Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ngành du lịch giữa việt nam và một số nướ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÙNG MINH VY
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI NGÀNH DU LỊCH
GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC

KHÓA LUẬN NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6 NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ - LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI NGÀNH DU LỊCH
GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC

GV HƯỚNG DẪN: ThS. HỒ HOÀNG GIA BẢO
SV THỰC HIỆN: PHÙNG MINH VY
LỚP: 96-QTL43(B).2
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1853401020321



TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên đang công tác
tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh là nơi đã đào tạo giáo dục tơi để có được
những kiến thức và kỹ năng quan trọng trong khoảng thời gian học tập ngành Quản trị Luật tại Trường, giúp tơi có thể làm việc hoặc thực hiện các dự định trong tương lai.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Hồ Hoàng Gia Bảo,
giảng viên hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi một
cách tận tình, tâm huyết trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến cô cố vấn học tập và tập thể lớp 96-QTL43(B) đã
cùng tôi trải qua khoảng thời gian học tập, rèn luyện đầy tích cực và tốt đẹp tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!

PHÙNG MINH VY


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Ý nghĩa

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

CCTM

Cán cân thương mại


CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IFS

Thống kê tài chính quốc tế

TMQT

Thương mại quốc tế

VND

Việt Nam đồng

AUD

Đồng Đô la Australia

JPY


Đồng Yên Nhật

MYR

Đồng Ringgit Malaysia

THB

Đồng Bạt Thái Lan

KRW

Đồng Won Hàn Quốc

TWD

Đồng Tân Đài tệ của Đài Loan


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Biến động TGHĐ danh nghĩa USD/VND trong giai đoạn 2008 – 2019…13
Bảng 2.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..................................... 25
Bảng 4.1: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho CCTM Australia – Việt Nam ....... 40
Bảng 4.2: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho CCTM Nhật Bản – Việt Nam ....... 40
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình ARDL cho CCTM Malaysia – Việt Nam ....... 41
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho CCTM Thái Lan – Việt Nam ....... 42
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho CCTM Hàn Quốc – Việt Nam ...... 43
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình ARDL cho CCTM Đài Loan – Việt Nam ....... 44
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho CCTM tổng hợp............................ 47

Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình ARDL cho lượng khách từ Australia .............. 49
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho lượng khách từ Nhật Bản ............. 49
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho lượng khách từ Malaysia ............ 50
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho lượng khách từ Thái Lan ........... 50
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho lượng khách từ Hàn Quốc ......... 51
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mơ hình ARDL cho lượng khách từ Đài Loan .......... 52


DANH SÁCH ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Đường cong J ................................................................................................ 11
Bảng 2.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 – 2019 ..................................... 13
Bảng 2.3: Lượng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2008 - 2019 ................................... 15
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 29


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.7. Kết cấu khóa luận .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................... 6
2.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ........... 6
2.1.1. Tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 6
2.1.2. Cán cân thương mại......................................................................................... 8
2.1.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ............................. 10
2.2. Thực trạng về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ngành du lịch Việt Nam .. 12

2.2.1. Diễn biến tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-2019.................................... 12
2.2.2. Diễn biến cán cân thương mại ngành du lịch trong giai đoạn 2008 – 2019.. 15
2.3. Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu ............................................................. 16
2.4. Đề xuất hướng nghiên cứu ................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 29
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 29
3.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................. 30
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 34
3.4. Phương pháp ước lượng....................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 39
4.1. Phân tích thống kê mơ tả dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 39
4.2. Phân tích kết quả ước lượng ................................................................................ 39
4.2.1. Tác động của tỷ giá song phương lên cán cân thương mại ........................... 39
4.2.2. Tác động của tỷ giá đa phương đến cán cân thương mại tổng hợp ............... 47
4.2.3. Tác động của tỷ giá song phương lên lượng du khách từ mỗi quốc gia đến
Việt Nam .................................................................................................................. 48
4.3. Thảo luận kết quả ................................................................................................. 55


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 63
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 63
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................. 65
5.2.1. Kiến nghị về tỷ giá hối đoái .......................................................................... 65
5.2.2. Kiến nghị về xây dựng và phát triển hoạt động du lịch ................................ 66
5.2.3. Kiến nghị về pháp luật................................................................................... 68
5.3. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 68
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 69


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong bức tranh kinh tế của thế giới hiện nay, du lịch được xem là một ngành kinh
tế lớn, chiếm vị trí trọng yếu. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới
năm 2019 (WTTC), ngành Du lịch & Lữ hành đã đóng góp 10,4% GDP tồn cầu và hơn
330 triệu việc làm. Dưới góc độ kinh tế, du lịch tạo ra việc làm cho người lao động, giúp
chuyển dịch và cân bằng cơ cấu kinh tế, đóng góp lớn cho GDP quốc gia, mang lại nguồn
thu cho ngân sách và thúc đẩy cho các ngành kinh tế liên quan. Dưới góc độ xã hội, du
lịch là hoạt động giúp con người nghỉ ngơi, thư giãn, hồi phục sức khỏe thể chất lẫn tinh
thần và là nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, phát triển du lịch là xu hướng tất yếu
của toàn thế giới.
Mang trong mình tiềm năng phát triển du lịch đa dạng hình thức, phong phú về nội
dung với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa độc đáo mang nét đặc
trưng riêng duy nhất của dân tộc, Việt Nam từ lâu đã chú trọng vào ngành công nghiệp
không khói này. Nhà nước ta cũng chú trọng vào cơng tác khai thác đầu tư ngành du lịch
một cách hiệu quả và bền vững. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 08NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam xác định tới năm
2030 kỳ vọng du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một động lực quan trọng
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đánh giá
về nỗ lực đạt được, Việt Nam đang dần khẳng định thương hiệu và vị thế trên thị trường
với hàng loạt danh hiệu cao quý về du lịch đã đạt được. Năm 2011, Vịnh Hạ Long được
công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Việt Nam đã 4 lần được
bình chọn là Điểm đến hàng đầu châu Á vào các năm 2018, 2019, 2021 và 2022. Tuy
nhiên, với bản chất là một ngành kinh tế tổng hợp và mang tính liên ngành, sự hiệu quả
của hoạt động ngành du lịch được đánh giá trên nhiều yếu tố. Mỗi quốc gia đều có những
tiêu chí riêng để đo lường hiệu quả hoạt động của ngành. Đối với Việt Nam, nước ta
thường chú trọng các chỉ số về lượng khách và tổng thu của ngành có đạt tăng trưởng
qua các năm. Báo cáo thường niên của Tổng cục Du lịch thường chủ yếu tổng kết trên
hai thơng số này. Trong đó, thông tin về lượng khách luôn được quan tâm hàng đầu bởi
1



đó là nền tảng cho việc thu thập và phân tích các chỉ số liên quan khác. Đặt trong bối
cảnh tồn cầu hóa hiện nay, du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng hàng đầu và thu hút khách
nước ngoài đến quốc gia đã trở thành đề tài thảo luận hàng đầu của ngành. Theo ghi nhận
của Ban Tuyên giáo Trung ương, trước đại dịch Covid-19, du lịch quốc tế chiếm tới 80%
số lượng hành khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam. Vì vậy, việc quan sát, nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế là vấn đề quan trọng. Do đó,
hàng loạt nghiên cứu ra đời để xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan có thể cải
thiện lượng du khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, CCTM là một nhân tố quan trọng
cần chú trọng nghiên cứu bởi tác động của CCTM là tác động mang tính vĩ mơ, khơng
chỉ giới hạn trong kinh tế ngành mà cịn ảnh hưởng cả nền kinh tế quốc gia trong bối
cảnh môi trường cạnh tranh toàn cầu. CCTM ngành du lịch là một thước đo quan trọng
đánh giá hiệu quả hoạt động du lịch, là cơ sở mang tính thực tế cao để phân tích xu hướng
du lịch và quan hệ song phương, đa phương giữa quốc gia và đối tác nước ngồi. Vì vậy,
quản lý CCTM du lịch là một nhiệm vụ đòi hỏi cần nghiên cứu và thực hiện đúng đắn.
TGHĐ luôn được xem là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại dịch
vụ quốc tế. Tác động của giá trị đồng tiền không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực tài chính
mà lan rộng đến hầu hết các vấn đề của đời sống. Sự việc Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
(FED) tăng lãi suất khiến cho tỷ giá đồng USD biến động mạnh trên thị trường thế giới,
kéo theo sự thay đổi trong chiến lược của các doanh nghiệp cũng như hành vi của người
tiêu dùng. Du lịch là một ngành dịch vụ mang tính quốc tế và chịu sự chi phối lớn của
TGHĐ. Những ảnh hưởng của tỷ giá đến dòng du lịch quốc tế mang tính thực tế cao và
được nhiều nhà kinh tế học khác đồng ý. Tuy nhiên, không phải mọi thành tố của ngành
du lịch đều chịu sự tác động của TGHĐ bởi du lịch tổng hòa cả đặc điểm kinh tế lẫn văn
hóa - xã hội, chịu nhiều chi phối của các yếu tố chủ quan từ người tiêu dùng sản phẩm
du lịch. Mối tương quan giữa TGHĐ và CCTM ngành du lịch - một yếu tố quan trọng
của ngành - là một chủ đề nghiên cứu quan trọng và cần được khai thác nhiều hơn. Việc
hiểu rõ về TGHĐ, quan hệ tác động của TGHĐ đối với CCTM ngành du lịch giúp cho
các nhà kinh tế học, các nhà hoạch định chính sách xác định mức TGHĐ có lợi và phù
hợp cũng như nhận biết những rủi ro từ sự biến động tỷ giá để có được những quyết định
đúng đắn, giúp tăng hiệu quả hoạt động ngành du lịch. Đồng thời, doanh nghiệp kinh

2


doanh dịch vụ du lịch và lữ hành cũng có thể căn cứ trên tình hình thực tế của tỷ giá và
dự báo trong tương lai để linh hoạt hơn trong kế hoạch, chuẩn bị các chiến lược phù hợp
với thực tế, tận dụng được cơ hội kinh doanh cũng như giải quyết các khó khăn, thách
thức.
Nhận thấy tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề về mối quan hệ giữa
TGHĐ đến CCTM ngành du lịch, tác giả đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tác
động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ngành du lịch giữa Việt Nam và một
số nước”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các vấn đề đặt ra, nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu:
i) Tìm hiểu về TGHĐ, CCTM ngành du lịch và cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa
hai nhân tố.
ii) Phân tích đánh giá thực nghiệm về tác động của TGHĐ đến CCTM ngành du
lịch giữa Việt Nam và một số nước trong giai đoạn 2008 – 2019 với số liệu thực tế thu
thập được.
ii) Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất những kiến nghị hữu ích để các nhà hoạch định
có những chính sách hợp lý nhằm đảm bảo CCTM phù hợp, đưa ra các giải pháp thực
tiễn hỗ trợ các doanh nghiệp thích ứng, tận dụng đư cơ hội cho các kế hoạch chiến lược
tương lai.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu được hướng đến là tác động của TGHĐ đến CCTM ngành
du lịch giữa Việt Nam và một số nước trong giai đoạn từ 2008 đến 2019. Trong đó,
CCTM được xác định bằng tỷ số giữa lượng du khách quốc tế đến Việt Nam và lượng
khách Việt Nam du lịch nước ngoài.
❖ Phạm vi nghiên cứu


3


+ Về nội dung:
TGHĐ có nhiều loại, nhiều cách thể hiện và đo lường. Trong nghiên cứu này, loại
tỷ giá được sử dụng là tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương để đánh giá tác
động đến CCTM ngành du lịch.
+ Về không gian
Nghiên cứu tập trung vào các quốc gia thuộc nhóm đứng đầu về lượng khách du
lịch đến Việt Nam, bao gồm sáu quốc gia và vùng lãnh thổ là Australia, Nhật Bản,
Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Đài Loan. Việc tính tốn tỷ giá thực đa phương cũng
tính tốn dựa trên rổ tiền tệ của sáu khu vực trên.
+ Về thời gian
Nghiên cứu thực hiện dựa trên bộ dữ liệu thu thập theo quý từ quý 1 năm 2008 đến
quý 4 năm 2019.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, TGHĐ có tác động đến CCTM ngành du lịch giữa Việt Nam và các nước
trong giai đoạn 2008 – 2019 hay không?
Thứ hai, tác động của tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương đến CCTM
ngành du lịch giữa Việt Nam với các nước giống nhau hay khác nhau?
Thứ ba, những giải pháp, kiến nghị nào giúp đảm bảo CCTM ngành du lịch Việt
Nam luôn giữ ở trạng thái tốt thông qua công cụ TGHĐ và các công cụ khác?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính thể hiện qua việc thu thập, thống kê thơng tin, cơng trình
nghiên cứu, số liệu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh thông tin, số liệu qua
các thời kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp áp dụng để phân
tích thơng tin, số liệu có được và tổng hợp một cách hệ thống.


4


Nghiên cứu định lượng sử dụng trong việc tính tốn các số liệu cần thiết, thực hiện
mơ hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) theo đúng trình tự.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá sự tác động của TGHĐ đến CCTM ngành du lịch giữa Việt
Nam và một số nước để từ đó đưa ra những kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách
lẫn các doanh nghiệp trong ngành.
Về mặt lý luận, khóa luận giúp làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm,
bản chất của TGHĐ và CCTM ngành du lịch, các lý thuyết về tác động của TGHĐ, về
CCTM và các nhân tố ảnh hưởng và đặc biệt là mối quan hệ giữa hai nhân tố trên.
Về thực nghiệm, nghiên cứu quan sát, đánh giá tác động thực tế của TGHĐ lên
CCTM du lịch thông qua số liệu thu thập được.
Từ đó, khóa luận đề xuất các kiến nghị phù hợp về việc điều chỉnh công cụ TGHĐ
phù hợp để đảm bảo CCTM và hoạt động kinh tế quốc gia ổn định và phát triển. Đồng
thời, nghiên cứu cũng giúp nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hai nhân tố, gợi mở
thêm các kế hoạch thích ứng khi có biến động tỷ giá hoặc tỷ giá ở trạng thái bất lợi cho
doanh nghiệp.
1.7. Kết cấu khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
2.1.1. Tỷ giá hối đoái
TGHĐ là một nhân tố quan trọng của TMQT và là một công cụ cơ bản để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế mở, hoạt động ngoại thương phát
triển cùng với sự luân chuyển nhộn nhịp của các dòng vốn quốc tế khiến cho ảnh hưởng
của TGHĐ lên các mặt đời sống xã hội càng sâu sắc.
TGHĐ có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới góc độ kinh tế,
TGHĐ là sự so sánh sức mua giữa các loại đồng tiền của các quốc gia, vùng lãnh thổ
khác nhau (Lê Quốc Ly, 2004). Trong khi đó, ở phương diện pháp lý, khoản 5 Điều 6
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định TGHĐ của Đồng Việt Nam là giá của một
đơn vị tiền tệ nước ngồi tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam. Mỗi khái niệm đều có
góc nhìn và cách thức diễn đạt khác nhau nhưng đều thể hiện được bản chất đang được
thừa nhận rộng rãi hiện nay: TGHĐ là giá cả của một loại đồng tiền được thể hiện bằng
một số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác.
Trải qua thời gian, TGHĐ được hình thành từ các cơ sở khác nhau tương quan với
các biến động kinh tế. Trong thời kỳ lưu thông tiền đúc kim loại, TGHĐ được xem là tỷ
lệ giữa hai trọng lượng kim loại thực tế của hai loại đồng tiền khác nhau được so sánh.
Đến thế kỷ XIX, chế độ bản vị vàng hối đoái thay thế chế độ lưu thơng tiền đúc kim loại.
Do đó, ngang giá vàng trở thành cơ sở hình thành TGHĐ. Tỷ giá giữa các loại tiền tệ
được xác định dựa trên tương quan so sánh hàm lượng vàng của tiền tệ với nhau. Sau
khi chế độ bản vị vàng bị sụp đổ, chế độ tiền dấu hiệu được sử dụng cho đến ngày nay.
Vì vậy, căn cứ để xác định TGHĐ là ngang giá sức mua của các loại đồng tiền
(Purchasing Power Parity – PPP). Trên cơ sở đó, TGHĐ được chia làm hai phương pháp
yết giá chủ yếu. Ở phương pháp yết giá trực tiếp, đồng ngoại tệ là đồng yết giá, thường
được cố định ở giá trị 1 và đồng nội tệ với vai trò là đồng định giá, sẽ biểu thị số lượng
đơn vị để thể hiện giá trị của đồng ngoại tệ. Đây là phương pháp yết giá được các quốc
gia sử dụng nhiều nên khá thông dụng. Việt Nam đã và đang sử dụng phương pháp yết
6



giá trực tiếp. Ngược lại, phương pháp yết giá gián tiếp cho thấy giá ngoại tệ của một đơn
vị đồng nội tệ. Ngoại tệ là đồng tiền định giá, thay đổi số đơn vị theo giá trị của đồng nội
tệ đang được cố dịnh đơn vị 1. Phương pháp yết giá này chỉ được một số quốc gia có
đồng tiền “mạnh” sử dụng như Hoa Kỳ, Australia, Vương quốc Anh,…
Như đã đề cập, TGHĐ được thảo luận dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Do đó, ở
mỗi góc độ, TGHĐ lại được phân loại theo những căn cứ khác nhau như phương tiện
thanh toán quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, thời điểm, phương thức trao
đổi,… Trong đó, dựa theo sự điều chỉnh của yếu tố CPI và số lượng đồng tiền được so
sánh, tồn tại bốn loại tỷ giá được sử dụng phổ biến. TGHĐ danh nghĩa là tỷ giá được sử
dụng trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, được niêm yết tại các ngân hàng, các tổ
chức có chức năng chun mơn. Bản chất của tỷ giá danh nghĩa là mức giá được sử dụng
để mua bán một loại tiền tệ bằng loại tiền tệ khác. Tỷ giá danh nghĩa bao gồm tỷ giá danh
nghĩa song phương – tỷ giá giữa một loại đồng tiền với một loại đồng tiền khác – và tỷ
giá danh nghĩa đa phương là tỷ giá giữa đồng nội tệ với một rổ tiền tệ từ nhiều nước,
thường được biểu thị dưới dạng chỉ số. Trong khi đó, TGHĐ thực là loại tỷ giá đã được
điều chỉnh bởi tương quan giá cả giữa trong nước và ngồi nước thơng qua các chỉ số
như lạm phát, CPI,… Tỷ giá thực chứa đựng sức mua của đồng nội tệ so với đồng tiền
khác nên thể hiện được giá trị thật sự của đồng tiền quốc gia với thế giới. Tương tự như
tỷ giá danh nghĩa, TGHĐ thực bao gồm tỷ giá thực song phương – tỷ giá thực giữa hai
loại đồng tiền từ hai quốc gia khác nhau – và tỷ giá thực đa phương là tỷ giá thực giữa
đồng nội tệ với một rổ tiền tệ của nhiều nước khác, cũng được biểu hiện dưới dạng chỉ
số. Bốn loại tỷ giá thường được sử dụng nhiều trong mậu dịch hàng ngày cũng như trong
nhiều nghiên cứu chuyên môn.
Nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế, TGHĐ được sử dụng như một công cụ
điều tiết khối lượng ngoại tệ trong lưu thông, chủ yếu thông qua chế độ tỷ giá mà quốc
gia áp dụng. Hiện nay, có ba chế độ tỷ giá được sử dụng phổ biến. Thứ nhất, chế độ
TGHĐ cố định là loại chế độ mà tỷ giá được cố định, khơng thay đổi. Sự duy trì của tỷ
giá giúp cho các hợp đồng TMQT xác lập được giá cả cố định, hỗ trợ cho việc ổn định
hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia nhưng thường tốn kém chi phí lớn và không phù

7


hợp với nền kinh tế thị trường hoạt động dựa trên cung cầu. Chế độ thứ hai là chế độ
TGHĐ thả nổi khi mà tỷ giá được xác định hoàn tồn dựa trên quy luật cung cầu thị
trường mà khơng có sự can thiệp của Nhà nước. Do đó, Nhà nước khơng tốn kém chi
phí cho hoạt động can thiệp. Tuy nhiên, do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nên các
hiện tượng mất giá, tăng giá đột ngột của tiền tệ dẫn đến biến động tỷ giá khiến cho hoạt
động của các doanh nghiệp có thể gặp rủi ro. Chế độ cuối cùng là chế độ TGHĐ linh
hoạt. Đây là loại chế độ kết hợp hài hòa các ưu điểm của hai chế độ có trước. Theo quy
định hiện hành, Việt Nam thừa nhận sử dụng loại chế độ này. Khoản 1 Điều 13 Luật
Ngân hàng Nhà nước 2010, khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 ghi nhận rõ
TGHĐ của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước. Theo đó, tỷ giá được hình thành dựa trên quy luật cung cầu
của thị trường và Nhà nước chỉ tác động gián tiếp khi có sự biến động lớn về tỷ giá. Việc
tác động vào chỉ số kinh tế này không phải là điều chỉnh trực tiếp theo quan điểm chủ
quan mà thông qua việc mua và bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Tham gia
vào thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam sẽ điều tiết khối lượng ngoại tệ trong lưu thơng để từ đó tác động vào tỷ giá, tạo
điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ đã đặt ra.
2.1.2. Cán cân thương mại
CCTM là một thành phần quan trọng của nền kinh tế mở, thể hiện chênh lệch giá
trị giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một giai đoạn xác
đinh. Xuất khẩu bao gồm hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, đươc bán ra ở nước
ngoài. Nhập khẩu ghi nhận những hàng hóa dịch vụ sản xuất ở nước ngồi và bán ra ở
trong nước. Thông thường, nếu hoạt động xuất khẩu có giá trị lớn hơn hoạt động nhập
khẩu thì CCTM được xem là thặng dư. Ngược lại, hoạt động nhập khẩu nhiều hơn hoạt
động xuất khẩu thì được gọi là cán cân thâm hụt. Khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và
nhập khẩu bằng 0, CCTM ở trạng thái cân bằng.
CCTM có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầu

hịa như hiện nay. CCTM cung cấp nhiều thông tin về hoạt động TMQT nói riêng và
hoạt động kinh tế nói chung. Trạng thái của CCTM giúp cho quốc gia nhìn nhận được
8


những thay đổi trong xuất nhập khẩu, sự chênh lệch giữa hai hoạt động trong những điểm
thời gian cụ thể, từ đó có những điều chỉnh, chiến lược phù hợp với nền kinh tế vĩ mô.
Chiều hướng vận động của cán cân cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng
dịch vụ, thể hiện khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế. Ngồi ra,
CCTM cũng là một dấu hiệu cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp nắm
bắt được xu hướng thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt, tình hình của CCTM ảnh hưởng
rất nhiều đến hoạt động đầu tư, tiết kiệm của quốc gia. Chính vì vậy, cần nghiên cứu,
phân tích CCTM để có được những chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, đảm bảo đất
nước phát triển ổn định, lâu dài.
Ngồi CCTM chung được tính từ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia,
mỗi ngành đều tự thu thập và tính tốn CCTM riêng để có những thay đổi điều chỉnh
phù hợp với tình hình. Tuy nhiên, tất cả các cán cân đều chịu ảnh hưởng từ một số yếu
tố chủ yếu. Nhân tố thu nhập quốc dân tác động trực tiếp đến chi tiêu nên chi phối mức
cầu của thị trường. Việc gia tăng thu nhập có thể khiến giá trị nhập khẩu có xu hướng
tăng lên do người tiêu dùng có thêm tài chính để tiếp cận với hàng hóa nước ngồi. Song
song đó, yếu tố TGHĐ có khả năng tác động đến cả hai đầu cán cân. Biến động giá trị
đồng nội tệ ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu và nhập khẩu, cộng hưởng với tốc độ thích
nghi và điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp khiến cho khối lượng
xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi, từ đó dẫn đến cán cân thay đổi theo hướng thâm hụt
hoặc thặng dư. Ngồi ra, các chính sách về kinh tế cũng như chính trị - xã hội của quốc
gia cũng là một nhân tố chi phối tình trạng của CCTM. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch
trong nước liên quan đến thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn,… có
thể khiến cho CCTM được cải thiện trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc giới hạn thương
mại nước ngồi có thể dẫn đến các động thái trả đũa từ các đối tác thương mại, từ đó tạo
ra hậu quả khôn lường, khiến cho các quan hệ thương mại bị tổn thương. Ngược lại, xu

hướng mở rộng thị trường thơng qua các hiệp định tự do thương mại có thể giúp gia tăng
xuất khẩu nhưng khiến cạnh tranh trong nội địa trở nên khốc liệt hơn. Vì vậy, việc tác
động vào các nhân tố ảnh hưởng để cải thiện CCTM cần được cân nhắc, xem xét thận
trọng, kỹ lưỡng.
9


2.1.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
TGHĐ là một nhân tố quan trọng chi phối trạng thái của CCTM. Các khía cạnh về
mối quan hệ giữa hai yếu tố kinh tế đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu, trong đó nổi
bật hai lý thuyết là lý thuyết về hiệu ứng Đường cong J và lý thuyết về Điều kiện
Marshall-Lerner.
❖ Lý thuyết về hiệu ứng Đường cong J
Khái niệm Đường cong J bắt nguồn từ Magee (1973) thông qua nghiên cứu của
ông về phản ứng của CCTM Hoa Kỳ trước sự mất giá của đồng USD vào năm 1971.
Vào thời điểm ấy, dù đồng USD giảm đến 15% nhưng CCTM của quốc gia vẫn khơng
có sự cải thiện đáng kể. Từ đó, Magee đã khám phá ra cách thức vận hành của CCTM
trước sự biến động của TGHĐ.
Theo lý thuyết về hiệu ứng Đường cong J, có một độ trễ nhất định trong phản ứng
của CCTM đối với sự thay đổi của TGHĐ. Khi đồng nội tệ giảm giá trị, hàng xuất khẩu
trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ trong khi hàng hóa nhập khẩu thì đắt đỏ do được
mua bằng nội tệ. Tuy nhiên, sự thay đổi về giá lại không thể ngay lập tức kéo theo sự
thay đổi về khối lượng. Các hợp đồng TMQT đã được ký kết ràng buộc các chủ thể tuân
thủ những điều khoản về lượng hàng hóa và tỷ giá xác lập. Trước xu hướng nhu cầu xuất
khẩu và hàng hóa nội địa tăng lên, không phải doanh nghiệp nào cũng ngay lập tức gia
tăng sản lượng bởi các hạn chế về nguồn lực, năng lực và khả năng tài chính. Đồng thời,
thi trường cũng phản ứng chậm đối với sự thay đổi của giá do người tiêu dùng cần có
thời gian nhận thức và điều chỉnh thói quen mua sắm của mình. Do đó, khối lượng hàng
hóa xuất khẩu và nhập khẩu ít thay đổi so với sự biến thiên của giá cả. Điều này khiến
cho hoạt động nhập khẩu tăng giá trị và xuất khẩu thì giảm, dẫn đến CCTM thâm hụt

trong ngắn hạn. Đến khi thời hạn của các hợp đồng cũ chấm dứt, hợp đồng mới được ký
kết và thay đổi điều khoản về tỷ giá và khối lượng giao dịch. Hàng hóa xuất khẩu của
quốc gia gia tăng do lợi thế cạnh tranh về giá. Doanh nghiệp cũng có thời gian chuẩn bị
để nâng cao năng lực, tận dụng được cơ hội thị trường. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng
cũng điều chỉnh theo sự biến động của giá cả, có xu hướng chuyển qua hàng nội địa để
tiết kiêm. Điều này dẫn đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu gia tăng còn hàng nhập khẩu
10


thì giảm xuống. Khi độ biến thiên của khối lượng cao hơn khoảng chênh lệch giá cả từ
tỷ giá khiến cho giá trị xuất khẩu nhiều hơn giá trị nhập khẩu, CCTM được cải thiện và
dần dần thặng dư trong dài hạn. Như vậy, sự gia tăng TGHĐ từ đồng nội tệ mất giá sẽ
khiến cho CCTM xấu đi trong ngắn hạn nhưng sẽ được cải thiện trong dài hạn. Sự thay
đổi của CCTM khi được thể hiện trên đồ thị có hình tựa như chữ cái J nên hiện tượng
này được gọi là Đường cong J, minh họa bởi hình 2.1.
CCTM

Đường cong J

Thặng dư

Thời gian
Thâm hụt

Hình 2.1. Đường cong J
❖ Lý thuyết về Điều kiện Marshall-Lerner
Điều kiện Marshall-Lerner là điều kiện về độ co giãn của cầu theo giá để tạo được
tác động tích cực đến CCTM. Hai nhà khoa học Alfred Marshall và Abba Lerner đã phát
hiện sự tồn tại của điều kiện nên tên của hai nhà khoa học đã được sử dụng để đặt cho
điều kiện này.

Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng để sự mất giá của đồng nội tệ có thể cải
thiện CCTM thì tổng độ co giãn theo giá của cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu phải lớn
hơn 1. Nếu không thỏa mãn được bất phương trình, các biến động tỷ giá khơng ảnh
hưởng tốt lên CCTM. Khi đồng nội tệ mất giá, TGHĐ mà ngoại tệ là đồng yết giá tăng
lên dẫn đến giá cả của hàng nhập khẩu leo thang trong khi hàng xuất khẩu lại rẻ hơn.
Tổng độ co giãn của cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu lớn hơn 1 chứng tỏ cầu co giãn
nhiều theo giá, cầu sẽ thay đổi theo độ biến thiên của giá. Người tiêu dùng thay đổi hành
vi trước áp lực về giá dẫn đến khối lượng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay
11


đổi. Lượng hàng xuất khẩu tăng lên do ưu thế về giá, lượng hàng nhập khẩu giảm xuống
do người tiêu dùng chuyển qua sử dụng hàng nội địa. Giá trị xuất khẩu gia tăng nhiều
hơn lượng giá trị của nhập khẩu khiến cho cán cân tốt hơn. Ngược lại, nếu tổng độ co
giãn của cầu xuất khẩu và cầu nhập khẩu khơng thỏa mãn Điều kiện Marshall-Lerner thì
CCTM khơng thể cải thiện bởi TGHĐ. Độ co giãn của cầu theo giá thấp cho thấy khách
hàng không quá sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng trước sự thay đổi giá cả. Nguyên
nhân của hiện tượng này có thể là do mức độ sẵn có của các loại hàng hóa thay thế không
cao nên giới hạn lựa chọn của người tiêu dùng hoặc cũng có thể do phân khúc khách
hàng của loại hàng hóa là những người có khả năng tài chính nên khơng quan tâm sự
thay đổi của giá cả,… Chính vì người tiêu dùng khơng thay đổi quyết định mua sắm nên
khiến cho khối lượng tiêu thụ của hàng xuất khẩu và nhập khẩu khơng thay đổi. Do đó,
giá trị xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi theo giá cả. Vì giá nhập khẩu tăng lên nên CCTM
thâm hụt.
Như vậy, Điều kiện Marshall-Lerner thể hiện sự tác động của TGHĐ lên CCTM
với tiền đề về tổng độ co giãn của cầu xuất khấu và cầu nhập khẩu, trong đó tổng này
phải lớn hơn một. Khi thỏa mãn điều kiện, tồn tại mối quan hệ tích cực giữa sự gia tăng
của tỷ giá và CCTM. Ngược lai, khi bất phương trình về điều kiện khơng xảy ra, TGHĐ
có thể tác động bất lợi lên CCTM hoặc khơng có bất kỳ ảnh hưởng nào.
2.2. Thực trạng về tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ngành du lịch Việt Nam

2.2.1. Diễn biến tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-2019
Dưới chế độ TGHĐ linh hoạt, tỷ giá của đồng Việt Nam vận động theo quy luật
cung cầu của thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Theo dịng chảy kinh tế, TGHĐ
biến động trước các sự kiện của thị trường. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn tỷ giá USD/VND
để phân tích giá trị của đồng nội tệ trong giai đoạn 2008 – 2019 bởi đồng USD được xem
là loại đồng tiền có tính đại diện cao nên việc so sánh tương quan giá trị với đồng USD
sẽ có thể thể hiện được giá trị của đồng nội tệ với thị trường thế giới. trong giới hạn nhất
định.

12


Bảng 2.1. Biến động TGHĐ danh nghĩa USD/VND trong giai đoạn 2008 – 2019
Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tỷ giá (VND)*

16,302


17,065

18,613

20,510

20,828

20,933

Thay đổi (%)**

-

4.68

9.07

10.19

1.55

0.50

2014

2015

2016


2017

2018

2019

Tỷ giá (VND)*

21,148

21,698

21,935

22,370

22,602

23,050

Thay đổi (%)**

1.03

2.60

1.09

1.98


1.04

1.98

Năm

Nguồn: *World Bank, giá cuối năm, **Tự tính tốn dựa trên dữ liệu
Tính đến cuối năm 2019, tỷ giá đã tăng hơn 40% so với thời điểm năm 2008. Từ
bảng kết quả, có thể thấy TGHĐ danh nghĩa USD/VND tăng dần qua các năm nhưng tốc
độ tăng trưởng các năm không đều, tạo thành hai xu hướng chủ yếu. Trong giai đoạn
2008 – 2011, TGHĐ danh nghĩa USD/VND tăng nhanh với biên độ lớn. Tuy nhiên, từ
năm 2012, tốc độ tăng trưởng của tỷ giá giảm xuống đột ngột gần 10 lần và tiếp tục duy
trì ổn định ở mức từ 1 % - 2% hàng năm.
Hình 2.2. Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 - 2019
25000

20000

15000

10000

5000

0
2008

2009


2010

2011

2012

2013
NER

2014

2015

2016

2017

2018

2019

RER

Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu tỷ giá danh nghĩa USD/VND và CPI từ IFS
13


Trong khi đó, tỷ giá thực USD/VND có sự điều chỉnh của CPI biến động ngược
chiều so với tỷ giá danh nghĩa. Qua các năm, tỷ giá thực đều giảm dần và giảm nhiều
nhất trong giai đoạn từ 2010 – 2014. Tỷ giá thực tăng nhẹ vào năm 2015 và ổn định cho

đến năm 2019. Hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu năm
2008 – 2009 đã ảnh hưởng lên tình hình kinh tế Việt Nam, tác động mạnh đến chỉ số lạm
phát và TGHĐ. Điều đó đã khiến giá trị đồng nội tệ giảm mạnh từ năm 2010 và dần phục
hồi sau một khoảng thời gian. Từ đồ thị diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, có thể
thấy hai loại tỷ giá có sự chênh lệch nhau, chứng minh tồn tại hoạt động điều hành tỷ giá
gián tiếp của Nhà nước thơng qua các cơng cụ tài khóa và tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá
danh nghĩa của đồng nội tệ. Việc gặp nhau ở điểm thời gian 2010 là do kỳ gốc của chỉ
số CPI năm 2010 lấy giá trị 100.
Mặc dù có sự chênh lệch về giá trị nhưng bản chất tỷ giá là một chỉ số kinh tế được
xác định dựa trên giá trị của các loại tiền tệ nên bất kỳ loại tỷ giá nào cũng bị chi phối
bởi các yếu tố liên quan đến tiền tệ và tài chính. Lạm phát được xem là nhân tố hàng đầu
tác động đến tỷ giá. Chỉ số lạm phát liên quan trực tiếp đến giá trị của đồng nội tệ nên
mỗi biến động của lạm phát đều gây ảnh hưởng lớn lên TGHĐ của quốc gia. Mặt khác,
các chính sách tài khóa thắt chặt hay mở rộng với mục đích điều tiết khối lượng tiền
trong lưu thơng cũng khiến cho sức mua của đồng tiền nội tệ bị tác động, từ đó chi phối
TGHĐ. Bên cạnh các yếu tố kinh tế, các nhân tố về chính trị - xã hội cũng gây ảnh hưởng
sâu sắc lên TGHĐ. Dịch bênh, thiên tai, chiến tranh, bất ổn chính trị,… đều có sự liên
hệ mật thiết đến biến động tỷ giá. Ngược lại, biến động TGHĐ lại tác động mạnh đến
nhiều yếu tố quan trọng của nền kinh tế như CCTM, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu
hướng tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư,… Chính vì thế, việc thu thập, phân tích dữ liệu và
dự báo xu hướng của tỷ giá có vai trị to lớn, hỗ trợ phịng tránh rủi ro tỷ giá, giảm thiểu
tổn thất từ các biến động cũng như giúp các doanh nghiệp lẫn quốc gia có thể đối phó
được khó khăn, thách thức mà tận dụng được cơ hội, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì thế, tỷ
giá và biến động phức tạp của tỷ giá luôn là đề tài nghiên cứu quan trọng và được quan
tâm nhiều.

14


2.2.2. Diễn biến cán cân thương mại ngành du lịch trong giai đoạn 2008 – 2019

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Theo Báo cáo thường niên
năm 2019 của ngành du lịch, tổng thu từ ngành đạt 755 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,2% GDP
cả nước. Trong đó, doanh thu từ du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7%. Qua
các năm, hoạt động du lịch quốc tế ngày càng phát triển đem lại nguồn lợi lớn cho đất
nước cũng như thúc đẩy quan hệ của Việt Nam và thế giới. Sự gia tăng lượng khách Việt
Nam du lịch nước ngoài cho thấy chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng
cao. Trên cơ sở đó, du lịch Việt Nam cần có chiến lược phát triển phù hợp, bền vững để
gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, cải thiện du lịch nội địa cũng như
thu hút khách du lịch quốc tế. Trước mục tiêu đó, CCTM ngành du lịch cần được nghiên
cứu, phân tích một cách cụ thể, chi tiết bởi trạng thái cán cân cung cấp nhiều thông tin
giá trị. CCTM ngành du lịch được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó,
chỉ số về lượng khách là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đây cũng là cách thức phổ biến
và chủ yếu để thể hiện CCTM ngành du lịch trong các nhiều nghiên cứu.
Hình 2.3. Lượng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2008 - 2019
20000

18009

18000

15498

16000

12922

Nghìn lượt

14000
12000


10013

10000
8000
6000 4236
4000
2000

5050

6014

6848

7874

7572

7944

3747

376.1 455.7 433.4

461

404.5 390.7 429.6

493


588.8 698.3 777.9 844.8

0
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Năm
Khách QT du lịch VN


Khách VN du lịch nước ngoài

Nguồn dữ liệu: World Bank, Tổng cục Thống kê
Trong giai đoạn 2008 – 2019, lượng du khách quốc tế du lịch Việt Nam và lượng
khách Việt Nam du lịch nước ngoài đều có xu hướng tăng. Lượng du khách quốc tế tăng
15


trưởng với tốc độ cao nhưng tốc độ không đều. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế và dịch cúm A/H1N1, lượng du khách quốc tế giảm. Từ năm 2010 đến 2014, số
lượng khách phục hồi với mức tăng bình quân 7,6%/năm. Trong giai đoạn 2015 – 2019,
tổng số lượt khách tăng cao với tốc độ nhanh, đạt tăng trưởng bình qn 22,7%/năm.
Song song đó, lượng du khách Việt Nam ra nước ngồi cũng có xu hướng tăng qua các
năm. Tổng số lượt khách tăng 2,3 lần từ 376 nghìn lượt (năm 2008) lên 845 nghìn lượt
(năm 2019). Mặc dù tốc độ tăng trưởng của lượng khách Việt Nam du lịch nước ngồi
khơng cao bằng lượng khách quốc tế du lịch Việt Nam nhưng xu hướng tăng dần ổn định
của yếu tố này là một dấu hiệu tích cực cho ngành du lịch Việt Nam. Như vậy, có thể
thấy trong giai đoạn 2008 – 2019, hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam tăng trưởng
tốt và có xu hướng tiếp tục phát triển. CCTM về lượng khách du lịch nghiêng về khách
du lịch nước ngoài ghé thăm Việt Nam với độ chênh lệch lớn. Qua đó có thể thấy Việt
Nam có sức hút đối với khách du lịch quốc tế và lợi thế này cần được phát huy để đem
lại nguồn lợi cho đất nước.
2.3. Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu
Ngành du lịch đang được xem là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế ở nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trong tương quan với nguồn lực của quốc
gia nhằm khai thác, đầu tư ngành cơng nghiệp khơng khói này một cách hiệu quả nhất,
trong đó khơng thể nhắc đến yếu tố TGHĐ. Sự xuất hiện của khái niệm “Đường cong J”
và “Điều kiện Marshall – Lerner” đã mở ra một loạt nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm tác

động của TGHĐ đến hoạt động thương mại dịch vụ nói chung và đến ngành du lịch nói
riêng. Tuy nhiên, điều đặc biệt là kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm lại có nhiều
mâu thuẫn. Kết luận nghiên cứu có thể là tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực hoặc
thậm chí là khơng có sự ảnh hưởng nào từ TGHĐ lên hoạt động du lịch. Đến hiện nay,
các quan điểm khác biệt về mối liên hệ tương quan giữa hai yếu tố này vẫn cịn tồn tại
và chưa có sự thống nhất, chủ yếu hình thành hai xu hướng chung: TGHĐ khơng có tác
động đến hoạt động du lịch và TGHĐ có tác động đến hoạt động du lịch.

16


Một trong những kết luận được đưa ra sớm nhất về mối quan hệ khơng hình thành
giữa TGHĐ và hoạt động du lịch là do Stetphen và Christine (1987) đưa ra thơng qua
cơng trình nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố kinh tế đến lượng khách du lịch từ
các nước châu Âu đến Đức và Anh. Stetphen và cộng sự cho rằng TGHĐ không thể là
một biến độc lập hồn chỉnh vì TGHĐ chỉ là một phương thức phản ánh tương đối tỷ lệ
lạm phát của một quốc gia nên tác động của tỷ giá đã được tích hợp vào các biến độc lập
khác về giá. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa TGHĐ trở thành biến độc lập để kiểm
tra thực nghiệm. Kết quả cho thấy đối với nhu cầu du lịch quốc tế của Đức, biến TGHĐ
chỉ có ý nghĩa thống kê với du khách đến từ Áo và Italy nhưng mức độ chênh lệch rất
lớn. Nếu 1% thay đổi trong TGHĐ sẽ dẫn đến lượng khách đến Đức từ Áo tăng 2,127%
nhưng chỉ 0,2% đối với trường hợp của Italy. Trái ngược lại, trong phần nghiên cứu nhân
tố ảnh hưởng lượng khách du lịch quốc tế đến Anh thì tác động của TGHĐ là rất nhỏ và
khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, Stetphen và Christine đã cho thấy TGHĐ có thể
khơng thật sự tác động đến hoạt động du lịch.
Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi Vanegas và Croes (2000) để kiểm chứng
mối quan hệ giữa TGHĐ và nhu cầu du lịch của người Mỹ đối với vùng lãnh thổ Aruba
trong giai đoạn 1975 – 1996. Nghiên cứu này được xem là cơng trình nghiên cứu thực
nghiệm đầu tiên để ước tính độ ảnh hưởng của thu nhập, giá cả và TGHĐ đối với du lịch
của Aruba, từ đó có thể có những dự báo chính xác về nhu cầu du lịch, làm cơ sở cho

chiến lược đầu tư và phát triển du lịch của vùng lãnh thổ đặc biệt này. Kết quả nghiên
cứu cho thấy biến TGHĐ gần như khơng có ý nghĩa thống kê đối với nhu cầu du lịch từ
Mỹ đến Aruba nên lượng du khách Hoa Kỳ đến vùng Aruba không bị ảnh hưởng bởi
TGHĐ.
Quadri và Zheng (2010) đã xem xét lại mối quan hệ giữa TGHĐ và lượng khách
quốc tế dưới một cách tiếp cận mới thơng qua trường hợp của Italy. Nhóm nghiên cứu
quan sát trên dữ liệu lượng khách quốc tế đến Italy hàng tháng và TGHĐ tương ứng giữa
đồng Euro với đồng tiền các nước trong giai đoạn từ tháng 02/2004 đến tháng 07/2009.
Điều đặc biệt trong nghiên cứu này là biến TGHĐ đã được loại bỏ yếu tố mùa vụ trước
khi được thực hiện nghiên cứu. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có 8 trong 19 nước tồn tại
17


×