Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập lớn lịch sử đảng cộng sản việt nam đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ xii của đảng cộng sản việt nam và liên hệ thực tiễn, nhận thức, nhận định, suy nghĩ của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.55 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề bài: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam và liên hệ thực tiễn, nhận thức, nhận định, suy nghĩ của bản thân.

Lớp học phần: LLDL1102(222)_16
Họ tên: Đặng Thị Hương Giang
Mã sinh viên: 11217795
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàn

Hà Nội, 2023
1


PHẦN MỞ ĐẦU
Từ khi nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới vào năm 2007, đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn, đạt được nhiều kết quả tích
cực, khá tồn diện trên các lĩnh vực. Tình hình trong nước, khu vực và thế
giới đã có nhiều thay đổi, đang diễn biến phức tạp, khó lường. Bên cạnh thời
cơ, thuận lợi, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức trong phát triển kinh tế - xã hội, khả năng bảo đảm quốc phòng, an
ninh, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững mơi trường hịa bình, bảo đảm phát
triển nhanh và bền vững.
Với những kiến thức đã được cô giáo bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam giảng dạy, cùng sự nghiên cứu giáo trình và đọc thêm các tài liệu
tham khảo, em xin được trình bày những nhận thức, nhận định, suy nghĩ của


bản thân và liên hệ thực tiễn về việc “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta
tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” trong đề bài được giao
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Do thời gian và kiến thức của bản thân vẫn còn hạn chế nên bài viết của
em sẽ khơng thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong cơ giáo sẽ cho em những
nhận xét và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

2


PHẦN NỘI DUNG
Việc thực hiện đường lối của Đảng về hội nhập quốc tế đã đem lại những
thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực nhưng trong thực hiện các
cam kết quốc tế mới với quốc tế sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cả về
kinh tế, cả về chính trị, xã hội; sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều
ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn. Hội
nghị Trung ương 4, khóa XII (10-2016) đã chủ trương “Thực hiện hiệu quả
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong
bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” tại
Nghị quyết Số 06-NQ/TW.
Quan điểm chỉ đạo của Trung ương là: Kiên định đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng
chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội nhập kinh tế quốc tế là
trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo
thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp
của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi
đầu. Bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh

việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; chủ động xử
lý các vấn đề nảy sinh; giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực
hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là trong
những lĩnh vực, vấn đề liên quan đến ổn định chính trị - xã hội. Bảo đảm sự
lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;
tơn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh
của khối đại đồn kết tồn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế.Trung
ương đã xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách chung, chính sách cụ thể
để thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện đường lối đổi mới sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng luôn chú
trọng công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra các kinh nghiệm
và bài học, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp
luật, cơ chế, chính sách cịn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất
qn; cịn có biểu hiện lợi ích cục bộ. Bất bình đẳng xã hội, phân hố giàu nghèo có xu hướng gia tăng.
3


Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị, Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò kết
nối, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác và làm sâu sắc thêm lịng tin giữa
các quốc gia trong và ngồi khu vực. Chuẩn bị rất tốt các hành trang hội
nhập kinh tế quốc tế, với các hiệp định CPTPP, EVFTA, EVIPA, RCEP.
Việc ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tác
động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất

nhập khẩu. Theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác tăng,
củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên
cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng. Đẩy
mạnh hoạt động sản xuất trong nước, tăng năng suất lao động, nâng cao
năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước
ngồi.
Nhìn lại nhiệm kỳ 5 năm qua, Việt Nam đã liên tiếp ký kết 5 và đã thực
thi 4 Hiệp định thương mại tự do, gồm: Hiệp định Đối tác tồn diện và Tiến
bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do
(EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh châu Âu (EU),
Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ireland (UKVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Năm 2019, sau khi hiệp định CPTPP được thực thi, kim ngạch trao đổi
thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9%
so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP
đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Quy mô và ưu đãi của từng
Hiệp định ngày càng rộng mở. Việt Nam đã nỗ lực vươn lên để đóng vai trị
nịng cốt, dẫn dắt tại các diễn đàn khu vực, quốc tế. Chủ động, đi đầu trong
tham mưu, đề xuất về sự tham gia và đóng góp sáng kiến của Việt Nam tại
các tổ chức, cơ chế hợp tác kinh tế đa phương như ASEAN, APEC, ASEM,
WTO, WEF, G-20…
Tại diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam năm 2018 với chủ đề
“Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động đổi mới, thiết thực
và hiệu quả”, phó thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: Cơng tác hội nhập
quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất
định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng
kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD trong đó xuất
khẩu đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017. Hàng hóa Việt Nam đã
tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng phát triển thêm
nhiều thị trường mới. Cải thiện thị trường xuất khẩu, tạo thêm việc làm, thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã
đạt được một số thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các
4


nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động
của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương
2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9%/năm,
thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế
giới. Nền kinh tế đạt hơn 1.200 tỷ USD giá trị GDP. Quy mô nền kinh tế
tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ năm 2016, trở thành nền kinh tế có quy mơ
đứng thứ 4 trong ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 tăng
từ 177 tỷ USD năm 2016 lên gần 281 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất
khẩu giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục
tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại hội XII của Đảng.
Từ những kết quả và thành tựu đã đạt được như trên, là một sinh viên
Kinh tế Quốc dân với mong muốn đóng góp phần nào đó vào công cuộc hội
nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước
ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trước tiên cần nỗ lực
học tập, nâng cao trình độ học thuật trong lĩnh vực kinh tế, có những kiến
thức, kỹ năng cần thiết, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Chủ động tìm hiểu,
có hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới. Có nhận thức đúng đắn, đấu tranh với các luận điệu, quan điểm sai
trái, thù địch; bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng
thời thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước. Cùng với đó, tích cực vận động mọi người xung quanh cùng tuân thủ

theo đúng quy định của pháp luật. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa,
giữ vững và khơng ngừng phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa
phương nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Chủ động hội nhập quốc
tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; hạn chế, khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.
Tổ chức buổi tuyên truyền, cuộc thi tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế,
luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế; cơ hội, thách thức và những yêu cầu
phải đáp ứng khi tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới; chủ trương đường lối của Đảng trong việc giữ vững, ổn định chính
trị - xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm nâng cao vốn hiểu biết,
kiến thức kinh tế, xây dựng bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng đặc biệt
trong tầng lớp sinh viên.

5


PHẦN KẾT LUẬN
Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội giúp cho nước ta tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở
rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản
lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống
nhất và tồn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Trên đây toàn bộ là phần liên hệ thực tiễn, nhận thức, nhận định, suy nghĩ
của em về vấn đề những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong quá trình làm bài, em cũng khơng thể tránh khỏi những sai sót,
kính mong sẽ nhận được những đánh giá, bổ sung của cô giáo để em có thể
hiểu biết sâu hơn nữa về cả lý thuyết và thực tiễn, rút kinh nghiệm cho bản

thân và hoàn thành bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chủ biên GS. TS Nguyễn Trọng Phúc. 2019. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam (sử dụng trong các trường đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị).
Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
2. Nghị quyết 06-NQ/TW thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giữ vững ổn
định chính trị xã hội 2016. 2016. Hà Nội: Thư viện pháp luật. Truy cập ngày
10/02/2023, từ />3. Ban thời sự. 2021. Nhiệm kỳ 2016-2020: Việt Nam đạt nhiều thành tựu kinh tế
đặc biệt, nâng cao vị thế đất nước. Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam.
4. 2019. Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới. Báo Truyền hình nhân dân.

7



×