Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn – thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN –
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN –
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HỒN THIỆN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Khóa: 44
MSSV: 1953801011016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S PHAN THỊ KIM NGÂN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN


“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Phan Thị Kim Ngân, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.”
Chữ ký sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

UBND

Uỷ ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới


NEA

Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7
năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an
Nghị định số 144/2021/NĐ-CP
toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng
cháy và chữa cháy; phịng, chống bạo lực gia
đình
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng
11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM
TIẾNG ỒN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN ...........6
1.1.

Khái qt về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn .....................................................6


1.1.1. Khái niệm tiếng ồn, ơ nhiễm tiếng ồn và kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ........6
1.1.2. Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm tiếng ồn .............................................8
1.1.3. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn hiện nay ......14
1.1.4. Sự cần thiết của việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn......................................16
1.2.

Khái qt về pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn .............................17

1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn..................................17
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ..18
1.2.3. Nội dung của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn .............................21
1.2.4. Vai trò của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn.................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM
TIẾNG ỒN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .....................................24
2.1. Về chủ thể chịu trách nhiệm về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ........................24
2.1.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể chịu trách nhiệm về kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn .................................................................................................................24
2.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật về chủ thể chịu trách nhiệm
trong việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn. .................................................................31
2.2. Về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng
ồn ....................................................................................................................33
2.2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc
kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ...................................................................................33
2.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật về trách nhiệm của cơ quan
Nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn. ................................................37
2.3. Về quy chuẩn kỹ thuật môi trường về tiếng ồn .............................................39
2.3.1. Thực trạng pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường về tiếng ồn .........39



2.3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường về
tiếng ồn trong việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn. ...................................................42
2.4. Về xử lý hành vi vi phạm về ô nhiễm tiếng ồn ...............................................44
2.4.1. Thực trạng pháp luật về xử lý hành vi vi phạm về ô nhiễm tiếng ồn .........44
2.4.2. Một số kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật về xử lý hành vi vi phạm về
ô nhiễm tiếng ồn ...................................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................48
KẾT LUẬN ..............................................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là không gian sinh sống, tồn tại và là nơi cung cấp tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho đời sống của con người. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng
của những tiến bộ khoa học, kỹ thuật xuất phát từ mong muốn phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng đời sống của con người ngày một cao hơn bên cạnh những thành tựu
đạt được vẫn tồn tại một vấn đề cấp bách, được xem là báo động tồn cầu mang tên
“ơ nhiễm mơi trường”. Đầu tháng 5/2022, Tạp chí y khoa quốc tế (The Lancet) đã
công bố nghiên cứu cho thấy có đến 9 triệu người chết vì ơ nhiễm mơi trường mỗi
năm, nhiều hơn cả số người chết vì bệnh tật, khủng bố và chiến tranh1. Trong số
những loại ô nhiễm môi trường được nhắc đến thường xuyên không thể khơng kể đến
đó chính là ơ nhiễm tiếng ồn. Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong
vịng ba thập kỷ trở lại đây, ơ nhiễm tiếng ồn đang trở thành vấn đề gây bức xúc, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của con người2. Cũng theo
WHO, sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe con người được xếp thứ hai sau bụi3.
Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi ngày, việc tiếp xúc với tiếng
ồn về lâu dài có thể gây nên những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Khơng những vậy
ơ nhiễm tiếng ồn cịn tác động đến hệ sinh thái, nền kinh tế, làm cho sự phát triển của
các quốc gia có thể rơi vào trạng thái mất ổn định cân bằng.

Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng nhưng lại ít được quan tâm như các loại ô nhiễm khác như: ô nhiễm
không khí, ơ nhiễm nước, ơ nhiễm đất,… Việc kiểm sốt ô nhiễm tiếng ồn tại Việt
Nam hiện nay được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) 2020 và một
số văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên các quy định của pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm tiếng ồn vẫn chưa thực sự đầy đủ, việc ban hành và áp dụng pháp luật
trên thực tế chưa có sự đồng bộ đã dẫn đến việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn khơng
mang lại hiệu quả cao khi ô nhiễm tiếng ồn vẫn hằng ngày xảy ra, kéo dài từ năm này
sang năm khác và không ngừng gia tăng. Thậm chí đã có những trường hợp phát sinh
mâu thuẫn từ ô nhiễm tiếng ồn dẫn đến ẩu đả, đánh nhau và xảy ra án mạng. Chính
vì vậy, việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn là hồn tồn
cần thiết, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn như hiện nay.
Minh Châu, “Ô nhiễm – mối đe dọa tồn cầu”, truy cập ngày 28/02/2023.
2
MetroTech, “Ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam và những mối lo báo động”, />dong/?fbclid=IwAR0XF6Qqs3XrpdkmdFVvXJBSEv7qwx3_Q4IV9jQ5lz1YQ0tos6m-XjTxgDs , truy cập
ngày 28/2/2023.
3
Hồ Thị Hồng, “Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe con người”, truy cập ngày 01/3/2023.
1

1


Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận xuất phát từ các quy định pháp luật nêu
trên, tác giả nhận thấy ô nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm
nhiều hơn. Chính vì vậy, với mong muốn thơng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu có
chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau tác giả có thể đưa ra những phân tích, so
sánh, đánh giá về vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn của pháp luật Việt Nam hiện
nay. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về kiểm sốt ơ
nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Pháp luật về kiểm sốt

ơ nhiễm tiếng ồn – Thực trạng và hướng hồn thiện” để làm Khóa luận tốt nghiệp Cử
nhân Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy số lượng bài viết nghiên
cứu về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn vẫn còn hạn chế nhưng cũng đã cho thấy sự quan
tâm của các tác giả về vấn đề này. Một số bài viết có thể kể đến như:
Nguyễn Thị Phương Lan (2017), “Kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn theo pháp luật
bảo vệ mơi trường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Học viện Khoa học xã hội. Cơng trình nghiên cứu của tác giả đã làm rõ các quy định
của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn và trình bày được thực trạng kiểm sốt
ơ nhiễm tiếng ồn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đề tài này được thực hiện
vào năm 2017 tính đến thời điểm hiện tại là một khoảng cách khá xa khi hiện nay đã
có Luật bảo vệ môi trường mới (2020) thay thế cho Luật bảo vệ môi trường cũ (2014)
mà tác giả sử dụng để nghiên cứu.
Nguyễn Lưu Lan Phương (2018), “Pháp luật Liên minh châu Âu và một số
nước châu Âu về kiểm soát nguồn ồn giao thông – Bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, số 36/2018. Tác giả bài viết đã làm rõ được
khái niệm ô nhiễm tiếng ồn và nguồn ồn giao thơng để từ đó đi vào nghiên cứu pháp
luật về kiểm soát nguồn ồn giao thông ở châu Âu và so sánh với thực tiễn thi hành
pháp luật về chống ô nhiễm nguồn giao thơng tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đưa ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hồn thiện khung pháp lý về
kiểm sốt nguồn ồn giao thơng.
Hồng Gia Trang (2019), “Thực trạng ơ nhiễm âm thanh tại các trường trung
học phổ thông trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam, số 22 tháng
10/2019, tr94-tr98. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ định nghĩa ô nhiễm âm thanh
và ô nhiễm âm thanh học đường. Bài viết cũng đưa ra tiêu chuẩn xác định mức độ ô
nhiễm âm thanh cùng với những số liệu khảo sát thực tế từ các trường Trung học phổ
thơng. Ngồi ra, bài viết cũng chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm âm thanh, hậu quả
2



gây ra và cho ý kiến đề xuất hạn chế ô nhiễm âm thanh ở trường học. Bài viết khá
đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu bài viết chỉ nằm trong giới hạn các
trường Trung học phổ thơng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nguyễn Hồng Long (2022), “Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn”, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Thơng qua bài viết,
tác giả đã có những nghiên cứu về pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn và đưa ra
những giải pháp mới góp phần trong việc hồn thiện pháp luật kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn tại Việt Nam.
Nguyễn Thái Bình (chủ nhiệm đề tài) (2022), Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp khoa, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình nghiên cứu của
hai tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì cơng trình đang dừng
lại ở việc nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh nên vẫn chưa thực sự
bao quát đầy đủ.
Trần Linh Huân (2022), “Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn và một số
vấn đề pháp lý đặt ra”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Bài viết đã tập trung phân tích
và làm rõ sự cần thiết của việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn, đồng thời chỉ ra thực trạng
pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị
hồn thiện pháp luật về vấn đề này.
Tác giả đã tiến hành tìm kiếm tài liệu thơng qua hai nguồn chính là văn bản
giấy và Internet. Tuy nhiên, do hạn chế về khơng gian tìm kiếm cũng như vốn ngoại
ngữ nên chỉ có thể tiếp cận được một số bài viết như trên. Tác giả nhận thấy số lượng
các đề tài nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn chưa nhiều, các đề tài chủ yếu nghiên cứu
trên một phạm vi, một đối tượng nhất định và còn hạn chế những đề tài liên hệ đến
pháp luật nước ngồi. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả có kế thừa
những vấn đề lý luận trong các đề tài trên và sẽ có những nghiên cứu, tìm hiểu từ
nhiều nguồn tài liệu khác để làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay
cũng như đề xuất các kiến nghị hồn thiện.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ các quy định của pháp luật về
kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn và thực trạng áp dụng pháp luật trong kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. Từ đó, xác định được những ưu điểm và
hạn chế nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện chế định pháp lý về kiểm sốt ơ
nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam.
3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn của pháp
luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu đề tài thông qua việc xem xét, đánh
giá các quy định của pháp luật Việt Nam về ô nhiễm tiếng ồn và tập trung vào các
nội dung chính như sau:
-

Thứ nhất, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể chịu
trách nhiệm kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn;

-

Thứ hai, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước trong việc kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn;

-

Thứ ba, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về quy chuẩn kỹ thuật
môi trường về tiếng ồn;


-

Cuối cùng, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi
vi phạm về ô nhiễm tiếng ồn.
Ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tác giả

cịn có sự so sánh, đánh giá với pháp luật nước ngoài trong một số nội dung nghiên
cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất
cả các chương của bài làm để phân tích, bình luận những vấn đề mang tính lý luận
cũng như các quy định cụ thể của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn thơng qua
văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, tài liệu, bài viết, tạp chí,.. có liên quan để bài
viết vừa có tính hệ thống vừa có tính chun sâu. Khái qt lại các vấn đề đã phân
tích, bình luận, từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá và các giải pháp nhằm hồn thiện
quy định về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại Chương 2
của bài viết để so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật nước ngồi với pháp luật
Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để đề xuất một số kinh nghiệm trong việc hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Bên cạnh việc nghiên cứu các quy định về
kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn thơng qua các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam
và nước ngồi thì tác giả cịn nghiên cứu, tìm hiểu từ các nguồn khác như: các bài
báo, bài nghiên cứu khoa học, bình luận và đánh giá của tác giả khác.
4


6. Bố cục tổng quát
Khóa luận gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong
đó, phần nội dung gồm hai chương với những nội dung chính sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn và pháp luật
về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn và một số kiến
nghị hoàn thiện.

5


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM
TIẾNG ỒN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TIẾNG ỒN
1.1.

Khái qt về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn

1.1.1. Khái niệm tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn và kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn
Để đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn,
trước tiên tác giả sẽ làm rõ các khái niệm bao gồm: tiếng ồn, ô nhiễm tiếng ồn và
kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn. Việc làm rõ các khái niệm trên sẽ là tiền đề giúp cho quá
trình nghiên cứu được chặt chẽ và logic hơn.
Thứ nhất, về thuật ngữ “tiếng ồn”.
Theo Từ điển Tiếng Việt (2003) do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa “tiếng”
là: “Cái mà tai có thể nghe được”; “ồn” là: “Có nhiều âm thanh, tiếng động lẫn lộn,
làm cho khó nghe, khó chịu”4. Trong Từ điển Tiếng Việt tuy khơng có định nghĩa cụ
thể về “tiếng ồn” nhưng từ hai định nghĩa nêu trên có thể hiểu rằng tiếng ồn là những
âm thanh, tiếng động lẫn lộn mà tai có thể nghe được và làm cho ta cảm thấy khó
chịu khi nghe. Trong bài viết của Tiến sĩ Vũ Xuân Đán cũng đưa ra định nghĩa:
“Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh
hưởng tới quá trình làm việc, nghỉ ngơi và tác động đến sức khỏe con người”5.
Thông tư số 68/2014/TT-BGTVT về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển, tại mục Giải thích từ ngữ đã định nghĩa: “Tiếng

ồn là tất cả các âm thanh có thể làm tổn hại đến khả năng nghe hoặc gây hại cho sức
khỏe hoặc gây các nguy hiểm hoặc sao nhãng khác”.
Đạo luật ngăn ngừa ô nhiễm của Hàn Quốc định nghĩa “tiếng ồn là âm thanh
mạnh từ máy móc và thiết bị”6. “Tiếng ồn” trong Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa về Ngăn ngừa và Kiểm sốt ơ nhiễm Tiếng ồn 2022 được định nghĩa là “âm
thanh được tạo ra trong q trình sản xuất cơng nghiệp, xây dựng, giao thông và đời
sống xã hội gây cản trở đến môi trường sống xung quanh”7.
Như vậy, tổng hợp từ những nguồn trên, tác giả cho rằng: “Tiếng ồn là những
âm thanh khơng mong muốn, gây khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến con người cũng
như các loài động thực vật”.
Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 987.
Vũ Xuân Đán (2021), “Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến sức khỏe”, />%20nn%E1%BB%AFng%20%C3%A2m,%C4%91%E1%BA%BFn%20s%E1%BB%A9c%20kh%E1%BB
%8Fe%20cco%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di, truy cập ngày 01/3/2023.
4
5

6

Điều 2, 공해방지법 (Đạo luật ngăn ngừa ô nhiễm Hàn Quốc).

Điều 2, 中华人民共和国噪声污染防治法 (Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Ngăn ngừa và
Kiểm sốt ơ nhiễm Tiếng ồn 2022).
7

6


Thứ hai, về thuật ngữ “ơ nhiễm tiếng ồn”.
“Ơ nhiễm tiếng ồn” là thuật ngữ chưa được định nghĩa cụ thể trong từ điển
Tiếng Việt nhưng với thuật ngữ “ô nhiễm” theo Từ điển Tiếng Việt (2003) do Hoàng

Phê chủ biên đã định nghĩa thì “ơ nhiễm là nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại”8.
Và với khái niệm tiếng ồn như đã phân tích ở trên, “ơ nhiễm tiếng ồn” về mặt ngữ
nghĩa có thể được hiểu là “những âm thanh gây nguy hại”. Pháp luật Việt Nam hiện
hành cũng chưa có quy định cụ thể nào đưa ra định nghĩa về ô nhiễm tiếng ồn, tại
Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chỉ quy định: “Ơ nhiễm mơi
trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”. Trong bài viết của mình,
Tiến sĩ Bùi Kim Hiếu định nghĩa: “Ơ nhiễm tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp
loạn với các tần số và cường độ rất khác nhau, gây ra cảm giác khó chịu cho người
nghe. Những tiếng ồn có tần số âm thanh f > 20.000 Hz là siêu âm, tai người không
nghe được và được coi là ô nhiễm tiếng ồn”9.
Theo bài viết mà trang Iberdrola đưa ra: “Không phải tất cả âm thanh được
coi là ô nhiễm tiếng ồn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa tiếng ồn trên 65
decibel (dB) là ô nhiễm tiếng ồn. Chính xác, tiếng ồn trở nên có hại khi vượt quá 75
decibel (dB) và trên 120 dB”10. Environmental Pollution Centers cũng chỉ ra: “Theo
Tổ chức Y tế Thế giới, mức âm thanh dưới 70 dB không gây hại cho các sinh vật sống,
bất kể phơi nhiễm trong bao lâu hay nhất quán. Phơi nhiễm trong hơn 8 giờ đến tiếng
ồn liên tục vượt quá 85 dB có thể nguy hiểm. Nếu bạn làm việc trong 8 giờ hàng ngày
gần với một con đường hoặc đường cao tốc đơng đúc, bạn rất có thể phải chịu ơ
nhiễm tiếng ồn giao thông khoảng 85dB”11.
Từ những nguồn nghiên cứu, tham khảo như trên, tác giả nhận thấy các thuật
ngữ liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn đưa ra hầu hết đều xác định được đó là những
loại âm thanh bị biến đổi và gây nên nhiều mối nguy hại. Cũng từ đây, tác giả cho
rằng: “Ô nhiễm tiếng ồn là sự biến đổi của âm thanh, vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và
các loài động thực vật”.

Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 753.
Bùi Kim Hiếu (2016), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, tr. 20.
10
“Noise
pollution:
How
to
reduce
the
impact
of
an
invisible
threat?”,
/>truy cập ngày 01/3/2023.
11
“Environmental Pollution Centers”, truy
cập ngày 01/3/2023.
8
9

7


Thứ ba, về thuật ngữ “kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn”.
Hiện nay, thuật ngữ “kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn” vẫn chưa được quy định cụ
thể trong Từ điển Tiếng Việt cũng như các văn bản pháp luật khác. Để đưa ra định
nghĩa về “kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn”, tác giả tiếp cận khái niệm này trước hết thông
qua khái niệm“kiểm sốt ơ nhiễm”. Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020, “Kiểm sốt ơ nhiễm là q trình phịng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn và xử lý ô nhiễm”. Từ điển Luật học giải thích kiểm sốt ơ nhiễm bao gồm hai

q trình đó là:
Một là, kiểm tra về phương diện mơi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh kể từ khi đi vào hoạt động cho tới khi chấm
dứt hoạt động và q trình tự kiểm tra, tự giám sát của chính cơ sở sản xuất, kinh
doanh trong suốt quá trình hoạt động.
Hai là, quá trình theo dõi, kiểm tra về phương diện môi trường đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh kể từ thời điểm các cơ sở này được cấp quyết định phê chuẩn
báo cáo đánh giá tác động môi trường đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn mơi trường12.
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Hồng Long định nghĩa: “Kiểm sốt
ơ nhiễm tiếng ồn là biện pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong q
trình phịng ngừa, giám sát những tác động của tiếng ồn đối với môi trường dựa trên
quy chuẩn kỹ thuật mơi trường, từ đó đưa ra giải pháp nhằm ngăn chặn và xử lý đối
với các trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn theo quy định của pháp luật”13.
Từ những nghiên cứu nêu trên, tác giả định nghĩa rằng: “Kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn là hoạt động mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền tiến hành trong việc phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý
ơ nhiễm tiếng ồn”.
Như vậy, thơng qua các phân tích nêu trên, tác giả đã làm rõ khái niệm về
“tiếng ồn”, “ô nhiễm tiếng ồn”, “pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn” để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo.
1.1.2. Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
1.1.2.1. Nguyên nhân của ô nhiễm tiếng ồn

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: Luật Kinh tế, Luật Mơi trường,
Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 172.
13
Nguyễn Hoàng Long (2022), Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn, Luật Thương mại, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 14.
12


8


Ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thơng qua việc nghiên cứu,
tìm hiểu các tài liệu, bài viết, tác giả xét thấy có thể phân chia thành hai nguyên nhân
chính sau đây, bao gồm:
Thứ nhất, nguyên nhân từ tự nhiên.
Núi lửa, động đất, mưa bão và giông sét được xem là những nguyên nhân từ
tự nhiên gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, đối với những nguyên nhân ngày tác giả
cho rằng chỉ là nguyên nhân thứ yếu bởi chỉ khi nào chúng xuất hiện thì mới gây ra
ô nhiễm tiếng ồn. Trên thực tế, những ngun nhân này có xảy ra nhưng khơng mang
tính thường xuyên và phần lớn chỉ ảnh hưởng đến con người cũng như tự nhiên xung
quanh khu vực xảy ra núi lửa, động đất hay mưa bão và giông sét. Đây là những
nguyên nhân xảy ra một cách ngẫu nhiên và đối với nguyên nhân này nên ưu tiên
phòng thiên tai hơn là phịng ơ nhiễm tiếng ồn.
Thứ hai, ngun nhân từ hoạt động của con người.
Đây là nguyên nhân chính yếu gây nên ô nhiễm tiếng ồn như hiện nay, tác giả
xác định bao gồm:
Một là, ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông.
Giao thông vận tải từ trước đến nay ln là phương tiện giúp q trình sản
xuất vật chất diễn ra liên tục, bình thường; phục vụ nhu cầu đi lại của mọi người và
thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa của các quốc gia với nhau và giữa các khu vực
trong một quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng của các đơ thị trong nhiều năm trở
lại đây, ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông vận tải như: xe máy, xe ô tô,
tàu hỏa, máy bay,… cũng ngày càng gia tăng. European Environment Agency (Cơ
quan Môi trường châu Âu - EEA) vào năm 2020 đã đưa ra kết luận ước tính: Khoảng
113 triệu người trên khắp châu Âu bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của phương tiện giao
thông trong suốt thời gian dài. Trong đó, 22 triệu người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn
đường sắt, 4 triệu người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hàng không. Ở hầu hết các quốc

gia châu Âu, hơn 50% người dân thành thị bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn trên các đường
phố trên 55 decibel (dB) cả ngày lẫn đêm, cao hơn mức khuyến nghị là 53 dB mà
WHO đưa ra. Đó là chưa kể thực tế, ô nhiễm tiếng ồn được dự báo sẽ ngày một tăng
do phát triển đô thị và nhu cầu đi lại ngày càng lớn trong tương lai14.
Tại Việt Nam, ô nhiễm tiếng ồn xuất phát chủ yếu từ hoạt động giao thông
đường bộ của ô tô, xe máy, xe mô tô, các loại xe tải, xe container đặc biệt là ở những
khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… Theo kết quả nghiên cứu của
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường “tại 12 đường và nút giao thơng chính

Nguyễn Mai, “20% dân số châu Âu phải hứng chịu ô nhiễm tiếng ồn”, truy cập ngày 03/3/2023.
14

9


trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77.8 – 78.1 dB, vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 7.8 – 8.1 dB. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm
là 65.3 – 75.7 dB, vượt tiêu chuẩn từ 10 - 20 dB”15 . Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động
giao thông đường sắt và hàng không tuy không ảnh hưởng đến phạm vi rộng như giao
thông đường bộ nhưng với những khu dân cư sống gần các đường ray tàu hỏa hay
gần các sân bay thì việc hứng chịu ơ nhiễm tiếng ồn trong một thời gian dài là điều
không thể tránh khỏi.
Hai là, ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động xây dựng.
Tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây đã
mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo của đất nước nói chung và các thành
phố lớn khác nói riêng như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… góp phần
vào cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ngày một có hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
việc xây dựng những cơng trình như: chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng, trung
tâm thương mại, các cao ốc,… với số lượng lớn như hiện nay ngoài việc gây ra những
vấn đề lớn như ơ nhiễm khơng khí thì ơ nhiễm tiếng ồn cũng trở thành vấn đề đáng

báo động. Không giống như những hoạt động khác, hoạt động xây dựng không diễn
ra ở một địa điểm cố định mà ln có sự thay đổi liên tục. Việc di chuyển máy móc,
thiết bị và vận hành chúng trong hoạt động xây dựng trong thời gian dài đã gây ra ô
nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đặc biệt là những hộ dân sinh sống
gần các khu vực diễn ra hoạt động xây dựng đó. Ngồi ra, một số cơng trình giao
thơng công cộng như: xây dựng, sửa sang đường xá cũng làm gia tăng ô nhiễm tiếng
ồn bởi âm thanh từ các loại máy ủi, máy trộn bê tông,… hoạt động liên tục, kéo dài.
Khơng ít các cơng trình vì để thực hiện kịp tiến độ đã tiến hành tăng cường xây dựng
vào ban đêm, điều này không những làm cho tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn trở nên phức
tạp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Ba là, ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động sản suất là hoạt động vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, đây
không chỉ là hoạt động tạo ra của cải vật chất mà cịn là hoạt động góp phần giải quyết
nhu cầu việc làm của mọi người. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ những hoạt động này đối
với môi trường là không thể khơng kể đến, đặc biệt là tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn.
Tiếng ồn xuất phát từ chuyển động của các bộ phận máy móc; tiếng ồn va chạm từ
quá trình hàn, rèn, dập,… nguyên vật liệu; tiếng động cơ, máy móc có cơng suất lớn
hay tiếng nổ trong các hoạt động khai thác khoáng sản,… Đây là những tiếng ồn có
cường độ âm thanh và tần số khác nhau nhưng đều có điểm chung là gây ra cảm giác
Hồng Nhung, “Cần sớm giải quyết tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn tại các đô thị lớn ở Việt Nam”,
truy cập ngày 03/3/2023.
15

10


khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho người lao động làm
việc trong những môi trường này.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, khơng ít các cơ sở
kinh doanh như: qn bar, quán karaoke, các cửa hàng thời trang, cửa hàng điện

máy,…sử dụng loa có cơng suất lớn để phát nhạc với mục đích quảng cáo, thu hút sự
chú ý hay phục vụ nhu cầu của khách hàng. Việc phát nhạc bằng loa có cơng suất lớn
diễn ra liên tục nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí là nhiều năm đã làm ảnh hưởng đến
đời sống của các hộ dân khu vực xung quanh và gây ơ nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng.
Có trường hợp đã bị xử lý nhưng tình trạng này vẫn kéo dài, đặc biệt là ở các thành
phố lớn có lượng dân số đơng.
Cuối cùng, ơ nhiễm tiếng ồn từ đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Sinh hoạt hằng ngày bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó ln có
những hoạt động gây ra ơ nhiễm tiếng ồn như: ăn uống, giải trí, lễ hội, tiệc tùng,…
Những âm thanh này có thể khơng q lớn như những nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
mà tác giả đã trình bày như trên nhưng nếu chúng xuất hiện với tần suất liên tục trong
thời gian dài thì những âm thanh này vẫn ảnh hưởng xấu đến môi trường và đặc biệt
là sức khỏe của con người.
Ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên và từ hoạt động của con
người nhưng nguyên nhân từ hoạt động của con người vẫn là nguyên nhân chính yếu.
Các nguyên nhân từ hoạt động của con người gây nên tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn
như tác giả đã phân tích dù ở từng lĩnh vực khác nhau nhưng đều có điểm chung đó
chính là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của con người.
1.1.2.2.

Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn

Từ những nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn như trên, tác giả tiếp tục đi
vào phân tích những tác hại mà ô nhiễm tiếng ồn gây ra. Qua tìm hiểu từ các nguồn
tài liệu, tác giả xác định ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến ba mặt chính bao gồm: sức
khỏe của con người, nền kinh tế và hệ sinh thái tự nhiên.
Một là, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Như tác giả đã đề cập ở phần mở đầu, sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe
của con người được xếp thứ hai sau bụi. WHO cũng đã có khuyến cáo rằng tiếng ồn
trung bình không vượt quá 40 dB tại các khu vực dân cư vào ban đêm để phòng tránh

sự tác động đến sức khỏe16.
Tác hại mà tiếng ồn gây ra đối với con người đầu tiên phải kể đến đó là các
bệnh về thính giác, sau đó là hệ thần kinh và tim mạch. Tiếp xúc với tiếng ồn cao lâu
Vũ Xuân Đán, “Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe”,
truy cập ngày 21/10/2022.
16

11


ngày sẽ dẫn tới bệnh điếc và đãng trí. “WHO cảnh báo 25% dân số thế giới sẽ gặp
phải các vấn đề về thính giác vào năm 2050. Số người có nguy cơ mất thính giác có
thể tăng hơn 1.5 lần trong ba thập kỷ tới, từ 1.6 tỷ năm 2019 lên 2.5 tỷ người”17.
Tiếng ồn còn tác động lên các dây thần kinh kết nối đến tai gây ra hiện tượng viêm
và sẽ lan rộng đến não bộ làm giảm nhận thức hay sa sút trí tuệ. Khơng những vậy,
hệ miễn dịch của con người cũng có thể bị suy giảm vì ơ nhiễm tiếng ồn bởi khi tiếp
xúc với tiếng ồn liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng tăng huyết áp và
tăng lượng đường trong máu, làm cho khả năng chống chọi bệnh tật của cơ thể suy
giảm. WHO cũng đã chứng minh rằng sự ảnh hưởng của huyết áp do tiếp xúc lâu dài
với tiếng ồn từ 67-70 dB sẽ gây nguy cơ tăng huyết áp và tăng tỉ lệ mắc bệnh động
mạch vành. Bên cạnh đó, với mức âm lượng trên 50 dB vào ban đêm có thể gây nhồi
máu cơ tim do cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol18 liên tục. Cơ quan Bảo vệ môi
trường Mỹ cũng chỉ ra rằng khi sản phụ tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn hoặc quá lâu,
mạch máu sẽ bị co lại, không đủ dưỡng khí cho thai nhi khiến trẻ sinh ra bị thiếu
cân19.
Ô nhiễm tiếng ồn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ, nhất là đối
với người già và trẻ nhỏ khi đây là hai đối tượng có hệ miễn dịch không tốt, gây ra
các bệnh như: tim mạch, tiểu đường, béo phì,…Chất lượng giấc ngủ giảm đáng kể vì
khi tiếp xúc với tiếng ồn bộ não bị kích thích hoạt động khơng ngừng nghỉ. Do đó,
hiệu quả học tập, làm việc cũng bị ảnh hưởng khi môi trường xung quanh quá ồn ào,

não bộ phải luôn cố gắng lọc bỏ các tạp âm để con người có được sự tập trung. Cũng
vì điều này mà bộ não mất đi nguồn năng lượng khiến cho con người ghi nhớ kém
hơn, ít năng động và ln trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược20.
Ngồi ra, tiếng ồn cịn ảnh hưởng đến hành vi của con người. Tiếp xúc với
tiếng ồn sẽ không được cho là tạo ra hành vi hung hăng, tuy nhiên khi kết hợp với sự
khiêu khích, tức giận hoặc thù địch trước đó, các chất kích thích hoặc các tác nhân
tâm sinh lý khác thì tiếng ồn có thể tạo ra hành vi hung hăng ở con người21. Khi sống
chung với tiếng ồn trong một thời gian dài sẽ khiến con người luôn trong trạng thái

Quỳnh Nguyễn, “Cư dân đơ thị khổ vì ơ nhiễm tiếng ồn”, truy cập ngày 03/3/2023.
18
Cortisol là thành phần quan trọng giúp cơ thể kiểm sốt tình trạng căng thẳng, sợ hãi. Việc tăng hoặc giảm
quá mức cortisol trong thời gian dài đều có khả năng gây ra các tình trạng bệnh lý.
19
WiseVietnam, “Tiếng ồn là gì? Tác hại của ơ nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống”,
truy cập ngày 03/3/2023.
20
Trần Thanh Long, “8 tác động của ô nhiễm tiếng ồn lên sức khỏe”, truy cập ngày 03/3/2023.
21
Hiral Jariwala et al, “Noise Pollution & Human Health: A Review”, Conference: Noise and Air
Pollution: Challenges and Opportunities, 3/2017, p.2,
truy cập
ngày 05/3/2023.
17

12


căng thẳng, tiêu cực, dễ cáu gắt, tức giận và thậm chí là khó kiềm chế, kiểm sốt hành
vi của mình. Một vụ việc thực tế xảy ra tại Thành phố Đà Nẵng khi mâu thuẫn xảy ra

từ việc hát karaoke gây ồn ào tại phịng trọ khơng giải quyết được bằng lời nói đã dẫn
đến hành vi đánh nhau giữa T. và Lê Cơng Bình, hậu quả làm T. tử vong tại chỗ22.
Qua vụ việc trên có thể thấy rằng ô nhiễm tiếng ồn không chỉ đơn thuần tác động đến
đời sống hằng ngày và sức khỏe mà còn là chất xúc tác hình thành nên các hành vi vi
phạm pháp luật của con người.
Hai là, ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Nhân ngày Nghe thế giới (03/3), WHO đã đưa ra công bố rằng ô nhiễm tiếng
ồn gây tổn thất cho thế giới khoảng từ 750 tỷ USD đến 790 tỷ USD mỗi năm23. Sống
trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn sẽ làm cho con người mắc các bệnh nguy hiểm,
nếu không được tiếp cận các biện pháp chữa trị có hiệu quả, về lâu dài có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế của mỗi quốc gia khi số lượng bệnh nhân mắc
bệnh từ ô nhiễm tiếng ồn ngày một tăng lên. Không những vậy, với xu hướng người
bệnh ngày càng trẻ hóa như hiện nay khi ơ nhiễm tiếng ồn làm suy giảm sức khỏe
nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến lực lượng lao động chính trong xã hội. Ngồi ra, một
quốc gia mà ở đó việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm tiếng ồn
nói riêng khơng được kiểm sốt có hiệu quả thì sẽ khó có thể thu hút được nguồn vốn
từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Ba là, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Tiếng ồn từ hoạt động của con người hiện nay có những tác động khơng nhỏ
đối với hệ sinh thái. Qua thực hiện khảo sát những quần thể thực vật ở New Mexico
bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do con người tạo ra trong suốt 15 năm, các nhà nghiên cứu
ở Mỹ đã phát hiện ra rằng, số lượng cây thơng Pinyon non ở những nơi ồn ào ít hơn
75% so với các nơi yên tĩnh. Clinton Francis, giáo sư sinh học tại Đại học bang
California, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn do
con người gây ra đang ngày càng gia tăng trong cấu trúc của các quần thể thực vật.
Những gì chúng ta đang thấy là việc loại bỏ tiếng ồn cũng không thể giúp hệ sinh
thái phục hồi ngay lập tức"24. Chim sẻ tại các thành phố ở châu Âu, Nhật Bản hoặc
Vương quốc Anh có hiện tượng hót cao hơn so với những cá thể cùng loài sống trong
rừng. Sự thay đổi này cũng xuất hiện ở côn trùng, châu chấu và ếch sống gần các làn


Phạm Nga, “Bực tức vì tiếng ồn loa kẹo kéo, đâm chết người hát karaoke”, truy cập ngày 05/3/2023.
23
Vân Anh, “WHO: Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây thiệt hại khoảng 800 tỷ USD”, truy cập ngày 06/3/2023.
24
Quỳnh Chi, “Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây tác động lâu dài đến đa dạng sinh học”, truy cập ngày
06/3/2023.
22

13


đường ôtô chạy. Trong những năm gần đây, ô nhiễm tiếng ồn đã tăng gấp đôi tại
nhiều công viên ở Mỹ. Ô nhiễm tiếng ồn làm cho các giống chim di cư bị đẩy đi xa
hơn và ngăn cản chúng phân phối hạt giống ở những khu vực chúng thường sinh sống,
điều này đã khiến cho đời sống của các loại thực vật bị đe dọa25. Các đại dương rộng
lớn hiện nay đều có sự xuất hiện của tiếng ồn động cơ và sóng siêu âm từ các tàu
thuyền và các thiết bị hiện đại mà con người mang đến đã khiến cho cá voi không thể
nghe thấy các xung định vị bằng tiếng vang để xác định vị trí con mồi, các lồi cá đến
mùa sinh sản khơng thể tìm thấy nhau vì tiếng ồn của máy móc26. Có thể thấy ô nhiễm
tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đối với hệ sinh thái hiện nay, nếu vẫn khơng có biện pháp
ngăn chặn, giảm thiểu thì suy giảm hệ sinh thái và mất đa dạng sinh học xảy ra là
điều tất yếu.
Có thể thấy rằng, ơ nhiễm tiếng ồn tác động tiêu cực đến đời sống của con
người không chỉ về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hành vi và tinh thần. Ngồi ra,
ơ nhiễm tiếng ồn cũng là tác nhân đe dọa đến môi trường sống tự nhiên và các lồi
sinh vật. Điều này địi hỏi cần phải có các biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu để
kiểm sốt một cách có hiệu quả tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn như hiện nay.
1.1.3. Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn và kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn hiện nay
Ơ nhiễm tiếng ồn được xem là tai họa giết chết hàng ngàn người ở châu Âu
mỗi năm. Ở nhiều trung tâm đô thị, hơn một nửa dân số tiếp xúc với mức âm thanh

cao hơn mức khuyến nghị của Liên minh Châu Âu chủ yếu là do họ sống và làm việc
gần những con đường đông đúc. Theo Cơ quan môi trường châu Âu - EEA, tiếng ồn
là một trong những nhân tố khiến khoảng 48.000 trường hợp mắc bệnh tim thiếu máu
cục bộ mỗi năm; khoảng 12.000 ca tử vong sớm trên khắp châu Âu do tiếp xúc thường
xuyên với ô nhiễm tiếng ồn. Giao thông đường bộ là nguồn gây ơ nhiễm tiếng ồn
chính ở châu Âu, những dự thảo ước tính của Cơ quan mơi trường châu Âu - EEA
đưa ra cho thấy số người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn từ giao
thông có thể sẽ tăng lên vào năm 203027.
Châu Á là một trong những nơi ồn ào nhất trên thế giới với mức âm thanh
không lành mạnh ở nhiều thành phố đơng dân nhất28. Và Ấn Độ chính là quốc gia ơ
Đan Lê, “Ơ nhiễm tiếng ồn, vấn đề của tồn nhân loại”, truy cập ngày 06/3/2023.
26
Mai Nguyễn, “Đại dương ồn ào: Những ảnh hưởng từ ô nhiễm tiếng ồn đến sinh vật biển”,
truy cập ngày 06/3/2023.
27
Giovanna Coi and Aitor Hernández-morales, “Europe struggles to turn down volume on deadly traffic noise”,
truy cập ngày 25/3/2023.
28
Jaime Ramos, “Noise Pollution: How Noise Is Harming Our Cities”, y/a/what-is-noisepollution-impact-asia-america-europe-africa25

14


nhiễm tiếng ồn cao nhất. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy một số thành phố của Ấn Độ
có mức độ tiếng ồn lớn hơn 75dB và trong thời gian ùn tắc giao thơng cao điểm âm
thanh có thể lên tới 100 - 120dB. Dữ liệu y tế nước này cũng cho thấy có khoảng 6 7% dân số Ấn Độ bị điếc, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn vì hầu hết mọi người
khơng được xét nghiệm điếc29.
Tại Việt Nam, theo như khảo sát có tới 90% người dân sống ở các đơ thị phải
sống trong tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh đang vượt xa quy chuẩn về tiếng ồn30. VnExpress cũng đã thực hiện cuộc

khảo sát trực tuyến vào ngày 18/10/2022 với số lượng người tham gia là 350 người,
tất cả mọi người tham gia đều thừa nhận bản thân đã và đang phải đối mặt với ơ nhiễm
tiếng ồn. Trong đó 13% nói tiếp tục chịu đựng; 50% phản ánh đến ban quản lý tịa
nhà hoặc cơ quan chức năng; 37% nói tự thiết lập các giải pháp chống tiếng ồn trong
nhà31. Trong giao thơng, tính đến tháng 11/2022, tổng số phương tiện giao thông trên
địa bàn thành phố Hà Nội là hơn 7.7 triệu phương tiện; Thành phố Hồ Chí Minh là
8.7 triệu phương tiện32. Có thể thấy với số lượng phương tiện lưu thơng lớn như trên,
chưa tính đến các tỉnh thành khác thì tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn ngày càng nghiêm
trọng hơn là điều tất yếu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng
ồn như hiện nay. Đặc biệt là tiếng ồn từ việc sử dụng loa có cơng suất lớn diễn ra khá
phổ biến nhưng vẫn chưa được hạn chế, khắc phục.
Trước những thực trạng trên, việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn là yêu cầu vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy công tác kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn vẫn chưa dành được sự quan tâm lớn từ phía các cơ quan có thẩm quyền và
người dân. Đã có trường hợp bị xử phạt đến bốn lần vì gây ra tiếng ồn vượt mức quy
định nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh.
Theo Phòng tài nguyên và môi trường quận 7, từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2021,
đơn vị đã kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 03 lần đối với Cơng ty TNHH SX
TM lắp đặt Trường Thủy (đường 53, phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí
oceania#:~:text=Noise%20pollution%20by%20regions%20of%20the%20world&text=According%20to%20t
he%20UN's%20report,of%20its%20most%20populated%20cities., truy cập ngày 25/3/2023.
29
Anil K. Rạvanshi, “India needs freedom from noise pollution”,
truy cập
ngày 25/3/2023.
30
“Báo động ô nhiễm tiếng ồn”, truy cập
ngày 25/3/2023.
31

Quỳnh Nguyễn, “Cư dân đơ thị khổ vì ơ nhiễm tiếng ồn”, />N%E1%BB%99i,8%20%C4%91%E1%BA%BFn%208%2C1%20dBA., truy cập ngày 25/3/2023.
32
Nguyễn Yên, “Giảm tiếng ồn giao thông, ý thức thôi chưa đủ”, truy cập ngày 25/3/2023.

15


Minh) do vi phạm quy chuẩn tiếng ồn. Lần thứ 04 vào tháng 7/2022, Phịng cảnh sát
mơi trường Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Cơng an phường Tân
Quy tiếp tục kiểm tra và quan trắc tiếng ồn tại công ty này. Qua kiểm tra, tiếng ồn tại
đây vẫn vượt quy chuẩn kỹ thuật (từ 5dB - 10dB)33. Qua vụ việc trên có thể thấy rằng
nhận thức về sự nguy hiểm đối với ô nhiễm tiếng ồn của người dân là chưa cao và
chế tài xử lý vẫn cịn khá “nhẹ tay” đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, bất
chấp vi phạm. Trong sinh hoạt hằng ngày nhiều cư dân cũng phải chịu cảnh bị “tra
tấn” khi tiếng ồn từ việc hát karaoke tại gia xuất hiện ngày càng phổ biến, sau nhiều
lần đành “ngậm bồ hịn làm ngọt” thì giữa hàng xóm với nhau đã xảy ra tranh cãi,
thậm chí cịn có các vụ ẩu đả, đánh nhau dẫn đến chết người. Như vụ việc tại tỉnh
Bình Dương vào chiều ngày 31/12/2022 vì tức giận tiếng ồn từ loa hát karaoke, trong
lúc xô xát đối tượng gây án đã dùng dao đâm một nạn nhân tử vong và một nạn nhân
bị thương nặng phải đi cấp cứu34.
Trên đây chỉ là một số thực trạng điển hình về ơ nhiễm tiếng ồn và kiểm sốt
ơ nhiễm tiếng ồn tại Việt Nam mà tác giả đưa ra. Qua đó, có thể thấy tình trạng ơ
nhiễm tiếng ồn vẫn hằng ngày diễn ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của
mọi người nhưng việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Công tác ngăn chặn, xử lý ô nhiễm tiếng ồn giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và ý thức của cộng đồng trong việc hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn vẫn chưa
thể hiện tốt. Các vụ việc về ô nhiễm tiếng ồn đã được đề cập trong các bài báo, bài
viết từ nhiều năm về trước nhưng đến thời điểm hiện tại tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn
vẫn khơng có xu hướng giảm mà ngược lại cịn tăng lên. Trước thực trạng ơ nhiễm
tiếng ồn cấp bách như hiện nay và những hạn chế còn tồn tại trong việc kiểm sốt ơ

nhiễm tiếng ồn địi hỏi cần phải có những biện pháp phịng chống, ngăn ngừa, giảm
thiểu và tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả phịng chống cũng như
kiểm sốt để ơ nhiễm tiếng ồn không ngày một trở nên nghiêm trọng và mất kiểm
soát.
1.1.4. Sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn tuy không được mọi người quan tâm nhiều như ơ nhiễm
khơng khí hay ô nhiễm nước nhưng nó là một nguồn ô nhiễm môi trường gây ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống của con người và vẫn ngày một phát triển dưới nhiều
hình thức khác nhau, đặc biệt là trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc
Châu Tuấn, “Bị xử phạt tiếng ồn nhiều lần, cơ sở sản xuất nước đá vẫn cứ ồn”, truy cập ngày 25/3/2023.
34
Thiên Lý, “Đánh nhau vì tiếng ồn loa kẹo kéo, một người đàn ơng ở Bình Dương tử vong”,
truy cập ngày 25/3/2023.
33

16


độ đơ thị hóa ngày một tăng nhanh như hiện nay. Dù đã có nhiều cảnh báo về mối
nguy hại mà ơ nhiễm tiếng ồn có khả năng gây ra từ hàng chục năm về trước nhưng
đến thời điểm hiện tại vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn vẫn không ngừng gia tăng. Chính vì
vậy, cần tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn là hoàn toàn cần thiết bởi:
Thứ nhất, khi có các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn hiệu quả sẽ giúp
con người tránh được khả năng cao mắc các bệnh liên quan đến tai, tim mạch, thần
kinh,… hoặc có thể giảm được nguy cơ tử vong khi không may mắc phải các bệnh
này. Nhất là đối với những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên và kéo dài tại
Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,…
Thứ hai, ơ nhiễm tiếng ồn được kiểm sốt tốt có thể đảm bảo được sức khỏe
cho con người, từ đó bảo vệ được một lực lượng lớn người lao động trong xã hội, góp
phần giúp cho nền kinh tế ngày một phát triển. Khi kinh tế phát triển, đất nước sẽ có

nhiều cơ hội tiếp thu với khoa học cơng nghệ và cuộc sống của con người có thể dần
được thay đổi theo hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt tốt ơ nhiễm tiếng
ồn cũng góp phần tiết kiệm được một khoản các chi phí y tế do loại ô nhiễm này gây
ra.
Từ những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng ơ nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến
nhiều mặt trong cuộc sống của con người và tự nhiên. Chính vì vậy kiểm sốt ơ nhiễm
tiếng ồn là vô cùng quan trọng và cần thiết thơng qua việc thực hiện các biện pháp
nhằm phịng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn.
1.2.

Khái quát về pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn

1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn
Ơ nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của
con người, do đó kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn là vấn đề cần được quan tâm và pháp
luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn chính là cơng cụ để các cơ quan nhà nước, tổ chức
và cá nhân thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm
tiếng ồn.
Vậy pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn là gì? Trước tiên tác giả tiếp cận
khái niệm này thông qua khái niệm “pháp luật”. Pháp luật là hệ thống những quy tắc
xử sự mang tính bắt buộc do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và được đảm bảo
thực hiện với mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng nhất định35.
Đối với thuật ngữ “kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn”, nước ta đã trải qua bốn lần thay đổi
văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường bao gồm: Luật BVMT năm 1993, Luật
BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2014 và Luật BVMT 2020. Trong Luật BVMT
35

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Tập bài giảng Lý luận về pháp luật, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.16.

17



năm 1993 và Luật BVMT năm 2005, thuật ngữ “kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn” chưa
được đề cập đến, các quy định trong hai văn bản này về kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
chỉ dừng lại ở việc nghiêm cấm hành vi gây tiếng ồn, rung động vượt quá giới hạn
cho phép36. Có thể thấy, vấn đề ơ nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn này vẫn chưa dành
được sự quan tâm từ phía các nhà lập pháp. Năm 2014, Quốc hội thông qua Luật
BVMT 2014, tại văn bản luật này lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “kiểm sốt ơ
nhiễm”37 và hành vi gây tiếng ồn được đánh giá dựa trên quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường tại khoản 8 Điều 7 Luật này. Hiện nay, Luật BVMT 2020 vẫn giữ ngun định
nghĩa về “kiểm sốt ơ nhiễm” như Luật BVMT 2014 tại khoản 22 Điều 3. Có thể thấy,
ở giai đoạn hiện tại dù định nghĩa về “kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn” vẫn chưa được
quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào nhưng các quy định hiện có đã xác định
được trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa,
ngăn chặn ô nhiễm tiếng ồn thông qua những quy định về mức độ ô nhiễm tiếng ồn,
các hành vi bị nghiêm cấm,…
Như vậy, tiếp cận khái niệm “pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn” thơng
qua định nghĩa “pháp luật” và “kiểm sốt ơ nhiễm” tác giả cho rằng “Pháp luật về
kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn là tổng hợp các quy phạm pháp luật được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của cơ quan nhà nước,
các tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm
tiếng ồn”.
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn
Ngun tắc cơ bản của pháp luật môi trường là những tư tưởng chỉ đạo, mang
tính định hướng và chi phối tồn diện các quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ mơi
trường38. Pháp luật về kiểm sốt ơ nhiễm tiếng ồn là một bộ phận của pháp luật môi
trường và chịu sự chi phối của các nguyên tắc sau :
Một là, nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống
trong một môi trường trong lành.
Quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản

của con người. Quyền thiêng liêng này được ghi trong Tuyên ngôn dân quyền Pháp,
Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường 1993 quy định: Tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình khơng được
gây tiếng ồn, độ rung động vượt quá giới hạn cho phép làm tổn hại sức khoẻ và ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt
của nhân dân xung quanh.
Khoản 7 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định về những hành vi bị cấm và trong đó bao gồm hành
vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quá mức cho phép.
37
Khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa: Kiểm sốt ơ nhiễm là q trình phịng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm.
38
Trường đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Mơi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.43.
36

18


Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại trong bản
Tun ngơn độc lập của Việt Nam vào năm 1945. Tuy nhiên, khi quyền sống của con
người được đảm bảo hơn về mặt pháp lý thì lại bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiễm và
suy thoái môi trường, mà quyền sống của con người lại có mối quan hệ mật thiết với
mơi trường.
Tuyên bố Stockholm 1972 tại hội nghị Liên hợp quốc về môi trường con người
khẳng định rằng con người được sống trong một môi trường trong lành là một trong
những nguyên tắc trọng tâm của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc số 01 nêu rõ:
“Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống,
trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà
con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai
sau”. Nguyên tắc số 01 trong Tuyên bố Rio De Janerio 1992 của Hội nghị Liên hợp
quốc về Môi trường và phát triển cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của
những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một

cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hòa với thiên nhiên”.
Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người đều có quyền sống trong
mơi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường”39. Và nguyên tắc này đã
được cụ thể hóa tại Luật BVMT 2014 và hiện nay là Luật BVMT 2020. Cơ sở xác
lập của nguyên tắc này dựa vào tầm quan trọng của quyền được sống trong môi trường
trong lành, thực trạng mơi trường hiện nay đang bị suy thối nên quyền tự nhiên này
đang bị xâm phạm và xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế
giới. Thông qua nguyên tắc này, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện
pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nhằm bảo đảm cho người
dân được sống trong một môi trường trong lành. Ở khía cạnh này, đây khơng chỉ là
một ngun tắc mà cịn là mục đích của Luật Môi trường. Nguyên tắc này cũng tạo
cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của
mình thơng qua việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như:
quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt
hại,…40

39
40

Điều 43 Hiến pháp 2013.
Phạm Văn Võ (2023), Tập bài giảng Luật môi trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, tr. 20, 21.

19


×