Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vai trò của thị trường và thương mại nội địa với sự phát triển kinh tế xã hội của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.29 KB, 24 trang )

MỤC LỤCC LỤC LỤCC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
Chương 1. Vai trò của thị trường và thương mại nội địa – Thực trạng phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.............................................................................4
1.1.

Khái quát về vai trò của thị trường và thương mại nội địa......................4

1.2.

Vai trò của thị trường và thương mại nội địa với phát triển kinh tế xã

hội Việt Nam hiện nay......................................................................................................5
1.2.1.

Thúc đẩy, tăng trưởng, phát triển kinh tế (ngành, vùng, địa phương) qua

các luồng di chuyển H – D, thúc đẩy đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................................................................5
1.2.2.

Thị trường và TM nội địa là cầu nối giữa SX – TD, TMNĐ kết nối thị

trường trong và ngồi nước.............................................................................................11
1.2.3.

Góp phần giải quyết các cân đối lớn, các vấn đề quan trọng trong nền

kinh tế, tăng trưởng, lạm phát, cung cầu – giá cả, các xung đột lợi ích, các vấn đề Kinh
tế - Xã hội – Mơi trường...................................................................................................13
1.2.4.



Thúc đẩy q trình cạnh tranh, phân công, hợp tác và phát triển giữa các

chủ thể kinh doanh trong và ngoài nước..........................................................................17
Chương 2. Những hạn chế trong việc phát huy vai trò của thị trường và thương mại
nội địa.............................................................................................................................. 18
2.1.

Mặc dù đầu tư cho TMNĐ góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế

nhưng so với các lĩnh vực khác cịn q ít.......................................................................18
2.2.

Tuy tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhưng lại tạo ra sự phát triển

không đồng đều giữa các vùng, khu vực thị trường..........................................................19

1


2.3.

Thị trường và thương mại nội địa thúc đẩy quá trình hợp tác phát triển nhờ

hội nhập mở cửa nhưng lại gây ra sự tràn vào ồ ạt của hàng hóa nước ngồi đã tác động
khơng mong muốn đến SX và KD trong nước..................................................................20
Chương 3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại chưa phát huy hết vài trò của
thị trường và thương mại nội địa đối với sự phát triển của KT – XH của Việt Nam22
3.1.


Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa

học và công nghệ cho TT và TMNĐ.................................................................................22
3.2.

Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế

nhưng phải nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước...................................22
3.3.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động

xúc tiến thương mại..........................................................................................................23
3.4.

Tổ chức hệ thuống kinh doanh thương mại hợp lý trên cơ sở đa thành phần

kinh tế và tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng..............................................................23
KẾT LUẬN.....................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................25

2


LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, thị trường nội địa của Việt Nam đã đạt tới một sự phát
triển nhất định, thương mại trong nước cũng có được những thành tựu đáng kể, đóng góp
quan trọng vào sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu
dùng thơng minh, hiện đại. Chính thị trường và thương mại nội địa, dưới sự tác động của
các chủ thể kinh doanh, các cơ quan quản lý và các tác nhân khác, đã phát huy các vai trị

của mình một cách mạnh mẽ chỉ trong chưa đầy 3 thập kỷ, tạo sự tươi mới cho bộ mặt
kinh tế cũng như bộ mặt xã hội của Việt Nam, đồng thời đẩy nhanh quá trình hội nhập
của thị trường và thương mại trong nước với thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh mở của
hội nhập ngày càng sâu rộng ấy, thị trường và thương mại nội địa của nước ta lại bộc lộ
nhiều bất cập mà nếu chậm thay đổi, chúng ta sẽ phải trả giá đắt khi hàng hóa của các
nước được tự do vào Việt Nam theo các Hiệp định thương mại được ký kết. Nguyên nhân
là do chúng ta chưa phát huy hết vai trò của thị trường và thương mại nội địa, đôi khi là
đi lệch các định hướng của Nhà nước, hoặc do yếu kém về cơ sở hạ tầng, do sự phát triển
mang tính tự phát, manh mún của sản xuất, do sự liên kết lỏng lẻo giữa các khâu của quá
trình tái sản xuất xã hội,…
Trước những thành tựu cũng như thách thức đặt ra đối với thị trường và thương mại
nội địa của Việt Nam, nhóm 6 đi nghiên cứu sâu hơn về vai trò của thị trường và thương
mại nội địa để thấy rõ hơn tác động quan trọng của thị trường và thương mại nội địa đối
với kinh tế và xã hội của nước ta, từ đó có phương hướng phát triển đúng đắn và có các
giải pháp khắc phục các tồn tại khiến vai trò của chúng bị lệch lạc, chưa phát huy hết tác
dụng. Tất cả sẽ được thể hiện qua các phân tích trong bài viết dưới đây với đề tài: “Vai
trò của thị trường và thương mại nội địa với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam hiện nay”.

3


Chương 1. Vai trò của thị trường và thương mại nội địa – Thực trạng phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay
1.1.

Khái quát về vai trò của thị trường và thương mại nội địa
1.1.1. Vai trò của thị trường nội địa
Vai trò thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế qua các luồng di chuyển H-D, đầu tư


chuyển giao công nghệ lao động cấu trúc lại sản xuất tiêu dùng trong nước.
Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dung, định hướng dẫn dắt sản xuất, tiêu dùng, thúc
đẩy lưu thong hàng hóa thơng suốt.
Tạo cơ hội cho phát triển các loại hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh mới.
Góp phần giải quyết các cân đối lớn, những vấn đề quan trọng trong nền kinh tế,
tăng trưởng lạm phát, cung cầu-giá cả, các xung đột lợi ích, các vấn đề xã hôi-kinh tế-môi
trường.
Đây là căn cứ, đối tượng của kế hoạch hóa.
Là vai trị quan trọng thúc đẩy cạnh tranh
1.1.2. Vai trò của thương mại nội địa
Là cầu nối giữa sản xuất-tiêu dùng, giữa thị trường trong nước và quốc tế.
Góp phần tham gia vào q trình phân công, hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh
trong và ngồi nước.
Góp phần giải quyết tốt mối quan hệ qua thi trường, liên quan đến các cân đối lớn
của nền kinh tế, ổn định và tạo ra sự phát triển lành mạnh của thị trường nội địa.
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ngành,
vùng, địa phương.
Giải quyết việc làm cho xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân.

4


1.2.

Vai trò của thị trường và thương mại nội địa với phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam hiện nay
1.2.1. Thúc đẩy, tăng trưởng, phát triển kinh tế (ngành, vùng, địa phương) qua

các luồng di chuyển H – D, thúc đẩy đầu tư, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trước hết thị trường và thương mại nội địa thúc đẩy, tăng trưởng, phát triển kinh
tế các ngành, vùng, địa phương qua các luồng di chuyển hàng hóa – dịch vụ, mà thể hiện
rõ nhất qua chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là tồn bộ doanh thu hàng hoá bán lẻ
và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh (bao gồm:
doanh thu bán lẻ hàng hoá của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp; doanh thu bán lẻ sản
phẩm của các cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán ra thị trường; doanh thu khách
sạn, nhà hàng; doanh thu du lịch lữ hành; doanh thu dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng
và các dịch vụ khác do các tổ chức và cá nhân kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho người
tiêu dùng) trong thời gian và không gian xác định.
Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo khu
vực và loại hình kinh doanh năm 2012-2013
Năm 2012

Tổng

mức

Tổng

Cơ cấu

(nghìn tỉ)

(%)

2324,44

100


Năm 2013
Tốc độ

116

Tổng

Cơ cấu

Tốc độ

(nghìn tỉ)

(%)

2617,96

100

126

bán lẻ
Phân loại theo khu vực
Nhà nước

288,89

12,3

98,8


258,63

9,9

91,4

Tập thể

23

1

107,6

27,17

1

114,1
5


Tư nhân

1945,12

83,3

114


2242,33

85,7

115,3

Có vốn đầu

67,44

2,9

134,7

89,83

3,4

115,3

tư nước
ngồi
Phân theo loại hình kinh doanh
Thương

1789,64

77,1


115,2

2009,2

76,7

12,2

273,28

11,8

117,2

315,8

12,1

15,2

Dịch vụ

237,6

10,1

119,6

268,6


10,3

13,3

Du lịch

239,15

1

128,1

24,3

0,9

3,5

nghiệp
Khách sạn
nhà hàng

(Tổng cục thống kê)
Nhận xét: Ta thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ được cung cấp ở cả 4 khu vực:
khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, khu vực tập thể và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
trong đó khu vực nhà nước có xu hướng giảm, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi có xu hướng tăng từ năm 2012-2013. Đặc biệt khu vực tư nhân chiếm tỉ trọng
lớn nhất so với các khu vực khác, điều đó cho ta thấy rằng khu vực tư nhân đóng vai trị
rất quan trọng trọng việc thực hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ.
Khi phân theo loại hình kinh doanh thì tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ được phân

ra làm 4 loại hình kinh doanh: thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, dịch vụ, du lịch.
Trong đó tỉ trong thương nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm xuống, loại hình khách sạn
nhà hàng và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt loại hình thương nghiệp tuy có tỉ
trọng giảm xuống trong năm 2013 nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn,cao nhất so với các loại
hình kinh doanh cịn lại. Điều này chứng tỏ thương nghiệp đóng vai trị lớn trong tổng
mức bản lẻ hàng hóa, dịch vụ.

6


Với tổng mức bán lẻ đạt 2324,44 nghìn tỷ đồng năm 2012 và 2617,96 nghìn tỷ đồng
năm 2013. Con số đó đã nói lên sự đóng góp rất quan trọng có thể xem là một cơ cấu
ngày càng có ý nghĩa quyết định trong tăng trưởng GDP, tạo nên sự yên tâm về nội lực để
tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngồi.
Nói đến vai trị thúc đẩy tăng trưởng GDP, ta có thể khẳng định thị trường trong
nước đóng góp quan trọng vào tổng GDP. Dịch vụ là ngành có tỷ trọng trong GDP cao
nhất trong 3 nhóm ngành kinh tế. Nhìn vào biểu đồ dưới ta thấy tỷ trọng các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm 2011- 2013 có sự thay đổi rõ rệt . Tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên, trong đó tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao. Thương mại nội địa là một bộ phận lớn trong ngành thương mại –
dịch vụ nói chung. Nhờ có sự phát triển của thương mại nội địa đã góp phần làm thay đổi
tỷ trọng các ngành nền kinh tế, hay nói các khác, thương mại nội địa tác động mạnh mẽ
đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Biểu đồ tỷ trọng các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ trong GDP giai
đoạn 2011-2013

Thương mại nội địa là một phần của ngành dịch vụ, mỗi năm đóng góp của thương
mại nội địa trong tổng GDP của ngành dịch vụ chiếm từ 26 - 30%, tương đương với 10 –
14% GDP của cả nền kinh tế. Riêng năm 2013, thương mại nội địa chiếm từ 13 – 14%
7



GDP cả nước, xếp thứ 3 sau hai ngành công nghiệp chế biến (mức đóng góp khoảng 20%
GDP) và nơng nghiệp (mức đóng góp khoảng 16% GDP).
Bảng 2: Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP giai đoạn 2011 - 2013
Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP giai đoạn 2011 - 2013
Các ngành dịch vụ
2011
2012
Thương mại nội địa
26.32%
27.57%
Thương mại quốc tế
15.13%
15.43%
Khách sạn, nhà hàng
10.82%
11.01%
Vận tải, bưu điện, du lịch
9.03%
8.71%
Đảng, đồn thể, hiệp hội
8.30%
8.26%
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
7.10%
6.38%
Văn hóa, thể thao
6.52%
6.30%

Giáo dục đào tạo
5.46%
5.72%
Kinh doanh bất động sản
4.59%
4.33%
Phục vụ cá nhân, cộng đồng
3.53%
3.00%
Y tế
1.43%
1.45%
Dịch vụ làm thuê
1.36%
1.54%
Quản lý Nhà nước
0.41%
0.30%

2013
30.23%
17.77%
10.75%
7.31%
7.00%
6.32%
5.30%
5.59%
3.46%
3.12%

1.35%
1.54%
0.26%

(Tham khảo Báo cáo kinh tế tài chính Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013)
Về tính chất và trình độ, thương mại nội địa cũng như lĩnh vực phân phối đã và
đang chuyển động theo hướng tích cực, đầy triển vọng nhờ có sự đầu tư và chuyển giao
cơng nghệ hợp lý. Khơng phải chỉ có sản xuất ra hàng hóa mà cả cách người ta đem hàng
hóa đến tới người tiêu dùng cũng quyết định sự phát triển của tiêu dùng. Năm năm qua sự
đổi mới về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động trên mặt trận phân phối nhất là
bán lẻ hàng hóa đã làm cho người tiêu dùng chuyển biến đáng kể và lần này diễn ra ở
chiều sâu ở tính chất và trình độ tiêu dùng, ở cơ cấu và “Phổ” cầu, ở hình thức và phương
cách thỏa mãn cầu... Từ chỗ người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa 100% là qua
chợ và mạng lưới bán lẻ truyền thống, đến nay qua chợ khoảng 40% , qua các cửa hàng
độc lập và cửa hàng doanh nghiệp khoảng 44%, qua hệ thống phân phối hiện đại ( trung
tâm thương mại, siêu thị..tới 20%). Một số cửa hàng truyền thống cũng đang chuyển hóa
thành cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên kinh doanh áp dụng phương thức bán hàng tiến
8


bộ. Ngay cả loại hình truyền thống như chợ, cũng đang diễn ra q trình hiện đại hóa( tổ
chức các không gian trong chợ, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển các loại hình
phụ trợ) và ra đời các loại hình chợ mới( chợ đầu mối bán bn, chợ chuyên doanh...).
Biểu đồ thể hiện số lượng các chợ, siêu thị, trung tâm thương mai từ năm 2011 – 2013
Danh mục

Năm

Năm


Năm

2011

2012

2013

So sánh 2012-2011

Chênh lệch

So sánh 2013-2012

Tỉ lệ

Chênh

Tỉ lệ

(%)

lệch

(%)

Chợ

8550


8547

8546

-3

99,96

-1

99,99

Siêu thị

638

659

724

21

103,29

65

109,86

Trung tâm


116

115

213

-1

99,14

17

114,78

thương mại
(Nguồn số liệu tham khảo Tổng cục thống kê)
Ta thấy hệ thống các siêu thị và trung tâm thương mại có sự gia tăng rõ rệt qua các
năm. Đến nay thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển được 724 siêu thị và 132 Trung
tâm thương mại các loại, cùng vài trăm cửa hàng bán lẻ tiện lợi. Đặc biệt, có gần 8.600
chợ các loại, 1 triệu cửa hàng quy mơ nhỏ của các hộ gia đình.
Việc liên kết lại để hình thành các chuỗi phân phối như các chuỗi siêu thị Corp
Mart, INTIMEX, MAXIMART, CITIMART, chuỗi siêu thị và cửa hàng thời trang
Vinatex thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam... là một xu hướng khả quan được nhiều nhà
phân phối khác đã và đang phát triển mạnh (chuỗi G7 Mart của Trung Nguyên , chuỗi 24
Seven của công ty cổ phần Hoàng Corp...). Kết hợp tổ chức kinh doanh theo chuỗi với áp
dụng phương thức nhượng quyền thương mại với sự quản lý thống nhất và tập trung của
các doanh nghiệp mẹ và tổ chức dịch vụ hậu cần phân phối chuyên nghiệp dưới dạng các
trung tâm hậu cần phối cũng càng trở thành xu hướng có xu hướng mạnh nhiều nhà phân
phối tiếp tục con đường đổi mới và phát triển mơ hình của mình.
9



Trong số các loại hình thương mại hiện đại, thương mại điện tử được coi là loại
hình có trình độ phát triển cao nhất. Báo cáo thương mại điện tử (TMÐT) Việt Nam năm
2013 cho thấy mức độ và hiệu quả của TMÐT đối với doanh nghiệp đã rõ ràng và xu
hướng ứng dụng ngày càng tăng. Có gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập hệ
thống nội bộ thông qua TMÐT để nhận đơn hàng từ khách hàng, 45% số doanh nghiệp đã
xây dựng trang mạng riêng, 15% doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch TMÐT.
Hầu như tất cả doanh nghiệp đã có máy tính với tỷ lệ kết nối intơnét gần 100%. Có thể
thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMÐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ
tiếp tục tăng. TMÐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có doanh thu cụ thể.
Như vậy, thị trường và thương mại nội địa đóng góp quan trọng cho nền kinh tế,
nếu thiếu chúng hoặc chúng phát triển chậm chạp sẽ để lại gánh nặng lớn cho kinh tế nói
chung và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nói riêng.
1.2.2. Thị trường và TM nội địa là cầu nối giữa SX – TD, TMNĐ kết nối thị
trường trong và ngoài nước
- Thị trường nội địa là nơi diễn ra các hoạt động thương mại trong nước, là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng
Thị trường nội địa là nơi diễn ra các hoạt động thương mại, là nơi mà người mua
và người bán có thể gặp gỡ, mua bán hàng hóa. Ngày nay khơng chỉ các doanh nghiệp mà
các bộ ban ngành, đặc biệt là Bộ Công thương ngày càng quan tâm đến phát triển thị
trường trong nước, đây là một thị trường có đầy tiềm năng.
Trước đây 5 năm, thị trường và thương mại nội địa gặp khó khăn lớn trong việc
kết nối sản xuất và tiêu dùng trong nước do tâm lý chuộng hàng ngoại của đại bộ phận
người dân khiến cho hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp diễn ra
manh mún, doanh thu thấp, thiếu nguồn lực để thực hiện tái sản xuất và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Nhưng sau khi thực hiện Cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam” đã thay đổi cách nghĩ của nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối cũng
như người tiêu dùng, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất hàng Việt có chất lượng cao, có sức
10



cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng trong nước, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội.
Các chợ, cửa hàng, siêu thị là nơi phân phối hàng hóa, đưa hàng hóa từ nhà sản
xuất đến với người tiêu dùng. Nếu như trước đây, hàng Việt chỉ chiếm một phần khá
khiêm tốn trong hệ thống các siêu thị, các cửa hàng, chợ truyền thống, thì đến thời điểm
này, trên các hệ thống phân phối hàng hóa ở hầu hết các tỉnh thành, hàng Việt đã chiếm
đến 80 – 90%1.
Tâm lý sính ngoại đang được đẩy lùi trong phương thức mua sắm. tiêu dùng của
phần đông người dân. Lượng tiêu dùng các mặt hàng dệt may, da giày,.. sản xuất trong
nước tăng mạnh, kích thích sản xuất phát triển. Một ví dụ từ tập đồn Dệt May Việt Nam
(Vinatex) cho thấy, 5 năm gần đây, tổng doanh thu nội địa của tập đoàn tăng dần, doanh
thu nội địa 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 11.086 tỷ đồng , tăng khoảng 10% so với cùng
kỳ năm 2013. Nhờ có doanh thu tăng lên như thế mà tập đoàn ngày càng đầ tư nhiều hơn
cho chất lượng hàng hóa và hệ thống phân phối của mình. Vinatex đang sở hữu hệ thống
siêu thị Vinatexmart rộng khắp tại 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các đơn vị thành
viên của Vinatex cũng tích cực mở rộng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, đại lý về
nhiều tỉnh, thành và các siêu thị mini tại công ty. Tổng số điểm bán hàng của các doanh
nghiệp trong Tập đoàn đến nay đạt trên 4.000 điểm. Kênh phân phối này đã góp phần đưa
hàng dệt may chất lượng tốt, giá hợp lý đến người tiêu dùng. Hệ thống phân phối của
Vinatex tại thị trường nội địa cũng đã và đang được thiết kế lại theo hướng phân cấp rõ
ràng.
Giờ đây, khi nhắc đến các thương hiệu may mặc lớn của Việt Nam, người ta rất
quen thuộc với các tên gọi May 10, Việt Tiến, May Nhà Bè, Đức Giang, An Phước,…
thay vì tìm đến các thương hiệu ngoại đắt tiền của nước ngoài như Louis Vuitton, Kenvin
Kelly, Nike,.. nhiều như trước. Tại nhiều địa phương, hàng dệt may, da giày có tới 80%
1

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Cơng thương Hồ Thị Kim Thoa trong bài viết “5 năm Cuộc

vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Tâm lý sính ngoại đang lùi xa”, Minh Phương,
Baomoi.com

11


người ưa chuộng, nhóm hàng thực phẩm, rau quả có trên 58% người tiêu dùng ưa
chuộng.
Các nhà xản xuất, các nhà phân phối ngày càng mở rộng thị trường nội địa của
mình, khơng chỉ ở thành thị mà cịn phát triển mạnh mẽ hệ thống phân phối của mình về
thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Trong vịng 5 năm có gần 2000 đợt
bán hàng về nơng thôn được tổ chức với hơn 53.000 doanh nghiệp tham gia, thu hút hơn
3 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm và doanh nghiệp thu mang lại
là hơn 34,47 nghìn tỷ đồng.
- Thương mại nội địa cũng là cầu nối để trao đổi, mua bán hàng hóa trong nước và
nước ngồi.
Khi việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO (2007) đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, mua bán hàng hóa vào Việt Nam
như các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, P & G với các sản phẩm nổi tiếng đang được
ưa chuộng tại Việt Nam như omo, dầu gội đầu,...trở thành các đối thủ cạnh tranh lớn với
các doanh nghiệp việt nam như Mĩ hảo, suft,...
Theo đánh giá của các nhà bán lẻ trong nước, doanh nghiệp bán lẻ trong nước
không những đã khơng bỏ lỡ mà cịn gặt hái được ít nhiều thành cơng cho dù cịn có
những mặt hạn chế. Sau khoảng thời gian cọ sát với các tập đoàn bán lẻ nước ngồi,
khơng ít các nhà bán lẻ trong nước dường như đã và đang đi đúng hướng, khẳng định
được thương hiệu trên thương trường như: Co-opMart, Thế giới di động, OceanMart,
Happro... Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, kết quả từ những nghiên cứu gần đây
với người tiêu dùng, các chuyên gia, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại
Việt Nam lại yêu thích hệ thống bán lẻ Việt Nam hơn như FiviMart hay Co-opMart…
Các mặt hàng của Việt Nam không chỉ được phân phối và tiêu dùng tại thị trường

nội địa mà còn được lựa chọn để xuất khẩu thông qua hệ thống của Satra, Coop, Metro,
BigC An Lạc, Lotte. Trong một cương trình kết nối cung cầu của Sở Cơng thương Hồ
Chí Minh, chỉ tháng 11/2014, hệ thống Lottemart đã chọn được nhiều sản phẩm của 30
12


doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và kinh doanh tại Hàn Quốc, tổng
giá trị gần 250.000 USD. Đây là hướng đi mới khẳng định chất lượng hàng hóa Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
1.2.3. Góp phần giải quyết các cân đối lớn, các vấn đề quan trọng trong nền kinh
tế, tăng trưởng, lạm phát, cung cầu – giá cả, các xung đột lợi ích, các vấn đề Kinh tế Xã hội – Môi trường.
 Giải quyết các vấn đề cung cầu (dư thừa, thiếu hụt)
Nguyên nhân gây mất cân đối cung - cầu ở Việt Nam thường là do giá cả hàng
hóa tăng lên do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết, các hoạt động đầu cơ tích trữ trên thị
trường hoặc do bất cân xứng thông tin thị trường. Nhưng việc mất cân đối này chỉ diễn ra
trong ngắn hạn. Đối với thị trường Việt Nam, thương mại nội địa có vai trị quan trọng
trong việc giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu. Một ví dụ xác thực về hiện tượng
này, đó là trong đợt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Trung – nguồn cung
cấp chính lợn và trâu bò cho thị trường Hà Nội, khiến cho giá bán thịt tăng từ 3 – 7%.
Bên cạnh đó, tại một số địa phương lân cận Hà Nội, trong đó có Quảng Ninh có hiện
tượng thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản làm cho giá thực phẩm trở nên đắt đỏ.
Tình hình này đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số nơi khiến cho giá
bán của một số thực phẩm trên thị trường bị đẩy lên. Một số địa phương vẫn chưa kiểm
soát được dịch bệnh, nên có những chỗ đàn lợn rất nhiều nhưng không vận chuyển đi tiêu
thụ, dẫn tới hiện tượng thiếu nguồn cung tạm thời trên thị trường. Trước diễn biến bất lợi
cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất, Hà Nội đã triển khai sớm phương án ứng vốn
cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá, do đó kìm hãng sự tăng giá mạnh của
hàng hóa, đồng thời thực hiện các chương trình kết nối cung cầu, thu hút hàng loạt các
doanh nghiệp tham gia, vận chuyển thực phẩm thiết yếu từ các tỉnh trong cả nước ra thị
trường Hà Nội. Chỉ xét riêng nguồn cung hàng hóa thực phẩm của chương trình bình ổn

giá đã đáp ứng 20% nhu cầu thị trường này và kéo giá giảm xuống.
 Thị trường và thương mại nội địa có vai trị trong kiểm sốt lạm phát
13


Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền vì vậy việc tác động làm lượng tiền mặt trên
thị trường thay đổi sẽ tạo tác động lớn đến bình ổn lạm phát. Thị trường và thương mại
nội địa tác động trực tiếp tới lạm phát vì nó hoạt động trên sức mua của đồng tiền. Việc
chú trọng thị trường trong nước giúp sức mua sản phẩm trong nước tăng cao. Tạo lợi
nhuận lớn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
 Giải quyết các xung đột lợi ích lớn
Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện mở cửa cho các nhà bán lẻ trên
thế giới vào khai thác thị trường nội địa. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài vào sản
xuất và kinh doanh tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Tính đến hết năm 2013, số doanh
nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm hơn 40% trong số hơn 700 siêu thị tại Việt Nam. 2 Các
nhà bán lẻ nước ngồi nức tiếng về quy mơ, mạnh về tài chính có thể kể đến như: tập
đồn Metro Cash & Carry của Đức đã bán lại toàn bộ 19 siêu thị cho tập đoàn BJC của 1
tỷ phú Thái Lan, Tập đoàn Casino chủ của hệ thống 26 siêu thị mang tên Big C, hay các
con cá mập như Aeon của Nhật Bản, gần đây là Lotte của Hàn Quốc.
Việc các nhà bán lẻ nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam tạo nhiều mặt tốt cho
nền kinh tế - xã hội, khẳng định thị trường của ta là thị trường đầy tiềm năng, nhưng nó
cũng gây khơng ít sức ép cho thị trường trong nước, gây ra những “xung đột” về lợi ích
giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài. Do các doanh nghiệp của ta chưa đủ tiềm
lực để cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài về vốn, giá và chất lượng.
Bán lẻ không chỉ là một ngành rất quan trọng của nền kinh tế, nó cịn đóng vai trị
sống cịn đối với sản xuất trong nước. Nhà sản xuất muốn đưa hàng hóa đến tay người
tiêu dùng phải thơng qua hệ thống bán lẻ, nếu hệ thống này rơi vào tay nhà đầu tư nước
ngoài, chắc chắn sản xuất trong nước cũng bị ảnh hưởng. Cho nên việc chú trọng vào thị
trường nội địa cũng như cơ chế của thị trường sẽ giúp kinh tế nước ta bớt phụ thuộc vào
nước ngoài giảm sự bành chướng của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay

2

“Thị trường bán lẻ Việt Nam: thị phần nghiêng về phía doanh nghiệp nước ngồi”, Tạp

chí tài chính, 2014.

14


sức phát triển của các nhà bán lẻ còn yếu, chưa thống lĩnh được tất cả các mặt hàng nên
việc đẩy lùi sự bành chướng này cịn q khó khăn.
 Giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường:
Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển thị trường nội địa là nhiệm vụ hết sức quan
trọng nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn qua việc đóng góp lớn cho GDP, thúc đẩy
đất nước phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng mức
thu nhập cho người lao động.
Về vấn đề giải quyết việc làm, thương mại nội địa cũng tạo ra khoảng 10 – 12%
tổng lao động xã hội, đứng thứ ba sau lao động nông nghiệp (chiếm 47%) và sau công
nghiệp (chiếm trên 18%).
Về vấn đề môi trường, các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, nguyên nhân làm cho
Việt Nam trở nên ô nhiễm môi trường đến từ hoạt động thương mại là do khai thác quá
mức tài nguyên khoáng sản, động thực vật q hiếm để xuất khẩu mà khơng có biện pháp
bảo tồn, xử lý chất thải. Hoạt động kinh tế đối ngoại mang đạm nét thâm dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khống sản có sẵn, gây ra các vấn đề xấu cho môi trường và gây hại
cho sức khỏe con người. Ví dụ đối với ngành than, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có
2.500 người mắc bệnh, trong số đó có 80% mặc bệnh bụi phổi, hen phế quản, bệnh về tai
mũi họng..., có 3 đơn vị thuộc ngành than bị xếp vào danh mục ô nhiễm khá trầm trọng (ô
nhiễm nước thải, khơng khí, chất thải)3. Tuy nhiên từ khi nước ta tái cấu trúc lại thị
trường, chú trọng tới phát triển thị trường nội địa, thực hiện các biện pháp cấm khai thác
tài nguyên quý hiếm, hạn chế xuất khẩu tài ngun khơng tái sinh thì việc khai thác ồ ạt

để xuất khẩu đã giảm hẳn. Thương mại nội địa trong mục tiêu phát triển bền vững cũng
có những đóng góp khơng nhỏ cho mơi trường. Áp lực từ pháp luật và nhu cầu tiêu dùng
các hàng hóa nội địa chất lượng cao đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới
công nghệ và phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Ý thức chấp hành các quy

3

“Bảo vệ mơi trường trong q trình tự do hóa thương mại”, Tạp chí cộng sản, 2010.

15


định môi trường của doanh nghiệp được nâng lên, số doanh nghiệp triển khai áp dụng
tiêu chuẩn ISO 14000 vào q trình sản xuất ngày càng nhiều.
Cùng với đó, các hoạt động tiêu dùng thân thiện với môi trường cũng được triển
khai như: hạn chế và loại bỏ việc sử dụng túi ni lông trong mua hàng tại các siêu thị, của
hàng, TTTM,…
1.2.4. Thúc đẩy quá trình cạnh tranh, phân công, hợp tác và phát triển giữa các
chủ thể kinh doanh trong và ngồi nước.
Do q trình hội nhập nên có sự gia nhập của các cơng ty đa quốc gia, công ty
xuyên quốc gia gây sức ép cạnh tranh đối với các DN trong nước khiến họ phải hợp tác
với nhau và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngồi.
Mua bán sát nhập (M&A) khơng chỉ diễn ra tại các ngành tài chính, bất động sản
mà cịn sơi động cả ở ngành bán lẻ. Quý 3/2014 là thời điểm chứng kiến sự bứt phá mạnh
mẽ trong lĩnh vực bán lẻ khi hàng loạt các thương vụ M&A liên tục được cơng bố. Đó là
thương vụ giữa 2 nhà bán lẻ nước ngoài Berli Jucker (BJC – Thái Lan) mua lại Metro
Cash & Carry Việt Nam (8/2014), thương vụ chuyển nhượng đình đám giữa hai nhà bán
lẻ trong nước với 100% cổ phần tại CTCP Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương
(Ocean Retail) của tập đoàn Đại Dương (OceanGroup), trong đó tập đồn Vingroup
(VIC) mua lại 70% cổ phần và đổi tên công ty thành CTCP Siêu thị Vinmart.

Hoạt động thương mại đòi hỏi các DN phải năng động, sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của H
– D trên thị trường. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo về năng lực
cạnh tranh toàn cầu 2014 - 2015 đánh giá năng lực cạnh tranh của 144 nền kinh tế dưới
góc nhìn chun sâu về động cơ đối với năng suất và sự thịnh vượng của các nền kinh tế.
Theo báo cáo này, Việt Nam xếp ở thứ 68, tăng 2 bậc về chỉ số năng lực cạnh tranh so
với năm 2013 - 2014. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam thăng hạng sau khi đã nhảy 5
bậc, từ vị trí 75 về 70 vào năm ngối.

16


Chương 2. Những hạn chế trong việc phát huy vai trò của thị trường và thương mại
nội địa
2.1. Mặc dù đầu tư cho TMNĐ góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế
nhưng so với các lĩnh vực khác cịn q ít
Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Võ Văn Quyền đã chia sẻ đầu tư của
nhà nước vào khu vực thương mại nội địa lại rất ít, bằng khoảng 1/5 so với công nghiệp
chế biến và 1/3 nông nghiệp. Trong khi chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu thì các nước
khác lại đang rất chú ý đến thị trường Việt Nam,” ơng nói. "Nhiều tập đồn lớn của cả
Châu Âu và Châu Á như BigC, Metro, Lotte đã vào Việt Nam.
Chúng ta có rất nhiều luật, có nhiều khuyến khích nhưng chủ yếu là khuyến khích
cho nhà đầu tư nước ngồi, khuyến khích cho sản xuất, cịn chưa bao giờ, chưa khi nào
hoạt động thương mại, hoạt động phân phối được khuyến khích, trừ một chính sách về
‘trợ’, đó là hỗ ‘trợ’ đối với vùng sâu, vùng xa.” Như vậy, nhà nước cần đầu tư hơn nữa
cho thị trường nội địa để tạo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Trong khi đầu tư vào thị trường nội địa rất ít, thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng để thi trường trong nước phát triển cũng không mang lại hiệu quả.
Theo thống kê của Sở Cơng Thương tỉnh TT-Huế, hiện tồn tỉnh có 159 chợ từ
loại I-III được đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, tiêu thụ các loại nơng

sản địa phương. Tuy nhiên, trong q trình đầu tư, nhiều địa phương không khảo sát kỹ
về nhu cầu cũng như địa điểm đầu tư, dẫn đến hàng chục ngôi chợ nằm “cạnh” nhau gây
lãng phí, nhiều xã có từ 3-4 chợ nên khơng có người họp chợ hoặc chỉ họp chợ từ 1-2
giờ/ngày. Mặt khác, có nhiều xã tận dụng các nguồn vốn như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng,
vốn bãi ngang, Chương trình 135… nên đầu tư ồ ạt.
Hạ tầng phân phối ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hệ thống giao thông chưa đủ
đáp ứng nên vận chuyển hàng hóa mất nhiều thời gian; chi phí kho vận (logicstic) được
coi là đắt gấp 1,5 - 2 lần so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, trong q trình vận
17


chuyển hàng hóa, các chi phí khơng chính thức như mãi lộ, lót tay cho cảnh sát giao
thơng… cũng là những yếu tố cấu thành khiến cho giá cả sản phẩm hàng hóa khi đến tay
người tiêu dùng tăng lên nhiều so với giá thành xuất xưởng.
Thị trường trong nước vẫn cơ bản là manh mún và nhỏ lẻ: Hàng hóa nước ta vẫn
đang ở trình độ thấp, phân tán, thiếu các vùng sản xuất hàng hóa chun mơn hóa tập
trung phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do đầu tư sản xuất dàn trải, nặng hình thức,
chạy theo phong trào không gắn với thị trường tiêu thụ nên không tạo được nguồn cung
nôi địa đủ mạnh để thắng thế hàng ngoại. Nhu cầu tiêu dùng càng đa dạng nhưng do thu
nhập phổ biến thấp nên sức mua hạn chế, nhỏ lẻ và hay thay đổi.
2.2. Tuy tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhưng lại tạo ra sự phát triển
không đồng đều giữa các vùng, khu vực thị trường.
Quy hoạch hệ thống phân phối ở Việt Nam được đánh giá là còn rất chậm và hầu
như bị phá vỡ, mạnh ai nấy làm. Có chỗ dày đặc siêu thị, có chỗ như vùng nơng thơn, khu
đơ thị mới thì khơng có siêu thị nào, chợ cũng khơng. Đơn cử, ngay phố Thái Thịnh (Hà
Nội) có hai siêu thị (Hapro và Fivimart) cách nhau mấy số nhà và hiện Hapro đã phải
đóng cửa.
65% dân số nước ta hiện sinh sống tại các vùng nông thôn. Nhưng hàng chục năm
nay, thị trường nông thôn tại nhiều vùng đang bị bỏ trống. Nguyên nhân là do:
+ Mặc dù đã có hàng trăm chương trình đưa hàng hóa về phục vụ cho thị trường

nông thôn được thực hiện. Chúng ta có thể thấy, hệ thống mạng lưới thương mại phục vụ
nông thôn (hợp tác xã trước đây) rất yếu do vậy một, hai tháng hàng hóa mới đến được
với bà con một lần.
+ Trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đưa hàng hóa về nơng thơn chưa
được quan tâm đúng mức.

18


+ Điều kiện phục vụ cho thị trường nông thôn cịn rất kém. Hàng hóa bày bán có
khi được đặt tại ruộng, tại sân đình để phục vụ bà con. Việc đó khơng đảm bảo thương
phẩm học hay chất lượng hàng hóa, sản phẩm.
Hiện nay trong hệ thống thị trường trong nước thì thị trường Đơng Nam Bộ là phát
triển nhất (chiếm 32%), tiếp theo là thị trường vùng đông bằng sông Hồng ( 18%), đồng
bằng sông Cửu Long (17%), các vùng thị trường kém phát triển nhất là Tây Nguyên và
các tỉnh miền núi phía Bắc (10%). Thị trường nơng thơn nơi cung ứng tồn bộ hàng nơng
sản thực phẩm, nơi tiêu thụ phần lớn vật tư và hàng tiêu dùng cơng nghiệp tiêu dùng
nhưng phát triển cịn rất chậm.Thị trường vùng núi, vùng sâu, vùng xa hầu hết còn nghèo
nàn sơ khai. Trên các thị trường này, cả tổ chức và thương nhân, cả mạng lưới kinh
doanh và hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là chợ đều yếu kém.
2.3.

Thị trường và thương mại nội địa thúc đẩy quá trình hợp tác phát triển nhờ

hội nhập mở cửa nhưng lại gây ra sự tràn vào ồ ạt của hàng hóa nước ngồi đã tác động
khơng mong muốn đến SX và KD trong nước.
Điều lo lắng nhất của các nhà quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam là sẽ có một làn
sóng các tập đồn bán lẻ nước ngoài đến Việt Nam thiết lập các mạng lưới phân phối
hiện đại, khống chế hệ thống phân phối trong nước và giành quyền kiểm soát thị trường
bán lẻ Việt Nam. Trong khi đó, sự phát triển của hệ thống phân phối trong nước hiện vẫn

chủ yếu theo bề rộng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết, hợp tác, thiếu tính ổn
định và chưa bền vững. Do đó, đây sẽ là khó khăn, thách thức lớn đối với các nhà phân
phối nội địa Việt Nam trong cuộc cạnh tranh không cân sức khi chúng ta thực hiện lộ
trình mở cửa thị trường phân phối theo cam kết WTO. Nếu khơng có sự liên kết để nhanh
chóng đổi mới, các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ của Việt Nam với những yếu kém trên
mọi phương diện từ con người, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, mặt bằng bán hàng và thơng
tin sẽ có nguy cơ bị thất bại ngay trên sân nhà...
Tóm lại, những nguy cơ về mất cân bằng thương mại, về sự thâu tóm của các
TNCs đối với hệ thống thương mại trong nước cạnh tranh thấp, về hiệu lực hạn chế của
19


các biện pháp, chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước đối với phát triển dịch vụ
phân phối của Việt Nam là những khả năng chúng ta phải tính tới để nâng cao năng lực
cạnh tranh cho thương mại nội địa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

20



×