Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.73 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

LÊ PHẠM ANH THƠ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Lê Phạm Anh Thơ
Khóa: 44

MSSV: 1953801011274

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Linh Huân

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự


hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Linh Huân, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các
quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả khóa luận

Lê Phạm Anh Thơ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BVMT

Bảo vệ môi trường

LXD

Luật xây dựng

HĐXD

Hoạt động xây dựng


UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 7
TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG .............................................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan về hoạt động xây dựng ..................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về hoạt động xây dựng ............................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm về hoạt động xây dựng ................................................................. 9
1.1.3. Vai trò của hoạt động xây dựng ................................................................. 10
1.1.4. Ảnh hưởng của hoạt động xây dựng đến môi trường .............................. 12
1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng ........................ 14
1.2.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng................... 14
1.2.2. Đặc điểm về bảo vệ môi trường trong hoạt động hoạt động xây dựng .. 15
1.2.3. Các yêu cầu đặt ra về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng .... 16
1.2.4. Vai trị của bảo vệ mơi trường trong hoạt động xây dựng ...................... 18
1.3. Tổng quan về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng ....... 19
1.3.1. Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng . 19
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động
xây dựng ................................................................................................................. 20
1.3.3. Nội dung pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng ........ 21
1.3.4. Vai trị của pháp luật bảo vệ mơi trường trong hoạt động xây dựng ..... 29
1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng tại một số quốc
gia ............................................................................................................................... 31
1.4.1. Thụy Sĩ.......................................................................................................... 31

1.4.2. Nhật Bản ....................................................................................................... 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 38
CHƯƠNG 2................................................................................................................... 39
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO
VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG...................................... 39
2.1. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động xây dựng .................................................................... 39


2.1.1. Bất cập quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây
dựng ........................................................................................................................ 39
2.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện ....................................................................... 43
2.2. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động xây dựng ........................................................................... 47
2.2.1. Bất cập trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
xây dựng ................................................................................................................. 47
2.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện ....................................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 55
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường chính là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong
xã hội. Bởi lẽ mơi trường chính là nơi đảm bảo sự sống cho con người và sinh vật, có tác
động trực tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, để xã hội
phát triển thì lĩnh vực chủ chốt khơng thể thiếu là xây dựng, xây dựng chính là cơ sở,
nền tảng để những lĩnh vực khác có thể hoạt động. Tuy nhiên, mỗi dự án, cơng trình xây
dựng đều có ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như là khơng

khí, tiếng ồn, nguồn nước… Trước thực trạng nền kinh tế - xã hội của nước ta ngày càng
phát triển làm cho nhu cầu về hoạt động xây dựng ngày càng tăng nhanh, dẫn đến việc
gia tăng khả năng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam vẫn cịn nhiều
thiếu sót, vấn đề thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng vẫn
cịn hạn chế. Điều này gây khó khăn, lúng túng cho các bên tham gia vào hoạt động xây
dựng, cũng như Nhà nước trong việc thực hiện công tác bảo vệ mơi trường tại các cơng
trình, dự án xây dựng. Do đó, việc xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc về bảo vệ
môi trường trong hoạt động xây dựng chính là chìa khóa để có thể thực hiện được mục
tiêu kép vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo các vấn đề về mơi trường.
Chính vì lẽ trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động xây dựng” làm đề tài khóa luận của mình. Thơng qua đề tài, tác giả
mong muốn nghiên cứu rõ nét về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng,
đi từ những lý luận tổng quan đến pháp luật của các quốc gia đã thực hiện tốt công tác
bảo vệ môi trường trong xây dựng như Thụy Sĩ, Nhật Bản. Đồng thời nghiên cứu, phân
tích thực trạng về quy định pháp luật, cũng như thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động xây dựng hiện nay tại Việt Nam, qua đó chỉ ra những bất cập, thách thức
cịn hạn chế. Từ đó, giúp nắm rõ các vấn đề xung quanh về bảo vệ môi trường trong hoạt
động xây dựng và đưa ra những giải pháp, kiến nghị hiệu quả, phù hợp nhằm hồn thiện
hơn hệ thống pháp luật mơi trường Việt Nam trong hoạt động xây dựng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về tình nghiên cứu nước ngồi: Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt
động xây dựng, hiện nay ở nước ngồi, trong khả năng tìm kiếm của mình, tác giả nhận
thấy có một số cơng trình nghiên cứu và bài viết điển hình như:
+ Lenz & Staehelin (2023), “Switzerland Environment”, The Legal 500 Country
Comparative Guides. Cuốn sách môi trường Thụy Sĩ của hai tác giải Lenz và Staehelin
1


đã phân tích các điểm nổi bật trong pháp luật về môi trường của Thụy Sĩ. Bài viết đi vào

phân tích các chính sách, quy định của nhà nước về việc bảo vệ môi trường trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó có hoạt động xây dựng. Cơng trình cũng chính là một cơng cụ
quan trọng trong việc giúp đọc giả dễ dàng tiếp cận hơn đối với pháp luật về mơi trường
nói chung và pháp luật về bảo vệ mơi trường trong hoạt động xây dựng nói riêng ở Thụy
Sĩ.
+ Holger Wallbaum, Viola John, Michael Büeler (2008), “Switzerland”,
Fraunhofer IRB. Bài viết tập trung phân tích về vấn đề quản lý chất thải xây dựng và làm
rõ các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn quy định việc quản lý chất thải tại các công
trường xây dựng và việc sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng. Đồng thời, phân tích
được thực trạng về vấn đề xử lý chất thải xây dựng, theo đó mặc dù khơng có ưu đãi đặc
biệt của Chính phủ nhưng hầu hết chất thải xây dựng đều được tái sử dụng trực tiếp tại
cơng trường hoặc sau khi được xử lý thích hợp. Điều đó cho thấy ý thức và sự nỗ lực của
các chủ sở hữu nguồn thải và các chính sách, quy định nghiêm ngặt, hiệu quả của Chính
phủ Thụy Sĩ.
+ Welch, Eric and Akira Hibiki (2002), “Japanese Voluntary Environmental
Agreements: Bargaining Power and Reciprocity as Contributors to Effectiveness”,
Policy Science, 35 (4). Bài viết tập trung về các thỏa thuận tự nguyện thương lượng của
Chính phủ Nhật Bản và cơ sở, chủ đầu tư dự án nhằm tăng cường đưa ra các thỏa thuận
quy định chặt chẽ hơn về vấn đề bảo vệ mơi trường trong nhiều lĩnh vực. Đây cũng chính
một trong những biện pháp hiệu quả góp phần giảm thiểu các vấn đề về môi trường tại
Nhật Bản.
+ Akira Hibiki, Toshi H. Arimura (2004), “Environmental policies and firm-level
management practices in Japan”, OECD. Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu các tác
động của các chính sách mơi trường và các thỏa thuận môi trường được ký kết trên cơ
sở tự nghiên giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương thông qua dữ liệu thu
thập từ số lượng lớn các doanh nghiệp ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, bài viết cịn tập trung
vào phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và các chính sách mơi trường, từ đó nâng cao
cơng tác quản lý và hiệu quả của các chính sách mơi trường ở Nhật Bản nói riêng và thế
giới nói chung.
Về tình hình nghiên cứu trong nước: Tại Việt Nam, đây vẫn còn là một vấn đề

nghiên cứu khá mới mẻ. Từ những nguồn thơng tin có được, tác giả nhận thấy rằng các
đề tài nghiên cứu tại Việt Nam đa phần có khá ít các cơng trình nghiên cứu cụ thể về
2


pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng. Theo đó, có một số bài viết, cơng
trình nghiên cứu khoa học điển hình có liên quan như:
+ Nguyễn Hồng Thị Diệu (2018), Pháp luật bảo vệ mơi trường trong hoạt động
xây dựng – Thực tiễn thi hành trên địa bàn quận Hải Châu, Luận văn thạc sĩ luật học,
trường Đại học Luật – Đại học Huế. Bài viết nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường
trong hoạt động xây dựng, tuy nhiên bài viết chỉ tập trung nghiên cứu cụ thể trong một
khu vực nhất định là trên địa bàn Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
+ Ngô Thị Diễm Phúc (2014), Quy định pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động
xây dựng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình
tập trung nghiên cứu các vấn đề về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng, giúp cho các
bên tham gia vào hoạt động xây dựng có cái nhìn rõ ràng và đầy đủ hơn về vấn đề bảo
hiểm xây dựng. Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến vấn đề môi trường trong hoạt động
xây dựng, chủ yếu chỉ phân tích các khía cạnh xây dựng và bảo hiểm.
+ Nguyễn Thị Bích Thu (2022), “Pháp luật về bảo hành cơng trình xây dựng tại
Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình
đi vào phân tích pháp luật của Việt Nam, cũng như thực trạng thực thi và Bộ mẫu hợp
đồng FIDIC nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng sử dụng, vận
hành của một cơng trình xây dựng trước các yếu tố tự nhiên và nhân tạo do sự tác động
của con người. Bài viết chưa đề cập nhiều về vấn đề môi trường, mà chỉ tập trung phân
tích chủ yếu về các vướng mắc, phát sinh trong công tác bảo hành trong hoạt động hậu
xây dựng.
+ Lê Minh Viễn (2022), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong
quản lý hoạt động xây dựng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Cơng trình đi vào phân tích cơng tác quản lý hoạt động xây dựng của Nhà nước
trong các giai đoạn của hoạt động xây dựng. Đồng thời đánh giá quy định của pháp luật

và thực trạng thực thi hoạt động trên của cơ quan nhà nước, cũng như trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của người có thẩm quyền đối với hành vi trái pháp luật trong công tác
quản lý hoạt động xây dựng.
Theo đó, các bài viết đa phần chỉ phân tích khái quát, chung chung về vấn đề bảo
vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, cũng như các vấn đề bất cập khác của hoạt
động xây dựng như bảo hiểm, vấn đề bảo hành cơng trình, trách nhiệm bồi thường của
nhà nước trong quản lý hoạt động xây dựng. Nhìn chung vấn đề bảo vệ mơi trường trong
hoạt động xây dựng vẫn chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống tại Việt
Nam.
3


3. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
xây dựng”, tác giả hướng đến các mục đích sau:
Một là, hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xây dựng, bảo vệ mơi
trường, vai trị của môi trường đối với hoạt động xây dựng, đồng thời phân tích các quy
định của pháp luật về vấn đề môi trường trong xây dựng hiện nay.
Hai là, nghiên cứu các quy định, biện pháp đã được áp dụng một cách hiệu quả tại
các quốc gia có hệ thống pháp luật về vấn đề môi trường trong xây dựng và đạt được
những thành tựu nổi bật về bảo vệ môi trường trong xây dựng.
Ba là, làm rõ và đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động xây dựng hiện nay tại Việt Nam, thơng qua đó rút ra các
kết luận về hạn chế, bất cập còn tồn đọng, thiếu sót trong quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động xây dựng.
Bốn là, đưa ra được các gợi mở, kiến nghị, đề xuất khoa học nhằm hồn thiện pháp
luật về bảo vệ mơi trường trong hoạt động xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

trên thế giới và Việt Nam. Cụ thể là các đối tượng sau:
Một là, lý luận chung về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng.
Hai là, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề bảo vệ môi trường
trong hoạt động xây dựng.
Ba là, các quy định, chính sách của Thụy Sĩ và Nhật Bản trong cơng tác kiểm sốt,
đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng hiện nay.
Bốn là, thực trạng về quy định của pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động xây dựng hiện nay và các giải pháp hoàn thiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Cơng trình tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận, cũng như
thực định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam và một
số kinh nghiệm nước ngoài, làm rõ các vấn đề còn hạn chế bất cập trong quy định và
thực thi pháp luật về vấn đề này từ thực tiễn tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị,
giải pháp hoàn thiện.

4


- Về khơng gian: Cơng trình chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định và thực thi
pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam và các quốc gia như Thụy Sĩ, Nhật Bản.
- Về thời gian: Công trình sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề quy định và thực thi
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng từ khi các văn bản liên quan
đến vấn đề này được ban hành và có hiệu lực cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề cụ thể đã được đặt ra xung quanh đề tài nghiên cứu về
bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, tác giả đã áp dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
Một là, phương pháp tổng hợp. Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên
suốt đề tài. Thông qua phương pháp này, tại Chương 1 tác giả đã tổng kết các vấn đề

mang tính chất lý luận, các quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ môi trường trong
hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, ở Chương 2 phương pháp này cịn được sử dụng để
nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động xây dựng. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng cho mục đích
tổng kết và khái qt hóa các kết quả của q trình nghiên cứu đề tài.
Hai là, phương pháp so sánh. Được sử dụng tại chương 1 để so sánh, đối chiếu các
quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của một số quốc gia, cụ thể là Thụy
Sĩ và Nhật Bản về các quy định, chính sách bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng.
Ba là, phương pháp phân tích. Được sử dụng để phân tích các khái niệm, đặc điểm,
vai trò, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng ở Việt
Nam và nước ngoài. Phương pháp này được dùng chủ yếu và phổ biến ở các chương 1.
Bốn là, phương pháp chứng minh. Tác giả đã sử dụng phương pháp chứng minh
bằng cách đưa ra các vụ việc cụ thể từ thực tiễn đời sống và quy định của pháp luật nhằm
củng cố thêm cho phân tích của mình. Phương pháp này được dùng chủ yếu và phổ biến
ở các chương 2.
Năm là, phương pháp thống kê. Trong quá trình nghiên cứu cơng trình, tác giả đã
sử dụng các số liệu thống kê của các cơ quan, tổ chức trong và ngồi nước về thực trạng
ơ nhiễm mơi trường, sự tác động của hoạt động xây dựng đến môi trường, cũng như thực
trạng về pháp luật và thực thi pháp luật hiện nay tại Việt Nam. Phương pháp trên được
tác giả sử dụng ở cả hai chương của khóa luận.
6. Bố cục đề tài

5


Khóa luận bao gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung khóa luận kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và pháp luật
về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng.
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi

trường trong hoạt động xây dựng.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG
1.1. Tổng quan về hoạt động xây dựng
1.1.1. Khái niệm về hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng (HĐXD) là một hoạt động mang tính đặc thù so với các hoạt
động kinh tế khác, bởi sản phẩm cuối cùng mà HĐXD tạo ra có tính riêng biệt, cá nhân
theo yêu cầu của các chủ thể nhất định. Theo đó, sản phẩm của HĐXD chính là các cơng
trình xây dựng được thực hiện thơng qua một quy trình nhất định từ đầu tư, thiết kế, thi
công theo quy định của pháp luật.
HĐXD không phải là một khái niệm xa lạ, tuy nhiên có rất nhiều quan điểm trong
việc định nghĩa về khái niệm này. Trong đó, cơ bản nhất có thể hiểu HĐXD là một quy
trình từ việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự tốn, thi cơng… tới khi dự án được hoàn thành
và đưa vào sử dụng, hoạt động này nhằm hướng đến mục đích giúp cho chủ thể có thể
tạo nên các cơ sở hạ tầng hoặc nhà ở, cơng trình. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy
định cụ thể về khái niệm của HĐXD, cụ thể tại khoản 21 Điều 3 LXD 2014, sửa đổi bổ
sung năm 2020 đã ghi nhận rằng: “HĐXD gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu
tư xây dựng cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám
sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình
vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động khác có liên
quan đến xây dựng cơng trình”. Theo đó, HĐXD bao gồm các công tác cơ bản sau:
- Lập quy hoạch xây dựng: Là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu
chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập
mơi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hịa

giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu.1
- Lập dự án đầu tư xây dựng: Là việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư
xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây

1

Khoản 30 Điều 3 LXD năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

7


dựng.2 Có thể hiểu đây là một bước tập hợp lại tất cả các tài liệu nghiên cứu trước đó về
các vấn đề xã hội, kinh tế, kỹ thuật… nhằm mục đích để nhà đầu tư dựa vào đó làm cơ
sở bỏ vốn đầu tư vào dự án và nhìn nhận tiềm năng khai thác của cơng trình đó đối với
bản thân nhà đầu tư, cũng như đối với xã hội.
- Khảo sát xây dựng: Là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập và tổng hợp
những tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ
việc thiết kế cơng trình.3
- Thiết kế xây dựng cơng trình: Thiết kế là một hoạt động nhằm mơ tả hình dáng
kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của cơng trình xây dựng trong tương mại
thích ứng với cơng năng, mục đích khai thác, sử dụng đã định.4
- Thi cơng xây dựng cơng trình: Bao gồm các cơng việc xây dựng và lắp đặt thiết
bị đối với cơng trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ
cơng trình; bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng.5
- Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình: Bao gồm việc giám sát của người thiết kế
nhằm đảm bảo cho việc thi công xây dựng theo đúng thiết kế và giám sát trong suốt q
trình thi cơng xây dựng nhằm đảm bảo cơng trình xây dựng đúng chất lượng, khối lượng,
tiến độ, các vấn đề về an toàn lao động, vệ sinh lao động.6
Theo quy định của LXD, HĐXD đã được định nghĩa theo hướng liệt kê q trình

hình thành một cơng trình xây dựng được hình thành. Có thể thấy, với khái niệm này,
HĐXD đã bao quát tất cả các khâu, tất cả các hoạt động của mọi chủ thể khi tham gia
vào một dự án xây dựng, từ trước khi hình thành đến khi nghiệm thu và sau khi đi vào
sử dụng cơng trình. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý. Sở dĩ cần quy định như
vậy, do trên thực tế chúng ta thường cho rằng HĐXD chỉ bắt đầu từ hoạt động thiết kế
đến khi hoàn thành, bàn giao dự án và khi này các chủ thể xây dựng đã hết trách nhiệm
đối với cơng trình trên. Tuy nhiên, trước khi thực hiện dự án hay sau khi bàn giao dự án
thường phát sinh ra nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người
dân. Nên việc quy định như trên, mọi khâu trước, trong và sau xây dựng đều nằm trong
HĐXD sẽ quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào HĐXD, giúp cho

Khoản 26 Điều 3 LXD năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dựng thiết kế, đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng, NXB Xây dựng,
tr.92.
4
Bùi Ngọc Toàn, tlđd (3), tr.106.
5
Khoản 38 Điều 3 LXD 2014, sửa đổi, bổ sung 2020.
6
Ngô Thị Diễm Phúc (2014), Quy định pháp luật về bảo hiểm trong HĐXD, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh, tr.7.
2
3

8


HĐXD được minh bạch và hiệu quả, cũng như đảm bảo được quyền lợi chính đáng của
các chủ thể sử dụng cơng trình trên.
Như vậy, HĐXD nên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai

đoạn và kéo dài từ công tác lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng… đến bước hoạt động thi công xây dựng dự
án và cả giai đoạn sau khi nghiệm thu, bàn giao cơng trình đưa vào khai thác sử dụng
như là bảo hành, bảo trì cơng trình, cũng như các hoạt động khác có liên quan.
1.1.2. Đặc điểm về hoạt động xây dựng
Không giống như các hoạt động kinh tế khác, HĐXD mang tính chất đặc thù và
khá phức tạp, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn và mang tính chất lâu dài. Chẳng hạn
như khi so sánh nó với hoạt động sản xuất thì nếu ở sản xuất tạo ra được số lượng sản
phẩm lớn với những kiểu dáng giống nhau, thời gian nhanh, thì ở HĐXD, sản phẩm của
nó lại mang tính riêng biệt, đơn nhất đối với từng yêu cầu của mỗi chủ thể khác nhau và
thực hiện trong một thời gian dài. Có thể thấy, HĐXD có một số đặc điểm cơ bản sau:
Một là, sản phẩm của HĐXD dù ở bất kỳ khâu nào thì đều là vật đặc định theo quy
định của pháp luật về dân sự.7 Cụ thể, tại Điều 179 BLDS năm 2015 có sự phân chia rõ
ràng vật thành hai loại là vật cùng loại và vật đặc định. Theo đó, vật đặc định được hiểu
là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng,
màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Sở dĩ nói sản phẩm của HĐXD là vật đặc định là do
dù ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xây dựng như thiết kế, thi cơng, quản lý… thì
đều sự khác biệt đối với mỗi sản phẩm. Mỗi cơng trình đều có những nét đặc trưng nổi
bật, mang tính riêng biệt theo yêu cầu của từng chủ thể khác nhau và các sản phẩm
thường có giá trị rất lớn. Trong khi đó, đối với các hoạt động kinh tế khác, điển hình như
hoạt động sản xuất thì thường chỉ có vật cùng loại.
Hai là, đối tượng của HĐXD rất đa dạng và phong phú, bao gồm tất cả các cơng
trình dân dụng, cơng trình cơng nghiệp, cơng trình mang tính cơng cộng phục vụ con
người và gắn liền với quá trình phát triển đất nước. Sản phẩm của HĐXD bao gồm từ
nhà ở, văn phòng, cao ốc, trụ sở, trường học, bệnh viện… đến các cơng trình cơng nghiệp
như là nhà máy, xí nghiệp, cơng trình phục vụ cho sản xuất, đường xá, cầu cống, bến
cảng, sân bay… Tất cả mọi tiện ích cho con người và vật chất phục vụ phát triển nền
kinh tế đều bắt nguồn từ HĐXD. Điều này, cho thấy được tầm quan trọng của HĐXD

7


Ngô Thị Diễm Phúc, tlđd (6), tr.16.

9


đối với sự phát triển của nhân loại. Bên cạnh đó, cũng thấy được giá trị rất lớn của HĐXD
và các rủi ro tiềm ẩn của HĐXD đối với môi trường và xã hội.
Ba là, HĐXD thường được diễn ra ngoài trời và diễn ra trong thời gian lâu dài.
Điều này dẫn đến sản phẩm của HĐXD thường phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các
nhân tố bên ngoài như là khí hậu, thời tiết, tác động của các yếu tố mơi trường xung
quanh khác. Bên cạnh đó, thời gian xây dựng một cơng trình thường rất dài, đối với các
cơng trình lớn, đồ sộ thì khoảng thời gian có thể tính bằng năm. Những điều này tạo ra
các rủi ro lớn về chất lượng của cơng trình, cũng như các vấn đề về môi trường như là ô
nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm mơi trường khác… Chẳng hạn như khi một
cơng trình lớn như xây dựng tòa nhà trung tâm thương mại kết hợp khách sạn đang được
thi công, do một số vấn đề về pháp lý và vốn đầu tư mà cơng trình đó phải tạm ngưng
một thời gian dài. Việc tạm ngưng đó làm cho cơng trình phải đối mặt với ảnh hưởng
trực tiếp từ thiên nhiên làm cho cấu trúc của tòa nhà bị hao mịn và gây khó khăn cho
nhà thầu sau khi thi cơng tiếp tục. Bên cạnh đó, việc một tịa nhà đang thi cơng dở như
vậy tồn tại sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng, cũng như nền kinh tế. Đây
cũng chính là điểm khác biệt rõ giữa HĐXD và các hoạt động kinh tế khác, bởi để xây
dựng được một cơng trình phải thực hiện rất nhiều các thủ tục pháp lý và quy trình phức
tạp và lâu dài.
1.1.3. Vai trò của hoạt động xây dựng
HĐXD giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần
hình thành nên các tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua việc xây dựng mới, cải tạo
sửa chữa hoặc khôi phục lại các cơng trình bị hư hỏng. Theo đó, đây là một hoạt động
có quy mơ lớn nhất trong đất nước, bởi đây là ngành xương sống của nền kinh tế, góp
phần tạo ra các tài sản cố định cho xã hội. Các giá trị mà nó mang lại rất lớn, cũng như

đây là sản phẩm có giá trị cao và bền vững, hơn hết Chính phủ cũng chính là khách hàng
của phần lớn các cơng trình.8 Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của HĐXD đối với sự phát
triển của đất nước, sau đây là một số vai trị cơ bản của HĐXD:
Một là, HĐXD đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc dân. Đây chính là
hoạt động xương sống của nền kinh tế, bởi giá trị lâu dài mà nó mang lại. Theo đó, sở dĩ
gọi đây là hoạt động xương sống bởi ở mỗi quốc gia nếu HĐXD phát triển mạnh mẽ,

Hương Thái, “Vai trị của ngành cơng nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân”,
/>truy cập ngày 28/3/2023.
8

10


trình độ xây dựng tiên tiến sẽ giúp phần tạo điều kiện nền tảng về trang thiết bị, cơ sở
vật chất, kỹ thuật để các ngành kinh tế khác có cơ hội phát triển. Có thể thấy, bất kỳ hoạt
động kinh tế nào cũng cần phải có cơ sở, trang thiết bị, cơng trình là nơi thực hiện, tiến
hành, do đó HĐXD chính là cơ sở tạo nên các tiền đề để phát triển các hoạt động kinh
tế, giáo dục, xã hội khác.
Hai là, HĐXD phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh tế
liên quan. Cụ thể là, như đã phân tích ở trên HĐXD gồm rất nhiều khâu khác nhau từ
thiết kế, lắp ráp, thi cơng… do đó, để hồn thành được việc xây dựng một cơng trình thì
cần sử dụng đến rất nhiều sản phẩm đầu vào của các ngành công nghiệp khác như là vật
liệu xây dựng (thép, nhựa, xi-măng, tôn, gỗ, gạch ốp…), hoặc là các hoạt động thiết kế
bản vẽ cơng trình, thực hiện các hồ sơ phê duyệt để được cấp phép xây dựng cơng trình…
Theo đó, có thể thấy chính sự phát triển của hoạt động xây dựng đã tạo ra nguồn cầu kéo
theo sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác có liên quan. Ngồi ra, HĐXD còn giúp
đảm bảo các vấn đề về việc làm, tạo ra nguồn cầu lớn về nhân lực cả trí thức lẫn lao động
tay chân. Khơng những thế nó còn là tiền đề quan trọng để giải quyết các vấn đề an sinh
xã hội, thiếu hụt nhà ở cho người dân thơng qua các cơng trình nhà ở xã hội cho người

có thu nhập thấp, các cơng trình phúc lợi, mái ấm tình thương…
Ba là, HĐXD mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong nhiều lĩnh vực quan trọng
của đất nước. Bên cạnh những lợi ích mà HĐXD mang lại cho nền kinh tế quốc dân thì
cơng trình xây dựng cũng có ý nghĩa lớn về mặt khác như là: Về mặt chính trị và kỹ
thuật: Các cơng trình xây dựng được hồn thành chính là nơi thể hiện được các chính
sách, đường lối phát triển về khoa học, kỹ thuật của nước nhà, là biểu hiện, kết tinh của
trình độ khoa học tiên tiến mà quốc gia đó đã đạt được và cho thấy được tiềm lực của
mỗi quốc gia.
Về xã hội: Các cơng trình được xây dựng nên sẽ góp phần mở rộng thêm các vùng
cơng nghiệp trọng yếu, các khu đô thị mới, cải thiện đời sống của người dân ở các vùng
nông thôn.
Về mặt văn hóa và nghệ thuật: Bên cạnh góp phần giúp người dân nâng cao chất
lượng cuộc sống thì cịn làm phong phú thêm kho tàng các cơng trình nghệ thuật của thế
giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng, ví dụ như các cơng trình nổi tiếng trên thế giới
như Tháp Eiffel – Pháp, Tử Cấm Thành - Trung Quốc, Nhà hát Opera Sydney – Úc.
Thơng qua các cơng trình xây dựng sẽ cho thấy được đặc trưng mỗi quốc gia trong mắt
bạn bè quốc tế, thể hiện được văn hóa của chính quốc gia đó đặt vào trong cơng trình
xây dựng và nghệ thuật trường tồn theo thời gian.
11


Về mặt quốc phịng, an ninh quốc gia: Các cơng trình xây dựng cũng đóng góp một
phần rất quan trọng trong việc đánh dấu lãnh thổ, tăng cường tiềm lực của quốc gia, đảm
bảo các vấn đề về quốc phòng an ninh. Ngược lại, các cơng trình xây dựng cũng cần phải
tuân thủ về các vấn đề quốc phòng, an ninh của chính quốc gia đó.
1.1.4. Ảnh hưởng của hoạt động xây dựng đến mơi trường
Bên cạnh những mặt tích cực mà HĐXD tác động đến con người và xã hội, góp
phần lớn vào việc thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Thì ở chiều ngược lại, HĐXD đã
và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường, nhất là ở những đơ thị có mật độ
dân số cao, nơi mà có hàng ngàn cơng trình được xây dựng mỗi ngày. Con người suy

cho cùng cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về ơ nhiễm mơi trường
và hơn hết chính những cơng trình xây dựng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc môi
trường bị ô nhiễm. Theo nghiên cứu mới, ngành xây dựng đóng góp tới 23% ơ nhiễm
khơng khí, 50% thay đổi khí hậu, 40% ô nhiễm nước uống và 50% chất thải chôn lấp.9
Tại Việt Nam, cụ thể là 2 thành phố lớn trọng điểm của đất nước là Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy hiện chất lượng mơi trường đã và đang giảm sút nghiêm
trọng, trong đó nguyên nhân lớn xuất phát từ HĐXD. Các cơng trình xây dựng hiện nay
đang mọc lên như nấm và đang có xu hướng gia tăng, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm
không khí nặng nề. Bởi nguyên nhân xuất phát từ các cơng trình trong thời gian thi cơng
thường có khối lượng công việc khá lớn như là các hoạt động nạo vét bóc lớp đất mặt,
đóng cọc, đào hố móng, vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu, tiến hành thi cơng xây
dựng…10 Các hoạt động trên dẫn đến hình thành ra nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng bụi, chất thải, chất khí độc hại, tiếng ồn… Theo nghiên cứu, trung bình khi
sử dụng 1m3 đất để đào đắp nền trong điều kiện khí hậu bình thường sẽ sinh ra 1,5 kg
bụi, trong đó có 0,15kg bụi lơ lửng.11 Đối với một dự án xây dựng cơng trình có hàng
triệu m3 khối đất để đào lấp, điều đó dẫn đến việc số lượng bụi thải vào khơng khí rất
lớn, đồng thời, khi thi cơng số lượng bụi đó càng tăng lên do sự vận chuyển, tập kết các
nguyên vật liệu của hàng trăm phương tiện vận tải cỡ đại. Bên cạnh đó, HĐXD nói chung
và hoạt động thi cơng xây dựng cơng trình nói riêng cịn gây nên ô nhiễm tiếng ồn cho

Nguyễn Linh, “Các nhà hoạt động môi trường tiếp tục điểm danh ngành xây dựng”,
truy
cập ngày 28/3/2023.
10
“Ảnh hưởng của HĐXD đến môi trường trong giai đoạn thi cơng dự án xây dựng cơng trình giao thông đường
bộ”, truy cập ngày 29/3/2023.
11
tlđd (10).
9


12


người dân xung quanh. Trên thực tế, những hộ dân cư đang sinh sống xung quanh những
khu vực đang được thi cơng ln phải chịu tình trạng ơ nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng
trong một thời gian rất dài, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ.
Ngoài ra, các HĐXD cịn gây ra nhiều loại ơ nhiễm khác như ô nhiễm nước, ô
nhiễm nguồn đất, hay ô nhiễm tầm nhìn… chủ yếu do các chất hữu cơ và chất thải rắn
phát sinh trong q trình thi cơng, ngồi ra còn do các hoạt động cung ứng vật tư xây
dựng, hoạt động sử dụng, khai thác các cơng trình xây dựng… Cụ thể là, trong q trình
xây dựng cơng trình sẽ phát sinh ra các chất thải hữu cơ như đất do đào đắp, cát, vật liệu,
các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, dầu thải… Các chất này một phần
do mưa cuốn trôi xuống sông, một phần do ý thức sinh hoạt bừa bãi của con người đã
dẫn đến tình trạng ơ nhiễm ở các sông ở mức báo động. Hơn hết, các chất thải rắn trong
q trình thi cơng như sắt, thép, nhơm, gạch, đá, gỗ… sẽ lẫn vào đất gây phá hủy cấu
trúc đất, dẫn đến ô nhiễm môi trường đất. Đồng thời, khi xây dựng việc sử dụng lượng
dầu khí để làm nguyên liệu xây dựng, cũng như vận hành các máy móc thiết bị sẽ sinh
ra một lượng dầu thải dư thừa, lượng dầu thải này một khi không được xử lý và thải trực
tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và
không khí.
Thêm vào đó, hiện nay cịn xuất hiện các hành vi trái pháp luật gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Theo ghi nhận của người dân tại chân cầu Bình Phước 1 thuộc địa
bàn An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một bãi tập kết vật
liệu xây dựng lớn và hoạt động ngày đêm, thâm chí nước thải rửa cát cịn đổ tràn trực
tiếp ra sơng Sài Gịn, làm đen hết cả một khoảng sơng rộng lớn.12 Điều này đã gây nên
tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, trong khi đó các cơ quan chức năng lại
chưa có động thái xử lý dứt điểm tình trạng trên gây nên sự bức xúc trong người dân.
Qua thơng tin trên, có thể thấy được ảnh hưởng của các HĐXD đến môi trường là rất
lớn. Do đó, khi xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về BVMT và quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mơi trường một cách nghiêm ngặt. Ngồi ra, các cấp chính

quyền và nhà nước cần có những động thái quản lý, thanh tra, xử lý nghiêm những trường
hợp có hành vi thực hiện các HĐXD gây ô nhiễm môi trường, cố ý tác động vào mơi
trường một cách trái phép.

Bình An, “TP.HCM: Bãi vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng!”,
truy cập ngày 28/3/2023.
12

13


1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
1.2.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
BVMT đã và đang là một vấn đề luôn được Việt Nam cũng như thế giới quan tâm,
chú trọng. Nhà nước ln tìm mọi giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu
tối đa ô nhiễm môi trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội, nhất là HĐXD
– một loại hoạt động có khả năng tác động rất lớn đến mơi trường. BVMT chính là trách
nhiệm của cả cộng đồng và xã hội, để giữ được một môi trường trong sạch, bền vững thì
rất cần sự góp sức của toàn dân, ý thức cộng đồng, nhất là của mỗi cá nhân trong xã hội.
Theo đó, để có thể thực hiện tốt vấn đề BVMT thì chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm
BVMT trong HĐXD.
Theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật BVMT năm 2020 có định nghĩa: “Mơi trường
bao gồm tất cả các yếu tố vật chất tự nhiên, nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người vào có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển
của con người, sinh vật và tự nhiên”. Cách định nghĩa này đã lấy con người là trung tâm
và môi trường chính là tất cả các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo bao quanh, có ảnh
hưởng trực tiếp đến mọi vấn đề về xã hội, kinh tế, tự nhiên… Bên cạnh đó, Luật BVMT
năm 2020 cũng đã đưa ra một khái niệm về hoạt động BVMT như sau: “Hoạt động
BVMT là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố
mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải thiện chất lượng môi trường;

sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí
hậu.” Như vậy, hoạt động BVMT có thể hiểu đây là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tới
mức tối thiểu các tác động xấu đến môi trường xung quanh, đưa ra các giải pháp mang
tính dự đốn và phịng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên gây nên ơ nhiễm, suy thối mơi trường
nghiêm trọng. Đồng thời, BVMT còn đòi hỏi cần phải xây dựng các giải pháp thiết thực
nhằm khắc phục nhanh chóng các vấn đề về ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cũng như sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Do đó, có thể hiểu rằng,
BVMT chính là những hoạt động thiết thực của con người nhằm hướng đến việc cải
thiện và giữ vững cho môi trường sống của con người luôn được trong sạch, lành mạnh.
Về HĐXD, như phân tích ở trên đã định nghĩa rõ về HĐXD theo nghĩa rộng. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu
của mình ở phạm vi tương đối hẹp để phân tích về vấn đề BVMT. Cụ thể, tác giả sẽ tập
trung vào nghiên cứu, phân tích vấn đề BVMT được thể hiện trong phạm vi ở trước và

14


trong công tác thi công xây dựng. Bởi HĐXD diễn ra ở trước và trong q trình thi cơng
ln tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và nghiêm trọng hơn cả.
Như vậy, từ hai khái niệm về BVMT và HĐXD nêu trên, có thể đưa ra được khái
niệm về BVMT trong HĐXD như sau: BVMT trong HĐXD là những hoạt động phòng
ngừa, hạn chế tác động xấu đến mơi trường; khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường,
suy thối mơi trường, ứng phó với sự cố mơi trường, biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý
nguồn tài ngun thiên nhiên và giữ gìn mơi trường trong sạch, lành mạnh trong giai
đoạn trước và trong quá trình thi cơng các cơng trình xây dựng.
1.2.2. Đặc điểm về bảo vệ môi trường trong hoạt động hoạt động xây dựng
Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì các vấn đề về mơi trường đang ngày
càng bị đe dọa nghiêm trọng, với nguyên nhân chủ yếu chính là do con người gây ra.
Nhất là tại các khu vực đang thi công xây dựng, việc thi công các cơng trình xây dựng

đã thải vào mơi trường một lượng lớn nước thải, bụi, khí thải độc hại, các chất thải rắn,
cũng như gây ô nhiễm tiếng ồn đối với người dân xung quanh một cách trầm trọng.
Chính vì vậy, cần có các giải pháp, hành động cụ thể, hiệu quả và nhanh chóng để xử lý
tình trạng trên. Song để làm được điều đó thì cần nắm rõ được các đặc điểm về BVMT
trong HĐXD, sau đây là một số đặc điểm nổi bật:
Một là, BVMT trong HĐXD là quyền và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cộng
đồng, hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, như đã phân tích ở trên, HĐXD là một hoạt động
khơng thể thiếu trong nền kinh tế, song nó cũng chính là hoạt động làm phát sinh ra nhiều
nguồn gây ô nhiễm mơi trường. Chính vì vậy, để có thể kiểm sốt hoạt động này được
chặt chẽ và hiệu quả thì trách nhiệm BVMT không chỉ nằm ở các chủ thể tham gia vào
HĐXD, mà còn với cả các đối tượng khác như hộ gia đình, cộng đồng dân cư xung quanh
khu vực cơng trình xây dựng; các cơ quan chức năng có thẩm quyền hay thậm chí mỗi
cá nhân, tổ chức trong xã hội đều có quyền, nghĩa vụ nỗ lực BVMT. Theo đó, đối với
các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng cần tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về
quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định; đối với các cá nhân, hộ gia đình xung quanh
dự án có quyền, nghĩa vụ báo cáo, tố giác những hành vi gây ơ nhiễm mơi trường, cũng
như có trách nhiệm giữ gìn mơi trường xung quanh; các cơ quan chức năng cần tăng
cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra về BVMT trong hoạt động thi công xây
dựng…
Hai là, vấn đề BVMT trong HĐXD phải được thực hiện và giám sát xun suốt
tồn bộ q trình xây dựng, cả ở giai đoạn tiền, trong và hậu thi công xây dựng cơng
trình. Khác với các hoạt động khác, HĐXD cả trước, trong và sau khi dự án được thi
15


công xây dựng đều luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.
Do đó, ngay từ những bước lập quy hoạch, kế hoạch phát triển xây dựng đã phải tính
tốn đến cơng tác BVMT. Theo đó, ở giai đoạn tiền thi công dự án, chủ đầu tư phải lập
quy hoạch, kế hoạch xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về BVMT, tuân thủ báo cáo đánh
giá tác động môi trường, xin giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy

định Luật BVMT năm 2020. Trong công tác thiết kế xây dựng cũng phải được cơ quan
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đảm bảo phù hợp với quy định về BVMT. Ở giai đoạn
thi công dự án phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về tiếng ồn, bụi, nhiệt, độ rung, ánh
sách ở mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, vật liệu thân thiện với mơi
trường, các chất thải nói chung phải được xử lý, thu gom phù hợp với mơi trường… Tiếp
đó, ở giai đoạn dự án đã được đưa vào sử dụng khai thác thì cũng phải tuân thủ các vấn
đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, vận hành, quản lý cơng trình xây dựng cho phù hợp,
tránh gây ô nhiễm môi trường.
Ba là, việc BVMT trong HĐXD phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật về BVMT. Trong quá trình thực hiện hoạt động thi cơng xây dựng cơng trình,
chủ đầu tư cũng như nhà thầu luôn phải tuân thủ đầy đủ các quy định và thực hiện trách
nhiệm BVMT, cũng như báo cáo công tác BVMT. Để quy định hướng dẫn cụ thể trách
nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu đối với vấn đề BVMT trong HĐXD, bên cạnh quy
định của LXD, chính phủ đã ban hành ra Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi cơng xây
dựng và bảo trì cơng trình xây dựng. Theo đó, nghị định quy định rõ về trách nhiệm của
chủ đầu tư và nhà thầu trước, trong và sau q trình thi cơng dự án, từ lập, thực hiện kế
hoạch quản lý và BVMT đến trách nhiệm đình chỉ thi công, khắc phục vi phạm về ô
nhiễm môi trường, sự cố mơi trường, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, về
các vấn đề như nguyên vật liệu thi cơng cũng phải an tồn, thân thiện với môi trường,
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về BVMT.13 Qua đó, có thể thấy vấn đề BVMT trong
HĐXD ln là ưu tiên hàng đầu và cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi thi công dự án.
1.2.3. Các yêu cầu đặt ra về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
Vấn đề BVMT chính là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan trọng xã hội
bởi nó tác động trực tiếp đến đời sống, cũng như sức khỏe của mỗi con người. HĐXD là
một hoạt động thiết yếu của nền kinh tế, tuy nhiên đây cũng chính là hoạt động có tác

Điều 110 LXD năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
LXD năm 2020).
13


16


động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Do đó, để có thể thực hiện
tốt mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế, vừa BVMT, HĐXD cần thực hiện tốt về các yêu
cầu đã đặt ra.
Một là, trong từng giai đoạn của quá trình xây dựng ln phải đảm bảo vấn đề mơi
trường. Theo đó, khi Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch khu vực, quy
hoạch vùng hay chính các chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết dự án thì phải xem xét,
nghiên cứu kỹ càng xem có ảnh hưởng đến mơi trường xung quanh khơng. Bên cạnh đó,
cơng tác thiết kế dự án cần được chú trọng nhằm đảm bảo phù hợp với môi trường xung
quanh và sự phát triển của đất nước. Đồng thời, khi bước vào xây dựng cơng trình, các
vấn đề như bụi, tiếng ồn, ơ nhiễm khơng khí… cần phải được đảm bảo ở mức độ vừa
phải, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân xung quanh dự
án. Ngoài ra, khi thi cơng cần có sự hợp tác giám sát chặt chẽ giữ chủ đầu tư và nhà thầu,
đảm bảo được công trình thi khơng tác động đến mơi trường ở một mức độ vừa phải.
Nếu có nguy cơ gây ơ nhiễm nghiêm trọng thì cần mạnh dạn đình chỉ thi cơng và liên
đới khắc phục các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường phát sinh, cũng như
báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền kịp thời, nhanh chóng.
Hai là, nguyên vật liệu sử dụng phải đảm bảo an tồn, thân thiện với mơi trường
và khuyến khích tái sử dụng lại các nguyên vật liệu. Đối với vật liệu xây dựng, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 quy định về quản lý
phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng vào cơng trình xây
dựng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, BVMT, tiết kiệm tài nguyên. Theo
đó, các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng khi sử dụng trong
cơng trình phải đảm bảo các u cầu về chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật theo quy định của pháp luật, đồng thời tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật nếu có.
Ngồi ra, nhằm đảm bảo hướng đến sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường,
vật liệu xây dựng tiết kiệm, Thủ tướng Chính phủ cũng quy định rõ về lộ trình sử dụng

vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng,
thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đối với cơng trình sử
dụng vốn đầu tư cơng, vốn nhà nước ngồi đầu tư cơng.
Ba là, chất thải phát sinh trong HĐXD như chất thải rắn, nước thải, bụi, khí
thải…cũng cần được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Chất thải rắn là phế thải do các hoạt động phá dỡ, cải tạo các hạng mục, cơng trình xây
dựng cũ hoặc do xây dựng các hạng mục, cơng trình mới như là gạch ngói, bê tơng, ống
thép, tấm tơn, vơi vữa… và các vật liệu khác. Hiện nay, về quy trình từ phân loại, thu
17


gom, vận chuyển đến xử lý, tái sử dụng chất thải nói chung đã được Chính phủ quy định
tại chương V của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, theo đó nghị định này chỉ quy định
chung về quản lý chất thải chứ hiện chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản
lý chất thải xây dựng. Dẫn đến các quy định về chất thải xây dựng cũng sẽ căn cứ vào
nghị định này để thực hiện hoặc tuân thủ theo quyết định tại mỗi địa phương nhằm thực
hiện chặt chẽ hơn. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng quy định chặt chẽ trách nhiệm
của các bên liên quan như chủ nguồn thải, chủ đầu tư cơng trình xây dựng, đơn vị vận
chuyển, thu gom hay xử lý vật liệu xây dựng, cũng như trách nhiệm của cơ quan chức
năng có liên quan. Thêm vào đó, để đảm bảo các bên trong xây dựng tuân thủ chặt chẽ
quy định trên, Nhà nước cũng đã quy định cụ thể chế tài vi phạm về xử lý chất thải xây
dựng tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực mơi trường.
1.2.4. Vai trị của bảo vệ mơi trường trong hoạt động xây dựng
Hiện nay, mỗi ngày đều có hơn hàng nghìn cơng trình đang được thi cơng trình xây
dựng trên phạm vi tồn quốc, nhất là các khu vực đơ thị lớn, điều này dẫn đến tình trạng
ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, để có thể thực hiện được mục tiêu kép
vừa phát triển kinh tế, đẩy mạnh HĐXD, vừa có thể đảm bảo vấn đề BVMT một cách
bền vững, thì HĐXD cần có các giải pháp hạn chế tối thiểu sự tác động quá mức đến
môi trường trong hoạt động này. Có thể khẳng định vai trị của việc BVMT trong HĐXD
là vơ cùng quan trọng và thiết yếu đối với xã hội và sự phát triển của nhân loại. Điều này

được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Một là, BVMT trong HĐXD giúp thực hiện hiệu quả được mục tiêu kép là vừa phát
triển kinh tế và đảm bảo môi trường trong lành cho người dân. Để thúc đẩy nền kinh tế
phát triển thì HĐXD chính là hoạt động đóng vai trị quan trọng hàng đầu bởi đây là hoạt
động tạo dựng nền tảng, cơ sở để tất cả các hoạt động kinh tế khác phát triển. Tuy nhiên,
như đã phân tích ở trên, HĐXD có tác động xấu đến mơi trường, nếu chúng ta khơng có
những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Nhưng cũng không thể chỉ quan tâm đến việc BVMT mà lờ đi việc phát triển kinh
tế, điều đó sẽ dẫn đến sự lạc hậu và thụt lùi của một quốc gia trong thời kỳ cả thế giới
đang xu hướng hội nhập, mở cửa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, đây
chính là mục tiêu kép của Nhà nước vừa phải phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo vấn
đề BVMT.
Hai là, góp phần giảm thiểu, ngăn ngừa các sự cố mơi trường phát sinh trong q
trình xây dựng đảm bảo cho HĐXD đúng tiến độ, chất lượng cơng trình. Việc thực hiện
BVMT phải thực hiện ngay từ khi bắt tay vào những hoạt động của giai đoạn đầu của
18


quá trình xây dựng như quy hoạch, thiết kế, thăm dò… điều này sẽ giúp đảm bảo vấn đề
BVMT trong cả quá trình xây dựng lẫn hậu xây dựng. Theo đó, sẽ giúp cho cơng trình
được hồn thành đúng tiến độ, chất lượng tốt, giảm thiểu tối đa các rủi ro về sự cố môi
trường, ô nhiễm môi trường phát sinh trong q trình xây dựng, từ đó hạn chế được việc
đình chỉ, tạm ngừng thực hiện cơng trình do phát hiện các sự cố môi trường phát sinh.
Ba là, giảm thiểu các tác động xấu của HĐXD đến cuộc sống con người, sinh vật,
đảm bảo sức khỏe của người dân xung quanh khu vực đang thi công xây dựng. HĐXD
có sức ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường xung quanh, đặc biệt là đời sống của người dân
ở những khu vực xung quanh và lân cận. Bởi khi công trình xây dựng đang được thi cơng
sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về mơi trường như khí thải, bụi; tiếng ồn do thi công, các
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra vào cơng trình; độ rung; nước thải, chất thải
xây dựng; ảnh hưởng đến lưu thông của người dân... Do đó, việc thực hiện tốt cơng tác

BVMT sẽ giúp phần nào hạn chế được sự tác động của HĐXD đối với sức khoẻ, đời
sống của người dân.
1.3. Tổng quan về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
1.3.1. Khái niệm về pháp luật bảo vệ mơi trường trong hoạt động xây dựng
BVMT chính là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của toàn xã hội, chỉ khi có sự tham
gia tích cực của mọi người với những biện pháp phù hợp thì mới có thể thực hiện tốt
cơng tác BVMT. Cơng tác BVMT chính là mối quan tâm hàng đầu của tồn thế giới hiện
nay, trong đó có Việt Nam. Bởi mơi trường chính là khơng gian sống cho con người và
các loài sinh vật; nơi cung cấp nguồn tài nguyên quý giá để phục vụ cho cuộc sống, sản
xuất của con người; là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các chất thải do con người thải ra…
Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT năm 2020 có định nghĩa như sau “Mơi trường
bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con
người, sinh vật và tự nhiên”. Có thể hiểu mơi trường xung quanh chúng ta chính là tồn
bộ những điều kiện tự nhiên và xã hội tồn tại dưới dạng yếu tố vật chất, là cơ sở để duy
trì và phát triển cuộc sống con người. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất để quản lý và kiểm soát tốt vấn đề BVMT chính là thơng qua việc sử dụng hệ thống
pháp luật để quản lý và BVMT. Pháp luật BVMT là một bộ phận quan trọng và chủ chốt
trong hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam. Pháp luật BVMT bao gồm tổng hợp các
quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thừa nhận và điều
chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng, quản
lý và BVMT. Một số văn bản do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định như
19


×