Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học) Thủ Tục Thương Lượng Nhận Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Tại Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới - Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.02 KB, 73 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

PHAN THỊ NGỌC ÁNH

THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG NHẬN TỘI TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI - VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2021


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

PHAN THỊ NGỌC ÁNH

THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG NHẬN TỘI TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI - VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 838010104
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ LAN CHI


Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Phan Thị Ngọc Ánh


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Đại học Kiểm
sát Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này. Em xin gửi lời tri ân tới q thầy, cơ đã tận tình giảng dạy lớp Cao học 1,
chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, cung cấp các kiến thức, tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp tem hoàn thành nhiệm vụ học tập tại trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Lan Chi đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn em trong q trình em hồn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và những người bạn – những
người luôn bên cạnh động viên, ủng hộ giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Phan Thị Ngọc Ánh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG
NHẬN TỘI .................................................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục thương lượng nhận tội .....................................7
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục thương lượng nhận tội .........................................11
1.2. Ý nghĩa của thủ tục thương lượng nhận tội........................................................15
1.2.1. Tiết kiệm nguồn lực cho cơ quan công tố ...............................................15
1.2.2. Tiết kiệm nguồn lực cho Tòa án ..............................................................15
1.2.4. Tiết kiệm nguồn lực chung cho xã hội ....................................................17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................24
Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HOA KỲ,
LIÊN BANG NGA, NHẬT BẢN VỀ THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG NHẬN
TỘI............................................................................................................................25
2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ về thủ tục thương lượng nhận
tội ...............................................................................................................................25
2.1.1. Tổng quan về mơ hình tố tụng hình sự và thủ tục thương lượng nhận tội
tại Hoa Kỳ .........................................................................................................25
2.1.2. Nội dung thủ tục thương lượng nhận tội theo quy định của Quy tắc liên
bang về tố tụng hình sự .....................................................................................26
2.1.3. Một số nhận xét về thủ tục thương lượng nhận tội trong luật tố tụng hình
sự Hoa Kỳ ..........................................................................................................29
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản về thủ tục thương lượng nhận
tội ...............................................................................................................................30
2.2.1. Tổng quan về mô hình tố tụng hình sự và thủ tục thương lượng nhận tội
tại Nhật Bản ......................................................................................................30
2.2.2. Quy định pháp luật Nhật Bản về thương lượng nhận tội ........................31


2.2.3. Một số nhận xét về thủ tục thương lượng nhận tội trong luật tố tụng hình

sự Nhật Bản .......................................................................................................34
2.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về thủ tục thương lượng
nhận tội ......................................................................................................................35
2.3.1. Tổng quan về mơ hình tố tụng hình sự và thủ tục thương lượng nhận tội
tại Liên bang Nga ..............................................................................................35
2.3.2. Nội dung quy định pháp luật về thủ tục thương lượng nhận tội .............36
2.3.3. Một số nhận xét về thủ tục thương lượng nhận tội trong luật tố tụng hình
sự Liên bang Nga ..............................................................................................39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................40
Chương 3. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG
NHẬN TỘI VÀ KHẢ NĂNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀO TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VIỆT NAM ........................................................................................................42
3.1. Ưu điểm, nhược điểm của thủ tục thương lượng nhận tội trong thực tiễn áp
dụng ...........................................................................................................................42
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................42
3.1.2. Nhược điểm .............................................................................................47
3.2. Khả năng, điều kiện áp dụng thủ tục thương lượng nhận tội vào tố tụng hình sự
Việt Nam ...................................................................................................................48
3.2.1. Tổng quan và định hướng phát triển mô hình tố tụng hình sự Việt Nam48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự là vấn đề rất nhiều học giả trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm, cũng là mục tiêu, đối tượng được các

quốc gia hướng tới khi xem xét, hoàn thiện hệ thống tư pháp. Việt Nam đang trong
quá trình xây dựng và hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự, việc tiếp thu có chọn lọc
những ưu điểm của mỗi loại mơ hình tố tụng hình sự và áp dụng phù hợp với thực
tiễn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Xu hướng hiện tại của các mơ hình tố tụng
hình sự các quốc gia trên thế giới là giao thoa, tiếp nhận các yếu tố tích cực của
nhau. Trước đây, mơ hình tố tụng hình sự của nước ta là mơ hình tố tụng thẩm vấn,
tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, mơ hình tố tụng hình sự dần ghi nhận những nguyên
tắc, thủ tục tố tụng của mô hình tố tụng tranh tụng phù hợp với yêu cầu thực tiễn,
góp phần bảo vệ cơng lý, cơng bằng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Trở lại với thực trạng tố tụng hình sự của Việt Nam, thời gian qua cho thấy ít
nhiều có sự q tải trong khối lượng cơng việc của các cơ quan tư pháp hình sự, gây
ảnh hưởng tới hiệu quả, tiến độ giải quyết các vụ án hình sự. Trên thế giới, một giải
pháp đang được áp dụng ngày càng phổ biến để giải quyết thực trạng quá tải nêu
trên là thủ tục thương lượng nhận tội. Mặc dù mới xuất hiện không lâu, tuy nhiên
thủ tục thương lượng nhận tội đã được ghi nhận tại đa số các quốc gia theo hệ thống
Common Law và bắt đầu xuất hiện tại một số quốc gia sử dụng hệ thống Civil Law
đang tiệm cận mô hình tố tụng trộn lẫn. Thủ tục thương lượng nhận tội cho phép
bên buộc tội nhân danh nhà nước (cơ quan công tố) và bên bị buộc tội thoả thuận
với nhau để bên bị buộc tội được giảm thiểu hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, dạng mức trách nhiệm hình sự bằng việc nhận tội như cáo trạng của cơ quan
cơng tố và từ bỏ quyền được Tồ án xét xử, dẫn tới việc vụ án sẽ không cần phải
được đưa ra xét xử. Thủ tục này giúp giảm thiểu các nguồn lực cho các cơ quan tiến
hành tố tụng, giảm thiểu chi phí cơ hội trong hệ thống tư pháp hình sự, đồng thời
đem lại cơ hội quý giá cho người bị buộc tội được giảm nội dung truy tố và mức án,
giúp họ sớm tái hòa nhập xã hội.


2

Pháp luật Việt Nam hiện chưa công nhận và áp dụng thủ tục thương lượng

nhận tội vào trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tố tụng hình sự vẫn phải đối
mặt với bài tốn q tải do tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp. Câu
hỏi đặt ra là liệu thủ tục thương lượng nhận tội có thể xem là một nguồn tham khảo,
gợi ý để nghiên cứu áp dụng bằng cách phát huy những mặt tích cực, hạn chế những
mặt tiêu cực của thủ tục. Ở nước ra, vấn đề trên chưa được nghiên cứu, nhận thức
đầy đủ, vậy nên, học viên lựa chọn vấn đề: "Thủ tục thương lượng nhận tội trong
tố tụng hình sự tại một số quốc gia trên thế giới - Vấn đề đặt ra đối với tố tụng
hình sự Việt Nam"làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở mức độ khác nhau đã có một số cơng trình nghiên cứu
khoa học dưới dạng bài viết trên tạp chí nghiên cứu có liên quan đến thủ tục thương
lượng nhận tội, hoặc ít nhiều đề cập đến thủ tục này, như:
Đề tài: "Các đặc điểm cơ bản của hệ thống tố tụng hình sự tranh tụng và hệ
thống tố tụng hình sự thẩm vấn" của Thạc sĩ Lại Thị Thu Hà nghiên cứu về thủ tục
thương lượng nhận tội đặt trong sự so sánh giữa hai loại mơ hình tố tụng hình sự.
Bài nghiên cứu: "Chế định mặc cả nhận tội theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa
Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam" của tác giả Lê Huỳnh Tấn Duy đăng trên Tạp
chí Khoa học pháp lý Việt Nam số 05 đưa ra những nhận thức cơ bản và khái quát
về chế định thương lượng nhận tội theo pháp luật Hoa Kỳ, từ đó đưa ra những kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Bài viết: "Mặc cả thú tội trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ" và "Ưu và nhược điểm
của mặc cả thú tội trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ" của tác giả Đinh Thị Mai đăng
trên Tạp chí Kiểm sát các số 08/2020 và số 13/2020. Tác giả đề cập tới thủ tục
thương lượng nhận tội trong phạm vi tố tụng hình sự Hoa Kỳ, đi từ lịch sử hình
thành, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của thủ tục.
Trong khi đó, ở nước ngồi có khá nhiều các cơng trình khoa học nghiên cứu
về thủ tục thương lượng nhận tội, một số các cơng trình tiêu biểu có thể kể đến như:


3


"Plea Bargaining and Its History" - "Thương lượng nhân tội và lịch sử của
thương lượng nhận tội" của tác giả Albert W.Alschuler. nghiên cứu chủ yếu về lịch
sử hình thành và phát triển của thủ tục thương lượng nhận tội.
"Value of Plea Bargaining"- "Giá trị của thương lượng nhận tội" của tác giả
Scott W.Howe nghiên cứu về giá trị của thủ tục thương lượng nhận tội trong nền tư
pháp hình sự.
"Plea Bargaining – The experiences of Prosecutors, Judges, and Defense
Attorneys" - "Thương lượng nhận tội - Kinh nghiệm của Công tố viên, Thẩm phán
và Luật sư bào chữa" của tác giả James E.Bond tập trung khai thác thủ tục thương
lượng nhận tội thơng qua tìm hiểu thực tiễn kinh nghiệm của Công tố viên, Thẩm
phán và Luật sư bào chữa của bị can.
"A Comparative Look at Plea Bargaining in Australia, Canada, England, New
Zealand, and the United States" - "So sánh thương lượng nhận tội giữa Úc, Canada,
New Zealand và Hoa Kỳ" của các tác giả Carol A.Brook. Bruno Fiannaca, David
Harvey, Pau Marcus. Jenny McEwan, đặt thủ tục thương lượng nhận tội trong sự so
sánh áp dụng pháp luật của các quốc gia Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ để
đưa ra đánh giá.
Những cơng trình nghiên cứu về thủ tục thương lượng nhận tội trong nước
chưa đề cập trực diện đến thủ tục thương lượng nhận tội như mục tiêu nghiên cứu
chính của cơng trình, chưa đánh giá đầy đủ hiện trạng khả năng áp dụng thủ tục
thương lượng nhận tội vào mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam. Nghiên cứu những
cơng trình khoa học trong và ngồi nước liên quan đến thủ tục thương lượng nhận
tội cho thấy những câu hỏi sau đây cần được khoa học luật tố tụng hình sự Việt
Nam tiếp tục làm rõ về mặt lý luận:
- Thế nào là thủ tục thương lượng nhận tội, cách nhìn nhận về thủ tục này để
tránh sự sai lệch trong nhận thức;
- Đánh giá ưu, nhược điểm của thủ tục thương lượng nhận tội gắn với thực
tiễn thi hành của các quốc gia điển hình trên thế giới; liên hệ các ưu nhược điểm đó
với thực tiễn giải quyết vụ án hình sự của Việt Nam;



4

- Cần đánh giá như thế nào về tính chất và đặc điểm của hệ thống tố tụng hình
sự Việt Nam hiện hành, mức độ phù hợp của thủ tục thương lượng nhận tội trong
tiến trình cải cách nền tư pháp hình sự nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
quy định về thủ tục thương lượng nhận tội, thực tiễn áp dụng của một số quốc gia
trên thế giới, trên cơ sở đó, xác định khả năng, điều kiện áp dụng thủ tục này trong
tố tụng hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thủ tục thương lượng nhận tội. Làm rõ
lịch sử hình thành và phát triển, ưu thế, hạn chế của thủ tục thương lượng nhận tội
và xu thế phát triển của thủ tục trong các mơ hình tố tụng hình sự.
- Tìm hiểu đặc điểm của thủ tục thương lượng nhận tội thông qua thực tế áp
dụng thủ tục trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới; làm rõ những mặt tích
cực cũng như hạn chế của thủ tục trong tư pháp hình sự mỗi quốc gia.
- Phân tích mơ hình tố tụng hình sự của Việt Nam và những yêu cầu của cải
cách tư pháp đặt ra đối với việc hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự nước ta. Phân
tích, làm rõ những tiền đề, khả năng ứng dụng thủ tục thương lượng nhận tội trong
tiến trình giải quyết vụ án hình sự của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những đóng
góp nhằm hồn thiện thủ tục tố tụng hình sự của Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và quy định của pháp

luật về thủ tục thương lượng nhận tội của một số quốc gia trên thế giới và khả năng
áp dụng thủ tục thương trong quá trình cải cách, đổi mới tố tụng hình sự nước ta
trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay. Luận văn chỉ nghiên cứu thủ tục thương


5

lượng nhận tội trong tố tụng hình sự tại 03 quốc gia là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên
bang Nga.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định là một số vấn đề lý luận, lịch
sử của thủ tục thương lượng nhận tội mà không nghiên cứu sâu thực tiễn áp dụng
pháp luật. Phạm vi nghiên cứu luật thực định của các quốc gia trên thế giới về thủ
tục thương lượng nhận tội trong tố tụng hình sự, luận văn chỉ đề cập tới một số quốc
gia, cụ thể bao gồm 03 quốc gia là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên bang Nga. Tác giả
lựa chọn nghiên cứu thủ tục tại ba quốc gia trên để đánh giá cách tiếp cận thủ tục
thương lượng nhận tội tại các nền tố tụng khác nhau trên thế giới, so sánh nguyên
bản của thủ tục này tại "quê hương" Hoa Kỳ với các “dị bản” ngoài Hoa Kỳ: tại
Nhật Bản - một quốc gia Đông Á như Việt Nam và tại một quốc gia có nền kinh tế
chuyển đổi, mới áp dụng thủ tục này - Liên bang Nga.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giải sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, logic pháp lý… nhằm phân
tích những quan điểm khác nhau về vấn đề nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu thực tiễn
quy định về thủ tục thương lượng nhận tội của một số quốc gia trên thế giới, tham
khảo các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngồi, từ
đó giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn,
đây là công trong nghiên cứu giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về thủ tục thương
lượng nhận tội. Những điểm mới của luận văn là:

- Tổng hợp các quan điểm khoa học về thủ tục thương lượng nhận tội nhằm
xây dựng khái niệm khoa học về thủ tục thương lượng nhận tội; phân tích và nêu
bật những đặc trưng chủ đạo nhất của thủ tục thương lượng nhận tội đã hình thành
và phát triển trong lịch sử;
- Làm rõ những quy định về thủ tục thương lượng nhận tội theo pháp luật tố
tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên bang Nga).


6

Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định khách quan về việc áp dụng thủ tục này tại
các quốc gia nêu trên;
- Đánh giá ưu, nhược điểm của thủ tục thương lượng nhận tội; tính phù hợp
của thủ tục này đối với mơi trường tố tụng hình sự Việt Nam, từ đó đánh giá khả
năng áp dụng thủ tục thương lượng nhận tội vào tố tụng hình sự Việt Nam và chỉ ra
các điều kiện để có thể áp dụng thủ tục này;
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục thương lượng nhận tội
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ, Liên bang Nga,
Nhật Bản về thủ tục thương lượng nhận tội
Chương 3: Ưu điểm, nhược điểm của thủ tục thương lượng nhận tội và khả
năng, điều kiện áp dụng vào tố tụng hình sự Việt Nam.


7

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG NHẬN TỘI

1.1. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục thương lượng nhận tội
1.1.1. Khái niệm
"Thương lượng nhận tội" hay "thỏa thuận nhận tội" hay "mặc cả nhận tội" là
các thuật ngữ pháp lý cùng được dịch từ cụm từ "plea-bargaining" trong tiếng Anh.
Cụm từ này bao gồm hai nội dung kết hợp với nhau: (i) "thương lượng", "thoả
thuận" hay "mặc cả" và (ii) "nhận tội", "chấp nhận lời buộc tội". Khái niệm "plea
bargaining" được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng khác nhau để cùng diễn đạt một thủ
tục khá phổ biến trong tố tụng tranh tụng, chủ yếu tại các quốc gia theo hệ thống
Common Law - Thông luật. Thủ tục thương lượng nhận tội được ghi nhận ở hầu hết
các quốc gia theo hệ thống Common Law, tuy nhiên, với sự giao thoa lẫn nhau giữa
các mô hình tố tụng trên thế giới, thủ tục thương lượng nhận tội đã xuất hiện tại một
số quốc gia sử dụng hệ thống Civil Law - Dân luật đang dần tiệm cận mơ hình tố
tụng trộn lẫn, ví dụ như Nhật Bản, Pháp theo các hình thức, mức độ quy định và áp
dụng khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản, thương lượng nhận tội là cơ chế thương lượng giữa bị
can với cơng tố viên, theo đó bị can đồng ý nhận tội như nội dung công tố viên buộc
tội để đổi lấy kết quả mà bị can cho là có lợi hơn cho mình. Để hiểu đầy đủ ý nghĩa
và bản chất pháp lý của thương lượng nhận tội, thương lượng nhận tội có thể được
nhìn nhận từ hai cách tiếp cận: là một chế định pháp luật tố tụng hình sự và là một
cách thức giải quyết vụ án hình sự/một thủ tục tố tụng hình sự.
Một, thương lượng nhận tội với tư cách là một chế địnhpháp luật tố tụng
hình sự
Dưới góc độ này, có thể thấy rõ hơn về bản chất của thương lượng nhận tội
trong pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, thương lượng nhận tội là một nhóm các
quy định của pháp luật tố tụng (và các án lệ đối với các quốc gia thừa nhận án lệ) về
thủ tục trao đổi chính thức giữa bị can, luật sư bào chữa của bị can với công tố viên
– những người đã và đang tiến hành hoạt động buộc tội bị can. Hai bên đưa ra các


8


thỏa thuận dưới hình thức "trao đổi" cho việc bị can chấp nhận cáo buộc phạm tội
của bản thân họ mà không phải trải qua một thủ tục xét xử rườm rà. Chế định
thương lượng nhận tội quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên thương lượng; về
thời điểm, phạm vi kết quả thương lượng và ý nghĩa của kết quả thương lượng; về
vai trò và giới hạn quyền lực tư pháp (thẩm phán) đối với quá trình và kết quả
thương lượng.
Về phía bị can, nhượng bộ của bị can khi nhận tội là từ bỏ quyền được đưa ra
xét xử bởi tồ án (có hoặc khơng có bồi thẩm đồn). Ngồi việc nhận tội thì các
hành vi khác của bị can sẽ khơng được tính để thực hiện trao đổi, ví dụ như việc bồi
thường cho nạn nhân, cung cấp thông tin hoặc lời khai liên quan đến hành vi bị can
bị cáo buộc khác hay từ bỏ đảm nhiệm chức vụ ở đơn vị hành chính công sau khi bị
can bị buộc tội về hành vi sai trái.
Phạm vi của chế định này chỉ xung quanh việc bị can nhận tội để được hưởng
lợi từ quyết định việc buộc tội của công tố viên. Các quy định khác của pháp luật sẽ
điều chỉnh việc tiến hành thương lượng nhằm thu thập thông tin, chẳng hạn luật về
đại xá/ân xá.
Hai, thương lượng nhận tội với tư cách là một cách thức giải quyết vụ án
hình sự, một thủ tục giải quyết vụ án hình sự
Thủ tục tố tụng hình sự được hiểu là cách thức, trình tự được áp dụng cho cơ
quan, người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện
và xử lý tội phạm, đảm bảo tính khách quan, kịp thời, chính xác, cơng minh trong
q trình giải quyết vụ án, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Hiện nay, việc nghiên cứu thương lượng nhận tội dưới góc độ là một thủ tục tố
tụng hình sự được nhiều nhà làm luật trên thế giới quan tâm. Bởi lẽ, thương lượng
nhận tội đã không chỉ đơn thuần là một chế định, nguyên tắc trong giải quyết vụ án
hình sự của một vài quốc gia mà đã trở thành một thủ tục tố tụng bắt buộc, thậm
chí, ở nhiều nước trên thế giới, thương lượng nhận tội có vị trí như một cách thức
giải quyết vụ án hình sự. Thay vì Tồ án xét xử vụ án thì Tồ án sẽ chứng kiến và
cơng nhận kết quả thương lượng giữa hai phía - cơng tố viên và bị can. Nói cách



9

khác, thương lượng nhận tội là một thủ tục giải quyết vụ án mà nếu vụ án trải qua
thủ tục này thì về cơ bản, khơng phải trải qua một phiên toà xét xử với đầy đủ các
thủ tục và các chủ thể tham gia như thẩm phán, bồi thẩm đồn, cơng tố viên, luật
sư,… bị can có thể lựa chọn phương thức sử dụng thủ tục thương lượng nhận tội.
Tuy nhiên, vụ án áp dụng thủ tục này cũng cần trải qua các thủ tục tố tụng bắt buộc
trước đó, tn theo các quy định về trình tự giải quyết vụ án hình sự trong một tổng
thể quá trình giải quyết một vụ án hình sự, bao gồm:
Thứ nhất, thủ tục điều tra sơ bộ
Thủ tục này có mục đích chính là thu thập chứng cứ, xác định một người có
dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội hay không, biện pháp ngăn chặn nào cần thiết
phải áp dụng, cơ quan điều tra tiến hành tìm kiếm chứng cứ và các mối liên hệ giữa
các tài liệu, chứng cứ bằng cách sử dụng các biện pháp điều tra công khai hoặc trinh
sát được cho phép theo quy định pháp luật. Khi có chứng cứ xác thực về việc rõ
ràng có sự liên quan giữa người bị tình nghi với hành vi phạm tội đã xảy ra và đủ
căn cứ theo luật định thì điều tra viên sẽ ra lệnh áp dụng biện pháp bắt giữ trực tiếp
hoặc có trát (warrant) của Tồ án và sau đó, bị can lần đầu tiên xuất hiện tại Toà án
(initial hearing) để thẩm phán xem xét tính có căn cứ của việc áp dụng, thay đổi,
huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn.
Thứ hai, thủ tục buộc tội sơ bộ
Thủ tục buộc tội sơ bộ được quyết định bởi cơng tố viên. Theo đó, cơng tố
viên có quyền quyết định buộc tội sơ bộ người bị tình nghi về tội gì, về hành vi gì
và thời điểm đưa ra lời buộc tội, thậm chí trong trường hợp đã có đầy đủ chứng cứ
nhưng cơng tố viên vẫn có thể cân nhắc các lợi ích cơng cộng hoặc các lợi ích của
vụ án khác mà trì hỗn việc buộc tội hoặc khơng buộc tội, đình chỉ vụ án trong
những trường hợp luật cho phép.
Thứ ba, thủ tục Tòa án xem xét sơ bộ (initial hearing) hoặc bản truy tố tội

phạm
Một phiên điều trần sơ bộ (preliminary hearing) có thể đặt ra đối với những tội
phạm rất nghiêm trọng để xác định đủ chứng cứ buộc tội trước khi đưa ra buộc tội


10

chính thức đối với một ai đó. Đối với tội ít nghiêm trọng, công tố viên sẽ không cần
đưa ra phiên điều trần sơ bộ mà lựa chọn: hoặc hoàn thành một văn bản buộc tội
(charge) hoặc là bản thông tin ban đầu về tội phạm (filing of an information by
prosecutor). Mục đích chính của thủ tục này nhằm tới việc các bên liên quan cùng
xem xét có đủ các căn cứ để truy tố một người về tội danh mà họ đang bị buộc tội
sơ bộ hay không.
Thứ tư, thương lượng nhận tội
Thủ tục thương lượng nhận tội được tiến hành giữa bị can (và/hoặc luật sư bào
chữa cho bị can) và công tố viên. Thông thường, trong lời thương lượng nhận tội
(thể hiện bằng văn bản thương lượng nhận tội), bị can đồng ý nhận tội để đổi lấy
việc giảm án, giảm tội, giảm hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Nếu bị can
nhận tội, khơng có phiên tòa xét xử nhưng sẽ dẫn tới thủ tục tiếp theo là chuẩn bị
cho một phiên kết án (tuyên án) do Thẩm phán thực hiện.
Thứ năm, xét xử bởi tịa án (phiên tịa có bồi thẩm đồn hoặc khơng có bồi
thẩm đồn)
Nếu khơng đạt được thỏa thuận nhận tội trong thủ tục thương lượng nhận tội,
vụ án sẽ được chuyển sang thủ tục xét xử bởi tòa án. Phiên tòa tùy vào mức độ và
theo các quy định khác nhau, sẽ được xét xử bởi một thẩm phán hoặc một thẩm
phán và các bồi thẩm viên (hoặc đại bồi thẩm đoàn) đối với trường hợp đặc biệt
phức tạp, tùy theo từng quốc gia.
Các thủ tục sau phiên toà xét xử
Nếu bị cáo bị kết luận có tội, thẩm phán thực hiện việc kết án với hình phạt cụ
thể. Việc thi hành hình phạt có thể được thực hiện bởi chính tịa án hoặc được được

thực hiện bởi cơ quan/tổ chức mà Tịa án ủy quyền hoặc thơng qua một cơ chế miễn
chấp hành hình phạt, ví dụ bằng hình thức tạm tha bổng, miễn chấp hành hình phạt
hoặc lệnh ân xá.
Có thể hiểu thương lượng nhận tội cịn là một thủ tục tố tụng hình sự với các
trình tự, cách thức để tổ chức hoạt động đàm phán giữa bên buộc tội và bên bị buộc
tội. Thủ tục này nằm trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, trên cơ sở kết quả


11

của các thủ tục tố tụng trước đó, đồng thời, có thể sẽ triệt tiêu thủ tục xét xử bằng
phiên tồ sau đó nếu q trình thương lượng thành cơng.
Như vậy, thủ tục thương lượng nhận tội là một trình tự, cách thức giải
quyết vụ án hình sự, trên cơ sở kết quả của các giai đoạn tố tụng đã được tiến
hành trước đó, bị can sẽ chấp nhận nội dung buộc tội mà công tố viên đưa ra ở
các mức độ khác nhau để đổi lại các mức độ buộc tội và trách nhiệm hình sự
tương ứng theo hướng nhẹ hơn so với việc bị kết tội theo thủ tục xét xử tại phiên
toà và từ bỏ quyền được xét xử tại phiên toà, dẫn tới việc chấm dứt vụ án khi tịa
án cơng nhận kết quả thương lượng giữa các bên.
Ngồi ra, thương lượng nhận tội cịn được hiểu là một chế định pháp luật điều
chỉnh thẩm quyền, trình tự thủ tục, mức độ thương lượng giữa bị can và cơng tố
viên, theo đó, bị can sẽ chấp nhận nội dung buộc tội mà công tố viên đưa ra ở các
mức độ khác nhau để đổi lại các mức độ buộc tội và trách nhiệm hình sự khác nhau
theo hướng nhẹ hơn trường hợp bị can không nhận tội.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục thương lượng nhận tội
Một, thương lượng nhận tội là thủ tục tố tụng giải quyết vụ án khơng mang
tính xét xử
Tố tụng hình sự là lĩnh vực mang tính đặc thù của nhà nước, có ảnh hưởng đến
nhiều quyền cơ bản của cơng dân, đặc biệt là đối với các bị can, bị cáo. Tố tụng hình
sự có nhiều chức năng, tuy nhiên, tựu chung lại bao gồm ba chức năng cơ bản là buộc

tội, bào chữa và xét xử. Có thể nói, xét xử là chức năng chiếm vị trí trung tâm của q
trình tố tụng hình sự. Tịa án thực hiện chức năng xét xử với ba nhiệm vụ quan trọng
gồm: xác định sự thật khách quan của vụ án; đưa ra đánh giá pháp lý với sự việc
phạm tội, đánh giá có tính khẳng định và kết luận, tức là tiến hành định tội danh
chính xác và phù hợp với hành vi, sự việc phạm tội; áp dụng các hình thức trách
nhiệm hình sự tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội.
Tuy nhiên, nếu vụ án được giải quyết bởi thủ tục thương lượng nhận tội thành
cơng, Tịa án sẽ chấp thuận thỏa thuận giữa các bên tham gia thương lượng, ngoại


12

trừ trường hợp có lý do chính đáng được quy định. Khi đó, thẩm phán sẽ ra bản án
mà khơng cần mở phiên toà xét xử. Kết quả của vụ án được quyết định chính bởi
các bên tham gia bao gồm phía buộc tội – cơng tố viên và phía gỡ tội – người bị
buộc tội và người bào chữa. Trong suốt q trình tố tụng, vai trị của Tịa án đối với
các vụ án giải quyết bởi thủ tục này có tính thụ động, q trình tố tụng mất đi thủ
tục tố tụng mang tính xét xử với các thuộc tính thứ nhất và thứ hai của xét xử như
đã phân tích là xác định đến tận cùng sự thật của vụ án cũng như đưa ra đánh giá
pháp lý với sự việc phạm tội, đánh giá có tính khẳng định và kết luận, tức là tiến
hành định tội danh chính xác và phù hợp với hành vi, sự việc phạm tội.
Hai, thương lượng nhận tội là thủ tục tố tụng mang tính chất dàn xếp giải
quyết tranh chấp, trên nền tảng nguyên lý tố tụng hình sự là một tranh chấp hình
sự giữa nhà nước (cơ quan cơng tố) và người bị buộc tội.
Khi sử dụng thủ tục thương lượng nhận tội, tịa án sẽ chỉ có phiên làm việc
mang tính chất cơng nhận thương lượng giữa các bên, cụ thể ở đây là giữa công tố
viên - đại diện cho quyền lực nhà nước và luật sư của bị can - đại diện cho quyền và
lợi ích hợp pháp của bị can. Việc xem xét vụ án là một tranh chấp hình sự giữa nhà
nước và người bị buộc tội trong thủ tục thương lượng nhận tội được diễn ra như

sau:
Khi các quyền cá nhân, các lợi ích xã hội được nhà nước bảo vệ bị xâm hại bởi
hành vi phạm tội của người bị buộc tội, công tố viên đại diện cho quyền lực nhà
nước để lấy lại sự công bằng bằng cách thực hiện quyền truy tố đối với người bị
buộc tội. Người bị buộc tội mà đại diện của họ là luật sư bào chữa bảo vệ quyền của
người bị buộc tội. Đối tượng trong tranh chấp hình sự ở đây là hành vi phạm tội,
hình phạt là hậu quả của hành vi phạm tội, công tố viên đại diện cho xã hội đưa ra
cáo buộc về hành vi phạm tội và đề xuất hình phạt tương xứng với hành vi phạm
tội, bên bị buộc tội/bên bào chữa phản bác lại cáo buộc về hành vi phạm tội hoặc
hình phạt do cho rằng quá mức so với hành vi phạm tội.
Đối với các vụ án được giải quyết theo thủ tục thơng thường, thì tranh chấp hình
sự nêu trên được giải quyết thơng qua hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án nhân danh


13

công lý, độc lập, thực hiện xem xét, đánh giá tính chính xác đối với sự kiện phạm tội đã
xảy ra, người bị buộc tội đã thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó, đánh giá về các
sự kiện do bên buộc tội và bào chữa đưa ra, từ đó đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ
án.
Đối với các vụ án được giải quyết thông qua thủ tục thương lượng nhận tội,
tranh chấp hình sự khơng giải quyết bằng việc xét xử mà dựa trên sự dàn xếp
thương lượng về quyền, nghĩa vụ của các bên. Ví dụ, bên bị buộc tội thực hiện
nghĩa vụ nhận tội theo bản truy tố của bên buộc tội, đổi lại quyền được hưởng kết
án cuối cùng với mức án phạt nhẹ hơn so với xét xử thông thường; hoặc bên buộc
tội có quyền lợi về sự chắc chắn trong truy tố tội phạm trước pháp luật đổi lại là
nghĩa vụ cam kết thực hiện truy tố tội danh với mức án phạt thấp hơn so với mức
hình phạt khi tham gia xét xử tại tòa... Khi sự dàn xếp giữa các bên thương lượng
được thống nhất, thì tranh chấp hình sự được giải quyết.
Ba, thương lượng nhận tội là thủ tục dựa trên sự bình đẳng giữa bên buộc

tội và bên bị buộc tội
Thủ tục thương lượng nhận tội được xây dựng và phát triển dựa trên sự bình
đẳng giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội. Sự bình đẳng giữa các bên trước hết là
bình đẳng về vị thế khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, bên buộc tội cũng
như bên gỡ tội có cơ hội ngang nhau để đưa ra chứng cứ, lập luận bảo vệ lợi ích của
mình cũng như phản bác ý kiến của bên đối tụng. Tiếp theo là sự bình đẳng về "vũ
khí" bảo vệ quyền lợi trong tố tụng, bên buộc tội và bên bị buộc tội được đối xử
bình đẳng trước pháp luật với nguồn lực yêu cầu tương đối bình đẳng. Tuy nhiên,
thực tế bên bị buộc tội thường yếu thế hơn, chính bởi vậy, tại hầu hết quy định pháp
luật các quốc gia, khi bị can tham gia thương lượng nhận tội, cần có sự trợ giúp
pháp lý nhằm giúp bị can hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đánh giá, cân
nhắc và đưa ra quyết định phù hợp có lợi nhất.
Xuất phát từ tính chất của thủ tục thương lượng nhận tội là sự dàn xếp để giải
quyết vụ án hình sự trên nền tảng tố tụng hình sự là một tranh chấp hình sự giữa nhà
nước và người bị buộc tội, thương lượng nhận tội cần dựa vào sự bình đẳng của các


14

bên khi tham gia. Sự bình đẳng được quy định, ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật các
quốc gia, việc tham gia thủ tục thương lượng nhận tội là dựa trên ý chí tự nguyện
các bên, khơng có sự cưỡng chế, ép buộc. Nếu phá vỡ nguyên tắc tự nguyện thì
thương lượng bị hủy bỏ.
Bốn, thương lượng nhận tội được thực hiện trên cơ sở việc người bị buộc
tội từ bỏ quyền được xét xử.
Quyền được xét xử công bằng là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát
cao, được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Tại Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), quyền được xét xử công bằng được ghi
nhận một cách trang trọng tại Điều 14 và một số điều luật khác. Khoản 1 Điều 14
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) quy định: "Mọi

người đều bình đẳng trước tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền
được xét xử cơng bằng và cơng khai bởi một tồ án có thẩm quyền, độc lập, không
thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó
trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong
các vụ kiện dân sự...".
Với hệ thống pháp luật của các quốc gia, quyền được xét xử là một quyền đặc
trưng, mang tính đảm bảo tính cơng bằng trong tố tụng hình sự rất quan trọng.
Quyền được xét xử thường được quy định tại Hiến pháp của các quốc gia. Ví
dụ,theo Hiến pháp Hoa Kỳ, tại tu chính án thứ 6 quy định "Quyền được xét xử cơng
cơng khai, cơng bằng và nhanh chóng, cho biết lý do truy tố, đối chấp người tố cáo,
trát đòi hầu tòa, quyền được tư vấn". Khi vụ án giải quyết theo thủ tục thương
lượng nhận tội, người bị buộc tội không thực hiện quyền được xét xử của mình.
Người bị buộc tội khơng thể vừa thực hiện thương lượng nhận tội vừa yêu cầu được
xét xử bởi Tòa án. Khi nhận tội, từ bỏ quyền được xét xử bởi tồ án thơng qua thủ
tục thương lượng nhận tội, người bị buộc tội sẽ có cơ hội nhận được mức án thấp
hơn so với xét xử thông thường hoặc số hành vi bị truy tố ít hơn như một sự trao
đổi, đánh đổi.


15

1.2. Ý nghĩa của thủ tục thương lượng nhận tội
1.2.1. Tiết kiệm nguồn lực cho cơ quan công tố
Trong tố tụng tranh tụng, bản chất của tố tụng hình sự được quan niệm là một
tranh chấp hình sự giữa nhà nước - bên buộc tội và người bị buộc tội. Để buộc tội
một người thì chủ thể buộc tội cần chứng minh tội phạm, bởi về mặt bản chất, ai
buộc tội thì người đó cần chứng minh. Buộc tội là chức năng cơ bản của tố tụng
hình sự, bên buộc tội (cơ quan cơng tố) có nhiệm vụ thu thập chứng cứ xác định
được hành vi phạm tội, người phạm tội để đưa ra lời buộc tội, yêu cầu Tòa án áp
dụng quy định pháp luật hình sự tương ứng để xử lý người phạm tội, qua đó khơi

phục lại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị
xâm hại. Chủ thể buộc tội tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhằm đưa
ra cáo buộc về trách nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội và chứng minh tính có
căn cứ, hợp pháp của cáo buộc đó.
Để chứng minh một người có tội, cần trải qua các quá trình điều tra, thu thập
chứng cứ. Trong trường hợp không đủ chứng cứ để chứng minh người bị buộc tội là
có tội thì chủ thể buộc tội khơng hồn thành được trách nhiệm chứng minh, gây
lãng phí q trình chứng minh. Về tiêu chuẩn chứng minh, không đủ chứng cứ có
nghĩa là chỉ cần có một nghi ngờ hợp lý (reasonable doubt) mà bên công tố không
loại trừ được thì vẫn bị coi là chưa hồn thành được trách nhiệm chứng minh, q
trình buộc tội trước đó sẽ khơng có ý nghĩa. Nếu người bị buộc tội chấp nhận nội
dung buộc tội, q trình buộc tội thành cơng và hoàn thành, nhờ vậy, tiết kiệm
được nguồn lực khi giải quyết vụ án, tránh tốn kém cho cơ quan công tố (công tố
viên, điều tra viên, cảnh sát...).
1.2.2. Tiết kiệm nguồn lực cho Tịa án
Tính hiệu quả và phổ biến của thủ tục thương lượng nhận tội ngày càng tăng,
tại nhiều quốc gia trên thế giới, với một trong các lợi ích cơ bản là tiết kiệm nguồn
lực cho tồ án. Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng "triệt để" nhất thủ tục thương lượng
nhận tội. Ngoài Hoa Kỳ, nhiều nước khác cũng sử dụng thủ tục này như một cách
thức để giải quyết vụ án hình sự "mà khơng cần đến một thủ tục tòa án đầy đủ sẽ


16

quá rườm rà và tốn kém" cũng là hình thức được nhiều nước theo hệ thống mơ hình
tranh tụng lựa chọn. Bulgaria đã được áp dụng thủ tục thương lượng nhận tội với
khoảng 36,6% trường hợp (thống kê từ 2000 đến 2005); Guatemala có khoảng 25%
tổng số tiền án đã đạt được thông qua thủ tục thương lượng nhận tội (thống kê từ
năm 1996-1998); Argentina trong nửa đầu năm 2000, 22% số người phạm tội và
52% trọng tội đã được giải quyết ở Buenos Aires của bằng cách sử dụng thủ tục

thương lượng nhận tội, trong phiên tòa xét xử chính ở tỉnh Tierra del Fuego, so sánh
55 vụ án xét xử theo thủ tục thông thường và 52 trường hợp được giải quyết theo
thủ tục thương lượng nhận tội cho thấy, trong số những người đã ra tòa, đối với 55
vụ án theo thủ tục thơng thường, có: 67,02% bị kết án và 32,98% được tha bổng
(trong khi đối với 52 trường hợp thương lượng nhận tội cho thấy có 81,69% bị kết
án và 16,9% được tha bổng (tức là giải quyết bằng thủ tục thương lượng nhận tội);
Tây Ban Nha, ước tính rằng từ 15 đến 30% các trường hợp được giải quyết bởi thủ
tục thương lượng nhận tội với một tuân thủ khá phổ biến; Ý, tỉnh Patteggiamento tỉ
lệ áp dụng thương lượng nhận tội là từ 17 và 21% các vụ án tại các tòa án (đối với
tội nhẹ) và từ 34 đến 42% (đối với tội ở cấp độ trung bình) (số liệu thống kê trong
những năm 1990-1998) [48].
Với số lượng lớn các vụ án không phải đưa ra xét xử khi giải quyết bằng thủ
tục thương lượng nhận tội, Tòa án sẽ giảm được một khối lượng công việc lớn để
tập trung giải quyết các vụ án có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, có dấu hiệu oan
sai khi người bị buộc tội khơng nhận tội.
1.2.3. Tạo cơ hội giảm trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội
Như đã phân tích, tính chất của thủ tục thương lượng nhận tội là sự dàn xếp để
giải quyết vụ án hình sự trên nền tảng tố tụng hình sự là một tranh chấp hình sự
giữa nhà nước và người bị buộc tội. Các bên tham gia chịu sự thúc đẩy của những
rủi ro có thể xảy ra đối với cả hai trường hợp có hoặc không thực hiện thương lượng
nhận tội. Trước khi tham gia thủ tục, bị can đối mặt với khả năng bị kết tội với mức
án tối đa, phía cơng tố viên có thể phải đối mặt với phiên tịa xét xử tốn kém chi phí
với kết quả phiên tịa có thể là bị can vơ tội nếu chỉ cần có một điểm nghi ngờ


17

khơng thỏa đáng. Việc tham gia thủ tục có thể tránh những khả năng trên xảy ra.
Sau khi tham gia vào thủ tục thương lượng nhận tội, bị can từ bỏ khả năng được xét
xử và chứng minh vô tội, cịn cơng tố viên từ bỏ việc truy tố bị can với mức hình

phạt cao hơn hoặc đạt hình phạt tối đa nếu vụ án được đưa ra xét xử.
Khi tham gia thủ tục thương lượng nhận tội, dù dưới bất kỳ hình thức nào, một
trong những giá trị chung mà người bị can hướng đến là các khoản khoan hồng đối
với bản án phạt. Thương lượng nhận tội đem lại cơ hội giảm trách nhiệm hình sự
cho người bị buộc tội. Việc quy định về giảm trách nhiệm hình sự theo chế định
thương lượng nhận tội được quy định riêng theo pháp luật mỗi quốc gia, ví dụ, theo
quy định của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga, trường hợp bị can xét xử theo thủ tục
đặc biệt (thủ tục thương lượng nhận tội), thì mức hình phạt được giảm là 1/3. Giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự thơng qua thủ tục thương lượng nhận tội không mâu thuẫn
với giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thơng qua các tình tiết giảm nhẹ. Việc giảm trách
nhiệm hình sự khi tham gia thủ tục thương lượng nhận tội không đồng nghĩa với
việc giảm hiệu quả của cơng tác phịng chống tội phạm. Với việc người phạm tội
nhận tội, tự nguyện chấp nhận hình phạt thơng qua thủ tục thương lượng nhận tội,
điều này góp phần gia tăng hiệu quả giáo dục của hình phạt.
1.2.4. Tiết kiệm nguồn lực chung cho xã hội
Thương lượng nhận tội có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiết kiệm nguồn lực
chung của xã hội.
Một, giảm chi phí xét xử
Đánh giá chi phí xét xử bao gồm nhiều yếu tố, không chỉ là thời gian và nỗ lực
của cơng tố viên mà cịn các chi phí khác như: chun viên hỗ trợ cơng tố viên, nhân
viên tịa án, bồi thẩm đồn, nhân chứng,... Những chi phí này khơng thể được tính
tốn một cách chính xác và giống nhau trong tất cả các vụ án xét xử. Hơn nữa, quá
trình xét xử vụ án hình sự thường kéo dài nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, gây tốn
kém về mặt chi phí, dễ gây ảnh hưởng đến những người bị hại, người làm chứng,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đối với việc giải quyết vụ án bằng thủ tục
thương lượng nhận tội đã góp phần rất nhiều trong việc giản lược các thủ tục xét xử,


18


tiết kiệm nguồn lực chung cho xã hội. Trong nhiều trường hợp, có những bị hại
khơng muốn thực hiện khai báo tại phiên tịa, việc giải quyết vụ án thơng qua thủ tục
thương lượng nhận tội giúp bị hại tránh những phiền hà, nhanh chóng biết được kết
quả giải quyết vụ án, giảm sự lo lắng về tính khơng chắc chắn nếu thực hiện xét xử
thơng thường.
Hai, giảm chi phí cho hệ thống thi hành án hình sự
Áp dụng thủ tục thương lượng nhận tội không chỉ giảm tải cho q trình xét
xử vụ án mà cịn giảm tải cho các quá trình chuẩn bị xét xử, thi hành án hình sự,..
Đối với các trường hợp tịa án cơng nhận bản án truy tố theo thủ tục thương lượng
nhận tội, bản án sẽ không thể bị kháng nghị, kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, nhờ
đó, giảm tải phần lớn lượng cơng việc của Tịa. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
như tạm giam bị can phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử thường được
rút ngắn. Án phạt tù đối với các bị can tham gia thương lượng nhận tội thường nhỏ
hơn thông thường, việc chấp hành án phạt tù đối với những bị cáo tham gia thương
lượng đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vậy, việc áp dụng thủ tục nhìn chung giảm thiểu
chi phí tối đa cho hệ thống thi hành án hình sự.
1.3. Lịch sử thủ tục thương lượng nhận tội
Việc xác định chính xác thời điểm xuất hiện của thủ tục thương lượng nhận tội
một cách chính xác rất khó khăn. Đa phần các nghiên cứu chỉ ra rằng thủ tục xuất
hiện vào khoảng thế kỷ XIX. Thời điểm đầu, tỉ lệ nhận tội tại các tịa án hình sự Mỹ
là cực kỳ thấp, thậm chí đến nửa sau thế kỷ XIX, những phản đối đặt ra với thủ tục
thương lượng nhận tội vẫn thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên, thủ tục này ngày
càng trở nên hợp lý và phổ biến. Quá trình hình thành và phát triển của thương
lượng nhận tội có thể chia làm 03 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ thế kỷ XIX đến những năm đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX
Thời kỳ đầu của Thông luật, việc thừa nhận hành vi phạm tội của bị can là
hoàn toàn được phép, thực tế, việc thú tội được coi như một phương tiện xác tín có
thể có trước khi người Norman chinh phục nước Anh. Tuy nhiên, khơng có bất cứ
thủ tục nào giống với thủ tục thương lượng nhận tội và việc thú tội rất không phổ



19

biến trong thời kỳ trung cổ. Sự xuất hiện đầu tiên của thương lượng nhận tội diễn ra
trong thời kỳ thuộc địa tại các phiên tòa xét xử các “phù thủy” Salem năm 1692.
Các “phù thủy” bị buộc tội được cho biết rằng nếu họ nhận tội thì sẽ được sống và
nếu khơng thú tội thì sẽ bị xử tử. Các quan tra án lúc đó tìm mọi cách để phát hiện
ra càng nhiều phù thủy càng tốt nên lôi kéo, ép buộc phù thuỷ nhận tội, họ cũng
muốn các phù thủy làm chứng chống lại những người khác. Sau này, các phiên tòa
xét xử “phù thủy Salem” đã được sử dụng để minh họa một trong những lập luận
mạnh mẽ nhất chống lại thủ tục thương lượng nhận tội rằng chính việc áp dụng thủ
tục này có thể buộc các bị can vô tội phải nhận tội [45].
Đến hết thế kỷ XVIII, phiên tịa xét xử điển hình ở Mỹ vẫn là thẩm phán và
bồi thẩm đồn, thường khơng có luật sư. Bị cáo tự đại diện cho chính mình, tự tranh
luận, đối đáp với các nhân chứng do phía cơng tố đưa ra phiên tồ. Tuy nhiên, do
thiếu người bào chữa, thời gian diễn ra phiên tòa thường rất nhanh. Tịa án có thể
xét xử từ 12 đến 20 vụ trọng tội mỗi ngày [27]. Bởi sự nhanh chóng trong thủ tục tố
tụng cũng như việc xét xử, hệ thống tư pháp không cần sử dụng đến thủ tục thương
lượng nhận tội. Thời kỳ đầu, các thẩm phán khơng khuyến khích thương lượng nhận
tội và thậm chí cả những lời nhận tội của các bị cáo. Thẩm phán cố gắng thuyết
phục bị cáo bác bỏ lời đề nghị nhận tội, thay vào đó là yêu cầu được ra tịa xét xử để
chứng minh mình vơ tội [32].
Từ năm 1832, bắt đầu xuất hiện các cuộc thương lượng nhận tội với mức độ
phổ biến hơn tại Boston, khi những người vi phạm pháp luật mức độ nhẹ mong đợi
những bản án ít nghiêm khắc hơn nếu họ nhận tội. Đến năm 1850, hoạt động này đã
mở rộng sang các tòa án xét xử các tội phạm rất nghiêm trọng và việc bị cáo nhận
tội đổi lại được thay đổi, bãi bỏ một số tội danh hoặc các thỏa thuận khác được sắp
xếp với công tố viên. Sau khi được ghi nhận, thương lượng nhận tội nhanh chóng
được tịa án chấp nhận. Năm 1845, trên 80% các bị cáo đều không nhận tội và muốn
được chứng minh bản thân vô tội. Tuy nhiên, đến năm 1860, 60% lời nhận tội của

bị cáo thừa nhận mình có tội và đến năm 1879, 70% của tất cả lời cầu xin thừa nhận
tội trạng [38]. Tòa án bắt đầu giảm số lượng các phiên xét xử với bồi thẩm đoàn,


×