Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Học sáng kiến mới từ các thị trường mới nổi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.17 KB, 7 trang )

Học sáng kiến mới từ các thị trường mới nổi
Rất nhiều những sáng tạo mang tính thay đổi cuộc chơi
trong một ngành nghề nào đó đang đến từ những thị trường
đang phát triển chứ không phải các nước phương Tây.

Chuyến công du châu Á đầu tháng này của Tổng thống
Obama được giới truyền thông Mỹ hết lời ngợi ca, đặc biệt
là con số 50.000 việc làm mà Ấn Độ sắp có được nhờ
những giao dịch ký kết trong chuyến thăm này.


Thật đáng tiếc là Obama - và cả giới truyền thông phương
Tây - đã không nhận ra một thực tế lớn hơn đang diễn ra tại
nhiều quốc gia trong chuyến công du của ông: đó là những
sáng kiến thực thụ, có sức thay đổi sâu rộng của các thị
trường mới nổi có thể trở thành ngọn đuốc soi đường cho
những công ty phương Tây đang phát triển ì ạch hiện nay.
Một điều may mắn cho nền kinh tế thế giới là, cùng với sự
phát triển kinh tế đang diễn ra trên quy mô ngày càng rộng
hơn, hoạt động thí nghiệm cũng dần trở nên nhộn nhịp khắp
nơi. Vì thế, phương Tây nên mở cửa đón nhận các mô hình
khả thi đến từ mọi nơi trên thế giới chứ không chỉ nhăm
nhăm nhìn vào hệ thống "sân sau" nhà mình.
Trong bài viết này tôi chỉ xin đơn cử ra đây các sáng kiến
của một vài quốc gia trong danh sách viếng thăm của Tổng
thống. Đó là mô hình giáo dục của Trung tâm Megastudy
tại Hàn Quốc, các phương pháp phẫu thuật tim cho trẻ nhỏ
ở Bệnh viện Narayana tại Ấn Độ, và tập đoàn kinh doanh
nông nghiệp Đông Nam Á Wilmar. Những cái tên này vẫn
còn xa lạ ở phương Tây - và có lẽ trong tương lai vẫn thế -
nhưng từ họ chúng ta đều có thể học được đôi điều về giáo


dục, y tế, và các vấn đề khác - những lĩnh vực mà chúng ta
không có độc quyền tri thức.

Tôi xin trình bày cụ thể hơn về hai trong số ba ví dụ kể
trên.
Từ cách làm của Megastudy ở Seoul, chúng ta có thể nghĩ
lại về các biện pháp khuyến khích giáo viên sao cho những
giáo viên dạy tốt được chú ý nhiều hơn, còn những giáo
viên dạy kém sẽ tự biết cách phấn đấu như thế nào.

Ý tưởng chính của Megastudy là quay phim các buổi lên
lớp của những giáo viên dạy giỏi; các giáo viên khác có thể
trả tiền để được theo dõi các đoạn băng video đó qua mạng
Internet.
Tại đây, giáo viên dạy giỏi có công lớn trong những khoản
doanh thu tăng đều đặn của trung tâm, và những giáo viên
thuộc hàng "đầu bảng" được trả mức thù lao tương đương
với mức lương của các "siêu sao" trên Phố Wall; còn những
giáo viên "làng nhàng" sẽ bị phạt (những người có chất
lượng dạy kém nhất có thu nhập còn ít hơn cả thu nhập của
một sinh viên Hàn Quốc mới ra trường).
Hoạt động đánh giá được thực hiện rất nghiêm túc nhằm
tránh vô tình thiên vị cho lối học vẹt. Không chỉ có thế,
chính nhờ công nghệ trực tuyến tương đối đơn giản mà
hiệu quả của sáng kiến này càng được nâng cao.
Dĩ nhiên, mô hình của Megastudy không phải là giải pháp
duy nhất cho những nơi đang "đói" sáng kiến. Mô hình
trường "đặc cách" đang được thực hiện tại Mỹ (là những
trường hoạt động độc lập, do cộng đồng, giáo viên, và phụ
huynh thành lập, và chịu trách nhiệm nhiều hơn về kết quả

học tập của học sinh, VD: trường sẽ bị đóng cửa nếu thành
tích học tập của học sinh không tốt) cũng là một thí nghiệm
rất thú vij, nhưng không có lý do gì để phủ nhận những
sáng kiến khác cả.
Và cũng không nhất thiết phải áp dụng tới từng chi tiết mô
hình của Megastudy mới đạt được những kết quả như mong
đợi. Nền giáo dục phương Tây cần phải tự nhìn lại mình.
Tại sao mô hình này lại bắt nguồn từ Seoul chứ không phải
từ nơi nào khác? Có hai nguyên nhân khá rõ ràng, và chúng
cũng thể hiện một thực tế lớn hơn: sự thay đổi xuất hiện tùy
thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể:
Thứ nhất, người Hàn Quốc hết sức quan tâm tới giáo dục,
vậy nên họ mong muốn có được những cuộc thí nghiệm
như vậy; thứ hai, Hàn Quốc là một trong những quốc gia sử
dụng công nghệ nhiều nhất trên thế giới, nên việc tiếp cận
các sáng kiến có sự hỗ trợ của công nghệ cũng dễ dàng hơn
so với nhiều nơi khác.
Một ví dụ khác là những tiến bộ về y học tại Bệnh viện
Narayana, Bangalore, Ấn Độ. Dưới bàn tay tài năng của
bác sĩ Devi Shetty, một mô hình phẫu thuật tim cho trẻ em
vào hàng tốt nhất thế giới đã được ra đời (Dùng phần mềm
máy tính và vệ tinh để giúp các bác sĩ ở những vùng xa xôi
sử dụng dịch vụ của bệnh viện trong việc điều trị bệnh tim
với sự tư vấn trực tuyến của chính bác sĩ Devi Shetty - ND).
Điều mà Shetty mang lại cho ngành phẫu thuật hiện đại
thực ra là điều mà lĩnh vực sản xuất hàng loạt đã thực hiện
đối với các sản phẩm thương mại từ hàng thập kỷ trước
(như Henry Ford và những chiếc xe ô tô sản xuất đại trà).
Sáng kiến của Shetty dựa trên tính kinh tế của hoạt động
trên quy mô lớn - rất nhiều người dân Ấn Độ có nguy cơ bị

các bệnh về tim mạch do gen di truyền - và dựa trên ý
tưởng "có công mài sắt có ngày nên kim", tức là các bác sĩ
sẽ dần hoàn thiện các kỹ năng của mình thông qua việc
thực hiện các kỹ năng đó nhiều lần để ngày một trau dồi
hơn sau hàng nghìn cuộc làm thử.
Hiện nay, mô hình này đang vươn rộng tới Quần đảo
Cayman, Châu Phi, và Đông Nam Á. Mục tiêu của những
người thực hiện là "đại trà hóa" lĩnh vực y tế, để dịch vụ
này ngày càng dễ tiếp cận hơn, ngay cả ở những khu vực
chống đối cải cách y tế mạnh mẽ nhất như Mỹ!

Thật mỉa mai khi người ta lại đang buộc những khu vực
nghèo khó trên thế giới phải chịu trách nhiệm về sự phát
triển kinh tế ì ạch ở các nước giàu. Tuy nhiên, trong chuyến
công du này, sự hỗ trợ dài hơi hơn từ phía các khu vực này
lại không phải là điều mà ngài Tổng thống tìm kiếm.
Giới lãnh đạo kinh tế phương Tây vẫn còn kịp thời gian để
suy nghĩ về những sáng kiến đến từ các nền kinh tế mới nổi
trên thế giới. Hãy bắt đầu từ việc loại bỏ những quan điểm
lỗi thời về các thị trường mới nổi và thừa nhận những sáng
kiến, phát minh của họ.

×