và băng xanh cản lửa
1.3.1. Tổng quan về các loài cây chống chịu lửa trên thế giới
Phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới được bắt đầu giới thiệu vào
thế kỉ 20. Thời kì đầu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ,
Nga, Đức, Thụy Điển, Canada, Úc, Pháp v.v.... Ở Đức vào năm 1922, Voigt
đã đề nghị xây dựng băng xanh cản lửa trên đó trồng các lồi cây như: Sồi,
Hoa mộc…Đến năm 1930. Ở Nga bước đầu nghiên cứu các đai trồng rừng
hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim để phòng cháy cho những khu rừng lá kim
với các loài như: Sồi, Dẻ…Ở Trung Quốc, tới những năm 80 vấn đề này càng
được chú ý quan tâm và nghiên cứu có chiều sâu hơn. Các nhà khoa học
Trung Quốc đã lựa chọn được hàng chục lồi cây có khả năng phòng cháy,
trong đó nổi bật là: Vối thuốc, Giổi, Trinh nữ, Sau sau lào. Sau đó tại hầu hết
các nước có hoạt động lâm nghiệp.
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng:
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng oxy hóa các
vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi có mặt đồng thời
của 3 thành tổ còn gọi là tam giác lửa: nguồn lửa, ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ
thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng có thể được hình thành,
phát triển hay ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown, 1979; Belop,1982;
Chandler, 1983; Johann G. Goldammer, 2009).
7
Ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
cháy rừng là: thời tiết, trạng thái rừng và hoạt động kinh tế xã hội của con
người (Belop,1982). Thời tiết, đặc biệt là chế độ mưa, nhiệt độ và độ ẩm
không khí ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy
dưới rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại
rừng ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hoá học, khối lượng và phân bố của vật
liệu chảy, qua đó ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan
tràn của đám cháy. Hoạt động sống của con người như nương rẫy, săn bắn, du
lịch v.v.. ảnh hưởng đến mật độ và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám
cháy. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng đều được xây dựng trên cơ
sở phân tích đặc điểm của của 3 yếu tố trên trong hoàn cảnh cụ thể của địa
phương (Richmond,1976; Laslo Pancel, 1993)
-Nghiên cứu về về khả năng chống chịu lửa từ vỏ cây
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Úc đã chỉ ra rằng Độ dày
và mật độ của vỏ cây là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển dự đốn các
mơ hình loại bỏ cấp cao sau hỏa hoạn trong các khu rừng đang hồi sinh
(Rachael H. Nolana,Simin Rahmanic và các cộng sự, 2020).
Tại Caribbean các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 472 thân
cây của 25 loài để kiểm tra đo độ dày của vỏ cây và chỉ ra rằng Khả năng
chống lại tỷ lệ tử vong do hỏa hoạn của cây cối tăng theo độ dày của vỏ cây,
điều này rất khác nhau giữa các loài và thường tăng theo đường kính thân
(Brett T. Wolfe; Gabriel E. Saldana Diaz and Skip J. Van Bloem, 2014)
1.3.2 Tổng quan về băng xanh cản lửa trên thế giới
Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại
băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy
rừng (Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993). Người ta đã nghiên cứu
tập đoàn cây trồng trên băng cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở hồ
đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều
chuyên gia về lửa rừng ở một số nước Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu
8
đưa ra những ý kiến về xây dựng các băng xanh cản lửa và đai xanh phòng
cháy rừng trên đó có trồng các lồi cây lá rộng; ở Nga đã thiết lập những băng
cây xanh chịu lửa khép kín với kết cấu nhiều loài cây, tạo thành nhiều tầng để
ngăn lửa cháy từ ngồi vào các khu rừng thơng, bạch đàn, sồi,... Các nước
khác tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều cơng trình nhất
vẫn là Đức, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Canada, Nhật Bản và
Trung Quốc,... (Phạm Ngọc Hưng, 2001)
Ở Đức, năm 1922, Voigt đã đề nghị xây dựng băng xanh cản lửa. Trên
đó tùy điều kiện lập địa mà trồng các loại cây như :Dè, Keo gai, Hoa mộc,
Sồi... Sau đó nhiều tác giả khác tiếp tục nghiên cứu vấn đề này như Junack
(1925), Oswald (1926), Peter (1928), Lindner (1932), Ranelow (1934),
Schonhaber (1936)... Những loài cây được chú ý nhất là : Sồi đỏ, Dương
Balsam, Dương Androscoggin, Thông rụng lá ... Ngồi ra, có thể trồng dưới
tán rừng những lồi cây như : Robinse, cỏ Lupin, Traubenkische...
Từ những năm 30, Nga và một số nước khác ở châu Âu đã nghiên cứu
các đai rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim để phòng cháy lan cho những
khu rừng lá kim có diện tích lớn. Nhưng phải đến những năm 60 mới có nhiều
nghiên cứu sâu hơn cả về loài cây lẫn phương thức trồng trên băng phòng
cháy. Những loài cây được sử dụng nhiều nhất là : Dẻ, Sồi, Dương...
Trồng rừng hỗn giao nhiều loài để hạn chế khả năng cháy của cây rừng
cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây bụi, thảm tươi; do rừng trồng
thuần loài dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm nên nhiều nước trên thế giới đã
quan tâm nghiên cứu nhằm tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài bằng
nhiều lồi cây khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài
đã được một số nước ở Châu Âu tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ XIX.
Năm 1995, các tác giả Ball, Wormald và Russo đã nghiên cứu quá trình điều
chỉnh một số lâm phần hỗn giao theo q trình sinh trưởng của mơ hình thơng
qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây tạo điều kiện để chúng cùng
sinh trưởng phát triển tốt.
9
Các kết quả nghiên cứu phòng chống cháy rừng trên thế giới đã khẳng
định hiệu quả của các loại băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống
kênh mương ngăn cản cháy rừng( Gromovist R., Juvelius M., Heikila T.
(1993), Handbook on Forest Fire, Helsinki.)
1.3.3 Tổng quan về các loài cây chống chịu lửa tại Việt Nam
Những nghiên cứu bước đầu về vấn đề chọn loài cây trồng trên băng
phòng cháy đã được tiến hành từ những năm 1980, các tác giả như Ngô
Quang Đê, Phạm Ngọc Hưng (1983), Hoàng Kim Ngũ (1992), Bế Minh Châu
(1999) ,….(Dẫn theo Trần Minh Cảnh 2019), đã đưa ra một số nguyên tắc
chung trong việc lựa chọn lồi cây có khả năng chống chịu lửa và đã đưa ra
một số loài cây cụ thể. Tuy nhiên, việc đề xuất này mới chủ yếu dựa vào đặc
điểm hình thái và khả năng tái sinh một cách định tính.
Năm 2009, Bế Minh Châu đã nghiên cứu lựa chọn các lồi cây phịng
cháy rừng hiệu quả cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Nguồn: Bế Minh Châu
(2009)). Kết quả đã xác định 37 lồi cây có thể phục vụ cơng tác phòng chống
cháy rừng, trong đó có 15 lồi có khả năng phòng cháy tương đối tốt, thích
hợp với điều kiện lập địa, đáp ứng mức độ nhất định về mặt kinh tế và có thể
phát triển để phục vụ cho mục đích phòng chống cháy rừng ở vùng núi phía
Bắc. Những lồi tiêu biểu đó là: (1) Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), (2)
Vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn, et Champ), (3) Giổi xanh
(Michelia mediocris Dandy), (4) Giổi lông (Michelia balansae (A.DC.)
Dandy), (5) Giổi Trung quốc (Michelia macchurei Dandy), (6) Vàng tâm
(Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv.), (7) Tơ hạp Điện biên (Altingia
siamensis Craib.), (8) Cáng lị (Betula anoides BuchHam.), (9) Máu chó lá
lớn (Horsfieldia amygdalina Warbg), (10) Máu chó lá nhỏ (Forsfieldia
conferta Warbg), (11) Tai chua (Garcinia cowa Roxb), (12) Mạ xưa bắc bộ
(Helicia tonkinensis H. Lec), (13) Thanh thất (Ailanthus tryphysa (Dennst)
Alston), (14) Dung giấy (Symplocos laurina Wall), (15) Chè Đuôi lươn
(Eurya ciliata).
10
Theo Bế Minh Châu, “Nghiên cứu, lựa chọn loài cây có khả năng
phòng cháy rừng ở tỉnh Yên Bái”, Khoa học cơng nghệ số 1- tháng 1/ 2009,
các lồi cây có khả năng chịu lửa hiện nay được điều tra, phát hiện là có khả
năng chống chịu lửa, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học liên quan tới khả
năng chống, chịu của các loài cây lựa chọn, xác định tập đồn lồi cây có khả
năng phòng chống cháy hiệu quả tại địa phương. Theo Nguyễn Đình Thành,
(2008) (Nguồn: Bế Minh Châu (2001)). Kết quả nghiên cứu khả năng phòng
cháy của một số lồi cây có thể sử dụng tạo băng ngăn cản lửa tại Bình Định,
ơng tiến hành điều tra, phát hiện các loại cây có tính chịu lửa cao trên địa bàn
tỉnh. Sau đó phân tích mẫu lá và vỏ cây trong phòng thí nghiệm, tiến hành
lượng hóa và chuẩn hóa các tiêu chuẩn và so sánh lựa chọn lồi cây tối ưu có
khả năng chống chịu lửa phòng cháy tốt trồng thành băng xanh và đai xanh
cản lửa.
Theo Bế minh Châu: “Để lựa chọn lồi cây có khả năng phòng cháy, có
thể sử dụng nhiều phương pháp: Phỏng vấn người dân; Điều tra thực bì sau
nương rẫy; Điều tra ở rừng tự nhiên; Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng
chống, chịu lửa của cây trong phòng thí nghiệm; Tham khảo ý kiến chuyên
gia; và Sử dụng các mơ hình tốn để đánh giá tổng hợp về khả năng phát triển
các loài cây phục vụ cho cơng tác phịng chống cháy rừng.”, Tạp chí
NN&PTNT (số tháng 6 năm 2012).
Theo Bế Minh Châu(2009), “Nghiên cứu lựa chọn các loài cây phòng
cháy rừng hiệu quả cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam” đã sử dụng các chỉ tiêu
phản ánh khả năng chống chịu lửa và khả năng sinh trưởng của các loài cây
nghiên cứu bao gồm: (1) Hàm lượng nước, tro trong lá và vỏ cây; (2) Độ dày
lá và vỏ cây; (3) Thời gian cháy của lá và vỏ cây; (4) Khả năng chịu nhiệt của
lá; (5) Kết cấu lá cây; (6) Khả năng tái sinh; (7) Khả năng sinh trưởng và giá
trị kinh tế.
Năm 2022, Phúc Thị Kim Tuyến đã nghiên cứu lựa chọn loài cây
phòng cháy rừng hiệu quả tại huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang gồm có
11
những loài: Phay sừng, Vả, Bằng lăng nước, Sổ bà, Dâu gia xoan, Mỡ (nguồn
Phúc Thị Kim Tuyến,2022).
Cũng cùng năm 2022, đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Hà Minh Tuấn
(trường Đại học Lâm nghiệp) đã chọn ra 6 lồi có khả năng chống chịu lửa tại
khu vực huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh gồm: Lọng bàng, Ngát, Thành
ngạnh, Bứa, Dẻ gai ấn độ và Chẹo tía (nguồn Hà Minh Tuấn, 2022).
1.3.4 Tổng quan về băng xanh cản lửa tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề chọn loài cây có khả năng chống, chịu lửa để trồng
trên băng cây xanh phòng cháy đã được các chuyên gia về lửa rừng chú ý từ
những năm 80. Ngay từ những năm này, những nghiên cứu ban đầu về vấn đề
hon kou cay to get it năng chống, chịu lửa đã được tiến hành. Các tác giả như
Ngô Quang Đê, Phạm Ngọc Hưng (1983), Hoàng Kim Ngũ (1992), Bế Minh
Châu (1999),...đã đưa ra một số nguyên tắc chung trong việc lựa chọn và đề
xuất một số lồi cây có khả năng chống, chịu lửa cao. Đây là những tài liệu
tham khảo đầu tiên về chọn loài cây phục vụ cho việc xây dựng các băng
xanh.
Các cơng trình phòng cháy rừng ở nước ta hiện nay chủ yếu là đường băng
trắng và đường băng xanh cản lửa hạn chế cháy lan trên mặt đất, cháy lướt
trên ngọn cây rừng. Thống kê của Cục Kiểm lâm (2014, Phương tiện phòng
cháy chữa cháy rừng) cho thấy năm 2014 cả nước có 1.584 km đường băng
xanh và 7.775 km đường băng trắng cản lửa.
Theo Phạm Ngọc Hưng (2001), đường băng xanh được trồng cùng với
việc trồng rừng trong năm trên những diện tích rừng có độ dốc 25 độ. Đại
rừng phòng cháy có chiều rộng từ 20 - 30 m, nếu xây dựng theo đường phân 20 m là đủ. Thơng thường khoảnh thì chiều rộng đai rừng chỉ cần từ 1s y
dựng theo đường phân đường băng cản lửa lợi dụng những chướng ngại vật tự
nhiên như: sông, suối, hồ nước, đường mòn, đường dơng; những cơng trình
nhân tạo: đường sắt, đường giao thơng, đường vận xuất, vận chuyển để làm
băng. Trong những trường hợp này, đường băng thường chỉ xây dựng dọc
12
theo hai bên đường bằng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, có bề rộng
từ 6 - 10 m. Một số loài loài cây được giới thiệu đưa vào trồng thành băng
hoặc đai xanh cản lửa: Cây Tống quá sủ (Alnus nepalensis), Dứa bà (Agave
americara), Vối thuốc răng cưa (Schima superb Gardn. et Champ), Me rừng
(Phyllanthus emblica L), Thẩu tấu (Aporosa microcalyx Hassk), Dâu da đất
(Baceaerea sapida Mull - Arg.) và Keo tai tượng (Acacia mangium Wild).
13
CHƯƠNG II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
- Nghiên cứu thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lý rừng tại huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Lựa chọn được một số loại cây có khả năng chống chịu lửa tại huyện
Điện Biên – tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất hướng ứng dụng những lồi cây có khả năng chống, chịu lửa
vào cơng tác phòng cháy rừng ở khu vực nghiên cứu.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo tại
huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên.
2.3 Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Điện Biên- tỉnh Điện Biên.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023.
2.4 Nội dung nghiên cứu
Để đặt được những mục tiêu đề ra, đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
(1) Đánh giá hiện trạng rừng, tình hình cháy rừng và cơng tác phòng
cháy chữa cháy rừng tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên.
(2) Nghiên cứu lựa chọn các loài cây chống chịu lửa tại khu vực
nghiên cứu.
(3) Đề xuất giải pháp ứng dụng các loài cây chống chịu trong phòng
cháy chữa cháy rừng tại địa phương.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thu thập được đầy đủ thông tin phục vụ cho quá trình nghiên
cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chính là: Phỏng vấn người dân địa
phương; tham khảo tài liệu tại hạt Kiểm lâm; Điều tra ô tiêu chuẩn; phân tích
14
trong phòng thí nghiệm và phương pháp xử lý nội nghiệp để lựa chọn những
lồi cây có khả năng chống chịu lửa tốt và có hiệu quả nhất định về mặt kinh
tế- sinh thái tại khu vực nghiên cứu.
2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin ngoại nghiệp
2.5.1.1 Đánh giá hiện trạng rừng, tình hình cháy rừng và công tác phòng
cháy chữa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Tham khảo, kế thừa tài liệu của Hạt Kiểm Lâm huyện Điện Biên.
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan.
- Phỏng vấn kinh nghiệm 20 người dân địa phương và 16 cán bộ lâm
nghiệp về tình hình cháy rừng của khu vực, kinh nghiệm, phương tiện, lực
lượng PCCCR tại địa phương. Các câu hỏi phỏng vấn được trình bày cụ thể
trong phụ lục 04-05.
- Điều tra sơ bộ ngoài thực địa để bổ sung vào những thông tin về địa hình,
đất đai, tài nguyên rừng, tình hình dân sinh, kinh tế – xã hội có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc lựa chọn lồi cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu vực nghiên cứu.
2.5.1.2 Điều tra, phát hiện những lồi cây có khả năng chớng, chịu lửa hiệu quả tại
khu vực nghiên cứu.
a) Điều tra dựa vào kiến thức bản địa của ngừơi dân tại địa phương như mẫu
bảng 01 và 02 dưới đây:
Mẫu bảng 01: Bảng phỏng vấn người dân địa phương
Tên lồi cây có
STT
Họ và tên
Dân
tợc
Tuổi
Giới
tính
khả năng
Các đặc
chống, chịu lửa
điểm đặc
(tên địa
trưng
phương)
1
15
Mẫu bảng 02: Bảng phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp
STT
Họ và
tên
Chức
vụ
Tuổi
Tên lồi cây
có khả năng
chống, chịu
lửa (tên địa
phương)
Giới
tính
Tên khoa
học
Các đặc
điểm
đặc
trưng
1
Đề tài áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của người dân (RRA) với các hoạt động phỏng vấn kiến thức bản địa của
người dân về các lồi cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu vực nghiên cứu
các hộ gia đình, cá nhân, quan sát lắng nghe, tích cực ghi chép, tổng hợp…
trong đó đặc biệt quan tâm tới các hộ gia đình có hoạt động nghề rừng.
b) Điều tra chuyên ngành
Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, lựa chọn khu vực đã từng xảy ra cháy
rừng để nghiên cứu.
Trên các đối tượng nghiên cứu đã lựa chọn, tiến hành điều tra tỉ mỉ để
so sánh, phát hiện ra các lồi cây có khả năng chống, chịu lửa.
Tiến hành điều tra bằng cách lập 3 ơ tiêu chuẩn (OTC) có diện tích
500𝑚2 trên các đối tượng rừng đã chọn. Trên mỗi OTC, xác định tổ thành
loài, mật độ, tàn che, sinh trưởng của tầng cây cao, tầng cây tái sinh.
Mẫu bảng 03: Bảng điều tra một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
Số hiệu OTC:…………………..Ngày điều tra:………………………….
Địa điểm:……………………….Trạng thái rừng:……………………….
STT Tên cây
𝐻𝑣𝑛 𝐻𝑑𝑐
𝐷𝑡
(m) (m)
(m) (cm)
1
2
16
𝐷1.3
Chất lượng (%)
Tốt
TB
Xấu
Mẫu bảng 04: Bảng điều tra cây tái sinh
Số hiệu OTC: ………………………Ngày điều tra: ………………………
Địa điểm:……………………………
ODB
STT
Sinh
trưởng
Số cây tái
sinh
Tên cây
T TB
Nguồn gốc
X
Hạt
Chồi
1
2
Mẫu bảng 05: Bảng điều tra độ tàn che, che phủ thảm tươi, thảm khơ
STT
Tàn che
Thảm
tươi
Thảm
khơ
Tàn
che
STT
1
50
2
51
Thảm
tươi
Thảm
khơ
Tại vị trí các lồi cây dự tuyển có khả năng chống chịu lửa (theo kết
quả phỏng vấn) điều tra ô 6 cây, lấy cây thí nghiệm đó là trung tâm, để xác
định tổ thành loài cây đi kèm.
Mẫu biểu 06: Biểu điều tra 6 cây
STT
Tên loài Hvn (m)
D1.3
(cm)
Sinh trưởng
T
TB
X
Căn cứ vào danh sách các lồi cây có khả năng chống chịu lửa dựa theo
ý kiến phỏng vấn người dân, tham khảo các tài liệu có liên quan, dựa vào các
tiêu chí khác như: tác dụng của cây, mức độ sinh trưởng… để lựa chọn các
loài cây lấy mẫu phân tích đặc tính cháy. Đề tài lựa chọn 6 loài cây trong
danh sách các loài cây phỏng vấn để thu mẫu.
17