Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Pháp luật về trưng cầu ý dân tại một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------***------------

NGUYỄN QUANG MINH
MSSV: 1953801014117

PHÁP LUẬT VỀ
TRƯNG CẦU Ý DÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. VŨ LÊ HẢI GIANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------***------------

NGUYỄN QUANG MINH
MSSV: 1953801014117

PHÁP LUẬT VỀ
TRƯNG CẦU Ý DÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật


Niên khóa: 2019 - 2023

Người hướng dẫn: ThS. VŨ LÊ HẢI GIANG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023


LỜI CẢM ƠN VÀ CAM KẾT
Đầu tiên, tác giả xin gửi đến Khoa Luật Hành chính - Nhà nước lời cảm ơn
chân thành nhất. Trong q trình thực hiện khóa luận, tác giả đã được tạo mọi điều
kiện tốt nhất để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình
của Thạc sĩ Vũ Lê Hải Giang - giảng viên hướng dẫn đề tài.
Tiếp theo, tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Pháp luật về
trưng cầu ý dân tại một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” là cơng trình
nghiên cứu do chính mình thực hiện. Khóa luận này đảm bảo tính trung thực và tuân
thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Cá nhân tác giả xin chịu
trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Tác giả

Nguyễn Quang Minh


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
Chương 1: Khái quát chung về trưng cầu ý dân.........................................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm trưng cầu ý dân ............................................6
1.1.1. Khái niệm Trưng cầu ý dân .............................................................6
1.1.2. Đặc điểm .........................................................................................7
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của trưng cầu ý dân ..................13
1.3. Vai trò của trưng cầu ý dân ..............................................................18

1.4. Cách thức trưng cầu ý dân .............................................................20
1.4.1. Bỏ phiếu trực tiếp ..........................................................................20
1.4.2. Bỏ phiếu qua thư tín ......................................................................21
1.4.3. Bỏ phiếu qua internet ....................................................................22
1.4.4. Kết hợp các cách thức bỏ phiếu ....................................................23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................24
Chương 2: Trưng cầu ý dân tại một số quốc gia trên thế giới .................25
2.1. Vương quốc Anh ................................................................................25
2.1.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................25
2.1.2. Hình thức, đối tượng và phạm vi trưng cầu ý dân ........................26
2.1.3. Cơ quan quản lý trưng cầu ý dân ..................................................27
2.1.4. Thủ tục trưng cầu ý dân .................................................................28
2.1.5. Hiệu lực pháp lý của cuộc trưng cầu ý dân ...................................30
2.2. Estonia ................................................................................................31
2.2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................31
2.2.2. Hình thức, đối tượng và phạm vi trưng cầu ý dân ........................31
2.2.3. Cơ quan quản lý trưng cầu ý dân ..................................................33
2.2.4. Thủ tục trưng cầu ý dân .................................................................35
2.2.5. Hiệu lực pháp lý của cuộc trưng cầu ý dân ...................................37
2.3. Nga ......................................................................................................38
2.3.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................39
2.3.2. Hình thức, đối tượng và phạm vi trưng cầu ý dân ........................39
2.3.3. Cơ quan quản lý trưng cầu ý dân ..................................................43
2.3.4. Thủ tục trưng cầu ý dân .................................................................45
2.3.5. Hiệu lực pháp lý của cuộc trưng cầu ý dân ...................................48
2.4. Ireland .................................................................................................49
2.4.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................49


2.4.2. Hình thức, đối tượng và phạm vi trưng cầu ý dân ........................49

2.4.3. Cơ quan quản lý trưng cầu ý dân ..................................................49
2.4.4. Thủ tục trưng cầu ý dân .................................................................50
2.4.5. Hiệu lực pháp lý của cuộc trưng cầu ý dân ...................................51
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................52
Chương 3: Thực tiễn về trưng cầu ý dân tại Việt Nam ............................53
3.1. Khái quát chung về pháp luật trưng cầu ý dân tại Việt Nam........53
3.2. Một số hạn chế trong pháp luật về trưng cầu ý dân tại Việt Nam 59
3.3. Kiến nghị hoàn thiện .........................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..............................................................................79
KẾT LUẬN ...................................................................................................81


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật về trưng cầu ý dân đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm
quyền làm chủ của công dân và thúc đẩy một xã hội dân chủ. Trưng cầu ý dân, hay
còn được gọi là trưng cầu dân ý, là một chế định quan trọng trong việc tham gia của
công dân để định hình quyết định chính trị, xã hội và kinh tế của một quốc gia. Đây
là một hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp điển hình được cơng nhận rộng rãi trên
thế giới, có vai trị quan trọng trong việc xây dựng, thúc đẩy dân chủ, công bằng và
văn minh. Trưng cầu ý dân đặt quyền quyết định trực tiếp vào tay người dân, cho
phép họ tham gia, thể hiện ý kiến và mong muốn của mình trong các quyết sách của
nhà nước. Việc sử dụng chế định trưng cầu ý dân địi hỏi quy trình và cơ chế tổ
chức thích hợp, bao gồm xác định vấn đề trưng cầu, thu thập ý kiến của nhân dân,
đánh giá, phân tích kết quả, và cơng bố kết quả đến công chúng. Để đáp ứng yêu
cầu này, việc thiết lập các quy định rõ ràng trong pháp luật về cơ chế trưng cầu ý
dân là cần thiết. Những quy định này phải được thiết kế để đảm bảo tính tiến bộ, sự
phù hợp, đồng thời phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong quá
trình trưng cầu ý dân. Điều này giúp xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ

chức, cũng như trình tự, thủ tục và nguyên tắc mà tất cả các bên phải tuân thủ
trong quá trình trưng cầu ý dân.
Hiện nay, Việt Nam đã có Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13, nhưng
vẫn cần nghiên cứu và hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn với thực tiễn. Việc nghiên cứu
pháp luật về trưng cầu ý dân tại một số quốc gia đáng chú ý trên thế giới và áp dụng
kinh nghiệm này cho Việt Nam là cấp thiết để cung cấp cơ sở mạnh mẽ, đồng thời
đề xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật nước nhà. Tính cấp thiết của việc nghiên
cứu về trưng cầu ý dân đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nước ta ngày nay, khi mơi
trường chính trị và xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Việc nghiên cứu về pháp luật,
cách thức tổ chức, quản lý và các quy trình liên quan đến trưng cầu ý dân tại một số
quốc gia trên thế giới cung cấp cho chúng ta cơ sở hiểu biết sâu hơn về các vấn đề
của trưng cầu ý dân. Điều này giúp chúng ta xác định được những mơ hình tốt hơn,
cải thiện hệ thống trưng cầu ý dân trong nước, đồng thời phát triển các giải pháp để
sửa đổi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của chế định này. Việc
tìm hiểu, phân tích, đề xuất các cải tiến về trưng cầu ý dân ở Việt Nam không chỉ
giúp thúc đẩy quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân, mà cịn góp
phần tăng cường sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của người dân đối với việc xây
dựng, phát triển đất nước. Đồng thời, việc áp dụng những kinh nghiệm tốt từ các
quốc gia khác cũng có thể giúp Việt Nam xây dựng một hệ thống trưng cầu ý dân


2
linh hoạt, đáng tin cậy, thích ứng với điều kiện và yêu cầu của đất nước. Vì vậy,
việc nghiên cứu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, tiếp thu phù
hợp vào pháp luật trưng cầu ý dân nước ta là yêu cầu khách quan và mang tính cấp
bách.
Những điều trình bày trên đây là cơ sở và lý do khách quan để tác giả lựa
chọn đề tài “Pháp luật về trưng cầu ý dân tại một số quốc gia và kinh nghiệm
cho Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích quy định về vấn đề trưng cầu ý dân, nguyên
tắc trưng cầu ý dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý

dân, trình tự, thủ tục quyết định tổ chức trưng cầu ý dân, kết quả và hiệu lực của kết
quả trưng cầu ý dân tại một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra các giải pháp
trong Khoá luận với hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong cơng tác hoàn thiện pháp
luật nước nhà. Đây là kết quả của quá trình làm việc, nghiên cứu một cách nghiêm
túc của tác giả. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài hẳn cịn sai sót, mong
q Thầy Cơ góp ý và nhắc nhở, tác giả xin chân thành cảm ơn!
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nhận thấy rằng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề trưng cầu
ý dân. Sự quan tâm đến chủ đề này được giải thích bởi mối liên quan mật thiết của
nó đến các khía cạnh như dân chủ, chính trị, pháp luật và nhà nước. Đã có nhiều đề
tài, cơng trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này trước đây, sau đây là một số
nghiên cứu và liệt kê một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu:
Đầu tiên có thể kể đến khoá luận tốt nghiệp “Trưng cầu dân ý – thực tiễn và
kiến nghị ở Việt Nam” năm 2013 của tác giả Hồ Thị Ngạn, Trường Đại học Luật
TP.HCM, là một nghiên cứu chi tiết về thực tiễn và đưa ra các kiến nghị về trưng
cầu ý dân tại Việt Nam. Trong khóa luận này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các
hình thức dân chủ trực tiếp so sánh với trưng cầu ý dân, cùng với lịch sử hình thành
các chế định này tại Việt Nam, đánh giá tính khả thi khi áp dụng trưng cầu ý dân
trên thực tế. Nghiên cứu đã dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu từ các văn
bản hiến pháp trong quá khứ, thực tiễn áp dụng dân chủ và từ các nguồn tài liệu và
nghiên cứu liên quan. Mục tiêu của khóa luận là đề xuất ban hành Luật Trưng cầu ý
dân đóng góp vào sự phát triển của nền dân chủ và tăng sự hiệu quả khi áp dụng chế
định này.
Khoá luận tốt nghiệp “Vấn đề trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay - thực
trạng và kiến nghị” năm 2015 của tác giả Bùi Minh Loan, Trường Đại học Luật
TP.HCM. Tại cơng trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích dự thảo lần năm Luật
Trưng cầu ý dân của Hội luật gia soạn thảo, qua đó đóng góp những giải pháp hiệu
quả cho dự thảo.



3
Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một
số gợi mở cho Việt Nam” năm 2015 của tác giả Đinh Nhã Phương, Trường Đại học
Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, là một cơng trình nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về trưng cầu ý dân. Tác giả đã nghiên cứu và
đánh giá kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện trưng cầu ý
dân, cùng với đó là những gợi mở về việc áp dụng vào bối cảnh Việt Nam. Mục tiêu
của nghiên cứu là đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân,
nhằm tăng cường hiệu quả và độ tin cậy của q trình trưng cầu ý dân tại Việt Nam
nói chung.
Nghiên cứu khoa học “Các vấn đề trưng cầu dân ý” năm 2015 của tác giả
Phan Nhật Thanh (chủ biên), tại Trường Đại học Luật TP.HCM là một nghiên cứu
sâu về các vấn đề trong trưng cầu ý dân. Trong công trình này, các tác giả đã tiến
hành phân tích và đánh giá các khía cạnh quan trọng của việc lựa chọn vấn đề trưng
cầu ý dân, như quy trình, quyền tham gia của cơng dân, vai trị của các cơ quan
chính phủ, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định vấn đề nào được tổ chức
cuộc trưng cầu. Nghiên cứu cũng đã phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn trong
việc thực hiện trưng cầu ý dân của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất những
khuyến nghị để cải thiện quy trình và hiệu quả của việc lựa chọn vấn đề trưng cầu ý
dân ở Việt Nam.
Luận văn Tiến sĩ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định trưng cầu dân ý”
năm 2020 của tác giả Trần Hoàng Hạnh, Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia
Hà Nội, là một cơng trình nghiên cứu chun sâu về các cơ sở lý luận và thực tiễn
liên quan đến việc thiết lập và thực hiện chế định trưng cầu ý dân. Trong luận văn
này, tác giả đã tiến hành phân tích và nghiên cứu về các khía cạnh quan trọng của
trưng cầu ý dân, bao gồm cơ sở lý luận và nguyên tắc pháp lý, quy trình và tiêu
chuẩn thực hiện, vai trị của các cơ quan chính phủ và cơng dân trong quá trình
trưng cầu ý dân. Nghiên cứu cũng đã trình bày các ví dụ và điểm mấu chốt từ thực
tiễn để minh chứng và áp dụng cơ sở lý luận vào thực tế. Mục tiêu của luận văn là
cung cấp các đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của

q trình trưng cầu ý dân, từ đó đóng góp vào việc phát triển dân chủ và quản lý
chính quyền tốt hơn.
Ngồi ra, cũng có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan, các
bài nghiên cứu khoa học, bài viết trên các tạp chí khác có đề cập đến vấn đề trưng
cầu ý dân.


4
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quy định của pháp luật
về các vấn đề trưng cầu ý dân.
Mục tiêu cụ thể: Tác giả thực hiện đề tài nhằm đạt được các mục tiêu như
sau:
- Thứ nhất, phân tích một số vấn đề lý luận về trưng cầu ý dân và một số
phương pháp trưng cầu ý dân;
- Thứ hai, tham khảo kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới trong pháp
luật, tổ chức và quản lý trưng cầu ý dân để giải quyết các vấn đề nhất định;
- Thứ ba, phân tích một số hạn chế và đưa ra kiến nghị về việc hoàn thiện
pháp luật trưng cầu ý dân phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Về mặt lý luận: Đáp ứng việc tìm hiểu thêm một số vấn đề lý luận về trưng
cầu ý dân làm nền tảng lý luận cho việc triển khai Luật trưng cầu ý dân Việt Nam;
Về mặt thực tiễn: Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện trưng cầu ý dân, đáp ứng được nhu cầu
phát triển dân chủ tăng cường dân chủ trực tiếp tại nước ta.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này tập trung vào pháp luật về trưng cầu
ý dân ở Việt Nam cùng với một số quốc gia trên thế giới. Tác giả lựa chọn đối
tượng nghiên cứu này nhằm phân tích các hạn chế hiện tại của pháp luật trong việc
thực hiện trưng cầu ý dân tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
Luật Trưng cầu ý dân.

Phạm vi của khoá luận này tập trung nghiên cứu về quy định pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật về trưng cầu ý dân. Phạm vi nghiên cứu bao gồm phân
tích pháp luật trưng cầu ý dân ở một số nước điển hình, từ đó rút ra giá trị tham
khảo cho Việt Nam và đề xuất phương hướng giải pháp nhằm xây dựng Luật Trưng
cầu ý dân.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu, phân tích, khái qt về trưng cầu ý dân, lịch sử hình
thành, vai trị và các phương pháp trưng cầu ý dân phổ biến trên thế giới. Tác giả
thực hiện nghiên cứu nhận diện các bất cập trong pháp luật hiện hành và đề xuất các
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trưng cầu ý dân tại Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu này cung cấp thông tin quan trọng và các biện pháp cải thiện để xây dựng một
hệ thống trưng cầu ý dân hiệu quả, tăng tính minh bạch, tính cơng bằng, tính chính
xác trong q trình định hình quyết định chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam
thông qua công cụ trưng cầu ý dân.


5
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đề
tài thực hiện các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, và đánh giá thơng tin.
Cụ thể:
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, lịch sử và phân tích vấn đề: Nghiên cứu
và đánh giá các cơng trình của các học giả trong và ngồi nước liên quan đến trưng
cầu ý dân. Phương pháp này chủ yếu áp dụng ở Chương 1 và Chương 2.
- Phương pháp đánh giá: Thông qua việc nghiên cứu các công trình của các
học giả khác cũng như thực trạng Việt Nam, đề tài sẽ đánh giá được mặc tích cực và
hạn chế nhìn từ góc độ đối tượng hay các vấn đề trưng cầu ý dân. Đánh giá sự phù
hợp hay không phù hợp trong các vấn đề của trưng cầu ý dân ở Việt Nam, phương

pháp này được áp dụng cho Chương 3.
- Đề tài sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những kết luận cần
thiết. Phương pháp này sẽ được kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh những
kết quả nghiên cứu trong nước - ngồi nước, những mặt tích cực - hạn chế của vấn
đề lý luận - thực tiễn để có những kiến nghị và giải pháp phù hợp.
7. Kết cấu khóa luận
Khóa luận này có kết cấu cụ thể như sau:
Lời nói đầu và ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về trưng cầu ý dân.
Chương 2: Trưng cầu ý dân tại một số quốc gia trên thế giới.
Chương 3: Thực tiễn về trưng cầu ý dân tại Việt Nam.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.


6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN
1.1. Khái niệm và đặc điểm trưng cầu ý dân
1.1.1. Khái niệm Trưng cầu ý dân
Kể từ khi được sử dụng, trưng cầu ý dân đã trở thành một trong những chủ
đề nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực chính trị và pháp luật. Các nhà nghiên cứu,
chuyên gia pháp luật và các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra nhiều quan điểm
khác nhau về trưng cầu ý dân, phản ánh những góc độ và cách nhìn khác nhau về
bản chất, cách thức thực thi và các loại hình trưng cầu. Chúng ta có thể nghiên cứu
khái niệm của chế định trưng cầu ý dân này thông qua một số quan điểm cụ thể như
sau:
Thuật ngữ “trưng cầu ý dân” (hay cịn gọi là trưng cầu dân ý) có nguồn gốc
từ thuật ngữ tiếng Latin “referendum”, nghĩa là “điều cần phải được thông báo”. Ý
nghĩa của “referendum” trong thời hiện đại thường được định nghĩa là một cuộc bỏ
phiếu của tồn bộ hoặc một phần cử tri, với mục đích quyết định về một vấn đề

quốc gia hoặc địa phương1. Từ này được sử dụng rộng rãi trong các nền chính trị
dân chủ và được coi là một cách để thể hiện quyền lực của nhân dân trong việc
tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Từ điển Oxford cũng có định nghĩa trưng cầu ý dân dưới thuật ngữ
“referendum”. Theo từ điển này, “referendum” được định nghĩa là “một cuộc bỏ
phiếu tổng quát của cử tri trên một câu hỏi chính trị duy nhất đã được đưa ra cho
họ để đưa ra quyết định trực tiếp”2.
Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như Ý giải thích rằng:
“Trưng cầu là việc đưa ra câu hỏi với một tổ chức để tìm thêm căn cứ trong việc
đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó. Đây là việc hỏi ý kiến của nhân dân thông
qua tổ chức bỏ phiếu để nhân dân có thể trực tiếp tham gia vào việc quyết định”3.
Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp cũng định nghĩa
“Trưng cầu ý dân là hỏi ý kiến người dân bằng việc tổ chức bỏ phiếu, để nhân dân
trực tiếp quyết định vấn đề quan trọng của đất nước”4.
Pháp luật các nước cũng có cách hiểu tương đồng về trưng cầu ý dân. Theo
Điều 1 Luật Trưng cầu ý dân Liên bang Nga năm 2004 quy định “trưng cầu ý dân
của Liên bang Nga là cuộc bỏ phiếu toàn quốc của cơng dân Liên bang Nga có
Đinh Ngọc Vượng (2005), “Bàn về chế định trưng cầu dân ý”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 8), tr. 11 16.
2
(truy cập ngày
01/04/2023).
3
Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 1682.
4
Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2015), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa – NXB Tư pháp,
tr. 821.
1


7

quyền tham gia trưng cầu ý dân về các vấn đề quan trọng của quốc gia”. Khoản 1
Điều 3 Luật Trưng cầu ý dân của nước ta cũng quy định tương tự “Trưng cầu ý dân
là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ
phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật
này.”
Tác giả Đinh Nhã Phương cũng đã đề cập đến khái niệm trưng cầu ý dân như
sau: “Trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp, theo đó nhân dân trực tiếp
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của pháp luật hoặc
theo sáng kiến trưng cầu ý dân, thông qua thủ tục bỏ phiếu”5.
Cùng quan điểm, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tuấn cũng đã đưa ra và khẳng
định vai trò của trưng cầu ý dân với khái niệm: “Trưng cầu ý dân là một phương
thức thực hiện dân chủ trực tiếp, theo đó, cử tri có quyền bỏ phiếu trực tiếp về các
vấn đề chính trị, hiến pháp hay pháp luật. Trưng cầu ý dân thường được tổ chức để
quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia (hoặc địa phương) như: sửa đổi
hiến pháp, phân chia các đơn vị hành chính – lãnh thổ, phê chuẩn công ước, cũng
như giải quyết một sự bế tắc chính trị hoặc tìm kiếm sự đồng thuận của Nhân dân
về vấn đề đưa ra bỏ phiếu”6.
Cũng đưa ra quan điểm tương tự, chuyên gia Đinh Ngọc Vượng cho rằng:
“Trưng cầu ý dân là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc ở
địa phương đưa phương án giải quyết vấn đề nào đó, dự án luật nào đó có tầm
quan trọng đặc biệt đối với cả nước hoặc địa phương để nhân dân cả nước hoặc ở
địa phương quyết định thông qua việc bỏ phiếu tán thành hay khơng tán thành”7.
Có thể thấy các ý kiến trên đều không xung đột và khơng q khác biệt nhau
Từ đó, ta có thể rút ra một khái niệm về trưng cầu ý dân như sau: Trưng cầu ý dân là
một hình thức dân chủ trực tiếp, trong đó Nhà nước tạo cơ hội cho người dân được
trực tiếp quyết định đối với một số công việc quan trọng của đất nước hoặc khu vực,
trong đó tồn bộ các cử tri tham gia được u cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề
xuất đặc biệt.
1.1.2. Đặc điểm
Đặc điểm của trưng cầu ý dân là các đặc tính, thuộc tính hoặc các khía cạnh

đặc trưng về sự tham gia của người dân trong quá trình đưa ra quyết định quan

Đinh Nhã Phương (2014), Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt
Nam, Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 06.
6
Đặng Minh Tuấn (2015), Lý luận và thực tiễn về trưng cầu dân ý trên thế giới và ở Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia, tr. 08.
7
Đinh Ngọc Vượng (2005), “Bàn về chế định trưng cầu dân ý”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 8), tr. 11 16.
5


8
trọng của quốc gia hoặc địa phương bằng cách bỏ phiếu. Các đặc điểm chính của
trưng cầu ý dân bao gồm:
1.1.2.1. Trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ trực tiếp
Trưng cầu ý dân là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp, nhằm đảm
bảo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy, nó mang đầy đủ các đặc điểm
của hình thức dân chủ trực tiếp. Qua việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân, các vấn đề quan
trọng của đất nước và địa phương sẽ được phản ánh chính xác nhất ý chí và nguyện
vọng của nhân dân.
Dân chủ trực tiếp là thuật ngữ chung để chỉ một loạt các công cụ dân chủ
khác nhau, mỗi cơng cụ đó có những đặc điểm riêng của nó. Dân chủ trực tiếp là
phương pháp cho phép người dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong quyết định
các vấn đề liên quan đến nhà nước hoặc cộng đồng, mà không cần thông qua các đại
diện bằng cách sử dụng các thiết chế trung gian như cơ quan đại diện được bầu cử8.
Các công cụ dân chủ trực tiếp được các quốc gia sử dụng phổ biến bao gồm:
(1) Trưng cầu ý dân; (2) Sáng kiến của cơng dân; (3) Sáng chương trình nghị sự; (4)
Bãi miễn đại biểu dân cử9. Sự khác biệt giữa trưng cầu ý dân và các công cụ trên cụ
thể như sau:

Thứ nhất, trưng cầu ý dân và sáng kiến của công dân. Sáng kiến cơng dân là
q trình mà cơng dân đề xuất và bỏ phiếu quyết định về một vấn đề chung của đất
nước hoặc cộng đồng, để thực hiện cuộc bỏ phiếu, các đề xuất phải được thu thập
đủ một số lượng chữ ký ủng hộ theo quy định pháp luật10. Về mục đích trưng cầu ý
dân được sử dụng để quyết định về một vấn đề cụ thể của cả xã hội hoặc quốc gia,
trong khi sáng kiến của công dân nhắm đến việc đề xuất các giải pháp cho một vấn
đề chung. Về hiệu lực, kết quả trưng cầu ý dân có hiệu lực pháp lý, bắt buộc với cả
nhà nước và người dân, trong khi sáng kiến của công dân chỉ là một đề xuất và chưa
chắc sẽ được chấp nhận. Về phạm vi áp dụng, trưng cầu ý dân thường được sử dụng
cho các vấn đề quan trọng của xã hội và quốc gia, trong khi sáng kiến của công dân
thường liên quan đến các vấn đề cụ thể của một cộng đồng nhỏ hơn. Có thể thấy
trưng cầu ý dân và sáng kiến của công dân đều là những cách để các công dân tham
gia vào q trình quyết định chính trị tuy nhiên chúng có những khác biệt về mục
đích, hiệu lực và phạm vi áp dụng.

Hoàng Thị Thu Thủy (2020), “Bàn về chế định trưng cầu dân ý”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 18), tr.
58 - 62.
9
Phan Nhật Thanh - Phạm Thị Phương Thảo (2015), Các vấn đề trưng cầu dân ý, Trường Đại Học Luật
TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 02.
10
Hồng Thị Thu Thủy, “Các hình thức thực thi dân chủ trực tiếp trên thế giới và ở Việt Nam”,
(truy cập ngày 02/04/2023).
8


9
Thứ hai, trưng cầu ý dân và sáng chương trình nghị sự. Sáng chương trình
nghị sự là việc đề xuất vấn đề vào chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp, cần
số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ 11. Sự khác biệt giữa hai phương pháp này là trong

trưng cầu ý dân, kết quả được đưa ra thông qua cuộc bỏ phiếu phổ thơng của tồn
thể cơng chúng, trong khi sáng chương trình nghị sự chỉ cần đủ số lượng chữ ký ủng
hộ và không cần tổ chức bỏ phiếu phổ thông sau khi sáng kiến đã được đưa vào
chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp.
Thứ ba, trưng cầu ý dân và bãi miễn. Bãi miễn là việc cử tri bỏ phiếu quyết
định về việc bãi, miễn hoặc chấm dứt vai trò một đại biểu dân cử. Cả hai công cụ
này đều là việc người dân đưa ra một quyết định chính trị, sự khác biệt ở chỗ trưng
cầu ý dân liên quan đến việc toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ
quyết một vấn đề cụ thể và lựa chọn thường là có hoặc khơng. Trong khi bãi miễn là
“một phương thức hữu hiệu để cử tri thực sự kiểm soát những đại biểu của mình
đảm bảo rằng các đại biểu hoạt động vì lợi ích của người dân mà họ đại diện”12,
đây là việc người dân thực hiện quyền bỏ phiếu loại bỏ một cá nhân khỏi một vị trí
quyền lực cơng.
Ngồi ra, trưng cầu ý dân cịn khác biệt với một số hình thức dân chủ trực
tiếp tương đồng khác đã từng được quy định trong pháp luật nước ta như phúc quyết
và lấy ý kiến nhân dân.
Phúc quyết từng được quy định trong bản Hiến pháp 1946 của nước ta, trong
nội hàm thuật ngữ này ta có thể hiểu người dân sẽ có quyền quyết định cuối cùng về
các vấn đề quan trọng của đất nước thông qua phương pháp phúc quyết, trong đó
nhà nước sẽ tổ chức thu thập ý kiến từ dân về một vấn đề cụ thể và chỉ khi đa số
người dân đồng ý mới thực hiện13. Tuy nhiên, muốn tiến hành phúc quyết phải đạt tỉ
lệ các đại biểu Quốc hội nhất định tán thành thì mới được thực hiện. Trưng cầu ý
dân và phúc quyết giống nhau ở chỗ đều là các hình thức đưa ra một vấn đề để nhân
dân lựa chọn đồng ý hoặc khơng đồng ý. Có một khác biệt rõ ràng giữa hai công cụ
này, đối với quyền phúc quyết, quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã quyết định và nhân dân thực hiện việc biểu quyết
sau đó, kết quả mà nhân dân lựa chọn sẽ giá trị bắt buộc. Trong khi, đối với trưng
cầu ý dân, quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi nhân dân đã biểu quyết và ý
kiến biểu quyết của họ có thể có giá trị pháp lý tham khảo hoặc cũng có thể bắt
Phan Nhật Thanh - Phạm Thị Phương Thảo (2015), Các vấn đề trưng cầu dân ý, Trường Đại Học Luật

TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 03.
12
Vũ Lê Hải Giang (2021), “Pháp luật về bãi nhiệm nghị sĩ tại Vương quốc Anh và một số kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, (Số 3), tr. 10 - 20.
13
Lê Nhung (2012), “Dân phải được quyền phúc quyết Hiến pháp”, />yen-phuc-quyet-hien-phap-97283.html (truy cập ngày 03/04/2023).
11


10
buộc, sau đó cơ quan có thẩm quyền mới là người đưa ra quyết định cuối cùng14.
Phúc quyết có những ưu thế so với trưng cầu ý dân đối với tình hình nước ta năm
1946. Khi trưng cầu ý dân, quyết định cuối cùng thường dựa trên ý kiến của tồn bộ
cử tri, khơng nhất thiết phải dựa trên kiến thức chuyên môn. Điều này tạo ra một số
rủi ro, sự ảnh hưởng của trình độ dân trí và khả năng tiếp nhận thơng tin của người
dân có thể thấp, dẫn đến sự hiểu sai về vấn đề trưng cầu ý dân. Kết quả là quyết
định của người dân không được đưa ra dựa trên các khía cạnh kinh tế - xã hội, chính
sách và tác động dài hạn. Trong quá trình phúc quyết, Quốc hội đã tiến hành quyết
định về vấn đề đó trước. Việc đưa ra phúc quyết được dựa trên ý kiến của số đông
đại biểu Quốc hội, những người được cho là có trình độ và sự hiểu biết cao. Do đó,
các vấn đề trong Phúc quyết đã được cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo rằng chúng
khơng gây tác động xấu đến tình hình chính trị và xã hội của đất nước. Sau khi cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, tình hình nước ta đang rơi vào khủng
hoảng trầm trọng, nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết đói và khi này có
tới 90% dân số mù chữ cùng với đó là các thế lực phản động, ngoại bang vẫn còn
xuất hiện trên nước ta. Có thể thấy, việc Hiến pháp 1946 không quy định trưng cầu
ý dân mà chỉ quy định phúc quyết là lựa chọn phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã
hội lúc này.
Đối với lấy ý kiến nhân dân, đây là hình thức dễ thực hiện và ít tốn kém nên
nó được nhà nước ta sử dụng khá thường xuyên trong các dự thảo luật, bộ luật.

Những người được lấy ý kiến thường là những cộng đồng bị ảnh hưởng bởi quy
định đó hoặc các cá nhân có chun mơn trong ngành. Tuy nhiên lấy ý kiến nhân
dân chỉ mang tính tham khảo với nhà nước chứ khơng bắt buộc phải luật hố những
quan điểm thu được.
Như vậy, các công cụ dân chủ trực tiếp như trưng cầu ý dân và các công cụ
khác đề nhằm mục đích tạo ra sự tham gia cơng dân trong việc định hình và thực
hiện quyết định chính trị và xã hội. Trưng cầu ý dân là một hình thức quan trọng của
dân chủ trực tiếp, đây là một công cụ mạnh mẽ để thể hiện ý kiến và quan điểm của
cơng dân, và có thể có tác động trực tiếp đến quyết định chính sách và luật pháp.
Các cơng cụ dân chủ trực tiếp có thể tạo ra một hệ thống chính trị dân chủ mạnh
mẽ, đáng tin cậy và đại diện cho ý kiến và quyền lợi của toàn bộ người dân.

Trương Hồng Quang, Phạm Mai Diệp (2012), “Những vấn đề cơ bản về quyền phúc quyết”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (Số 10/2012), tr. 23.
14


11
1.1.2.2. Vấn đề được trưng cầu ý dân rất quan trọng với đất nước
Trong mỗi đất nước hay khu vực, các vấn đề được trưng cầu ý dân có thể có
mức độ quan trọng khác nhau và được trưng cầu ý dân theo những quy định khác
nhau tùy thuộc vào hệ thống chính trị và pháp luật của từng quốc gia, nhưng thường
đây sẽ là những vấn đề rất quan trọng đối với quốc gia đó. Các quốc gia thường quy
định một số vấn đề bắt buộc phải được trưng cầu ý dân như: Sửa đổi Hiến pháp;
Quyết định quan trọng; Vấn đề xã hội nhạy cảm15.
Đối với Hiến pháp, đây là văn bản quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật,
khi kết quả trưng cầu ý dân đưa đến việc xây dựng một bản Hiến pháp mới là một
vấn đề quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hệ thống chính trị, quyền lực trong một
đất nước. Trưng cầu ý dân về việc sửa đổi hiến pháp đảm bảo rằng người dân có
quyền thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định vận mệnh đất nước. Ví dụ: Việt

Nam16, Estonia17, Nhật Bản18, Thuỵ Sĩ19 đều bắt buộc trưng cầu ý dân đối với Hiến
pháp. Các quyết định quan trọng về kinh tế, mơi trường, an ninh, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác cũng có thể được trưng cầu ý dân của người
dân để đảm bảo tính dân chủ. Ví dụ, Hiến pháp Thụy Sĩ không chỉ quy định việc
trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp, mà còn áp dụng trưng cầu ý dân đối với các
vấn đề quan trọng khác, bao gồm việc trưng cầu ý dân về việc gia nhập cộng đồng
siêu quốc gia và xem xét các đạo luật liên bang được tuyên bố khẩn cấp. Luật Trưng
cầu ý dân 2015 của Việt Nam cũng quy định các vấn đề đặc biệt quan trọng đối với
đất nước sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân. Ngoài ra, trưng cầu
ý dân cũng có thể được sử dụng để người dân quyết định về những vấn đề nhạy cảm
như quyền con người, hôn nhân đồng giới, tôn giáo. Bên cạnh đó, để tổ chức trưng
cầu ý dân có thể cần một nguồn lực và chi phí đáng kể từ phía nhà nước. Do đó, chỉ
những vấn đề quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đối với đất nước mới được đưa
ra trưng cầu ý dân. Điều này có ý nghĩa giúp tối ưu hóa sự sử dụng công cụ trưng
cầu ý dân và nhằm tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất mà người dân cần tham
gia và cho ý kiến.
Như vậy, trưng cầu ý dân cho phép người dân tham gia vào quá trình ra
quyết định về các vấn đề rất quan trọng như sửa đổi Hiến pháp, các quyết định
chính sách kinh tế, mơi trường, an ninh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhiều lĩnh
vực quan trọng khác của đất nước, nhờ trưng cầu ý dân, người dân có thể đóng góp
“Phạm vi, vấn đề nào cần trưng cầu ý dân?”, />-dong-tu-phap/dien-dan/pham-vi-van-de-nao- can-trung-cau-y-dan-348910.html (truy cập ngày 04/04/2023).
16
Điều 6.1 Luật Trưng cầu ý dân Việt Nam 2015.
17
Điều 1 Luật Trưng cầu ý dân Estonia 1992.
18
Điều 70 Hiến pháp Nhật Bản 1946.
19
Điều 140 Hiến pháp Thuỵ Sĩ 1999.
15



12
ý kiến, quan điểm và quyết định về tương lai của đất nước một cách trực tiếp và có
ảnh hưởng.
1.1.2.3. Cử tri sẽ được hỏi về một câu hỏi cụ thể
Mọi công dân tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân phải đáp ứng các điều kiện
giống như của một cử tri trong một cuộc bầu cử thông thường như về tuổi, quốc
tịch, năng lực trách nhiệm pháp lý và thường đa số các cuộc trưng cầu ý dân cũng
phải trải qua một trình tự, thủ tục được quy định chặt chẽ trong pháp luật tương tự
bầu cử.
Tuy nhiên khác với bầu cử, khi diễn ra một cuộc trưng cầu ý dân, cử tri sẽ bỏ
phiếu về một câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể và lựa chọn thường là “có” hoặc “khơng20.
Cuộc trưng cầu ý dân thường được tổ chức để xác định quan điểm của dân chúng về
một vấn đề cụ thể, trong khi cuộc bầu cử được tổ chức để bầu cử đại diện cho dân
chúng. Trong cuộc bầu cử, cử tri sẽ bỏ phiếu cho một đại diện theo lựa chọn của
mình, và kết quả của cuộc bầu cử có thể thay đổi chính phủ đang nắm quyền. Mục
đích của một cuộc trưng cầu ý dân có thể là để thơng qua một chính sách mới hoặc
luật mới hoặc chỉ mang tính tư vấn và nó thường chỉ ảnh hưởng đến vấn đề cụ thể
được đưa ra trong câu hỏi. Ở một cuộc bầu cử kết quả mang tính bắt buộc chung và
sẽ có hiệu lực sớm cho khu vực hoặc quốc gia tổ chức.
Trong một cuộc trưng cầu ý dân, cử tri sẽ được hỏi về một câu hỏi hoặc một
vấn đề cụ thể. Câu hỏi được đưa ra cho cử tri thường được thiết kế rất đơn giản
nhằm giúp mọi người dân ở mọi trình độ nhận thức đều có thể hiểu một cách dễ
dàng với mục tiêu nhận được câu trả lời “có” hoặc “khơng”. Câu trả lời “có” hoặc
“khơng” rất hữu ích vì nó giúp cho việc đưa ra quyết định của mọi người dễ dàng
hơn và khó bị ảnh hưởng bởi các diễn giải sai lệch vấn đề. Điển hình là cuộc trưng
cầu ý dân của nước Anh về vấn đề cụ thể là “Anh nên tiếp tục là thành viên của
Liên minh châu Âu hay nên rời khỏi Liên minh châu Âu?" người dân sẽ chỉ phải trả
lời một câu duy nhất và được chọn một trong hai áp án: “Tiếp tục là thành viên EU”

hoặc "Rời EU"21. Kết quả của cuộc trưng cầu ý dân có thể được sử dụng để định
hình chính sách và quyết định của nhà nước, điều này cịn giúp cho việc sau khi có
quyết định cuối cùng dựa trên kết quả của cuộc trưng cầu ý dân việc thực thi quyết
định đó trên thực tế diễn ra dễ dàng hơn.
Tóm lại, những cử tri đáp ứng đủ điều kiện sẽ có quyền bỏ phiếu khi nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân và các câu hỏi về vấn đề quan trọng cụ thể được in
“Referendum”, (truy cập ngày 05/04/2023).
Hà Thu, “Những điều cần biết về cuộc trưng cầu dân ý của Anh”, (truy cập ngày 06/04/2023).
20
21


13
trên lá phiếu một cách rõ ràng, dễ hiểu thường chỉ có hai mục là “đồng ý” hoặc
“khơng đồng ý” nhằm để nhân dân có thể hiểu đúng câu hỏi và lựa chọn theo ý chí
của mình.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của trưng cầu ý dân
Trưng cầu ý dân là một phương pháp quan trọng để quyết định các vấn đề
chính trị quan trọng trong xã hội và nó đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử lồi người.
Từ khi có chế độ cơng xã ngun thuỷ, đã xuất hiện các dạng thức tương tự
một cuộc trưng cầu ý dân hiện nay. Để quản lý thị tộc, Hội đồng thị tộc được thành
lập với quyền lực cao nhất, bao gồm tất cả các thành viên trưởng thành của thị tộc
và có vai trị quan trọng trong việc điều hành và quản lý22. Các thành viên trong Hội
đồng thị tộc có quyền lực bình đẳng trong việc đưa ra quyết định về các vấn đề của
thị tộc23. Các vấn đề mà một Hội đồng thị tộc quyết định thường là tuyên chiến,
nghị hòa, thay đổi nơi cư trú… Như vậy, Hội đồng thị tộc giống với trưng cầu ý dân
ở chỗ vấn đề được bàn bạc một cách dân chủ, quyết định là ý chí thống nhất của cả
tập thể và sẽ được tất cả các thành viên tuân thủ trên cơ sở tự nguyện.
Tư tưởng về việc người dân cần được trao quyền có tiếng nói trong các quyết
định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đã hình thành trong nhiều nền văn hóa khác

nhau, và được thực hiện trong các cuộc tập hợp bộ lạc tại châu Phi và các cuộc họp
nhân dân ở Trung Đông24. Việc này đã khởi đầu cho sự tập hợp hóa và pháp điển
hóa vào các quy định luật chính thức ở nhiều quốc gia sau này. Tuy nhiên, tư tưởng
về dân chủ và việc trao quyền cho nhân dân được phát triển nhiều nhất trong lịch sử
ở hai quốc gia cổ đại là La Mã và Athens.
Nguồn gốc chính thức của trưng cầu ý dân được cho là từ thời cổ đại trong
nền dân chủ sơ khai của nhà nước Hy Lạp, khi dân chúng có quyền phát biểu ý kiến
trong các hội nghị dân chủ để đưa ra quyết định quan trọng vào khoảng giữa thế kỷ
thứ V đến thế kỷ IV TCN25. Ở đó, tất cả những người công dân là đàn ông đủ điều
kiện sẽ được tham gia biểu quyết về những cơng việc của chính quyền, tuy nhiên
tổng số những người này vẫn là thiểu số cư dân thuộc các thành bang lúc bấy giờ26.
Cách đây hơn 2.500 năm (508- 322 TCN), người dân ở thành bang Athens thiết lập
Trường Đại Học Luật TP.HCM (2022), Giáo trình lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, NXB Hồng
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 46.
23
Trường Đại Học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, NXB. Công an
Nhân dân, Hà Nội, tr. 08.
24
Trần Hoàng Hạnh (2020), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định trưng cầu dân ý, Trường Đại học Luật Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 48.
25
Trần Hoàng Hạnh (2020), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định trưng cầu dân ý, Trường Đại học Luật Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 52.
26
Ngô Huy Cương, “Bầu cử, trưng cầu ý dân và lấy ý kiến nhân dân” />-trao-doi/ 201402/bau-cu-trung-cau-y-dan-va-lay-y-kien-nhan-dan-293762/ (truy cập ngày 07/04/2023).
22


14
nên nhà nước dân chủ là nền dân chủ trực tiếp đầu tiên trên thế giới, tức là người
dân tham gia trực tiếp vào việc ra quyết định cho các vấn đề quan trọng của nhà
nước mà không thông qua cơ quan đại diện27. Tại đây dân chủ trực tiếp được thực

hiện thông qua việc thành lập các cơ quan quyền lực như Hội nghị cơng dân ở đó họ
tập hợp khoảng 5000 đến 6000 người dân tại một địa điểm để thảo luận và đưa ra
các quyết định trực tiếp về các vấn đề của đất nước28.
Sau đó, ý tưởng về trưng cầu ý dân được kế thừa ở thời kỳ La Mã cổ đại.
Trong nhà nước La Mã cổ đại, trưng cầu ý dân đã được sử dụng như một phương
pháp quan trọng để tham gia vào quyết định các vấn đề chính trị của quốc gia. Cụ
thể, từ năm 417 TCN người ta đã bắt đầu hỏi ý kiến thần dân về một số vấn đề. Sau
đó, các đạo luật như Valery, Horasy năm 449 TCN, Publia năm 339 TCN và
Hortensia năm 287 TCN đã quy định về trưng cầu ý dân và xác định rằng kết quả
trưng cầu ý dân là bắt buộc đối với vua và tất cả các thần dân29.
Tiếp theo, trưng cầu ý dân bị lãng quên và không được sử dụng trong một
thời gian dài. Trong giai đoạn lịch sử châu Âu từ sự suy vong của nền văn minh La
Mã, còn gọi là thời kỳ Trung Cổ, khơng có nhiều thơng tin đáng kể về việc sử dụng
trưng cầu ý dân được tìm thấy trong văn bản cổ đại ở Phương Tây. Cùng lúc đó, tại
các nền văn minh phương Đơng những nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền,
đứng đầu là Vua có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc đang dần
hình thành. Ở các nhà nước này Vua nắm giữ mọi quyền lực lập pháp, hành pháp, tư
pháp, quyết định mọi vấn đề của đất nước và tư tưởng đấng có sức mạnh siêu nhiên
trao quyền cho nhà Vua cai trị mọi người đã khiến cho dân chủ trực tiếp bị han chế.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người dân được lấy ý kiến về các vấn đề quan
trọng của quốc gia như việc Vua nhà Trần họp Hội nghị Diên Hồng hỏi các bơ lão
về vấn đề “Nên đánh hay nên hồ?”. Từ đó trưng cầu ý dân khơng có khởi sắc, cho
đến thế kỷ 18 tại Pháp trong thời kỳ cách mạng của nước này hình thức trưng cầu ý
dân hiện đại mới được phát triển tiếp.
Việc ra đời của trưng cầu ý dân hiện đại, tức là khi công dân có quyền tham
gia vào q trình ra quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có tiếng nói
cuối cùng, bắt đầu từ thời Cách mạng Pháp. Sau khi Nhà Vua bị phế truất năm
1792, nhà triết học và cách mạng de Condorcet được bầu làm báo cáo viên của một
hội nghị Hiến pháp quốc gia. Ở đó, ông không chỉ ghi nhận cuộc trưng cầu ý dân về
“Demokratien in der Antike:Athen und Rom”, />n-athen-rom.html (truy cập ngày 08/04/2023).

28
Đinh Nhã Phương (2014), Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt
Nam, Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 6.
29
Đinh Ngọc Vượng (2005), “Bàn về chế định trưng cầu dân ý”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 8), tr. 11
- 16.
27


15
hiến pháp là bắt buộc, mà còn cả các vấn đề về việc cơng dân có quyền chủ động đề
xuất những vấn đề nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân. Nhưng vào năm 1794,
những sáng kiến của Condorcet đã không được thực thi, tuy nhiên những ý tưởng
này đã được áp dụng thành công ở nước láng giềng phía Đơng - đất nước Thụy Sĩ30.
Sự phát triển của Luật quốc tế và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc
cũng đã ảnh hưởng mạnh đến các cuộc trưng cầu ý dân khắp thế giới. Nguyên tắc
Quyền tự quyết được chính thức ghi vào Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1960
được đông đảo các quốc gia ủng hộ trong đó có cả Liên Xơ cũ và Hoa Kỳ. Ngun
tắc này địi hỏi việc các quốc gia tơn trọng quyền tự chủ, tự do ý chí của dân tộc
khác và tôn trọng lựa chọn của họ về việc tổ chức và quản lý các vấn đề trong đất
nước. Quyền tự quyết đã được sử dụng rộng rãi tại khắp các vùng lãnh thổ trên thế
giới để sáp nhập, hợp nhất, ly khai, quyết định thể chế chính trị, phi thực dân hoá
các quốc gia…bằng một cuộc trưng cầu ý dân.
Nước Anh, nơi tất cả các quyền lập pháp được trao cho Quốc Hội, ban đầu
khơng có sự ủng hộ nào cho việc sử dụng trưng cầu ý dân. Trong giai đoạn cuối thế
kỷ XX, trưng cầu ý dân đã trở thành một phương tiện phổ biến được chấp nhận
trong hiến pháp không thành văn của Vương quốc Anh: Từ năm 1973, các cuộc
trưng cầu ý dân thường được tổ chức để thảo luận và quyết định các vấn đề quốc gia
hoặc khu vực, ví dụ như cuộc thăm dị biên giới ở Bắc Ireland vào năm 1973, sự
tham gia của Vương quốc Anh vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1975,

chuyển giao quyền lực xứ Wales vào năm 1979 và 1997, chuyển giao quyền lực
Scotland vào năm 1979 và 1997, và nhiều cuộc trưng cầu ý dân khác31.
Hiện nay, Thuỵ Sĩ được biết đến là quốc gia tiêu biểu đã áp dụng trưng cầu ý
dân từ rất sớm. Vào thế kỷ 13 tại Thuỵ Sĩ, chúng ta tìm thấy bằng chứng đầu tiên về
hình thức trưng cầu ý dân ngày nay, khi các quý ông tụ tập và bỏ phiếu về các vấn
đề bằng cách giơ tay. Việc sử dụng trưng cầu ý dân của nhà nước hiện đại có nguồn
gốc vào năm 1848, khi các bang tương đối tự trị của đất nước này được liên kết với
nhau thành một nước cộng hòa liên bang. Việc thống nhất các bang rất khó khăn,
với sự khác biệt về ngôn ngữ tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng La Mã và cả
sự khác biệt về tôn giáo. Năm 1847, các phe phái Tin lành đã đánh bại những người
Công giáo trong một cuộc nội chiến ngắn. Một số bang bắt đầu sử dụng các cuộc
trưng cầu ý dân để phê duyệt các luật, sau đó các đạo luật này đã được giới thiệu

“The way to modern direct democracy in Switzerland”, />history/ way-modern-direct-democracy-switzerland (truy cập ngày 09/04/2023).
31
Yves Beigbeder (2011), Referendum, Max Planck Encyclopedias of International Law, tr. 04.
30


16
trên toàn quốc trong một Hiến pháp liên bang mới32. Thuỵ Sĩ sau đó đã được xem
như thủ đơ trưng cầu ý dân của thế giới, và họ đã thêm đạo luật về trưng cầu ý dân
vào Hiến pháp Thụy Sĩ trong năm 1847. Ngày nay, bất kỳ vấn đề nào nhận được
hơn 100,000 chữ ký trong 18 tháng đều được đưa ra bỏ phiếu công khai tại đất nước
này33. Tính đến nay Thuỵ Sĩ là quốc gia có nhiều cuộc trưng cầu ý dân hơn bất kỳ
quốc gia nào khác trên thế giới, số liệu năm 2016 cho biết Thụy Sĩ đã có 180 cuộc
trưng cầu ý dân chỉ từ năm 1996 đến 201634.
Trong quá trình phát triển của trưng cầu ý dân, việc thống nhất nước Ý trong
giai đoạn 1860 - 1870 được thực hiện theo nguyện vọng của người dân thông qua
các cuộc trưng cầu ý dân. Những cuộc bỏ phiếu này được tiến hành phổ biến, thông

qua các cuộc bỏ phiếu phổ thông do nam giới bầu cử mà không yêu cầu họ biết chữ.
Ở Pháp, việc sáp nhập Savoy và Hat Nice được thực hiện theo Hiệp ước Turin vào
năm 1860, và được thông qua sau hai cuộc trưng cầu ý dân vào tháng 7 năm 1877
và năm 1905. Việc chuyển giao đảo Saint Barthelemew của Thụy Điển cho Pháp
khơng được thơng qua vì người dân đã phản đối trong một cuộc trưng cầu ý dân vào
năm 190535. Ở Na Uy, chính quyền đã cho phép tất cả các công dân nam trên 19
tuổi tham gia bỏ phiếu từ năm 1907, tuy nhiên phụ nữ Na Uy không được phép bỏ
phiếu cho đến năm 1913 và những người bị giới hạn quyền công dân do vi phạm
pháp luật cũng không được tham gia bỏ phiếu36.
Tương tự như Thụy Sĩ, Hoa Kỳ cũng được xem là một ví dụ điển hình về
thực hiện dân chủ trực tiếp thông qua trưng cầu ý dân. Mặc dù Hiến pháp của Hoa
Kỳ không đề cập đến trưng cầu ý dân và nó chỉ được áp dụng tại cấp tiểu bang, tuy
nhiên, tại đa số các bang của Hoa Kỳ, người dân được phép đề xuất và bỏ phiếu cho
các đạo luật trong các cuộc trưng cầu ý dân để sửa đổi Hiến pháp của bang mình37.
Cuối thế kỷ 20, ngay gần Việt Nam, một cuộc trưng cầu ý dân do Liên Hợp
Quốc tổ chức để quyết định liệu Đông Timor có ly khai khỏi Indonesia hay khơng
đã diễn ra vào tháng Tám năm 1999. Số phiếu áp đảo của dân chúng đòi độc lập đã
chấm dứt 25 năm chiếm đóng của Indonesia.

“How does Switzerland’s referendum system work?”, />/2021/06/17/how-does-switzerlands-referendum-system-work (truy cập ngày 10/04/2023).
33
Atlas Obscura, “A Brief History of the Referendum”, (truy cập ngày 11/04/2023).
34
Karl McDonald, “Sick of EU referendum? Switzerland has had 180 referendums in the last 20 years”,
(truy cập ngày
12/04/2023).
35
Yves Beigbeder (2011), Referendum, Max Planck Encyclopedias of International Law, tr. 05.
36
“Women’s Right to Vote in Norway”, (truy cập ngày 14/04/2023).

37
Đinh Nhã Phương (2014), Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt
Nam, Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 53.
32


17
Trong thời đại hiện nay, trưng cầu ý dân đã trở thành một trong những
phương thức dân chủ trực tiếp phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới38.
Những cuộc trưng cầu ý dân này thường được tổ chức để đưa ra quyết định về các
vấn đề quan trọng của đất nước như thay đổi Hiến pháp, thông qua các luật và chính
sách mới, hoặc thậm chí chọn lựa chia tách, sáp nhập, hợp nhất đất nước. Với sự
phổ biến của trưng cầu ý dân, người dân đã có quyền tham gia và ảnh hưởng đến
việc quyết định chính trị của đất nước một cách trực tiếp hơn bao giờ hết. Tuy
nhiên, việc tổ chức trưng cầu ý dân cũng đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm
bảo tính minh bạch để đảm bảo tính cơng bằng và đáng tin cậy của quyết định cuối
cùng.
Trong thế kỷ 21, trưng cầu ý dân đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống của người dân các nước có nền dân chủ trực tiếp lâu đời. Việc trưng cầu ý
dân đang trở thành một cách để người dân tham gia vào các quyết định của chính
phủ và xã hội. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các cuộc trưng cầu ý dân
có thể được tổ chức một cách nhanh chóng và tiện lợi, giúp người dân có thể tham
gia vào các quyết định quan trọng của chính phủ và đưa ra ý kiến của mình. Có rất
nhiều cuộc trưng cầu ý dân đã được tổ chức trên toàn thế giới, chúng được sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là để quyết định các vấn đề quan
trọng như chính sách tài chính, chính sách an ninh, chính sách nhân quyền, chính
sách về môi trường và sức khỏe, v.v. Các cuộc trưng cầu ý dân cũng đã giúp đẩy
mạnh quá trình thực hiện dân chủ và nâng cao vai trò của người dân trong việc quản
lý xã hội.
Trong giai đoạn này, quyền tự quyết dân tộc cũng được sử đã được sử dụng

rộng rãi bằng công cụ trưng cầu ý dân với sự bảo trợ của một số chính phủ các quốc
gia hoặc với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc để khởi xướng, thơng qua việc tổ chức,
giám sát các q trình bỏ phiếu và trưng cầu ý dân.
Có một số cuộc trưng cầu ý dân được coi là nổi bật và gây được sự chú ý của
công chúng quốc tế. Các cuộc trưng cầu ý dân hiện đại nổi bật bao gồm:
Cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng giới tại Ireland: Ireland tổ chức
trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng giới ngày 22/5, hỏi cử tri từ 18 tuổi trở lên xem
có nên thêm quy định cho phép hơn nhân giữa hai người khơng phân biệt giới tính

Phan Nhật Thanh - Phạm Thị Phương Thảo (2016), “Trưng cầu dân ý của một số quốc gia trên thế giới”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (Số 04), tr. 33 - 40.
38


18
vào Hiến pháp hay không39. Kết quả của cuộc trưng cầu ý dân này đã mở đường cho
chế định hôn nhân đồng giới tại Ireland.
Trưng cầu ý dân về Brexit tại nước Anh: Năm 2016, người dân Anh đã bỏ
phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân quan trọng để quyết định xem Anh có nên rời khỏi
Liên minh châu Âu hay khơng. Kết quả cho thấy có khoảng 52% số người bỏ phiếu
đã lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu40. Cuộc trưng cầu ý dân này đã gây ra
nhiều tranh cãi và có tác động rất lớn đến chính trị và kinh tế của Anh cũng như các
quốc gia trong Liên minh châu Âu41.
Nga trưng cầu ý dân tại 4 khu vực ở Ukraine: Vào cuối tháng 9 năm 2022,
Nga đã tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập một phần lãnh thổ
Ukraine vào Nga. Trưng cầu ý dân tại 4 khu vực ở Ukraine đã là một vấn đề gây
tranh cãi và căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng như cộng đồng quốc tế. Theo các
quan chức bầu cử của phía Nga, 93% phiếu bầu tại khu vực Zaporizhzhia ủng hộ
sáp nhập vào Nga; con số này là 87% tại Kherson; 98% tại Luhansk và 99% tại
Donetsk42. Nga cho rằng việc trưng cầu ý dân ở các khu vực Donetsk, Luhansk,

Crimea và Sevastopol là hợp pháp và tôn trọng quyền tự quyết của dân chúng trong
khu vực. Tuy nhiên, các nước phương Tây, cùng với chính phủ Ukraine và các nhà
lãnh đạo địa phương, coi đây là việc xâm phạm chủ quyền của Ukraine và một hành
động khơng hợp pháp của Nga43.
1.3. Vai trị của trưng cầu ý dân
Vai trò của trưng cầu ý dân là rất quan trọng trong các chế độ dân chủ. Mức
độ quan trọng của nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các điều
kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia, trình độ dân trí và chính
trị của người dân, cũng như các yếu tố pháp lý và thói quen thực hiện dân chủ trong
từng quốc gia. Bên cạnh đó, sự tác động của các quốc gia khác trong khu vực và
trên thế giới cũng có ảnh hưởng đáng kể đến vai trò thực hiện trưng cầu ý dân. Tuy
nhiên, tổng quan thì các cuộc trưng cầu ý dân có vai trị bao gồm các nội dung sau:
“Ireland trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng giới”, (truy cập ngày 13/04/2023).
40
Jeff Wallenfeldt, “BrexitUnited Kingdom referendum proposal”, />(truy cập ngày 15/04/2023).
41
“Sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu: Những hệ lụy đến kinh tế thế giới và Việt Nam”,
/>(truy
cập ngày 18/04/2023).
42
La Vi, “Trưng cầu dân ý ở 4 khu vực Ukraine có kết quả, mối lo xung đột hạt nhân nổi lên”,
/>1504653.htm (truy cập ngày 20/04/2023).
43
Josep Borrell, “One year of war against Ukraine: acting together to ensure international law will
prevail”, lang=vi&s =184 (truy cập ngày
21/04/2023).
39


19

Trưng cầu ý dân có vai trị rất quan trọng đối với nền dân chủ của một quốc
gia, đây là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy dân chủ và tăng cường sự tham
gia của người dân trong quá trình đưa ra quyết định quan trọng của nhà nước. Trưng
cầu ý dân cung cấp cho người dân quyền đưa ra quyết định trực tiếp về một vấn đề
cụ thể mà không thông qua các đại biểu dân cử44 thể hiện và tơn trọng ý kiến của
cơng dân, từ đó đảm bảo rằng quyết định cuối cùng phản ánh chính quyền đang
phục vụ ý nguyện của người dân. Khi người dân có thể tham gia vào quyết định của
đất nước, họ có quyền và sức ảnh hưởng trong việc định hướng tương lai của đất
nước và cộng đồng của mình. Việc tăng cường sự tham gia này cũng có thể tạo ra
một môi trường mở và công khai hơn, giúp người dân có thể có cái nhìn tổng quan
hơn về các vấn đề chính trị và định hướng phát triển cho đất nước. Trưng cầu ý dân
cũng tăng cường tính minh bạch và cơng khai góp phần xây dựng một chính phủ
trung thực và đáng tin cậy. Với trưng cầu ý dân, các cơ quan chính phủ phải cơng bố
thơng tin liên quan đến vấn đề cần được trưng cầu. Điều này là cần thiết vì nó giúp
người dân đưa ra quyết định dựa trên các thông tin đầy đủ và chính xác. Việc cơng
khai thơng tin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tham nhũng và
tránh các vấn đề liên quan đến lợi ích nhóm. Khi thơng tin được cơng bố, người dân
có thể kiểm tra và đánh giá các quyết định nào là tốt nhất đối với họ và có tồn
quyền quyết định bằng lá phiếu của mình. Vì thế, trưng cầu ý dân có vai trị quan
trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy nền chính trị dân chủ.
Trưng cầu ý dân có vai trị rất quan trọng đối với nhà nước, cơng cụ này giúp
tăng cường sự tin tưởng của người dân vào chính phủ và các cơ quan quản lý khi
nguyện vọng của người dân được thực thi. Trưng cầu ý dân cũng giúp tăng cường
tính hợp pháp và độ tin cậy trong các quyết định của nhà nước, quyết định sẽ mang
tính chất đại diện và phản ánh ý muốn của cộng đồng khi được đưa ra dựa trên ý
kiến của đa số người dân. Điều này làm tăng sự chấp nhận và tín nhiệm của cơng
chúng đối với nhà nước và quyết định. Trưng cầu ý dân góp phần nâng cao ý thức,
trách nhiệm chính trị của người dân. Cơng cụ này cịn khuyến khích người dân có
trách nhiệm với việc quyết định của mình, đặt ra các câu hỏi và đề xuất ý kiến để
đưa ra quyết định tốt nhất cho cộng đồng. Đây là bước đệm để chuẩn bị sẵn sàng

cho người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong tương lai, đảm
bảo tính khả thi và hiệu quả của các quy định được bạn hành45. Trưng cầu ý dân còn
giúp nhà nước giải quyết những tranh chấp hay khó khăn trong quá trình lập pháp,
“Hội thảo Luật trưng cầu ý dân, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, />hoi-thao-luat-trung-cau-y-dan-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien- 158599 (truy cập ngày 16/04/2023).
45
Đinh Nhã Phương (2014), Pháp luật về trưng cầu dân ý kinh nghiệm thế giới và một số gợi mở cho Việt
Nam, Trường Đại học Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 13.
44


20
bằng cách để người dân quyết định về những vấn đề mà các cơ quan nhà nước
không thể đạt được sự thống nhất hoặc có nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ, cuộc trưng
cầu ý dân Brexit năm 2016 tại Anh đã được tổ chức để giải quyết sự bế tắc trong
việc xác định tương lai của Anh trong Liên minh châu Âu. Vì vậy, trưng cầu ý dân
đóng vai trò quan trọng đối với nhà nước bằng cách tăng cường tính hợp pháp, tăng
cường sự tin tưởng, trách nhiệm và sự tham gia của người dân, giải quyết xung đột
và đảm bảo tính ổn định của xã hội.
Trưng cầu ý dân có vai trị rất quan trọng đối với người dân, vì đã cho phép
người dân có quyền tham gia vào quyết định chính trị và xã hội, tạo ra một cơ hội
để mọi người có tiếng nói và ảnh hưởng đến những vấn đề quan trọng trong cuộc
sống của họ. Trưng cầu ý dân cũng đặt trách nhiệm lên các nhà lãnh đạo chính trị và
chính phủ. Khi quyết định được đưa ra thông qua trưng cầu ý dân, những người
thuộc các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và chỉ được hành
động theo nguyện vọng của nhân dân. Điều này giúp đảm bảo rằng nhà lãnh đạo
phục vụ lợi ích và ý kiến của người dân một cách trung thực và trách nhiệm. Vì thế,
trưng cầu ý dân cung cấp một cơ chế quan trọng để người dân thể hiện ý kiến và
ảnh hưởng đến quyết định quan của đất nước.
1.4. Cách thức trưng cầu ý dân
Phương pháp trưng cầu ý dân thông qua bỏ phiếu kín là một phương thức

phổ biến, mà hiện nay thế giới áp dụng bao gồm các cách thức bỏ phiếu trực tiếp,
qua thư tín, qua internet hoặc kết hợp. Bằng cách này, người dân có thể tham gia
vào quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước một cách rõ ràng và công bằng.
Qua việc bỏ phiếu kín, người dân có quyền tự do biểu đạt ý kiến và đóng góp vào
quyết định chung, đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của quy trình trưng cầu ý
dân. Dưới đây là một số cách thức phổ biến:
1.4.1. Bỏ phiếu trực tiếp
Bỏ phiếu là cách thức trưng cầu ý dân được sử dụng phổ biến nhất trên thế
giới. Cách thức này được sử dụng để thu thập ý kiến trong các cuộc trưng cầu ý
kiến về các chính sách, đạo luật hoặc quyết định quan trọng khác của chính phủ, nó
cũng thường xun được sử dụng trong các cuộc bầu cử chính quyền. Người dân sẽ
được yêu cầu bỏ phiếu để chọn giữa những lựa chọn được nhà nước cung cấp.
Cách thức bỏ phiếu thường được tổ chức tại các trung tâm bỏ phiếu, trong đó
cử tri sẽ đến đó để bỏ phiếu. Các trung tâm bỏ phiếu thường được thiết lập trên toàn
quốc hoặc toàn khu vực trưng cầu để đảm bảo rằng người dân có thể tiếp cận với
q trình bỏ phiếu một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Trung tâm bỏ phiếu thường
được thiết lập trong các địa điểm thuận tiện, như trường học, phòng hội nghị, trung


×