Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Pháp luật về giấy phép môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGÔ THỊ PHƯƠNG NAM

PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
---------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGÔ THỊ PHƯƠNG NAM
KHÓA: 44
MSSV: 1953801011149
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : THẠC SĨ TRẦN THỊ TRÚC MINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Trần Thị Trúc Minh, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này”.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023
Người thực hiện đề tài
(Ký tên)

Ngô Thị Phương Nam


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Luật BVMT 2014

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 55/2014/QH13)
ngày 23/6/2014

Luật BVMT 2020

Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 72/2020/QH14)
ngày 17/11/2020

Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày
10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ mơi trường

Nghị định 121/2004/NĐ-CP

Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày
12/5/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực BVMT

Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày
14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực BVMT

Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày
18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT

Thông tư 02/2022/TTBTNMT

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ngày 10/01/2022 hướng dẫn
Luật Bảo vệ môi trường

Chỉ thị IPPC

Chỉ thị 96/61/EC của Cộng đồng chung Châu Âu
về ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm tích hợp

Chỉ thị IED

Chỉ thị 2010/75/EU về khí thải cơng nghiệp
(phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm tích hợp) do
Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ban hành ngày

24/11/2010

GPMT

Giấy phép môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIẤY PHÉP MƠI TRƯỜNG ...........................7
1.1. Khái niệm về giấy phép mơi trường ..........................................................7
1.1.1.

Các quan điểm về giấy phép môi trường............................................. 7

1.1.2.

Định nghĩa về giấy phép môi trường ................................................. 10


1.1.3.

Đặc điểm của giấy phép môi trường ................................................. 12

1.2. Sự cần thiết phải quản lý môi trường thông qua giấy phép môi trường..
........................................................................................................14
1.2.1.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về hồn thiện pháp

luật nhằm bảo vệ mơi trường và cải cách thủ tục hành chính về mơi trường ... 14
1.2.2.
Thực trạng quy định pháp luật về các loại giấy phép về mơi trường cịn
nhiều hạn chế ................................................................................................... 16
1.2.3.

Nhu cầu hồn thiện công cụ quản lý môi trường theo thông lệ quốc tế
................................................................................................... 19

1.3. Nguyên tắc chi phối hoạt động cấp giấy phép môi trường và các phương
thức cấp giấy phép mơi trường điển hình .........................................................21
1.3.1.

Ngun tắc chi phối hoạt động cấp giấy phép môi trường ............... 21

1.3.2.

Các phương thức cấp giấy phép mơi trường điển hình ..................... 22


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẤY PHÉP MƠI TRƯỜNG
VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ...........................................................................27
2.1. Về đối tượng phải có giấy phép mơi trường, thẩm quyền cấp phép .....27
2.1.1.
Quy định pháp luật về đối tượng phải có giấy phép môi trường, thẩm
quyền cấp phép .................................................................................................. 27
2.1.2.
Một số hạn chế về đối tượng phải có giấy phép mơi trường, thẩm quyền
cấp phép
................................................................................................... 39
2.1.3.
Kiến nghị hoàn thiện quy định về đối tượng phải có giấy phép mơi
trường, thẩm quyền cấp phép ............................................................................ 45
2.2. Về nội dung giấy phép môi trường ..........................................................46
2.2.1.

Quy định pháp luật về nội dung của giấy phép môi trường .............. 46


2.2.2.

Một số hạn chế về nội dung của giấy phép mơi trường .................... 49

2.2.3.

Kiến nghị hồn thiện quy định về nội dung giấy phép mơi trường.......
................................................................................................... 50

2.3. Về trình tự, thủ tục cấp phép môi trường ...............................................51

2.3.1.

Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cấp phép mơi trường ........... 51

2.3.2.

Một số hạn chế về trình tự, thủ tục cấp phép mơi trường ................. 56

2.3.3.

Kiến nghị hồn thiện quy định về trình tự, thủ tục cấp phép mơi trường
................................................................................................... 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................58
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường không chỉ là định hướng mà đã trở thành mục tiêu, nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt quá
trình phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện qua các quan điểm, chủ trương nhất
quán mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ (năm 1991) cho đến nay. Đặc biệt, tại Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng lần thứ
IX, X, XI, XII và Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về “Một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường”1, vấn đề bảo vệ môi trường

càng được nhấn mạnh hơn bao giờ hết. Mới đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục khẳng định “lấy bảo vệ môi trường sống và
sức khỏe của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô
nhiễm môi trường”2.
Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, các thiết chế, chính
sách về bảo vệ mơi trường từng bước được xây dựng, củng cố và hoàn thiện. Sự định
hình khung pháp lý về mơi trường từ Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đến Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020 cùng hàng loạt bộ luật, luật, nghị định, thơng tư hướng dẫn có liên
quan đã bước đầu tạo dựng một nền móng ổn định, dẫn đường cho các dự án xanh
được hình thành. Việt Nam đã và đang tiệm cận nhiều chính sách phát triển hài hịa,
sử dụng tổng hợp các cơng cụ quản lý môi trường: luật, nghị định, thông tư, các quy
chuẩn về môi trường, quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánh giá
tác động môi trường sơ bộ, đánh giá môi trường chiến lược.
Song, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bảo vệ mơi trường ngày
càng khó khăn, phức tạp hơn. Bởi đi liền với phát triển kinh tế là hàng loạt các nhà
máy, xí nghiệp, dự án, khu cơng nghiệp, khu đơ thị, khu chế xuất….kéo theo rất nhiều
nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn
2016 – 2020, mặc dù hoạt động kiểm sốt, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường tại các khu
cơng nghiệp, khu chế xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số lượng cụm
cơng nghiệp có biện pháp bảo vệ mơi trường, cơng trình xử lý chất thải chỉ chiếm tỷ
lệ nhỏ, mới chỉ có 17,2% trong tổng số 698 cụm cơng nghiệp đang hoạt động có hệ
“Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách
về bảo vệ môi trường”,
/>truy cập ngày 01/11/2022
2
“Quan điểm, định hướng của Đảng về bảo vệ môi trường”, truy cập ngày 01/11/2022
1

1



thống xử lý nước thải tập trung3. Trong khi đó, tại các khu công nghiệp, khá nhiều
nhiều dự án, cơ sở hiện đang đầu tư, vận hành có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường
như: luyện kim, khai thác khống sản, phá dỡ tàu biển, sản xuất giấy, bột giấy, dệt
nhuộm, thuộc da, lọc hóa dầu…đang tạo ra những thách thức lớn trong vấn đề kiểm
sốt nguồn gây ơ nhiễm môi trường4. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần phải tăng
cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát các dự án có tác động xấu đến mơi trường
ở các giai đoạn trước và sau khi dự án đi vào vận hành chính thức5.
Tại các nước tiên tiến trên thế giới, việc quản lý các dự án, cơ sở đang hoạt
động không chỉ dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường mà hầu hết sử dụng
giấy phép môi trường kết hợp với kế hoạch quản lý môi trường của chủ dự án. Một
số nước tiêu biểu có thể kể đến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước thành viên của Liên
minh Châu Âu (EU), Úc, Trung Quốc6. Bên cạnh đó, Chỉ thị 96/61/EC của Cộng
đồng chung Châu Âu về ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm tích hợp (IPPC) vào năm
1996 cũng quy định việc sử dụng giấy phép mơi trường để kiểm sốt hoạt động của
các cơ sở trong giai đoạn vận hành7. Điều này cho thấy giấy phép mơi trường đã và
đang đóng vai trị là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả, giúp đảm bảo sự tuân
thủ các quy định về môi trường trong quá trình hoạt động của các cơ sở, dự án.
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cũng như sự phù hợp
với thực tiễn tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã ban hành quy định
về giấy phép môi trường. Có thể nói giấy phép mơi trường khơng cịn là vấn đề pháp
lý mới trên thế giới. Song, đây là lần đầu giấy phép môi trường được áp dụng tại Việt
Nam. Do đó, các doanh nghiệp sẽ khá bỡ ngỡ cũng như gặp khó khăn khi thực thi các
quy định về cơng cụ pháp lý mới này. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu về giấy
phép mơi trường hiện nay chưa nhiều, chưa mang tính liên kết, nên vơ hình trung tạo
ra sự trở ngại trong việc tiếp cận thông tin, dữ liệu để nghiên cứu. Hơn nữa, một số
cơng trình nghiên cứu về giấy phép mơi trường trước đây mới dừng lại ở việc dự báo
quy định trên cơ sở khung pháp lý của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014, nên chưa thể cập nhật, bám sát được thực tiễn pháp

luật hiện hành.
Xác định được rằng, việc nghiên cứu về giấy phép mơi trường có ý nghĩa cấp
Bộ Tài ngun và Môi trường (2021), Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016-2020, tr.12
Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (3), tr.12
5
Vận hành chính thức được hiểu là giai đoạn được tính từ thời điểm vận hành của dự án đầu tư ngay sau giai
đoạn vận hành thử nghiệm (nếu thuộc trường hợp có cơng trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm) hoặc
thời điểm dự án đầu tư bắt đầu vận hành nếu khơng có cơng trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm
6
Mai Thế Toản (2020), “Đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường - Bước tiến lớn về cải cách hành
chính trong Dự án Luật Bảo vệ mơi trường (Sửa đổi)”,
Đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường - Bước tiến lớn về cải cách hành chính trong Dự án Luật
Bảo vệ môi trường (Sửa đổi) (tapchimoitruong.vn), truy cập ngày 03/11/2022
7
Mai Thế Toản, tlđd (6)
3
4

2


thiết trong việc đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách quản lý môi trường cũng như
hiệu quả kinh doanh trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, tác giả đã lựa chọn đề
tài: “Pháp luật về giấy phép môi trường” để thực hiện cơng trình nghiên cứu cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được tiến hành sửa đổi thì đã có
một số cơng trình trong nước nghiên cứu về giấy phép môi trường. Tuy nhiên, cho
đến nay, sau hơn 1,5 năm Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đi vào thực tiễn, các đề
tài nghiên cứu chuyên sâu về giấy phép môi trường chưa nhiều. Đa số là các bài báo

mô tả, cung cấp thông tin về các quy định mới trong Luật Bảo vệ mơi trường năm
2020 có đề cập về giấy phép môi trường hoặc nghiên cứu về các công cụ quản lý mơi
trường và có liên hệ đến giấy phép mơi trường. Đã có một số cơng trình tập trung
nghiên cứu về vấn đề này nhưng mới dừng lại ở mức độ khái quát, dự báo quy định
hoặc chưa có những phân tích, đánh giá quy định trên thực tiễn. Vì vậy, chưa đủ căn
cứ để đánh giá hiệu quả của chế định giấy phép môi trường trong thực tiễn thi hành.
❖ Dưới góc độ là Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ: tính đến thời điểm tác
giả thực hiện cơng trình này, chưa có các nghiên cứu chun sâu về giấy phép mơi
trường.
❖ Dưới góc độ là Khóa luận tốt nghiệp: tương tự như trên, hiện tại vẫn chưa
có các nghiên cứu đặc thù về giấy phép môi trường. Tuy nhiên, đã có cơng trình
nghiên cứu khoa học đề cập ít nhiều đến giấy phép mơi trường có thể kể đến như:
Nguyễn Văn Phương (chủ nhiệm đề tài) (2017), Bình luận một số quy định mới của
Luật Bảo vệ môi trường 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại
học Luật Hà Nội; Đặng Hoàng Sơn (chủ nhiệm đề tài) (2020), Chuyên đề Giấy phép
môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải và phế liệu, hóa chất độc hại, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
❖ Dưới góc độ là các bài báo pháp lý, tạp chí pháp luật tập trung nghiên cứu
về giấy phép mơi trường có thể đề cập đến các cơng trình sau: Hồng Dương Tùng
(2013), “Giấy phép môi trường – công cụ hữu hiệu để quản lý mơi trường” Tạp chí
Mơi trường, số 05/2013; Hồng Dương Tùng (2013), “Giấy phép môi trường: Cơ hội
và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Mơi trường, số 06/2013; Đặng
Hồng Sơn (2020), “Giấy phép mơi trường – Từ lý luận đến hoàn thiện quy định pháp
luật hiện hành”, Tạp chí Nghề luật, số 9/2020, tr.23-29; Võ Trung Tín (2022), “Giấy
phép mơi trường theo quy định của Luật Bảo vệ mơi trường năm 2020”, Tạp chí Khoa
học pháp lý Việt Nam, ISSN 1859 – 3879, số 07 (155)/2022, tr.52-61; Đặng Hoàng
Sơn (2022), “Bảo đảm giá trị kinh tế của giấy phép mơi trường”, Tạp chí Cơng
3



thương, các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng cơng nghệ, số 4, tháng 3 năm
2022. Trong đó:
- Các bài viết của tác giả Hồng Dương Tùng có các phân tích mang tính định
hướng sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 theo hướng quy định giấy phép tích
hợp, đã có phân tích về khái niệm, lý do cần thiết phải xây dựng giấy phép môi trường,
thẩm quyền cấp phép, những cơ hội và thách thức khi áp dụng giấy phép môi trường.
Tuy nhiên, những thông tin này khơng q nhiều để có thể hiểu tường tận nhằm áp
dụng đối với Luật Bảo vệ môi trường hiện hành.
- Các bài viết của tác giả Đặng Hoàng Sơn cung cấp cách nhìn tổng quan về
giấy phép mơi trường, về một số thực trạng của giấy phép như sự khơng đồng bộ về
khái niệm, có sự phân tích về đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của việc cấp phép môi
trường, giá trị kinh tế của giấy phép. Song bài viết phân tích dựa trên quy định của
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nên chưa thể đánh giá được tính khả thi của giấy
phép mơi trường theo quy định mới.
- Bài viết của tác giả Võ Trung Tín đã có các phân tích về các quy định hiện
hành của giấy phép như đối tượng, nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp phép.
Trên cơ sở phân tích các quy định, tác giả đã có những đề xuất nhằm triển khai hiệu
quả các quy định pháp luật về giấy phép môi trường trong thực tiễn. Tuy nhiên bài
viết chưa có các phân tích, đánh giá về hiệu quả của cơng cụ này trong thực tiễn thi
hành.
❖ Dưới góc độ là phạm vi nghiên cứu nhỏ trong tổng thể của một cơng trình
nghiên cứu, một số bài viết có thể kể đến như: Trần Thị Trúc Minh (2021), “Một số
bình luận về quản lý chất thải nguy hại của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020” - Hội
thảo Những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Khoa Luật Thương
mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/7/2021; Phan Thị Kim Ngân
(2021), “Bàn về những thay đổi liên quan đến thủ tục hành chính theo Luật Bảo vệ
mơi trường năm 2020”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, ISSN 1859 – 3879, số
09 (157)/2022, tr.105. Trong đó:
- Bài viết của tác giả Trần Thị Trúc Minh đề cập đến giấy phép môi trường
thông qua việc phân tích các quy định về chất thải nguy hại. Theo đó, với sự ra đời

của Luật Bảo vệ mơi trường năm 2020, thì khơng cịn tên gọi giấy phép xử lý chất
thải nguy hại mà thay vào đó là giấy phép mơi trường. Bài viết có sự phân tích về đối
tượng, thời hạn, trình tự thủ tục cấp giấy phép môi trường đối với chất thải nguy hại.
- Bài viết của tác giả Phan Thị Kim Ngân đã chỉ ra những thay đổi cần thiết
liên quan đến thủ tục hành chính về giấy phép mơi trường. Đó là sự tích hợp các giấy
phép thành phần vào giấy phép mơi trường nhằm đơn giản hóa về thủ tục và loại bỏ
4


sự chồng chéo về thẩm quyền cấp phép.
Các cơng trình nghiên cứu trên giúp tác giả có góc nhìn hồn thiện hơn về giấy
phép môi trường, đây cũng là tiền đề nghiên cứu của cơng trình. Tuy nhiên, như tác
giả đã đề cập, các cơng trình mặc dù đã đạt được những đóng góp nhất định, song lại
chưa đề cập chuyên sâu các vấn đề pháp lý của giấy phép mơi trường, chưa phân tích
về thực tiễn áp dụng các quy định. Một trong những điểm mới của đề tài sau khi
nghiên cứu các cơng trình trên là đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý
luận của giấy phép mơi trường; phân tích cụ thể các quy định pháp lý đặc thù về giấy
phép môi trường trên các khía cạnh: đối tượng phải có giấy phép mơi trường, thẩm
quyền cấp phép, nội dung, quy trình, thủ tục cấp phép. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ cung
cấp cách hiểu chi tiết, thống nhất về các quy định pháp lý hiện hành về giấy phép môi
trường. Từ các phân tích, tác giả sẽ đánh giá việc thực thi các quy định này trên thực
tiễn, chỉ ra một số hạn chết và nguyên nhân của những hạn chế này. Thông qua những
kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra các kiến nghị hồn thiện pháp luật mơi trường
Việt Nam về giấy phép mơi trường.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này hướng đến mục đích: làm sáng rõ một
số vấn đề lý luận về giấy phép mơi trường, giải thích quy định pháp luật về giấy phép
môi trường. Trên cơ sở quy định pháp luật về giấy phép môi trường, tác giả sẽ phân
tích một số hạn chế khi áp dụng giấy phép môi trường trong thực tiễn và từ đó đưa ra
các kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về giấy phép môi trường.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giấy phép môi trường (khái niệm, đặc
điểm, sự cần thiết phải quản lý môi trường thông qua giấy phép môi trường, nguyên
tắc chi phối hoạt động cấp giấy phép môi trường và các phương thức cấp giấy phép
mơi trường điển hình); nghiên cứu các vấn đề pháp lý về giấy phép mơi trường dưới
góc độ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng (đối tượng phải có giấy phép mơi
trường, thẩm quyền cấp phép, nội dung, quy trình, thủ tục cấp phép); từ đó, tác giả
chỉ ra một số hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và kiến nghị các giải pháp hữu ích
nhằm hồn thiện pháp luật về giấy phép mơi trường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giấy phép môi trường trong phạm vi các quy định pháp luật và
thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Do đề tài khóa luận có số trang giới hạn nên tác giả
tập trung nghiên cứu về đối tượng phải có giấy phép mơi trường, thẩm quyền cấp
phép, nội dung, quy trình thủ tục cấp phép môi trường. Các vấn đề khác như: trách
5


nhiệm của cơ quan cấp phép môi trường, thẩm định và phí thẩm định giấy phép mơi
trường, quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp phép mơi trường,
vận hành thử nghiệm cơng trình xử lý chất thải sau khi cấp giấy phép môi trường, xử
lý vi phạm về giấy phép môi trường tác giả xin phép không đề cập.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và khoa học của đề tài, bên cạnh sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng để làm cơ sở phương pháp luận, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích – tổng hợp trên cơ sở suy luận logic: đây là
hai phương pháp chủ đạo được áp dụng xuyên suốt đề tài. Ở chương 1, tác giả sử
dụng các phương pháp này nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về giấy phép mơi trường
và từ đó đưa ra kết luận. Tại chương 2, các phương pháp này được áp dụng nhằm giải

thích các quy định pháp luật về giấy phép mơi trường và phân tích việc áp dụng các
quy định này trên thực tiễn, từ đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập, nguyên nhân của
bất cập và đề ra giải pháp pháp lý hiệu quả nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam về
giấy phép mơi trường.
Thứ hai, phương pháp so sánh - đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp này ở
cả hai chương. Tại chương 1, tác giả sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu nhằm
làm rõ khái niệm về giấy phép môi trường, phương thức cấp giấy phép môi trường
trên thế giới và tại Việt Nam; từ đó rút ra kết luận. Ở chương 2, các phương pháp này
được sử dụng nhằm so sánh các quy định pháp luật trước đây và quy định pháp luật
hiện hành, từ đó đánh giá sự phù hợp của quy định hiện hành và những bất cập, hạn
chế cịn tồn tại.
Thứ ba, phương pháp bình luận, đánh giá: phương pháp này được thực hiện ở
cả hai chương, nhằm đánh giá, bình luận về các vấn đề lý luận; các quy định pháp
luật về giấy phép môi trường qua thực trạng ban hành cũng như thực trạng áp dụng
tại Việt Nam.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Bố cục khóa luận gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung bao gồm hai chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1. Tổng quan về giấy phép mơi trường
Chương 2. Thực trạng pháp luật về giấy phép môi trường và kiến nghị hoàn
thiện

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Tầm quan trọng của giấy phép môi trường (GPMT) đã và đang được nhận thức
ngày càng rõ ràng hơn trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh,
hướng đến bảo vệ môi trường (BVMT) bền vững. Để phát huy hiệu quả các giá trị
của GPMT, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh và dịch vụ, việc tìm hiểu các vấn đề lý luận về GPMT là điều cần thiết.
1.1. Khái niệm về giấy phép môi trường
1.1.1. Các quan điểm về giấy phép môi trường
GPMT đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, trước khi có Chỉ thị 96/61/EC về
ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm tích hợp (Integrated Pollution Prevention and
Control - Chỉ thị IPPC) do Cộng đồng chung Châu Âu ban hành vào tháng 9/19968.
Kể từ ngày 7/01/2014, Chỉ thị IPPC bị chấm dứt hiệu lực, quy định về cấp GPMT
được xác định theo các điều khoản của Chỉ thị 2010/75/EU về khí thải cơng nghiệp
(ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm tích hợp) (Industrial Emissions Directive - Chỉ thị
IED9) do Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ban hành ngày 24/11/201010. Theo khoản
7 Điều 3 của Chỉ thị IED, GPMT được hiểu là “Văn bản cho phép vận hành toàn bộ
hoặc một phần cơ sở sản xuất tại một hoặc nhiều địa điểm có hoạt động gây tác động
tiêu cực đến môi trường”. Chỉ thị IED đưa ra các ngun tắc chính cho giấy phép và
kiểm sốt dựa trên cách tiếp cận tích hợp11. Mục tiêu của GPMT được Chỉ thị IED
xác định như sau: mục tiêu đầu tiên là ngăn chặn khí thải, chất thải đến khơng khí,
nước và đất (Chỉ thị cũng tính đến việc quản lý chất thải); mục tiêu thứ hai mà Chỉ
thị đề cập là giảm khí thải nhằm đạt được mức độ bảo vệ cao cho tồn bộ mơi trường12.
Như vậy, theo Chỉ thị IED, GPMT được hiểu là một văn bản có chức năng cấp phép
cho các cơng trình, cơ sở có hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường, nhằm đảm bảo rằng
những hoạt động này tuân thủ các quy định về BVMT, ngăn chặn tối đa nguy cơ ô
nhiễm trên tồn diện các khía cạnh của mơi trường (đất, nước, khơng khí, quản lý
OECD (Organisation for economic cooperation and development), (2007), “Guiding Principles of Effective
Environmental Permitting Systems”,
/>20for%20EECCA%20countries&cx=012432601748511391518:xzeadub0b0a&cof=FORID:11&ie=UTF-8,
truy cập ngày 05/11/2022
9
“Directive 2010/75/EC on industrial emissions”
/>on#:~:text=Directive%202010%2F75%2FEC%20on%20industrial%20emissions%20(integrated%20pollutio
n,sources%20throughout%20the%20European%20Union, truy cập ngày 11/11/2022
10

Khoản 1 Điều 81 Chỉ thị IED
11
“Bài 3: Quy định pháp lý về BAT của một số quốc gia trên thế giới”,
truy cập ngày 13/11/2022
12
Aliki Zer, “Deconstructing the Industrial Emissions Directive’s (2010/75/EU) Regulatory Standards: A Tale
of Cautious Optimism”,
10.14324/111.2052-1871.007, truy cập ngày 05/11/2022
8

7


chất thải, khí thải).
Cách hiểu về GPMT của Chỉ thị IED cũng khá tương đồng với quan điểm của
Ngân hàng thế giới (WB). Theo Ngân hàng thế giới, GPMT được xác định “là văn
bản hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, theo đó, nhà điều
hành các hoạt động sản xuất hoặc cơng trình cơ sở hạ tầng sẽ tuân theo những quy
định về môi trường mà GPMT đề ra. GPMT bao gồm những hạn chế và biện pháp cụ
thể để ngăn chặn, giảm thiểu và tránh những tác động của hoạt động sản xuất đối
với mơi trường. GPMT có tác dụng quan trọng đối với việc kiểm sốt tình trạng gây
ơ nhiễm mơi trường”13.
Tại Việt Nam, khái niệm về GPMT đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trước
khi có mơ tả chính thức được ghi nhận trong Luật Bảo vệ môi trường (Luật số
72/2020/QH14) ngày 17/11/2020 (Luật BVMT 2020). Ban đầu, GPMT được hiểu là
cách gọi chung cho loại giấy phép có liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy
hại. Điều này xuất phát từ quy định trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại (ban
hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
16/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại). Cụ thể:“Giấy phép
hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại (sau đây

gọi là GPMT) do cơ quan quản lý nhà nước môi trường cấp, trong đó quy định cụ
thể các yêu cầu, trách nhiệm và điều kiện về môi trường đối với việc thực hiện các
hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại”14.
Về sau, Nghị định số 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/5/2004 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (Nghị định 121/2004/NĐ-CP) đã quy
định: “…giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại giấy phép có nội
dung liên quan về BVMT (sau đây gọi tắt là GPMT)…”15. Như vậy, GPMT được hiểu
khái quát và mở rộng nội hàm hơn, bao gồm các loại giấy phép có nội dung liên quan
đến BVMT. Tuy nhiên, cách quy định như vậy không rõ ràng. Người tìm hiểu về quy
định này sẽ khơng thể chắc chắn rằng tất cả những loại giấy phép có nội dung liên
quan đến BVMT đều có thể xem là GPMT hay không? Bởi lẽ, định nghĩa về BVMT
là vô cùng rộng. Cụ thể, BVMT được hiểu là những hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn,
khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên16.
Do đó, đến Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 về
Bộ Tài nguyên và môi trường (2020), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế trong quản lý môi trường, Hà Nội, tr.232
Khoản 15 Điều 3 Quy chế quản lý chất thải nguy hại
15
Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 121/2004/NĐ-CP
16
Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 29-L/CTN) ngày 27/12/1993 (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993)
13
14

8


xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT (Nghị định 179/2013/NĐ-CP), các
nhà lập pháp đã liệt kê:“... giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; giấy phép

quản lý chất thải nguy hại; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; giấy chứng nhận
đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm;…(sau đây gọi chung là GPMT)”17. Tiếp đến, Nghị định số 155/2016/NĐCP của Chính phủ ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực BVMT (Nghị định 155/2016/NĐ-CP) tiếp tục liệt kê:“…giấy phép xử lý chất
thải nguy hại; giấy phép xả thải khí thải cơng nghiệp; giấy xác nhận đủ điều kiện về
BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; giấy phép vận chuyển
hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm;…(sau đây gọi chung là
GPMT)”18. Với cách thức quy định như trên, đa số quan điểm cho rằng GPMT là văn
bản có giá trị pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm mục đích bảo
đảm các yêu cầu về BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như để quản
lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến môi trường và khai thác tài nguyên thiên
nhiên19. Song song với quan điểm này, có quan điểm khác cho rằng, việc hiểu nội
hàm của GPMT như vậy là quá rộng, không làm rõ bản chất BVMT của GPMT. Theo
đó, GPMT chỉ nhằm mục đích bảo đảm các yêu cầu về BVMT trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, không bao gồm các loại giấy phép khai thác giá trị kinh tế của thành
phần môi trường20. Việc tồn tại các quan điểm khác nhau như trên xuất phát từ sự
khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề. Cụ thể, nếu giấy phép được tiếp cận theo hướng
có tác động đến việc khai thác, sử dụng cũng như BVMT thì sẽ dẫn đến cách hiểu về
GPMT theo nghĩa rất rộng như quan điểm thứ nhất. Nếu tiếp cận giấy phép theo khía
cạnh chỉ nhằm BVMT trong kinh doanh, thì nội hàm của GPMT sẽ thu hẹp và tương
ứng với cách hiểu của quan điểm thứ hai.
Ngoài hai quan điểm trên, cũng có quan khác cho rằng: “GPMT là một loại
giấy phép của Nhà nước (do Trung ương hoặc địa phương) cấp cho cơ sở sản xuất
(gọi tắt là cơ sở) trước khi đi vào vận hành chính thức. Như vậy, cơ sở chỉ được phép
hoạt động khi có GPMT, hay nói cách khác GPMT là một trong những thủ tục bắt
buộc đối với cơ sở nếu cơ sở đó muốn hoạt động”21. Đây là cách tiếp cận theo hướng
khái quát vấn đề. Quan điểm này có ưu điểm bao qt được tồn bộ các hoạt động có
liên quan đến GPMT, khơng bị bỏ sót vấn đề. Tuy nhiên, ưu điểm này cũng chính là
Điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
Điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP T

19
Đặng Hồng Sơn (2020), “Giấy phép mơi trường - Từ lý luận đến hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành”,
Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 9, tr.24
20
Đặng Hoàng Sơn (2020), tlđd (19), tr.24
21
Hoàng Dương Tùng, “Giấy phép môi trường - Công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường”,
Giấy phép môi trường - Công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường (tapchimoitruong.vn), truy cập ngày
14/11/2022
17
18

9


nhược điểm của cách lý giải này. Vì khái quát, khơng giới hạn phạm vi nên khiến
người tiếp cận khó hình dung được những chi tiết cụ thể.
Tựu chung, vì chưa có định nghĩa thống nhất trong Luật nên GPMT được tiếp
cận dưới nhiều góc độ, từ đó có những cách hiểu và lý giải khác nhau.
1.1.2. Định nghĩa về giấy phép môi trường
Để thống nhất các quan điểm khác nhau về GPMT, các nhà lập pháp đã đưa
ra định nghĩa cụ thể trong Luật BVMT 2020. Theo đó, thuật ngữ GPMT được tạo
thành từ nội hàm của hai khái niệm “giấy phép” và “môi trường”. Cụ thể:
“Giấy phép” (licence) theo Từ điển Anh - Anh, được định nghĩa là sự cho phép
của cơ quan có thẩm quyền đối với một số hành động nhất định được thực hiện bởi
cá nhân hoặc tổ chức22. Theo Từ điển pháp luật Anh – Việt “giấy phép” được xác
định là sự ban cấp cho một quyền trên cơ sở nội dung của giấy phép 23. Theo Từ điển
Tiếng Việt, “giấy phép” cũng được định nghĩa là giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp,
cho phép làm một việc gì đó24. Tựu chung, “giấy phép” có thể hiểu là một văn bản
do cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức với mục đích cho phép thực hiện một

hoặc một số hoạt động được quy định trong giấy phép. Thực tiễn pháp lý tồn tại vô
số loại giấy phép khác nhau tùy từng lĩnh vực, ngành nghề. Khi xét “giấy phép” trong
lĩnh vực mơi trường thì riêng thuật ngữ “mơi trường” đã hàm chứa nội hàm đa dạng.
Do đó, cần phải xác định chính xác giới hạn của “mơi trường” để hiểu đúng bản chất
của GPMT.
Dưới góc độ pháp lý, theo Black’s Law Dictionary, một từ điển pháp lý uy tín
thường được sử dụng làm cơ sở tham chiếu trong lĩnh vực pháp lý, “môi trường”
được định nghĩa là tổng thể của các điều kiện tự nhiên và nhân tạo mà sinh vật sinh
sống, hoạt động, xác định các điều kiện để sinh vật tồn tại và phát triển25. Tại Việt
Nam, định nghĩa “môi trường” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2020.
Các nhà lập pháp đã chỉ ra rằng, “môi trường” là: (i) một thể thống nhất bao gồm môi
trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; (ii) các yếu tố vật chất tự nhiên (như khơng
khí, nước, đất, đa dạng sinh học…) và yếu tố nhân tạo (như các cơng trình xây dựng,
hạ tầng vật chất,…) khơng tồn tại độc lập mà có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn
nhau; (iii) “bao quanh con người” - tạo ra một không gian để con người và sinh vật
sinh sống, tương tác hàng ngày; (iv) đóng vai trị quan trọng, không chỉ ảnh hưởng
đến cuộc sống hàng ngày của con người mà cịn có tác động đa chiều đến kinh tế, xã
hội, sự tồn tại và phát triển của cả con người, sinh vật và tự nhiên. Như vậy, cách đưa
Trần Tiễn Cao Đăng (2004), Từ điển tiếng Anh dành cho học sinh – sinh viên, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.550
Từ điển pháp luật Anh – Việt (1994), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr.233
24
Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr.761
25
“ENVIRONMENT”, The Black’s Law Dictionary,
truy cập ngày 11/11/2022
22
23

10



ra nội hàm của thuật ngữ “môi trường” theo quy định của pháp luật Việt Nam khá
tương đồng với cách định nghĩa của Black’s Law Dictionary, đều thống nhất môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, đồng thời nhấn mạnh sự tương tác
giữa các yếu tố môi trường cũng như ảnh hưởng của chúng đối với sự tồn tại, phát
triển và tăng trưởng của con người cùng các sinh vật khác.
Nếu xác định “môi trường” theo hướng tổng hịa các yếu tố kể trên thì rõ ràng,
bản chất của GPMT sẽ điều chỉnh tất thảy các hoạt động có ảnh hưởng, tác động đến
mơi trường, bao gồm cả BVMT và khai thác, sử dụng thành phần môi trường. Khi
ban hành Luật BVMT 2020, các nhà lập pháp đã không luận giải bản chất của “môi
trường” theo hướng này, mà có sự điều chỉnh, giới hạn lại phạm vi của thuật ngữ
“môi trường” thông qua định nghĩa:“GPMT là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về BVMT theo quy định
của pháp luật”26. Như vậy, từ quy định này, có thể hiểu, “môi trường” được đề cập
trong thuật ngữ GPMT chỉ nhằm đảm bảo các yêu cầu BVMT trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Về cách định nghĩa này, từ khi Dự thảo Luật BVMT 2020 được xây dựng cho
đến khi Luật BVMT 2020 đi vào thực tiễn, đã có nhiều ý kiến nhận xét rằng, việc sử
dụng tên gọi “GPMT” chỉ đề cập đến mục đích nhằm kiểm sốt các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường là chưa thực sự phù hợp. Vì nội hàm của thuật ngữ “GPMT” rộng
hơn nội dung được định nghĩa. Cụ thể học giả Nguyễn Thị Hằng đã đưa ra nhận định:
“Việc sử dụng tên giấy phép là “GPMT” nhưng nội dung của giấy phép là kiểm soát
các hoạt động hành vi gây tác động xấu tới mơi trường và khơng bao gồm tồn bộ
hành vi liên quan đến môi trường nên phạm vi của tên giấy phép rộng hơn nội dung
của giấy phép. Do đó, để bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và tên gọi của giấy
phép, theo tôi nên gọi giấy phép này là “giấy phép kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường”27.
Luật sư Nguyễn Thu Hồi cũng có cùng quan điểm như trên và bổ sung thêm
ý kiến: “…giấy phép này được quy định trong văn bản luật có tên là Luật BVMT nên

tạo ra sự không phù hợp giữa tên gọi của giấy phép với tên của văn bản luật.”. Luật
sư Thu Hoài kiến nghị gọi giấy phép này là “giấy phép BVMT” để bảo đảm tính
thống nhất giữa nội dung và tên gọi của giấy phép và tên của văn bản Luật28.
Khoản 8 Điều 3 Luật BVMT 2020
Đặng Hoàng Sơn (chủ nhiệm đề tài) (2020), Chuyên đề Giấy phép môi trường trong lĩnh vực quản lý chất
thải và phế liệu, hóa chất độc hại, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.217
28
Tổng thuật Tọa đàm “Quy định về xin cấp giấy phép môi trường: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn”,
truy cập ngày 10/4/2023
26
27

11


Tác giả cho rằng, việc đưa ra quan điểm như trên khơng phải khơng có cơ sở.
Với tên gọi “giấy phép kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường”, nội dung của giấy phép sẽ
được mô tả tập trung vào việc kiểm sốt các hoạt động gây tác động xấu tới mơi
trường. Với tên gọi “giấy phép BVMT”, mục đích của giấy phép được thể hiện, đồng
thời tạo được sự tương thích giữa tên gọi và văn bản pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên,
cả hai cách gọi này không phổ biến và có phần quá thiên về câu chữ. Việc sử dụng
tên gọi “GPMT” như các nhà làm luật đưa ra là phù hợp. Bởi, thuật ngữ “GPMT” đã
được áp dụng từ khi hình thành quy định về cấp phép mơi trường ở các nước trên thế
giới. Tên gọi “GPMT” đã được giới thiệu ở Thụy Điển vào năm 1969, ở Đan Mạch
vào năm 1972 và ở Vương quốc Anh vào năm 1990 trước khi được ủy quyền trên
toàn Liên minh Châu Âu vào năm 1996 theo Chỉ IPPC29. Bên cạnh đó, tính đến thời
điểm hiện tại, thuật ngữ này vẫn được sử dụng phổ biến bởi các quốc gia đi đầu về
GPMT (như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...). Hơn nữa, các quốc gia khác
khi học hỏi giải pháp pháp lý này từ các nước phát triển về trong nước của mình cũng
thường sử dụng tên gọi phổ biến này. Và quan trọng, việc lựa chọn tên gọi “GPMT”

không làm thay đổi giá trị, mục đích cũng như nội dung của giấy phép.
Như vậy, GPMT ở Việt Nam có sự tương đồng với các nước trên thế giới về
cách gọi. Bên cạnh đó, nội hàm của GPMT cũng khá tương đồng với cách định nghĩa
của Ngân hàng thế giới và Chỉ thị IED, đều xác định GPMT theo hướng tích hợp,
không bao gồm các loại giấy phép kinh doanh thành phần mơi trường mà chỉ nhằm
mục đích kiểm sốt các hoạt động gây ơ nhiễm, BVMT trong q trình sản xuất kinh
doanh.
1.1.3. Đặc điểm của giấy phép môi trường
Xuất phát từ việc phân tích khái niệm về GPMT, có thể thấy công cụ pháp lý
này mang những đặc trưng cụ thể sau đây:
Thứ nhất, chủ thể được cấp phép: là các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường (bao gồm các
hoạt động có xả thải chất thải ra mơi trường (nước thải, khí thải, bụi, chất thải nguy
hại), nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất) và phải đáp ứng
các u cầu BVMT (như điều kiện về cơng trình xử lý chất thải; phương tiện, trang
thiết bị khoa học công nghệ để BVMT trong sản xuất kinh doanh…) theo quy định
của pháp luật. Chỉ những cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện này mới được
cấp GPMT.
Thứ hai, mục đích của GPMT: GPMT khơng mang mục đích kinh tế trong

29

OECD (Organisation for economic cooperation and development), (2007), tlđd (8)

12


khai thác, sử dụng thành phần môi trường mà nhằm mục đích kiểm sốt các hoạt động
gây ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Do đó, các
loại giấy phép khai thác giá trị kinh tế của thành phần môi trường (như giấy phép khai

thác tài ngun nước, giấy phép khai thác khống sản…) khơng là GPMT. Việc xây
dựng khung pháp lý về GPMT nhằm hợp pháp hóa các hành vi có tác động xấu đến
môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ đó kiểm sốt mức độ tác
động tiêu cực đến môi trường của những hành vi này. Trên cơ sở khung pháp lý được
xây dựng, GPMT giúp “xác định một cách minh bạch và tin cậy các yêu cầu ràng
buộc về pháp lý đối với các nguồn gây ảnh hưởng đến mơi trường”30.
Thứ ba, GPMT mang tính pháp lý. Bởi, GPMT do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp phép và đảm bảo thực hiện. Việc tuân thủ các nội dung trong GPMT là bắt
buộc. Nếu vi phạm nội dung trong GPMT, các chủ thể sẽ bị xử lý theo các chế tài
pháp luật quy định, bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, thu hồi giấy phép.
Thứ tư, GPMT là căn cứ để các tổ chức, cá nhân được cấp GPMT thực hiện
trách nhiệm BVMT. Trên cơ sở nội dung của GPMT, quyền lợi và nghĩa vụ của các
chủ thể được cấp phép được xác định một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó, GPMT đặt
ra các yêu cầu, điều kiện liên quan đến việc quản lý, BVMT trong quá trình vận hành
của các dự án đầu tư (DAĐT), cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,
cụm công nghiệp (gọi tắt là DAĐT, cơ sở). Đặc điểm này của GPMT đảm bảo rằng
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thực hiện với sự hạn chế tối thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Thứ năm, GPMT mang tính kiểm tra, giám sát. Bởi GPMT là cơng cụ quản lý
có tính chất thống nhất – pháp lý cao, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đang trong quá trình thực hiện và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Điều này giúp đảm bảo nguyên
tắc phòng ngừa của pháp luật môi trường. Trên cơ sở khung pháp lý của GPMT cơ
quan nhà nước sẽ:
(i) Quản lý, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh từ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ nhằm kiểm sốt chất ơ nhiễm, duy trì, bảo vệ mục tiêu chất lượng mơi
trường. Vì GPMT được cấp với các yêu cầu và điều kiện cụ thể, do đó, GPMT sẽ
giúp chất lượng mơi trường có thể được kiểm soát dựa trên các yêu cầu về thông số,
thành phần được đề cập trong giấy phép;
(ii) Kiểm tra, giám sát, các tác động gây ô nhiễm môi trường của những dự án

đầu tư, cơ sở sản xuất trong q trình vận hành dự án. Từ đó nắm bắt được tính khả
thi về kinh tế và về mơi trường của dự án để đưa ra các phương án, biện pháp phù
30

Hoàng Dương Tùng, tlđd (21)

13


hợp nhằm đảm bảo rằng các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe
con người và sinh vật được hạn chế ở mức thấp nhất;
(iii) Tăng cường hiệu quả thực thi của hệ thống pháp luật về BVMT thông qua
nâng cao năng lực quản lý, năng lực trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Trên
cơ sở các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, các chế tài được áp dụng khi có hành
vi vi phạm, cơ quan quản lý về môi trường sẽ thực hiện nhiệm vụ một cách có hệ
thống, đảm bảo rằng tất cả các hoạt động có liên quan đều được đánh giá và kiểm
sốt một cách chính xác và cơng bằng.
Tính chất kiểm tra, giám sát của GPMT được đảm bảo xuyên suốt từ giai đoạn
xây dựng, vận hành thử nghiệm cho đến vận hành thương mại.
1.2. Sự cần thiết phải quản lý môi trường thông qua giấy phép môi trường
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, BVMT luôn được
Đảng, Nhà nước chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, luật mơi trường vẫn cịn
là lĩnh vực mới. Điều này xuất phát từ sự hình thành và phát triển chậm của hệ thống
pháp luật về môi trường tại Việt Nam31. Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về
quản lý và BVMT, nhiệm vụ khách quan đặt ra cho Việt Nam là phải hoàn thiện pháp
luật về mơi trường. Trong đó, việc xây dựng và ban hành GPMT là hết sức cần thiết.
Điều này xuất phát từ các lý do sau:
1.2.1. Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp
luật nhằm bảo vệ môi trường và cải cách thủ tục hành chính về mơi trường
Thứ nhất, quan điểm, chủ trương BVMT của Đảng và Nhà nước được thể hiện

trong nhiều văn kiện quan trọng: từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội XIII, trong các
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991 đến 2030 cùng hàng loạt các văn
kiện khác như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2011; Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị
ngày 25/6/1998 “Về tăng cường cơng tác BVMT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX ngày
15/11/2004 về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày
03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên
và BVMT; Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 23/8/2014; Chỉ thị số
25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về “Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách về BVMT”.
Đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, quan điểm, chủ trương về
phát triển bền vững, BVMT phải được gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội
31

Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.47-48

14


đã được Đảng và Nhà nước ta mở rộng, sâu sắc hơn, thấm sâu vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng
định “bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hố, phát triển
con người, thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, BVMT, phát
triển xã hội bền vững”32. Để cụ thể hóa các quan điểm, đường lối nêu trên, Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng, thể hiện
những quan điểm, nhận thức mới về công tác BVMT gắn kết với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội33. Trong đó, tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát
triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng nhấn mạnh phải: “Khẩn trương hoàn thiện pháp
luật về đất đai, tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân
tiếp cận thị trường đất đai, tài nguyên một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị
trường”34. Các văn bản kể trên đều khẳng định, nhấn mạnh việc BVMT và sự cần
thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về mơi trường. Đây chính là cơ sở nền tảng để
phịng ngừa, kiểm sốt và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; khắc phục
các khu vực mơi trường đã bị ơ nhiễm, suy thối; đáp ứng yêu cầu về môi trường
trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển bền vững.
Thứ hai, quan điểm về cải cách hành chính nhà nước, trong đó có cải cách về
thủ tục hành chính cũng được Đảng nhấn mạnh trong các Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ XI, XII, XIII và được Chính phủ thể chế hóa qua Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 2020; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao
chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương; Nghị quyết
số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2021-2030. Trong suốt một thời gian dài, cải cách thủ tục hành chính đã
được xác định là một khâu quan trọng và mang tính đột phá trong quá trình phát triển.
Tại tất cả các cấp hành chính, các biện pháp cải cách thủ tục hành chính đã được triển
khai mạnh mẽ nhằm giảm bớt phức tạp và tạo mơi trường thuận lợi, thơng thống cho

“Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng”,
/>truy cập ngày 23/11/2022
33
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), “Tài liệu giới thiệu Luật BVMT năm 2020”,
truy cập ngày 25/11/2022
34
“Nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về BVMT được ban hành, nhiều cam
kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia cần được thể chế hóa kịp thời”,
truy cập 25/11/2022
32


15


sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu đảm bảo quyền lợi và quyền tự chủ
của người dân.
Những quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trên đây chính là
cơ sở quan trọng để hồn thiện pháp luật về mơi trường nói chung và xây dựng chế
định GPMT nói riêng, hướng đến mục tiêu bảo vệ và phát triển môi trường bền vững.
Việc BVMT sẽ không thể nào đạt được hiệu quả khi những thủ tục hành chính về mơi
trường chưa thực sự được tinh gọn. Do đó, bên cạnh hồn thiện các chính sách pháp
luật về quản lý và BVMT thì nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính là một nhiệm
vụ trọng tâm. Xuất phát từ lý do này, việc xây dựng GPMT trở thành công cụ quản
lý môi trường hiệu quả nhằm BVMT, đáp ứng nhu cầu cải cách thủ tục hành chính
về mơi trường là điều hết sức cần thiết.
1.2.2. Thực trạng quy định pháp luật về các loại giấy phép về mơi trường
cịn nhiều hạn chế
Thứ nhất, xuất phát từ bất cập về công cụ quản lý môi trường sau giai đoạn
thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Kể từ Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, các nhà lập pháp đã từng bước xây
dựng khung pháp lý về BVMT. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các nhà lập pháp mới
chỉ quy định về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường lồng
ghép trong nội dung quản lý nhà nước về BVMT35. Đến năm 1997, các nhà lập pháp
bắt đầu xây dựng quy định về “giấy xác nhận kiểm sốt ơ nhiễm” đối với các cơ sở
sản xuất kinh doanh sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM36. Xuất phát thực
trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngày càng suy thoái do thiếu cơ
chế quản lý trước và sau khi dự án đi vào vận hành chính thức, Luật Bảo vệ mơi
trường năm 2005 đã ban hành quy định phải có giấy xác nhận hồn thành các cơng
trình BVMT theo ĐTM, nhằm kiểm tra, đánh giá thực trạng BVMT của các dự án
sau khi đi vào hoạt động chính thức37. Bên cạnh những tác động tích cực đạt được thì

việc áp dụng giấy xác nhận hồn thành các cơng trình theo ĐTM cũng đã bộc lộ nhiều
thiếu sót. Bởi lẽ, hoạt động ĐTM chỉ xác nhận “Báo cáo kết quả thực hiện các cơng
trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, trong đó mơ tả rõ quy
mơ, quy trình cơng nghệ xử lý chất thải; những điều chỉnh, thay đổi so với phương
án đặt ra trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”38. Trên thực tế những nội dung này
Khoản 6 Điều 37 LBVMT 1993
Thông tư số 276-TT/MTg của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường ngày 06/3/1997 hướng dẫn về kiểm
sốt ơ nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau khi có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động
môi trường
37
Điều 27 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/4/2011 Quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
38
Điều 25 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/4/2011 Quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
35
36

16


chỉ có giá trị trong giai đoạn đầu khi cơ sở mới đi vào hoạt động. Quyết định phê
duyệt và báo cáo ĐTM không phải là “công cụ vạn năng” có thể cung cấp đầy đủ căn
cứ để cơ quan quản lý giám sát, kiểm tra, thanh tra các cơ sở trong giai đoạn vận hành
hoạt động. Trong quá trình sản xuất, các vấn đề môi trường của cơ sở hồn tồn có
thể thay đổi so với những nội dung đã dự báo, đề xuất trong báo cáo ĐTM. Do đó,
việc căn cứ vào ĐTM đã phê duyệt, giấy xác nhận hồn thành các cơng trình khơng
cịn phù hợp vì không đáp ứng được điều kiện thực tế.
Trên cơ sở những bất cập của giấy xác nhận hoàn thành các cơng trình theo
ĐTM, nhiều chun gia đã kiến nghị thay đổi cơ chế giấy xác nhận hồn thành các

cơng trình thành GPMT trong Dự thảo Luật sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường (Luật số
55/2014/QH13) ngày 23/6/2014 (Luật BVMT 2014). Song, Luật BVMT 2014 chỉ sửa
đổi giấy xác nhận hoàn thành các cơng trình BVMT theo ĐTM thành “giấy xác nhận
hồn thành các cơng trình BVMT của dự án”39. Mặc dù, quy định này đặt ra trách
nhiệm cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác
nhận hồn thành các cơng trình BVMT của dự án trước khi bắt đầu vận hành chính
thức. Dẫu vậy, những bất cập phát sinh trong quá trình dự án hoạt động vẫn chưa
được giải quyết triệt để.
Thứ hai, xuất phát từ thực trạng áp dụng quy định pháp luật về các loại giấy
phép về BVMT (bất cập trong sự chồng chéo của thủ tục hành chính về môi trường)
Theo quy định của Luật BVMT 2014 và một số luật liên quan như Luật Tài
nguyên nước năm 2012, Luật Thuỷ lợi năm 2017, nhằm tuân thủ nghĩa vụ về BVMT,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện nhiều loại loại giấy phép, giấy
xác nhận có tính chất như giấy phép sau giai đoạn thực hiện ĐTM và trước khi dự án
đi vào vận hành chính thức. Một cơ sở thuộc đối tượng ĐTM thường phải thực hiện
ít nhất 04 loại giấy tờ liên quan đến giấy phép (bao gồm: giấy xác nhận hồn thành
cơng trình BVMT; giấy phép xả thải vào nguồn nước; giấy phép xả khí thải; sổ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại) và có thể lên đến 06 giấy phép (một số doanh
nghiệp trong lĩnh vực đặc thù cần có thêm 02 loại giấy phép là giấy chứng nhận đủ
điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; giấy phép xử
lý chất thải nguy hại)40.
Trong khi đó, các loại giấy phép này lại thuộc thẩm quyền cấp phép và quản
lý của các cơ quan khác nhau. Cụ thể, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (do Bộ
Tài ngun và Mơi trường chủ trì)41, cịn giấy phép xả nước thải vào cơng trình thủy
Khoản 2 Điều 27 Luật BVMT 2014
“Hạn chế sự chồng chéo, trùng lặp trong các giấy phép về BVMT”,
truy cập
ngày 23/11/2022
41
Điều 37 Luật Tài nguyên nước năm 2012

39
40

17


lợi (do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý)42. Tương ứng, quy trình cấp
phép các loại giấy phép này sẽ tuân theo quy định của Luật tài nguyên nước năm
2012 và Luật thủy lợi năm 2017. Tuy nhiên, về vấn đề này, Luật BVMT 2014 đã có
quy định về việc xả nước thải trong các loại giấy phép và xác nhận về môi trường.
Điều này đã dẫn đến, một đối tượng xả nước thải phải chịu sự điều chỉnh của các văn
bản pháp lý khác nhau. Đồng nghĩa với việc có đến 02 loại giấy phép cùng điều chỉnh
về việc xả nước thải trên thực tế43. Việc quy định giấy phép xả nước thải buộc cơ sở
phải thực hiện 02 thủ tục hành chính gần như giống nhau về tính chất, nội dung, căn
cứ nên đã gây phiền hà cho doanh nghiệp44. Trong khi đó, bản chất thiết yếu của việc
xả thải vào nguồn nước là việc phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
khi xả thải chứ không phụ thuộc vào nguồn tiếp nhận (nguồn nước thơng thường hay
cơng trình thủy lợi)45. Việc tồn tại các loại giấy phép với tính chất tương đương nhau,
chịu sự điều chỉnh, quản lý của các cơ quan khác nhau là không cần thiết. Sự không
thống nhất này gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc kiểm tra và giám sát sự
tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân. Không
những vậy, điều này cũng dẫn đến sự chồng chéo thẩm quyền, khó phân định trách
nhiệm quản lý nhà nước khi xảy ra sự cố, không đảm bảo nguyên tắc quản lý tổng
hợp tài nguyên nước. Hơn nữa, việc này còn làm cho các doanh nghiệp lúng túng và
không biết thực hiện theo quy định nào46. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc
chậm trễ trong hồn thành các giấy phép xuất phát từ các mâu thuẫn, vướng mắc phát
sinh từ các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước nêu trên cũng gây ra những phí
tổn lớn do chậm thầu của các nhà thầu, khiến chủ đầu tư rủi ro vì bị xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT, tài nguyên nước47. Tất cả những điều này đã tạo
Điều 44 Luật Thủy lợi năm 2017

Chẳng hạn: việc xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ môi trường tại khoản 2 Điều 27 Luật BVMT 2014
đã bao gồm kiểm tra, xác nhận hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước thải. Trong khi đó, Điều 38 Luật Tài nguyên
nước năm 2012 cũng quy định về việc lập hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn nước của chủ dự án cũng bao gồm
kiểm tra, xác đánh giá hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước thải
44
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật BVMT năm 2014 (2015-2019),
Hà Nội, tr.54
45
Phan Thị Kim Ngân (2021), “Bàn về những thay đổi liên quan đến thủ tục hành chính theo Luật Bảo vệ mơi
trường năm 2020”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, ISSN 1859 – 3879, số 09 (157)/2022, tr.108
46
Chẳng hạn, Điều 37 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định “Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở
sản xuất, kinh doanh phải có hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải; hệ
thống xử lý nước thải; hệ thống tiêu, thoát, dẫn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật”. Trong khi
đó, Điều 68 Luật BVMT 2014 chỉ yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thu gom, xử lý nước thải
bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Và Điều 101 Luật BVMT 2014 cũng không yêu cầu cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Mặc dù, khoản 3 Điều 37 Luật Tài nguyên nước yêu cầu tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Nhưng nội dung về giấy phép xả nước thải vào nguồn
nước đã được thể hiện trong báo cáo ĐTM và giấy xác nhận hồn thành các cơng trình BVMT trước khi đưa
dự án đi vào vận hành chính thức
47
“Sẽ cắt giảm hàng loạt thủ tục cấp giấy phép môi trường cho doanh nghiệp”,
/>43

18


ra những tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý nhà nước về mơi trường cũng như
làm lãng phí nguồn lực của xã hội.

1.2.3. Nhu cầu hồn thiện cơng cụ quản lý môi trường theo thông lệ quốc
tế
Việc tham gia những cam kết về môi trường của các Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới CPTPP và Hiệp Định tự do thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt
Nam EVFTA đã đặt ra cho Việt Nam nhiệm vụ hồn thiện khung pháp lý về mơi
trường nói chung và các cơng cụ quản lý mơi trường nói riêng để hội nhập quốc tế về
môi trường. Những yêu cầu khách quan này được đặt ra nhằm giúp Việt Nam lường
trước và tránh các nguy cơ về ô nhiễm xuyên biên giới, ơ nhiễm theo dịng chảy hay
các “làn sóng” cơng nghệ lạc hậu đang dần chuyển dịch sang Việt Nam. Tại các nước
tiên tiến trên thế giới, hầu hết các nước đều đã và đang sử dụng GPMT như là một
công cụ hữu hiệu nhằm quản lý môi trường48. Cơ quan quản lý môi trường ở các nước
không sử dụng báo cáo ĐTM làm công cụ quản lý đối với các cơ sở đang hoạt động,
mà hầu hết sử dụng các loại GPMT (kết hợp với kế hoạch quản lý mơi trường của
chủ dự án) để quản lý, kiểm sốt hoạt động của cơ sở trong giai đoạn vận hành hoạt
động49. Theo đó, GPMT đơn lẻ (Single – Medium Permitting) và GPMT tổng hợp
hay cịn gọi là tích hợp (Integrated Permitting)50 (sẽ được trình bày cụ thể ở mục
1.3.2) là hai phương thức cấp GPMT phổ biến đang được sử dụng hiện nay. Tùy thuộc
vào nhu cầu quản lý môi trường cùng các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội mà
mỗi nước sẽ có sự lựa chọn phương thức cấp GPMT phù hợp. Tuy nhiên, các quốc
gia đều phải tuân thủ tính nhất quán trong việc áp dụng phương thức cấp GPMT,
không áp dụng đồng thời hai phương thức cấp giấy phép cho cùng một đối tượng51.
Điều này nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động cấp phép, đơn giản hóa quy
trình thủ tục, tiết kiệm nguồn lực xã hội. Quan trọng hơn hết là nhằm đạt được hiệu
quả trong quản lý môi trường.
Theo dõi xu hướng của các quốc gia hiện nay, có thể thấy việc chuyển từ
GPMT đơn lẻ sang GPMT tích hợp đang được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Đặc biệt đối với các dự án quy mơ lớn và có tác động đáng kể đến môi trường, việc
chuyển đổi GPMT đơn lẻ sang GPMT tích hợp đã trở thành xu hướng ở một số quốc

cho-doanh-nghiep-574.html, truy cập ngày 28/11/2022

48
Bộ Tài nguyên và môi trường (2020), Báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính trong Dự án Luật Bảo
vệ mơi trường (sửa đổi), Hà Nội, tr.2
49
Bộ Tài nguyên và môi trường, tlđd (13), tr.232
50
Bộ Tài nguyên và môi trường, tlđd (13), tr.232
51
“Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2014 - Bài 1: Tích hợp giấy phép mơi trường”,
truy cập ngày 20/12/2022

19


×