Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Văn hóa nông thôn địa lí tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.43 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
----------------------------------------------------

BÀI THU HOẠCH
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN VÙNG NÔNG THÔN THEO ĐIỀU KIỆN
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN ÁNH THOA
LỚP: K15.1

NHÓM: 07

MƠN HỌC: VĂN HĨA NƠNG THƠN VIỆT NAM

NĂM 2023


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI .......................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 3
2. Cấu trúc.................................................................................................................. 3
NỘI DUNG .................................................................................................................... 3
1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................... 3
1.1. Nơng thơn ......................................................................................................... 3
1.2. Địa lí tự nhiên .................................................................................................. 3
2. Phân vùng nơng thơn Việt Nam theo điều kiện địa lí tự nhiên......................... 4
2.1. Theo trục Bắc – Nam ...................................................................................... 4
2.1.1. Nông thôn Bắc Bộ....................................................................................... 4
2.1.2. Nông thôn Trung Bô ................................................................................... 6
2.1.3. Nông thôn Nam Bộ ..................................................................................... 8


2.2. Theo trục Đông – Tây ................................................................................... 10
2.2.1. Nông thôn miền núi .................................................................................. 10
2.2.2. Nông thôn châu thổ ................................................................................... 11
2.2.3. Nông thôn ven biển ................................................................................... 12
3. Thế mạnh của cách phân vùng nông thôn Việt Nam theo điều kiện địa lí tự
nhiên ......................................................................................................................... 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 15

2


GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
1. Lí do chọn đề tài
Khi nói tới văn hóa Việt Nam, người ta thường nhắc tới tính thống nhất trong sự
đa dạng. Việc phân vùng văn hóa nơng thơn Việt Nam là cách tiếp cận văn hóa nơng
thơn Việt Nam về phương diện khơng gian, dựa trên các yếu tố tác động gồm những
điều kiện về tự nhiên, dân cư, xã hội và lịch sử đã tạo nên các sắc thái văn hóa trên mỗi
khu vực lãnh thổ ở Việt Nam. Trong phân vùng văn hóa nơng thơn (tiểu vùng văn hóa
nơng thơn), cần có sự tập hợp đầy đủ các yếu tố. Càng tập hợp được nhiều yếu tố thì
càng có tiền đề và điều kiện tốt nhất để phân vùng một cách chính xác hơn.
2. Cấu trúc
Nội dung chính của bài thu hoạch gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ cở lí luận: Tổng hợp những lý thuyết, khái niệm cơ bản có liên quan
đến nội dung của đề tài, phục vụ cho quá trình phân tích, làm rõ đề tài.
Phần 2: Phân vùng nông thôn Việt Nam theo điều kiện địa lý tự nhiên: Phân tích
đặc điểm của cách phân vùng nơng thơn Việt Nam theo điều kiện địa lý tự nhiên cụ thể
qua trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây.
Phần 3: Thế mạnh của cách phân vùng nông thôn theo điều kiện địa lý tự nhiên:
Nêu rõ ưu điểm của cách phân vùng này so với các cách phân vùng khác.

NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Nơng thơn
Theo cách hiểu thông thường, nông thôn (rural) đối lập với đô thị (uban); nông
thôn là vùng đất đai rộng lớn của một quốc gia trong đó đời sống sinh hoạt và sản xuất
của người dân còn mang rõ dấu ấn của phương thức sản xuất nơng nghiệp.
Văn bản hành chính nhà nước hiện hành giải thích nơng thơn như sau: “Nơng thơn
là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã”.
1.2. Địa lí tự nhiên
Có rất nhiều yếu tố tham gia vào quá trình hình thành và phát triển nơng thơn,
trong đó có yếu tố về điều kiện địa lí tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng.
Điều kiện địa lí tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sống của con người.
Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, bắc giáp nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc
Campuchia, đông và nam giáp Biển Đơng (Thái Bình Dương). Vào kỷ thứ ba của thời
3


tân sinh (cách ngày nay khoảng 50 triệu năm) toàn lục địa châu Á được nâng lên và sau
nhiều biến động lớn của quả đất, dần dần hình thành các vùng đất của Đông Nam Á.
Nhiều giả thuyết khoa học cho rằng, vào thời kỳ đó Việt Nam và Inđơnêxia còn nối liền
nhau trên mặt nước biển về sau do hiện tượng lục địa bị hạ thấp nên có biển ngăn cách
như ngày nay.
Hầu hết các con sông ở Việt Nam chảy xuôi về biển Đông và tạo thành những
vùng châu thổ có diện tích rộng hẹp khác nhau. Ở Bắc Bộ, sơng Hồng và sơng Đà hợp
lưu hình thành vùng châu thổ khá rộng. Ở Trung Bộ, các con sơng đều ngắn, vì vậy các
vùng châu thổ nhỏ hẹp. Ở Nam Bộ, sông Tiền và sông Hậu chia làm nhiều nhánh tạo
thành một vùng châu thổ rộng lớn. Trong tổng thể, các vùng miền đều có nhiều sơng
ngịi, ao hồ.
Khí hậu, địa hình Việt Nam thể hiện rõ đặc trưng khí hậu, địa hình Đơng Nam Á.

Đây là nơi hội đủ ba điều kiện cơ bản để cây lúa nước sinh trưởng: nước ngọt (fresh
water), nắng nóng (shining), đất bùn (mud).
Mặt khác, khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển, vì vậy,
ở những vùng đất cao hoặc ven các vùng châu thổ, các loại cây nông nghiệp phát triển
rất mạnh. Đặc điểm tự nhiên này giúp cho nông nghiệp Việt Nam vừa nhiều về số lượng
vừa đa dạng về chủng loại.
2. Phân vùng nơng thơn Việt Nam theo điều kiện địa lí tự nhiên
2.1. Theo trục Bắc – Nam
Theo trục Bắc Nam, dựa vào điều kiện tự nhiên kết hợp quá trình phát triển lịch
sử - xã hội các vùng miền, chia nông thôn Việt Nam làm 3 vùng: nông thôn Bắc Bộ,
nông thôn Trung Bộ, nông thôn Nam Bộ. Mỗi vùng đều có những đặc điểm khá rõ nét.
2.1.1. Nơng thơn Bắc Bộ
Vùng nông thôn Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục
chính: Tây – Đơng và Bắc – Nam. Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành vị trí để tiến
tới các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông Nam Á; đây là mục tiêu xâm lược
đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đơng Nam Á.
Nhưng cũng chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện cho dân cư có thuận lợi về giao lưu
và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Vùng nơng thơn Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, địa
hình thấp và bằng phẳng; dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam; từ độ cao 10 – 15m
giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng; địa hình cao thấp
khơng đều; tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh);
có núi Thiên Thai nhưng vẫn là vùng trũng như Hà Nam; Nam Định; là vùng thấp
nhưng vẫn có núi như Chương Sơn; núi Đọi…
Khí hậu vùng Bắc Bộ vơ cùng độc đáo. Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một
mùa đơng thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ C, do đó khu vực này
4


có khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, nhưng cũng vì lý do này mà khu vực

nơng thơn Bắc Bộ cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Khí hậu khu vực này tương
đối thất thường, gió mùa Đơng Bắc vừa lạnh vừa ẩm gây cảm giác khó chịu, gió mùa
hè nóng và ẩm.
Vùng nơng thơn Bắc Bộ có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc. Có các dịng sơng lớn
như sơng Hồng; sơng Thái Bình; sơng Mã cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do
ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khơ và mưa, thủy chế của các dịng sơng
và nhất là sơng Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong và
mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ cũng theo chế độ
nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống.
Cư dân ở nông thôn Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông
nghiệp một cách thuần túy. Nghề khai thác hải sản ở vùng nông thôn Bắc Bộ không
mấy phát triển. Các làng ven biển thực chất chỉ là các làng làm nơng nghiệp, có đánh
cá và làm muối. Ngược lại, Bắc Bộ là châu thổ có nhiều sơng ngịi, mương máng, nên
người dân chài trọng về khai thác thủy sản, người nông dân tận dụng ao, hồ, đầm để
khai thác thủy sản. Tuy nhiên, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, cư dân lại đông vì
thế bên cạnh nghề trồng lúa nước, ni trồng thủy sản thời gian nhàn rỗi người nông
dân đã làm thêm các nghề thủ công. Ở vùng Bắc Bộ người ta đã từng đếm được hàng
trăm nghề thủ công, một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề
gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng,…
Những người nông dân vùng châu thổ Bắc Bộ sống quần tụ thành làng. Làng là
đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả
của các cơng xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong
kiến đã chụp xuống các công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở
thành các làng xã. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội
trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông. Con người nơi đây sống gắn bó với nhau,
sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê nơi đây không chỉ là
quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa
làng… mà cịn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức.
Đảm bảo cho các quan hệ này là các hương ước và khoán ước của làng xã.
Bắc Bộ là cái nơi hình thành dân tộc Việt. Đây là nơi sản sinh ra các nền văn hóa

lớn phát triển nối tiếp lẫn nhau như: Văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa
Việt Nam. Văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi Nam Bộ, sự lan truyền đó đã
chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt và sự sáng tạo của người dân Việt. Văn
hóa châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt, lại có những nét
riêng biệt đặc trưng của vùng này. Trong ứng xử với thiên nhiên, hàng ngàn năm lịch
sử người dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, từ việc đào mương, đắp bờ, đắp đê đã tạo
nên một diện mạo đồng bằng Bắc Bộ như hôm nay. Nhà ở của người dân vùng Bắc Bộ
thường được xây dựng theo kiểu bến chác, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan.
Người dân Bắc Bộ thường trồng cây cối quanh nhà tạo bóng mát cho ngơi nhà. Bữa
5


cơm gia đình của người dân vùng Bắc Bộ cũng giống như bữa ăn của các vùng khác
trên đất nước Việt Nam bao gồm các món như cơm, rau, cá, nhưng cá chủ yếu là cá
nước ngọt. Để thích ứng với khí hậu mùa đơng lạnh, vào mùa đơng bữa ăn gia đình
vùng Bắc Bộ sẽ tăng thêm thành phần thịt và mỡ, để giữ nhiệt năng cho cơ thể. Khác
với vùng Trung Bộ và Nam Bộ, các gia vị chua, cay thường ít xuất hiện trong bữa ăn
của người dân Bắc Bộ. Về cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là lựa chọn thích
ứng với thiên nhiên, trang phục đi làm chủ yếu là màu nâu. Trang phục lễ hội có sự
khác biệt hơn, đàn bà sẽ mặc áo dài mớ ba, mớ bảy; đàn ông mặc quần tráng, áo dài
the, chít khăn đen. Ngày nay, trang phục của người dân vùng nông thôn Bắc Bộ đã có
sự thay đổi khá nhiều. Nơi đây, có rất nhiều di tích văn hóa, nhiều di tích khơng chỉ nổi
tiếng trong nước mà cịn nổi tiếng nước ngồi như Đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa
Lư, Lam Sơn, Phố Hiến, Chùa Dâu, Chùa Hương, Chùa Tây Phương, Đình Tây
Đằng,… Bên cạnh đó, kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng, từ thần thoại đến
truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng mỗi thể loại đều
có nét riêng của vùng Bắc Bộ. Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành
Hồng, thờ Mẫu, thờ các ơng tổ nghề,…có mặt trên hầu hết các làng quê Bắc Bộ.
Quá trình chuyển sang hình thức sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu là nơng nghiệp
lúa nước đã tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ huyết thống phụ hệ. Tuy nhiên, chính

cách thức đăng kí hộ tịch thời thuộc Hán mới là nguyên nhân chính gây tác động trực
tiếp đến sự nhân rộng quan hệ huyết thống phụ hệ trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Quan hệ huyết thống phụ hệ lúc này được xác định qua các văn bản liên quan đến dân
số, hộ tịch, gia phả. Mặt khác, suốt mấy ngàn năm, từ thời Bắc thuộc cho đến thời phong
kiến và cả đến nay, trong các làng xã ở nông thơn Bắc Bộ dù hình thức huyết thống phụ
hệ đang ngự trị nhưng ở đó vẫn tồn tại cơ chế quyền lực song quyền hoặc mẫu quyền.
Cụ thể là trong gia đình nơng dân, cả người chồng và người vợ đều cùng có vị thế như
nhau; thậm chí vị thế của người vợ có phần nhỉnh hơn.
2.1.2. Nơng thơn Trung Bơ
Địa hình miền Trung dọc triền núi, hẹp theo chiều ngang Đông Tây, trước mặt là
biển Đông, sau lưng là dãy Trường Sơn. Địa hình chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam bởi
các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Nếu tính từ Tam
Điệp, đèo Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo lặp đi lặp lại qua
đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông… Hệ quả là châu thổ Trung
Bộ dài và hẹp, khơng có hệ thống đê ven sơng; làng thuần nơng thường kéo dài dọc
theo các con sông. Đa số làng khơng có luỹ tre bao bọc khép kín. Người dân trồng tre
dọc theo đường làng, ngõ xóm hoặc quanh nhà để lấy bóng mát, lấy nguyên vật liệu
làm ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống và sản xuất nơng nghiêp; mặt khác, tre cịn
có khả năng chắn gió dữ. Tổ chức cư trú làng Trung Bộ có tính mở hơn so với làng Bắc
Bộ. Khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc Nam của đất nước,
lại gặp gió Tây rất khơ nóng thổi từ Lào qua (gió Lào) tạo ra sự khơ rang cho miền
Trung. Bối cảnh hình thành nơng thơn gắn với quá trình mở cõi thời phong kiến, kinh
6


tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo lối tiểu nơng, duy trì quan hệ huyết thống phụ
hệ.
Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ đều chảy ngang theo chiều Tây Đơng ra biển,
sơng ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các
vịnh, cảng. Vận động tạo sơn còn “ném” ra biển xa các đảo và quần đảo như Hoàng Sa,

Trường Sa, đảo Hịn Gió (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng
Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hồ),…tạo ra những bình phong ngăn
chặn bớt sóng gió biển Đông. Suốt dải đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam “ưỡn”
cong, “lồi” ra phía sau biển Đơng. Sát bờ biển, từ Quảng Nam trở vơ Nam có các dải
cồn cát chạy dọc dài Bắc Nam ghi dấu những đường biển cũ. Giữa các dải cồn cát là
một vùng trũng nổi phân bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay. Chân cồn là những bàu
nước ngọt.
Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc bộ là địa bàn tụ cư và
khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời kì dài thuọc các tiểu quốc
của vương quốc Chămpa trước khi người Việt vào nơi này. Nền văn hoá Chămpa một
thời rạng rỡ như một ánh hào quang hắt lên mặt nước trong buổi chiều tà. Vì vậy, đặc
điểm thứ nhất của vùng văn hố Trung Bộ phải là một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn
hố Chămpa.
Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hố hữu thể cịn tồn tại trên mặt đất. Đó là các
tháp Chăm phơi sương gió cùng năm tháng. Lịch sử đi qua bao nỗi thăng trầm, cuộc
đời phải trải qua con dâu bể, tháp Chăm vẫn sừng sững như một dấu tích khơng thể
phai mờ. Ở Huế theo tác giả Trần Đại Vinh cịn tháp đơi Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi
Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng tại Mỹ Sơn đã có 7 tháp “đại diện tiêu biểu cho tất cả các
giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa”,… Có thể nói, khó có vùng văn
hố nào ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như ở Trung Bộ. Ngồi các tháp, di vật văn
hố Chămpa cịn trên mặt đất, trong lịng đất khá nhiều. Đó là các tượng bà Pơ Nagar,
tuợng chó, đặc biệt là tượng linga, yoni, các phù điêu, trụ đá, bia đá… Cùng các di sản
văn hố hữu thể, vùng Trung Bộ cịn khá nhiều các di sản văn hố vơ thể của văn hố
Chămpa. Đó là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá
voi, thờ thần biển…
Mặt khác, Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai phá theo kiểu tiệm tiến. Sự
cộng cư với người Chăm, thái độ ứng xử với những vốn văn hoá hiện diện trên mặt đất
tàng ẩn dưới lòng đất theo bản chất hiền hoà của người Việt tạo cho sự giao lưu văn
hố ở đâycó những điểm khác biệt. Trước hết, người Việt tiếp nhận những di sản văn
hoá của người Chăm, Việt hố biến thành di tích văn hố của mình. Tháp Chăm, đền

Chăm khi người Chăm ra đi thì người Việt thờ cúng, sử dụng. Chẳng hạn như tháp Bà
ở Nha Trang vốn là một ngôi tháp của người Chăm, được người Việt sử dụng, coi như
nơi thờ tự linh thiêng của tín ngưỡng thờ Mẫu - một tín ngưỡng của người Việt.
Tiêu biểu cho q trình tiếp biến văn hoá ở Trung Bộ của người Việt là tiếp thu
tín ngưỡng bà mẹ xứ sở (Po Yan Ina Nagar) của người Chăm. Với tín ngưỡng thờ Mẫu
7


ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ, người Việt gặp tín ngưỡng này của người Chăm,
họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hoá thành các nữ thần Việt. Nữ thần Mưjưk
của người Chăm được biến thành bà Chúa Ngọc. Câu chuyện mà Phan Thanh Giả ghi
trên bia kí ở sau Tháp Bà là câu chuyện đã Việt hố sự tích một nữ thần Chăm tại điện
Hịn Chén, thánh mẫu Vân Hương (tức thánh mẫu Liễu Hạnh) được đưa vào điện thần
cùng với bà chúa Ngọc. Nói khác đi là, sự tiếp biến văn hoá đã khiến diện mạo tín
ngưỡng của người Việt ở Trung Bộ thay đổi so với người Việt ở Bắc Bộ.
So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính chất
trung gian. Vì thế, sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của một vùng đất là đặc điểm thứ
ba của vùng văn hố này. Yếu tố sơng, biển, đồng bằng, đầm phá, núi non đều ánh xạ
vào trong các thành tố văn hoá, từ diện mạo đến các phương diện khác. Với Trung Bộ,
làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư dân. Bên cạnh lễ cúng đình của
làng nơng nghiệp là lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh cá. Điều này là lẽ đương
nhiên, bởi lẽ đồng bằng Trung Bộ thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển. Tính chất của
làng ven biển ít ổn định. Một phần do xâm thực của biển, một phần do nghề đánh cá
truyền thống bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và ngư trường.
Trong văn hoá đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu có sự thay
đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã đậm đà hơn trong
cơ cấu bữa ăn của cư dân ở nơi đây. Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ do tính chất
khí hậu, nói rộng hơn là điều kiện tự nhiên chi phối nên sử dụng nhiều chất cay trong
bữa ăn.
Giao thông trong khu vực Trung Bộ không thuận tiện. Nguyên do là các hệ thống

núi chạy lan ra tận biển và nhiều con sông lớn nhỏ rải dọc Trung Bộ chia cắt địa hình
thành nhiều vùng cô lập, các sông không nối kết với nhau bằng những nhánh nhỏ hoặc
kênh rạch.
2.1.3. Nơng thơn Nam Bộ
Nói tới Nam Bộ là người ta nghĩ đến một cánh đồng tít tắp tận chân trời, một
khung cảnh thiên nhiên khống đạt và vùng đất với chằng chịt kênh rạch. GS. Lê Bá
Thảo đã tỉnh Nam Bộ có tới 5700 km đường kênh rạch. Sông nước ở hạ lưu chảy chậm,
mang lượng phù sa lớn, khác với sông nước miền Trung Bộ, Nói cách khác, có thể nói
Nam Bộ là vùng đất cửa sơng giáp biển. Tiến trình lịch sử của Nam Bộ có những nét
khác biệt so với các địa phương khác. Nếu như Trung Bộ, Bắc Bộ là những vùng lịch
sử phát triển liên tục thì Nam Bộ trong sự phát triển lịch sử, lại trải qua sự đứt gãy. Bối
cảnh hình thành nơng thơn Nam Bộ gắn với q trình Nam tiến, tiếp tục khai phá phần
đất Đơng và Tây Nam Bộ.
Tuy ở trong khu vực nhiệt đới nhưng khí hậu và đất đai Nam Bộ rất thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông rạch dày đặc, nhiều mảng địa hình có đặc điểm
địa lý đặc thù đan xen nhau đã khiến Nam Bộ trở thành một vùng đất đa dạng về thổ
nhưỡng và hệ sinh thái. Đây là cơ sở hình thành hiện tượng phân vùng tự phát theo khu
8


vực (miệt) ở Nam Bộ như: miệt vườn, miệt đồng, miệt núi, miệt giồng, miệt biển. Mỗi
khu vực thường có đặc điểm riêng về địa hình và điều kiện phát triển kinh tế.
Tổ chức cư trú thời kỳ đầu còn rời rạc, về sau chặt chẽ hơn và ổn định dần theo
dạng thức cơ cấu làng xã truyền thống Bắc Bộ. Tuy nhiên, cơ chế làng xã Nam Bộ
thoáng mở hơn nhiều so với làng xã Trung Bộ và Bắc Bộ. Tuổi đời làng Việt Nam Bộ
còn ngắn, chừng 400 năm là cùng. Khác với làng Việt Bắc Bộ vốn cộ gốc gác là các
công xã nông thôn, làng Việt Nam Bộ là làng khai phá. Dân cư từ nhiều nguồn, nhiều
phương trời tụ họp lại, vì thế làng Việt Nam Bộ sẽ, khơng có chất kết dính chặt chẽ,
quan hệ dịng họ sẽ khác với chính nó ở đồng bằng Bắc Bộ. Mặt khác, sự cư trú cúa cư
dân Nam Bộ không thành một đơn vị biệt lập với rặng tre quanh làng như ở đồng bằng

Bắc Bộ, mà cư trú theo tuyền, theo kiểu tòa tia dọc hai bên bờ kinh rạch, trục lộ giao
thông.
Thời kỳ đầu, kinh tế nông thôn Nam Bộ vẫn là kinh tế tiểu nơng. Về sau, do chính
sách kinh tế của thực dân Pháp, thành phần kinh tế tư bản tư nhân đã vươn đến nơng
thơn dưới hình thức sở hữu của các “điền Tây”, các đại điền chủ (thực chất là các nhà
tư sản mại bản). Điều này dẫn đến cơ cấu tổ chức và các hình thức sinh hoạt của nơng
thơn Nam Bộ có nhiều nét khác so với nơng thơn Bắc Bộ và nông thôn Trung Bộ. Kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá sớm xuất hiện ở nơng thơn Nam Bộ. Điều
này đã ảnh hưởng tích cực đến tư duy sản xuất của nông dân Nam Bộ. Bên cạnh đó, xu
hướng thốt ly ý thức hệ phong kiến đã thúc đẩy tinh thần dân chủ, yêu tự do, yêu công
bằng ở nông dân Nam Bộ phát triển. Hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo nối liền
nhau đã làm cho nông thôn Nam Bộ không giữ thế khép kín như ở vùng Bắc Bộ.
Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tơn giáo tín ngưỡng cùng đan xen tồn tại, Nói
cách khác đi là diện mạo tơn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp. Ngồi
các tơn giáo lớn ở ngồi du nhập vào như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,
Nam Bộ cịn là q hương của tơn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao đài, Hịa hảo,
như các ơng đạo, các tín ngưỡng dân gian như thờ Tổ tiên, Thổ thần, thờ Thành hoàng,
thờ Mẫu, thờ Neaktã, Arăk. Bản thân từng tôn giáo ở Nam Bộ cũng khá đa dạng Bên
cạnh Phật giáo Tiểu thừa lại có Phật giáo Đại thừa. Với các tín ngưỡng dân gian, điều
kiện tự nhiên lịch sử của vùng đất mới đã khiến nó có những nét khác biệt, tuy rằng,
chúng đi ra từ một nguồn cội là đồng bằng Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ, tín
ngưỡng này đã có những nét khác biệt, điện thần phong phú hơn, nghi lễ thờ cúng cũng
có sự khác biệt. Hiện tượng các ơng đạo như đạo Ngồi, đạo Nằm, đạo đi Chậm, đạo
Câm, đạo Dừa v.v..., có thể coi như một hình tượng riêng biệt của tơn giáo tín ngưỡng
Nam Bộ.
Trong ứng xử với thiên nhiên, các tộc người ở Nam Bộ cũng có những nét khác
biệt so với các vùng văn hóa khác. Dù là người Việt hay người Khơme, người Chăm,
người Hoa v.v... Khi tới vùng này sinh sống, họ đêu đứng trước một thiên nhiên vừa có
phần lạ lẫm, vừa có phần huyền bí ứng xử với thiên nhiên của người Việt có thể coi là
thái độ tiêu biểu nhất. Khác với đồng bằng sông Bắc Bộ, ở Nam Bộ, dù có tới 4900 km

kênh đào, dù có hai dịng sơng lớn, vẫn khơng hề có một km đê nào. Dựa theo chế độ
9


thủy triều, hệ thống thủy lợi ở Nam Bộ đưa nước ngọt từ sông lớn vào sông nhỏ, vào
kênh rạch rồi lên mương, lên vườn. Nghĩa là một thái độ ứng xử hoàn toàn khác với ở
Bắc Bộ. Thái độ ứng xử với thiên nhiên còn được thể hiện - qua việc ăn và mặc.
Nếu ở đồng bằng Bắc Bộ, mơ hình cơ cấu bữa ăn ấy là Cơm + Rau + Cá, thì ở
Nam Bộ, tương quan giữa các thành tố có thay đổi. Nguồn tài nguyên thủy sản ở Nam
Bộ đạt tới sự sung túc, phong phú, hơn tất cả mọi vùng trên đất nước ta. Vì thế, sử dụng
nguồn đạm thủy sản trong bữa ăn người Việt có chú trọng hơn. Các món ăn chế biến từ
thủy sản cùng nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng, so với các nơi khác. Và
người Việt sử dụng các món ăn từ hải sản cũng nhiều hơn so với cư dân Bắc Bộ. Mặt
khác, thiên hướng trong có cấu bữa ăn của người Việt là nghiêng về chọn các món có
tác dụng giải nhiệt. Dừa và các món ăn được chế biến từ dừa chiếm vị thế quan trạng
trong các món ăn, chính bất nguồn từ khía cạnh nãy. Các loại nước giải khát như nước
dừa, nước quả được ưa thích. Trà dùng để giải khát, chứ khơng để thưởng thức như ở
Bắc Bộ.
Quan hệ huyết thống phụ hệ phổ biến ở người Việt, người Hoa, trong khi người
Mạ, người Stiêng, người Chăm ở Nam Bộ còn duy trì quan hệ huyết thống mẫu hệ.
2.2. Theo trục Đơng – Tây
Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc trong giai đoạn Cổ kiến tạo. Trải qua
hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi bị bào mòn phá huỷ bởi ngoại
lực, tạo nên những bề mặt san bằng cổ thấp và thoải. Chính vì hoạt động nâng lên không
diễn ra liên tục nên đến giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi đã làm cho địa hình
nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. Địa hình
thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng Tây Bắc – Đông nam.
Theo trục Đông Tây, dựa vào đặc điểm địa hình tự nhiên ta có thể chia nơng thơn
Việt Nam thành 3 vùng: núi, đồng bằng, ven biển.
2.2.1. Nông thơn miền núi

Địa hình đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ Việt Nam, đa phần là đồi núi thấp (vùng núi
cao hơm 2000m so với mực nước biển chỉ chiếm 1%). Nông thôn miền núi Việt Nam
chủ yếu là vùng núi của Bắc Bộ và Tây Nguyên. Đời sống nông thôn vùng núi được
xác định dựa trên các yếu tố: địa bàn rừng núi và vùng đồi, quan hệ huyết thống mẫu
hệ, kinh tế săn bắt hái lượm và nông nghiệp lúa rẫy, nông nghiệp lúa nước ruộng bậc
thang, cơ chế quản lý già làng trưởng bản. Ngày nay, khi có sự can thiệp và quản lý của
nhà nước, chức năng của các vị già làng đã suy giảm.
Về phương thức mưu sinh, các tộc người thiểu số như: Mông, Thái, Dao đỏ, Vân
Kiều, Gia-rai, Ê-đê và Ba-na vẫn còn phụ thuộc vào rừng. Họ khai thác gỗ rừng để làm
dược liệu, củi và vật liệu để làm đồ thủ công. Chính điều kiện địa hình trắc trở và sự đa
10


dạng tộc người nên các tộc người thiểu số gặp khó khăn trong giao lưu kinh tế với nhau
ở vùng núi; đồng thời, vì chỉ khai thác đủ sống và sản xuất quy mô nhỏ nên các hoạt
động thương nghiệp ở họ cũng diễn ra đơn sơ, dẫn đến đời sống vật chất của họ cũng
chậm phát triển hơn các vùng nông thôn khác. Mặt khác, cư dân các vùng nông thôn
đồi núi cũng sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp. Họ trồng trọt trên những thửa ruộng
bậc thang, chăn nuôi gia súc trên các trảng cỏ, thảo nguyên. Bên cạnh đó, phần lớn diện
tích đất feralit, đất đỏ bazan của nước ta đều tập trung ở vùng đồi núi, việc trồng cây
công nghiệp trên các nền đất này mang lại sản lượng lớn sản phẩm công nghiệp và
nguyên liệu thô để xuất khẩu như chè, cao su, hồ tiêu, cà phê... Trong điều kiện đó, đời
sống vật chất của họ cũng ổn định hơn các vùng nông thôn đồi núi phụ thuộc vào rừng.
Hệ quả của sản xuất nông nghiệp và canh tác lâm nghiệp của vùng đồi núi là nông thôn
vùng đồi núi thiếu đất trồng trọt do sự xói mịn, bạc màu của đất núi nên họ phải khai
hoang và di canh, di cư đến nhiều nơi, tạo ra diện tích lớn đất hoang và suy giảm diện
tích rừng ngun sinh của cả nước. Khu vực bình nguyên, người dân đã biết trồng lúa
nước từ sớm, biết sử dụng trâu làm đất tơi nhưng chưa có cày. Về sau, quá trình giao
lưu tiếp biến với vùng đồng bằng đã giúp nghề lúa nước phát triển. Cư dân đồi núi cịn
biết khai thác khống sản, tạo ra một số nhạc cụ và công cụ lao động bằng kim loại, kết

hợp với săn bắt, họ tích trữ lượng lớn ngà voi, cao hổ… và trao đổi buôn bán với thương
bn từ vùng đồng bằng nhưng ngay khi có lệnh cấm săn bắt động vật hoang dã thì các
sản phẩm từ động vật hoang dã đã giảm sút.
Vùng nông thôn đồi núi giáp biên giới, cửa khẩu quốc gia có thể mưu sinh bằng
việc buôn bán, cung cấp nơi dừng chân, nghỉ ngơi, đổi tiền cho những cư dân vượt biên,
xuất khẩu lao động, ngồi ra họ cịn làm cơng việc vệ sinh, gặt hái công cho các vườn
cây ăn quả. Một số tộc người khơng có điều kiện tiếp xúc với vùng đồng bằng hoặc
các vùng nông thôn đồi núi lân cận nên đời sống vật chất và tinh thần cịn mang tính
ngun thủy.
Ngồi ra, cư dân nơng thơn sinh sống bằng nghề làm đồ thủ công rồi mang sản
phẩm ra chợ phiên buôn bán. Đời sống gắn liền với rừng nên nông thôn vùng đồi núi
đặc biệt coi trọng rừng và có tín ngưỡng rừng thiên, thần rừng và các hoạt động phong
tục lễ hội cũng liên quan đến rừng như lễ hội đua voi ở những cánh rừng thưa; đồng
thời, họ cũng tôn thờ thần núi, thần nước, thần gió và thần cây.
2.2.2. Nơng thơn châu thổ
Nơng thôn vùng châu thổ được xác định dựa trên các yếu tố: địa bàn châu thổ các
con sông, quan hệ huyết thống phụ hệ, kinh tế nông nghiệp lúa nước với hệ thống đê
điều, kênh mương thuỷ lợi, làng nghề thủ công, cơ chế quản lý dân chủ làng xã. Diện
mạo nông thôn châu thổ truyền thống rõ nét nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Người
dân ở vùng nông thôn đồng bằng châu thổ ban đầu sinh sống bằng săn bắt, hái lượm
dần về sau, sự biến đổi khí hậu làm cho thức ăn do săn bắt hái lượm sớm lên men,
không bảo quản được lâu, người phương Đông đã tìm cách tạo ra lương thực mà khơng
phụ thuộc vào tự nhiên, từ đó sản xuất nơng nghiệp ra đời. Trong q trình đó, với lớp
11


vỏ cứng, có thể bảo quản được lâu, cây lúa đã được chọn làm cây thương thực chính.
Bên cạnh đó, các loại cây lương thực như: đậu, ngô, khoai, sắn… vì khơng đáp ứng về
mặt sản lượng, thời gian thu hoạch, thời gian bảo quản và hàm lượng dinh dưỡng nên
được xếp vào nhóm lương thực phụ. Sự giao lưu tiếp biến văn hóa với tộc người Hoa

đã giúp cư dân vùng nơng thơn đồng bằng phía Nam biết bn bán, lập nên chợ. Từ đó,
đời sống vật chất của cư dân.
Về cư trú, cư dân nông thôn vùng đồng bằng xây nhà trên sông, đặc biệt là những
nơi giáp thủy do mạng lưới sơng ngịi chằng chịt, đơi khi là các cù lao, miệt vườn; bởi
vì bề mặt đồng bằng khá thuận lợi nên cư trú của cư dân cũng đa dạng về các kiểu hình,
địa điểm cư trú như xây nhà đất, nhà gỗ nền đất…
Về thiết chế xã hội, đa phần người dân nông thôn theo chế độ phụ hệ; nhưng ở
vùng đồng bằng phía Nam, họ xem trọng gia đình và vai trị của người phụ nữ cũng
được củng cố nhiều hơn. Đặc biệt, riêng đối với tộc người Khmer ở miền Tây Nam Bộ,
họ vẫn lưu giữ chế độ song hệ.
2.2.3. Nông thôn ven biển
Nông thôn vùng ven biển được xác định dựa trên các yếu tố: địa bàn ven biển,
quan hệ huyết thống phụ hệ, kinh tế ngư nghiệp, ngư nghiệp kết hợp nông nghiệp lúa
nước và nghề thủ công, cơ chế quản lý dân chủ làng nghề. người Việt cố kéo nếp sống
của cư dân nông nghiệp ra biển, bởi thế cho tới tận ngày nay những gia đình ngư dân
chun nghiệp khơng nhiều. Và rất khó tìm thấy những cộng đồng thuần túy ngư dân
sống trên những địa bàn có ranh giới nhất định.
Những người là nghề cá xưa kia thường là những người rất nghèo khổ, nghề cá
chỉ giúp họ tần tảo bữa cơm bát cháo qua ngày. Những người đánh cá ven biển thường
không được chia đất đai của làng xã, thậm chí nhà của họ cũng chỉ là những túp lều tạm
bợ dựng bên các bờ sông bãi biển khơng được an tồn, họ sống tách biệt với dân làng.
Sự tủi nhục và tự ti cơng với những thói quen cổ hủ và tập quan khinh miệt người ngụ
cư làm cho dân đánh cá ven biển, những người làm nghề chài lưới, mò cua bắt ốc bị
khinh rẻ, càng ngày càng có xu thế tách ra khỏi cộng đồng các làng xã mặc dù quản lý
nhà nước lúc đó họ vẫn phải gắn với một cộng đồng làng xã nào đó. Tuy nhiên, trong
cuộc sống họ khơng thể đơn độc, tại các vùng ven biển, các cửa sông những người ngư
dân nghèo tập trung thành các cộng đồng để khuya sớm có nhau gọi là các vạn. Các
vạn chính là các làng nhưng không được thừa nhận về mặt pháp lý hành chính này cịn
dấu vết ở khắp các vùng ven biển trong cả nước. Có một số vạn sống ngày trên mặt
nước, họ được cư dân trên bộ gọi là dân thủy diện, thủy cư hoặc hạ bạn.

Trên hàng nhìn hịn đảo ở trong vùng có những quần đảo rộng lớn như Cơ Tơ cũng
chỉ có một ít nguwdaan người Hoa. Nghề đánh cá ở bờ biển châu thổ Bắc Bộ nhìn
chung tẻ nhạt chỉ có vài vạn chài ở Đồ Sơn và cửa sóng Vân úc. Cho đến nay những
người đánh cá và cộng đồng đánh cá ở miền Bắc nói chung vẫn cịn nghèo, khơng có
truyền thống đi đánh cá xa. Nghề cá ở biển phía bắc miền Trung phát triển mạnh, ngư
12


dân đông đúc nhưng họ cũng chỉ là những ngư dân “nhỏ bé” sống đông đúc chen chúc
và chỉ khai thác ở những vùng nước nông cạn ven bờ lân cận với họ bằng các phương
tiện hết sức thô sơ như bè mảng lưới rùng… gặp con gì bắt con ấy, thi thoảng họ có đi
xa hơn nhưng cũng chỉ quẩn quanh khu vực phía nam vịnh Bắc Bộ. Ở Duyên hải Nam
Trung Bộ do địa hình bờ biển dốc đứng ra xa bờ vài chục hải lý là đã gặp biển sâu hàng
trăm mét. Bởi vậy, nghề khai thác cá biển xưa ít phát triển. Sau này nghề cá của Nam
Trung Bộ mới phát triển nhưng theo một hướng khác các tỉnh miền Bắc, ở đây người
ta phát triển nghề cá nổi di cư theo mùa. Và vì phải đuổi theo đàn cá ngư dân thường
phải di chuyển ngư trường chạy theo đàn cá hoặc chuyển đến những ngư trường mới
phong phú hơn. Do vậy ngư dân nơi đây thường có kinh nghiệm đi biển và giỏi đánh
cá hơn. Ở Nam Bộ dân đánh cá ít tụ tập ở các bãi ngang mà thường tập trung ở các cửa
sông lạch. Nghề đánh cá ở biển miền Nam chỉ mới phát triển trong những năm gần đây.
Sự phân chia này tạo cơ sở để xây dựng các thành tố nghiên cứu văn hố nơng
thơn theo đặc điểm địa lý. Đó là các thành tố: văn hoá núi, văn hoá châu thổ và văn hoá
biển.
3. Thế mạnh của cách phân vùng nơng thơn Việt Nam theo điều kiện địa lí
tự nhiên
So với cách phân vùng theo điều kiện kinh tế - xã hội thì cách phân vùng theo điều
kiện địa lý tự nhiên phù hợp chặt chẽ với điều kiện sống, nguồn lực phát triển của vùng
nhất. Điều kiện địa lý tự nhiên hình thành nên các hoạt động sản xuất của dân cư. Chính
mơi trường đồng bằng, miền núi, cao nguyên, duyên hải, cùng với các hoạt động kinh
tế như săn bắt, hái lượm, làm nương rẫy, đánh cá, là ruộng nước… đã quy định và để

lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hóa và các sắc thái văn hóa của từng khu vực.
Chẳng hạn, hị Huế là sinh hoạt nghệ thuật gắn liền với môi trường sông nước và cảnh
sắc sơn thủy hữu tình kỳ thú nơi đây; hay ví phường vải được ra đời là từ hoạt động
trồng bông dệt vải của người dân xứ Nghệ; hoặc nghệ thuật hát chèo là sản phẩm của
đồng quê ruộng lúa vùng hạ lưu sông Hồng; nghệ thuật múa rối nước là loại hình trị
diễn dân gian độc đáo gắn liền với vùng chiêm trũng của xứ Sơn Nam hạ (ngồi ra thì
mơi trường chiêm trũng này cũng là tác nhân kích thích sự ra đời và phát triển của nhiều
nghề thủ công truyền thống nơi đây)… Trong mỗi vùng văn hóa có thể có một số tiểu
mơi trường cảnh quan (như đồng bằng, biển, đồi núi) và kèm theo đó là những hoạt
động sản xuất khác nhau, tuy nhiên trong đó vẫn thấy loại cảnh quan và hoạt động sản
xuất nào đó là chủ đạo.
Việc phân chia vùng văn hóa nơng thơn cịn tạo điều kiện đẩy mạnh yếu tố giao
lưu - ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc, giữa các cư dân nội và ngoại vùng. Càng
ngày người ta càng có thêm nhiều tư liệu để chứng minh về quan hệ giao lưu, ảnh hưởng
văn hóa giữa các dân tộc và khu vực. Chúng xuất hiện từ rất sớm, ngay trong xã hội
nguyên thủy, và đã có vai trị rất to lớn đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa
nhân loại. chẳng hạn, để tạo nên sắc thái văn hóa vùng ở Nam Bộ thì buộc phải trải qua
nhiều thế kỷ tại nơi đây diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa người Kinh
13


với người Khmer, người Hoa và người Chăm. Từ đó, nhiều hiện tượng hay motif văn
hóa đã dần dần trở thành kho vốn chung của cả vùng. Ở vùng Trung Trung Bộ và Nam
Trung Bộ thì quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm cũng đã diễn ra khá sâu sắc, khiến
cho khơng ít bộ phận dân cư Chăm đã bị Việt hóa hay ngược lại. Chẳng hạn, hiện tượng
thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na ở Huế và Nam Trung Bộ là hiện tượng hỗn dung văn
hóa Việt – Chăm giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh của người Việt và Thần Mẹ Xứ Sở Pô
Inư Nưgar của người Chăm; hoặc nhiều làn điệu dân ca ở miền Trung là kết quả của sự
giao lưu tiếp biến dân ca Việt – Chăm; hay chiếc cày Chăm đã trở thành chiếc cày Khu
V của người Kinh; con thuyền biển brau của cư dân Champa xưa kia đã trở thành chiếc

ghe bầu của cư dân Quảng Nam – Đà Nẵng… Tiểu vùng văn hóa xứ Lạng cũng là một
ví dụ khá tiêu biểu về sự giao lưu giữa nội vùng và ngoại vùng. Dân tộc Tày và Nùng
ở đây vốn xưa kia cũng một gốc, sau phân thành hai tộc người khác nhau, nhưng ngày
nay vì cùng chung sống trên một địa bàn địa lý nên giữa họ lại đang diễn ra q trình
thống nhất hội tụ văn hóa với nhau. Và là những tộc người chiếm đa số trong dân cư
của vùng nên họ có những ảnh hưởng đáng kể đến các dân tộc ít người khác ở trong
vùng. Ngồi ra, đồng bào Tày, Nùng còn sớm tiếp xúc với người Kinh ở phía Nam, với
người Hoa ở phía Bắc, nên ở họ đã diễn ra quá trình hỗn dung về chủng tộc và văn hóa
với các dân tộc Kinh, Hoa. Bên cạnh đó cịn có một bộ phận người Kinh từ vùng đồng
bằng và trung du Bắc Bộ di cư lên đây vào những thời kỳ lịch sử khác nhau và về sau
họ đã bị Tày hóa. Chính q trình giao lưu, ảnh hưởng sống động ở vùng cửa ngõ biên
giới phía Bắc này đã tạo nên các sắc thái văn hóa đặc trưng của tiểu vùng văn hóa xứ
Lạng. Hoặc tiểu vùng văn hóa Thăng Long – Hà Nội đã được hình thành từ kế quả của
quá trình giao lưu, ảnh hưởng rộng rãi và lâu dài giữa nội và ngoại vùng, giữa trong
nước và quốc tế. Với tư cách là một trung tâm đầu não của cả nước về chính trị và kinh
tế từ hơn một nghìn năm nay, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành một trung tâm thu hút
các tinh hoa, thành tựu và nhân tài của mọi miền đất nước, để từ đó chắt lọc, nâng cao
các giá trị văn hóa của bốn phương, nhằm tạo ra những đặc trưng và đỉnh cao của văn
hóa quốc gia – dân tộc, và rồi đã ảnh hưởng trở lại với mọi miền đất nước. Hơn thế nữa,
Thăng Long – Hà Nội còn là cửa ngõ, trung tâm giao lưu với thế giới bên ngoài, từ
phương Bắc xuống, từ phương Nam lên và sau này là từ phương Tây lại, đã tạo nên
mối giao hòa giữa văn hóa Việt Nam với thế giới bên ngồi. Tất cả những gì là đặc
trung của văn hóa tiểu vùng Thăng Long – Hà Nội phần lớn đều là kết quả của quá trình
giao lưu đa chiều ấy. Khi xem xét các vùng thể loại văn hóa ta cũng cần lưu ý tới các
nhân tố giao lưu, ảnh hưởng. Chẳng hạn, khi nghiên cứu vùng âm nhạc cồng chiêng
Tây Nguyên, ta không thể không lưu ý tới sự giao lưu giữa Tây Nguyên với các vùng
xunh quanh như miền Trung Việt Nam, và cả với Lào, Campuchia, bởi đó là những nơi
mà khi xưa sản xuất ra cồng chiêng để bán cho Tây Nguyên. Khi xem xét vùng diễn kể
khan của người Êđê và akha juka của người Raglai, người ta cùng không thể không lưu
ý tới những ảnh hưởng của văn hóa Chăm.


14


KẾT LUẬN
Phân vùng văn hóa nơng thơn tạo nên diện mạo văn hóa mỗi vùng rõ nét hơn tạo
điều kiện để xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
và bản sắc các vùng đất nước thì việc xây dựng và thực hiện phương pháp quản lý
khơng gian văn hố là rất cần thiết. Muốn vậy, phải có sự thống nhất từ nhận thức đến
phương hướng hoạch định chính sách văn hố, đặc biệt phải cụ thể hố bằng kế hoạch
có tính pháp lệnh cũng như củng cố các thiết chế, để thực thi việc quản lý các khơng
gian văn hố vùng như là một bộ phận cấu thành của công tác lãnh đạo, quản lý văn
hoá của Đảng và Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngơ Đức Thịnh (2019), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
2. Ngơ Đức Thịnh (2019), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam¸ Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. Trần Long, Bài giảng mơn Văn hóa nơng thơn Việt Nam.
4. Lê Thơng (2006), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
5. Lê Bá Thảo (1998), Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội.

15



×