1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến: "
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học
sinh lớp 5"
.
Tiếng Việt là một bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình Tiểu
học. Nó khơng đứng độc lập mà được coi trọng, là cơ sở nền tảng vững chắc để giúp
học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học khác. Môn Tiếng Việt lớp 5 (là lớp cuối cấp
Tiểu học) có nhiệm vụ hồn thành mục tiêu đặt ra ở bậc Tiểu học.
Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học
đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong
giao tiếp và học tập; tạo ra hứng thú và động cơ học tập; tạo ra điều kiện để học sinh
có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được
trong thời đại văn minh.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết sang
lời nói, có âm thanh và thơng hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá
trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết sang đơn vị nghĩa khơng có âm thanh
(ứng với hình thức đọc thầm). Trong điều kiện bình thường, đọc trực tiếp có hình
thức chữ viết (có văn bản trước mắt) nhưng cũng có trường hợp đọc khơng có hình
thức chữ viết trước mắt (đó là đọc thuộc lịng).
Tất cả các hình thức đọc này đều địi hỏi phải có phương pháp đọc thích hợp. Kĩ
năng đọc phát triển cùng với kĩ năng hiểu nên phải hiểu nội dung bài tập đọc thì mới
đọc đúng, đọc hay. Khi đã đọc đúng, đọc hay thì càng hiểu sâu sắc nội dung của bài
đọc.
Việc dạy đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái
thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy
có hình ảnh.
Trong nội dung mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, Tập
đọc là một trong phân mơn có vai trị quan trọng nhất, xun suốt chương trình. Phân
mơn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, những kĩ năng đọc
diễn cảm và các câu hỏi tìm hiểu bài cũng chú trọng khai thác các chi tiết có giá trị
nhiều hơn. Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc - hiểu văn là một yêu cầu cơ bản của dạy
học phân mơn Tập đọc nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung, góp phần đảm bảo
những yêu cầu đổi mới về môn Tiếng Việt trong mục tiêu giáo dục hiện nay. Song
việc vận dụng các phương pháp đổi mới trong dạy học phải phù hợp với đặc điểm
đối tượng học sinh ở mỗi địa phương, mỗi vùng trên đất nước. Để học sinh có kỹ
năng đọc, đọc hiểu tốt thì giáo viên là người phải tự rèn luyện mình (đó là tự học, tự
tìm tịi, nghiên cứu phối hợp và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học). Cịn bản
thân người học (học sinh) ln phải được chủ động, tích cực và tự giác trong học tập.
Đặc biệt càng cần được thực hành nhiều hơn.
Đối với học sinh lớp 5 ( lớp tôi phụ trách) ở trường Tiểu học Đạo Đức 2 nói
riêng, học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Bình Sơn và Trường PTDTBT Tiểu học
2
Minh Tân nói chung, học sinh có sự nhận thức và hồn cảnh gia đình rất khác nhau.
Đa số học sinh cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc, đặc biệt là kĩ năng đọc
hiểu các văn bản còn yếu. Vậy làm thế nào để các em khắc phục được tình trạng này,
giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung từng văn bản, giúp các
em giữ gìn sự trong trong sáng của Tiếng Việt. Đó là điều mà tơi ln ln trăn trở,
suy nghĩ, thúc đẩy tơi tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để giúp học sinh rèn kĩ năng
đọc - hiểu văn bản được tốt hơn. Nên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: "
Một số biện
pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5"
.
2. Nhiệm vụ sáng kiến
Giờ Tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung để phát
triển óc tổng hợp, biết chia đoạn để phát triển óc phân tích. Rèn kĩ năng đọc hiểu cho
học sinh còn được rèn luyện tư duy và phong cách sống. Đọc hiểu giúp học sinh kết
hợp chặt chẽ với chương trình tiếng việt qua các bài văn chọn lọc, học sinh vừa cảm
thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn
gàng, sinh động, được luyện về ngữ âm, chính tả, tập làm văn.
Việc đọc và đọc hiểu là 2 khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc
lực cho nhau. Đọc hiểu còn giúp cho học sinh hiểu bài thêm sâu sắc, vận dụng vào
thực hành tốt hơn.
3.
Đối tượng nghiên cứu sáng kiến
- Đối tượng là học sinh khối lớp 5 - Trường Tiểu học Đạo Đức 2; Lớp 5,
Trường Tiểu học Bình Sơn; Lớp 5 Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân.
- Những giải pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt lớp5, theo
các dạng cơ bản nhằm giúp học sinh tích cực hóa hoạt động học tập.
4.
Phạm vi nghiên cứu sáng kiến
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường tiểu học Đạo Đức 2; Lớp 5,
Trường Tiểu học Bình Sơn; Lớp 5 Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân.
- Thời gian thực hiện 3 năm: Năm học 2020 - 2021; Năm học 2021 - 2022 và
Giữa học Kì II Năm học 2022 - 2023.
5. Giải pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực tế .
- Đưa ra giải pháp cụ thể
- Nghiên cứu tài liệu; Trao đổi với đồng nghiệp.
- Dạy thực nghiệm, thực hành.
- Làm mẫu .
- So sánh, phân tích, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá .
- Tìm ra bài học kinh nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở để viết sáng kiến:
1.1. Cơ sở lý luận:
Năm học 2022-2023 Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định chủ đề của năm học
là: " Đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất
3
lượng giáo dục và đào tạo".
Căn cứ Công văn số 1307/SGDĐT-GDTH-DT, ngày 26/8/2022 của Sở Giáo
dục và Đào tạo ...................... về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20222023 cấp tiểu học;
Căn cứ công văn số: 464/PGD&ĐT-TH, ngày 7 tháng 9 năm 2022 của phòng
GD&ĐT huyện ........................, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2022- 2023 cấp tiểu học;
Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước
chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới phương pháp dạy học trong
đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Ở bậc tiểu học, phân mơn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc. Trước hết là
rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mạch, đọc thông
thạo và lưu loát. Tiếp đến là đọc hiểu - đọc và hiểu nghĩa của từ mới, hiểu nội dung
bài, hiểu vốn từ Tiếng Việt đây là một yêu cầu quan trọng cần chú ý khi dạy Tập đọc.
Đọc không chỉ là đánh vần lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà
quan trọng hơn, đọc còn là một q trình nhận thức để có khả năng thơng hiểu những
gì được đọc trong văn bản. Đọc thành tiếng khơng thể tách rời với việc hiểu những gì
được đọc. Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu điều mình đọc. Đọc
là phải hiểu nghĩa của chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những từ ta đưa cho chúng đọc,
các em sẽ không hứng thú học tập và khơng có khả năng thành cơng”. Đích cuối
cùng của việc dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm
lĩnh được văn bản.
Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số
khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, ... để hiểu ý nghĩa của bài và
phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hìn thành
nhân cách của con người mới.
Một nhiệm vụ cũng rất quan trọng của dạy đọc là giáo dục lịng ham đọc sách,
hình thành thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Thông
qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là
có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong
những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Ngồi ra, bắt đầu từ giai đoạn lớp 5, học sinh được nâng cao hơn ở yêu cầu đọc
diễn tả với quan niệm : đọc diễn cảm là hình thức đọc thơ văn của thầy và trị nhằm
mục đích rèn kĩ năng đọc và kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh. Thông qua đọc
các bài văn, bài thơ trong chương trình, học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ
thuật và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn thơ. Như vậy, đọc hiểu không chỉ đơn
thuần là phạm trù ngôn ngữ còn cả phạm trù cảm thụ văn học của học sinh.
4
1.2.
Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây, cùng với các môn học khác, dạy học Tiếng Việt
trong trường Tiểu học đã có sự đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức và vai
trị sáng tạo của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng môn học. Trong xu thế đó, việc
dạy học đọc - hiểu cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhằm phát huy
tính chủ động của người học.
Thực tế khi dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 5 còn nhiều hạn chế, tồn tại cả
ở nội dung chương trình và phương pháp dạy học của một số giáo viên, cụ thể như
sau:
Hệ thống câu hỏi khai thác nội dung bài đọc mà SGK đưa ra về cơ bản là phù
hợp (tuy có một số câu ý dài và khó đối với học sinh). Song hình thức chưa phong
phú, vẫn chỉ ở dạng bài tự luận chứ chưa có dạng bài tập trắc nghiệm để hướng học
sinh phân tích, khái qt hóa vấn đề lựa chọn.
Trong khi đó, vài năm gần đây đề thi phân môn Tập đọc (phần đọc - hiểu) và
các mơn học khác thì dạng bài tập trắc nghiệm là chủ yếu.
Trong VBT Tiếng Việt của học sinh hiện nay, dạng bài tập của phân mơn Tập
đọc cũng khơng có.
2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết:
Học sinh còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc đọc chưa hiểu nội
dung các văn bản để tìm hiểu từ ngữ; cảm nhận hình ảnh; khai thác hàm ý lời nói;
nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật hay nhận biết tư tưởng, tình cảm
của tác giả.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến rèn kĩ năng, khả năng tự hiểu và
tự cảm nhận cái hay của một văn bản nghệ thuật cho học sinh.
Hầu hết bản thân giáo viên cũng chưa tự lồng ghép các câu hỏi trắc nghiệm
trong quá trình dạy đọc - hiểu các văn bản trong chương trình học cho học sinh. Giáo
viên chưa thường xuyên cho học sinh làm thêm các bài tập đọc - hiểu dạng trắc
nghiệm vào các tiết học như:
1. Chưa giúp học sinh tìm hiểu từ ngữ
2. Giúp học sinh cảm nhận hình ảnh
3. Giúp học sinh khai thác hàm ý của lời nói
4. Giúp HS biết nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật.
5. Giúp học sinh nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Trước yêu cầu cơ bản của việc rèn đọc - hiểu cho học sinh Tiểu học nói chung
và học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Đạo Đức 2 nói riêng, học sinh lớp 5 của Trường
Tiểu học Bình Sơn và Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân qua thực tế giảng dạy và
nghiên cứu tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau: “Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản
cho học sinh lớp 5" thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm. Với mong
muốn góp phần giúp cho việc dạy Tập đọc nói riêng và dạy học mơn Tiếng Việt nói
chung của lớp tơi đạt kết quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay.
5
3.
Các giải pháp /biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Giúp học sinh tìm hiểu từ ngữ
Biện pháp 2: Giúp học sinh cảm nhận hình ảnh
Biện pháp 3: Giúp học sinh khai thác hàm ý của lời nói
Biện pháp 4: Giúp HS biết nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật.
Biện pháp 5: Giúp học sinh nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Vận dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm trong quá trình rèn kĩ năng đọc - hiểu
văn bản nghệ thuật không phải cứng nhắc, rập khuôn, mà phải phù hợp với từng thể
loại văn bản nghệ thuật, từng nội dung bài, từng đối tượng nhận thức, tình cảm của
mỗi học sinh. Nhằm mục đích giúp cho học sinh học tập tích cực, hứng thú và phát
triển được cảm nhận, tình yêu trước cái hay của mỗi một văn bản nghệ thuật.
Trên cơ sở đó, tôi đề ra năm giải pháp giúp HS rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản
nghệ thuật thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm như sau:
3.1. Giúp học sinh tìm hiểu từ ngữ
Có thế nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ, nhưng như thế khơng có
nghĩa là để hiểu nghĩa văn bản. Chúng ta phải hướng dẫn học sinh cách hiểu nghĩa
của từ được dùng trong một văn cảnh cụ thể của một bài văn, bài thơ. Song với
những câu hỏi khó ở dạng tự luận nên chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm để bất kể
đối tượng HS nào cũng có thể hiểu và trả lời được.
Ví dụ: Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 5, tập 1,
trang 139)
Câu hỏi 4 trong SGK là: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
Được chuyển thành câu hỏi dạng trắc nghiệm là:
Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ? Chọn câu trả lời đúng.
a) Vì hạt gạo là từ hạt lúa chín có màu vàng.
b) Vì hạt gạo rất q ni sống con người.
c) Vì hạt gạo rất q, góp phần vào chiến thắng của dân tộc, được làm nên nhờ đất,
nhờ nước, nhờ mồ hôi công sức của cha mẹ, các bạn thiếu nhi.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những điều tác giả muốn nói trong
từng khổ thơ để tìm câu trả lời đúng là c). Từ đó học sinh sẽ hiểu hạt gạo trong bài
thơ chính là “ hạt vàng”.
Loại câu hỏi tìm hiểu nghĩa của từ cũng khá đa dạng. Có trường hợp nêu từ ngữ
để học sinh tìm hiểu ý nghĩa (như đã nêu ở trên), có trường hợp lại u cầu học sinh
tìm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa đó.
3.2.
Giúp học sinh cảm nhận hình ảnh
Để hướng dẫn HS cảm nhận được hình ảnh gợi ra từ ngôn ngữ nghệ thuật, SGK
cũng đưa ra những câu hỏi khác nhau. Có câu hỏi yêu cầu HS chỉ ra những hình ảnh
các em cảm nhận được khi đọc đoạn văn, đoạn thơ. Lại có những câu hỏi yêu cầu HS
tìm ra những chi tiết tạo nên hình ảnh. Hay yêu cầu HS tái hiện hình ảnh, cảnh vật
mà các em hình dung và cảm nhận được. Như vậy HS đã trở thành người “đồng sáng
tạo” với tác giả. Yêu cầu này khó đối với HS đại trà, chỉ phù hợp với những HS khá,
6
giỏi và có cảm nhận văn học tốt.
Ví dụ: Bài thơ “ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” ( TV5, tập 1, trang 69 )
Câu hỏi 2 (SGK) là: Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó
giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sơng Đà?
Được chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm là:
Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên
nhiên trong đêm trăng bên sơng Đà? Chọn câu trả lời đúng
a) Chỉ có tiếng đàn ngân nga/ Với một dịng trăng lấp lống sông Đà.
b) Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi/ Biển sẽ nằm bỡ ngõ giữa cao nguyên.
c) Tất cả những hình ảnh đã nêu trong câu trả lời a,b.
Với những câu hỏi này học sinh dẽ dàng nhận ra câu trả lời a, HS không những
được phát huy khả năng khái qt hóa, tổng hợp mà cịn được luyện tập cách cảm
nhận những hình ảnh mang tính nghệ thuật về cuộc sống. Qua đó khả năng cảm thụ
hình tượng văn học dần hình thành và phát triển.
3.3. Giúp học sinh khai thác hàm ý của lời nói
Các tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng lớp ý nghĩa. Việc đọc - hiểu
văn bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý ẩn sâu trong câu chữ, hình
ảnh, hình tượng của tác phẩm. Đối với HS khá giỏi, yêu cầu này là tương đối khó,
cịn đối với HS đại trà thì sao?
Như vậy một u cầu đặt ra đó chính là vai trị “ cầm lái ” của người giáo viên.
Tức là người dạy học phải biết biến những cái khó thành cái dễ, có tính gợi mở cho
HS.
Ví dụ: Bài “Bài ca về trái đất” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 42 )
Câu hỏi 2 SGK là: Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì ?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là:
Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì ? Chọn câu trả lời đúng
a) Lồi hoa nào trên trái đất này cũng đẹp, cũng thơm.
b) Ta phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử.
c) Mọi trẻ em trên trái đất dù khác màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý,
đáng yêu.
Việc hướng dẫn học sinh khai thác hàm ý của lời nói phải hợp lí, đảm bảo tính
vừa sức giúp HS tiểu học rèn kĩ năng đọc-hiểu, phám phá ý nghĩa sâu sa của tác
phẩm văn học. Học sinh sẽ chọn được đáp án đúng là c .
3.4.
Giúp HS biết nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật.
Việc luyện cho HS biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trong bài
văn, bài thơ, đoạn kịch,. là rất cần thiết bởi nó phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong việc đọc - hiểu.
Ví dụ 1: Bài “ Ê-mi-li, con.” ( Tiếng Việt 5, tập 1, trang 49 ) Em có suy nghĩ gì về
hành động của chú Mo-ri-xơn? Chọn câu trả lời đúng.
a) Hành động của chú Mo-ri-xơn rất cao đẹp và đáng khâm phục.
7
b) Hành động đó mang tính phản động, khiêu khích chiến tranh.
c) Chú Mo-ri-xơn muốn gây sự chú ý đối với mọi người.
Với các ý lựa chọn đưa ra, giáo viên giúp HS tự căn cứ nào nội dung bài thơ mà
lựa chọn đáp án đúng là a).
3.5.
Giúp học sinh nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới người đọc. Thơng
qua đó HS sẽ chia sẻ cảm xúc, tâm tình của mình với tác giả, có ý thức muốn tìm
hiểu, khám phá những điều tác giả đã kí thác trong tác phẩm văn học.
Ví dụ: Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” ( Tập 1, trang 10 )
Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ? Chọn câu trả lời
đúng:
a) Tác giả yêu những màu vàng của lúa, của nắng, của rơm, thóc.
b) Tác giả yêu tha thiết cảnh vật, con người, quê hương.
c) Tác giả thích thú với cảnh sôi động của ngày mùa.
Với dạng câu hỏi này HS phải lựa chọn, khái quát hóa vấn đề để đưa ra ý kiến
đúng nhất là b).
Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm trong giờ học phân môn Tập đọc, mỗi tháng
tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 1 lần với hình thức đọc hiểu nội dung bài tập đọc và
trả lời câu hỏi bằng hình thức trắc nghiệm khoanh vào ý đúng và viết câu trả lời theo
yêu cầu câu hỏi.
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát
ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh
đô, đến giữa biển thì đồn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết
tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết.
Bọn cướp đồng ý, A-ri-ơn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất
ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất
liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ơn vang lên,
có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ
sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu
của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam
ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về
cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ơn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ơn bước ra.
Đám thủy thủ sửng sốt, khơng tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và
trả tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện
những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng
tiền được ra đời để ghi lại tình cảm u q con người của lồi cá thơng minh.
8
Theo Lưu Anh
Câu 1. ( 0,5 điểm): A-ri- ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước nào?
A. Nước Hi Lạp cổ.
B. Nước Hi Lạp.
C. Nước Ấn Độ.
Câu 2. ( 0,5 điểm): Vì sao nghệ sĩ A-ri-ơn phải nhảy xuống biển ?
A. Vì bọn cướp biển muốn giết ơng.
B. Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và địi giết ơng.
C. Vì ơng biết đã có đàn cá heo cứu mình.
Câu 3. (0,5 điểm): Sự việc nào cho thấy A-ri-ôn là người rất say mê ca hát ?
A. Tham gia cuộc thi ca hát ở Xi-xin.
B. Xin được hát bài hát mình u thích trước khi buộc phải chết.
C. Nhảy xuống biển trong lúc đang hát đoạn mê say nhất. Câu 4. (0,5 điểm) :
Ý chính của bài văn là gì?
A. Ca ngợi đồn thủy thủ dũng cảm giết người.
B. Khen ngợi sự thông minh của cá heo.
C. Khen ngợi sự thơng minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. Câu
5. (1,0 điểm): Cá heo có những phẩm chất gì đáng u, đáng quý ? Viết câu trả lời
của em:
Câu 6. (1,0 điểm): Chi tiết những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người
trên lưng thể hiện điều gì?
Câu 7. (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la”
A. Nho nhỏ
B. Bát ngát.
C. Lim dim.
Câu 8. (1,0 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm
được.
Từ tìm được:....................................................................................
Đặt câu:............................................................................................
Câu 9. (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ơn bước ra ” Bộ phận nào là chủ
ngữ?
A. Bước ra.
B. A-ri-ơn.
C. Đúng lúc đó.
Câu 10. (1,0 điểm) : Viết 1- 2 câu nói lên suy nghĩ của em về cách đối xử của đám
9
thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ơn, trong đó có dùng cặp từ độc ác tốt bụng.
Như vậy, qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, viết câu trả lời theo yêu cầu trong
tìm hiểu bài nêu trên, học sinh được tập dượt, rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản
một cách bài bản, đạt hiệu quả cao. Đồng thời giáo viên lại giám sát và kiểm tra được
nhận thức của từng học sinh, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Quan trọng hơn là
mỗi học sinh đều được học tập, làm việc chủ động, tích cực và đúng khả năng của
mình. Từ đó góp phần hình thành ở các em hứng thú khám phá vẻ đẹp muôn màu của
thế giới văn học.
Để giúp HS học Tập đọc cũng như làm bài tập: đọc - hiểu thông qua bài tập trắc
nghiệm đạt kết quả cao thì vai trị của người dẫn dắt là rất quan trọng . Giáo viên phải
nắm được nội dung, cấu trúc, mục tiêu, ý nghĩa và sơ sở xây dựng bài tập trắc
nghiệm của mỗi tác phẩm văn học. Điều quan trọng nữa là giáo viên cũng cần nắm
chắc khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh của mình để xây dựng hệ thống
bài tập trắc nghiệm phát huy được vai trò triệt để của mỗi người học.
Hiệu quả của một giờ tập đọc được đánh giá ở kết quả của sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa việc dạy đọc thành tiếng và dạy đọc - hiểu; khi hiểu nội dung văn bản
rồi, HS dễ dàng luyện tập đọc diễn cảm tốt. Như vậy, trước khi hướng dẫn học sinh
hiểu nội dung của một văn bản nghệ thuật thì giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho
HS đọc thành tiếng tốt ( đọc đúng, đọc lưu loát tác phẩm )
Với việc áp dụng việc dạy đọc - hiểu qua bài tập trắc nghiệm, tôi thấy học sinh
rất hứng thú, chủ động, tự giác trong học phân môn Tập đọc và hiệu quả dạy học cao
hơn so với việc hướng dẫn HS đọc - hiểu qua các câu hỏi SGK, kết quả môn Tiếng
việt cũng đạt cao hơn khi chưa áp dụng biện pháp.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Kết quả khảo sát giữa học I môn Tiếng Việt bài đọc hiểu của học sinh lớp 5A2
Trường Tiểu học Đạo Đức 2 trước khi áp dụng sáng kiến:
1
0
Năm học
2020-2021
Lớp
Sí số
HS
5A2
32
Học sinh Đọchiểu văn bản ở
mức tốt
SL
TL
7
21,9%
Học sinh: Đọc Học sinh Đọc - hiểu văn bản ở
hiểu ở mức đạt mức chưa đạt
SL
TL
SL
TL
20
62,5 %
5 15,6 %
Với kết quả khảo sát bài đọc hiểu của học sinh lớp 5A2 Trường Tiểu học Đạo Đức 2
trước khi áp dụng sáng kiến, tôi thấy kết quả bài làm của học sinh chưa cao, tôi đã
thử nghiệm các biện pháp trên và đạt được kết quả cuối năm học như sau:
Học sinh Đọc- Học sinh Đọc Học sinh:
hiểu văn bản ở hiểu ở mức đạt Đọc - hiểu văn
Sí số
mức tốt
bản ở mức chưa
Năm học Lớp
HS
đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2020-2021
5A2
32
15
46,9%
17
53,1 %
0 0%
Tôi thấy biện pháp tôi áp dụng, dạy thực nghiệm ở lớp 5 -Trường Tiểu học Đạo
Đức 2, bài đọc hiểu của học sinh cuối năm đạt kết quả khá cao, tôi tiếp tục áp dụng
vào dạy cho HS lớp 5 tôi phụ trách, trong buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ tôi chia
sẻ cho đồng nghiệp dạy khối 5 để áp dụng biện pháp trên vào dạy cho hàng n gày cho
các em và tôi tiến hành chia sẻ thầy cô dạy lớp 5 trường Trường Tiểu học Bình Sơn
và Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân áp dụng biện pháp trên của tôi để dạy cho
học sinh lớp 5 trong năm học: 2022-2023
* Năm học 2021-2022: Kết quả khảo sát đầu năm học của 3 trường (Trường Tiểu
học Đạo Đức 2; Trường Tiểu học Bình Sơn; Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân)
như sau:
Học sinh Đọc- Học sinh Đọc Học sinh:
hiểu văn bản ở hiểu ở mức đạt Đọc - hiểu văn
Tên trường
Lớp
mức tốt
bản ở mức chưa
Sí số
đạt
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Trường Tiểu học 5A3
Đạo Đức 2
Trường Tiểu học
Bình Sơn
Trường
PTDTBT Tiểu
học Minh Tân
30
9
30 %
18
60 %
5A
32
8
25 %
20
62,5%
5A
35
10
28,6%
20
57,1%
3 10 %
4 12,5 %
5
14,3 %
1
1
* Năm học 2022-2023: Kết quả khảo sát đầu năm học của 3 trường (Trường Tiểu
học Đạo Đức 2; Trường Tiểu học Bình Sơn; Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân)
như sau:
Học sinh ĐọcHọc sinh: Đọc Sí số hiểu văn bản ở Học sinh Đọc - hiểu văn bản ở
Tên trường Lớp
mức tốt
hiểu ở mức đạt mức chưa đạt
HS
SL
TL
SL TL
SL
TL
Trường Tiểu học 5A1
Đạo Đức 2
Trường Tiểu học
Bình Sơn
Trường
PTDTBT Tiểu
học Minh Tân
5B
5B
36
12 33,3 %
34
35
23
63,9%
1
2,8%
2
5,9%
8
23,5%
24
70,6 %
10
28,6%
22
62,8 %
3
8,6 %
Với kết quả khảo sát bài đọc hiểu của học sinh lớp 5 của 3 trường trước khi áp dụng
sáng kiến, tôi thấy kết quả bài đọc hiểu của học sinh chưa cao, trong năm học: 2021 2022; Trong Năm học 2022 -2023 tôi áp dụng các biện pháp trên vào 3 trường và đạt
được kết quả Giữa học kì II năm học 2022- 2023 như sau:
Học sinh ĐọcHọc sinh: Đọc Sí số hiểu văn bản ở Học sinh Đọc - hiểu văn bản ở
Tên trường Lớp
mức tốt
hiểu ở mức đạt
mức chưa đạt
HS
SL
TL
TL
TL
SL
TL
Trường Tiểu học 5A1
Đạo Đức 2
36
20
55,55 %
16
44,45 %
0
0%
Trường Tiểu học
5B
Bình Sơn
34
18
52,95 %
16
47,05%
0
0%
Trường
PTDTBT Tiểu 5B
học Minh Tân
35
18
54,1%
17
48,6 %
0
0%
Các biện pháp trên, tôi với các thầy cô dạy khối lớp 5 trường TH Đạo Đức 2 và thầy
cô dạy lớp 5 của 2 trường bạn đã thực hiện giảng dạy cho các em trong các giờ học
Phân môn Tập đọc lớp 5 và ôn luyện cho các em khối 5 tham gia giao lưu Mơn Tốn
- Tiếng Việt cấp huyện, cấp tỉnh và đã đạt được kết quả khá cao, cụ thể như
sau:
1
2
- Năm học 2022 -2023: Kết quả giao lưu Toán - Tiếng việt học sinh cấp huyện,
cấp tỉnh của 3 trường đạt như sau:
+ Trường Tiểu học Đạo Đức 2:
Cấp huyện: Đạt Giải: 11 em Giao lưu Toán - Tiếng Việt
Giải Nhì: 1 em; Giải Ba: 2 em; KK: 8 em
Cấp tỉnh: Đạt Giải Ba: 2 em Giao lưu Toán - Tiếng Việt
+ Trường Tiểu học Bình Sơn : Lớp 5B (Thầy Hồng VănThích)
Cấp huyện: Đạt Giải: 3 em Giao lưu Toán - Tiếng Việt
Giải Ba: 1 em; KK: 2 em
+ Trường PTDTBT Tiểu học Minh Tân: Lớp 5B (Cô Ma Thị Nhung)
Cấp huyện: Đạt Giải KK: 3 em Giao lưu Toán - Tiếng Việt
- Giấy chứng nhận HS đạt giải trong đợt giao lưu Toán - Tiếng Việt cấp huyện
năm học 2022 - 2023 của 3 trường như sau:
- Giấy chứng nhận HS tham gia giao lưu cấp huyện Trường Tiểu học Đạo Đức 2
1
3
- Giấy chứng nhận HS tham gia giao lưu cấp huyện Trường PTDTBT Tiểu học Minh
Tân:
- Giấy chứng nhận HS tham gia giao lưu cấp huyện Trường Tiểu học Bình Sơn:
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này trong thực tế giảng dạy đã
giúp tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, các tài liệu có liên quan đến mơn học,
nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức
dạy học phù hợp.
Giáo viên phải năng động, sáng tạo khi lựa chọn những nội dung và phương
pháp nhằm khơi dạy tính tị mị, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi
học sinh trong học tập.
Việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm phải phù hợp với nội dung bài đọc,
thống nhất với các kiến thức của các phân môn học khác; Khai thác được tối đa vai
trò chủ động, sáng tạo và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Từ đó sẽ bồi dưỡng
cho trẻ tình yêu Tiếng Việt.
Các câu hỏi và câu trả lời không quá nhiều (Mỗi câu hỏi chỉ gồm nhiều nhất 3 ý
trả lời). Tránh các câu hỏi phủ định của phủ định, khơng nên có nhiều đáp án đúng
hoặc đáp án của câu hỏi này có ở các câu hỏi khác.
Ngoài giờ rèn đọc trên lớp, cần tổ chức cho các em tham gia hoạt động ngoại
khoá như thi đọc hiểu; thi kể chuyện; đọc thơ... tập nói năng lưu lốt hay phát biểu
chỗ đơng người.
Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức luyện đọc trong một tiết học
nhằm tạo khơng khí thoải mái, hào hứng cho các em trong học tập, phát huy khả
năng tư duy sáng tạo của học sinh, kích thích tinh thần thi đua của các em trong học
tập.
1
4
2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy
+ Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học
sinh làm trung tâm.
+ Đầu tư nhiều hơn nữa thời gian trong việc nghiên cứu từng bài dạy, lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học phù hợp cho từng nội dung bài học.
+ Rèn đọc cho học sinh khơng thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ
nhàng, tỉ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em có thói quen và
niềm say mê đọc sách. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong khi luyện
đọc. Làm tốt việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5 sẽ góp phần vơ cùng quan
trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp.Từ đó các em sẽ có một nền
tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên.
- Đối với các cấp quản lý GD
+ Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội
ngũ giáo viên.
1
5
+ Các cấp quản lý giáo dục nên động viên, khuyến khích, biểu dương những
giáo viên có những sáng kiến, đề tài mang tính sáng tạo góp phần nâng cao chất
lượng.
+ Các cấp quản lý giáo dục nên động viên, khuyến khích, biểu dương những
giáo viên có những sáng kiến, đề tài mang tính sáng tạo góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đưa vào các nhà trường để áp dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng Đọc - hiểu
thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm mà tôi đã đúc rút được. Song
trong quá trình nghiên cứu, chắc hẳn tơi khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các đồng
chí lãnh đạo để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện của học sinh lớp tơi nói riêng và trường tơi nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
.................., ngày 25 tháng 5 năm 2023
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người viết sáng kiến
Lê Việt T
Lê Thị H