Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quyền chọn trong thị trường tài chình phái sinh theo pháp luật việt nam và pháp luật anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.45 MB, 79 trang )

©
Trcmimiwn —

ĐẠI HỌC LUND

PP ẬNỘI

|
|
|

\ú29

|
|
ĐỒN THỤY DIỆU PHƯƠNG

QUN CHỌN TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH

|

|

|

PHÁP LUẬT

PHÁI SINH THEO

VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT ANH



|

Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TE VA SO SANH

|

LUAN VAN THAC Si LUAT HQC

TAVQNG DAI HOC LUAT TPHCM

rca

TT TT-Thư viện ĐHlÌ

TP.HCM

IIIIIIIUIIllÌ
A10210001079

Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS.LÊ THỊ BÍCH THỌ và GS.TS.LARS GORTON

TP. HO CHi MINH 2009

|


Lời cam đoan.


Tôi xin cam đoan bản luận văn là kết quả học tập, nghiên cứu và tích lũy

trong quá trình cơng tác. Các số liệu trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn.

Đoàn Thụy Diệu Phương


DANH MUC TU VIET TAT
ACB

Ngân hàng Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

AUD

Đô-la Úc

BIDV

Ngan hang Dau tu va Phat triển Việt Nam

CAD

Đô-la Canada


EU

Liên minh Châu Âu

FSA

Cơ quan Dịch vụ Tài chính

FSMA

Luật về Thị trường và Dịch vụ Tài chính 2000

LIFFE

Sàn Giao dịch giao sau tài chính quốc tế London (London

international financial futures Exchange)
Ngân hàng Nhà nước
NYSE

Sàn giao dịch chứng khoán New York (New York Securities
Stock Exchange)

OTC

Over The Counter

RAO

Lệnh về các hoạt động được điều chỉnh 2001


S&P

Chỉ số chứng khốn Standard & Poor’s

TCTD

Tổ chức tín dụng

Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

VIB Bank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam


Vietcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VND

Đồng Việt Nam

WTO

World Trade Organization - Té chite Thuong mai Thế giới



MUC LUC
PHAN MỜI ĐẤU si 0-6

100 ST 000ersrrsoeiteeir
ni RE TT

1

11

8/50 dt 30 1E M08

12

Tình hình nghiên cứu dé tai.

13

Mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.......................-----:--: 3

1.4

Phương pháp nghiên cứu.........................-... T0000.
9/0 y0 4

1.5

Ÿ nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đu...


1.6

Bồ cục của luận văn

8n.

7...5

1

4

CÔNG CỤ PHÁI SINH..
2.1

Khái qt chung về cơhg cụ: Phái sinhì 0000/
0À (160/4
0100
bu Nhssaa 6

201]

Khi hic01 cơng CỤ: Phải sÌnh,......

2/12

WEE EO CLE CÔNG cụ phái SINH uc
nề cá v06 neeod0 sieu

Za


Cao: |081.G0nE G0101 SINH...

272,1

Công cụ kỳ Hạn (IỌIWATU) ..... 1

Zee

GBNg cụ 6180/5080 (FUtUfeR).1i4-40100.50010221000000000011/1011
6001
0 mindtfol GV
de 13

2:23

Công cụ quyền chọn (ODHGHS) SE... 001818710 00012 0010nsviteavecdihinh
ak 15

2.2.4

Cong cy hoan'd6i (Swap) ioe

QUYENICHON

14,4 000017001009/01250AV606ca1426188001/2 §

sex

9


in TL a1/4zrenyerraiadth 12

con tr 0n 00 101 001 0n 1n 00s iieii 12

sae

tent en ene

ee

ean a Nanna
eae ni mie

17

ay 18

3.1

Khái niệm quyền chọn- công cụ phái sinh trong thị trường tài chính......... 18

2

Các loại quyền chọn trong thị trường tài chính...

wae

3.2.1


Căn cứ vào vị thế của các bên tham gia quyền chọn .

one

3.212

Căn cứ thời điểm người mua quyền chọn có thể thực hiện quyền,
quyền ChỌn 20150007 T017 00 SA of) cease cate eaters HE", 22

3.2.3

Căn cứ tài sản cơ sở (Underlying assets) của quyền chọn........................... 2

HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN

1á sac recsse set si

tELE tai 29

4.1

Khái niệm, đặc điểm, bản chất của hợp đồng quyền chọn

4.1.1

‹ 20,

Khái niệm hợp đồng quyền chọn.........................

ao.



4.1.2

Đặc điểm của hợp déng quyén chon ..ecssssssesssscssssssessssssessssseessessseseseeeee 30

4.13

Ban chất của hợp đồng quyén ChOM ssscsssssssssssesssssssesssssesesssesesnsseeeensseee 32

4.2

Thị trường hợp đồng quyén HON. ..scccscssccsssssssssssssssseecseseseecsesesccsssevnessssnses 37

MOT SO VAN DE PHAP LY LIEN QUAN DEN HGP DONG
QUYEN CHON.

„40

5:1

Chủ thể tham gia hợp đồng quyền chọn............................c.2ticcccc2v22E.zcvsee 40

De

Tài sản cơ sở trong hợp đồng quyền chọn. ...................... (02-101001625010910157 47

5.3

Giao kết và thực hiện HỢP đồng quyền GHỜN


53.1

Giao kết và thực hiện hợp đồng quyền chọn trên thị trường OTC tại

Si

Giao kết và thực hiện hợp đồng quyền chọn trên thị trường OTC tại

5:33

Vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng quyền chọn trên sàn giao

dịch.

0c 2s

sesiiaiaa 49


1.

PHANMO DAU
1.1

Lý do chọn đề tài

Thị trường tài chính trong nước và quốc tế hiện nay đang phải đối mặt với
nhiều rủi ro về giá, lãi suất, tỷ giá ngoại hối...bởi những yếu tố này thường rất
nhạy cảm với tình hình biến động kinh tế, chính trị, xã hội. Có nhiều cách để hạn

chế những rủi ro nói trên, một trong những cách mà các tổ chức, cá nhân có thể sử

dụng là tham gia các công cụ phái sinh, trong đó có quyền chọn.

So với các cơng cụ khác, quyền chọn là công cụ quản trị rủi ro cần thiết và

hữu ích cho các nhà đầu tư, đồng thời cũng tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thúc

day tinh năng động cho thị trường tài chính và nền kinh tế quốc gia. Song, đây cũng

là công cụ khá phức tạp. Trong thị trường tài chính, quyền chọn có thể tồn tại dưới

các hình thức như quyền chọn chứng khoán, quyền chọn chỉ số chứng khoán, quyền
chọn vàng, quyền chọn tiền tệ, quyền chọn lãi suất...Mỗi loại quyền chọn đều có
những vai trị nhất định trong việc phịng ngừa, hạn chế rủi ro, thậm chí là tìm kiếm

lợi nhuận cho những người tham gia mua hoặc bán nó. Trên thế giới, quyền chọn

bắt đầu được giao dịch đầu tiên ở Châu Âu và Mỹ từ đầu thế kỷ 18 và sau đó, ngày

càng phát triển. Thậm chí, vào khoảng đầu thập niên 80, khối lượng quyền chọn
chứng khoán tăng đến mức lượng cổ phiếu theo hợp đồng quyền chọn được giao

dịch hàng ngày đã vượt xa khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng

khoán Newjork.' Chủ thể tham gia quyền chọn khơng chỉ có các tổ chức như Chính
phủ, Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mà ngay cả những

nhà đầu tư cá nhân cũng háo hức tham gia thị trường này.


Thế nhưng tại Việt Nam, việc áp dụng quyền chọn vẫn còn mang tính thí
điểm và đơn lẻ. Số lượng giao dịch của quyền chon rat it, thị trường quyền chọn hầu

như không phát triển trong một vài năm gần đây. Thực trạng này xuất phát từ nhiều

nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như chính sách quản lý của nhà
nước, hệ thống pháp luật liên quan đến quyền chọn, tâm lý kinh doanh truyền thống
của các doanh nghiệp, cá nhân, cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngân hàng...

.... Bùi Lê Hà, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu

về thị trường Future va Option, NXB Thông kê, tr.19.


Tuy nhiên, trong bồi cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của
'WTO, nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ còn trải qua nhiều diễn biến sâu sắc, đặc
biệt là trong hoạt động ngoại thương thì vai trị của quyền chọn trong thị trường tài

chính cần phải có sự thay đổi. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, hàng Việt Nam
đang ngày càng có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường thế giới với mức thuế thấp

hơn trước. Đây là cơ hội góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam. Nhập
khẩu cũng sẽ có khả năng tăng mạnh do Việt Nam phải mở cửa thị trường và cắt

giảm thuế nhập khâu. Môi trường đầu tư sẽ càng ngày càng được cải thiện cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính trong nước. Các nguồn vốn quốc tế
ngày càng dịch chuyền ra vào Việt Nam với mức độ tăng đáng kẻ về tốc độ lẫn giá
trị. Đồng thời, chúng ta cũng đã chứng kiến hàng loạt những bất ổn về kinh tế,
chính trị, xã hội trên thế giới trong thời gian vừa qua như chiến tranh, thiên tai, lạm


phát..v..v..khiến cho giá vàng, giá ngoại tệ như Déla Mỹ, Euro...đã biến động liên
tục và chắc chắn sẽ còn nhiều biến động trong thời gian tới.

Vi vay, để có thể hạn chế được rủi ro, đảm bảo yếu tố lợi nhuận, các tổ chức,
cá nhân hoạt động liên quan đến ngoại tệ, vàng ngày càng phải hiểu rõ và biết cách
vận dụng các cơng cụ tài chính vào quản trị rủi ro trong cơng ty mình. Nhà nước
Việt Nam, con người Việt Nam cũng cần có sự thay đổi, đổi mới tư duy để có cái
nhìn, nhận thức đúng hơn về vai trị của các cơng cụ tài chính phái sinh nói chung,

quyền chọn nói riêng trong thị trường tài chính. Điều nay đã thể hiện rất rõ trong

Quyết định 128/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo đó, Thủ tướng chính phủ
đã khẳng định sẽ phát triển thị trường vốn (bao gồm thị trường các công cụ phái

sinh) vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị
trường khu vực và quốc tế. Trong đó giải pháp trước mắt là sẽ phát triển các loại
chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp

đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn...

Tuy nhiên, quá trình chuyển Đề án của Chính phủ thành hiện thực là một q

trình rất dài, rất khó khăn, địi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía cơ quan nhà nước và
trong cả bản thân mỗi người dân. Chúng ta cũng cần có thêm những cơng trình

nghiên cứu về quyền chọn để từ đó các cơ quan nhà nước có thê tìm ra được biện

pháp, cách thức thích hợp dé quản lý, điều hành thị trường quyền chọn; người dân

có thể hiểu về quyền chọn nhiều hơn, biết cách áp dụng nó và thậm chí là áp dụng


Với ý nghĩa đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Quyên chọn trong thị
trường tài chính phái sinh theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh” làm luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Trong phạm vi của một luận văn, tác giả không nghiên
cứu tắt cả các vấn đề liên quan đến quyền chọn mà chỉ đưa ra một cái nhìn khái quát
về quyền chọn và hợp đồng quyền chọn, trên cơ sở so sánh giữa pháp luật Việt Nam

và pháp luật Anh.

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến tình hình nghiên cứu về quyền chọn đã được thực hiện, có

một số nghiên cứu rất có giá trị của một số tác giả tại Việt Nam và trên thế giới
như: “Giới thiệu về thị trường

Fufure



Option`

của các tác giả Bùi

Lê Hà,

Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu; '7iê» ¿¿, Ngân
hàng,


Thị trường

tài chính'

của



Văn

Tư;

'§avings

concept

in Derivative

Instrument’ cha J.D.Agarwal & Aman Agarwal; ‘The law of financial derivatives’
cua Hudson...

Nếu các tác giả nước ngoài đã có những nghiên cứu khá chun sâu về
quyền chọn thì những nghiên cứu của các tác giả trong nước thiên nhiều về kiến

thức kinh tế hơn là kiến thức luật học. Vì vậy, có thể nói rằng, dưới góc độ nghiên
cứu luật học về quyền chọn, cịn có rất nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.

1.3
1.3.1


Mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định pháp lý về các công cụ phái sinh, đặc
biệt là quyền chọn và hợp đồng quyền chọn theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
Anh, tác giả làm rõ những hạn chế của quy định pháp luật Việt Nam, phát sinh trong

quá trình sử dụng quyền chọn từ đó kiến nghị những giải pháp hồn thiện những quy

định pháp luật, góp phần thúc đây sự phát triển của thị trường quyền chọn Việt Nam.

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận chung về quyền chọn trong thị trường tài chính phái sinh và

một số vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng quyền chọn thơng qua việc phân tích

làm rõ những quy định pháp luật về quyền chọn tại Việt Nam.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quyền chọn tại Việt Nam thông qua các quy

trình thực hiện giao dịch quyền chọn tại các tổ chức tín dụng được phép cung ứng
dịch vụ quyền chon tại Việt Nam hiện nay.


Nghiên cứu những quy định pháp lý về quyền chọn và thực tiễn áp dụng quyền
chọn tại Anh, so sánh với những quy định pháp lý về quyền chọn và thực tiễn áp dụng
quyền chọn tại Việt Nam, tìm ra những ưu điểm, khuyết điểm còn tồn tại trong những,

quy định của pháp luật Việt Nam , từ đó đưa ra những kiến nghị sửa đổi pháp luật Việt


Nam cho phù hợp.
1.3.3.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quyền chọn là một công việc không đơn giản bởi quyền chọn là
một công cụ tài chính phái sinh phức tạp, mang nhiều tính chất của các nghiệp vụ kinh

tế, đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu được các khái niệm, bản chất kinh tế, quy trình
áp dụng các cơng cụ tài chính phái sinh, từ đó mới có thể nghiên cứu các cơng cụ này

dưới góc độ pháp luật. Chính vì vậy, khi lựa chọn quyền chọn để nghiên cứu trong
luận văn của mình, tác giả muốn bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất trong quyền
chọn và hợp đồng quyền chọn. Hy vọng, đây sẽ là cơ sở ban đầu giúp tác giả tiếp cận
với quyền chọn, từ đó sẽ có những nghiên cứu sâu hơn, xa hơn về quyền chọn sau này.

Luận văn tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến khái niệm quyền
chọn, hợp đồng quyền chọn trên cơ sở so sánh pháp luật về quyền chọn theo pháp luật
Việt Nam và pháp luật về quyền chọn của Anh.

1.4

Phương pháp nghiên cứu

- Xuyén suốt luận văn là phương pháp so sánh, được sử dụng để so sánh hai

hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật Anh, nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau

giữa hai hệ thống pháp luật này, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho


việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

- Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả và diễn giải để làm rõ những kiến

thức cơ bản liên quan đến các công cụ phái sinh, quyền chọn và hợp đồng quyền chọn.

- Phương pháp phân tích, diễn giải cũng được sử dụng khi trình bày khái niệm
quyền chọn, hợp đồng quyền chọn nhằm làm rõ hai khái niệm này.
1.5

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Luận văn có ý nghĩa quan trọng về lý luận cho việc phát triển thị trường quyền
chọn nói riêng, thị trường phái sinh nói chung ở Việt Nam. Về mặt lý luận, luận văn

giúp phân tích và hệ thống hố các kiến thức về các cơng cụ phái sinh và quyền chọn,

qua đó là nền tảng cơ sở cho những nghiên cứu và giải phát phát triển thị trường
quyền chọn sau này.


1.6

Bố cục của luận văn

Luận văn có 04 phần chính, gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiểu khái quát chung về các công cụ phái sinh như khái niệm,
vai trị và các loại cơng cụ phái sinh trên thị trường.
Thứ hai, tìm hiểu khái qt về quyền chọn thơng qua so sánh, phân tích khái
niệm, đặc điểm của quyền chọn, các loại quyền chọn.

-_

Thứ ba, tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn như khái niệm, đặc điểm, bản chất
của hợp đồng quyền chọn và thị trường quyền chọn.

Thứ tư, phân tích một số vần đề pháp lý phát sinh từ quyền chọn như chủ thể
tham gia vào hợp đồng quyền chọn, tài sản cơ sở trong hợp đồng quyền chọn, việc
giao kết và thực hiện hợp đồng quyền chọn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền
chọn.


2.

CƠNG CỤ PHÁISINH
2.1

Khái qt chung về cơng cụ phái sinh.

Năm

1997, cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á diễn ra, gây chấn động trên

tồn thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính này bắt đầu tại Thái Lan, sau đó lan sang

Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kơng, Philippine....thậm chí trên khắp tồn
cầu, kể cả các nước như Nga, Brasil, Hoa Kỳ. Hậu quả để lại là tiền tệ mat giá, thị

trường chứng khoán sụp đổ, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu
người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo những năm 1997 ~ 1998.


Hon 10 năm trôi qua, từ cuối năm 2007, chúng ta lại được chứng kiến cuộc

khủng hoảng lớn nhất kể từ thời đại suy thoái 1929 - 1933, khởi nguồn từ Mỹ,
khiến kinh tế Mỹ bị suy thoái trầm trọng, đánh dấu gần đây là sự kiện 02/2009,
Tổng thống Barack Obama thơng qua đạo luật về gói kích thích kinh tế trị giá 787

tỷ đơ la nhằm vực dậy nền kinh tế trong nước. Các nước phát triển Châu Âu cũng

phải bỏ ra hàng trăm tỷ USD đề giải cứu nền kinh tế. Các nước Châu A có nền kinh

tế phát triển hàng đầu như Nhật Bản, Trung Quốc.. .cũng bị ảnh hưởng nhiều mặt,

từ đồng nội tệ bị giảm giá đến việc sụt giảm đầu tư trực tiếp, gián tiếp, xuất khẩu...

Rõ ràng, cuộc khủng hoảng nêu trên không chỉ gây ảnh hưởng đến nền kinh

tế Mỹ mà cịn ảnh hưởng đến nền kinh tế tồn thế giới, khiến cho thế giới bước vào

thời kỳ suy thoái nghiêm trọng. Tác động của cuộc khủng hoảng đã để lại hậu quả
nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là lĩnh vực tài chính: hệ thống tài
chính bị đổ vỡ với hàng loạt các ngân hàng, quỹ phịng hộ, tập đồn bảo hiểm bị rơi
vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản hoặc bị sáp nhập,

quốc hữu hoá (từ đầu năm 2008 đến 6/1/2009, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có tới 25
ngân hàng bị phá sản, sáp nhập, giải thể hoặc quốc hữu hoá); Hầu hết thị trường

chứng khoán Châu Á và Châu Âu đều rớt giá mạnh, các phiên giao dịch hỗn loạn,
mức sụt giảm cao nhất rơi vào các nước Brazil, Nga, An D6 va Trung Quốc, khoảng

? “Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á: tiềm ẩn nhiều nỗi lo” (2007),


://www.mhb.com.vn/vi/default-open.asp?p=news/printPreview.asp&nid=1100

` “Obama ký thơng qua gói kích thích kinh tế” (2009),

tml

http:/+vww.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2009/02/090218_obama_stimulus

pkg.sh


hơn 70%; Các cuộc sa thải hàng loạt khiến cho lượng người thất nghiệp không

ngừng tăng lên, hàng triệu người bị mắt hoặc thiếu việc làm; Năm 2009, ngân sách

Mỹ năm 2009 dự đốn có thẻ thâm hụt lên đến 1,8 ngàn tỷ USD.” Đến nay, có ít

nhất 20 nước chính thức tun bố rơi vào suy thối, trong đó có cả những nền kinh

tế hàng đầu như Mỹ, Anh, 14 nước khu vực Châu Âu (trừ Pháp), Nhật Bản, Hồng

Kơng, Thuy Điển, Singapore.

Nói về cuộc khủng hoảng này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

(Organisation -for Economic Co-operation and Development - OECD) cho' rằng

cuộc khủng hoảng toàn cầu đã lan rộng từ lĩnh vực tài chính sang nhiều lĩnh vực


kinh tế, đẩy thêm một số nền kinh tế lớn lâm vào suy thoái hoặc mắp mé bờ vực suy

thối. Mặt khác, kinh tế tồn cầu ít có cơ hội phục hồi vào năm 2009.

Hai cuộc khủng hoảng trên đều là ví dụ điển hình cho những bất ồn mà nền

kinh tế quốc gia, kinh tế thế giới phải gánh chịu. Tắt nhiên, những bắt ổn trong lĩnh

vực tài chính khơng chỉ mới xảy ra từ năm 1997 mà đã tồn tại từ rất lâu, dưới các
góc độ khác nhau. Chúng ta cũng không chỉ phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng

này mà cịn có rất nhiều những cuộc khủng hoảng khác như khủng hoảng Mexico
năm 1994, khủng hoảng Argentine 2001...Các cuộc khủng hoảng có thể có quy mô
nhỏ hơn, trong phạm vi một quốc gia, một tổ chức, thậm chí là cá nhân (chủ yếu là

các doanh nghiệp, thương nhân) do sự biến động không thể dự đốn trước của 8

hàng hóa, tỷ giá, lãi suất. Chính những biến động tỷ giá, lãi suất...đã khiến cho hoạt

động sản xuất — kinh doanh, thương mại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí cịn
có thể định đoạt sự tồn tại hay diệt vong của các doanh nghiệp, thương nhân. Đó là
lý do làm xuất hiện nhu cầu mang tính tất yếu, khách quan của các chủ thể tham gia

thị trường là phải tìm ra những biện pháp đẻ phịng tránh, giảm thiểu những rủi ro

có thể xảy ra một cách chủ động thay vì tìm cách dự báo sự biến động của chúng
trong tương lai. Thị trường cũng đã kịp thời đáp ứng nhu cầu này bằng việc cho ra
đời các sản phẩm mới, gọi là công cụ phái sinh, bao gồm 04 công cụ cơ bản là kỳ
* Khủng hoảng tài chính tồn cầu: Tác động, biện pháp & dự báo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


(2009), />
doc?tin=605

2009

_01

15 034921.

Jeremy Pelofsky, U.S. Budget Office offers darker economic and deficit outlook (2009),
< le/topNews/idUSTRE52J3SR20090320>.
4 Khủng hoảng tài chính tồn cầu: Tác động, biện pháp & dự báo, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
(2009),

h 1_15_034921.doc?
tin=60


hạn (forward), hoán đổi (swap), quyền chọn (option) và giao sau (Future). Bon cơng
cụ, mỗi cơng cụ đều có những quá trình hình thành và phát triển riêng cũng như
những cách vận dụng khác nhau song nhìn chung, chúng đều là những cơng cụ hữu

dụng trong thị trường tài chính.
2.1.1

Khái niệm công cụ phái sinh

Hiểu một cách khái quát, 'phái sinh" là sự đạt được hoặc phát triển cái mới từ
cái đã có; cơng cụ phái sinh là cơng cụ được phát hành trên cơ sở công cụ gốc ban

đầu. Cụ thể hơn, công cụ phái sinh là “công cụ tài chính có giá trị bắt ngn từ một
cơng cụ tài chính khác”” hay là “cơng cụ được phát hành dựa vào cơng cụ đã có trước

dưới các hình thức hợp đồng phái sinh cụ thể."" Thậm chí, John-Peter Castagnino

cịn cho rằng công cụ phái sinh là một hợp đồng, gồm những quyền và nghĩa vụ liên

quan đến một “ki sản cơ sở. ””

Ví dụ: quyền chọn chứng khốn là cơng cụ phái sinh bởi nó bắt nguồn từ
chính chứng khốn đó.
Các cơng cụ đã có hay tài sản cơ sở được đề cập ở đây có thể là tất cả

những cơng cụ nào có thể mua, bán được trên thị trường như hàng hóa, cổ phần, trái
phiếu, lãi suất thậm chí là thời tiết, các chỉ số như chỉ số chứng khoán. Kết quả
của các giao dịch liên quan đến công cụ phái sinh cũng được xác định trên cơ sở sự

biến động giá trị của các công cụ này. Chính vì vậy, để tránh những rủi ro do biến
động giá mang lại, các nhà đầu tư phải dự đoán và khai thác triệt để sự biến động
giá của những cơng cụ đó.

Cơng cụ phái sinh thể hiện quyền mua hoặc bán một khối lượng tài sản cụ

thể với mức giá cụ thể tại thời điểm đã được xác định trước. Tương tự, nó cũng thể
hiện nghĩa vụ chuyển giao một khối lượng tài sản cụ thể với mức giá được thỏa
thuận tại thời điểm đã được xác định trước. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản cơ

tr.13.

? Alastair Hudson (2006), The Law on Financial Derivatives, 4" ed., London, Sweet & Maxwell,


* Nguyễn Đại Lai (2007), Nhận dạng và bình luận về xu hướng phát triển thị trường các cơng cụ

tài chính phái sinh ở Việt Nam, . .vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=462>.

® John-Peter Castagnino (2004), Derivatives: The Key Priciples, 2" ed., Richmond, tr.1.
!9 Thuật ngữ “tài sản cơ sở” hay “công

dịch, theo tác

cụ đã có” đều được dịch từ chữ “underlying”. Cả hai cách

giả đều khơng chính xác vàae khó để tìm được từ tương ứng thích hợp trong tiếng Mức

Trên thực tế, hầu hết sách, bài viết...của các tác giả Việt Nam trong lĩnh vực tài chính
str dụng thuật ngữ “tài sản cơ sở.

ngân hàng đều


sở là những cơng cụ khơng mang tính “⁄à¡ sđ»” như thời tiết, chỉ số, lãi suất...thì

quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng phái sinh sẽ không gắn với nghĩa vụ giao, nhận
“tai san” ma là giao nhận “khoản thanh tốn” được tính tốn trên cơ sở biến động
của tài sản đó.

Các cơng cụ phái sinh là những cơng cụ mang tính hợp đồng hay nói cách

khác, nhắc đến một công cụ tài phái sinh là nhắc đến một sự thỏa thuận giữa người


mua và người bán với những điều khoản thể hiện tính chất đặc trưng của cơng cụ

phái sinh. Hợp đồng này có bản chất như một hợp đồng tài chính. Khi ký kết hợp

đồng, như hợp đồng giao sau chẳng hạn, mục đích mà các bên hướng đến thường

khơng phải là việc giao nhận hàng hố trên thực tế mà các bên hướng đến lợi ích

thu được từ sự biến động của các tài sản cơ sở.

Tóm lại, cơng cụ phái sinh có những đặc điểm chung như sau:

a. . Có giá trị thay đơi theo sự thay đổi của tài sản cơ sở (lãi suất, tỷ giá hối
đoái, chỉ số giá):

b...

Khoản đầu tư ban đầu để tham gia công cụ phái sinh thường thấp hơn so

với giá trị của hợp đồng gốc;

e. .

Được ký kết ở hiện tại nhưng thanh toán tại một thời điểm xác định trong
tương lai;

d.

Người nắm giữ quyền có quyền được nhận tiền hoặc tài sản nếu họ thực


hiện quyền khi hợp đồng có giá trị khác biệt so với ban đầu.

Cơng cụ phái sinh, trong phạm vi bài viết của tác giả, được hiểu là những

công cụ phái sinh trong thị trường tài chính có tài sản cơ sở là các tài sản tài chính

như chứng khốn, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, các chỉ số chứng khốn...

2.1.2

Vai trị của cơng cụ phái sinh

Hudson viết : Mục đích của tất cả các cơng cụ phái sinh hoặc là để có được
khoản ngân quỹ với giá hợp lý hoặc là đem lại những thuận lợi được suy đoán từ

những biến động trong thị trường tài chính cho những định chế đầu tư. Và đẻ

ụ Có thể nhận thấy điều này từ nhu cầu quản trị các loại ngoại tệ khác nhau của các
công ty đa
quốc gia nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong những điều kiện quản
lý ngoại tệ, hạn chế


- 1Ơ-

mỉnh họa cho điều này, cơng cụ phái sinh có ba mục đích sử dụng, bao gồm đầu cơ,
bảo hiểm rủi ro và kinh doanh chênh lệch giá.

i


Là đầu cơ khi nhà đầu tư dựa trên thị trường hàng hoá cơ sở và những dự

đoán về sự biến động của thị trường hàng hóa trong tương lai để thiết lập một giao

dịch phái sinh với các định chế tài chính. Khi thực hiện giao dịch, nhà đầu cơ có thể

không sở hữu tài sản cơ sở trong thực tế; họ cũng chỉ hướng đến lợi nhuận, không
hướng đến quyền sở hữu tài sản cơ sở: chỉ phí bỏ ra để tham gia giao dịch phái sinh
cũng nhỏ hơn chỉ phí thực hiện giao dịch đối với tài sản cơ sở tương ứng.

Là bảo hiểm rủi ro khi nhà đầu tư quản trị rủi ro của mình bằng cách tạo rá

một khoản thu nhập nhằm khắc phục hoặc kiểm soát thiệt hại do rủi ro do những

biến động không thuận lợi trong thị trường gây ra. Hình thức biến động thì đa dạng

(biến động về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội) nhưng tắt cả các biến động đó phải
ảnh hưởng đến giá trị của tài sản cơ sở, khiến cho giá trị của chúng tăng hoặc giảm,
từ đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Với sản phẩm này, ít nhất người sử dụng chúng

có thể tự bảo vệ mình thơng qua việc giảm bớt hoặc kiểm sốt được những thiệt hại

có thể xảy ra. Tuy nhiên, để có được điều đó, tuỳ thuộc vào từng cơng cụ phái sinh

mà người sử dụng phải bỏ ra một số tiền nhất định. Khoản tiền đó được coi là cái

giá mà họ phải trả để có thể chuyển giao rủi ro từ mình sang cho bên cung cấp cơng
cụ phái sinh.

Chính vì vậy, xét trong một chừng mực nhất định, các công cụ phái sinh là

những “hợp đông chuyển giao rủi ro”, cho phép chuyển giao trực tiếp rủi ro của
một bên cho bên sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đó. Khoản lỗ của một bên chính
là lợi nhuận của bên cịn lại. Chẳng hạn, vì dự đốn tỷ giá mua USD sẽ tăng trong

tương lai, nhà nhập khẩu A có thể tham gia một hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn 3
tháng để có thể có được số ngoại tệ cần có với một chỉ phí đã được xác định trước
vào 03 tháng sau, cho dù khi đó, tỷ giá ngoại tệ có tăng cao đúng như nhà nhập
khẩu dự đoán. Như vậy, nhà nhập khẩu đã chuyển giao rủi ro tỷ giá của mình cho

bên bán hợp đồng kỳ hạn.

Là kinh doanh chênh lệch giá khi nhà đầu tư tận dụng sự khác biệt giữa các

thị trường khác nhau về giá cả hoặc các điều kiện khác trên thị trường để tìm kiếm

việc chuyển tiền tệ ra khỏi biên giới của các quốc gia. Xem thêm trong Alastair Hudson
(2006), 7he

Law on Financial Derivatives, London, 4" ed., Sweet & Maxwell, tr.17.


sư.

lợi nhuận. Tuy nhiên, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thường không kéo dài. Sự

khác nhau về giá cả dưới tác động của các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng trở nên cân
bằng và khơng cịn tồn tại.

Khó mà có thể phủ nhận những lợi ích mà cơng cụ phái sinh có thể mang


lại. Xét ở góc độ tổng thể nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng luôn có sự đóng góp

khơng nhỏ của các cơng cụ phái sinh nhất là trong việc huy động nguồn vốn đầu tư

tài chính, giảm chỉ phí sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp, công cụ phái sinh
giúp cho các doanh nghiệp phịng ngừa rủi ro tài chính, đầu cơ tìm kiếm lợi

nhuận... Nhiều nhà đầu tư thoát khỏi các vụ thua lỗ hàng triệu USD trên thị trường
chứng khoán, đồng thời, nhiều nhà đầu cơ cũng kiếm được khơng ít lợi nhuận từ
việc kinh doanh những công cụ này. Ngay cả với các tổ chức tài chính, bên cạnh
những lợi ích thu được tương tự doanh nghiệp, công cụ phái sinh còn giúp cho các

tổ chức này hưởng thêm lợi nhuận thu từ các khoản phí, phát triển các hoạt động
dịch vụ tài chính — ngân hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh.

Một hình mẫu thành cơng cho việc áp dụng các công cụ phái sinh trên thị
trường là nhà đầu cơ tài chính George Soros. Ơng là bậc thầy trong việc tìm kiếm

lợi nhuận thơng qua việc mua đi bán lại các công cụ phái sinh. Thông qua công ty

quản lý quỹ Soros Fund Management với phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế

giới, ông đã khiến cho các công cụ phái sinh đem lại nguồn lợi nhuận không lồ.

Tuy nhiên, điều đó cũng khơng có nghĩa là các cơng cụ tài chính phái sinh
hồn tồn mang lại lợi ích cho người sử dụng chúng. Thậm chí, nếu sử sụng công
cụ phái sinh không đúng cách, không hiệu quả hoặc kết quả diễn ra không như
người sử dụng dự đốn, nhà đầu tư có thể bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tài

chính hoặc thua lỗ đến phá sản. Nếu các nhà đầu tư sử dụng các công cụ phái sinh


khơng hợp lý, nó có thể đem lại những hậu quả tai hại không mongmuốn. Điều này
xảy ra khi các nhà đầu tư bị nhập nhằng giữa ranh giới đầu cơ và quản lý rủi ro,

cũng xảy ra khi các nhà đầu tư vì qué ty tin vào năng lực dự báo những bat ổn của
mình, từ đó thiết lập các giao dịch dựa trên những dự báo đó.

Ví dụ : Sự kiện Ngân hàng đầu tư Barings tổn thất 1,28 tỷ USD do Nick

Leeson gay ra năm 1995 và của Societe Generale với 7,1 tỷ USD vào tháng 1/2008

là trường hợp điển hình cho những rủi ro mà các doanh nghiệp có thể gặp phải liên

quan đến cơng cụ phái sinh.


-12-

2.2.

Các loại cơng cụ phái sinh
Bàn về lịch sử hình thành và phát triển của các công cụ phái sinh, trên thực

tế, khó mà có thể xác định thời điểm chính xác các cơng cụ này được tạo ra và xuất

hiện trong xã hội, mặc dù đã có những giả thiết về mốc thời gian được đưa ra, trong

đó giả thiết được hầu hết mọi người chấp nhận là các cơng cụ phái sinh có từ thời
trung cổ. ? Khi đó, những người Hy Lạp cổ đại đã mua bán hợp đồng giao sau dầu


ôliu với giá cả xác định ở hiện tại nhưng ngày giao hàng lại là một ngày xác định
trong tương lai.'Ẻ Người Hà Lan cũng có những hợp đồng giao sau bán hoa Tulip từ

thế kỷ thứ 17.'“ Thậm chí, đã có những giả thiết cho rằng cơng cụ phái sinh có từ

thời cổ đại, khi vua vùng Babilon bán những những “công c¿` cho phép người nắm

giữ những “cơng ew° đó có quyền u cầu nhà vua giao lính đánh th và nơ lệ cho

mình. Một “cơng c¿` được quyền u cầu giao một lính đánh thuê và hai nô lệ. Giao
dịch này được xem như tương tự với giao dịch quyền chọn ngày nay, nó cho phép

người mua quyền chọn có quyền mua

xác định trước. 'Š

một tài sản nhất định với mức giá đã được

Thời gian trôi qua, ngày nay các công cụ phái sinh rất phong phú, đa dạng.
Cách vận dụng các công cụ phái sinh trong đời sống cũng trở nên vô cùng linh hoạt.
Tuy nhiên, nhìn chung cơng cụ phái sinh có bốn hình thức chính là kỳ hạn

(forward), giao sau (futures), quyền chọn (option) và hốn đổi (swap), trong đó kỳ
hạn được xem là công cụ xuất hiện sớm nhất, các cơng cụ cịn lại đều được xây
dựng trên cơ sở phát triển thêm một số đặc tính của hợp đồng kỳ hạn.
2.2.1.

Công cụ kỳ hạn (Forward)

Công cụ kỳ hạn là hợp đồng thỏa thuận mua hoặc bán tài sản tại thời điểm


trong tương lai, với mức giá xác định trước. Ngày xác định trong tương lai phải
cách ngày ký kết hợp đồng ít nhất là 2 ngày làm việc.

Hợp đồng kỳ hạn có những đặc điểm cơ bản sau:

.” Bùi Lê Hà, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu

về thị trường Future va Option, Nha xuat ban Thông kê, tr. 1.

tr.12.

'* Swann (1995), The Regulation of Derivatives, Carvendish, 1995.
`* James (1999), The Law øƒ Derivative, LLP, London, tr.].
'S Alastair Hudson (2006), The Law on Financial Derivatives, 4" ed., London, Sweet & Maxwell,


T3"

a. Nghia vu thuc hiện hợp đồng:
Đây là hợp đồng song phương, các bên trong hợp đồng giao kết trực tiếp với
nhau và bị ràng buộc bởi hợp đồng. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ mua, bán tài
sản khi hợp đồng đến ngày đáo hạn cho dù hợp đồng có đem lại lợi nhuận hay

khơng. Các bên chỉ có thể thoát khỏi nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong trường hợp

hoặc bên còn lại đồng ý hoặc chuyển giao hợp đồng lại cho bên thứ ba, sẵn sàng
tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, không thể mua, bán lại hợp đồng kỳ hạn như một
loại hàng hoá trên thị trường. Điều này làm cho tính thanh khoản của hợp đồng


khơng cao.

b.. Phí tham gia hợp đồng:
Khi ký kết hợp đồng kỳ hạn, người mua hợp đồng thường không phải trả phí.
c.. Địa điểm giao dịch:
Phi tập trung, các thành viên giao dịch với nhau bằng điện thoại, telex hay hệ
thống giao dịch điện tử.

d.. Điều khoản hợp đồng:
Linh hoạt, không được tiêu chuẩn hóa, các bên có thể thỏa thuận (hàng hóa,
số lượng, chất lượng, ngày đến hạn, ngày đáo hạn).
e. Mục đích sử dụng hợp đồng:

Các hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để bảo hiểm rủi ro, đầu cơ, kinh doanh
chênh lệch giá, trong đó, chủ yếu cho mục đích bảo hiểm rủi ro.

2.2.2.

Cơng cụ giao sau (Futures)

Cơng cụ giao sau là hợp đồng thỏa thuận mua hoặc bán tài sản vào một ngày
trong tương lai với mức giá xác định trước.

Hợp đồng giao sau tương tự hợp đồng kỳ hạn song nó phần nào được cải tiến
để khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. Điều đó thể hiện qua những đặc
điểm khác biệt sau :


clá-


a.

Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng:

Người mua hợp đồng giao sau khơng có nghĩa vụ phải thực hiện mua và bán
hàng hoá trên thực tế khi hợp đồng đến ngày đáo hạn. Họ cũng có thể mua lại hoặc

bán lại hợp đồng để thoát khỏi sự ràng buộc của hợp đồng.

Hàng ngày, giá trị của hợp đồng giao sau (lợi nhuận hoặc khoản lỗ) sẽ được

điều chỉnh theo sự thay đổi của thị trường. Nghĩa là, mọi khoản lãi hay lỗ phát sinh
đều được quyết toán hàng ngày cho đến khi hợp đồng đáo hạn thơng qua cơng ty
thanh tốn bù trừ, nhờ vậy mà rủi ro khơng thanh tốn cũng giảm đi.

Có thể liên tưởng hợp đồng giao sau giống như một chuỗi các hợp đồng kỳ

hạn. Mỗi ngày, các bên lại thanh tốn hợp đồng của hơm trước và tiếp tục ký kết

một hợp đồng mới.

b.. Phí tham gia hợp đồng:

Hầu hết các hợp đồng giao sau được thực hiện qua Trung tâm thanh toán bù

trừ. Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người mơi giới. Ngoài ra, khi ký kết
hợp đồng, các bên phải đặt cọc một khoản ban đầu gọi là khoản ký quỹ để đảm bảo
thực hiện hợp đồng.

Số tiền ký quỹ do Sở giao dịch quy định, khoảng vài phần trăm trên tổng giá

trị hợp đồng. Nếu hợp đồng giao sau tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này
sẽ được cộng vào khoản ký quỹ vào cuối ngày. Ngược lại, nếu hợp đồng bị giảm giá
trị thì khoản lỗ sẽ được trừ ra khỏi khoản ký quỹ. Nếu số dư tài khoản ký quỹ giảm

xuống đến dưới mức tối thiểu, các bên phải tiếp tục ký gửi bổ sung vào khoản ký

quỹ sao cho đủ mức quy định trước đó, nếu không, hợp đồng sẽ bị thanh lý. Bằng

cách buộc phải chuyển dịch các khoản lời, lỗ hàng ngày, tất cả các khoản lỗ đều

được frả frước, vì thé việc giao nhận có thể được thực hiện với giá giao ngay hiện
hành, các bên tham gia giao dịch cũng tránh được rủi ro khơng thanh tốn.

c.. Địa điểm giao dịch:
Hợp đồng giao sau được thực hiện tập trung trên Sở giao dịch. Đặc điểm này
đem lại các thuận lợi sau :

Nghĩa vụ của các bên được đảm bảo bởi công ty thanh toán bù trừ (Clearing

corporation/Clearing house) do Sở giao dịch lập ra. Ở Anh có London Clearing



×