Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

skkn một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy hiệu quả chương trình địa lí tự nhiên lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.5 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
5. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Cấu trúc đề tài ........................................................................................... 4
PHẦN 2: NỘI DUNG .......................................................................................... 5
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ......................................................... 5
2.1.1. Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niện hiện đại ...................... 5
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn .................... 5
2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 6
2.1.4. Khái quát chương trình Địa lí tự nhiên 10 ......................................... 6
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ………………………………...................16
2.2.1 Thuận lợi…………………………………………………………...16
2.2.2 Khó khăn…………………………………………………………...17
2.3. VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÁC MÔN TỰ NHIÊN GIẢNG DẠY
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10………………………………………………………..18
2.3.1 Vận dụng một số kiến thức Toán học……………………………19
2.3.2 Vận dụng một số kiến thức Vật lí………………………………..22
2.3.3 Vận dụng một số kiến thức Hoá học…………………………….26
2.3.4 Vận dụng một số kiến thức Sinh học…………………………. ...27
2.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………30
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM………………………………………………..32
PHẦN BA: KẾT LUẬN…………………………………………………….42
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..42

Trang 1



PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, nhu cầu muốn khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh trở
thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ngay từ lúc sinh ra, trẻ con
đã luôn luôn tìm cách mở rộng không gian hiểu biết của mình từ cái nôi à ơi, đến
cái nhà, cái sân, mảnh vườn của mình, đến khi lớn lên, đó là không gian sống,
học tập, làm việc, giao tiếp. Và Khoa học Địa lí cũng bắt đầu hình thành từ khi
con người tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sinh sống, chinh phục,
tìm kiếm những miền đất mới.
Con đường phát triển của Khoa học Địa lí không phải là một con đường
trơn tru, thẳng tắp mà bao gồm những bước thăng trầm, những giai đoạn khủng
hoảng và những giai đoạn hưng thịnh. Khoa học Địa lí là một trong những khoa
học cổ nhất của nhân loại, là một trong những khoa học cơ bản mà ai cũng cần
phải học và ít nhiều vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Khoa học Địa lí có một phạm vi tri thức vô cùng rộng lớn và phong phú,
cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về thiên nhiên, về dân cư, về
chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái
Đất.
Chính vì vậy môn học Địa lí có mối liên hệ với rất nhiều môn học khác
trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, điển hình như các môn: Toán
học, Hoá học, Vật lí, Sinh học và Lịch sử...
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình địa lí tự nhiên lớp 10, bản thân tôi
nhận thấy có nhiều nội dung cần phải vận dụng kiến thức của các môn tự nhiên
để giảng dạy phần kiến thức Địa lí tự nhiên lớp 10 này sẽ hiệu quả hơn. Khi vận
dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn
bản chất của hiện tượng, vận dụng và giải thích được các hiện tượng tự nhiên
một cách rõ ràng hơn. Trong quá trình giảng dạy tại trường, qua việc thử
nghiệm kiểm tra cùng một mảng kiến thức đối với những lớp có vận dụng kiến
thức liên môn và những lớp không có vận dụng kiến thức liên môn thì kết quả
cho thấy: lớp có vận dụng kiến thức liên môn việc hiểu, nhớ và giải thích tốt và

Trang 2


lâu hơn nhóm còn lại.Tuy nhiên, đưa kiến thức gì vào, đưa vào ở đâu, khi nào,
đưa như thế nào để vừa đủ, hiệu quả mà không làm dài thêm khối lượng kiến
thức đã quá cồng kềnh, không làm học sinh cảm thấy chán ngán, không làm giáo
viên cảm thấy nặng nề? Vận dụng kiến thức liên môn như thế nào cho hiệu quả?
Tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này và nhận thấy đây là một
vấn đề rất thú vị nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp, những
người đi trước, những người có liên quan, song song với việc tìm hiểu, trao đổi
với học sinh và tìm hiểu qua một số tài liệu đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm
Chính vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, tôi
nhận thấy có nhiều nội dung trong chương trình Địa lí 10 khi vận dụng kiến thức
các môn tự nhiên để dạy sẽ đem lại hiệu quả, tạo được hứng thú học tập cho các
em cũng như làm rõ hơn các kiến thức địa lí. Đó là lí do tôi chọn đề tài: " Một
số kinh nghiệm vận dụng kiến thức các môn tự nhiên để giảng dạy hiệu quả
chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10".
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của học sinh trong việc tiếp thu và
vận dụng giải thích các kiến thức địa lí tự nhiên.
Nghiên cứu, lựa chọn và đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm
khắc phục những khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức tự
nhiên và giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên.
Đưa ra những kiến thức các môn tự nhiên có thể áp dụng để dạy hiệu quả
một số nội dung địa lí tự nhiên lớp 10.
Cuối cùng đưa ra một số kết quả thực nghiệm để so sánh số liệu trước và
sau khi tiến hành áp dụng những kinh nghiệm của bản thân.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào chương trình lớp 10 phần địa lí tự nhiên bao gồm từ

chương I đến chương IV trong sách giáo khoa địa lí 10 ban cơ bản và vận dụng
một số kiến thức của các môn học: Toán, Lí, Hoá, Sinh học trong giảng dạy nội
dung địa lí tự nhiên lớp 10.
Trang 3


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Sử dụng phương pháp

này để tổng hợp những tài liệu có liên quan nhằm làm rõ cơ sở lí luận của
vấn đề, nhằm tìm ra được những kiến thức các môn tự nhiên có thể vận dụng
để làm sáng tỏ một số kiến thức địa lí tự nhiên trong chương trình lớp 10.


Phương pháp quan sát sư phạm: là phương pháp quan sát thực tế

trong quá trình giảng dạy, tiếp thu kiến thức của học sinh cũng như việc vận
dụng kiến thức của các em trong việc giải thích kiến thức địa lí tự nhiên.


Phương pháp so sánh: để so sánh kết quả trước và sau khi vận dụng

những kinh nghiệm của giáo viên truyền đạt cho học sinh.


Phương pháp khảo sát, thống kê: để đưa ra những số liệu cụ thể về

hiệu quả của vấn đề được nghiên cứu.

5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ năm học 2008 - 2009 đến 2013 - 2014.
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
II. Thực trạng của vấn đề
III. Một số kiến thức các môn tự nhiên có thể vận dụng để giảng dạy nội dung
địa lí tự nhiên 10.
Phần 3: Kết luận

Trang 4


PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
2.1.1. Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niện hiện đại
Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu
các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của chúng,
chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm
hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa
lí kinh tế, xã hội. Giữa Địa lí học và các khoa học khác có những mối quan hệ
rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lý học,
hóa học và sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với Sử học, kinh
tế chính trị học, Văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác. Trong thời đại ngày
nay, người ta thấy sự kết hợp nhiều mặt giữa Địa lí học với hàng loạt các khoa
học khác tạo thành nhiều khoa học mới. Như vậy trong Địa lí có các khoa học
khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong

dạy học Địa lí
Sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học
ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng. Sử dụng kiến thức liên
môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học
Địa lí và được sử dụng như tài liệu tham khảo. Mặt khác, sử dụng kiến thức liên
môn còn là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí
nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học
sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí. Sử dụng kiến thức liên môn
đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn
học khác và ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những
lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu
sắc kiến thức Địa lí và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá
trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em
sẽ hình thành các kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết
Trang 5


liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống. Như vậy, kiến thức liên môn là một nội
dung rất quan trọng trong dạy học Địa lí cũng như các môn học khác. Chương
trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay đổi mới về nội dung, phương pháp biên
soạn để giúp học sinh học tập dễ dàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Song bản thân
sách giáo khoa còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các môn học. Do vậy trong
quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức liên môn và vận
dụng những biện pháp sử dụng chúng để gây hứng thú học tập cho học sinh thì
sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Sử dụng kiến thức liên môn
có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ
năng học tập. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên
cần nắm vững nội dung của khoa học Địa lí và hệ thống chương trình môn học.
Nắm chắc và sử dụng thành thạo các kiến thức liên môn thì việc giảng dạy sẽ đạt
hiệu quả cao.

2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học
Địa lí
Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học. Sử
dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của
bài học. Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải
góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh.
Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Sử
dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu kiến
thức của bài.
2.1.4. Khái quát chương trình Địa lí tự nhiên 10
BẢN ĐỒ
Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản
đồ
* Phương pháp ký hiệu:
- Đối tượng thể hiện: các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các
trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản…

Trang 6


- Cách thể hiện: những ký hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí
mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
- Có 3 dạng kí hiệu chính: ký hiệu hình học, ký hiệu chữ và ký hiệu tượng hình.
* Phương pháp ký hiệu đường chuyển động:
- Đối tượng thể hiện: sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng
biển…) và các hiện tượng kinh tế-xã hội (các luồn di dân, vận chuyển hàng
hóa…) trên bản đồ.
- Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di
chuyển.
* Phương pháp chấm điểm:

- Đối tượng thể hiện: các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như các
điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi…
- Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ,
mỗi điểm chấm (.) đều có một giá trị nào đó.
* Phương pháp bản đồ - biểu đồ:
- Đối tượng thể hiện: giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị
lãnh thổ (đơn vị hành chính).
- Cách thể hiện: sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên
bản đồ.
Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu đặc
điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí.
* Các bước sử dụng bản đồ:
- Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
- Đọc bản chú giải để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản
đồ như thế nào; xem tỉ lệ của bản đồ để biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách
được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế.
- Dựa vào bản đồ tìm đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể
hiện.
- Dựa vào bản đồ để xác lập các mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng, hiện
tượng địa lí.
Trang 7


* Atlat địa lí là một tập hợp các bản đồ. Khi sử dụng, thường phải kết hợp bản
đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích
một đối tượng, hiện tượng địa lí.
Chương II: HỆ QỦA CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT
Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ
Mặt Trời
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Thiên hà là một tập hợp

của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt
Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động
xung quanh và các đám mây bụi khí, có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt
Trời.
- Trái Đất là một hành tinh ở vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt Trời) trong hệ
Mặt Trời.
Trình bày được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và
chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
* Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày,
đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có hiện
tượng luân phiên ngày, đêm.
- Giờ trên Trái Đất: giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế (Giờ GMT), đường
chuyển ngày quốc tế.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về
bên trái theo hướng chuyển động.
+ Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông đã sinh ra
một luật làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất (lực
Côriôlit).

Trang 8


* Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: chuyển động biểu
kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và các hiện tượng ngày đêm dài
ngắn theo mùa.
- Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
+ Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
- Hiện tượng mùa:
- Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời
tiết và khí hậu. Một năm được chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu đông). Mùa ở hai
bán cầu trái ngược nhau.
- Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi
chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
+ Ngày, đêm dài, ngắn theo mùa (biểu hiện, nguyên nhân).
+ Ngày, đêm dài, ngắn theo vĩ độ (biểu hiện, nguyên nhân).
Chương III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ
ĐỊA LÍ
Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti,
nhân Trái Đất) về tỉ lệ về thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu,
trạng thái
- Lớp vỏ Trái Đất (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích)
- Lớp Man ti. (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích)
- Nhân Trái Đất. (lõi trái đất) (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể
tích)
Biết được khái niệm thách quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất
- Thạch quyển là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại
đá khác nhau.
- Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu
khoảng 100 km).

Trang 9


Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết
được tác động của nội lực, ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

* Khái niệm, nguyên nhân:
- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nội lực được sinh ra chủ yếu là do
nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực
được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
* Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các
vận động kiến tạo:
+ Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra
rất chậm và trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này được nâng lên, trong
khi bộ phận kháclại bị hạ xuống.
+ Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực
này và tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa.
- Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực.
Đó là các quá trình phá hủy đá ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ kia do tác động của sự
thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển, gió, băng hà…tạo nên các dạng địa hình
xâm thực, mài mòn, thổi mòn, bồi tụ…
- Các quá trình ngoại lực:
+ Quá trình phong hóa.
+ Quá trình bóc mòn.
+ Quá trình vận chuyển.
+ Quá trình bồi tụ.
Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới,
chí tuyến, xích đạo
* Nguyên nhân hình thành các khối khí:
Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt trái đất là lục địa hay đại
dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
Trang 10



* Tính chất của các khối khí:
- Khối khí bắc cực và nam cực: rất lạnh, kí hiệu là A.
- Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
- Khối khí chí tuyến (nhiệt đới): rất nóng, kí hiệu là T.
- Khối khí xích đạo: nóng ẩm, kí hiệu là E.
- Mỗi một khối khí lại chia ra thành nhiều kiểu hải dương (ẩm, kí hiệu là m) và
kiểu lục địa (khô, kí hiệu là c). Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối
khí hải dương (kí hiệu là Em).
Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các
khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu
* Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt
độ và hướng gió.
- Các Frông cơ bản:
+ Frông địa cực (FA) ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới.
+ Frông ôn đới. (FP) ngăn cách giữa khối ôn đới và chí tuyến.
Các khối khí, frông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển. Mỗi khi di
chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.
Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh
hưởng đến nhiệt độ không khí
* Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí:
Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái
Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho
không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí:
- Vĩ độ địa lí: Nhìn chung càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng
giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn.
- Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các
lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ nămnhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm
lớn.


Trang 11


- Địa hình: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, cành lên cao nhiệt độ càng
giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp
* Mối quan hệ giữa khí áp và gió
Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ nhau và đối
xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơicó khí áp cao tới nơi
có khí áp thấp tạo nên gió.
* Nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
- Độ cao: khí áp giảm khi lên cao vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén
càng nhỏ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm; nhiệt độ
giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
- Độ ẩm: Khí áp giảm khí không khí chứa nhiều hơi nước (độ ẩm không khí
tăng).
Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái
đất, gió mùa và một số loại gió địa phương
- Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp là nguyên nhân hình thành
các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch
(Tín phong).
- Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không
đều giữa lục địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa
ở lục địa và đại dương. Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu
áp thấp (theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió
mùa.
- Gió địa phương
+ Gió biển và gió đất: được hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo

ngày và đêm. Nguyên nhân sâu xa là do sự t hấp thu nhiệt khác nhau giữa biển
và đất liền.

Trang 12


+ Gió phơn là loại gió khô và nóng được hình thành khi gió mát và ẩm thổi tới
một dãy núi, gặp bức chắn địa hình, khi vượt sang sườn bên kia của dãy núi, trở
nên khô và nóng.
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên
thế giới
* Khí áp:nhiệt độ thấp sinh ra mưa, nên khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa
lớn trên Trái
- Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây, mây
gặp Đất.
- Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi,
không có gió thổi đến nên thường là nơi ít mưa.
* Frông:
- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh nên dẫn đến
nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.
- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.
* Gió:
- Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương thổi vào nên
mưa ít.
- Miền chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mưa ít vì gió Mậu dịch chủ yếu là gió
khô.
- Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều vì trong một năm có nửa
năm gió thổi từ đại dương vào lục địa.
* Dòng biển: các miền nằm ven bờ đại dương có dòng biển nóng chảy qua thì
mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, ngược lại

những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển
lạnh, hơi nước không bốc lên được.
* Địa hình:
- Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao càng mưa nhiều. Tuy nhiên, đến một
độ cao nào đó sẽ không còn mưa.
Trang 13


Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái
Đất
* Sự hình thành và phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất
- Sự hình thành:
+ Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt độ của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất
không đồng đều, nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng mặt trời và vào thời
gian chiếu sáng. Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia thành các đới nhiệt.
+ Các đới nhiệt là cơ sở hình thành các đới khí hậu. Sự kết hợp giữa lượng bức
xạ mặt trời trong mỗi đới nhiệt với hoàn lưu khí quyển và mặt đệm tạo ra các
đới khí hậu.
- Sự phân bố: Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ. Từ cực đến Xích đạo có
7 đới khí hậu.
* Sự hình thành và phân bố các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất
- Sự hình thành: Do sự phân bố đất liền và đại dương, ngoài ra còn do ảnh
hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu ở lục địa bị
phân hóa từ đông sang tây, tạo thành các kiểu khí hậu.
- Sự phân bố: Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh độ.
Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất
- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước từ biển (hoặc ao, hồ, sông, ngòi…) bốc hơi tạo
thành mây và mưa, mưa rơi xuống, rồi nước lại bốc hơi…
- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào

đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và tuyết tan chảy vào các
dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất thành nước ngầm, nguồn nước từ lục
địa lại chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi…
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông
* Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung
cấp nước cho sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào
chế độ mưa.

Trang 14


- Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông
ngòi là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân.
- Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong
việc điều hòa chế độ nước của sông.
* Địa hình, thực vật và hồ đầm
- Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến
nước dâng nhanh.
- Thực vật có tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt.
- Hồ đầm cũng có tác dụng điều hòa nước sông: khi nước sông lên, một phần
chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho
sông đỡ cạn.
Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều,
sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế
giới
* Sóng biển
- Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là do gió.
- Sóng thần: là sóng thường có chiều cao khoảng 20 - 40 m truyền theo chiều

ngang với tốc độ khoảng 400 - 800km/h. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu
là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, ngoài ra còn do bão.
* Thuỷ triều
- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước
trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều: sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
* Sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế
giới
- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp
lục địa chuyển hướng chảy về phía cực; các dòng biển lạnh thường xuất phát từ
khoảng vĩ tuyến 30 - 400, gần bờ đông các đại dương và chảy về phía Xích đạo.
- Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
Trang 15


Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật,
địa hình, thời gian, con người.
Hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ản hưởng đến sự phát triển, phân bố
của sinh vật
* Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có tất cả các sinh
vật sinh sống.
- Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật:
+ Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ô dôn của khí quyển (22km).
+ Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất >11km), ở lục địa
xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.
- Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí
quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật: Khí hậu, đất,
địa hình, sinh vật, con người.
Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh,

quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí
* Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
* Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của lớp vỏ địa lí
- Biểu hiện của quy luật địa đới
- Biểu hiện của quy luật phi địa đới
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1 Thuận lợi
Chương trình địa lí tự nhiên lớp 10 có nhiều nội dung mới, hay và hấp dẫn
so với sách giáo khoa cũ trước đây. Lại được trình bày một cách khoa học,
nhiều hình ảnh hấp dẫn, trực quan. Chương trình địa lí tự nhiên trong chương
trình địa lí lớp 10 có liên quan nhiều đến thực tế cuộc sống nên tạo được sự
hứng thú cho học sinh. Phần kiến thức này cũng giúp học sinh có thể vận dụng
để giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong đời sống hàng ngày.
Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương tiện dạy
học là một trong những đòi hỏi cấp bách và cần thiết để nâng cao hiệu quả
Trang 16


giảng dạy nói chung và môn Địa lí nói riêng. Chính vì vậy giáo viên cũng nhiệt
tình, hăng say luôn có ý thức tự giác rèn luyện, trau dồi và tích luỹ những kinh
nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
Nguồn tài liệu cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập tương
đối phong phú. Các sách viết về các hiện tượng tự nhiên, mười vạn câu hỏi vì
sao, tuyển tập các sách Olympic, các trang website có liên quan đến chuyên
môn địa lí…
2.2.2 Khó khăn
Trong quan niệm của nhiều giáo viên và học sinh môn học Địa lí thường
được coi là môn học thuộc bài, không cần đòi hỏi tư duy, sáng tạo của học sinh
nên nhiều học sinh còn xem nhẹ việc học môn Địa lí.
Chương trình địa lí tự nhiên lớp 10 mặc dù hay nhưng có nhiều điểm khó,

trừu tượng đối với học sinh. Đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 10, nhiều
nội dung kiến thức liên quan các em chưa được học tới. Điều này làm cho việc
truyền tải một số kiến thức phần Địa lí tự nhiên gặp nhiều khó khăn. Ví dụ :
Trong bài 16 học về sóng, thuỷ triều là những hiện tượng dao động của nước
biển. Nhưng học sinh lại chưa được học về hiện tượng dao động trong vật lí là
như thế nào, nếu giáo viên không vận dụng kiến thức vật lí để giải thích cho
các em hiểu rõ thì chắc chắn việc nắm bắt những kiến thức này chỉ là chấp
nhận chứ không hiểu rõ vấn đề.
Đặc biệt một số nội dung kiến thức Địa lí tự nhiên lớp 10 cũng đòi hỏi
giáo viên phải nắm chắc một số kiến thức các môn tự nhiên thì mới hiểu được
bản chất của hiện tượng, từ đó mới tìm ra phương pháp truyền đạt dễ hiểu và
đạt hiệu quả nhất. Tuy nhiên do không chuyên sâu hoặc đã quên nên nhiều nội
dung giáo viên còn lúng túng chưa làm sáng tỏ được vấn đề.
Trên cơ sở nắm vững những khó khăn trên, tôi xin đề xuất những kinh
nghiệm của mình đã tích luỹ được qua nhiều năm giảng dạy phần địa lí tự
nhiên lớp 10 tại trường THPT Long Khánh nhằm giảng dạy có hiệu quả hơn
nội dung này, giúp khắc phục được những khó khăn trên.

Trang 17


Các giải pháp trong đè tài này giải pháp thay thế một phần giải pháp đã
có, thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
2.3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CÁC MÔN TỰ NHIÊN CÓ THỂ VẬN
DỤNG ĐỂ GIẢNG DẠY NỘI DUNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10.
2.3.1 Vận dụng một số kiến thứcToán học trong giảng dạy địa lí tự
nhiên lớp 10
Toán học là một môn khoa học nghiên cứu về số, cấu trúc, không gian và
các phép biến đổi. Toán học hiện diện trong tự nhiên, nghệ thuật, âm nhạc,
kiến trúc, lịch sử, địa lí, văn học…

Chính vì vậy giữa Toán học và Địa lí cũng có mối liên hệ mật thiết, nhiều
kiến thức địa lí cần phải vận dụng những kiến thức của Toán học để làm rõ vấn
đề nhất là trong phần địa lí tự nhiên.
Trong chương trình Địa lí tự nhiên lớp 10 tôi nhận thấy có thể vận dụng
kiến thức Toán học để giảng dạy trong những nội dung kiến thức địa lí tự
nhiên sau:


Trong chương bản đồ khi dạy một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học

tập địa lí trên bản đồ, một trong những điều chúng ta cần phải tìm hiểu đó là tỉ lệ
bản đồ. Phần này chúng ta có thể vân dụng kiến thức của Toán học đó là: tỉ lệ
bản đồ là yếu tố toán học quan trọng xác định mức độ thu nhỏ độ dài khi chuyển
từ bề mặt vật lí của Trái Đất thể hiện trên mặt phẳng - bản đồ. Tỉ lệ của bản đồ
cho biết được 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m, km ngoài thực tế. Giáo
viên nên chỉ cho học sinh cách đổi tỉ lệ bản đồ và lưu ý tỉ lệ bản đồ càng lớn,
khu vực thể hiện càng nhỏ, nhưng độ chi tiết của nội dung càng cao, độ chính
xác toán học của bản đồ càng cao. Ngược lại, tỉ lệ bản đồ càng nhỏ, khu vực thể
hiện càng lớn thì mức độ khái quát càng cao, độ chính xác toán học cũng có
mức độ nhất định. Từ đặc tính đó, khi nghiên cứu những khu vực nhỏ để tiến
hành thiết kế, tính toán chi tiết thì sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn, khi nghiên cứu
những khu vực rộng lớn, yêu cầu mức độ tổng quát cao thì dùng các bản đồ tỉ lệ
nhỏ. Ví dụ: tỉ lệ của bản đồ là 1: 100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ ứng với
1000m hoặc 1Km trên thực tế.
Trang 18


Vận dụng kiến thức này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tỉ lệ
bản đồ và vì sao người ta phải sử dụng những bản đồ có tỉ lệ khác nhau.



Trong bài 5 và bài 6 học về hệ quả các chuyển động của Trái Đất có đề

cập đến góc chiếu của tia sáng Mặt trời tới bề mặt đất hay còn gọi là góc nhập
xạ chúng ta có thể vận dụng kiến thức của hình học không gian để học sinh hiểu
được góc nhập xạ là gì và cách tính góc nhập xạ.


Giáo viên có thể vẽ phác hoạ nhanh lên bảng và hướng dẫn học sinh cách

xác định góc nhập xạ. Từ đó thấy được sự thay đổi góc nhập xạ từ xích đạo về
hai cực sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiệt độ và các thành phần tự nhiên khác.


Góc nhập xạ - cách tính - ý nghĩa
- Góc nhập xạ (góc tới, góc chiếu sáng…) của 1 điểm: là góc hợp bởi tia tới

của Mặt Trời và tiếp tuyến với bề mặt đất tại điểm đó (lấy góc ≤ 90 0). Góc tới là
góc biểu hiện độ cao của mặt trời so với trái đất.
- Cách tính
Công thức tổng quát: h0  900    
Trong đó: h0 : góc tới (góc nhập xạ);  : Vĩ độ địa điểm cần tính;  : vĩ độ
mặt trời lên thiên đỉnh (góc nghiêng của tia sáng mặt trời so với mặt phẳng xích
đạo;   [23027’N23027’B] ).
Chia làm các trường hợp cụ thể trong ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12.
- Ý nghĩa góc nhập xạ:
+ Cho biết lượng ánh sáng, nhiệt, bức xạ đem đến mặt đất. Góc nhập xạ càng
lớn lượng ánh sáng và bức xạ nhiệt càng cao.
+ Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất.



Tính giờ

Một máy bay cất cánh từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng ngày 12/12/2012, đến Đức lúc
10 giờ sáng ngày 12/12/2012. Như vậy, máy bay bay mất mấy giờ ?. Sau 21 giờ
máy bay đến, máy bay đó bay lại về Việt Nam. Hỏi máy bay đó đến Hà Nội lúc
mấy giờ, ngày nào? (Biết rằng tại Đức múi giờ số 1 và thời gian bay về bằng
thời gian bay đi).
Hướng dẫn trả lời
Trang 19


- Do Việt nam nằm ở múi giờ số 7, Đức ở múi giờ số 1 nên Việt Nam sớm hơn
Đức 6 giờ. Khi máy bay đến Đức lúc 10 giờ sáng ngày 12/12/2012 nghĩa là ở
Việt Nam tương ứng với 16 giờ ngày 12/12/2012. Vì vậy, thời gian máy bay
bay từ Hà Nội đến Đức là 11 giờ.
- Sau 21 giờ bay đến, máy bay bay từ Đức về Việt Nam, thời gian bay không
đổi, mất 11h. Do đó, máy bay đến Hà Nội lúc 24h ngày 13/12/2012 (hoặc 0h
ngày 14/12/2012).


Để trả lời cho câu hỏi vì sao chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt

Trời chỉ có trong phạm vi giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam ta có thể vận
dụng kiến thức toán học sau để học sinh hiểu rõ: Chuyển động biểu kiến của
Mặt Trời chỉ có trong phạm vi giữa 2 chí tuyến, bắt nguồn từ trục Trái Đất luôn
nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ khi Trái Đất chuyển động xung
quanh Mặt Trời nghĩa là trục Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng
quỹ đạo một góc 23027’, nên vĩ độ 23027’ B và 23027’N là giới hạn xa nhất mà
tia sáng mặt trời có thể tạo được một góc 900 với tiếp tuyến ở bề mặt đất lúc

Mặt trời lên Thiên đỉnh


Trong bài 16 khi dạy về đặc điểm của thuỷ triều để trả lời cho câu hỏi: Vì

sao khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn
nhất? Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ
nhất? Chúng ta có thể vận dụng kiến thức sau để làm rõ vấn đề:
Ta gọi lực hút của Mặt trời là F1 còn Mặt trăng là F2.
Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm thẳng hàng => F1 cùng chiều với F2 =>
F1 + F2 sẽ tạo ra lực mạnh nên dao động thủy triều cao lên.
Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc => F1 _|_ F2 => ( 2
Đường chéo của hình chữ nhật luôn bằng nhau ta chỉ lấy đường chéo của điểm
đầu F1 với điểm đầu F2 ) vì nếu hai cái hợp lực sẽ tạo ra quy ước của tam giác
sau F tổng hợp < F1 + F2 ( tính chất của tam giác) => Lực sẽ thấp hơn so với cái
trên.


Tính độ cao của dãy núi và nhiệt độ trên đỉnh núi.

Trang 20


Tính nhiệt độ của sườn đón gió và khuất gió của 1 dãy núi ở cùng độ cao 543m,
biết rằng ở đỉnh núi cao 3143m có nhiệt độ là 4,50C.
- Ở sườn đón gió theo tiêu chuẩn không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m ,
nhiệt độ giảm 0,60C, nên khi ở đỉnh núi cao 3143m có nhiệt độ là 4,50C thì ở
543m có nhiệt độ:
4,50C+(((3143-543)x0,6):100)=20,10C
- Ở sườn khuất gió theo tiêu chuẩn không khí khô, trung bình cứ xuống núi

100m , nhiệt độ tăng 10C, nên khi ở đỉnh núi cao 3143m có nhiệt độ là 4,50C thì
ở 543m có nhiệt độ:
4,50C+(((3143-543)x1):100)=30,50C
(có thể tính bằng cách khác)
2.3.2 Vận dụng một số kiến thức Vật Lí trong giảng dạy địa lí tự
nhiên lớp 10
Vật lí học là một ngành của triết học tự nhiên và khoa học tự nhiên nghiên
cứu vật chất và chuyển động trong không gian và thời gian, cùng với những khái
niệm liên hệ như năng lượng và lực, Vật lí học bao gồm cả phần thiên văn học.
Chương trình địa lí tự nhiên lớp 10 có những nội dung có liên quan rất
nhiều đến môn Vật Lí. Chính vì vậy có những kiến thức Địa lí để giúp học sinh
hiểu một cách rõ ràng chúng ta có thể vận dụng một số những kiến thức của môn
Vật lí. Những ví dụ duới đây là những trường hợp chúng ta có thể vận dụng:


Trong chương II tìm hiểu về Vũ trụ, hệ quả các chuyển động của Trái

Đất có rất nhiều kiến thức chúng ta nên vận dụng để làm rõ bản chất của các
hiện tượng địa lí.


Trái Đất và các hành tinh vừa chuyển động tự quay quanh trục, vừa

chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Vậy chúng ta cần giải thích cho
hoc sinh hiểu chuyển động tịnh tiến là chuyển động như thế nào. Theo định
nghĩa thì Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường
nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó.Trong chuyển
động tịnh tiến tất cả các điểm trên vật đều chuyển động như nhau.

Trang 21





Hay khi tìm hiểu khái niệm chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt

Trời chúng ta cũng cần cho học sinh biết chuyển động biểu kiến là chuyển động
như thế nào? Đó chính là chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có
thực. Chúng ta cũng có thể lấy ví dụ cụ thể để học sinh hiểu về chuyển động
biểu kiến. Ví dụ như một người ngồi trên xe lửa đang chuyển động, nhìn ra
cảnh vật hai bên, có cảm giác mình đang đứng yên, còn các cảnh vật thì chuyển
động ngược lại đó gọi là chuyển động biểu kiến.


Khi dạy về nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit có đề cập đến vận tốc dài,

giáo viên nên giải thích cho học sinh biết vận tốc dài là đại lượng vật lý mô tả
cả mức độ nhanh chậm lẫn chiều của chuyển động. Hãy xét một vật thể chuyển
động trên bề mặt Trái Đất từ phía xích
đạo lên cực Bắc. Khi chuyển động lên
các vĩ tuyến cao ( ở đó mỗi điểm trên bề
mặt Trái Đất đều có tốc độ góc quay
nhỏ hơn xích đạo) theo định luật quán
tính vật thể vẫn giữ nguyên tốc độ góc
quay từ tây sang đông ở xích đạo. Kết
quả là hướng chuyển động của nó, tuy
vẫn thẳng so với vũ trụ nhưng có dạng
lệch sang bên phải so với hướng kinh tuyến. Càng di chuyển lên cao, vật thể
càng lệch nhiều. Ở nửa cầu Nam, hiện tượng xảy ra cũng tương tự, nhưng
hướng lệch chuyển về bên trái. Như vậy, sự giữ nguyên chuyển động thẳng

hướng vì quán tính do khối lượng của vật thể trong điều kiện bề mặt Trái Đất
quay đã sinh ra hiện tượng lệnh hướng tương đối về bên phải ở nửa cầu Bắc và
bên trái ở nửa cầu Nam. Ở xích đạo, lực đó bằng 0 và tăng lên theo sự tăng của
vĩ độ.


Cũng trong chương trình địa lí tự nhiên lớp 10 chúng ta nhắc nhiều đến

khái niệm bức xạ Mặt Trời, chính vì vậy để học sinh hiểu được bức xạ Mặt Trời
là gì và vì sao nó lại ảnh hưởng lớn đến các hiện tượng Địa Lí thì chúng ta có
thể vận dụng kiến thức sau:
Trang 22


Bức xạ Mặt Trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái
Đất gồm hai bộ phận cơ bản: bức xạ nhiệt và ánh sáng là toàn bộ các sóng điện
từ gồm 46% ánh sang nhìn thấy và 54% tia không nhìn thấy và bức xạ hạt gồm
chủ yếu các proton và electron. Năng lượng bức xạ hạt của Mặt Trời trung bình
107 lần kém năng lượng bức xạ nhiệt. Bức xạ hạt không thâm nhập được quá
dưới 90Km trong khí quyển.
Nhiệt năng của phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời chuyển thành năng
lượng bức xạ. Bức xạ Mặt Trời đem lại ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất, cung
cấp năng lựơng cho sinh quyển và là nhân tố đầu tiên để tạo nên nhu yếu phẩm
cho nhân loại vì vậy phải xác định nó một cách chính xác. Đơn vị đo cường độ
bức xạ Mặt Trời là Calo trên một đơn vị diện tích ( 1cm2) của bề mặt đến tuyệt
đối, vuông góc với tia tới trong một phút ( cal/cm2/phút).


Ở bài 9 khi học về phong hoá lí học, vận dụng kiến thức Vật lí để giúp


học sinh giải thích được tác nhân của phong hoá lí học và vì sao phong hóa lý
học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang
mạc) và miền khí hậu lạnh?
Chúng ta nên vận dụng kiến thức để giải thích rằng ở hoang mạc có sự
thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Bề mặt đất vào ban ngày rất nóng,
ban đêm tỏa nhiệt và nguội lạnh nhanh làm cho đá dễ bị phá vỡ về mặt cơ học
(các khoáng vật cấu tạo đá có hệ số dãn nở khác nhau, nhiệt dung khác nhau …
khi thay đổi nhiệt độ chúng dãn nở, co rút khác nhau làm cho đá bị phá hủy, nứt
vỡ dù là sự thay đổi trong thời gian ngắn cũng làm yếu mối liên kết giữa các hạt
khoáng vật).
Băng giá có tác dụng mạnh hơn trong quá trình phong hóa cơ học. Ở các
vùng khí hậu hàn đới, khi nước chảy vào các khe nứt của đá, các hốc đá và bị
đóng băng lại thì thể tích của nước sẽ tăng lên 10-11% tạo nên áp lực tách đá
thành các khối, các mảnh nhỏ.
Vận dụng kiến thức này học sinh sẽ hiểu rõ hơn về các tác nhân gây ra quá trình
phong hoá lí học.

Trang 23




Trong bài 12 học về khí áp và một số loại gió chính trên Trái Đất chúng

ta cũng có thể vận dụng những kiến thức Vật lí để giúp các em giải thích một số
câu hỏi như:
Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu Dịch nhìn chung
khô và ít mưa, còn gió Tây ôn đơi ẩm và mưa nhiều?
Vì: chủ yếu là do sự tăng hay giảm nhiệt độ của các khu vực gió thổi đến:
- Gió Mậu Dịch là do thổi từ chí tuyến về xích đạo, gió thổi đến vùng có nhiệt

độ trung bình cao hơn. Mà nhiệt độ càng cao, không khí càng có khả năng chứa
được nhiều hơi nước. Hơi nước càng tiến xa độ bão hoà và không khí càng trở
nên khô.
- Gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ chí tuyến, nhưng thổi về phía cực. Như vậy
gió Tây ôn đới có xu hướng thổi về vùng khí hậu lạnh hơn, nên sức chứa hơi
nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão
hoà, vì vậy gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.


Giải thích nguyên nhân thay đổi khí áp: Khí áp thay đổi theo độ ẩm: V

cùng khí áp và nhiệt độ thì 1 lít hơi nước nhẹ hơn 1 lít không khí khô, (v Dkk =
29, DH2O =18), nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều→Khí áp giảm.


Vì sao ở trên núi nấu cơm không chín?

Chúng ta có thể vận dụng kiến thức Vật lí sau: Nước cũng giống như các chất
lỏng khác, điểm sôi của chúng có liên quan tới áp suất. Áp suất lớn, điểm sôi
cao. Áp suất nhỏ, điểm sôi thấp. Dưới áp suất không khí là 1.013 bar (1
atmotphe) điểm sôi của nước là 1000C. Nhưng ở trên núi cao, tuỳ theo độ cao
của núi, áp suất của không khí giảm dần khiến cho rất nhiều bong bóng nhỏ bão
hoà hơi nước được hình thành trong nước khi nhiệt độ nước còn ở dưới 1000C.
Như thế cũng có nghĩa là khi nhiệt độ chưa tới 1000C nước đã bắt đầu sôi. Cho
dù bạn có thêm lửa, nhiệt độ cũng không thể nâng cao hơn, trừ khi bạn tìm cách
tăng áp suất. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước đại
thể giảm đi 30C. Đến đây, chúng ta thấy rõ, nếu như ở trên núi cao 5.000 m so
với mặt biển, cho dù bạn có đốt lửa rất mạnh, hơi nước trong nồi cơm có nghi
ngút bay ra thì nhiệt độ của nước cũng không vượt quá 850C. Ở nóc nhà thế giới,
Trang 24



đỉnh ngọn núi Chômôlungma cao 8.848 m, ở khoảng 73,50C nước đã sôi rồi. Với
nhiệt độ này rõ ràng là không thể nấu được cơm chín.


Ở bài 16 khi học về các khái niệm sóng biển, thuỷ triều đều định nghĩa đó

là những hiện tượng dao động của nước biển. Tuy nhiên để học sinh hiểu rõ hơn
các khái niệm này chúng ta nên vận dụng đến hiện tượng dao động. Trong Vật
lí học định nghĩa hiện tượng dao động là chuyển động có giới hạn trong không
gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng
2.3.3 Vận dụng một số kiến thức Hoá học trong giảng dạy địa lí tự
nhiên lớp 10
Hoá học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và
ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hoá học nói về các nguyên tố, hợp chất,
nguyên tử, phân tử và các phản ứng hoá học xảy ra giữa những thành phần đó.
Hoá học đôi khi được gọi là " khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành
khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Chính vì vậy
môn học Địa lí và Hoá học cũng có những mối tương quan nhất định. Vì vậy có
những kiến thức Địa lí chúng ta có thể vận dụng kiến thức Hoá học để phân tích,
làm rõ.
Trong bài 9 học về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
có đề cập đến những khái niệm như đá, khoáng vật. Để học sinh hiểu được các
khái niệm này, chúng tá có thể vận dụng kiến thức Hoá học để giải thích.
Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất
có lịch sử hình thành riêng biệt. Đá có thể được cấu tạo do một loại khoáng
thuần nhất hoặc do nhiều loại khoáng. Cũng có loại đá được cấu tạo do sự gắn
kết nhiều khối nhỏ của các loại đá khác nhau như đá cuội kết, đá dăm kết…



Để hiểu được khái niệm về đá học sinh cũng cần nắm được khoáng vật là

gì? Khoáng vật chính là các hợp chất tự nhiên được hình thành trong các quá
trình địa chất. Thuật ngữ "khoáng vật" bao hàm cả thành phần hóa học của vật
liệu lẫn cấu trúc khoáng vật. Các khoáng vật có thành phần hóa học thay đổi từ
dạng các nguyên tố hóa học tinh khiết và các muối đơn giản tới các dạng phức
tạp như các silicat với hàng nghìn dạng đã biết.
Trang 25


×