Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÚ TRINH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THIẾT KẾ CHẾ THỬ
QUẦN TẬP THỂ THAO ÁP LỰC
CHO PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN
CÓ SỬ DỤNG BĂNG HỖ TRỢ GIẢM BÉO
CHỨA VI NANG TINH DẦU QUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY

Hà Nội – 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÚ TRINH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THIẾT KẾ CHẾ THỬ
QUẦN TẬP THỂ THAO ÁP LỰC
CHO PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN
CÓ SỬ DỤNG BĂNG HỖ TRỢ GIẢM BÉO
CHỨA VI NANG TINH DẦU QUẾ

Ngành: Công nghệ Dệt, May
Mã số: 9540204

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. CHU DIỆU HƯƠNG

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung nghiên cứu trong luận án là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Chu Diệu Hương. Các kết
quả của luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được tác giả khác công bố.
Một phần kết quả của luận án được chính tơi thực hiện trong khuôn khổ đề
tài đồng thời là cô hướng dẫn luận án làm chủ nhiệm. Tôi đã được chủ nhiệm đề tài
đồng ý cho phép sử dụng các kết quả này trong báo cáo của luận án (Có giấy xác
nhận của chủ nhiệm đề tài).
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Người hướng dẫn khoa học

Tác giả

PGS.TS Chu Diệu Hương

Nguyễn Thị Tú Trinh


i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Chu Diệu Hương, người đã tâm huyết, tận tình hướng, động viên khích lệ,
dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện
luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo Viện Dệt may - Da giầy và Thời
trang, Bộ môn Cơng nghệ dệt, Phịng đào tạo - Bộ phận đào tạo sau Đại học Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã tiếp nhận tôi làm Nghiên cứu sinh và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây.
Tơi xin cảm ơn các Phó giáo sư, Tiến sĩ là chủ tịch hội đồng, phản biện, thư
ký và ủy viên hội đồng đã dành thời gian quý báu để đọc, tham gia hội đồng chấm
luận án với những góp ý cụ thể, bổ ích, giúp tơi hồn thiện tốt hơn nội dung nghiên
cứu của luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho
tơi được học tập và hồn thành luận án.
Tơi xin cảm ơn tập thể thầy, cô giáo thuộc Khoa Thiết kế thời trang và Chăm
sóc sắc đẹp, cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh đã ln động viên, khích lệ hỗ trợ trong suốt q trình tơi
thực hiện luận án.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người thân yêu, gần gũi
nhất đã luôn động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm hồn thành luận án.
Trong suốt q trình thực hiện luận án khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báo của các thầy cô và
đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn.
Tác giả


Nguyễn Thị Tú Trinh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN...............................................................................2
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................................3
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................................3
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................4
7 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN............................................................................5
8 Ý NGHĨA KHOA HỌC.................................................................................................5
9 GIÁ TRỊ THỰC TIỄN...................................................................................................5
10 HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN...................................................5
11 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN...........................................................................................6
CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN........................................................................7
1.1 Trang phục thể thao..................................................................................................7
1.1.1 Phân loại trang phục thể thao..............................................................................7
1.1.2 Đặc trưng của trang phục thể thao......................................................................8
1.1.3 Quần tập thể thao nữ (quần legging nữ)...........................................................10
1.2 Sản phẩm may mặc áp lực......................................................................................17
1.2.1 Ứng dụng của sản phẩm may mặc tạo áp lực..................................................17
1.2.1.1 Ứng dụng trong lĩnh vực y tế...............................................................................18

1.2.1.2 Ứng dụng trong lĩnh vực thẫm mỹ chỉnh hình.....................................................19
1.2.1.3 Ứng dụng trong lĩnh vực thể thao........................................................................21
1.2.2 Vật liệu sử dụng cho sản phẩm may mặc tạo áp lực.......................................24
1.2.3 Mơ hình tính tốn biến dạng của vải dệt kim....................................................26
1.2.4 Phương pháp xác định áp lực của quần áo......................................................30
1.2.4.1 Phương pháp xác định áp lực trực tiếp...............................................................31
1.2.4.2 Xác định áp lực gián tiếp....................................................................................34
1.3 Khái quát về phụ nữ tuổi trung niên......................................................................38
1.3.1 Đặc điểm nhân trắc của phụ nữ trung niên.......................................................38
1.3.2 Các phương pháp giảm cân...............................................................................40
1.3.2.1 Phương pháp ăn kiêng.......................................................................................41
1.3.2.2 Phương pháp phẫu thuật thẫm mỹ.....................................................................42
1.3.2.3 Phương pháp tập luyện thể dục..........................................................................42
1.3.2.4 Phương pháp sử dụng hoạt chất giảm béo.........................................................44
1.3.3 Tổng quan về phương pháp đánh giá thể trạng béo cơ thể............................45
1.3.4 Phương pháp đánh giá trực tiếp........................................................................46
1.3.5 Phương pháp đánh giá trực tiếp........................................................................47
1.4 Vi nang và ứng dụng...............................................................................................48
1.4.1 Giới thiệu về vi nang...........................................................................................48
1.4.2 Cấu trúc và chức năng hoạt động của vi nang.................................................49
1.4.3 Một số ứng dụng của vi nang.............................................................................50

iii


1.4.4 Ứng dụng của vi nang trong ngành dệt may.....................................................50
1.4.5 Khái quát về tinh dầu quế...................................................................................51
1.4.6 Công dụng của tinh dầu quế..............................................................................52
1.5 Kết luận tổng quan..................................................................................................53
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................55

2.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................55
2.1.1
Vi nang tinh dầu quế........................................................................................56
2.1.2
Quần tập thể thao legging nữ..........................................................................56
2.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................56
2.2.1
Vải dệt kim CVC và TC.....................................................................................56
2.2.2
Phụ nữ tuổi trung niên.....................................................................................59
2.3 Nội dung nghiên cứu...............................................................................................59
2.3.1
Nghiên cứu thiết kế, đánh giá lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần legging
tạo áp lực......................................................................................................................... 59
2.3.2
Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao legging có áp lực phù hợp ở vùng
bụng………...................................................................................................................... 59
2.3.3
Nghiên cứu độ bền mùi và khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ
vi nang của băng hỗ trợ giảm béo.................................................................................60
2.3.4
Đánh giá hiệu quả giảm béo............................................................................60
2.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................60
2.4.1
Nghiên cứu tổng quan.....................................................................................60
2.4.2
Nghiên cứu thực nghiệm.................................................................................60
2.4.2.1 Nghiên cứu thiết kế, lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần legging tạo áp lực....60
2.4.2.2 Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao legging có áp lực phù hợp ở vùng bụng 64
2.4.2.3 Nghiên cứu độ bền mùi và khả năng giải phóng hoạt chất của vi nang chứa

tinh
dầu
quế…………………………………………………………………………………………72
2.4.2.4 Đánh giá hiệu quả giảm béo của quần legging được thiết kế..............................74
2.5 Kết luận chương 2...................................................................................................76
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................77
3.1 Kết quả nghiên cứu lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần legging tạo áp lực. .77
......................................................................
3.1.1 Đánh giá khối lượng của vải g/m2
77
3.1.2 Đánh giá độ dầy của vải......................................................................................79
3.1.3 Đánh giá mật độ của vải.....................................................................................80
3.1.4 Đánh giá độ thoáng khí.......................................................................................82
3.1.5 Kết quả đường cong tải trọng – độ giãn của vải dệt kim CVC và TC..............84
3.1.6 Kết quả xây dựng hàm rão của vải dệt kim từ sợi CVC và từ sợi TC.............87
3.2 Kết quả thiết kế quần tập thể thao legging tạo áp lực phù hợp ở vùng bụng....98
3.2.1 Xác định thông số thông số nhân trắc cơ thể...................................................99
3.2.2 Kết quả lựa chọn áp lực và độ giãn cho thiết kế quần legging.......................99
3.3
Kết quả nghiên cứu khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ băng hỗ
trợ giảm béo chứa vi nang...........................................................................................108
3.3.1 Xây dựng phương pháp xác định định lượng độ bền mùi.............................108
3.3.2 Kết quả đánh giá độ bền mùi của vi nang chứa tinh dầu quế ảnh hưởng bởi 4
mức độ giãn.................................................................................................................. 109
3.3.3 Kết quả đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất bằng phương pháp phân
iv


tích quang phổ UV-vis..................................................................................................111


v


3.4 Đánh giá hiệu quả giảm béo của quần tập legging có sử dụng băng chứa vi
nang hỗ trợ giảm béo...................................................................................................113
3.4.1 Phương thức luyện tập thể dục cho phụ nữa béo..........................................113
3.4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả giá trị nhiệt độ vùng bụng....................................118
3.5 Kết luận chương 3.................................................................................................121
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN............................................................................................123
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN......................................................126
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ............................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................128

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG.
Bảng 1.1 Phương pháp giảm béo bụng phẫu thuật thẫm mỹ........................................... 42
Bảng 1.2 Một số phương pháp đánh giá gián tiếp............................................................ 46
Bảng 1.3 Một số phương pháp đánh giá thành phần cơ thể trực tiếp.............................. 47
Bảng 2.1 Bảng thông số máy dệt vải mẫu........................................................................ 57
Bảng 2.2 Phương án cài sợi chun trên vải CVC............................................................... 57
Bảng 2.3 Bốn phương án cài sợi chun trên vải TC........................................................... 58
Bảng 2.4 Thông số máy dệt.............................................................................................. 59
Bảng 2.5 Các thiết bị và tiêu chuẩn đánh giá một số tính chất cơ lý của vải.................... 61
Bảng 2.6 Phương pháp đo các kích thước cơ thể cho thiết kế quần legging................... 65
Bảng 3.1. Giá trị tải trọng tác dụng lên bốn mẫu vải TC để có cùng................................. 86
Bảng 3.2 Bảng lực kéo giãn ngang 200% của 4 loại vải CVC.......................................... 87
Bảng 3.3 Thiết lập các hằng số và các phương trình rão dưới tác dụng lực 2,38 N.........90
Bảng 3.4 Đặc điểm hình dáng nhóm phụ nữ tình nguyện tham gia nghiên cứu...............98

Bảng 3.5 Bảng thơng số đo kích thước cơ thể của 8 đối tượng nữ.................................. 99
Bảng 3.6 Lực kéo giãn của vải tại các kích thước cơ thể được tính tốn theo phương
trình Laplace................................................................................................................... 100
Bảng 3.7 Độ giãn của vải tại các kích thước cơ thể được xác định theo kết quả đường
cong tải trọng kéo giãn................................................................................................... 100
Bảng 3.8 Kích thước của quần legging trước và sau khi mặc có áp lực lá 11mmHg.....101
Bảng 3.9 Kích thước giảm của các chu vi quần sau khi mặc để đạt được áp lực được xác
định................................................................................................................................ 102
Bảng 3.10 Áp lực đo bởi thiết bị có cảm biến lực cho 8 chu vi vòng bụng khi mặc quần
legging............................................................................................................................ 107
Bảng 3.11 Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch chuẩn........................... 112
Bảng 3.12 Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch với 4 mức độ giãn.........112
Bảng 3.13 Kết quả phân tích kiểm định số liệu về hiệu quả giảm béo trước và sau tập của
2 nhóm tập có băng và khơng băng................................................................................ 117
Bảng 3.14 Kết quả đo nhiệt độ trung bình trước và sau tập thể dục của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng............................................................................................ 119

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mơ hình truyền nhiệt trong hoạt động thể thao.....................................................9
Hình 1.2 Mơ phỏng q trình thẩm thấu khơng khí và mồ hơi qua quần áo........................9
Hình 1.3 Quần leggings thế kỷ 14....................................................................................10
Hình 1.4 Mối liên hệ giữa các đường kích thước ngang với chiều cao cơ thể..................12
Hình 1.5 Mối quan hệ giữa rập quần với chiều cao và chiều rộng cơ thể.........................13
Hình 1.6a Các mẫu quần thử nghiệm: Mẫu quần legging của Oh, Sun-Hee (A) và Mẫu
quần jean khơng li của ESMOD (B)..................................................................................15
Hình 1.6b (A) Mẫu quần legging của Oh, Sun-Hee và (B) Mẫu quần jean không li của
ESMOD............................................................................................................................ 16

Hình 1.7 Một kỹ thuật băng bó kém bị phù quanh đầu gối và các ngón chân...................19
Hình 1.8 Băng đàn hồi tùy chỉnh với thiết bị PicoPress đo hướng dẫn áp lực..................19
Hình 1.9 (a) Nẹp lưng trên; (b) nẹp tồn bộ cột sống.......................................................20
Hình 1.10 Các khu vực chính của cơ thể thường giãn da khi chuyển động.....................22
Hình 1.11 Giá trị áp lực được phân bố ở các phần thân dưới của quần thể thao legging
........................................................................................................................................22
Hình 1.12 Các mơ hình biến dạng đàn hồi-nhớt của vải dệt kim......................................27
Hình 1.13 Mơ hình Voigt 3 thành phần và 6 thành phần đặc trưng cho biến dạng đàn hồi
nhớt của vải dệt thoi và keo dán (mex)............................................................................28
Hình 1.14 Mơ hình maxwell phi tuyến mở rộng................................................................29
Hình 1.15 Vị trí các cảm biến khí nén tại 3 điểm đo..........................................................31
Hình 1.16 Thiết bị đo cảm biến áp suất khơng khí............................................................32
Hình 1.17 (a) Đo áp lực trên cánh tay, (b) Đo áp lực trên cẳng chân...............................32
Hình 1.18 Cảm biến áp suất đa năng Novel-Pliance với 5 cảm biến đo cùng lúc.............32
Hình 1.19 Hệ thống thiết bị đo áp lực sử dụng cảm biế áp khí MPX10DP.......................33
Hình 1.20 Thiết bị đo áp lực bằng cảm biến điện trở với 4 đầu đo...................................33
Hình 1.21 (a) Sơ đồ nối dây Fritzing (b) Cảm biến áp suất 1lb Flexiforce A201 (c)Thiết lập
thí nghiệm......................................................................................................................... 34
Hình 1.22 Mơ hình trụ mơ phỏng chân người khi mặc quần tạo áp lực và thiết bị đo áp lực
........................................................................................................................................37
Hình 1.23 Mơ hình mơ phỏng cơ thể người 3D................................................................37
Hình 1.24 Các hình dáng phụ nữ.....................................................................................38
Hình 1.25 Các kiểu hình dáng cơ thể phụ nữ Hàn Quốc theo tuổi...................................40
Hình 1.26 Các hình thái khác nhau của vi nang: (a) đơn nhân, (b) đanhân, (c) ma trận...49
Hình 1.27 Sơ đồ biểu diễn của sự đóng gói và giải phóng chất trong vi nang
polyelectrolyte.................................................................................................................. 50
Hình 2.1 Vi nang chứa tinh dầu quế đưa lên vải...............................................................56

viii



Hình 2.2 Cân điện tử phân tích.........................................................................................61
Hình 2.3 Đồng hồ đo độ dầy vải độ chính xác 0,1mm......................................................61
Hình 2.4 Kính soi mật độ vải – Trung Quốc, kim gẩy sợi, thước thẳng độ chính xác tới 1
mm................................................................................................................................... 61
Hình 2.5 Máy đo độ thống khí SDLATLAS.....................................................................61
Hình 2.6 Máy kéo giãn Mesdanlab Tốc độ: 200mm/p, chiều dài mẫu: 100mm, bề rộng:
50mm, lực căng ban đầu: 2N. dùng loadcell: 1000N........................................................62
Hình 2.7 Thiết bị do khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa Hà Nội...............................62
Hình 2.8 Mơ hình cơ học 3 phần tử mơ tả quá trình rão và phục hồi rão..........................63
Hình 2.9 Phương pháp đo cơ thể người theo TCVN 5781:2009......................................65
Hình 2.10 Đặc điểm hình dáng sản phẩm thiết kế...........................................................66
Hình 2.11 Bộ mắt cài và móc cài bằng sắt gồm có 8 hàng và 3 cột..................................67
Hình 2.12 Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ SIRUBA.......................................................................67
Hình 2.13 Máy bằng 1 kim Juki........................................................................................67
Hình 2.14 Máy Kansai hiệu...............................................................................................67
Hình 2.15 Bộ vi điều khiển Arduino uno............................................................................68
Hình 2.16 Cổng vào/ra của Arduino..................................................................................68
Hình 2.17 Sơ đồ chân LCD 16x2......................................................................................69
Hình 2.18 Module I2C.......................................................................................................69
Hinh 2.19 Sensor cảm biến lực FSR402..........................................................................70
Hình 2.20 Sơ đồ khối của hệ thống đo áp lực..................................................................70
Hình 2.21 Sơ đồ mạch của thiết bị đo..............................................................................71
Hình 2.22 Sơ đồ khối của cảm biến nhiệt DS18B20.........................................................71
Hình 2.23 Hình ảnh vi nang tinh dầu quế được đưa lên bề mặt vải..................................73
Hình 2.24 Mẫu vải với 4 độ giãn được ngâm vào 20ml dung dịch Heptan......................73
Hình 2.25 Bốn lọ dung dịch vi nang chứa tinh dầu quế có nồng độ 0,75 ppm, 1,5 ppm, 3
ppm và 6ppm.................................................................................................................... 73
Hình 2.26 Máy đo quang phổ UV-Vis (Bộ mơn hóa phân tích Đại học Bách Khoa Hà Nội)
........................................................................................................................................74

Hình 2.27 Các đối tượng được chia thành 2 nhóm (nhóm đối chứng và nhóm thực
nghiệm)............................................................................................................................ 74
Hình 2.28 Các tình nguyện viên thực hiện bài tập xoay eo trên đĩa..................................75
Hình 2.29 Dụng cụ tập và đo kết quả giảm béo trước và sau tập.....................................75
Hình 3.1 Khối lượng (g/m2) của vải dệt kim single CVC có 4 tỷ lệ vịng sợi cài Spandex
.77 Hình 3.2 Khối lượng g/m2 của vải dệt kim single TC có 4 tỷ lệ vịng sợi cài sợi
spandex 78
Hình 3.3 Kết quả độ dày của vải dệt kim single CVC có thành phần 40% cotton, 60%
polyester với 4 tỷ lệ vòng sợi cài Spandex.......................................................................79
ix


Hình 3.4 Kết quả đo độ dầy của vải dệt kim single TC(35% cotton, 65% polyester) có 4 tỷ
lệ vịng sợi cài spandex....................................................................................................79
Hình 3.5 Mật độ dọc của vải dệt kim CVC có 4 tỷ lệ vịng sợi cài sợi spandex.................80
Hình 3.6 Mật độ ngang của vải dệt kim CVC có 4 tỷ lệ cài spandex.................................81
Hình 3.7 Mật độ dọc của vải dệt kim TC có 4 tỷ lệ cài sợi spandex..................................81
Hình 3.8 Mật độ ngang của vải TC có 4 tỷ lệ cài sợi spandex..........................................82
Hình 3.9 Biểu đồ đường cong kéo giãn của 4 loại vải CVC..............................................83
Hình 3.10 Biểu thị độ thống khí của vải TC có 4 tỷ lệ cài sợi spandex............................84
Hình 3.11 Biểu đồ đường cong tải trọng- độ giãn của 4 loại vải TC.................................85
Hình 3.12 Biểu đồ đường cong kéo giãn của 4 loại vải CVC............................................86
Hình 3.13 Mơ hình biến dạng đàn hồi-nhớt......................................................................88
Hình 3.14 Đường cong biến dạng của vải CVC theo chiều dọc khi chịu tải trọng khơng đổi
tại 6 thời điểm................................................................................................................... 91
Hình 3.15 Đường cong biến dạng của vải TC theo chiều dọc khi chịu tải trọng khơng đổi
tại 6 thời điểm................................................................................................................... 91
Hình 3.16 Đường cong biến dạng của vải CVC theo chiều ngang khi chịu tải trọng khơng
đổi tại 6 thời điểm............................................................................................................. 92
Hình 3.17 Đường cong biến dạng của vải TC theo chiều ngang khi chịu tải trọng không

đổi tại 6 thời điểm............................................................................................................. 93
Hình 3.18 Đường cong phục hồi biến dạng dọc của vải CVC khi bỏ tại 6 thời điểm.........94
Hình 3.19 Đường cong phục hồi biến dạng rão dọc của vải TC khi bỏ tại 6 thời điểm.....94
Hình 3.20 Đường cong phục hồi biến dạng rão ngang của vải CVC khi bỏ tại 6 thời điểm
........................................................................................................................................95
Hình 3.21 Đường cong phục hồi biến dạng rão ngang của vải TC khi bỏ tại 6 thời điểm .95
Hình 3.22 Các thành phần biến dạng của vải CVC và TC có cùng tỷ lệ vịng sợi cài
spandex theo hướng dọc.................................................................................................96
Hình 3.23 Các biến dạng của vải CVC và TC có cùng tỷ lệ vịng sợi cài spandex theo
hướng ngang.................................................................................................................... 97
Hình 3.24 Các đường kích thước cơ sở của quần.........................................................103
Hình 3.25 Tạo mẫu thân quần legging theo các kích thước dọc và kích thước ngang...104
Hình 3.26 Tạo mẫu decoup hơng cho quần legging.......................................................104
Hình 3.27 Các chi tiết rập được bóc tách ở vị trí bụng và hơng.....................................105
Hình 3.28 Tạo mẫu cho băng cài tùy chỉnh trước bụng..................................................105
Hình 3.29 Băng vải tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế...............................................106
Hình 3.30 Thiết bị đo áp lực được thiết kế với cảm biến điện trở..................................106
Hình 3.31 Áp lực đo tại vùng bụng bởi sensor FSR402..................................................107
Hình 3.32 Mười một lọ dung dịch pha lỗng mùi chuẩn có vi nang tinh dầu quế theo tỷ lệ
từ 0% đến 100%............................................................................................................. 108
x


Hình 3.33 Mẫu vải được tạo độ giãn theo các mức độ 21,25%, 57,5%, 68,75%, 83,75%.
......................................................................................................................................109
Hình 3.34 Đánh giá độ bền mùi bằng phương pháp chuyên gia, phân tích xếp hạng cùng
với thang đo cường độ mùi............................................................................................109
Hình 3.35 Kết quả đánh giá định lượng nồng độ mùi bị ảnh hưởng bởi độ giãn tại thời
điểm 60 phút và 120 phút bằng phương pháp chuyên gia.............................................110
Hính 3.36 Ảnh của lớp vỏ vi nang polyme được chụp bằng SEM..................................111

Hình 3.37 Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch chuẩn............................112
Hình 3.38 Kết quả trung bình chỉ số cân nặng của 2 nhóm tập......................................114
Hình 3.39 Kết quả trung bình chỉ số BMI của 2 nhóm tập...............................................115
Hình 3.40 Kết quả trung bình chỉ số mỡ cơ thể của 2 nhóm tập.....................................115
Hình 3.41 Kết quả trung bình chỉ số vịng eo của 2 nhóm tập........................................116
Hình 3.42 Kết quả trung bình chỉ số vịng bụng của 2 nhóm tập....................................116
Hình 3.43 Nhiệt độ vùng bụng trước và sau khi tập của nhóm thực nghiệm..................119
Hình 3.44 Nhiệt độ vùng bụng trước và sau khi tập của nhóm đối chứng......................119

xi


DANH MỤC VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
3D
UV-vis
CVC
TC
FSR402
I2C
SPSS
TCVN
PE
CO
WHO
IDI & WPRO

Ý NGHĨA
3-Dimension
3 chiều

Ultraviolet- VisibleTử ngoại - Khả biến
Chief Value Cotton
Bông giá trị cao
Terylene Cotton
Sợi bông tổng hợp
Force Sensing Resistor 402
Cảm biến lực 402
Inter – Integrated Circuit
sử dụng hai dây để truyền dữ liệu
giữa các thiết bị.
Statistical Products for the Phần mềm ứng dụng trong phân
Social Services
Tiêu chuẩn Việt Nam

tích thơng kê
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của

Việt Nam
Polyester
Polyeste
Cotton
Bông
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
Western Pacific
Regional Hiệp hội đái đường các nước châu
Offic
Body Mass Index
waist-hip ratio
Waist to Height Ratio

Waist-to-thigh ratio
Body Impedance Analysis
dual energy X ray

Á
chỉ số khối cơ thể
Tỷ lệ vòng eo chia cho vịng mơng
Tỷ lệ vịng eo chia chiều cao
Tỷ lệ vịng eo chia vịng đùi
Phân tích trở kháng điện sinh học
phép đo hấp thụ tia X năng lượng

CT
MRI

absorptiometry
computerized tomography
Magnetic Resonance Imaging

CAD

Computer Aided Design

kép
Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cộng hưởng từ
Thiết kế có sự trợ giúp của máy vi

BMI
WHR

WHtR
WTR
BIA
DEXA

tính

xii


MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, xu hướng thời trang mặc quần bó sát đang được ưa
chuộng và sử dụng phổ biến, loại trang phục này giúp cho người mặc có được
phong thái gọn gàng, thoải mái và nhanh nhạy trong mọi hoạt động. Quần bó sát
khơng chỉ đơn thuần là một xu hướng thời trang mà còn được xem là liệu pháp hỗ
trợ điều trị trong lĩnh vực y tế bằng cách tùy chỉnh áp lực trên sản phẩm điều trị cho
các bệnh nhân suy tĩnh mạch, điều trị sẹo lồi, phỏng, hỗ trợ hồi phục sau phẩu
thuật... Đối với lĩnh vực thể thao thì áp lực của sản phẩm may mặc dùng cho mục
đích cải thiện hiệu suất, phục hồi nhanh sau luyện tập, thi đấu. Ngoài ra, trong lĩnh
vực thẩm mỹ, sản phẩm quần bó sát cịn có chức năng định hình tạo dáng. Tùy theo
mục đích và đối tượng sử dụng, mỗi sản phẩm được thiết kế với các chỉ tiêu áp lực
riêng. Tuy nhiên, mặc thoải mái là yêu cầu cơ bản của sản phẩm đối với người tiêu
dùng, trong số đó có sự thoải mái sinh lý nhiệt, cảm giác về da, thoải mái trong mọi
cử động di chuyển, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật thiết kế và tính chất cơ lý của
vật liệu. Do đó thiết kế sản phẩm may mặc ơm sát có chức năng nén cần dựa vào
mục đích sử dụng, đặc tính vật liệu, đặc điểm cấu tạo nên trang phục và đối tượng
sử dụng trang phục đó.
Legging là một loại quần bó ơm sát vào chân, vật liệu sử dụng thơng thường
là vải dệt kim có thành phần từ sợi tổng hợp như nylon, polyester, lycra (còn gọi là
spandex) pha trộn với sợi tự nhiên hoặc các vật liệu khác để tăng độ bền, mịn, độ

đàn hồi tốt. Sự lựa chọn quần legging khi tham gia thể thao cho phụ nữ trung niên là
vấn đề rất được quan tâm. Vào giai đoạn này phụ nữ thường bị thay đổi nhiều về
hình dáng như bị tình trạng thừa cân, béo bụng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi
mặc trang phục. Tập thể dục là phương pháp tích cực phù hợp với nhiều lứa tuổi vì
đây là phương pháp dễ thực hiện, an tồn và có hiệu quả tích cực, bên cạnh đó trang
phục thể thao cũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu suất luyện tập. Sử dụng quần
legging khi tập thể dục có tạo áp lực phù hợp sẽ giúp cho cơ thể có sự vận động linh
hoạt và thêm chức năng định hình bụng là sự lựa chọn phù hợp cho phụ nữ. Ngoài
ra, việc sử dụng thêm hoạt chất giảm béo sẽ tăng thêm hiệu quả của quần legging
trong q trình luyện tập.
Ngày nay, cơng nghệ vi nang đã được phát triển mạnh ở các nước Tây Âu,
Nhật Bản và Bắc Mỹ được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực công nghệ. Sản
phẩm dệt may có ứng dụng vi nang với các tính chất như chống vi khuẩn, chống
cháy, chống hóa chất độc hại, đổi màu… Trong công nghệ thẫm mỹ, vi nang đã
được sử dụng cho các sản phẩm làm đẹp như nước hoa, kem dưỡng… Sử dụng tinh
dầu để giảm béo đã được giới thiệu bằng nhiều phương pháp ăn, uống, hít, xông hơi
1


tuy nhiên sử dụng bằng phương pháp bôi trực tiếp đã được khuyến cáo gây kích ứng
da do hoạt tính mạnh của tinh dầu, thông thường tinh dầu đươc pha lỗng với loại
dầu khác. Do đó, bọc tinh dầu trong vi nang là giải pháp tốt để khắc phục khuyết
điểm trên, hỗ trợ cho việc kiểm sốt giải phóng tinh dầu phát huy hoạt tính.
Thiết kế quần tập thể thao tạo áp lực có chức năng hỗ trợ giảm béo bằng
phương pháp kết hợp vi nang chứa hoạt chất tinh dầu giúp cho phụ nữ gặp tình
trạng béo bụng có thêm giải pháp cải thiện vóc dáng cũng chính là mục đích nghiên
cứu của luận án với tên đề tài: ―Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể
thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi
nang tinh dầu quế”.
Quá trình thực hiện luận án được tiến hành tại Đại học Bách khoa Hà Nội, là

cơ sở đã có nhiều năm đào tạo tiến sĩ chuyên ngành rất thành công và đã được đầu
tư nhiều thiết bị cần thiết hổ trợ cho các nghiên cứu sinh thực hiện các thí nghiệm
chun mơn hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên
của Đại học Bách khoa Hà Nội có kinh nghiệm thực tiển và trình độ chun mơn
cao và có uy tín trong cơng tác hướng dẫn chun sâu.

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Quần thể thao legging là một sản phẩm dệt may có thiết kế bó sát giúp định
hình vùng bụng dưới, đùi và mông giúp làm eo thon gọn. Vật liệu sử dụng để may
quần thường mỏng nhẹ, co giãn tốt giúp mặc thoải mái nên rất thông dụng.
Quần legging định hình là một sự cải tiến kết hợp của trang phục y tế, ứng
dụng áp lực trên quần legging như chiếc quần bó tạo ra một lượng áp lực lên bộ
phận cơ thể. Áp lực là yếu tố quan trọng khi thiết kế quần bó sát vì có ảnh hưởng
đến sự tiện nghi sản phẩm và sức khỏe của người mặc có thể gây ra cảm giác dị cảm
như ngứa, rát, khó thở... Áp lực gây ra của sản phẩm may mặc phụ thuộc vào tính
chất, cấu trúc vật liệu và cấu trúc sản phẩm do đó sự lựa chọn vật liệu phù hợp cũng
là cơ sở của quá trình thiết kế sản phẩm áp lực. Xác định áp lực cho sản phẩm may
mặc bó sát là rất cần thiết.
Hiện tượng béo bụng ở phụ nữ ngày càng tăng cao, gây mất thẫm mỹ hình
dáng và ảnh hưởng đến sự tiện nghi khi mặc quần bó sát. Nhu cầu giảm béo bụng
rất cần thiết, tập thể dục là phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả, sử dụng quần
tập thể thao legging có áp lực vừa có chức năng định hình bụng vừa hỗ trợ cho quá
trình tập thể dục giảm béo hiệu quả hơn.
Công nghệ vi nang là phương pháp mới được ứng dụng để hỗ trợ quá trình
chuyển đổi năng lượng, đốt cháy mỡ thừa giúp vùng bụng ngày càng thon gọn.

2


Trong những năm gần đây, sử dụng vi nang chứa tinh dầu tự nhiên chiết xuất

từ thực vật đã được nghiên cứu nhiều do tinh dầu có nhiều đặc tính tốt như kháng
khuẩn, giải độc cơ thể, tăng tuần hoàn máu, trị ho, cảm lạnh, đau đầu... Ngoài ra,
tinh dầu quế khi dùng để massage giúp giảm căng thẳng nên tinh dầu có thể ứng
dụng cho nhiều lĩnh vực trong đời sống từ thực phẩm, y dược và mỹ phẩm và còn là
liệu pháp điều trị giảm béo.
Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao tạo áp lực kết hợp sử dụng băng có vi
nang chứa tinh dầu quế để hỗ trợ cho quá trình tập thể dục giảm béo vùng bụng là
giải pháp cần thiết và hữu ích. Nếu mặc quần nịt bụng đúng cách kết hợp với việc
tập thể dục, bạn sẽ giảm mỡ và vòng eo thon gọn hơn rất nhiều.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Có được cơ sở thiết kế và chế thử quần tập thể thao legging áp lực.
Có được quy trình kiểm sốt q trình giải phóng hoạt chất tinh dầu quế của vi
nang để hỗ trợ giảm béo.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Vi nang chứa tinh dầu quế có vỏ là Eudragit RSPO kích thước trung bình 2530 µm, hoạt chất là tinh dầu quế tự nhiên được bọc trong lõi của vi nang.
Quần tập legging tạo áp lực kết hợp băng tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế
hỗ trợ giảm béo bụng.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đối tượng nghiên cứu là quần tập thể thao legging tạo áp lực nên luận án
đã tiến hành nghiên cứu thiết kế lựa chọn vật liệu phù hợp để thiết kế sản phẩm
đồng thời thực hiện đánh giá hiệu quả ứng dụng của sản phẩm nên luận án có phạm
vi nghiên cứu:
- Vật liệu phục vụ cho nghiên cứu là vải dệt kim single từ sợi CVC và từ sợi
TC được thiết kế cài sợi spandex trên vòng sợi với 8 tỷ lệ khác nhau.
- Sản phẩm quần legging được thiết kế cho phụ nữ tuổi trung niên.

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu thiết kế, đánh giá tính chất cơ lý của vải dệt kim và lựa chọn vải
để thiết kế quần legging áp lực.
-Thiết kế quần tập thể thao legging theo áp lực tiện nghi phù hợp cho q trình
tập và có thể kiểm sốt giải phóng hoạt chất tinh dầu quế.
- Nghiên cứu khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ băng vải chứa vi
nang tinh dầu quế với các độ giãn khác nhau của vải.
- Đánh giá hiệu quả giảm béo bụng của quần tập legging có băng chứa vi nang
tinh dầu quế hỗ trợ giảm béo.
3


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tổng quan: Nghiên cứu và tổng hợp phân tích các tài liệu, các
cơng trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới có liên quan tới các
vấn đề của luận án. Nhận xét, đánh giá những vấn đề còn chưa hồn thiện của các
nghiên cứu. Từ đó, định hướng nghiên cứu của luận án cho phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Nghiên cứu thiết kế và đánh giá tính chất cơ lý của vải dệt kim single CVC
và TC có cài sợi spandex.
Đánh giá khối lượng, độ dày, mật độ, độ thống khí.
Đánh giá các biến dạng, thiết lập đường cong tải trọng - độ giãn của vải.
Đánh giá biến dạng rão và phục hồi theo các thời điểm. Xây dựng phương
trình rão của vải dệt kim single CVC và TC ứng dụng vào thiết kế quần legging.
+ Nghiên cứu thiết kế quần legging dựa trên cơ sở áp lực, độ giãn của vải, kích
thước cơ thể.
Ứng dụng áp lực tiện nghi theo các nghiên cứu phân tích tổng quan để tính
tốn lực kéo giãn tương ứng dựa trên phương trình Laplace.
Xác định độ giãn của vải theo đường cong tải trọng- độ giãn.
Xác định lượng dư cử động và thiết kế quần legging theo công thức trực tiếp.

Ứng dụng cảm biến điện trở lực FSR402, thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị đo
áp lực và nhiệt độ để kiểm tra giá trị áp lực trực tiếp của quần legging khi mặc vào
cơ thể.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ giãn của băng vải đến sự giải phóng hoạt chất
tinh dầu quế từ vi nang.
Xây dựng và ứng dụng phương pháp đánh giá định lượng độ bền mùi của vi
nang chứa tinh dầu quế bằng phương pháp chuyên gia kết hợp pha loãng xếp hạng
cho điểm.
Ứng dụng phương pháp đo độ hấp thụ phân tử UV-vis để đánh giá khả năng
giải phóng hoạt chất của vi nang chứa tinh dầu quế khi bị ảnh hưởng bởi độ giãn
của vải.
+ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm béo bụng của quần legging tạo áp lực
kết hợp băng vải có vi nang chứa tinh dầu quế.
Xây dựng chương trình tập thể dục giảm béo bụng kết hợp sử dụng sản phẩm
quần legging có băng tráng phủ vi nang chứa hoạt chất tinh dầu quế hỗ trợ giảm béo
bụng cho các đối tượng là phụ nữ trung niên.

4


Đánh giá các thông số nhân trắc cơ thể của 8 đối tượng nữ (chiều cao, cân
nặng, vòng eo, vòng bụng, vịng mơng) trước và sau khi tập xoay eo. Số liệu thu
thập và xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng SPSS 25.

7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xây dựng được cơ sở thiết kế quần tập legging áp lực cho phụ nữ tuổi trung
niên có sử dụng băng chứa vi nang tinh dầu quế để hỗ trợ giảm béo trên cơ sở tính
tốn xác định được giá trị áp lực phù hợp tại vùng bụng.
- Xây dựng được cơ chế kiểm soát khả năng giải phóng tinh dầu quế ra cơ thể
người thơng qua việc điều chỉnh áp lực lên băng vải chứa vi nang tinh dầu quế.


8. Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Xây dựng cơ sở khoa học cho phép từ 8 loại vải dệt kim co giãn, chọn được
loại vải phù hợp nhất để làm quần tập legging cho phụ nữ tuổi trung niên là vải
CVC vòng kép cài spandex trên 100% hàng vòng.
- Xây dựng được cơ sở thiết kế quần legging đảm bảo đạt được áp lực mong
muốn cho trước.
- Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng việc giải phóng tinh dầu
quế ra cơ thể người qua định lượng mùi hương bằng phương pháp chuyên gia kết
hợp bằng UV-Vis.
- Bước đầu đã đánh giá được hiệu quả hỗ trợ giảm béo của sản phẩm luận án
bằng phương pháp đo lường trực tiếp trên cơ thể người sử dụng sản phẩm.

9. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN
-Thiết kế được sản phẩm quần tập thể thao áp lực có ứng dụng vi nang chứa
hoạt chất tinh dầu quế để hỗ trợ giảm béo bụng cho đối tượng là phụ nữ tuổi trung
niên. Sản phẩm quần tập có thể phát triển theo hướng thương mại, ứng dụng cho
nhu cầu tập thể thao giảm béo hay định hình bụng.
-Thiết kế chế tạo được hệ thống đo lường áp lực có kết hợp đo nhiệt độ góp
phần kiểm tra, đánh giá áp lực tiện nghi cho sản phẩm may mặc.
- Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng việc giải phóng tinh dầu
quế ra cơ thể người bằng phương pháp chuyên gia và định lượng bằng UV-Vis phù
hợp áp dụng trong thực tế.

10.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu xác định tuổi thọ của băng giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế
dựa trên định lượng giải phóng hoạt chất tinh dầu dưới tác dụng của áp lực của quần

tập.
Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế giảm béo của quần legging tạo áp lực sử dụng vi
nang chứa tinh dầu quế.
5


Nghiên cứu điều chỉnh kích thước vịng bụng của quần để duy trì áp lực trong
quá trình sử dụng, sử dụng phương trình lơi của vải.
Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc hình dáng đùi của phụ nữ trung niên phục vụ
cho việc thiết kế quần legging sử dụng vi nang chứa tinh dầu hỗ trợ giảm béo vùng
đùi.

11.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Phần chính của luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về trang phục thể thao, sản phẩm may mặc tạo áp
lực, đặc điểm nhân trắc phụ nữ tuổi trung niên, vi nang và các ứng dụng.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

6



×