TIỂU LUẬN
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5
2.1. Mục đích......................................................................................................5
2.2. Nhiệm vụ......................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
3.1. Đối tượng.....................................................................................................5
3.2. Phạm vi........................................................................................................5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................................5
4.1. Cơ sở lý luận ...............................................................................................5
4.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...............................................................................5
5.1. Lý luận ........................................................................................................5
5.2. Thực tiễn .....................................................................................................5
6. Kết cấu của tiểu luận........................................................................................5
B. NỘI DUNG...........................................................................................................6
1. Khái quát chung về quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh...............................6
1.1. Sự ra đời của quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh ..................................6
1.1.1.Cơ sở lý luận................................................................................................7
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................7
1.2.Khái niệm quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh.............................................8
2.Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội........20
2.1. Khái quát chung về chủ nghĩa xã hội......................................................20
2.1.1. Khái niệm................................................................................................21
2.1.2.Đặc trưng.................................................................................................22
2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội.
..........................................................................................................................23
2.2.1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam....................................23
2.2.2. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội..............................................................23
2.2.3. Động lực của chủ nghĩa xã hội .............................................................23
3.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào con đường phát triển của chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. ..................................................................23
3.1. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống xã hội..................................23
3.1.1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ......................23
3.1.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các
nguồn lực, trước hết là nội lực để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước ...........................................................................................................23
3.1.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại..............................23
3.2. Trong công tác xây dựng Đảng................................................................23
3.2.1.Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, chính đốn Đảng..................23
3.2.2. Chăm lo xây dựng Đảngvững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà
nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực
hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội .....................................................23
C. KẾT LUẬN........................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................26
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổng kết lịch sử phương tây, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra tính tất yếu sự ra
đời của chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử nhân loại. Nhưng với các nước
phương Đông cụ thể như thế nào thì học thuyết của ơng vẫn để mở. Tiếp thu học
thuyết của chủ nghĩa Mác-lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ ra chủ nghĩa xã hội là tất yếu
khách quan của cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh có cái nhìn bao qt và diễn giải mộc mạc , dễ hiểu , chính
xác về tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử xã hội loài người. Người
đã từng viết: “Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển mãi, do đó mà tư tưởng của
người , chế độ xã hội v.v.., cũng phát triển và biến đổi. Chúng ta đều biết từ đời xa
xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát dần dần đén máy
móc, sức điện, sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên
thuỷ đến chế nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày
nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng
sản chủ nghĩa. Sự phát triển và tiến bộ đó khơng ai ngăn cản được’’ . Cách lý giải
này cho thấy, Hồ Chí Minh hồn tồn tán thành cách tiếp nhận chủ nghĩa xã hội từ
những kiến giải kinh tế- xã hội- chính trị- triết học của các nhà kinh điển MácLênin. Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn tiếp nhận chủ nghĩa xã hội từ nhiều giác độ khác
nhau để cho thấy chủ nghĩa xã hội cũng là một tất yếu với Việt Nam.
Ở Hồ Chí Minh , mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của
Người là một, đó là độc lập, tự do, cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ta
ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Để thực hiện những mục tiêu
đó, cần phát hiện những động lực và điều kiện bảo đảm cho những động lực đó
thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là
những động lực bên trong, nguồn lực của chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Thấy được tầm
quan trọng của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của
chủ nghĩa xã hội trong công cuộc xây dựng nước ta hiện nay. Đó là lí do em chọn
đề tài ‘‘ Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, đơng lực của chủ nghĩa xã hội
và sự vận dụng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã
hội và sự vận dụng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Làm rõ một số cơ bản quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.
Phân tích nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của quan điểm
về mục tiêu, động lực trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi
lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng.
Bài làm được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn
đề mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, dựa trên thực tiễn trong xây dựng mục tiêu, động lực của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Bài nghiên cứu dựa trên phạm vi nguồn gốc- lý luận, thực tiễn hình thành và
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở nước
ta từ trước đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1.Cơ sở lý luận.
Đề tài dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
Mác- Lênin và các nguyên tắc phương pháp luận để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh. Cụ thể: Nguyên tắc tính đảng và tính khoa học; lý luận gắn liền với thực
tiễn; quan điểm lịch sử- cụ thể; quan điểm toàn diện và hệ thống; quan điểm kế
thừa và phát triển; kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách
mạng của Hồ Chí Minh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp “duy vật biện chứng” và phương pháp duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin.
Đề tài cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể, trong đó chủ yếu là phương
pháp lịch sử - lơgíc. Các phương pháp liên ngành trong nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh: phương pháp phân tích, chứng minh, thống kê, tổng hợp, so sánh, điều
tra xã hội học v.v.
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
5.1.Lý nghĩa lý luận.
Hồ Chí Minh góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật
hình thành Đảng. Theo học thuyết Mác Lênin thì Đảng Cộng sản ra đời chỉ cần hai
yếu tố là đủ, đó là chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Điều này chỉ phù hợp
trong hoàn cảnh nước Nga và ở các nước tư bản phát triển. Nghiên cứu đặc điểm
các nước thuộc địa, kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, thành phần cơng nhân ít. Hồ Chí
Minh tổng kết thành quy luật ra đời Đảng ở các nước như Việt Nam gồm ba yếu tố:
chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
5.2. Thực tiễn.
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đã góp phần quan trọng vào cơng
tác xây dựng Đảng khi Người còn sống cũng như khi đã đi xa. Hơn 40 năm qua sau
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác. Đảng ta
đã từng bước đổi mới, tự chỉnh đốn về tất cả các mặt và đã thu được một số kết quả
đáng khích lệ. Từ Đại hội X. Đảng ta khẳng định nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tuy nhiên, so
với yêu cầu của cách mạng trong bối cảnh mới của thế giới thì nhiệm vụ xây dựng
Đảng còn rất nặng nề. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, với di sản Hồ Chí Minh về
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta nhất định sẽ đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong
công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới.
6.Kết cấu của tiểu luận.
Bài tiểu luận ngoài mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì có ba phần:
phần mở đầu, nội dung và kết luận. Cụ thể như sau:
Phần mở đầu gồm: Lý do chọn đề tài; mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; đối
tượng và phạm vi nghiên cứu; cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa lý
luận và thực tiễn; kết cấu của tiểu luận.
Phần nội dung gồm ba chương, cụ thể: Chương một. Khái quát chung về quan
điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương hai. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu,
động lực của chủ nghĩa xã hội; Chương ba. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
con đường phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay; Và cuối cùng là phần kết
luận.
B. NỘI DUNG
1.Khái quát chung về quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1. Sự ra đời của quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam:
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền
thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống u nước,
kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố
kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, là trí thơng
minh, tài sáng tạo, q trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành
quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm sức sống cho cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu
vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người.
Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông vối các thành tựu
hiện đại của văn minh phương Tây - đó chính là nét đặc sắc trong q trình hình
thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh:
Thứ nhất, đối với văn hóa phương Đơng, cùng với những hiểu biết uyên bác
về Hán học, Người biết chắt lọc những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết
học, hoặc trong tư tưởng như Lão tử, Mặc tử, Quản tử .. Người tiếp thu những mặt
tích cực của Nho giáo. Đó là các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo,
giúp đỡ,. đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hịa mục, hịa đồng, là triết lý nhân
sinh: tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.
Thứ hai, cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh cịn
nghiên cứu tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây.
Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở
Mỹ. Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác
phẩm của các nhà khai sáng nhưVonte, RútXo..v…v. Cùng với những hoạt động
thực tiễn phong phú, sơi nổi của mình, Hồ Chí Minh đã hấp thụ được tư tưởng dân
chủ và hình thành phong cách dân chủ của mình trong cuộc sống.
Chủ nghĩa Mác-Lênin:
Chủ nghĩa Mác-Lênin được Hồ Chí Minh coi đó “là cái cẩm nang thần kỳ, là
kim chỉ nam mà còn là ánh sáng mặt trời soi đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối
cùng, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”, và Người khẳng định: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.[1, Tr.268].
Như vậy, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được nâng lên tầm thế
giới với việc thâu nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại và chủ nghĩa Mac-Lênin đã
hình thành và tạo ra bước phát triển mới phù hợp với tiến hoá của nhân loại trong
thời đại mới của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là sau khi đọc Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.
Lê nin (1920) Nguyễn Ái Quốc đã "cảm động, phấn khởi, vui mừng đến phát
khóc...” vì đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Như vậy, chính Luận cương
của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng. Nó
phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ từ lâu, nay đang
trở thành hiện thực.
Hồ Chí Minh đã học học thuyết Mác - Lênin một cách có chọn lọc, khơng rập
khn máy móc, khơng sao chép giáo điều. Người tiếp thu lý luận Mác - Lênin
theo phương pháp mácxít, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập
trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin để giải
quyết những vấn để thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ khơng đi tìm những
kết luận có sẵn trong sách vở. Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã
giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường
cứu nước.
Như vậy, thực tiễn phong phú, sinh động đã đem lại cho Hồ Chí Minh vốn
sống, vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết phong phú về nhiều mặt. Thực tiễn ấy là cơ
sở làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển ngày càng phong phú,
tồn diện. Nó là kết quả tác động biện chứng giữa nhận thức và hoạt động, lý luận
và thực tiễn. Vì vậy mà tư tưởng Hồ Chí Minh này càng tiếp cận với chân lý cuộc
sống, tư tưởng của Người ngày càng nâng cao tính chất cách mạng và khoa học.
1.2. Khái niệm quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội Đại biểu Tồn quốc lần thứ VII năm 1991, lần đầu tiên Đảng ta đã
nêu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/
2001) Đảng ta đã bổ sung khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh đến Đại hội XI của
Đảng (2011) khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được khái qt lại, bổ sung hồn
chỉnh.
Từ đó, ta có khái niêm:“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng
và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi”[2, Tr.88].
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội.
2.1.Khái quát chung về chủ nghĩa xã hội.
2.1.1. Khái niệm.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội được Đảng
Cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển và ngày càng hoàn thiện dần cùng với sự
phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung. Điều này được thể hiện rõ
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991). 25 năm sau, quan niệm trên đây về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đã được
Đại hội XI của Đảng sửa đổi, bổ sung và diễn đạt lại: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu
nghị và hợp tác với các nước trên thế giới".[3, Tr.70].
2.1.2 .Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất của chủ nghĩa
xã hội.
Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã
hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hồn chỉnh, trơng đó
con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế,
cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.
Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh,
cũng trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội. Cịn về cụ thể chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu
trên những điểm sau đây:
Thứ nhất: Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
Hai là: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao,
gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Ba là: Chủ nghĩa xã hội là chế độ khơng cịn người bóc lột người.
Bốn là: Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, cơng bằng, bình đẳng,
khơng cịn áp bức, bóc lột, bất cơng, khơng cịn sự đối lập giữa lao động chân tay
và lao động trí óc, giữa thành thị và nơng thơn, con người được giải phóng, có điều
kiện phát triển tồn diện, có sự hài hịa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa
các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân
loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt ngay
trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan
hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, cơng bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con
người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị.
2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã
hội.
2.2.1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản mà Hồ Chí
Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà được độc lập, nhân dân được
hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi dành độc lập dân tộc,
nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử cận
đại và hiện đại, sự phát triển của dân tộc Việt Nam đã được trải nghiệm qua các
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc để
xây dựng lại một chế độ phong kiến (Cần Vương), hoặc để xây dựng một chế độ
cộng hòa đại nghị tư sản (theo hệ tư tưởng tư sản) đã bị bế tắc.
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi đã tin theo kết luận về chủ
nghĩa cộng sản khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định
rằng: "chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không
phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình dân, bác ái. đồn kết, ấm no trên
quả đất, việc làm cho mọi người và vì người, niềm vui, hịa bình, hạnh phúc, nói
tóm lại là nền cộng hịa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ
nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên
thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau":.
2.2.2. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu
của Người là một, đó là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do, đồng bào
ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Từ cách đặt vấn đề này, theo Hồ Chí Minh, hiểu mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xã hội mà
chúng ta phấn đấu xây dựng. Tiếp cận chủ nghĩa xã hội về phương diện mục tiêu là
một nét thường gặp, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của
Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Có khi
Người trả lời một cách trực tiếp: "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một
cách đơn giản và dễ hiểu là: khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"[7, Tr.271]. Hoặc "Mục đích của chủ
nghĩa xã hội là khơng ngừng nâng cao mức sống của nhân dân"[8, Tr.159]. Có khi
Người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: "chủ nghĩa xã hội
là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học,
ốm đau có thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ, những phong tục tập qn
khơng tốt dần dần được xóa bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng
tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội"[10 Tr.291]. Có khi người nói
một cách gián tiếp, khơng nhắc đến chủ nghĩa xã hội, nhưng xét về bản chất, đó
cũng chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Người. Kết thúc
bản Tài liệu tuyệt đối bí mật (sau này gọi là Di Chúc), Hồ Chí Minh viết: "Điều
mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây
dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới"[11, Tr.512].
Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nâng cao
đời sống nhân dân. Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu nâng cao đời sống tồn dân là tiêu chí tổng qt để
khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã
hội và chính sách thực tiễn. Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là chủ nghĩa xã hội
giả hiệu hoặc khơng có gì tương thích với chủ nghĩa xã hội.
Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã khẳng định
tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử,
chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách tồn diện, theo các cấp độ: từ giải
phóng dân tộc. Giải phóng giai cấp xã hội đến giải phóng từng cá nhân con người,
hình thành các nhân cách phát triển tự do.
Quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu
dài, trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ. Đối với cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cho rằng: "Chúng ta phải xây dựng một
xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải
thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa
hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc
lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới khơng có bóc lột áp bức. Muốn thế, chúng ta
phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công
nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nơng nghiệp. Chúng ta phải tiến hành
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công
nghiệp. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao
và đời sống tươi vui hạnh phúc"[12, 13, Tr. 493-494.].
Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định các mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về mục tiêu chính trị:
Theo Hồ Chí Minh chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do
nhân dân làm chủ. Người khẳng định: “nhà nước của ta là nhà nước dân chủ
nhân dân dựa trên nền tảng liên minh cơng nơng, do giai cấp cơng nhân lãnh
đạo”[14, Tr.586]. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong nhà nước dân
chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, “dân là chủ” chính phủ là đầy tớ
chung của nhân dân”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ
chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân, do dân và vì
dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù
của nhân dân. Hai chức năng đó khơng tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau.
Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính
trị của nhân dân: mặt khác. tại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động
chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời Hồ Chí Minh cũng nhấn
mạnh vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân trong lao động, bảo vệ Tổ
quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật... đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao
trình độ mọi mặt để xứng đáng vai trị người chủ đất nước.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và
biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động
của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng , củng cố các hình thức dân chủ
đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành
phap và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
Về mục tiêu kinh tế:
Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra được một nền
kinh tế phát triển cao trên cơ sở sự phát triển của sức sản xuất, của khoa học và
công nghệ. Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là “một nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật
tiên tiến”[15, Tr.588]. Và “Trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát
triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn
hoá của nhân dân ngày càng được cải thiện”[16, Tr.592].
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế cịn tồn tại nhiều hình
thức sở hữu chính như: Sở hữu nhà nước tức là sở hữu toàn dân, sở hữu hợp tác xã
tức là sở hữu tập thể của người lao động, sở hữu của người lao động riêng lẻ và một
ít thuộc sở hữu của nhà tư bản. Trong đó “Kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu
của tồn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và nhà nước phải đảm bảo cho nó
phát triển ưu tiên”[17, Tr.588].
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành,
trong đó những ngành chủ yếu là cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương nghiệp, trong
đó "cơng nghiệp và nơng nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà".
Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề được Hồ Chí Minh rất quan tâm.
Người đặc biệt nhấn mạnh: chế độ khốn là một trong những hình thức của sự kết
hợp lợi ích kinh tế.
Về mục tiêu văn hóa - xã hội:
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển về văn hoá và
là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa Tư bản về mặt giải phóng con người. Hồ
Chí Minh rất coi trọng vai trị của tư tưởng, văn hố. Theo Người, văn hố - tư
tưởng khơng phụ thuộc máy móc vào điều kiện vật chất, mức sống mà nó cần đi
trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Người đã nói: “Có lẽ
cần phải để lên hàng đầu những cố gắng của chúng tơi nhằm phát triển văn hố...
nền văn hố nảy nở hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tơi tiến bộ... chính vì
vậy chúng tơi đã đào tạo nhanh chóng các cán bộ cho tất cả các ngành hoạt động...
để cơng nghiệp hố đất nước”[18, Tr.392].. Coi trọng vai trị của văn hố, Người
u cầu “cán bộ phải có văn hố làm gốc... ở nơng thơn cũng vậy... nơng dân phải
biết văn hố”[19, Tr.224]..
Nền văn hố mà Đảng ta và Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là nền văn hố
mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng; văn hoá “lấy hạnh phúc của đồng
bào, của dân tộc làm cơ sở”, “văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng,
phù hoa, xa xỉ”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”. Muốn
vậy, văn hoá phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hố
tiên tiến thế giới.
Về vấn đề xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng con người mới,
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Theo Hồ Chí Minh: “muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[20,
Tr.310]. Con người xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Hồ Chí Minh phải là con
người có tinh thần yêu nước, có tinh thần và năng lực làm chủ, có tài năng đi liền
với đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Đó là nguồn lực quan trọng
nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khẳng định:
"phải xã hội chu nghĩa về nội dung". Để có một nền văn hóa như thế ta phải phát
huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.
Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Hồ Chí
Minh nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có bề
sâu. Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì khơng được xem nhẹ nâng cao tri thức của
quần chúng, đồng thời Người luôn luôn nhắc nhở phải làm cho văn hóa gắn liền với
lao động sản xuất.
Hồ Chí Minh ln ln nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách
mạng: đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để
mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội . Tuy vậy, Hồ Chí
Minh ln gắn tài năng với đạo đức. Theo Người. "có tài mà khơng có đức là
hỏng": dĩ nhiên, đức phải đi đơi với tài, nếu khơng có tài thi khơng thể làm việc
được. Như vậy, Người ln gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chun
mơn, nghiệp vụ, trong đó "chính trị là tinh thần, chun mơn là thể xác" Hai mặt đó
gắn bó thống nhất trong một con người. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn
luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa "hồng" vừa "chuyên".
2.2.3. Động lực của chủ nghĩa xã hội.
Nói con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là động lực quan
trọng nhất. Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân
với xã hội. Người cho rằng, khơng có chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính
đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Truyền thống yêu nước
của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân, đó là sức
mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh
doanh, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh
tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội. Cùng với động lực kinh tế. Hồ Chí Minh cũng
quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần khơng thể
thiếu của chủ nghĩa xã hội.
Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự
phát triển. Làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức
mạnh và khơng ngừng phát triển. Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đây là hạt
nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.
Muốn thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là
phải nhận thức, vận dụng và phát huy các động lực của chủ nghĩa xã hội, làm cho
nó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo
Người, động lực được biểu hiện ở cả hai phương diện: vật chất và tinh thần. Xét
đến cùng, các động lực phát huy tác dụng phải thông qua con người, do đó con
người là động lực quan trọng và quyết định nhất được biểu hiện trên cả hai bình
diện: cộng đồng và cá nhân.
Phát huy động lực con người với tư cách cộng đồng là phát huy sức mạnh
đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam với nòng cốt là cơng - nơng - trí thức
là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Đồng thời phải phát huy động lực con
người với tư cách cá nhân người lao động. Sức mạnh cộng đồng được hình thành từ
sức mạnh của cá nhân, thông qua sức mạnh từng cá nhân. Do vậy, muốn phát huy
sức mạnh cộng đồng cần có biện pháp đúng để khơi dậy, phát huy động lực của
mỗi cá nhân.
Coi trọng các động lực kinh tế, song Hồ Chí Minh ln đặt lên hàng đầu việc
phát huy các động lực chính trị tinh thần của nhân dân: phải thường xuyên phát
huy quyền làm chủ của người lao động, coi trọng thực hành dân chủ như là “cái
chìa khố vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”[21, Tr.249]; thực hiện công
bằng xã hội; phát huy vai trị điều chỉnh của các nhân tố khác như: chính trị, văn
hoá, khoa học, giáo dục, đạo đức, pháp luật... coi đó là những động lực tinh thần
khơng thể thiếu được của chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các động lực bên trong nói trên, theo Hồ Chí Minh, đi đơi với việc phát
huy nội lực, phải thực hiện kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại, tăng cường
đoàn kết quốc tế, tranh thủ được mọi thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định
rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.
Để phát huy cao độ những động lực của chủ nghĩa xã hội, cần phải khắc phục
những trở lực kìm hãm nó. Đó là :
Một là, phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân “ giặc ngoại
xâm”, vì nó là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội, là “ bệnh mẹ” đẻ ra trăm thứ
bệnh nguy hiểm khác.
Hai là, phải thường xuyên đấu tranh chống tham ơ, lãng phí và quan liêu, vì
nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó phá hoại đạo đức cách mạng cần,
kiệm, liêm, chính.
Ba là, chống chia rẽ, bè phái, mất đồn kết, vơ kỉ luật, vì nó làm giảm sút uy
tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng.
Bốn là, chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, khơng chịu học tập…
Theo Hồ Chí Minh, những động lực nêu trên là nguồn lực tiềm năng của chủ
nghĩa xã hội, muốn phát huy hết những khả năng tiềm tàng đó địi hỏi phải có sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng - nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển
của chủ nghĩa xã hội, là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào con đường phát triển chủ nghĩa xã hội
ở nước ta hiện nay.
3.1. Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự
nghiệp cách mạng mang tính tồn diện, với nội dung nhiệm vụ cụ thể trên những
lĩnh vực chủ yếu sau:
Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát
huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mối quan tâm
hàng đầu của Người là làm sao cho Đảng không bị các bệnh quan liêu, xa dân,
thối hố biến chất... làm mất lịng tin của dân, làm suy giảm năng lực lãnh đạo của
Đảng. Đồng thời phải chú trọng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa