Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Pháp luật về kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NAM PHƢƠNG

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT GIAO DỊCH
NGOẠI TỆ TIỀN MẶT

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế - Mã số: 60.38.50

Ngƣời hƣớng dẫn: TIẾN SỸ NGUYỄN VĂN VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Tồn bộ nội dung trình bày là kết quả do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sỹ Nguyễn Văn Vân. Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về
lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Nam Phương


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI TỆ VÀ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ TIỀN MẶT .. 8
1.1. Khái quát về ngoại tệ ....................................................................................................


1.1.1. Khái niệm ngoại tệ và ngoại tệ tiền mặt .................................................................... 8
1.1.2. Sự khác biệt giữa ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản .............................. 12
1.1.3. Chức năng, vai trò của ngoại tệ.. ............................................................................ 15
1.1.4. Đồng ngoại tệ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế hiện nay ....................... 18
1.1.5. Lý luận về quyền sở hữu ngoại tệ tiền mặt của cá nhân, tổ chức và các quy
định pháp luật về hạn chế việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân, tổ chức .............. 19
1.2. Khái quát về giao dịch ngoại tệ tiền mặt ................................................................ 22
1.2.1. Khái niệm giao dịch ngoại tệ tiền mặt..................................................................... 22
1.2.2. Chủ thể tham gia giao dịch ngoại tệ tiền mặt ......................................................... 24
1.2.3. Các hình thức giao dịch ngoại tệ bằng tiền mặt ..................................................... 32
1.3. Sự cần thiết phải kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt ........................................ 49
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT GIAO DỊCH

NGOẠI TỆ TIỀN MẶT VÀ HƢỚNG HỒN THIỆN ................................................... 49
2.1. Nội dung pháp luật về cơ chế phối hợp kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền
mặt và chế tài áp dụng đối với vi phạm .............................................................................
2.1.1. Cơ chế phối hợp kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt .......................................... 49
2.1.2. Chế tài áp dụng đối với vi phạm.............................................................................. 52
2.2. Chính sách quản lý ngoại hối và hệ thống văn bản pháp luật ngoại hối của
Việt Nam qua từng giai đoạn. ......................................................................................... 56
2.2.1.Giai đoạn trước khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa (1988) ....................... 56
2.2.2. Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến trước khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực
(1988-1997). ...................................................................................................................... 56
2.2.3. Giai đoạn từ 1998-2001. ......................................................................................... 58
2.2.4. Giai đoạn từ 2002 – 2007. ....................................................................................... 59
2.2.1.5. Giai đoạn từ 2008 đến nay ................................................................................... 60
2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt ............ 60



2.3.1. Thực trạng kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt. ................................... 61
2.3.2. Thực trạng kiểm soát giao dịch thu đổi ngoại tệ tiền mặt. ...................................... 64
2.3.3. Thực trạng kiểm soát giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại
tệ tiền mặt. ......................................................................................................................... 66
2.3.4. Thực trạng kiểm soát việc gửi tiết kiệm và rút ngoại tệ tiền mặt. ........................... 69
2.4. Giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch
ngoại tệ tiền mặt ............................................................................................................... 73
2.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt ....... 73
2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát giao dịch thu đổi ngoại tệ tiền mặt .......... 75
2.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ
tiền mặt .............................................................................................................................. 77
2.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát giao dịch huy động - cho vay ngoại
tệ tiền mặt .......................................................................................................................... 79
2.4.5. Nâng cao hiệu quả kiểm sốt ngoại tệ tiền mặt trên cơ sở hồn thiện quy định
pháp luật về quản lý ngoại hối, tăng cường các biện pháp chế tài, thanh tra, kiểm
tra việc áp dụng pháp luật của các đối tượng có liên quan .............................................. 81
2.4.6. Các giải pháp khác. ................................................................................................. 84
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ thứ 21, xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng trở nên
mạnh mẽ và là tiến trình phát triển khơng thể đảo chiều ngược lại. Từ đó đã đặt ra
nhiều kỳ vọng và mở ra nhiều cơ hội, thách thức cho những quốc gia có nền kinh tế
kém phát triển như Việt Nam.

Thật vậy, kể từ thời điểm thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới,
nước ta đã đón nhận nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như thu hút được
rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia trên khắp thế giới đổ về. Đây chính là một
trong những địn bẩy tốt để Việt Nam có thể thực hiện được giấc mơ ―hóa rồng‖ của
mình.
Có thể nói, tất cả các nguồn vốn dưới hình thái nội tệ hay ngoại tệ đều hết sức
cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nội tệ và ngoại tệ cùng lưu thông
song hành trên thị trường và cùng tác động qua lại, gây ảnh hưởng lẫn nhau. Ngoại tệ
có thể góp phần ổn định giá trị của nội tệ, nhưng ngoại tệ cũng có thể làm cho đồng
nội tệ mất giá, giảm đi vai trò, chức năng cơ bản của mình.Vì thế, để đạt được mục
tiêu bình ổn giá cả, kềm chế lạm phát và duy trì sự tăng trưởng kinh tế của đất nước,
Chính phủ các quốc gia buộc lịng phải kiểm sốt q trình lưu thơng của các luồng
tiền tệ, bao gồm cả ngoại tệ lẫn nội tệ.
Trên thực tế, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực rất
lớn trong việc kiểm soát ngoại tệ bằng hàng loạt các biện pháp hành chính và kinh tế,
cụ thể như: điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, thực hiện các biện pháp can thiệp,
bình ổn thị trường ngoại tệ và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường tự
do… Chỉ trong thời gian ngắn, một loạt các văn bản pháp lý quan trọng đã được ban
hành1, là minh chứng điển hình cho sự quyết tâm kiểm soát thị trường ngoại tệ của
Chính phủ.
Tuy nhiên, các động thái mạnh mẽ đó vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi.
Dường như việc thắt lại thị trường ngoại tệ không tuân theo quy luật cung - cầu, càng
làm tình hình ngoại tệ thêm căng thẳng và tạo thêm nhiều nguy cơ rủi ro trong quản lý
ngoại hối. Bằng chứng là Nhà nước vẫn chưa thể xóa bỏ tình trạng đơ la hóa đã diễn ra
từ nhiều thập kỷ qua. Trên thực tế, hiện tượng mua bán, trao đổi, thanh tốn, niêm yết,
1

Ví dụ như: Thông tư 07/2011/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng; Quyết định 750/QĐ-NHNN về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng;
Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 202/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh

vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng…


2

quảng cáo bằng dịch ngoại tệ tiền mặt bất hợp pháp vẫn diễn ra trên thị trường tự do
với số lượng ngày càng lớn.
Mặc dù thực trạng trên đã có từ lâu nhưng cho đến nay, nó vẫn là vấn đề mang
tính thời sự, khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng quản lý ngoại
hối, của giới nghiên cứu khoa học pháp lý, kinh tế, tài chính…, mà cịn nhận được sự
chú ý theo dõi của toàn xã hội, nhất là trong bối cảnh vàng và ngoại tệ liên tục có sự
thay đổi, mất ổn định như hiện nay.
Nhận thấy tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả
mạnh dạn chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH NGOẠI TỆ
TIỀN MẶT” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học. Làm rõ cơ sở lý luận, khái quát về
ngoại tệ, thị trường ngoại tệ và các loại hình giao dịch ngoại tệ tiền mặt, nêu lên thực
trạng áp dụng pháp luật để từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc kiểm soát giao
dịch ngoại tệ tiền mặt, chính là mục tiêu và động lực của tác giả trong việc xây dựng
cơng trình nghiên cứu khoa học này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã trình bày, kiểm sốt ngoại tệ là một nhu cầu bức thiết phát sinh đã từ rất
lâu, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, chính sách pháp luật về kiểm soát
ngoại tệ tiền mặt trở thành đề tài tốn khá nhiều giấy mực của các cơ quan chức năng và
nhận được sự quan tâm của đông đảo thành phần trong xã hội. Trên các phương tiện
thông tin đại chúng luôn cập nhật hàng ngày những tin tức liên quan đến vàng, ngoại
tệ và trên các diễn đàn pháp luật, tài chính, ngân hàng đều có những bài viết liên quan
đến chúng.
Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của tác giả, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa
có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài pháp luật kiểm sốt giao dịch ngoại tệ
tiền mặt. Có lẽ do việc kiểm soát ngoại tệ tiền mặt nằm trong u cầu kiểm sốt ngoại

tệ nói chung, vì vậy, chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên biệt về đề tài này mà chỉ
đề cập đến như một khía cạnh nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu của mình.
Dưới góc độ kinh tế- tài chính, hiện có một số tác giả đã đề cập một cách gián
tiếp đến vấn đề này trong các cơng trình nghiên cứu của mình. Điển hình như Luận án
tiến sỹ kinh tế ―Hồn thiện cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập ở
Việt Nam hiện nay (Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh – năm 2009) của tác giả Hồng
Cơng Gia Khánh, có đề cập đến sự cần thiết phải quy định các hạn chế đối với giao
dịch ngoại hối và có đưa ra đánh giá tình hình hoạt động của thị trường ngoại hối tại
Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời, có dẫn chứng các kinh nghiệm quản lý ngoại


3

hối của Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung đề cập đến khía cạnh
tỷ giá hối đối mà khơng đề cập đến ngoại tệ tiền mặt; đồng thời, các đề xuất, kiến
nghị khơng mang tính pháp lý.
Dưới hình thức giáo trình, sách tham khảo có các nghiên cứu: ―Thị trường
ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh‖ của tác giả Nguyễn Văn Tiến 2 (năm 2010) hoặc
―Lý thuyết tài chính - Tiền tệ của tác giả Lê Thị Mận (năm 2010)3. Tuy nhiên, các sách
này tập trung nghiên cứu các giao dịch ngoại tệ dưới góc độ nghiệp vụ ngân hàng mà
khơng chun sâu về khoa học pháp lý của các vấn đề liên quan đến thị trường ngoại
hối.
Dưới góc độ pháp lý, tác giả chưa tìm thấy cơng trình nghiên cứu từ bậc cao
học trở lên liên quan đến pháp luật kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt. Còn ở bậc cử
nhân, tác giả ghi nhận một số đề tài như:
- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật ―Pháp luật về quản lý ngoại tệ tại các ngân
hàng thương mại‖ của Nguyễn Xuân Phương (năm 2004),
- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật ―Pháp luật về thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng. Thực trạng và hướng hoàn thiện‖ của Nguyễn Thị Phương Thảo (năm 2002),
- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật ―Pháp luật về thị trường ngoại hối Việt

Nam. Thực trạng và hướng hoàn thiện‖ của Nguyễn Thanh Tú (năm 2001)...
Các đề tài trên tuy có đề cập đến ngoại tệ và các chính sách pháp luật về quản
lý ngoại hối của Việt Nam, tuy nhiên, các luận văn này phần nào bị hạn chế về quy
mô, cũng như nội dung nghiên cứu đã khơng cịn phù hợp trong bối cảnh hiện nay nữa.
Bên cạnh đó, có một số bài viết trên các diễn đàn kinh tế, tạp chí khoa học cũng
như trên một số website điện tử của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương với nội
dung liên quan đến vấn đề trên. Ví dụ như:
- Bài viết ―Điều chỉnh tỷ giá – bước đi nhạy bén trong chiến lược ổn định
kinh tế vĩ mô‖ của Thanh Hương, đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng (số 16, năm 2010);
- Bài viết ―Một vài suy nghĩ về tính hiệu quả của đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức
tín dụng‖ của Nguyễn Thị Sương Thu, đăng tải trên Tạp chí Ngân hàng (Số 01+02,
năm 2011),

2
3

Nguyễn Văn Tiến (2010), Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Lê Thị Mận (2010), Lý thuyết tài chính - Tiền tệ, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.


4

- Bài viết ―Ảnh hưởng Đơ la hố đối với nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập‖
của Vương Xuân Nguyên, đăng tải trên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại (Số 08,
năm 2011)…
Nhìn chung, các bài viết trên phần nào đề cập đến một vài khía cạnh có liên
quan, mà khơng đi sâu vào vấn đề kiểm sốt giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu thêm một số bài viết của các tác giả nước ngồi,
liên quan đến vấn đề kiểm sốt ngoại tệ, chống đơ la hóa ở nhiều quốc gia, chẳng hạn
như:

Blake LeBaron and Rachel McCulloch (2000), ―One Country, One Currency?
Dollarization and the Case for Monetary Outsourcing‖, The Gleacher Center,
Graduate School of Business, University of Chicago.
Nombulelo Duma1 (2011), ―Dollarization in Cambodia: Causes and Policy
Implications‖, IMF Working Paper Asia and Pacific Department.
Các bài viết trên đã chỉ ra nguyên nhân và mô tả diễn biến tình hình đơ la hóa
tại các quốc gia có tỷ lệ đơ la hóa cao (như Ecuador và Cambodia). Đây là những
nguồn tài liệu tham khảo thú vị để tác giả có cái nhìn sâu, xa hơn về vấn đề này. Tuy
nhiên, lại một lần nữa, những bài viết này không đề cập nhiều đến vấn đề kiểm sốt
giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
Tóm lại, có thể thấy rằng, mặc dù kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt là một
đề tài khá nóng bỏng nhưng chưa được nghiên cứu sâu, rộng một cách hoàn chỉnh,
chuyên biệt. Do vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả là công trình khoa học đầu tiên (ở
hệ đào tạo sau đại học) hệ thống lại toàn bộ quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch
ngoại tệ tiền mặt tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, hiện tượng ―đơ la hóa‖ đang trở
thành đề tài tốn khá nhiều giấy mực của giới nghiên cứu và nhận được sự quan tâm
đặc biệt của Nhà nước và xã hội, bởi nó đã và đang gây nguy hại đối với nền kinh tế
nói chung, cũng như đối với hoạt động quản lý ngoại hối nói riêng. ―Đơ la hóa‖ thực
chất là hiện tượng đồng ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng nội
tệ trong toàn bộ hoặc trong một số chức năng tiền tệ. Do vậy, một trong những biện
pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trên là làm cách nào kiểm soát được giao dịch
ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là đối với những giao dịch ngoại tệ tiền mặt đang
ngày càng trở nên bất ổn, khó kiểm sốt và đang có chiều hướng gia tăng trên thị
trường tự do.


5


Đề tài luận văn của tác giả chính là cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý
trong việc hệ thống các văn bản và quy định pháp luật quản lý ngoại tệ tiền mặt, nêu
lên thực trạng áp dụng pháp luật, đánh giá về kết quả đạt được và những mặt tồn tại,
hạn chế, để từ đó, đi đến mục tiêu chính của đề tài là đề xuất các nhóm giải pháp cụ
thể trong việc kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt, từ đó xây dựng những bước đi cụ
thể trên lộ trình chống đơ la hóa của Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quy định pháp luật liên quan việc kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
- Thực trạng áp dụng pháp luật kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt tại Việt
Nam.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu.
Vì đây là đề tài luận văn thạc sỹ luật kinh tế, nên tác giả không đi sâu nghiên
cứu các loại hình giao dịch ngoại tệ dưới góc độ nghiệp vụ ngân hàng, mà chỉ tập
trung nghiên cứu 04 hình thức giao dịch ngoại tệ tiền mặt cơ bản và phổ biến hiện nay
là: mua bán; thu đổi; thanh toán; gửi tiết kiệm và rút ngoại tệ tiền mặt.
Mặc dù phạm vi của đề tài thu hẹp trong hình thức ngoại tệ tiền mặt; tuy nhiên,
do ranh giới giữa ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản khá mong manh, việc
kiểm sốt ngoại tệ tiền mặt khơng thể nằm ngồi phạm vi kiểm sốt ngoại tệ nói
chung, nên trong q trình phân tích, đơi khi, tác giả sẽ khơng tách bạch hai hình thức
này mà đề cập đến ngoại tệ nói chung. Điều này khơng làm ảnh hưởng đến phạm vi
nghiên cứu chính của đề tài mà sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn tổng qt hơn, dễ
đối chiếu, so sánh hơn.
Ngoại tệ bao gồm đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu
và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (như đồng
Euro Châu Âu, đồng Yên Nhật). Tuy nhiên, do USD (đô la Mỹ) là đồng tiền được sử
dụng rộng rãi nhất trong các giao dịch kinh tế quốc tế, và mục tiêu của đề tài là hướng
đến khắc phục tình trạng đơ la hóa nền kinh tế. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, đồng
ngoại tệ được tập trung nghiên cứu là USD Mỹ.
Phƣơng pháp nghiên cứu.

Đề tài được xây dựng trên nền tảng chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử; nhằm làm rõ những vấn đề mang tính lý luận kết hợp với thực tiễn.


6

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học cơ bản, cụ thể như:
Phương pháp phân tích: từ những quy định cụ thể của pháp luật, tác giả tiến
hành phân tích, diễn giải, nêu lên quan điểm cá nhân để nhận xét, đánh giá về các quy
định đó.
Phương pháp so sánh: so sánh giữa các văn bản pháp luật trong những giai đoạn
khác nhau, so sánh giữa luật Việt Nam và luật nước ngoài cùng điều chỉnh một vấn đề
để từ đó tìm ra sự tương đồng và khác nhau giữa chúng.
Phương pháp thống kê: liệt kê các quy định của pháp luật của cùng một vấn đề
để tiến hành phân tích, đánh giá.
Phương pháp tổng hợp: thu thập các tài liệu, văn bản, số liệu từ nhiều nguồn
khác nhau để phục vụ cho q trình nghiên cứu.
Ngồi ra, đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm của
Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước trong việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng
Việt Nam, khắc phục tình trạng ―đơ la hóa‖, theo định hướng nhất quán: ―Trên lãnh
thổ Việt Nam chỉ dùng đồng tiền Việt Nam‖.
6.Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.
Đề tài nghiên cứu về vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế nhưng được điều chỉnh bởi
pháp luật, do đó, luận văn sử dụng tổng hợp nhiều kiến thức trong lĩnh vực kinh tế
cũng như trong khoa học pháp lý. Vì vậy, có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên, học viên cao học hoặc người nghiên cứu về vấn đề kiểm soát ngoại tệ,
chống đơ la hóa nền kinh tế ở cả hai lĩnh vực nêu trên.
7. Bố cục luận văn.
Bố cục luận văn được trình bày như sau:

- Lời nói đầu
- Phần nội dung gồm 2 chương
Chương 1. Khái quát về ngoại tệ và giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về kiểm soát giao dịch ngoại tệ tiền mặt và
hướng hoàn thiện.
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo


7

CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI TỆ VÀ GIAO DỊCH NGOẠI
TỆ TIỀN MẶT.
1.1. Khái quát về ngoại tệ.
Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đồng loạt mở cửa giao lưu, hợp tác,
phát triển kinh tế như hiện nay, hiện tượng một hay nhiều ngoại tệ cùng lưu hành với
đồng nội tệ khơng cịn là điều hiếm thấy, nhất là đối với những quốc gia có nền kinh tế
đang chuyển đổi. Ngoại tệ thâm nhập vào đời sống hàng ngày của chúng ta và đã trở
nên quen thuộc, phổ biến trong các giao dịch mua bán, trao đổi, kinh doanh hàng hóa
và dịch vụ.
Quen thuộc là vậy, nhưng khơng phải ai cũng có thể hiểu được một cách rõ
ràng bản chất vai trị của ngoại tệ, và khơng phải ai cũng có thể lý giải những vấn đề
nghịch lý xung quanh nó. Cũng là đồng ngoại tệ đó, nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau
thì vị trí, vai trị và tầm ảnh hưởng của nó cũng khác nhau. Cùng là ngoại tệ nhưng
ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản lại được sử dụng trong phạm vi khác nhau
và theo một cách thức khác nhau… Để có thể lý giải những hiện tượng này, có lẽ
chúng ta cần phải hiểu được ngoại tệ là gì, vai trị, ảnh hưởng của nó ra sao và lý do tại
sao chúng ta phải kiểm sốt, quản lý nó. Đó cũng chính là mục tiêu của Chương I của
đề tài.
1.1.1. Khái niệm ngoại tệ và ngoại tệ tiền mặt

Kể từ khi nhu cầu trao đổi, bn bán hàng hóa, dịch vụ của con người ngày một
tăng lên, các quốc gia buộc phải chấp nhận việc sử dụng sản phẩm và đồng tiền của
một quốc gia khác trên chính lãnh thổ của nước mình. Đồng tiền ở nước này tồn tại ở
nước khác, gọi là ngoại tệ.
Tuy nhiên, đó là theo cách hiểu đơn giản, trong một phạm vi hẹp. Bởi lẽ, đồng
tiền khơng giống những sản phẩm, hàng hóa cụ thể, thơng thường. Và sự tồn tại của nó
khơng chỉ đơn thuần thể hiện dưới dạng tờ giấy bạc, hay đồng xu. Ngày nay, khi đề
cập đến ngoại tệ nói riêng hay tiền tệ nói chung, chúng ta nên hiểu chúng theo nghĩa
rộng hơn và công nhận sự tồn tại của chúng dưới dạng hữu hình lẫn vơ hình, nghĩa là
bên cạnh tiền giấy, tiền kim loại, cịn có các loại giấy tờ có giá và các phương tiện
thanh tốn khác; giá trị và tính năng trao đổi của chúng là ngang nhau.
Tìm hiểu về khái niệm ngoại tệ, tác giả ghi nhận được một số khái niệm như
sau:


8

―Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước
khác và Quyền rút vốn đặc biệt SDR4). Ngoại tệ có thể là tiền kim loại, tiền giấy, tiền
trên tài khoản, sec du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền 5‖.
―Ngoại tệ tức là tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao
gồm 2 loại: Ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản.
Ngoại tệ là danh từ kinh tế dùng để chỉ các loại tiền nước ngoài (bao gồm ngoại
tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở Ngân hàng và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại
tệ)6‖.
―Ngoại tệ theo nghĩa hẹp là tiền nước ngoài (tiền giấy, tiền kim loại).
Ngoại tệ theo nghĩa rộng, là tất cả mọi cơng cụ thanh tốn bằng tiền nước ngồi
và các giấy tờ có giá bằng tiền nước ngồi7‖.
Như vậy, theo các khái niệm vừa nêu, thì ngoại tệ được hiểu là tiền của một
quốc gia khác. Khái niệm ngoại tệ bao hàm tất cả các loại tiền nước ngoài như: tiền

kim loại, tiền giấy, tiền trên tài khoản, sec du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác
được xem như tiền. Ngoại tệ có thể được phân loại thành ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ
chuyển khoản.
Dưới góc độ pháp lý, các nhà làm luật Việt Nam đã xây dựng những khái niệm
―ngoại tệ‖ khác nhau qua các thời kỳ khác nhau.
Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/1998/NĐ – CP ngày 17 tháng
8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối8 (gọi tắt là Nghị định số 63/1998/NĐ
– CP). Trong đó, thuật ngữ ngoại tệ và ngoại tệ tiền mặt được giải thích tại Điều 4 như
sau:
“Ngoại tệ là đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung.
Ngoại tệ tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch và các cơng cụ thanh
tốn tương tự khác bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật”.
Đến ngày 13 tháng 12 năm 2005, Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp
lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 28/2005/PLUBTVQH11). Tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28
4

Quyền rút vốn đặc biệt (viết tắt là SDR- từ các chữ tiếng Anh Special Drawing Rights) là đơn vị tính tốn do
Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng
bố trên cơ sở tỷ giá hối đối mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính tốn và cơng bố hàng ngày.
5
Nguyễn Văn Tiến (2010), Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.11.
6
Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.335.
7
Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb Đại học Quốc gia, Tp.Hồ Chí Minh,
tr.174.
8
Nghị định này đã chấm dứt hiệu lực sau khi Pháp Lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 về ngoại hối có hiệu lực.



9

tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối (gọi tắt là Nghị định
160/2006/NĐ-CP). Đây là hai văn bản pháp luật có giá trị cao nhất về ngoại hối hiện
nay, nhưng tại hai văn bản nêu trên không đưa ra khái niệm trực tiếp về ngoại tệ, mà
chỉ gián tiếp đưa ra khái niệm ngoại tệ bằng việc liệt kê các dạng của ngoại hối.
Tại Điều 4 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 chỉ liệt kê các dạng của
ngoại hối, bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại
tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh tốn, hối phiếu
địi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
Đồng thời, tại Khoản 11 Điều 3 của Nghị định 160/2006/NĐ-CP đã đưa ra khái
niệm:
11. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
Như vậy, so với Nghị định số 63/1998/NĐ-CP thì Pháp lệnh số 28/2005/PLUBTVQH11 và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP đã mở rộng khái niệm ngoại tệ và thu
hẹp khái niệm ngoại tệ tiền mặt.
Ta thấy, nếu kết hợp khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 và
Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP thì có thể hiểu: ngoại tệ là đồng tiền
của quốc gia khác không phải là Việt Nam hoặc đồng tiền chung của một nhóm quốc
gia khác, được sử dụng trong thanh tốn quốc tế và khu vực. Ngoại tệ tiền mặt bao
gồm tiền giấy, tiền kim loại. Còn các loại phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ bao
gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các loại giấy tờ có giá
bằng ngoại tệ gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu... được
xem là một dạng ngoại hối, không phải là ngoại tệ.
Với cả hai điều luật trên, khái niệm ngoại tệ và ngoại tệ tiền mặt vẫn cịn rất mơ
hồ, khơng rõ ràng, cụ thể và chưa giúp chúng ta phân biệt được các dạng ngoại tệ. Như

vậy, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm hồn chỉnh và thống nhất
về ngoại tệ và ngoại tệ tiền mặt trong pháp luật Việt Nam.
Theo quan điểm tác giả, để làm rõ vấn đề này, có lẽ chúng ta cần phải hiểu
thêm về tiền tệ và tiền mặt.


10

Căn cứ vào hình thái vật chất của tiền tệ, tiền tệ có thể chia ra làm 2 loại, đó là
tiền mặt và tiền chuyển khoản.
Tiền mặt: là tiền tồn tại dưới dạng vật chất xác định. Chúng được làm bằng
nguyên liệu cụ thể (bằng giấy, polime,kim loại hoặc các chất liệu khác), có trọng
lượng, hình dáng, kích thước, hoa văn, màu sắc, có mệnh giá do luật pháp quốc gia
quy định và trực tiếp lưu thông trên thị trường.
Tiền chuyển khoản: là dạng tiền tệ phi vật chất, được tồn tại trên hệ thống tài
khoản ở ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng9.
Tiền chuyển khoản (hay còn gọi là tiền ngân hàng, tiền danh mục hoặc tiền
trương mục), xuất hiện đầu tiên tại nước Anh vào giữa thế kỷ 19, là một sáng kiến của
các nhà ngân hàng Anh nhằm tránh những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy
bạc. Vì khơng được phép phát hành tiền giấy, các ngân hàng thương mại sáng tạo ra
những cơng cụ bút tốn, bao gồm sec, lệnh chuyển khoản, thẻ ngân hàng…là những
phương tiện thanh toán thay thế cho tiền giấy và tiền kim loại.
Tiền chuyển khoản ra đời với mục đích nhằm hạn chế những khuyết điểm mà
tiền mặt thường gặp phải. Nó là một dạng hình thái mới của tiền tệ - một loại tiền phi
vật chất, khơng tồn tại trên thực tế nhưng vẫn có thể tham gia lưu thông trên thị trường
và thực hiện các chức năng cơ bản của tiền tệ. Rõ ràng, giữa tiền mặt và tiền chuyển
khoản có sự khác nhau đầu tiên và cơ bản là về dạng vật chất biểu hiện, mà từ sự khác
biệt đó, kéo theo rất nhiều sự khác biệt khác. Tương tự như vậy, dấu hiệu cơ bản và dễ
nhận biết nhất để phân biệt ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản, đó chính là căn
cứ vào dạng vật chất tồn tại của chúng.

Tóm lại, theo quan điểm tác giả và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận
văn này, thì khái niệm ngoại tệ được hiểu và được phân loại như sau:
Ngoại tệ là đồng tiền của một quốc gia khác không phải là Việt Nam hoặc đồng
tiền chung của một nhóm quốc gia được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Ngoại tệ bao gồm ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản, trong đó: Ngoại
tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại. Ngoại tệ chuyển khoản bao gồm các loại
phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ như séc, thẻ thanh tốn, hối phiếu địi nợ, hối
phiếu nhận nợ, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng và các loại
phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Sự khác biệt giữa ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản.
9

Lê Thị Mận (2010), Lý thuyết tài chính - Tiền tệ, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr.138.


11

Khơng chỉ khác nhau ở hình thức tồn tại, ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển
khoản cịn có những điểm riêng biệt khiến cho phương thức quản lý và cách thức sử
dụng giữa hai loại này cũng không giống nhau. Vì vậy, để có thể thống nhất trong cách
phân loại giữa ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản, chúng ta cần làm rõ sự khác
biệt giữa chúng. Về cơ bản, ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ chuyển khoản khác nhau ở
những điểm sau:
Thứ nhất, về dạng vật chất biểu hiện.
Ngoại tệ tiền mặt: được biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể (tiền giấy, tiền kim
loại hoặc chất liệu khác), có thể nhìn thấy, có trọng lượng, hình dáng, kích thước, hoa
văn, màu sắc… Trên đồng tiền có in biểu tượng quốc gia phát hành, số seri và mệnh
giá của đồng tiền đó. Trong q trình lưu thơng, tiền mặt có thể gặp nhiều sự cố như:
bị mất, rách, hao mịn, cũ, nát và có thể bị từ chối nhận thanh tốn khi hình dạng biểu
hiện của nó khơng cịn ngun vẹn.

Ngoại tệ chuyển khoản: là dạng tiền phi vật chất, biểu hiện của nó là số dư tài
khoản trên hệ thống tài khoản ở ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng. Ngoại tệ
chuyển khoản có thể giải quyết những rắc rối và nhược điểm mà ngoại tệ tiền mặt
thường gặp phải như kể trên.
Thứ hai, sự tham gia của một định chế tài chính thứ ba.
Ngoại tệ tiền mặt: do tiền mặt biểu hiện dưới dạng vật chất, nên chủ sở hữu có
thể tự mình thực hiện các quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng, định đoạt nó một cách
trực tiếp.
Ngoại tệ chuyển khoản: được biểu hiện dưới dạng số dư tài khoản nằm trong hệ
thống ngân hàng, do đó, chủ sở hữu khơng tự mình thực hiện các quyền chiếm hữu,
quản lý, sử dụng, định đoạt mà phải thông qua các định chế trung gian đặc thù. Muốn
xem thông tin tài khoản, cất giữ, thanh toán, chuyển tiền, cho, biếu…, chủ sở hữu phải
nhờ đến tổ chức tín dụng – nơi mở tài khoản đó.
Thứ ba, hình thức cất trữ và lưu thông:
Khác với ngoại tệ tiền mặt, ngoại tệ chuyển khoản được ―cất trữ‖ dưới hình
thức các tài khoản kế tốn trên các bảng cân đối kế toán của người lưu trữ chúng (tổ
chức tín dụng), nhưng khơng được chuyển giao bằng hình thức này, mà bằng sự luân
chuyển các lệnh về thay đổi tài khoản. Khi tham gia giao dịch, các bên phải có tài
khoản tại ngân hàng. Chính vì vậy, nếu như giao dịch ngoại tệ tiền mặt là giao dịch
trực tiếp giữa các bên chủ thể tham gia giao dịch, thì giao dịch ngoại tệ chuyển khoản
thường có sự tham gia của ba chủ thể (người trả tiền, người thụ hưởng và trung gian


12

thanh tốn). Q trình giao dịch chuyển khoản có thể bao gồm giữa các bên chủ thể
với ngân hàng và giữa các ngân hàng - nơi mở tài khoản của hai bên tham gia giao
dịch với nhau.
Thứ tƣ, tính thanh khoản:
Ngoại tệ tiền mặt: Thông thường, tiền mặt là loại tiền có tính thanh khoản cao,

gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, về nguyên tắc, ngoại tệ tiền mặt không đuợc sử dụng để
thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, trừ một số truờng hợp pháp luật cho phép. Do đó,
ngoại tệ tiền mặt thuờng đuợc sử dụng trên thị truờng tự do, bất hợp pháp và vì vậy,
Nhà nuớc rất khó quản lý, kiểm sốt chúng.
Ngoại tệ chuyển khoản: Thuờng đuợc sử dụng trong mơi truờng thanh tốn
quốc tế. Khả năng tiện lợi phụ thuộc vào tổ chức và quy mô, hiệu quả hoạt động của
ngân hàng đã phát hành nó. Thơng qua hệ thống tổ chức tín dụng thuộc quyền quản lý
của mình, Nhà nước có thể kiểm sốt được quá trình luân chuyển của ngoại tệ chuyển
khoản.
Thứ năm, phí phát sinh và lãi suất:
Ngoại tệ tiền mặt: Do chủ sở hữu trực tiếp nắm giữ nên chủ sở hữu khơng chịu
phí cho những giao dịch do tự mình thực hiện. Tuy nhiên, việc tích lũy, tiết kiệm
khơng phát sinh lợi nhuận, thậm chí giá trị của đồng tiền mặt có thể bị mất đi trong
trường hợp bị lạm phát. Đồng tiền được cất trữ trong tay của người dân là đồng tiền
nhàn rỗi, không sinh lợi nhuận.
Ngoại tệ chuyển khoản: Do có sự tham gia của chế định trung gian nên chủ sở
hữu phải chịu mất phí dịch vụ khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản
ngoại tệ của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu sẽ đuợc huởng lãi suất khi gửi tiết kiệm
ngoại tệ tại ngân hàng. Đồng tiền được gửi tại ngân hàng có khả năng sinh lợi cao,
khơng chỉ sinh lợi nhuận cho cá nhân, mà còn sinh lợi cho nền kinh tế quốc gia.
Đối với các giao dịch ngoại tệ giữa khách hàng và tổ chức tín dụng (như dịch
vụ rút ngoại tệ, thu ngoại tệ, chuyển ngoại tệ…), phí dịch vụ áp dụng cho các giao dịch
ngoại tệ tiền mặt luôn cao hơn so với giao dịch ngoại tệ chuyển khoản 10.
Thứ sáu, độ chênh lệch tỷ giá:
Ngân hàng phải dự trữ nhiều loại ngoại tệ tiền mặt để phục vụ khách hàng,
trong khi những ngoại tệ này chỉ nằm trong két, khơng sinh lời cho ngân hàng. Bên
cạnh đó, ngân hàng phải bỏ ra một khoản phí khá lớn cho việc nhập khẩu ngoại tệ tiền
10

Xem Phụ lục 1.



13

mặt, chi phí cho thủ tục, giấy tờ, kho quỹ, kiểm đếm, bảo quản, chi phí cho việc khắc
phục sự cố, rủi ro mà tiền mặt thuờng hay gặp phải; chi phí cho việc chuyển đổi từ
ngoại tệ chuyển khoản sang ngoại tệ tiền mặt… Do vậy, tỷ giá mua vào ngoại tệ tiền
mặt luôn thấp hơn và tỷ giá bán ra tiền mặt luôn cao hơn so với tỷ giá ngoại tệ chuyển
khoản. Trong trường hợp khách hàng muốn rút thành tiền mặt thì phải mất khoản phí
chuyển đổi, điều này tạo thành sự chênh lệch giá trị giữa ngoại tệ chuyển khoản và
ngoại tệ tiền mặt.
Thứ bảy, giao dịch ngoại tệ tiền mặt bị hạn chế so với giao dịch ngoại tệ
chuyển khoản:
-

Trong lãnh thổ Việt Nam:

Hình thức giao dịch chủ yếu và phổ biến nhất của ngoại tệ tiền mặt trên thị
trường, chính là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng
là người cư trú, người không cư trú. Giá trị giao dịch bằng ngoại tệ tiền mặt không lớn
và không phải lúc nào cũng xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch mà
còn bị lệ thuộc vào nhiều yếu tố pháp lý. Chẳng hạn, nếu cá nhân muốn bán ngoại tệ
cho ngân hàng thì khơng bị hạn chế số lượng, nhưng nếu muốn mua ngoại tệ từ ngân
hàng thì bị hạn chế số lượng và phải thực hiện các thủ tục luật định. Bên cạnh đó, ngân
hàng chỉ đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp khách hàng
cần ngoại tệ tiền mặt để ra nước ngoài, phục vụ nhu cầu chi tiêu của bản thân khi đi du
lịch, học tập, chữa bệnh, thăm viếng thân nhân ở nước ngồi. Vì lẽ đó mà người dân
thường tìm đến thị trường tự do để thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của mình. Các giao dịch
ngoại tệ bằng tiền mặt trở nên khó kiểm soát, quản lý.
Ngược lại, mặc dù giao dịch bằng ngoại tệ chuyển khoản có giá trị rất lớn,

nhưng vì nó chỉ được thực hiện trên thị trường hợp pháp nên dễ quản lý, dễ kiểm sốt
và có thể can thiệp khi cần thiết. Vì thế, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp
luật nhằm khuyến khích, tạo điều kiện, thậm chí nhiều trường hợp bắt buộc cá nhân, tổ
chức phải sử dụng ngoại tệ chuyển khoản để giao dịch thay cho tiền mặt11.
-

Ngoài lãnh thổ Việt Nam12:

Nhằm khắc phục khoảng cách địa lý giữa các quốc gia và để nhanh chóng, tiện
dụng, phịng tránh rủi ro, nên hiện nay, việc thanh toán quốc tế đều được tiến hành
11

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 160/2006/NĐ-CP: Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên
quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thơng qua tổ
chức tín dụng được phép, trừ một số trường hợp thanh toán bằng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
xem xét, chấp thuận.
12
Giao dịch ngoại tệ ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có sự tham gia của ít nhất một tổ chức hoặc cá nhân là
người cư trú


14

thơng qua ngân hàng và khơng dùng tiền mặt. Chính vì vậy, ngoại tệ chuyển khoản
mới có thể đảm nhận vai trị phương tiện thanh tốn quốc tế, cịn ngoại tệ tiền mặt thì
hầu như chỉ áp dụng để thanh toán tại các khu vực biên giới, cửa khẩu quốc tế trong
một số trường hợp luật định.
1.1.3. Chức năng, vai trò của ngoại tệ.
Nội tệ hay ngoại tệ đều là tiền tệ. Do vậy, về bản chất, nội tệ hay ngoại tệ đều
có những chức năng cơ bản của một đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên, vì là đồng tiền của nước

ngoài, cho nên ngoại tệ phải mang một vị trí pháp lý khác biệt. So với nội tệ, vai trò và
chức năng của đồng ngoại tệ bị hạn chế khá nhiều, song bên cạnh đó, vẫn có một số
vai trị, chức năng mà ngoại tệ có thể làm tốt hơn nội tệ.
Cũng cần phải lưu ý thêm, nói đến vai trị của ngoại tệ, chủ yếu là nói đến các
ngoại tệ mạnh được các nước chấp nhận rộng rãi, đóng vai trị là phương tiện thanh
tốn, phương tiện dự trữ và phương tiện hạch toán quốc tế. Cụm từ ―ngoại tệ‖
mà tác giả đề cập xuyên suốt trong phần này, nằm trong phạm vi nghiên cứu chung
của đề tài, được hiểu là đồng USD Mỹ.
1.1.3.1. Là phương tiện trao đổi
Nội tệ và ngoại tệ đều là phương tiện trao đổi trung gian, khác biệt giữa chúng
là phạm vi không gian lãnh thổ: nội tệ dùng để trao đổi hàng hóa trong nước cịn ngoại
tệ dùng để trao đổi hàng hóa quốc tế.
Khả năng trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ 13. Do vậy, ngoại tệ
nào có khả năng trao đổi mạnh, rộng rãi, phổ biến, thuận tiện, ngoại tệ ấy càng được
dễ dàng chấp nhận và được ưa chuộng sử dụng trong thanh toán quốc tế.
1.1.3.2. Là đơn vị tính tốn, yết giá.
Tiền tệ cung cấp đơn vị tiêu chuẩn cho việc tính tốn, biểu thị giá trị của tất cả
hàng hóa và dịch vụ bằng một đơn vị đo lường duy nhất, cái mà chúng ta vẫn gọi hàng
ngày là giá cả, hay nói cách khác, tiền được đem ra để định giá hàng hóa, dịch vụ.
Nhưng khơng phải đồng tiền nào cũng có chức năng đó, mà chỉ có nội tệ mới được coi
là đồng tiền định giá.
Nội tệ hay ngoại tệ cũng đều là tiền, nhưng xét từ giác độ một quốc gia có chủ
quyền tiền tệ, thì chỉ có nội tệ mới đóng vai trị là tiền tệ, cịn đồng tiền của các quốc
gia khác, tức ngoại tệ, chỉ được xem như một dạng hàng hóa đặc biệt và cũng được

13

Xem Trường Đại học Kinh tế Tp HCM, Tiền tệ ngân hàng, Nhóm tác giả: Nguyễn Minh Kiều (chủ biên),
Phan Chung Thủy, Nguyễn Thị Thùy Linh, NXB Thống Kê, Hà Nội 2006.



15

quy đổi thành giá cả như các loại hàng hóa khác.Ta lấy ví dụ tại Việt Nam, hàng hóa
và ngoại tệ được yết giá như sau: 1 kg gạo = 10.000 VND và 1USD = 20.000 VND.
Như vậy, xét về mặt pháp lý, thì ngoại tệ khơng có chức năng như một đơn vị
tính tốn. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có tình trạng đơ la hóa hồn tồn, hay đơ
la hóa bán phần thì ngoại tệ cũng được thừa nhận chức năng này như nội tệ. Việc thừa
nhận này có thể là cơng khai, cũng có thể là sự ―ngầm hiểu‖ với nhau, điều này phụ
thuộc vào chính sách quản lý ngoại hối của một quốc gia.
1.1.3.3. Là phương tiện thanh tốn, hạch tốn.
Vì ngoại tệ có chức năng trao đổi quốc tế, cho nên, ngoại tệ là một phương tiện
thanh toán quốc tế, đây cũng là chức năng mà nội tệ của chúng ta chưa thể thay thế
được. Ngoại tệ được dùng như một phương tiện thanh toán quốc tế hữu hiệu, là sự lựa
chọn bắt buộc trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức
thuộc các quốc gia khác nhau. Dưới góc độ kinh tế vĩ mơ, muốn giao lưu kinh tế giữa
các quốc gia, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại thì càng khơng thể thiếu chức
năng thanh toán quốc tế của ngoại tệ.
Bên cạnh chức năng thanh tốn, ngoại tệ cịn đóng vai trị là phương tiện hạch
tốn. Trong q trình tiến hành các hoạt động ngoại hối, ln có sự liên quan với các
hoạt động thu chi của các chủ thể và của các quốc gia khác. Vì vậy, để theo dõi được
tình hình thực hiện và có thể quản lý các hoạt động này hữu hiệu thì Nhà nước phải lựa
chọn một đồng tiền để hạch toán. Đồng tiền dùng để hạch toán trong các hoạt động
kinh tế đối ngoại của các nước được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế và trong
các hoạt động xuất nhập khẩu thường là USD14. Ví dụ, trong năm 2010, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt khoảng 70,8 tỷ USD hoặc trong năm 2010, cán
cân thanh toán Việt Nam thâm hụt 9 tỷ USD…
1.1.3.4. Là phương tiện bảo tồn giá trị hay cất giữ, tích lũy
Mỗi một quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình và đương nhiên, cơng dân
của quốc gia đó phải tích lũy, cất trữ đồng nội tệ cho các nhu cầu đời sống hàng ngày

của mình. Tuy nhiên, sống trong nền kinh tế có nguy cơ lạm phát cao, người dân
thường tìm đến các cơng cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ uy tín,
nhằm tránh rủi ro đồng bản tệ bị mất giá nhanh, lạm phát và khủng hoảng kinh tế có
thể diễn ra. Chính vì vậy, nếu như khơng hạn chế lãi suất đối với các khoản tiền gửi

14

Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (Dành cho các trường Đại học), Nxb
Thống kê, Hà Nội, tr.458.


16

ngoại tệ, có khả năng ngoại tệ sẽ là phương tiện bảo tồn giá trị, cất trữ, tích lũy hấp
dẫn hơn nội tệ, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
1.1.3.5. Ngoại tệ là phương tiện dự trữ của quốc gia
Bên cạnh bốn chức năng cơ bản của tiền tệ vừa nêu, ngoại tệ cịn có thêm chức
năng là phương tiện dự trữ quốc gia. Cùng với vàng, USD đã được lưu thông một cách
rộng rãi và là phương tiện dự trữ chính thức tại Việt Nam.
Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối (vàng và ngoại tệ) vừa đủ là cần thiết
trong việc bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái,
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính.
Điều này là phù hợp với mọi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát
triển, thực hiện mở cửa, tự do hóa các giao dịch vốn quốc tế 15.
Lượng dự trữ ngoại tệ phản ánh sức mạnh kinh tế và khả năng thanh toán đối
ngoại của các quốc gia. Theo số liệu thống kê của IMF, 10 nước có mức dự trữ ngoại
hối lớn nhất thế giới tập trung ở khu vực Châu á như Trung quốc (941 tỷ USD, chiếm
32% GDP); Nga (trên 200 tỷ USD, chiếm 20% GDP); Ả rập Saudi (145 tỷ USD, 40%
GDP); Ấn độ (136 tỷ USD, chiếm 16% GDP); Algêria (76 tỷ USD, chiếm 63% GDP),
Malaixia (70 tỷ USD, chiếm 49% GDP). Iran (64 tỷ USD, chiếm 27% GDP), Libya

(59 tỷ USD, chiếm 125% GDP), Negeria (45 tỷ USD, chiếm 39% GDP), Mêxico (37
tỷ USD, chiếm 5% GDP).16
Tóm lại, trên cơ sở phân tích chức năng, vai trị đặc biệt của ngoại tệ, chúng ta
phải thừa nhận tầm quan trọng và những ảnh hưởng mạnh mẽ của nó trên con đường
phát triển của đất nước. Trên thị trường quốc tế, ngoại tệ rất cần thiết cho việc trao đổi
thương mại, lưu thơng hàng hóa. Cịn tại thị trường trong nước, ngoại tệ khơng được
thay thế chức năng chính của nội tệ. Để các loại tiền thực hiện đúng chức năng của nó,
Nhà nước cần có một cơ chế kiểm sốt, quản lý phù hợp với quy mô của nền kinh tế,
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế của ngoại tệ mà vẫn bảo toàn nguyên vẹn
giá trị của nội tệ.
1.1.4. Đồng ngoại tệ có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế hiện nay
Tính đến thời điểm hiện nay, USD của Mỹ chính là đồng tiền có khả năng tác
động đến thị trường tài chính tiền tệ thế giới, bởi nó là đồng tiền của một quốc gia mà
sự ổn định hoặc suy thoái kinh tế của quốc gia đó ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
15

Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (Dành cho các trường Đại học), Nxb
Thống kê, Hà Nội, tr.448.
16
Xem Nguyễn Thị Nhung, ―Kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối một số nước và một số đề xuất với Việt
Nam‖, www.sbv.gov.vn, (cập nhật ngày 23/04/2011).


17

Kể từ đầu thế kỷ XX, USD đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò ―tiền tệ thế giới‖.
Mặc dù hiện nay, ―đồng bạc xanh‖ của Mỹ đang mất dần vị thế của mình, nhưng nó
vẫn có khả năng gây sức ép lên thị trường kinh tế tài chính toàn cầu.
Sở dĩ USD được xem là đồng tiền ngang giá, đồng tiền tự do chuyển đổi hồn
tồn… là vì:

- Các Ngân hàng trung ương trên thế giới, bên cạnh dự trữ vàng, ln duy trì dự
trữ ngoại hối bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, nhưng USD luôn chiếm một tỷ lệ
nhất định.
- Hầu hết các khoản nợ quốc tế, các hàng hóa cơ bản trên thế giới đều được yết
giá (định giá) thông qua USD.
- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế17.
- Trong du lịch quốc tế, thì đồng USD được coi là đồng tiền vạn năng, được
chấp nhận rộng rãi nhất trên các thị trường bán lẻ ở mọi nơi.
- Giá trị của hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều được biểu thị thông qua
18

USD …
Theo xu hướng chung của thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng đang gia tăng
khối lượng dự trữ USD nhằm đẩy mạnh khả năng thanh tốn đối ngoại và phịng ngừa
rủi ro khi có biến động kinh tế19. Trên thị trường ngoại tệ, người dân chuộng mua USD
và các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng chuộng bán USD.
Tóm lại, từ những cơ sở nêu trên, có thể kết luận: USD là đồng ngoại tệ có ảnh
hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng. Trong
bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, kiểm soát ngoại tệ chính là phải kiểm sốt cho
được đồng USD Mỹ. Đó cũng là lý do, đồng ngoại tệ mà tác giả tập trung nghiên cứu
trong đề tài này, chính là USD của Mỹ.
1.1.5. Lý luận về quyền sở hữu ngoại tệ tiền mặt của cá nhân, tổ chức và các
quy định pháp luật về hạn chế việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân, tổ chức.

17

Xem Phụ lục 2.
Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (Dành cho các trường Đại học), Nxb
Thống kê, Hà Nội, tr.59.
19

Xem Hồi tháng 9, báo chí trong
nước dẫn nguồn bản tin nghiên cứu thị trường của ngân hàng BIDV cho biết, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã
đạt mốc 22-23 tỷ USD, tương ứng khoảng 11,5 tuần nhập khẩu - cao hơn cả con số cập nhật của ADB công bố.
ADB cho biết, quý I/2012, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 17 tỷ USD tương đương 2 tháng nhập khẩu, tăng
khoảng 3,5 tỷ USD so với con số được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cơng bố vào giữa năm 2011.Cịn theo báo cáo
của Chính phủ cũng vào thời điểm cuối tháng 4, dự trữ ngoại tệ quốc gia đã đủ thanh toán cho 9 tuần nhập khẩu nếu tính tương ứng giá trị tuần nhập khẩu mà ADB sử dụng thì con số này vào khoảng 19 tỷ USD.
18


18

Xét dưới góc độ pháp lý, việc sở hữu ngoại tệ của công dân và tổ chức là một
trong những quyền hợp pháp mà Nhà nước phải công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, có
tồn tại hay khơng ―quyền sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân, tổ chức‖ là một vấn
đề cần phải được làm rõ, bởi lẽ, ngoại tệ là một dạng tài sản đặc biệt mà cơng dân
nước sở tại khơng được sử dụng nó một cách tự do như các loại tài sản khác.
Để minh chứng cho vấn đề này, tác giả sẽ phân tích thêm về quyền sở hữu tài
sản của cá nhân, tổ chức.
Tài sản theo Điều 172 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định bao gồm: vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Tiền trong khái niệm nêu trên là một danh từ chung, không phân biệt nội tệ hay
ngoại tệ, không phân biệt dạng vật chất thể hiện (tiền mặt hay số dư trong tài khoản,
tiền đồng hay tiền giấy)….Do đó, theo cách liệt kê nêu trên thì có thể xem ngoại tệ
(bao gồm cả ngoại tệ tiền mặt) là một dạng tài sản.
Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2005, chủ sở hữu hợp pháp (cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác) đương nhiên được hưởng quyền sở hữu tài sản của mình, bao
gồm các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sở hữu
của cá nhân và tổ chức được Nhà nước và pháp luật công nhận, bảo hộ một cách triệt
để theo nguyên tắc: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối
với tài sản nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà

nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 20. Quyền sở hữu hợp
pháp và quyền thừa kế của công dân được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật; khơng ai
có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Nếu như cá nhân, tổ chức sở hữu một loại tài sản thông thường (động sản hay
bất động sản) thì họ có thể thực hiện đầy đủ ―bộ ba quyền năng‖ chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt như đã nêu trên theo ý chí chủ quan của mình, ngoại trừ một số trường hợp
đặc biệt luật định. Riêng đối với ngoại tệ tiền mặt thì Nhà nước lại ban hành các quy
định hạn chế quyền của chủ sở hữu, giới hạn nó trong một khn khổ, phạm vi luật
cho phép, thậm chí, trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu buộc phải thực
hiện quyền của mình theo ý chí của Nhà nước mà khơng có sự lựa chọn khác.
Chẳng hạn, chúng ta đều biết chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tiền là
thanh toán và trao đổi. Vậy tại sao Nhà nước lại hạn chế chức năng cơ bản ấy của
ngoại tệ bằng quy định: ―Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết,
quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại
20

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự 2005.


19

hối‖? Liệu việc hạn chế như vậy có ảnh hưởng ngun tắc ―khơng ai có thể bị hạn chế,
bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình‖ đã được quy định tại
Bộ luật dân sự hay không?
Về mặt lý thuyết, ngoại tệ với tư cách là một loại hàng hóa phải được tự do lưu
thông và phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, sự lưu thông của
ngoại tệ trên thị trường tự thân nó đã chứa đựng những ảnh hưởng sâu sắc đối với nền
kinh tế xã hội của một quốc gia như hoạt động xuất nhập khẩu, việc điều hành tỷ giá
hối đoái và sức mua của đồng tiền nội địa. Vì vậy, Chính phủ các nước đều quản lý
ngoại tệ để đảm bảo việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Trước hết, các quy định hạn chế này nhằm bảo vệ chủ quyền tiền tệ của quốc
gia. Bởi lẽ, mỗi một quốc gia hay nhóm quốc gia đều có đơn vị tiền tệ của riêng mình.
Quy định về đơn vị tiền tệ quốc gia được đặt ngang với quy định về thủ đô, quốc kỳ,
quốc ca trong Hiến Pháp các nước. Vị thế của đồng bản tệ góp phần vào việc xác định
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như khẳng định vị thế quốc gia trên thị
trường quốc tế21. Công dân một nước có thể sở hữu ngoại tệ (tiền tệ của nước khác)
như một tài sản (nếu có nguồn gốc hợp pháp) nhưng không thể sở hữu ngoại tệ như là
tiền tệ với toàn bộ các chức năng của tiền tệ, trong đó có chức năng trao đổi, thanh
tốn.
Kế đến, tất cả quy định hạn chế (quy định hạn chế về đối tượng được mua ngoại
tệ, về mục đích sử dụng ngoại tệ, về số lượng mua ngoại tệ, về thời điểm được mua
ngoại tệ…) đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho
tỷ giá ổn định22.
Nhìn một cách tồn diện thì pháp luật không cấm công dân sở hữu ngoại tệ tiền
mặt, nhưng pháp luật chỉ cho phép họ thực hiện quyền của mình trong một khn khổ,
phạm vi mà Nhà nước có thể kiểm sốt được (cơng dân có quyền mua, bán cho tổ chức
tín dụng được phép, được cho, tặng, thừa kế, được cất trữ, tích lũy, được sử dụng để
thanh tốn hàng hóa xuất nhập khẩu...).
Bằng việc thiết lập hệ thống tổ chức tín dụng, bàn thu đổi ngoại tệ, sàn giao
dịch…, Nhà nước đã tạo điều kiện hỗ trợ cho cơng dân thực hiện quyền sở hữu của
mình, và đồng thời, có thể quản lý, kiểm sốt và can thiệp kịp thời khi có điều bất ổn
xảy ra trên thị trường. Xét cho cùng, việc hạn chế chức năng của ngoại tệ khơng những
21

Hồng Cơng Gia Khánh (2009), Hồn thiện cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập ở Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, tr.18.
22
Xem Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (Dành cho các trường Đại học),
Nxb Thống kê Nguyễn Văn Tiến (2010), Hà Nội, tr.467.



20

bảo vệ vai trò của đồng nội tệ và cũng là để đảm bảo cho quyền sở hữu ngoại tệ của
cơng dân. Bởi vì, nếu khơng bảo vệ giá trị đồng nội tệ và kiểm sốt ngoại tệ thì nền
kinh tế của quốc gia sẽ hứng chịu hậu quả và cơng dân của quốc gia đó sẽ là người
chịu thiệt thịi nhiều nhất. Vì lợi ích chung của quốc gia, trong đó bao gồm cả lợi ích
của chính mình, cá nhân cần phải chấp nhận việc giới hạn quyền, đó là nguyên tắc.
Dưới phương diện kinh tế, cơ chế đa sở hữu ngoại tệ đã làm cho nguồn ngoại tệ
của quốc gia bị phân tán cao, gây khó khăn cho việc quản lý điều tiết thị trường. Việc
thực hiện cơ chế tập trung nguồn ngoại tệ vào ngân hàng sẽ khơi thơng được dịng
ngoại tệ, cải thiện tình hình thiếu hụt ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan
đứng ra quản lý, kiểm sốt tồn bộ nguồn ngoại tệ của nền kinh tế nhằm phục vụ cho
mục đích phát triển chung của nền kinh tế, không nên để từng cá nhân, doanh nghiệp
nắm giữ các loại ngoại tệ23.
Do vậy, trong tương lai, rất có thể quyền năng này sẽ ngày càng bị thu hẹp dần
hơn theo lộ trình chống ―đơ la hóa‖ của quốc gia, nhằm đáp ứng mục tiêu ―chỉ sử dụng
đồng tiền Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam‖. Đến thời điểm ấy, chúng ta sẽ tiếp tục
nghiên cứu về quyền sở hữu ngoại tệ của cá nhân, tổ chức dưới sự điều chỉnh mới của
pháp luật.
1.2. Khái quát về giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
1.2.1. Khái niệm giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
Khái niệm giao dịch ngoại tệ có thể trích xuất từ khái niệm giao dịch tiền tệ.
Theo các tài liệu nghiên cứu kinh tế thì giao dịch tiền tệ là sự chuyển động của tiền tệ
dưới hình thức tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản trong lưu thơng của nền kinh tế để
thanh tốn cho các giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế và cả những giao
dịch phi hàng hóa, dịch vụ trong đời sống xã hội24. Như vậy, giao dịch ngoại tệ phải có
sự chuyển dịch, vận động tiền tệ/ ngoại tệ (có thể tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản)
giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Cơ sở của giao dịch ngoại tệ là để đáp ứng nhu cầu
thanh tốn, tín dụng và các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh và đời sống. Tuy

nhiên, khái niệm giao dịch ngoại tệ theo nghĩa này được hiểu dưới góc độ vận động
tiền- hàng trong tổng thể của nền kinh tế.

23

Xem Hồng Cơng Gia Khánh (2009), Hồn thiện cơ chế quản lý tỷ giá hối đối trong tiến trình hội nhập ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, tr. 68.
24
Kафедры «Деньги, кредит и ценные бумаги» Всероссийского заочного финансово-экономического
института, ОБЩАЯ ТЕОРИЯ ДЕНЕГ И КРЕДИТА, Под редакцией проф. чл.-корр. РАЕН Е.Ф. Жукова,
M., ЮНИТИ, 1998 (Bộ mơn ―Tiền tệ. tín dụng và chứng từ có giá‖ Đại học Kinh tế - Tài chính tồn Ng, ―Lý
thuyết về tiền tệ và tín dụng‖, Chủ biên: GS, Viện sỹ EF Giukop, M NXB UINITI, 1998)


21

Dưới góc độ nghiệp vụ ngân hàng, khái niệm giao dịch ngoại tệ có thể hiểu theo
nghĩa khác, hẹp hơn. Thật vậy, trong các tài liệu kinh tế - pháp lý Cộng Hòa Liên Bang
Nga, thuật ngữ ―giao dịch ngoại tệ‖ (ВАЛЮТНЫЕ ОПЕРАЦИИ) có thể hiểu là giao
dịch gắn liền với việc chuyển giao quyền sở hữu đối với ngoại tệ mà chúng được sử
dụng với tính chất là cơng cụ thanh toán trong các giao dịch kinh doanh với nước
ngồi. Và cũng có thể hiểu là giao dịch gắn liền với hoạt động mua bán ngoại tệ, sử
dụng ngoại tệ với tư cách là cơng cụ thanh tốn cho các giao dịch ngoại thương hoặc
chuyển dịch vào và ra thường xuyên biên giới quốc gia 25.
Giao dịch ngoại tệ chia làm hai nhóm: Giao dịch vốn và giao dịch vãng lai phụ
thuộc vào chuyển động của ngoại tệ. Giao dịch vãng lai là giao dịch ngoại tệ gắn liền
với hoạt động mua bán ngoại tệ, mua bán hàng hóa, dịch vụ, các giao dịch gắn liền sở
hữu trí tuệ; hoạt động vận chuyển lợi nhuận bằng ngoại tệ có được từ hoạt động đầu
tư, kinh doanh vào và ra khỏi biên giới quốc gia; giao dịch chuyển tiền không gắn liền
hợp đồng kinh doanh như chuyển tiền lương, bảo hiểm, di sản thừa kế. Giao dịch

ngoại tệ gắn liền sự dịch chuyển vốn bao gồm hoạt động đầu tư trong đó có cả đầu tư
gián tiếp như mua bán giấy tờ có giá, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi…. 26.
Hiểu một cách đơn giản, giao dịch ngoại tệ tiền mặt là một trong các nghiệp vụ
hoạt động ngoại hối, trong đó đối tượng giao dịch là ngoại tệ tiền mặt, tức ngoại tệ tiền
giấy, tiền kim loại. Ngoại tệ tiền mặt ln hiện hữu trong q trình giao dịch. Giao
dịch tiền mặt nói chung cũng như giao dịch ngoại tệ tiền mặt nói riêng chỉ chiếm một
tỷ trọng nhỏ trong hoạt động ngoại hối, nhưng loại hình giao dịch này rất gần gũi với
đời sống hàng ngày của chúng ta27.
Trong phạm vi khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, thuật ngữ ―giao dịch ngoại
tệ tiền mặt‖ được hiểu là các giao dịch giữa người cư trú, người khơng cư trú, được
thực hiện một phần hay tồn bộ giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam và được điều chỉnh
theo quy định pháp luật ngoại hối Việt Nam, trong giao dịch này bắt buộc phải có sự
tham gia của ngoại tệ tiền mặt. Điều này có nghĩa, giao dịch này có thể thực hiện một
phần ngồi lãnh thổ Việt Nam và khi tham gia giao dịch, ngoại tệ tiền mặt có thể
chuyển hóa thành ngoại tệ chuyển khoản.
25

Райзберг Б. А., Лозовский Л. Ш., Стародубцева Е. Б. Современный экономический словарь. 5-е изд.,
перераб. и доп. — М.: ИНФРА-М, 2007. — 495 с. — (Б-ка словарей "ИНФРА-М"). (Raizbepg BA,
Lozopski LS, Starodusepva EB Thuật ngữ kinh tế hiện đại, sửa chữa và tái bản lần 5), M, NXB INFRA-M 2007,
tr 495
26
Борисов А.Б. Большой экономический словарь. — М.: Книжный мир, 2003. — 895 с (Boricov AB, Đại từ
điển kinh tế, M, NXB Thế giới sách, 2003, tr 895)
27
Xem Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (Dành cho các trường Đại học),
Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.53.



×