Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN
Khóa: K44

MSSV: 1953801011043

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ TRÚC MINH

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Trần Thị Trúc Minh, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Duyên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BVMT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CSXL

CƠ SỞ XỬ LÝ

CSYT

CƠ SỞ Y TẾ

CTLN


CHẤT THẢI LÂY NHIỄM

CTNH

CHẤT THẢI NGUY HẠI

CTR

CHẤT THẢI RẮN

CTRYT

CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

CTYT

CHẤT THẢI Y TẾ

ĐTM

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LUẬT BVMT NĂM 2014

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2014

LUẬT BVMT NĂM 2020

LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020


NTYT

NƯỚC THẢI Y TẾ

ONMT

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

WHO

TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..............................................................................2
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 2
2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .............................................................. 4
3. Mục đích nghiên cứu đề tài ...............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................... 5
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .................................................................5
6. Bố cục tổng quát của khóa luận........................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ................................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận về chất thải y tế ............................................................ 7
1.1.1. Khái niệm chất thải y tế ..............................................................................7
1.1.2. Phân loại chất thải y tế.............................................................................11
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý chất thải y tế .............................................15

1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải y tế ............................................................... 15
1.2.2. Các mơ hình quản lý chất thải y tế ........................................................... 17
1.2.3. Tác động của chất thải y tế và ý nghĩa của việc quản lý chất thải y tế ....19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ TẠI VIỆT NAM ....................................................................25
2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam ....................... 25
2.1.1. Thực trạng ban hành pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam ...25
2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam .....32
2.2. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Trung Quốc –
So sánh với pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam ............................. 36
2.2.1. Về thuật ngữ ............................................................................................. 37
2.2.2. Về quyền tham gia quản lý chất thải y tế và trách nhiệm của các cơ sở y tế,
cơ sở xử lý chất thải y tế tập trung .....................................................................37
2.2.3. Về thủ tục hành chính ...............................................................................38
2.2.4. Điều kiện để được xử lý chất thải y tế tập trung ......................................39
2.2.5. Về cơ chế kiểm tra, giám sát và quản lý ...................................................40


2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
............................................................................................................................... 43
2.3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý chất thải y tế
tại Việt Nam ........................................................................................................43
2.3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý chất thải
y tế tại Việt Nam .................................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự
tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”1. Có thể thấy mơi trường đóng
vai trị vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và
xã hội, vì thế mà cơng tác bảo vệ mơi trường (BVMT) ln được tồn xã hội quan
tâm. Quản lý chất thải nói chung và chất thải y tế (CTYT) nói riêng là một vấn đề
nóng hổi trong cơng tác BVMT tại Việt Nam hiện nay. Tính đến tháng 12/2015, cả
nước có 13.674 cơ sở y tế (CSYT), trong đó có 1.253 bệnh viện; 1.037 cơ sở thuộc
hệ dự phòng; 100 cơ sở đào tạo; 180 cơ sở sản xuất thuốc và 11.104 Trạm y tế xã2.
Theo số liệu báo cáo của các đơn vị, địa phương trên phần mềm báo cáo của Cục
Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế), năm 2022, tổng lượng chất thải rắn y tế (CTRYT)
phát sinh trung bình là 440,7 tấn/ngày, trong đó CTRYT nguy hại là 71,5 tấn/ngày.
Tỷ lệ CTRYT của bệnh viện được xử lý đến nay đạt 95%. Tổng lượng nước thải y tế
(NTYT) phát sinh trung bình 130.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ NTYT của bệnh viện được
xử lý đến nay đạt 93%3. Cùng với sự gia tăng số lượng, quy mơ các CSYT có thể dẫn
đến sự quá tải cho môi trường bởi đa phần các CTYT đều chứa các yếu tố độc hại,
khả năng lây nhiễm cao và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu
không được thu gom, phân loại, xử lý đúng cách. Trên thực tế, tình trạng CTYT khơng
được xử lý đúng quy định vẫn cịn diễn ra khá phổ biến, như việc xử lý CTYT theo
mô hình cụm vẫn chưa được phát huy; tại một số CSYT, hệ thống xử lý nước thải
hiện đã xuống cấp, hệ thống lị đốt rác thải hoạt động khơng hiệu quả, kiểm sốt khí
thải lị đốt kém đã trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường (ONMT) thứ cấp4. Điều
này cho thấy công tác quản lý CTYT ở nước ta chưa thực sự hiệu quả, một khi hành
vi vi phạm bị phát hiện thì đã để lại hậu quả nghiêm trọng và khó có thể khắc phục.
Hiện nay, nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động
quản lý CTYT, tuy nhiên các quy định này chưa thực sự hồn thiện, vẫn cịn nhiều
quy định mang tính hình thức và cơng tác quản lý CTYT chưa đạt được hiệu quả cao.


Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT năm 2020.
Nguyễn Hữu Hùng (2015), Xử lý chất thải y tế vẫn là gánh nặng cho ngân sách bệnh viện,
truy cập ngày
01/3/2023.
3
Hoàng Ngân (2023), Tỷ lệ chất thải rắn y tế của bệnh viện được xử lý đạt 95%, truy cập ngày 01/3/2023.
4
Vũ Bảo Anh (2019), Thành phố Hà Nội: Bất cập trong xử lý rác thải y tế,
truy cập ngày 01/3/2023.
1
2

1


Với mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý CTYT thơng qua
việc phân tích các quy định pháp luật hiện hành, chỉ ra những bất cập cịn tồn tại trong
các quy định đó và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý CTYT tại
Việt Nam, tác giả quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại
Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, dưới góc độ khoa học pháp lý, đã có khá nhiều cơng trình nghiên
cứu về đề tài quản lý CTYT tại Việt Nam nói chung và một số tỉnh, thành trên cả
nước nói riêng, trong đó có thể kể đến:
Luận án, luận văn, khóa luận:
Đào Huyền Trang (2016), Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu khái
niệm, vai trò của pháp luật về quản lý CTYT, các quy định cụ thể về trách nhiệm của
chủ thể trong quản lý CTYT như chủ thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải

và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý CTYT. Đồng thời, luận văn
cũng đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về quản lý CTYT ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Hồng Duyên (2016), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý chất thải y tế tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh. Khóa luận đã khái qt khái niệm CTYT, tác hại của CTYT đến
sức khỏe con người và môi trường xung quanh, đồng thời chỉ ra các mơ hình quản lý
CTYT trên thế giới và mơ hình quản lý CTYT ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khóa luận
cũng phân tích thực trạng quản lý CTYT ở Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTYT.
Phạm Thị Trang (2016), Pháp luật về quản lý chất thải y tế, thực tiễn áp dụng
trên địa bàn Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khóa luận đã nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận về quản lý CTYT và pháp
luật về quản lý CTYT. Tuy nhiên, khóa luận chỉ phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật
về quản lý CTYT trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý CTYT tại Hà Nội mà khơng có sự bao quát rộng rãi trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Trần Thị Nhựt (2019), Pháp luật về quản lý chất thải y tế – Thực trạng tại tỉnh
Bình Thuận, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn đã tổng quan về chất thải và CTYT, bao gồm: CTRYT, NTYT, khí

2


thải trong y tế, chất thải hóa học và thuốc... Bên cạnh đó, luận văn chỉ rõ thực trạng
quản lý CTYT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý CTYT của ngành y tế trên phạm vi tỉnh Bình Thuận.
Các luận văn, khóa luận nêu trên có giá trị tham khảo rất lớn đối với khóa luận
tốt nghiệp của tác giả, đặc biệt là về mặt lý luận. Tuy nhiên, thời điểm cơng bố các
luận văn, khóa luận nêu trên là thời điểm Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm
2014 có hiệu lực. Cho đến nay, Luật BVMT năm 2020 đã đi vào thực thi trên thực

tiễn hơn một năm (Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022,
trừ một số quy định đặc biệt), vì thế mà các giải pháp được đưa ra hầu như khơng cịn
phù hợp với hiện tại. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất
thải y tế tại Việt Nam” để nghiên cứu là phù hợp và đảm bảo tính mới trên cơ sở học
hỏi thêm một số kinh nghiệm từ nước ngoài liên quan đến vấn đề này.
Bài báo khoa học
Đặng Văn Xuyên, Nguyễn Thanh Hà, Vũ Phong Túc, Nguyễn Văn Thường
(2022), “Thực trạng phát sinh chất thải y tế tại một số bệnh viện đa khoa cơng lập
năm 2017”, Tạp chí Y học Việt Nam Tập 520 – Tháng 11 – Số 1B.
Đặng Văn Xuyên, Nguyễn Thanh Hà, Vũ Phong Túc, Nguyễn Văn Thường
(2022), “Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức quản lý chất thải ở nhân viên y tế tại
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2022”, Tạp chí Y học Việt Nam Tập 520 – Tháng
11 – Số 1B.
Đặng Văn Xuyên, Nguyễn Thanh Hà, Vũ Phong Túc, Nguyễn Văn Thường
(2022), “Thực hiện quy định trong quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa
khoa cơng lập tại Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam Tập 520 – Tháng 11 – Số 1B.
Bài viết khái quát được các dạng tồn tại của CTYT bao gồm dạng CTR, chất thải lỏng
và chất thải khí, thơng qua đó nhóm tác giả chỉ rõ mối nguy hại mà CTYT mang lại
nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, các
bệnh viện thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý CTYT chiếm 22,5% và còn nhiều
các quy định pháp luật chưa thực sự đi vào thực tiễn.
Các bài báo này được thực hiện bởi cùng một nhóm tác giả và được cơng bố
trong cùng một tạp chí, dựa trên phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, nhóm tác giả
đưa ra các số liệu cho thấy thực trạng áp dụng các quy định pháp luật trong quản lý
CTYT tại các bệnh viện công lập trên cả nước. Tuy nhiên, các bài viết chỉ tập trung
nghiên cứu dưới góc độ y học, kỹ thuật mà khơng phân tích chun sâu các quy định
pháp luật hiện hành nên không đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý

3



CTYT tại Việt Nam. Chính vì thế, bài viết có thể được tác giả tham khảo để lồng
ghép trong việc viết Chương 2 cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Yong Geng, Wan-xia Ren, Bing Xue, Tsuyoshi Fujita, Feng-ming Xi, Ye Liu,
Mei-ling Wang (2013), Regional medical waste management in China: A case study
of Shenyang (Quản lý chất thải y tế ở Trung Quốc: Nghiên cứu điển hình về Thẩm
Dương), J Mater Cycles Waste Manag, số 15, trang 310 – 320.
Li Nie, Zhong Qiao, Huan Wu (2014), Medical Waste Management in China:
A case study of Xinxiang (Quản lý chất thải y tế ở Trung Quốc: Nghiên cứu điển hình
về Tân Hương), Journal of Environmental Protection, số 5, trang 803 – 810.
Zheng-gang He, Qing Li, Jie Fang (2016), The solutions and recommendations
for logistics problems in the collection of medical waste in China (Các giải pháp và
khuyến nghị cho các vấn đề hậu cần trong thu gom chất thải y tế ở Trung Quốc),
Procedia Environmental Sciences, trang 447 – 456. Bài viết cho thấy thực trạng quản
lý CTYT ở Trung Quốc chỉ chú trọng vào công nghệ xử lý mà ít chú trọng đến q
trình thu gom. Ngồi các quy định chung trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc thì cũng
có các quy định riêng cho từng khu vực như Thiên Tân, Quảng Đông, Bắc Kinh...
Tác giả đã đưa ra các giải pháp cho việc thu gom CTYT như: thiết kế thi công mạng
lưới thu gom CTYT và tối ưu hóa các mạng lưới đó, xây dựng hệ thống thơng tin
nhằm giám sát q trình vận chuyển, xử lý CTYT.
Qiufeng Gao, Yaojiang Shi, Di Mo, Jingchun Nie, Meredith Yang, Scott
Rozelle, Sean Sylvia (2018), Medical waste management in three areas of rural
China (Quản lý chất thải y tế ở ba vùng nông thôn Trung Quốc), truy cập tại:
Bài viết mô tả thực trạng quản lý
CTYT, bao gồm việc tạo ra, thu gom, lưu trữ, phân loại và xử lý, đồng thời tìm hiểu
mức độ hỗ trợ từ chính quyền và hệ thống chăm sóc sức khỏe cho các hoạt động quản
lý CTYT ở các vùng nông thôn Trung Quốc. Mặc dù đã có Quy chế số 380 của Hội
đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định về quản lý CTYT được áp
dụng trên phạm vi tồn quốc nhưng hiện tại sự tn thủ cịn khá thấp, đặc biệt là ở

các khu vực nông thôn, nơi các nguồn lực hỗ trợ việc tuân thủ chính sách quốc gia
cịn hạn chế. Tác giả cho rằng ngồi các khoản đầu tư vào thiết bị, cơ sở vật chất và
nhân viên chun mơn cịn địi hỏi mức độ hỗ trợ lớn hơn từ chính quyền dưới hình
thức đào tạo chất lượng và điều phối việc xử lý tập trung. Để đảm bảo hiệu quả thực
thi pháp luật, cần có một quy trình cải tiến để giám sát việc tuân thủ các quy định đó
cũng như các biện pháp khuyến khích các cơ sở tuân thủ quy định.

4


Yufeng Ma, Xiaoqing Lin, Angjian Wu, Qunxing Huang, Xiaodong Li,
Jianhua Yan (2020), Suggested guidelines for emergency treatment of medical waste
during COVID‑ 19: Chinese experience (Đề xuất hướng dẫn xử lý khẩn cấp rác thải
y tế trong đại dịch COVID‑ 19: Kinh nghiệm của Trung Quốc), Waste Disposal &
Sustainable Energy, số 2, trang 81 – 84. Bài viết này cung cấp các hướng dẫn được
đề xuất để xử lý CTYT, CTYT phát sinh trong đại dịch COVID-19 không chỉ với số
lượng lớn mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao. Các cơ sở đốt chất thải nguy hại
(CTNH), cơ sở đốt CTR đơ thị, lị đốt cơng nghiệp và phương pháp đốt ở nhiệt độ
cao khác là các biện pháp được ưu tiên để xử lý CTYT của COVID-19.
Nhìn chung, các bài viết nêu trên chỉ tập trung nghiên cứu dưới góc độ khoa
học kỹ thuật mà khơng đi sâu vào góc độ khoa học pháp lý, tức là khơng phân tích
các quy định hiện hành trong hệ thống pháp luật Trung Quốc về quản lý CTYT.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá, phân tích những hạn chế, bất
cập tồn tại trong quy định và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý CTYT tại Việt
Nam. Từ đó, so sánh với các quy định về quản lý CTYT tại Trung Quốc và đưa ra
các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về quản lý CTYT, thực trạng pháp luật về quản lý CTYT tại Việt Nam và kinh nghiệm

xây dựng pháp luật về quản lý CTYT tại Trung Quốc. Đồng thời, đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTYT tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi khóa luận này, tác giả chỉ nghiên cứu khía
cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý CTYT tại Việt Nam; còn
những kiến thức chuyên sâu liên quan đến y học, kỹ thuật sẽ khơng được phân tích
cụ thể. Tuy nhiên, vì dung lượng của khóa luận là hạn chế nên các vấn đề liên quan
đến xử lý vi phạm về quản lý CTYT tại Việt Nam cũng khơng được tác giả nghiên
cứu, phân tích cụ thể mà chỉ được tác giả đề cập đến trong Mục 2.3.2. Một số kiến
nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Phương pháp luận: đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm nghiên cứu
mối quan hệ giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý CTYT tại Việt
Nam.

5


Bên cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu, tác giả còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là hai phương pháp chủ đạo và xuyên
suốt trong đề tài, được sử dụng để phân tích và đánh giá một cách tổng quan và chuyên
sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý CTYT
tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng trình cịn phân tích các quy định của pháp luật nước
ngồi về quản lý CTYT; tổng hợp các quan điểm, học thuyết phù hợp nhất để từ đó
vận dụng vào thực tiễn xã hội Việt Nam.
Phương pháp so sánh: được dùng để so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật
nước ngoài với pháp luật Việt Nam. Từ đó, đánh giá được những mặt tích cực và hạn
chế của pháp luật, làm cơ sở cho việc kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản
lý CTYT tại Việt Nam.

6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 03 phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và
Phần kết luận. Trong đó, Phần nội dung khóa luận bao gồm 02 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về chất thải y tế và quản lý chất thải y tế.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải y tế và một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
1.1. Một số vấn đề lý luận về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm chất thải y tế
Theo Từ điển Tiếng Việt, “chất thải” được định nghĩa là “rác và các vật bỏ
đi sau một quá trình sử dụng”5. Theo khái niệm này có thể hiểu chất thải chỉ là những
vật chất tồn tại ở thể rắn mà không bao gồm khí thải và nước thải.
Theo quy định pháp luật hiện hành, chất thải là “vật chất ở thể rắn, lỏng, khí
hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác”6. So với quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật BVMT năm 20147
thì khái niệm “chất thải” theo Luật BVMT năm 2020 có sự bổ sung đầy đủ hơn, cụ
thể: Luật BVMT năm 2020 đã bổ sung các dạng tồn tại của chất thải vào khái niệm
của nó, theo đó thì chất thải có thể được tồn tại dưới dạng thể rắn, thể lỏng, thể khí
hoặc ở dạng khác. Luật BVMT năm 2014 đã không quy định theo hướng liệt kê các
dạng tồn tại của chất thải, một số ý kiến cho rằng khi khẳng định “chất thải là vật
chất” tức là đã bao hàm tất cả các dạng tồn tại của vật chất đó nên việc bỏ đi quy định
“ở thể rắn, lỏng, khí” là phù hợp8. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, để tránh
gây tranh cãi khơng đáng có trong việc hiểu rõ khái niệm “thế nào là chất thải?” thì
nên quy định một cách minh thị như khoản 18 Điều 3 Luật BVMT năm 2020 và đây

cũng là cách quy định đã từng được ghi nhận tại Luật BVMT năm 2005 nhưng Luật
BVMT năm 2020 có sự chặt chẽ, súc tích và có tính khái quát cao hơn. Như vậy, so
với Luật BVMT năm 2005 và Luật BVMT năm 2014 thì khái niệm “chất thải” theo
Luật BVMT năm 2020 đã có sự tiến bộ nhất định, giúp các cơ quan có thẩm quyền
giải thích và áp dụng đúng các quy định của pháp luật. Theo cách định nghĩa từ Luật
BVMT năm 2020, có thể thấy chất thải có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, chất thải phải là vật chất. Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx –
Lenin, vật chất tồn tại khách quan và độc lập so với ý thức của con người, con người
có nhận thức được hay khơng nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn ln tồn tại.

Hồng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, hoc/page/46/mode/2up%20, truy cập ngày 10/03/2023.
6
Khoản 18 Điều 3 Luật BVMT năm 2020.
7
Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT năm 2014 quy định: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
8
Nguyễn Thị Hồng Duyên (2016), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Việt
Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 4.
5

7


Thứ hai, chất thải phải được tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác.
Trong quá khứ, chúng ta đều biết vật chất tồn tại ở ba trạng thái cơ bản là thể rắn, thể
lỏng và thể khí. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ngày càng cao của khoa học – công
nghệ, khoa học hiện đại đã tìm ra một trạng thái vật chất thứ tư được gọi là “plasma”,
hay cịn gọi là thể khí ion hóa. Hiện nay, các nghiên cứu ứng dụng plasma trong lĩnh
vực y học nhận được sự quan tâm rất lớn, nó được đánh giá là tác nhân quan trọng

tạo ra cuộc cách mạng mới trong y sinh của thế kỷ XXI9.
Thứ ba, chất thải phải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác; nghĩa là vật chất đó khơng cịn được đưa vào khai
thác cơng dụng và giá trị nữa. Có thể hiểu đây là việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu
của họ đối với vật chất khi vật chất đó đã hết giá trị sử dụng. Một vật chất được coi
là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp vật chất đó thải ra cho đến
khi nó được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác10.
Việc phân loại chất thải có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau như: Căn cứ
vào trạng thái tồn tại của chất thải: CTR, chất thải lỏng, chất thải khí và chất thải ở
dạng khác. Căn cứ vào mức độ độc hại của chất thải: chất thải thông thường và CTNH.
Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải: chất thải sinh hoạt, chất thải cơng nghiệp,
CTYT... Có thể thấy, chất thải tồn tại ở nhiều dạng và xuất phát từ nhiều nguồn khác
nhau. Các nguồn phát sinh chất thải có thể kể đến như: hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sinh hoạt, chất thải cơng nghiệp, nơng nghiệp... Trong đó, chất thải phát sinh
từ hoạt động của các CSYT được đánh giá là loại chất thải có tính nguy hại cao.
Năm 1999, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa: CTYT bao gồm
tất cả chất thải do các cơ sở chăm sóc sức khỏe, cơ sở nghiên cứu và phịng thí nghiệm
tạo ra. Ngồi ra, nó cịn bao gồm chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ
hoặc phân tán ra ngoài chẳng hạn như sản phẩm được tạo ra trong q trình chăm sóc
sức khỏe tại nhà (lọc máu, tiêm insulin...)11. Tuy nhiên, khái niệm này dễ gây nhầm
lẫn trong quá trình áp dụng, người đọc hồn tồn có thể hiểu theo hướng chất thải
xuất phát từ bất kì cơ sở nghiên cứu và phịng thí nghiệm nào cũng đều được xem là
CTYT; nhưng trên thực tế, để được xem là CTYT thì chất thải đó phải xuất phát từ
các cơ sở nghiên cứu, phịng thí nghiệm hoạt động về y tế. Vì lý do đó, vào năm
2014, WHO đã tiến hành sửa đổi khái niệm này như sau: “CTYT bao gồm tất cả chất
Đỗ Hoàng Tùng (2019), Plasma và ứng dụng trong y học, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam,
truy cập ngày 12/3/2023.
10
Đào Huyền Trang (2016), Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, tr. 8.

11
WHO (1999), Safe management of wastes from health care activities, Avenue Appia, Geneva,
Switzerland, tr. 2.
9

8


thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các trung tâm nghiên cứu và phịng
thí nghiệm có liên quan đến các hoạt động y tế. Ngoài ra, CTYT cịn bao gồm các
loại chất thải tương tự có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ và phân tán ra ngoài,
bao gồm cả chất thải được tạo ra trong q trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (như lọc
máu tại nhà, tự tiêm insulin, chăm sóc phục hồi...)”12.
Ở Việt Nam, công tác quản lý CTYT đã được quan tâm từ rất sớm, cụ thể là
ngày 27/8/1999, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế (kèm Quyết định
số 2575/1999/QĐ-BYT). Quy chế này định nghĩa CTYT là “chất thải phát sinh trong
các CSYT, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phịng bệnh, nghiên
cứu, đào tạo. CTYT có thể ở dạng rắn, lỏng và khí”13. Khái niệm này quy định theo
hướng liệt kê các nguồn phát sinh CTYT song chưa đầy đủ, nhưng nhìn chung khái
niệm trên tương thích với cách định nghĩa CTYT mà WHO cơng bố tại thời điểm đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
(sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14) thì “CTYT bao gồm chất
thải rắn, lỏng, khí, hóa chất, phóng xạ được thải ra trong q trình khám bệnh, chẩn
đốn, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh”. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và
môi trường quy định về Quản lý CTYT thì khái niệm CTYT được hiểu là chất thải
phát sinh trong quá trình hoạt động của các CSYT, bao gồm CTYT nguy hại, CTYT
thông thường và NTYT. Như vậy, khái niệm CTYT phóng xạ sinh học đã thay thế
cho khái niệm CTYT phóng xạ và được định nghĩa “là chất thải sinh học có chứa

hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý”14.
Hiện nay, pháp luật về quản lý CTYT vẫn tiếp tục kế thừa cách quy định này
nhưng có bổ sung thêm một số nhóm chất được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3
Thông tư số 20/2021/TT-BYT quy định về Quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn
viên cơ sở y tế, Thông tư này ra đời nhằm thay thế Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Theo đó, “CTYT là chất thải phát sinh từ hoạt động
của CSYT, bao gồm CTYT nguy hại, CTR thơng thường, khí thải, chất thải lỏng khơng
nguy hại và NTYT”. Nói cách khác, CTYT là chất thải phát sinh từ hoạt động của:
(1) cơ sở khám chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh; (2) CSYT dự phòng; (3) cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe;

12

WHO (2014), Safe management of wastes from health care activities, Avenue Appia, Geneva,
Switzerland, tr. 3.
13
Khoản 2 Điều 1 Quy chế Quản lý chất thải y tế năm 1999.
14
Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN.

9


(4) cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược có
phát sinh CTYT15. Như vậy, CTYT bao gồm chất thải phát sinh từ các cơ sở sau:
(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của
pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm: Bệnh viện; Cơ sở giám định y khoa;
Phòng khám đa khoa; Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình; Phịng chẩn trị y
học cổ truyền; Nhà hộ sinh; Cơ sở chẩn đoán; Cơ sở dịch vụ y tế; Trạm y tế cấp xã
và tương đương; Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác16. Quy định này

là một điểm mới tiến bộ vì Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT đã
quy định theo hướng loại trừ phịng khám bác sĩ gia đình; phịng chẩn trị y học cổ
truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại
nhà17... Nói cách khác, theo Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì
chất thải phát sinh từ các cơ sở nói trên khơng được xem là CTYT; điều này dẫn đến
tình trạng chất thải phát sinh từ hoạt động y tế của các cơ sở này không được xử lý
đúng cách, dễ dẫn đến việc lây lan các bệnh truyền nhiễm cho người và gây ONMT.
(2) Cơ sở y tế dự phòng: Nước ta có khoảng 1037 cơ sở thuộc hệ dự phịng
tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện18, có thể kể đến như các viện nghiên
cứu, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống sốt rét – ký sinh trùng, trung
tâm phòng chống HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác... Các CSYT dự phịng có chức
năng: phịng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; kiểm dịch y tế biên
giới; quản lý, sử dụng vaccine và sinh phẩm y tế, tiêm chủng; dinh dưỡng cộng đồng;
khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm... Thơng qua hoạt động của mình, các CSYT dự
phịng thải ra mơi trường các loại CTYT như kim tiêm, ống nghiệm, túi máu...
(3) Cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe: Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư số 20/2021/TT-BYT cũng không quy định
thế nào là cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; tuy nhiên có thể hiểu một cách nơm na
thì cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe là các cơ sở giáo dục như các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp có đào tạo về y, dược. Tính đến năm 2015, cả nước có khoảng
185 cơ sở giáo dục đào tạo về y, dược; trong đó có 41 cơ sở đào tạo trình độ đại học,
53 cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng và 91 cơ sở đào tạo trình độ trung cấp thuộc nhiều
cơ quan chủ quản khác nhau như trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Quốc phòng hoặc trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố19.
Điều 2 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Khoản 1 Điều 41 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
17
Khoản 7 Điều 3 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
18
Nguyễn Thị Hồng Duyên (2016), tlđd (8), tr. 5.

19
Bộ Y tế (2016), Báo cáo Thuyết minh chi tiết dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Tổ chức thực
hành và chi phí thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, tr. 2.
15
16

10


(4) Cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược
và có phát sinh chất thải y tế: Có thể kể đến như Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh
thực phẩm Quốc gia, Viện Dinh dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch
tễ Tây Nguyên, các cơ sở xét nghiệm y tế tư nhân...
Trên thực tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là nơi phát sinh nhiều CTYT
nhất do số lượng của các cơ sở này rất lớn, chiếm khoảng 90% tổng số các CSYT
trên cả nước. Theo Báo cáo Thuyết minh chi tiết dự thảo Nghị định của Chính phủ
quy định về Tổ chức thực hành và chi phí thực hành trong đào tạo khối ngành sức
khỏe của Bộ Y tế vào năm 2016 thì cả nước có khoảng 13.700 cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh từ Trung ương đến địa phương tương ứng với khoảng 286.000 giường bệnh.
Các CSYT khác như CSYT dự phòng, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm... chiếm số lượng
nhỏ nên lượng CTYT thải ra môi trường là không nhiều.
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
1.1.2.1. Phân loại chất thải y tế theo Tổ chức Y tế Thế giới
Theo WHO20, CTYT được chia thành 02 loại chính là CTYT thơng thường và
CTYT nguy hại:
CTYT thông thường hoặc CTYT không nguy hại (General or nonhazardous health-care waste): Là chất thải không có các tác nhân truyền nhiễm, hóa
chất độc hại hoặc chất phóng xạ và các vật sắc nhọn khơng gây nguy hiểm. Nói cách
khác thì CTYT thơng thường khơng gây ra bất kỳ nguy cơ sinh học, hóa học, phóng
xạ hoặc vật lý cụ thể nào. Có khoảng 75% - 90% lượng CTYT là chất thải không
nguy hại và thường có đặc điểm tương tự như CTR sinh hoạt. Hơn một nửa số chất

thải không nguy hại từ các CSYT là giấy, bìa cứng và nhựa, phần cịn lại bao gồm
thực phẩm bị loại bỏ, thủy tinh, gỗ... CTYT thông thường chủ yếu phát sinh từ các
chức năng hành chính, nhà bếp và vệ sinh tại các CSYT và cũng có thể bao gồm chất
thải phát sinh trong q trình bảo trì các CSYT.
CTYT nguy hại (Hazardous health-care waste): Là loại chất thải có khả năng
gây ra nhiều rủi ro cho môi trường và sức khỏe con người, chiếm 10% - 25% lượng
CTYT và được chia thành 06 nhóm chính: chất thải sắc nhọn (sharps waste); chất thải
lây nhiễm (CTLN) (infectious waste); chất thải bệnh phẩm (pathological waste); chất
thải dược phẩm/chất thải gây độc tế bào (pharmaceutical waste/cytotoxic waste); chất
thải hóa học (chemical waste) và chất thải phóng xạ (radioactive waste). Mỗi loại chất
thải có những đặc tính khác nhau mà dựa vào đó ta có thể phân loại chúng, cụ thể:
20

WHO (2014), tlđd (12), tr. 3 – tr. 15.

11


Chất thải sắc nhọn: Là loại chất thải có nguy cơ gây tổn thương cho da như
các vết cắt, đứt, thủng (ví dụ: kim tiêm, dao mổ, bộ truyền dịch, pipet…). Cho dù chất
thải này có bị nhiễm khuẩn hay khơng thì chúng vẫn được coi như loại chất thải có
nguy cơ lây nhiễm và được xử lý theo đúng quy trình đối với CTYT nguy hại.
Chất thải lây nhiễm: Là vật chất nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh như vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm với nồng độ hoặc số lượng đủ để gây bệnh cho
vật chủ mẫn cảm. CTLN bao gồm: chất thải bị nhiễm máu hoặc các chất dịch cơ thể
khác; nuôi cấy và dự trữ các tác nhân lây nhiễm từ công việc trong phịng thí nghiệm;
chất thải từ khám nghiệm tử thi, xác động vật đã bị nhiễm bệnh, có nguy cơ lây nhiễm
cao; chất thải từ các bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khu cách ly.
Chất thải bệnh phẩm: Là chất thải chứa các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể, máu,
dịch và các chất thải khác từ phẫu thuật hoặc từ hoạt động khám nghiệm tử thi trên

bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm; nó cũng bao gồm bào thai người và xác động vật
bị nhiễm bệnh. Chất thải bệnh phẩm cũng có thể bao gồm các bộ phận cơ thể khơng
bị nhiễm khuẩn và đã bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật, nhưng nó vẫn được coi là
một dạng CTLN và phải tuân thủ các biện pháp xử lý, tiêu hủy đặc biệt.
Chất thải dược phẩm: Bao gồm các loại thuốc quá hạn, thuốc không sử dụng,
đổ tràn, nhiễm bẩn, thuốc đặc trị, vaccine, huyết thanh khơng cịn cần thiết. Nhóm
chất thải này cũng gồm các dụng cụ, găng tay, chai lọ chứa dư lượng dược phẩm. Do
bản chất hóa học và sinh học của loại chất thải này mà chúng cần được xử lý cẩn thận.
Chất thải gây độc tế bào: Là loại chất thải rất nguy hiểm và có khả năng gây
đột biến gen, gây dị tật ở phôi thai hoặc gây ung thư. Việc xử lý chất thải này cần
được đặc biệt chú ý bởi nó gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cả trong bệnh
viện và sau khi xử lý. Chất thải gây độc cho gen bao gồm một số loại như thuốc kìm
tế bào, chất bài tiết của bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kìm tế bào, hóa chất và
chất phóng xạ. Tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, chất thải gây độc tế bào
(chứa chất kìm tế bào hoặc chất phóng xạ) có thể chiếm tới 1% tổng số CTYT.
Chất thải hóa học: Có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí; phát sinh trong q trình
chẩn đốn, điều trị, thử nghiệm, làm sạch và khử trùng. Chất thải hóa học từ chăm
sóc sức khỏe được coi là nguy hại nếu nó có ít nhất một trong các đặc tính: độc hại,
ăn mịn, dễ cháy nổ, oxy hóa. Nói cách khác, nếu chúng khơng có đặc tính nào nêu
trên thì được xếp vào nhóm chất thải hóa học khơng nguy hại, ví dụ như: đường, axit
amin và một số muối hữu cơ/vô cơ được sử dụng rộng rãi trong chất lỏng truyền máu.
Chất thải phóng xạ: Là những vật liệu bị nhiễm hạt nhân phóng xạ, có thể tồn
tại ở dạng rắn, lỏng hoặc khí; phát sinh thơng qua các hoạt động chẩn đoán, điều trị

12


và nghiên cứu như: tia X, tia Gamma... gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc
cho gen. CTYT phóng xạ thường chứa các hạt nhân phóng xạ có chu kỳ bán rã ngắn
(có thể bị phân rã trong vài giờ hoặc vài ngày); do đó, chất thải mất đi tính phóng xạ

tương đối nhanh. Tuy nhiên cũng có một số quy trình điều trị chun biệt sử dụng
các hạt nhân phóng xạ có thời gian bán hủy dài hơn.
1.1.2.2. Phân loại chất thải y tế theo pháp luật Việt Nam
Có nhiều cách phân loại CTYT như căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, tính
chất nguy hại của chất thải hoặc căn cứ dưới góc độ y khoa. Theo pháp luật Việt Nam,
cụ thể là Thông tư số 20/2021/TT-BYT, có 05 loại CTYT bao gồm:
(1) CTYT nguy hại: Theo quy định tại Luật BVMT năm 2020 thì “CTNH là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây
nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”21. Thơng tư số 20/2021/TT-BYT không
quy định thế nào là CTYT nguy hại mà chỉ chia CTYT nguy hại thành 02 loại gồm
CTLN và CTNH không lây nhiễm. Căn cứ vào Luật BVMT năm 2020 tác giả cho
rằng: “CTYT nguy hại là CTYT chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy,
dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”. Một số loại
CTLN có thể kể đến như: CTLN sắc nhọn; CTLN không sắc nhọn; chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao. CTNH khơng lây nhiễm bao gồm: Hóa chất thải bỏ có thành phần,
tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH; vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các
dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào; CTYT khác có thành
phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản
xuất... Các loại rủi ro có liên quan trực tiếp đến CTYT có thể gặp phải là: Nguy cơ
chấn thương hoặc bị nhiễm trùng mà nhóm đối tượng có nguy cơ cao là nhân viên y
tế và những người trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ và xử
lý CTYT. Ngồi ra cịn có khả năng ảnh hưởng đến môi trường như nguy cơ lây
nhiễm bệnh tật trong cộng đồng (tiềm ẩn nguy cơ bị phơi nhiễm từ CTYT nguy hại
bởi mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác nhau
như: vết thương hở, niêm mạc, hệ thống hô hấp, tiêu hóa)22...
(2) Chất thải rắn thơng thường bao gồm: Đây là loại CTR sinh hoạt phát sinh
từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người
bệnh (trừ các chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly); Hóa chất thải bỏ khơng
có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH; Chất thải sắc nhọn không lây


21
22

Khoản 20 Điều 3 Luật BVMT năm 2020.
Nguyễn Thị Hồng Duyên (2016), tlđd (8), tr. 9.

13


nhiễm, khơng có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH; CTLN sau khi
đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mơi trường23...
(3) Khí thải: Khí thải y tế là chất thải ở thể khí phát sinh trong quá trình hoạt
động của các CSYT. Khoản 5 Điều 4 Thơng tư số 20/2021/TT-BYT quy định khí thải
bao gồm khí thải phát sinh từ phịng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm, lây truyền qua đường khơng khí; khí thải từ phịng xét nghiệm an tồn sinh học
cấp III trở lên. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn phát sinh khí thải y tế cịn có thể xuất
phát từ các phòng chức năng (như phòng xét nghiệm, pha chế); lị đốt CTRYT (thải
ra các khí CO2, CO hoặc có thể phát thải khí dioxin, furan nếu điều kiện kỹ thuật của
lị đốt khơng được đảm bảo); ngồi ra khí thải y tế cũng xuất phát từ các thiết bị sử
dụng khí hóa chất độc hại. Trên thực tế, phương pháp đốt tại các bệnh viện không sử
dụng cơng nghệ chất lượng, vì thế mà việc đốt chất thải đã tạo ra nhiều khí dioxin
vào khí quyển; để giảm thiểu tình trạng này, cần phải trang bị hệ thống lị đốt xử lý
khí thải cho các CSYT với mục tiêu giảm nguồn khí thải độc hại thải ra môi trường.
(4) Chất thải lỏng không nguy hại: Bao gồm dung dịch thuốc, hố chất thải bỏ
khơng thuộc nhóm gây độc tế bào, khơng có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không
chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh24.
(5) Nước thải y tế: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính
phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT định nghĩa: “Nước thải là nước
đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Như vậy, có thể hiểu NTYT là nước đã bị

thay đổi đặc điểm, tính chất, được thải ra từ hoạt động của các CSYT. Theo Khoản 7
Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT, NTYT gồm nước thải phát sinh từ hoạt động
chuyên môn trong các CSYT. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ
thống thu gom NTYT thì được quản lý như NTYT. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa
có Điều khoản nào quy định rõ thế nào là hoạt động chuyên môn trong CSYT.
Cách phân loại theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT đã bao quát được các dạng
tồn tại của CTYT, đồng thời cũng căn cứ vào tiêu chí tính chất nguy hại của chất thải
để phân loại và đây là một sự tiến bộ đáng kể so với Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT; vì Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT chỉ quy định CTYT gồm CTYT nguy hại, CTYT thơng thường và NTYT25
mà bỏ qua khí thải y tế. Đồng thời thơng tư này cũng khơng có sự phân biệt giữa chất
thải lỏng thông thường với NTYT. Trên thực tế các CSYT thải ra lượng chất thải lỏng
Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Khoản 6 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
25
Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
23
24

14


y tế khá lớn, các chất thải này thường chứa vi sinh vật và có thể chứa kim loại nặng,
hóa chất khác. Vì vậy, việc quy định khơng đầy đủ các loại CTYT dễ dẫn đến tình
trạng quản lý chất thải không đúng yêu cầu, tăng nguy cơ gây ONMT.
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý chất thải y tế
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải y tế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Công ước Basel về Kiểm soát vận chuyển
qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng, “Quản lý là việc thu
thập, vận chuyển và tiêu huỷ các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm
cả việc giám sát các địa điểm tiêu huỷ”. Với khái niệm này, quản lý chất thải được

hiểu là một chuỗi các hoạt động từ thu thập, vận chuyển đến tiêu hủy phế thải và giám
sát các địa điểm tiêu hủy. Tuy nhiên, các hoạt động được liệt kê từ khái niệm này
chưa đầy đủ, ngoài các hoạt động kể trên cịn có thể có các cơng đoạn khác trong q
trình quản lý như: phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế...
Ở Việt Nam, khái niệm quản lý chất thải lần đầu tiên được quy định tại Thông
tư liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/4/1997 quy định về Các
biện pháp cấp bách trong quản lý CTR ở các đô thị và khu cơng nghiệp, theo đó:
“Quản lý chất thải là các hoạt động nhằm kiểm sốt tồn bộ q trình từ khâu sản
sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý (tái sử dụng, tái chế), tiêu hủy (thiêu,
đốt, chôn lấp...) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải”. Theo Luật
BVMT năm 2005, “Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,
giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Tuy nhiên, các
cách quy định trên đều không thể hiện rõ bản chất của quản lý chất thải mà chỉ đơn
giản là sự liệt kê các khâu trong quá trình quản lý. Luật BVMT năm 2014 tiếp tục ghi
nhận khái niệm này tại khoản 15 Điều 3 nhưng mang tính khái quát hơn: “Quản lý
chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Hiện nay, Luật BVMT năm 2020 đã
khơng cịn định nghĩa thế nào là quản lý chất thải; tuy nhiên dựa trên tinh thần của
Luật BVMT năm 2014, hoạt động quản lý chất thải có các đặc điểm sau: Thứ nhất,
quản lý chất thải là một quá trình bao gồm chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau, nó
khơng thể là một hoạt động đơn lẻ vì như vậy sẽ khơng đảm bảo hiệu quả trong q
trình quản lý. Thứ hai, mục đích chính của quản lý chất thải là phòng ngừa và giảm
thiểu chất thải thải ra môi trường, điều này phù hợp với nguyên tắc phịng ngừa của
pháp luật mơi trường, vì trên thực tế chi phí phịng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí
khắc phục. Thứ ba, quản lý chất thải phải đầy đủ các khâu từ giám sát, phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Quá trình này cần được thực

15



hiện đầy đủ thì mới đảm bảo hạn chế tối đa sự phát sinh của chất thải cũng như tránh
tình trạng xử lý chất thải không đúng cách làm phát sinh các chất độc hại cho mơi
trường. Vì Luật BVMT năm 2020 không quy định về khái niệm quản lý chất thải nên
tác giả cho rằng đây là một sự thiếu sót và cần phải được bổ sung.
Từ khái niệm quản lý chất thải nói trên, tác giả cho rằng: “Quản lý chất thải y
tế là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện”. Theo khái niệm
này, quản lý CTYT cũng là một phần của quản lý chất thải nói chung vì nó mang
những đặc điểm của quản lý chất thải. Theo đó, quản lý CTYT cũng có mục đích
nhằm phịng ngừa, giảm thiểu lượng CTYT phát sinh ra môi trường ngay từ nguồn
thải bằng cách sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế. Hoạt động phân loại
nhằm xử lý CTYT được tối ưu hóa, tránh để các loại CTNH lẫn với chất thải thông
thường, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cho người trực tiếp xử lý. Thu
gom CTYT là việc tập hợp CTYT từ nơi phát sinh và vận chuyển CTYT đến khu vực
lưu giữ, xử lý ban đầu trong khu vực lưu giữ tạm thời của CSYT (khử khuẩn hoặc
tiệt khuẩn các CTYT có nguy cơ lây nhiễm). Lúc này, hoạt động vận chuyển CTYT
là việc chuyên chở chất thải từ nơi lưu giữ tạm thời đến nơi lưu giữ, xử lý của cơ sở
xử lý (CSXL) CTYT cho cụm CSYT, CSXL CTYT nguy hại tập trung khác. Đối với
CTLN được vận chuyển từ CSYT khác về để xử lý theo mơ hình cụm hoặc xử lý tập
trung, phải xử lý ngay trong ngày hoặc phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian
lưu giữ tối đa không quá 02 ngày26. Các hoạt động trong chuỗi quản lý CTYT cũng
là các hoạt động liên tiếp nhau từ khi phát sinh đến khi được tái sử dụng/tái chế/xử lý
bằng phương pháp thích hợp. Có nhiều ý kiến tranh cãi liên quan đến vấn đề tái sử
dụng các vật liệu trong CSYT, đặc biệt là mối quan tâm về việc tái sử dụng các thiết
bị y tế dùng một lần. Vì thế, việc sử dụng các thiết bị y tế không dùng một lần được
ưu tiên hơn khi việc tái sử dụng đó có thể được làm sạch đến mức được chứng minh
là khơng cịn khả năng lây nhiễm. Khi tái sử dụng, cần phân biệt giữa vật tư y tế dùng
một lần; thiết bị y tế không có nguy cơ lây nhiễm chéo (máy đo huyết áp, máy siêu
âm...) và thiết bị y tế được thiết kế đặc biệt để tái sử dụng (dụng cụ phẫu thuật...).
Không được tái sử dụng các vật tư y tế dùng một lần vì chúng khơng thể được làm

sạch hồn tồn và vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm cao.
Hiện nay, các quy định pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về “pháp
luật quản lý chất thải” nói chung hay “pháp luật quản lý CTYT” nói riêng. Thơng
qua quá trình nghiên cứu, tác giả cho rằng khái niệm pháp luật quản lý CTYT có thể

26

Điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.

16


được hiểu là: “Pháp luật quản lý chất thải y tế là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động
trong tồn bộ q trình quản lý CTYT, từ khi CTYT phát sinh cho đến khi được xử lý,
bao gồm cả hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu và giám sát quá trình thực hiện; hướng
đến quản lý CTYT một cách tồn diện, bảo vệ mơi trường và sức khỏe con người”.
1.2.2. Các mơ hình quản lý chất thải y tế
1.2.2.1. Các mơ hình quản lý chất thải y tế tại một số quốc gia trên thế giới
Hiện nay, cơng tác quản lý chất thải nói chung và CTYT nói riêng ở các quốc
gia trên thế giới bao gồm các phương pháp tiếp cận như sau27:
Quản lý chất thải ở cuối cơng đoạn sản xuất (cịn gọi là cách tiếp cận “cuối
đường ống”): Đây là việc lắp đặt các hệ thống xử lý CTR, nước thải, khí thải ở cuối
dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng những
yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Mô hình quản lý này phổ biến vào
những năm 1970 ở các nước cơng nghiệp để kiểm sốt ơ nhiễm cơng nghiệp28. Tuy
nhiên, cách tiếp cận này bị động vì nó tạo nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp
xử lý, nếu không tập trung vào việc giảm thiểu lượng chất thải phát sinh mà chỉ chú
trọng vào khâu xử lý chất thải thì dễ dẫn đến việc quá tải cho môi trường khi phải tiếp
nhận quá nhiều chất thải, bên cạnh đó việc xử lý khơng triệt để dễ dẫn đến ONMT.

Ngồi ra, chi phí cho đầu tư và sản xuất sẽ tăng lên do cần thêm chi phí xử lý chất
thải; tuy nhiên, mơ hình này vẫn cần thiết được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất
khơng có khả năng đổi mới tồn bộ cơng nghệ sản xuất.
Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất (còn gọi là cách tiếp cận “theo
đường ống”): Cách tiếp cận này đòi hỏi quản lý chất thải trong suốt quá trình sản
xuất, bao gồm việc giảm thiểu cũng như tái sử dụng, tái chế và thu hồi chất thải ở mọi
khâu, mọi cơng đoạn của q trình sản xuất. Quản lý chất thải theo đường ống khác
với quản lý chất thải cuối đường ống, vì khi áp dụng mơ hình quản lý chất thải cuối
đường ống chỉ làm giảm sự ô nhiễm mà chất thải mang lại chứ không thể làm giảm
số lượng chất thải đã thải bỏ vì nó khơng tái sử dụng được các ngun vật liệu đã bỏ
ra, trong khi đó quản lý chất thải theo đường ống thì có thể làm được việc này. Có
thể nói, quản lý chất thải theo đường ống mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với quản
lý chất thải cuối đường ống: Giảm lượng chất thải bị thải bỏ ra môi trường bằng cách
tái sử dụng những chất thải không dùng một lần, một khi lượng chất thải bị thải bỏ ít
27

Lê Hồng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Phúc Thanh (2011), Quản lý tổng
hợp chất thải rắn – Cách tiếp cận mới cho cơng tác bảo vệ mơi trường, Tạp chí Khoa học số 20a, Trường Đại
học Cần Thơ, tr. 40 – tr.41.
28
Nguyễn Thị Hồng Duyên (2016), tlđd (8), tr. 14.

17


hơn thì chi phí xử lý chất thải cũng ít hơn; giảm tải lượng ô nhiễm cho môi trường.
Quản lý chất thải theo đường ống đồng nghĩa với việc giảm thiểu chất thải và phịng
ngừa ơ nhiễm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp.
Quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng: Cách tiếp cận này tập trung
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, bao gồm cả các nhà sản xuất. Họ có thể lựa

chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; bên cạnh đó, bản thân người
tiêu dùng cũng phải hành động thân thiện với mơi trường trong q trình tiêu thụ sản
phẩm. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng phải chịu sức ép trong việc cải tiến quy trình sản
xuất để cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn môi trường, vì sự an tồn cho sức khỏe
cộng đồng (ví dụ ISO 14001:2015, OHSAS 45001…).
Quản lý tổng hợp chất thải: Cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các
khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội,
thể chế chính trị cùng với sự tham gia của các bên có liên quan vào các hợp phần của
hệ thống quản lý chất thải (phòng ngừa, giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế,
chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái sử
dụng, tái chế...) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này được xem như một
giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và
quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể.
1.2.2.2. Các mơ hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Hiện nay, tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật BVMT năm 2020 đã có quy định
về quản lý chất thải, theo đó chất thải phải được quản lý trong tồn bộ q trình phát
sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế, xử lý, tiêu hủy. Trường hợp CTR công nghiệp thơng thường có lẫn CTNH
khơng thực hiện việc phân loại hoặc khơng thể phân loại được thì được quản lý theo
quy định về quản lý CTNH29. Trước đó, khoản 12 Điều 3 Luật BVMT năm 2005 có
quy định: “Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Nếu căn cứ theo quy
định này thì mơ hình quản lý chất thải được pháp luật Việt Nam áp dụng lúc bấy giờ
là quản lý chất thải cuối đường ống. Với cách tiếp cận này, quản lý chất thải chỉ được
đặt ra sau khi chất thải đã phát sinh tại nguồn thải, thông qua các hoạt động: phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý... Như đã phân tích, khi áp dụng mơ hình quản lý
chất thải này sẽ tồn tại nhiều bất cập và hiệu quả quản lý chất thải không cao, phụ
thuộc chủ yếu vào khâu xử lý chất thải. Nếu chất thải được xử lý đúng cách, đúng
quy trình thì sẽ hạn chế được khả năng lây nhiễm các mầm bệnh và ngược lại, nếu xử
29


Khoản 3 Điều 81 Luật BVMT năm 2020.

18


lý khơng đúng cách thì dễ gây ra các sự cố mơi trường. Do đó, nếu khơng thực hiện
tốt việc xử lý chất thải thì sẽ khơng đạt hiệu quả trong việc BVMT, địi hỏi chi phí
lớn và gây khó khăn cho cơng tác BVMT nói chung.
Hiện nay, Luật BVMT năm 2020 đã xây dựng các quy định theo hướng tiếp
cận việc quản lý chất thải theo mơ hình quản lý chất thải theo đường ống, tức là quản
lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất. Tuy Luật BVMT năm 2020 không trực tiếp
quy định khái niệm quản lý chất thải, nhưng thông qua quy định về yêu cầu quản lý
chất thải cũng đã thể hiện được điều này. Mơ hình quản lý chất thải theo đường ống
đã khắc phục được những hạn chế của mơ hình quản lý chất thải cuối đường ống, nó
kiểm sốt tồn bộ q trình phát sinh chất thải hướng đến mục đích phịng ngừa, giảm
thiểu lượng chất thải thải ra môi trường. Chất thải phải được phân loại, thu gom ngay
sau khi phát sinh tại nguồn thải, việc tái sử dụng, tái chế chất thải được thực hiện ở
mọi khâu, mọi công đoạn của q trình sản xuất chứ khơng chỉ quản lý chất thải sau
khi phát sinh; vì thế, nếu có vấn đề trong bất kì cơng đoạn nào của q trình sản xuất
thì cũng có thể được xử lý kịp thời mà khơng bị chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp
xử lý. Đây là một sự tiến bộ rõ nét trong cơng tác quản lý chất thải nói chung và
CTYT nói riêng được ghi nhận từ khi Luật BVMT năm 2014 ra đời cho đến nay và
mơ hình quản lý chất thải này được tiếp tục duy trì tại Luật BVMT năm 2020.
1.2.3. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe con người,
ý nghĩa của việc quản lý chất thải y tế
1.2.3.1. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe con người
CTYT là loại chất thải mang tính đặc thù bởi có một số loại CTYT được xếp
vào danh mục CTNH với các đặc tính như: chứa yếu tố độc hại, có tính phóng xạ, có
khả năng lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc gen, gây độc tế bào

hoặc có đặc tính nguy hại khác. CTYT có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đối với
con người, sinh vật và môi trường nếu khơng được xử lý đúng cách. Những người có
nguy cơ chịu tác động xấu từ loại chất thải này bao gồm những người làm việc trong
các CSYT, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc những người làm công việc thu
gom, vận chuyển, xử lý CTYT; ngoài ra, những người trong cộng đồng cũng có khả
năng bị phơi nhiễm do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.
Thứ nhất, tác động đối với môi trường:
Đối với môi trường đất: Một lượng lớn chất thải nói chung và CTYT nói riêng
thải ra mơi trường và các biện pháp xử lý thường là chôn lấp, thiêu đốt. Việc quản lý
CTYT khơng đúng quy trình và tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ
quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại gây ơ nhiễm

19


×