Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Pháp luật về nhập khẩu phế liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.03 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

ĐẶNG THỊ NGỌC HÀ

PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU

SINH VIÊN THỰC HIỆN:ĐẶNG THỊ NGỌC HÀ
Khóa: 44

MSSV: 1953801011049

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. LÝ THÀNH NHÂN

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Lý Thành Nhân,


đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài
liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này”.

TP.HCM, ngày 21 tháng 6 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Ngọc Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

NLSX

Nguyên liệu sản xuất

NKPL

Nhập khẩu phế liệu

QCKTQG

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia


ONMT

Ơ nhiễm mơi trường


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
6. Bố cục tổng quát của khoá luận ............................................................................5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU
PHẾ LIỆU ...................................................................................................................6
1.1 Khái quát về phế liệu ........................................................................................... 6
1.1.1 Khái quát về phế liệu ..................................................................................... 6
1.1.2 Đặc điểm và cơ sở phân loại phế liệu ............................................................8
1.2 Khái quát về hoạt động nhập khẩu phế liệu ................................................... 11
1.2.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu phế liệu ................................................ 11
1.2.2 Tác động của hoạt động nhập khẩu phế liệu đến kinh tế và môi trường. ...13
1.3 Một số lý luận cơ bản về pháp luật nhập khẩu phế liệu. ...............................18
1.3.1 Cơ sở và quá trình hình thành khung pháp luật về nhập khẩu phế liệu ......18
1.3.2 Các nguyên tắc của pháp luật Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MƠI TRƯỜNG VỀ NHẬP KHẨU
PHẾ LIỆU VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ....................................................... 26
2.1 Quy định pháp luật môi trường về nhập khẩu phế liệu ................................ 26
2.1.1 Điều kiện nhập khẩu phế liệu ...................................................................... 26
2.1.2 Thủ tục nhập khẩu phế liệu ..........................................................................31

2.1.3 Xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
phế liệu. ...................................................................................................................... 35
2.2 Pháp luật về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tại một số quốc
gia. .............................................................................................................................. 38
2.2.1 Nhật Bản ..................................................................................................... 38
2.2.2 Trung Quốc .................................................................................................. 39
2.3 Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ...................................................................... 40
2.3.1 Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện trong quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ...................................................40
2.3.2 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu ...................................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước thực hiện công nghiệp hố,
hiện đại hố nền kinh tế, lấy ngành cơng nghiệp làm nền tảng. Tuy nhiên, bên cạnh
những đóng góp đối với nền kinh tế nước nhà, sự phát triển nhanh chóng của các
ngành sản xuất trong thời gian qua đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực không hề
nhỏ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tác động tiêu cực tới môi trường. Nhằm tạo
điều kiện để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm nguồn ngun liệu sản
xuất đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, Việt Nam
đã đưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu để phục vụ sản xuất trong nước.
Chính sách này đã xuất hiện trong quy định pháp luật của một số nước trên thế giới
như: Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc…
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, trong quá trình tiến hành hoạt động nhập khẩu phế

liệu, các cá nhân, tổ chức nhập khẩu phế liệu chưa biết tận dụng việc nhập khẩu các
loại phế liệu nhằm giảm thiểu phí tổn nhằm tăng tối đa lợi ích, lợi nhuận cho mình.
Cùng với đó, các loại phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay chủ yếu là
thép, nhựa và giấy cũ. Đây là các loại nguyên, vật liệu có khả năng phát sinh ô
nhiễm cao nếu không có sự quản lý và kiểm sốt chặt chẽ của các cơ quan quản lí
nhà nước và các chủ thể có liên quan. Hiện trạng mơi trường hiện nay cũng cho thấy
Việt Nam nằm trong những nước đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do nhập
khẩu số lượng lớn phế liệu, nguy cơ phế liệu nhập khẩu đã và đang trở thành nguồn
chất thải nguy hại nếu không được quản lý, xử lý tạp chất cịn dư đúng cách.
Thêm vào đó, từ cuối năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định
dừng nhập khẩu 24 loại phế liệu phục vụ tái chế, gồm 8 loại phế liệu nhựa nguồn
gốc sinh hoạt, 11 loại phế liệu dệt may, 4 loại phế liệu quặng và 1 loại phế liệu giấy
(trong đó có một số mã phế liệu nhựa và giấy trùng với danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu của Việt Nam). Đồng thời, Malaysia - nước đứng đầu danh sách
nhập khẩu phế liệu nhựa trên thế giới từ năm 2019 cũng gần như cắt giảm hầu hết
danh mục phế liệu được phép nhập khẩu vào quốc gia này nhằm bảo vệ môi trường
trong nước. Do đó, các nước trước đây vẫn xuất khẩu chất thải rắn, phế liệu sang
Trung Quốc, Malaysia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và các nước Bắc Âu
phải tìm đối tác khác, thị trường khác như Việt Nam, Thái Lan…
Mặc dù nhập khẩu phế liệu đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, song hoạt
động này tiềm ẩn những tác động xấu tới môi trường sống của con người, sinh vật
nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ. Pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định

1


nhằm kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu, tuy nhiên theo thời gian các vụ việc
vi phạm hoạt động này ngày càng tinh vi, biển đổi theo các cách thức khác nhau.
Trên cơ sở những vấn đề phát sinh trong quy định về hoạt động nhập khẩu phế
liệu ở Việt Nam, việc nghiên cứu thực trạng của hoạt động này, qua đó đưa giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý là vô cùng cần thiết để đảm bảo thực hiện
cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững
chung của thế giới. Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về nhập khẩu phế
liệu” cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, ở Việt Nam liên quan đến đề tài pháp luật về bảo vệ môi trường
(BVMT) trong nhập khẩu phế liệu (NKPL) đã có nhiều tài liệu tham khảo bằng
tiếng việt và ngoại văn. Với những tài liệu này đã giúp tác giả hệ thống kiến thức
một cách bao quát và chuyên sâu hơn trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Về các cơng trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu
về hoạt động nhập khẩu chất thải và nhập khẩu phế liệu. Luận án Tiến sĩ “Pháp luật
môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn
Phương - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007. Cơng trình nghiên cứu đã phát
hiện một số bất cập về điều kiện về chủ thể NKPL, điều kiện về loại phế liệu được
phép nhập khẩu, các thủ tục cần phải thực hiện khi NKPL, kiểm tra và xử lý hành vi
vi phạm pháp luật trong hoạt động NKPL, từ đó tác giả đã đưa ra các giải pháp chi
tiết, cụ thể hoàn thiện các quy định trong Luật BVMT năm 2005 cũng như các văn
bản hướng dẫn thi hành về hoạt động NKPL. Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về nhập
khẩu phế liệu” của tác giả Lê Thị Thủy - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh năm 2011, cơng trình nghiên cứu đã làm rõ thực trạng pháp luật điều chỉnh
hoạt động NKPL như điều kiện được NKPL (điều kiện về chủ thể NKPL, điều kiện
về phế liệu nhập khẩu), kiểm soát hoạt động NKPL, xử lý hành vi vi phạm pháp luật
trong hoạt động NKPL. Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện Luật
BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động NKPL. Ngoài ra,
Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật mơi trường về kiểm sốt phế liệu nhập khẩu” của tác
giả Tống Thị Huyền Trang - Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019. Cơng trình
nghiên cứu đã làm rõ thực trạng hoạt động kiểm soát phế liệu nhập khẩu, làm rõ
những vướng mắc của Luật BVMT năm 2014 đối với việc kiểm sốt phế liệu nhập
khẩu từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Thêm vào đó, tác giả được tiếp cận các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên

ngành như “Việt Nam với việc thực thi Cơng ước Basel về kiểm sốt chất thải xuyên
biên giới và việc tiêu huỷ chúng” của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí
2


khoa học pháp lý số 2/2006, trang 33; “Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của
phế liệu” của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số
1/2007, trang 38; “Chính sách nhập khẩu hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại Trung
Quốc và một số kiến nghị cho Việt Nam” của tác giả Lý Hoàng Phú và Phạm Thị
Thuỳ Dung đăng trên Tạp chí Quản lý và Kinh tế số 129 năm 2020; “Cơng ước
Basel về xử lý, kiểm sốt vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và kiến nghị
cho Việt Nam” của tác giả Phan Thị Hương Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 10 năm 2020.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc hoàn thiện pháp luật về BVMT trong NKPL. Tuy nhiên, những cơng trình
nghiên cứu này được thực hiện trước khi Luật BVMT 2020 được thông qua và một
số văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Về pháp luật quốc tế, Cơng ước Basel
1989 cũng đã có những sửa đổi, bổ sung chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021 và
bên cạnh đó cịn có sự thay đổi pháp luật về NKPL của một số quốc gia khu vực trên
thế giới.
Vì vậy, đề tài khóa luận “Pháp luật về nhập khẩu phế liệu” mà tác giả chọn vẫn
đảm bảo tính mới, có cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của tác giả là đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động NKPL,
phân tích một số thực trạng của pháp luật về NKPL, rút ra được những hạn chế của
pháp luật hiện hành về NKPL, qua đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật
BVMT trong NKPL trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu khái niệm phế liệu, phân biệt phế liệu và chất thải, phân tích sự cần
thiết phải NKPL làm nguyên liệu sản xuất (NLSX) và tác động của NKPL đối với

Việt Nam.
- Nêu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về BVMT trong NKPL.
- Trên cơ sở những thực trạng đang diễn ra, đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về BVMT trong NKPL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(i) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến
hoạt động nhập khẩu phế liệu:
- Quy định của pháp luật về khái niệm phế liệu, nhập khẩu phế liệu;
- Quy định của pháp luật về điều kiện NKPL;

3


- Quy định các chế tài hành chính, hình sự đối, trách nhiệm dân sự đối với hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động NKPL;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về NKPL;
(ii) Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động NKPL tương đối rộng cho nên trong dung lượng của khóa luận tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về BVMT trong NKPL làm NLSX tại Việt Nam
như điều kiện NKPL cũng như các chế tài khi có hành vi vi phạm hoạt động NKPL,
không đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá
cảnh phế liệu nhập khẩu.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật BVMT đối với Luật Bảo vệ mơi
trường 2020. Cùng với đó là các quy định trong một số văn bản hướng dẫn thi hành
về nhập khẩu phế liệu có thể kể đến như Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày
22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập
khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường… Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện

pháp luật về BVMT đối với NKPL trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tác giả
chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp: tác giả đã tập hợp lại các các văn bản pháp luật cũng
như các tài liệu, số liệu nghiên cứu để có cái nhìn tổng qt và nhận thức đúng đắn,
đầy đủ các quy định của pháp luật môi trường hiện hành cũng như thực trạng về
NKPL tại Việt Nam. Tiêu biểu là việc tổng hợp các quy định về NKPL của Luật
Bảo vệ môi trường 2005, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Bảo vệ mơi trường
2020.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: trên cơ sở các văn bản pháp luật và các tài
liệu, số liệu có được, tác giả phân chia đề tài thành từng vấn đề nhỏ để phân tích, sau
đó đánh giá ưu điểm, hạn chế của từng vấn đề đó.
- Phương pháp so sánh: căn cứ vào quy định trong các văn bản pháp luật hiện
hành liên quan đến NKPL, tác giả tiến hành so sánh giữa các quy định trong cùng
một văn bản pháp luật hoặc nhiều văn bản pháp luật hoặc văn bản pháp luật từ các
Cơ quan quản lý khác nhau về NKPL để xem xét các quy định hiện hành có thống
nhất hay mâu thuẫn nhau hay khơng, từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện pháp
luật trong NKPL.

4


Ngồi những phương pháp trên, đề tài cịn sử dụng một số phương pháp khác
như: phương pháp thống kê, bình luận,... để nghiên cứu. Xuyên suốt khóa luận, tác
giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử làm nền tảng định hướng cho quá trình nghiên cứu.
6. Bố cục tổng quát của khố luận
Khố luận có kết cấu gồm 03 phần chính: Phần Mở đầu, Phần Nội dung và Phần
Kết luận.

Trong đó, Phần Nội dung gồm có 02 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật nhập khẩu phế liệu.
Chương 2: Thực trạng pháp luật môi trường về nhập khẩu phế liệu và một số
kiến nghị hoàn thiện.

5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NHẬP KHẨU
PHẾ LIỆU
1.1 Khái quát về phế liệu
1.1.1 Khái quát về phế liệu
1.1.1.1 Khái niệm phế liệu
Trong khoa học pháp lý, việc làm rõ nội hàm và ngoại diên của một khái niệm là
điều vơ cùng cần thiết. Tùy theo góc độ, mục đích nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu
sẽ có những định nghĩa hay các cách giải thích khác nhau về phế liệu. Theo từ điển
Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đưa ra định nghĩa: “Phế liệu là vật bỏ đi từ
những nguyên liệu đã qua chế biến”1. Dựa vào định nghĩa trên, tất cả các vật chất
phát sinh sau quá trình sử dụng bị chủ sở hữu bỏ đi sẽ trở thành phế liệu.
Cụm từ “phế liệu” được xuất hiện lần đầu tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số
175/1994/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật
BVMT 1993. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn chưa ban hành văn bản pháp luật chính
thức quy định những vấn đề pháp lý về phế liệu. Lần đầu tiên khái niệm phế liệu
được định nghĩa dưới góc độ pháp lý tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số
03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất: “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản
xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản suất”. Sau đó, khái
niệm phế liệu tiếp tục được Luật BVMT năm 2005 định nghĩa tại Khoản 13 Điều 3:
“Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được

thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất”. Qua những lần sửa đổi, bổ sung, cho đến
nay khái niệm phế liệu được quy định tại Khoản 27 Điều 3 Luật BVMT năm 2020:
“Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử
dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác”.
Về quy định khái niệm phế liệu tác giả nhận thấy rằng khái niệm được quy định
tại Luật BVMT năm 2020 mang nội hàm hoàn chỉnh, thể hiện rõ những dấu hiệu cơ
bản của “phế liệu”. Theo định nghĩa được quy định tại Luật BVMT năm 2020, vật
chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Thứ nhất, phế liệu là vật liệu;
Thứ hai, được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại
bỏ;
1

Viện Ngôn ngữ học, Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008, tr776.

6


Thứ ba, có giá trị sử dụng với mục đích làm nguyên liệu, vật liệu cho một chu
trình sản xuất khác;
Trong các Điều ước quốc tế và một số pháp luật của các quốc gia không đưa ra
định nghĩa “phế liệu” mà thay vào đó họ đưa ra định nghĩa về “chất thải”.
Theo Công ước Basel 1989, chất thải là các chất hoặc đồ vật mà người ta tiêu
hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy chiếu theo các điều khoản cả luật lệ quốc
gia2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức lại quản lý tái chế và luật chất
thải năm 2012 của Cộng hòa Liên bang Đức (Gesetz zur Neuordnung des
Kreislaufwirtschafts - und Abfallrechts) ngày 24 tháng 02 năm 2012 thì chất thải
theo định nghĩa của Đạo luật này là bất kỳ chất hoặc đồ vật nào mà chủ sở hữu loại
bỏ, có ý định loại bỏ hoặc phải loại bỏ. Chất thải để tái chế là chất thải được tái chế;

Chất thải không được tái chế là chất thải để xử lý3. Ngoài ra, chương 1 Chỉ thị
2008/98/EC của Nghị viện Châu Âu cũng đưa ra định nghĩa về chất thải, chất thải là
bất kỳ chất hoặc đối tượng nào mà chủ sở hữu loại bỏ hoặc có ý định hoặc được yêu
cầu loại bỏ.
Khác với quy định của một số quốc gia cũng như công ước Basel, Luật BVMT
năm 2020 tiếp cận cũng như quy định khái niệm “phế liệu” độc lập với khái niệm
“chất thải”. Mặc dù khơng có sự thống nhất khi quy định, tuy nhiên việc pháp luật
Việt Nam phân biệt độc lập hai khái niệm “phế liệu” và “chất thải” phù hợp với văn
hóa, ngơn ngữ và tập qn của Việt Nam. Việc có những tiêu chí rõ ràng và cụ thể
phân biệt hai khái niệm này tạo điều kiện cho quá trình xây dựng, áp dụng và hoàn
thiện pháp luật một cách thuận lợi, đặc biệt là các quy định về kiểm soát, quản lý
hiệu quả phế liệu, chất thải trong đó có phế liệu nhập khẩu. Việc xác định một vật là
phế liệu hay chất thải có ý nghĩa trong việc áp dụng các quy định pháp luật về môi
trường trong hoạt động nhập khẩu4. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định cấm
nhập khẩu, xuất khẩu chất thải dưới mọi hình thức. Cịn đối với hoạt động NKPL
vẫn được phép thực hiện nhưng phải đáp ứng được những điều kiện luật định. Dưới
góc độ pháp lý, phế liệu vẫn được xác định là một loại chất thải. Bởi phế liệu đáp
ứng những yếu tố đặc thù của chất thải được pháp luật quốc tế ghi nhận, điểm khác
biệt cơ bản của phế liệu so với chất thải chính là ở khả năng tái sử dụng. Đối với
2
3

Khoản 1 Điều 2 Công ước Basel 1989.
Abfälle im Sinne dieses Gesetzes sind alle Stoffe oder Gegenstände, derer sich ihr Besitzer entledigt,

entledigen will oder entledigen muss. Abfälle zur Ver-wertung sind Abfälle, die verwertet werden; Abfälle,
die nicht verwertet werden, sind Abfälle zur Be-seitigung.
Nguyễn Văn Phương (2007), “Khái niệm phế liệu và bản chất pháp lý của phế liệu", Tạp chí Luật học, số
1(38)/2007, tr. 18.
4


7


khái niệm chất thải không hề đề cập tới mục đích sau q trình thải ra, trong khi đó,
mục đích “sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác” là tiêu chí cho
thấy tính định tính của phế liệu. Sự khác biệt này phù hợp với cách hiểu của thông lệ
quốc tế khi xác định phế liệu là chất thải có thể tái chế, tái sử dụng. Nói cách khác,
nội hàm của khái niệm chất thải rộng hơn, bao trùm khái niệm phế liệu. Do đó, phế
liệu được xem là một dạng của chất thải có thể tái sử dụng làm nguyên liệu cho một
chu trình sản xuất hoặc mục đích tiêu dùng khác.
1.1.2 Đặc điểm và cơ sở phân loại phế liệu
1.1.2.1 Đặc điểm phế liệu
Từ việc làm rõ khái niệm phế liệu, việc nghiên cứu các đặc điểm của phế liệu sẽ
làm rõ hơn bản chất của chúng. Căn cứ theo định nghĩa phế liệu theo Luật BVMT
2020, phế liệu thường có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, phế liệu là sản phẩm hoặc vật liệu.
Sản phẩm được hiểu là những vật dụng do con người tạo ra và có thể sử dụng
được. Dưới góc độ luật mơi trường thì phế liệu là những sản phẩm tồn tại dưới dạng
vật thể thuộc thành phần môi trường.
Vật liệu là những vật để làm cái gì đó5. Theo định nghĩa này thì vật liệu có thể là
những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có khả năng sử dụng trong sản
xuất. Như vậy, những sản phẩm phi vật thể không thuộc khái niệm phế liệu.
Thứ hai, bị loại ra từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu
dùng.
Các sản phẩm hoặc vật liệu “Bị loại ra” là những sản phẩm, vật liệu được đưa ra
khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng. Đối với hoạt động dịch
vụ và tiêu dùng, sản phẩm hoặc vật liệu được coi là bị loại bỏ khi chủ sở hữu khơng
đưa nó vào khai thác giá trị, cơng năng của vật chất đó. Đối với trường hợp sản xuất,
kinh doanh thì hành vi loại ra cần có sự phân biệt giữa hành vi của người trực tiếp

sản xuất với hành vi của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu.
Sản phẩm, vật liệu bị loại ra khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh khi chủ sở hữu hoặc
người đại diện chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm hoặc vật liệu đó
vào q trình sản xuất và tiêu dùng. Điều này được hiểu là một vật chất tồn tại dưới
dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu hoặc người đại diện
hợp pháp sản phẩm hay vật liệu đó. Việc thể hiện sự loại bỏ của chủ sở hữu có thể
được thể hiện bằng hành vi hành động hoặc không hành động.
Thứ ba, phế liệu phải được thu hồi, phân loại, lựa chọn sử dụng làm ngun liệu
cho một q trình sản xuất khác.
5

Viện Ngơn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004, tr.1107.
8


Đối với phế liệu, chúng phải được phân loại và chọn lọc. Khác với chất thải khi
không sử dụng sẽ đưa đưa đến những bãi chôn lấp để tiến hành xử lý, tiêu hủy nhằm
BVMT cịn phế liệu thì sẽ được mang đi xử lý, làm sạch để sử dụng cho một quy
trình sản xuất, tái chế khác. Thơng qua quá trình phân loại, chọn lọc sẽ chọn ra được
những phế liệu có khả năng tái chế cao, vật liệu dễ sản xuất và khi tái chế ít gây ra
những tác động với mơi trường. Ngồi ra, việc phân loại sẽ quyết định những sản
phẩm được tạo ra sau khi tái chế có cơng dụng và đặc tính phù hợp để mang lại cho
người sử dụng. Việc sử dụng những sản phẩm hoặc vật liệu bị bỏ đi làm nguyên liệu
cho một q trình sản xuất khác là tiêu chí mang tính định tính của phế liệu bởi vì
đây chính là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất để phân biệt phế liệu với chất thải.
Mục đích cuối cùng của phế liệu chính là đủ điều kiện trở thành nguyên liệu để tạo
ra một sản phẩm mới. Phế liệu trở thành nguyên vật liệu cho một quy trình sản xuất
khác, tiếp tục phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu lợi ích
khác của con người. Tái chế phế liệu nhằm tiết kiệm và khai thác tài nguyên một
cách triệt để đồng thời giải quyết bài toán kinh tế cho các tổ chức, cá nhân NKPL

khi đáp ứng được mục đích kinh doanh với chi phí tối ưu mà hiệu quả mang lại
tương đương so với sản xuất với nguyên, vật liệu cùng loại.
1.1.2.2 Phân loại phế liệu
Phân loại là hoạt động quan trọng đối với việc tái chế phế liệu, hoạt động này
quyết định các biện pháp xử lý phù hợp đối với từng loại phế liệu cũng như quyết
định công dụng và đặc tính mang lại cho người dử dụng đối với những sản phẩm
được tạo ra sau khi tiến hành tái chế. Tùy theo những góc độ khác nhau sẽ có những
căn cứ khác nhau để phân loại phế liệu.
a) Căn cứ vào hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, phế liệu
chia thành phế liệu được phép nhập khẩu và phế liệu không được phép nhập khẩu.
(i) Phế liệu không được phép nhập khẩu: là phế liệu không đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về môi trường hoặc không nằm trong danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu. Các phế liệu không được phép nhập khẩu bào gồm tơ tằm và các
nguyên tố hóa học đã được kích tạp điện tử…
(ii) Phế liệu được phép nhập khẩu: là phế liệu thoả mãn đủ 02 điều kiện được quy
định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường6 và thuộc danh mục phế liệu
được phép nhập khẩu7. Theo đó, các loại phế liệu được phép nhập khẩu theo quy
định bao gồm: Phế liệu sắt, thép đơn cử như phế liệu và mảnh vụn của gang đúc (mã
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về phế liệu nhập khẩu làm NLSX được ban hành kèm theo Thông tư số
08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018 /TT-BTNMT.
6

Danh mục về phế liệu được phép nhập khẩu làm NLSX hiện nay được quy định tại Quyết định số
13/2023/QĐ-TTg.
7

9


HS 7204.10.00), Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Etylen (PE):

Loại khác (mã HS 3915.10.90)...
(iii) Phế liệu không được phép nhập khẩu: là phế liệu không đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về môi trường hoặc không nằm trong danh mục phế liệu được
phép nhập khẩu. Theo đó, các phế liệu khơng được phép nhập khẩu bào gồm tơ tằm
và các nguyên tố hóa học đã được kích tạp điện tử…
b) Căn cứ vào tính chất vật lý của phế liệu, phế liệu bao gồm: phế liệu sắt, thép;
phế liệu nhựa; phế liệu giấy; phế liệu thủy tinh; phế liệu kim loại màu.
(i) Phế liệu sắt, thép: là những nguyên vật liệu, những sản phẩm hư hỏng từ sắt,
thép, những sản phẩm khơng cịn sử dụng được, những nguyên vật liệu thừa được
cắt bỏ ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Sắt thép phế liệu được chia thành
nhiều loại khác nhau như: sắt đặc, sắt vụn, sắt cơng trình hay sắt dây thép…
(ii) Phế liệu nhựa: là loại phế liệu từ vật chất nhựa, nó có hầu như trong tất cả
các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: chai nước, quạt, bàn ghế nhựa….Những vật
dụng này sau khi bị bỏ đi, không sử dụng được nữa thì gọi là nhựa phế liệu. Nhựa
cũng chia làm nhiều dạng như: nhựa PET, nhựa PE, nhựa ABS, nhựa PVC…
(iii) Phế liệu giấy: đây là loại phế liệu có nguồn gốc từ giấy khơng dùng nữa,
chẳng hạn như sách, vở, giấy báo, bìa carton,..
(iv) Phế liệu thủy tinh: là các sản phẩm hoặc vật dụng có chứa thành phần thủy
tinh như kính, chai, lọ,... đã bị hư hỏng, bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, sử dụng
được thu gom để sử dụng cho quá trình tái chế.
(v) Phế liệu kim loại màu: là loại phế liệu có nguồn gốc từ những vật chất là kim
loại màu8, bao gồm nhơm, đồng, chì, thiếc, kẽm… Đây là dạng kim loại phế liệu có
giá cao nhất so với các loại khác. Thường thấy phế liệu kim loại ở các vật liệu xây
dựng, các loại máy móc điện tử, trên các phụ tùng xe cộ…
c) Căn cứ vào mức độ nguy hại, phế liệu có thể chia thành phế liệu nguy hại và
phế liệu không nguy hại.
(i) Phế liệu nguy hại: Đây là những loại chứa những chất độc hại đối với con
người, sinh vật và môi trường. Bao gồm các vật liệu phóng xạ, chất hố học, các
chất thải y tế, bình ắc quy… Phế liệu nguy hại thường chứa các yếu tố độc hại gây
ngộ độc, ăn mòn, gây cháy nổ, phóng xạ. Theo quy định của pháp luật môi trường

hiện hành, những phế liệu nguy hại không được nhập khẩu vào nước ta dưới mọi
hình thức.

Kim loại màu là tên gọi dùng chung để chi các loại hợp kim và kim loại khơng có thành phần của sắt, trừ sắt
và hợp kim của sắt.
8

10


(ii) Phế liệu không nguy hại: Đơn cử như như lá, cây, thép hoặc các loại
giấy. Chúng có thể được sử dụng theo dạng tuần hoàn lẫn nhau để hỗ trợ trong đời
sống hoặc sản xuất. Loại phế liệu này khơng chứa chất gây nguy hại hoặc có chứa
nhưng trong mức quy định và có thể đảm bảo xử lý được mà không gây ảnh hưởng
đến con người, sinh vật và môi trường.
1.2 Khái quát về hoạt động nhập khẩu phế liệu
1.2.1 Khái quát về hoạt động nhập khẩu phế liệu
1.2.1.1 Khái niệm nhập khẩu phế liệu
Theo quy định của Luật Thương mại 2005, đối tượng của nhập khẩu là hàng hóa.
Tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hàng hoá là tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai hoặc những vật gắn liền với đất
đai”. Theo đó, phế liệu là động sản và nó cũng được xem là một loại hàng hố trong
hoạt động mua bán hàng hố vì vậy hoạt động nhật khẩu phế liệu chính là hoạt động
nhập khẩu hàng hóa.
Xét về góc độ ngữ nghĩa, nhập khẩu hàng hóa được hiểu là hoạt động đưa hàng
hóa từ nước ngoài qua cửa khẩu vào lãnh thổ nước mình. Trong khoa học pháp lý,
nhập khẩu hàng hố quy định theo Luật Thương mại 2005 là việc một chủ thể đưa
hàng hóa từ lãnh thổ nước ngồi hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam (khu vực hải quan riêng9) vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp. Như vậy,
hoạt động nhập khẩu không chỉ dừng lại ở việc đưa hàng hố từ nước ngồi vào lãnh

thổ Việt Nam mà còn bao gồm hoạt động đưa hàng hố từ khu vực có quy chế đặc
biệt trên lãnh thổ Việt Nam ra bên ngoài và đưa chúng vào thị trường Việt Nam.
Nhập khẩu phế liệu là một bộ phận của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và việc
mua bán hàng hóa này có những đặc điểm riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước
như giao dịch với những cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau; đồng tiền thanh
toán là ngoại tệ; thị trường rộng lớn khó kiểm sốt; mua bán qua trung gian chiếm tỷ
trọng lớn; hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau
phải tuân thủ các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của địa phương khác nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu, phân
tích hoạt động NKPL dưới góc độ BVMT vì vậy khái niệm về NKPL sẽ được tiếp
cận dưới nghĩa hẹp. Theo đó, nhập khẩu phế lệu là việc tổ chức, cá nhân đưa phế
liệu vào lãnh thổ Việt Nam từ lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực hải quan
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017, khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý
xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hố với phần lãnh thổ cịn lại và nước ngồi là
9

quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
11


riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam với mục làm nguyên liệu cho sản xuất.
1.2.1.2 Chủ thể nhập khẩu phế liệu
Trước đây, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu đã ghi
nhận các chủ thể được phép NKPL bao gồm: “Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng
phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác nhập
khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất”.
Theo quy định trên, các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể NKPL khi họ trực tiếp sử
dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên hiệu sản xuất hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu cho
tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm NLSX. Tuy nhiên, trước thực tế

một số nước có thị trường NKPL lớn của thế giới đã hạn chế thậm chí cấm nhập
khẩu một số loại phế liệu tạo nên sự dịch chuyển một lượng lớn phế liệu nhập khẩu
vào các nước trong khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này đã dẫn
đến sự tồn đọng lượng lớn lô hàng phế liệu nhập khẩu. Ngày 17/9/2018 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng
cường công tác quản lý đối với hoạt động NKPL làm NLSX. Theo đó, Thủ tướng
Chính phủ chỉ thị Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Không cấp mới Giấy xác nhận,
không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; chỉ
xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo mệ môi trường trong
nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu phế liệu để sử
dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất khi chứng minh được nhu cầu và năng lực
sử dụng phế liệu”. Theo đó tại Khoản 39 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành Luật bảo vệ môi trường cũng có quy định: “Giấy xác nhận đã cấp cho tổ chức,
cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu hết hiệu lực khi Nghị định này có hiệu lực
thi hành”. Tuy nhiên hiện nay Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Nghị định số
40/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành thay vào đó là các quy định mới của Luật
BVMT năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Luật BVMT hiện hành (Luật BVMT năm 2020) cũng như Nghị định
08/2022/NĐ-CP quy định các loại chủ thể được phép NKPL từ nước ngoài vào Việt
Nam làm NLSX. Khoản 2 Điều 71 Luật BVMT 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân
chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản
xuất của mình…”. Theo quy định này thì hiện nay Việt Nam chỉ có 01 đối tượng
được phép NKPL là tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm NLSX. Việc thu
hẹp chỉ còn 01 chủ thể được phép NKPL cho thấy sự tăng cường trong cơng tác
kiểm sốt, quản lý hoạt động nhập khẩu, góp phần giảm thiểu được tình trạng lợi

12



dụng hình thức ủy thác nhập khẩu để đưa phế liệu vào Việt Nam nhưng không đủ
khả năng xử lý phế liệu gây ONMT, ảnh hưởng đến cuộc sống con người cũng như
ảnh hưởng cơng tác quản lí, xử lí của cơ quan nhà nước.
1.2.1.3 Mục đích nhập khẩu phế liệu
Việc các tổ chức, cá nhân NKPL có thể có nhiều mục đích khác nhau tuy nhiên
pháp luật BVMT Việt Nam hiện hành chỉ cơng nhận mục đích hợp pháp duy nhất
đối với phế liệu nhập khẩu là để phục vụ làm nguyên liệu quá trình sản xuất. Khoản
2 Điều 71 Luật BVMT 2020 quy định: “Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế
liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp
ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Ngoài ra, Khoản 9 Điều 45 Nghị định
08/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng
phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cần nhập khẩu phế liệu đúng chủng loại,
khối lượng được phép nhập khẩu quy định trong giấy phép môi trường hoặc giấy
phép môi trường thành phần; Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu
sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất…
Như vậy, từ các cơ sở pháp lý trên có thể khẳng định mục đích của hoạt động
nhập khẩu phế liệu theo pháp luật Việt Nam là nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm
nguyên liệu sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa.
1.2.2 Tác động của hoạt động nhập khẩu phế liệu đến kinh tế và mơi trường
1.2.2.1 Tác động tích cực
Thứ nhất, việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất giúp giảm
chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Quá trình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra nguyên liệu
nguyên phục vụ cho sản xuất phải mất rất nhiều thời gian và chi phí, trong khi đó giá
phế liệu rẻ hơn và chỉ tốn thêm chi phí xử lý trước khi đưa vào làm NLSX. Vì vậy
trong quá trình sản xuất, nếu tổ chức, cá nhân biết tận dụng phế liệu làm nguyên liệu
thay thế một phần hoặc toàn bộ ngun liệu ngun sinh thì chi phí sản xuất ra sản
phẩm đó sẽ được tối ưu một cách đáng kể, từ đó giúp giảm giá thành của sản phẩm

khi lưu thông trên thị trường hoặc xuất khẩu sang các nước khác, Chẳng hạn trong
lĩnh vực sản xuất nhựa, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 70-80% giá thành sản
phẩm, nếu không có nguồn nguyên liệu từ nhựa phế liệu pha trộn với hạt nhựa
nguyên sinh để giảm giá thành sản phẩm thì khơng thể cạnh tranh được với các nước
có sản phẩm xuất khẩu tương tự. Sử dụng phế liệu nhập khẩu cịn góp phần giảm
đáng kể chi phí cho việc khai thác, chế biến như: chi phí mua máy móc, thiết bị; chi
phí th nhân cơng; thuế tài ngun...Ngồi ra, khi sử dụng phế liệu nhập khẩu, tổ
13


chức, cá nhân sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào hiệu quả hơn so với thu
mua phế liệu trong nước bởi vì nguyên nhân xuất phát từ việc phế liệu trong nước
hiện nay vẫn trong tình trạng thu gom đơn sơ, nhỏ lẻ vì thế sẽ khơng có hố đơn,
chứng từ và khi đó sẽ khơng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Thứ hai, nhập khẩu phế liệu giúp cân đối giữa nhu cầu sản xuất sản phẩm của các
chủ thể kinh doanh và khả năng cung ứng nguyên liệu trong nước.
Việc tận dụng phế liệu để làm NLSX giúp giảm thiểu chi phí do giá thành phế
liệu rẻ, giảm thiểu chi phí để xử lý so với việc phát thải phế liệu ra mơi trường. Vì
vậy, rất nhiều ngành sản xuất cơng nghiệp hiện nay đã và đang sử dụng phế liệu làm
nguyên liệu cho sản xuất như ngành nhựa, ngành thép, ngành giấy…Tuy nhiên,
nguồn nguyên liệu trong nước nói chung và nguồn phế liệu nói riêng khơng đủ khả
năng cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước trong khi đó nguồn nguyên liệu từ
phế liệu nhập khẩu lại có tiềm năng khai thác rất cao với nguồn cung lớn, đa dạng
cộng thêm sự hợp lý về mặt chi phí. Nguyên nhân nguồn phế liệu trong nước không
đủ cung ứng là do nguồn cung cấp phế liệu trong nước ngày càng khan hiếm hoặc
nguyên liệu đó Việt Nam chưa sản xuất được, nếu có sản xuất được thì cũng rất hạn
chế vì thiếu cơ sở vật chất hiện đại để sản xuất đảm bảo về chất lượng lẫn số lượng.
Ví dụ trong ngành giấy, hiện nay, nguồn cung giấy phế liệu trong nước không thể
đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu số
lượng lớn nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu

gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới
40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý10. Các doanh nghiệp tái chế giấy chuyên
nghiệp hiện nay rất cần nguồn nguyên liệu giấy và rõ ràng nhập khẩu là một
giải pháp bắt buộc trong bối cảnh trong nước không đủ NLSX.
Thứ ba, nhập khẩu phế liệu là cơ sở để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,
giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tiết kiệm các nguồn tài nguyên là biện pháp quan trọng nhất và cần được chú
trọng để BVMT. Bên cạnh những phương pháp khai thác một cách hợp lý hay sử
dụng các nguồn năng lượng như: ánh sáng, gió, nước biển,... thì việc sử dụng một
cách triệt để những nguồn tài nguyên đã khai thác, tránh lãng phí, dư thừa là một
trong những biện pháp hữu hiệu. Việc cho phép NKPL, cùng với việc sử dụng phế
liệu sản sinh ở trong nước, sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu với giá rẻ có thể cạnh tranh
được với nguồn nguyên liệu khai thác từ tài nguyên thiên nhiên. Trong cơ chế thị
trường, các nhà sản xuất sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu có giá thấp nhất. Từ đây,
Thu Hịa, “Cơng nghiệp Giấy Việt Nam – Triển vọng và Thách thức”, truy cập ngày 02/4/2023.
10

14


các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được bảo vệ trước sức ép của nhu cầu khai
thác làm nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Ví dụ, việc sử dụng giấy loại làm nguyên
liệu tái sinh sẽ làm giảm nhu cầu khai thác gỗ rừng, việc sử dụng thép phế liệu sẽ
làm giảm nhu cầu khai thác khoáng sản. Thông qua hoạt động trao đổi phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất giữa các quốc gia thơng qua hình thức xuất khẩu và nhập khẩu
phế liệu là cách thức tận dụng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu và tiến hành đưa những phế liệu vào làm nguyên
liệu cho một q trình sản xuất mới cịn góp phần làm giảm một khối lượng lớn chất
thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt ra môi trường tự nhiên, giảm được diện tích
sử dụng bãi rác để làm giảm q trình tạo ra lượng khí metan góp phần giảm phát

thải khí nhà kính, giúp đối phó biến đổi khí hậu, làm nhẹ đi gánh nặng của môi
trường,. Đơn cử việc BVMT trong sản xuất giấy thành phẩm, để sản xuất ra 01 tấn
giấy thành phẩm phải dùng từ 2,2 đến 4,4 tấn gỗ trong khi chỉ cần 1,4 tấn giấy phế
liệu có thể đạt được số lượng sản xuất trên. Như vậy, để sản xuất ra 01 tấn bột giấy,
nếu sử dụng giấy phế liệu sẽ giúp tiết kiệm tương đương 2,2 đến 4,4 tấn gỗ. Ngoài ra
phương pháp sử dụng giấy phế liệu cịn có thể tiết kiệm được lượng oxy đủ cho 12
người thở và lượng điện đủ dùng cho một căn nhà với 3 phòng ngủ trong 1 năm,
cộng với 40.000 lít nước, 600 lít dầu thơ và giảm 95% lượng khí thải ơ nhiễm so với
sản xuất bột giấy từ gỗ11. Không chỉ vậy, hoạt động nhập khẩu nhựa phế liệu cịn
giúp bảo tồn tài ngun khơng thể tái tạo đơn cử như tài nguyên dầu mỏ. Nhựa được
sản xuất từ dầu mỏ, giảm sản xuất hạt nhựa giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái
tạo là dầu mỏ. Uớc tính, việc tái chế 1 tấn nhựa sẽ giúp tiết kiệm 3,8 thùng dầu thô12.
Thứ tư, nhập khẩu phế liệu giúp phát triển nền kinh tế tuần hoàn, tăng tỷ lệ tái
chế toàn cầu.
Việc NKPL làm NLSX mang đến lợi ích mang tầm vĩ mơ đối với việc tặng tỷ lệ
tái chế toàn cầu. Kinh tế tuần hoàn trở thành phương thức và mục tiêu để các nền
kinh tế và tổ chức trên toàn cầu hướng đến trong việc quản lý rác thải. Xây dựng
kinh tế tuần hoàn sẽ chú trọng ngay từ quá trình phân loại, xử lý rác đúng cách, và
lâu dài hơn, chính là quản lý nguồn nguyên vật liệu, sử dụng tối ưu sản phẩm. Đây
là một mơ hình ưu việt, đi đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo
mệ môi trường. Đối với các doanh nghiệp, vận dụng những lợi ích của nền kinh tế
Hồng Vy ,” Tại sao đến giấy phế liệu cũng phải nhập”, truy cập ngày 02/4/2023.
11

Hương Giang, “ Tái chế rác thải nhựa - giải pháp nhiều ý nghĩa”, truy cập ngày
02/4/2023.
12

15



tuần hồn có thể giảm được khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo
động lực nâng cao trình độ khoa học công nghệ,.. Không phải quốc gia nào cũng có
khả năng xử lý phế liệu, hoặc có những nơi lượng phế liệu quá lớn việc xử lý có
nguy cơ tàn phá mơi trường cao. Với một quy trình vận hành mang tính xuyên quốc
gia như vậy, tỷ lệ tái chế của toàn cầu ngày càng tăng, giảm thiểu tương đối lượng
rác thải ra bên ngồi mơi trường. Tháng 6/2022, Chính phủ Việt Nam đã giao cho
Bộ Tài nguyên và Mơi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng
kế hoạch quốc gia về kinh tế tuần hồn. Điều này khơng những sẽ góp phần làm
giảm đáng kể lượng rác thải nhựa ra môi trường đồng thời còn biến rác thải nhựa
thành những nguồn tài nguyên quý giá quay trở lại phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2.2 Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nhập khẩu phế liệu gây ô nhiễm môi trường.
Khi NKPL thì ngồi phế liệu ra chúng ta cịn nhập khẩu ln cả những tạp chất đi
kèm cịn bám dính, gắn chặt với phế liệu, trong đó bao gồm cả những tạp chất khơng
thể tái sử dụng, khó phân hủy, thậm chí là nguy hại nghiêm trọng đến mơi trường.
Theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất loại
bỏ 13/36 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngồi, đây là những phế liệu
có hiệu quả tái chế thấp, ít có khả năng tái chế và tỷ lệ tái chế không cao. Tuy nhiên,
một số loại phế liệu nằm trong danh mục được phép nhập khẩu theo quy định cũng
tiềm ẩn nguy cơ gây ONMT, gồm phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme
Styren (PS); phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua
(PVC)… Không chỉ vậy, việc cho phép NKPL nhưng khơng quản lý, kiểm sốt tốt
sẽ tạo nguy cơ biến quốc gia mình thành bãi rác của thế giới. Tỷ lệ tái chế nhựa
trung bình trên tồn cầu chỉ đạt 15%, trong khi khoảng 40% (90 triệu tấn mỗi năm)
được quản lý sai và cuối cùng bị rị rỉ ra mơi trường13. Thêm vào đó, quốc gia phải
tốn nhiều chi phí để xử lý khi phế liệu nhập khẩu không đáp ứng điều kiện sẽ bị tồn
đọng ở các bãi, cảng một thời gian dài. Quá trình xử lý tiêu hủy phế liệu bằng
phương pháp đốt với nhiệt độ trên 1000 độ C cịn gây ơ nhiễm môi trường
(ONMT),gây độc hại mà mà mắt thường không không nhìn thấy được14. Chưa kể,

điều kiện làm việc của cán bộ, công chức giám sát tiêu hủy không được bảo đảm, về
lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thứ hai, xuất hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Are M Ragossnig and Agamuthu P (2021), "Plastic waste: Challenges and opportunities", Journal of Waste
Management and Research, 5(39)/2021, p.629.
13

Sơn Nhung, “Tiêu hủy phế liệu tồn đọng gặp khó”, truy cập ngày 02/4/2023.
14

16


Không thể phủ nhận hoạt động NKPL mang đến nguồn thu to lớn cho các cá
nhân, tổ chức từ đó xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
NKPL. Một số cá nhân, tổ chức trong nước vì lợi nhuận đã hợp tác với các tổ chức,
cá nhân ngoài nước để đưa những loại phế liệu đều là những mặt hàng bị cấm như
dầu nhớt thải, ắc quy các linh kiện điện tử có chứa các chất như chì,… Những mặt
hàng này khi khai báo nhập khẩu là mặt hàng được phép nhập khẩu nhưng các cá
nhân, tổ chức cố tình trộn lẫn, đánh tráo để đưa về Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn
tinh vi. Hoặc trong q trình thơng quan cho doanh nghiệp NKPL, cơ quan chức
năng nhiều lần phát hiện một số hãng tàu khai rất chung chung là phế liệu hay hàng
đã qua sử dụng (như màng nhựa qua sử dụng, bao tải đã qua sử dụng…) nhằm trốn
tránh quy định về NKPL.
Không chỉ dừng ở việc cố tình khai chung chung, khai sai lệch thơng tin, nhiều
doanh nghiệp cịn làm giả giấy tờ để NKPL. Một số giấy tờ của doanh nghiệp trong
quá trình nhập khẩu có thể làm giả như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu
phế liệu, giấy thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan…
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT
trong NKPL làm NLSX để NKPL nhưng lại giao dịch bán cho các doanh nghiệp

nhỏ lẻ khác, các doanh nghiệp này đa phần chưa được cấp Giấy xác nhận đủ điều
kiện về BVMT trong NKPL làm NLSX. Mục đích các doanh nghiệp nhỏ lẻ này là
để đưa phế liệu vào các làng nghề, cụm công nghiệp tái chế làm tăng nguy cơ gây
ONMT, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.
Mới đây, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiến hành: đánh giá
tổng thể tình hình xuất nhập khẩu phế liệu của trên 250 doanh nghiệp, qua đó xác
định 44 doanh nghiệp có dấu hiệu nghi vấn gian lận trong hoạt động nhập khẩu phế
liệu, trong đó 21 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm số lượng lớn (làm giả hồ sơ,
nhập vượt hạn mức hàng nghìn tấn phế liệu). Các doanh nghiệp đã sử dụng một số
phương thức gian lận như: làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản của cơ quan nhà
nước để hợp thức hóa hồ sơ nhập khẩu phế liệu15.
Thứ ba, việc xử lý các lô hàng phế liệu tồn đọng gây tốn kém cho ngân sách nhà
nước.
Phế liệu không đủ điều kiện thông quan thì việc xử lý như bắt buộc tái xuất,
thanh lý, tiêu hủy khơng hề dễ dàng bởi vì chi phí xử lý thơng thường cao hơn nhiều
so với tiền phế liệu nên khi bị phát hiện, truy cứu, buộc phải tái xuất, khắc phục hậu
15

“ Bộ tài chính thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ kiểm soát phế liệu nhập khẩu”, />
r/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM151394, truy cập ngày 02/4/2023.

17


quả thì những cá nhân, tổ chức đã đưa phế liệu về cảng này sẽ đưa ra nhiều lý do
khác nhau như bên xuất khẩu gửi nhầm hàng hoặc thậm chí bỏ trốn. Theo quy định
nếu hàng hóa là chất thải hoặc phế liệu không được phép nhập khẩu vào Việt Nam
có nguy cơ gây ONMT thì Nhà nước u cầu hãng tàu phải vận chuyển những hàng
hóa này ra khỏi Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế đây là việc rất khó vì các hãng tàu
cũng khơng biết phải đưa hàng đi đâu, chưa kể khi các cá nhân, tổ chức nước ngoài

đã đưa được phế thải độc hại ra khỏi đất nước họ, thì khơng dễ gì họ đồng ý tái nhập
những lơ hàng này trở lại, vì vậy những lô hàng phế liệu tồn đọng này lại phải xử lý
tại Việt Nam gây tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, tồn đọng phế liệu nội địa.
Không thể phủ nhận những lợi ích của phế liệu nhập khẩu, tuy nhiên khi các cá
nhân, tổ chức ngày càng lựa chọn phế liệu nhập khẩu làm NLSX vơ hình chung dẫn
đến việc phế liệu trong nước bị tồn đọng. Nguyên nhân dễ thấy dẫn đến việc phế
liệu bị tồn đọng là do q trình thu gom, xử lý khơng đồng đều dẫn đến việc thu mua
gặp nhiều khó khăn. Kết quả dẫn đến phế liệu trong nước tồn đọng nhiều nhưng
không đưa vào tái chế làm NLSX được. Theo báo cáo nghiên cứu của FiinResearch,
hiện nay Việt Nam chỉ có thể cung ứng 15% nguyên liệu cho ngành nhựa trong nước,
số lượng còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu16. Vì thế, Việt Nam cần có biện pháp
để tận dụng lượng phế liệu có sẵn trong nước, đẩy mạnh thu mua và tái chế nguồn
phế liệu nội địa, giảm đi sự lệ thuộc vào phế liệu nhập khẩu.
1.3 Một số lý luận cơ bản về pháp luật nhập khẩu phế liệu.
1.3.1 Cơ sở và quá trình hình thành khung pháp luật về nhập khẩu phế liệu
1.3.1.1 Sự cần thiết của việc hình thành khung pháp luật về nhập khẩu phế liệu
Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu phế liệu mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nền
sản xuất nước ta.
Thực tế cho thấy, không phải tất cả các nguồn nguyên liệu từ phế liệu trong
nước đều đảm bảo được độ an toàn cũng như khả năng tái sử dụng cho hoạt động
sản xuất vì vậy việc NKPL từ nước ngoài là một sự lựa chọn phụ hợp để đáp ứng
nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên hoạt động này tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây ONMT, gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường tự nhiên và sức
khoẻ của cộng đồng. Từ đó, nhà nước tiến hành kiểm sốt hoạt động này thơng qua
việc xây dựng những cơ chế để đảm bảo hoạt động NKPL được tiến hành một cách
an toàn, hiệu quả. Một trong những biện pháp quan trọng và tối ưu nhất, đó là xây
dựng một hệ thống pháp luật về kiểm soát phế liệu nhập khẩu một cách đầy đủ và
Lê Hồng Nhung, “Ngành nhựa Việt Nam khó có thể tự cung 50% nguyên liệu”,
truy cập

ngày 02/4/2023.
16

18


tồn diện. Pháp luật có vai trị đặc biệt đối với việc bảo vệ mơi trường, đó là cơng cụ
hữu hiệu để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố môi trường17
Thứ hai, hoạt động nhập khẩu phế liệu có tác động tiêu cực trực tiếp đến môi
trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng, nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ
sẽ trở thành mối nguy hại nghiêm trọng, đe doạ sự phát triển bền vững.
Phế liệu trong q trình nhập khẩu có cơ gây ONMT do phế liệu không đạt tiêu
chuẩn về quy cách, chất lượng sản phẩm, hoặc chứa dư lượng tạp chất gây hại không
phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây có thể là mơi trường phát triển
của các loại vi khuẩn, nấm, vi rút... và các loại mầm bệnh gây hại khác cho sức khoẻ
của con người. Những nguyên nhân này có thể gây nên các tác động tiêu cực lớn
cho mỗi trường như ô nhiễm nguồn khơng khí, đất, nước. Đồng thời với sự phát
triển của thị trường phế liệu trong nước và nước ngoài đặt ra yêu cầu phải xây dựng
cơ chế kiểm sốt phế liệu nhập khẩu chặt chẽ và có hệ thống. Hiện nay nhu cầu sản
xuất kinh doanh tái chế phế liệu trong nước đã và đang diễn ra sôi nổi, ngày càng có
nhiều các cá nhân, tổ chức đăng ký NKPL để làm NLSX. Bên cạnh đó, trong thời
gian qua, thị trường phế liệu xuất khẩu trên thế giới có nhiều biến động nên Việt
Nam có thể đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải của thế giới. Từ những thực trạng
trên đặt ra một vấn đề hết sức quan trọng là Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ vấn
đề bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu trong bối cảnh các nước
phát triển đang tìm nhiều cách để xuất khẩu các loại chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường sang các nước đang phát triển nhằm né tránh trách nhiệm xử lý
các chất thải.
Trên thực tế, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, khoa học kỹ
thuật đang dần hoàn thiện nên hiện nay vẫn chưa có những hệ thống kiểm định và

xử lý phế liệu và chất thải an toàn, do chi phí cho vận hành, lắp đặt và duy trì đối với
cơng nghệ tái chế, xử lý phế liệu, chất thải là rất tốn kém. Đây cũng là lý do khiến
các quốc gia phát triển lựa chọn xuất khẩu phế liệu sang các nước khác để giảm bớt
chi phí cho xử lý rác thải.
Vì vậy, để phát triển tốt nền công nghiệp tái chế cũng như giảm thiểu tác động
mơi trường thì việc xây dựng các quy định điều chỉnh hoạt động NKPL là hoạt động
quan trọng, mang tính cấp thiết.
1.3.1.2 Quá trình hình thành của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu phế liệu
Việt Nam tham gia Công ước Basel vào ngày 13/3/1995, Cơng ước có hiệu lực
đối với Việt Nam vào ngày 11/6/1995. Trước khi trở thành thành viên của Công ước,
Trường đại học Kinh tế quốc dân(2017), Bài giảng Luật môi trường, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc
dân, tr.23.
17

19


Việt Nam cũng đã xây dựng những văn bản pháp lý quy định về quản lý chất thải
nguy hại. Các văn bản tiêu biểu như Luật BVMT năm 1993, Nghị định
175/1994/NĐ-CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm
1993. Từ khi phê chuẩn Công ước Basel, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
và trách nhiệm của nước thành viên tham gia Công ước, tăng cường phối hợp giữa
các Bộ, Ban, ngành trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác quản lý
chất thải nguy hại và ngăn chặn các hoạt động vận chuyển trái phép chất thải nguy
hại xuyên biên giới. Sau khi trở thành thành viên Công ước Basel, pháp luật Việt
Nam cũng đã có những sự thay đổi nhằm thực thi Công ước. Đứng trước nhu cầu
cần nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, bên cạnh nguồn nguyên liệu có sẵn trong
nước, thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có những hoạt động NKPL
từ nước ngồi làm NLSX. Song gian đoạn đầu vẫn chưa có một quy định nào hướng
dẫn về việc NKPL nên việc NKPL bao gồm cả những phế liệu kém chất lượng, chứa

nhiều tạp chất nguy hiểm. Văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta điều chỉnh hoạt
động NKPL trong giai đoạn đầu là Thông tư liên bộ số 2880/KCM-TM của Bộ
Khoa học, Công nghệ & Môi trường và Bộ Thương mại ngày 19/12/1996 quy định
tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu. Trước khi Luật BVMT 2005 ra đời,
Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra
được định nghĩa về phế liệu, bước đầu có sự phân biệt cơ bản giữa phế liệu và chất
thải18, nguyên tắc cũng như điều kiện NKPL, chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động
NKPL…
Để bảo đảm thực thi Công ước đạt hiệu quả, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
chính thức ghi nhận và điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu. Theo đó, Luật Bảo
vệ mơi trường năm 2005 đã có quy định về điều kiện của phế liệu nhập khẩu, điều
kiện về mặt chủ thể và thủ tục khi thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Điều
43 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tuy nhiên, khi nền kinh tế trong nước ngày càng
phát triển, các tổ chức, cá nhân ngày càng cần nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu
sản xuất lớn nhưng phải đảm bảo tối ưu về giá nên hoạt động nhập khẩu phế liệu trở
nên sôi nổi hơn. Cùng với những lợi ích của phế liệu nhập khẩu mang lại thì những
thay đổi của thời đại công nghiệp và các vụ việc vận chuyển chất thải nguy hại trái
phép19 dẫn đến những quy định của Luật BVMT 2005 khơng cịn phù hợp và cần
phải được bổ sung, thay đổi. Những điểm thay đổi cơ bản của Luật BVMT năm
Theo khoản 2 Điều 3 của Quyết định 03/2004/QĐ-BTNMT, chất thải là chất được loại ra trong sản xuất,
tiêu dùng hoặc trong các hoạt động khác mà không đồng nhất về chất với phế liệu nhập khẩu và dưới dạng
18

khối, cục, bánh hoặc vật dụng cụ thể.
Nguyễn Lan Nguyên (2018), “Tăng cường thực thì pháp luật mơi trường tại Việt Nam thơng qua nội luật
hoa Cơng ước Basel", Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 03/2018, tr.55.
19

20



×