Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.41 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

NGUYỄN PHẠM THANH HOA

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN PHẠM THANH HOA
Khóa: 44

MSSV 1953801011075

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. TRẦN LINH HUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Phạm Thanh Hoa, xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp là
kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học và tận
tình của Thạc sĩ Trần Linh Huân – Khoa luật Thương mại, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các
quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu tồn bộ trách nhiệm
về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2023
Tác giả khóa luận

Nguyễn Phạm Thanh Hoa


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

Luật BVMT năm 2020

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài............................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ...............................................................................5
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .....................................................................5
6. Bố cục tổng quát của khóa luận ............................................................................6
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN
NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI ...............................................................................................................7
1.1. Tổng quan về hoạt động chăn nuôi ................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm về hoạt động chăn nuôi.............................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm về hoạt động chăn ni ............................................................... 8
1.1.3. Vai trị của hoạt động chăn nuôi .................................................................9
1.1.4. Sự tác động của hoạt động chăn nuôi đối với môi trường .......................11
1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi...................13
1.2.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ...................13
1.2.2. Đặc điểm về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ....................14
1.2.3. Các yêu cầu đặt ra về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi .....17
1.2.4. Vai trị của bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn nuôi ......................19
1.3. Tổng quan về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi .20
1.3.1. Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ..20
1.3.2. Đặc điểm về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ...21
1.3.3. Nội dung về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni ....22
1.3.4. Vai trị của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi .....25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................28


CHƯƠNG 2 ...............................................................................................................29
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN NI......................29
2.1. Thực trạng và một số giải pháp hồn thiện quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động chăn nuôi............................................................... 29
2.1.1. Bất cập quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi ......................................................................................................................29
2.1.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi ..................................................................................37
2.2. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động chăn nuôi............................................................... 43
2.2.1. Bất cập trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi..............................................................................................................43
2.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi ..................................................................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................52
KẾT LUẬN ...............................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển, trong
đó, chăn ni đóng vai trị quan trọng trong kinh tế nơng thơn cũng như đóng góp vào
nguồn cung cấp thực phẩm cả trong và ngoài nước. Trong thời gian gần đây, mặc dù
đối mặt với nhiều thách thức như các biến động của nền kinh tế thị trường, dịch bệnh
Covid – 19 diễn biến khó lường, dịch bệnh trên đàn vật ni chưa được kiểm sốt,
tình trạng biến đổi cực đoan của thời tiết, khí hậu trở nên khó dự báo nhưng ngành
chăn ni ở nước ta vẫn khá phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, giá trị sản xuất
chăn ni ước tính tăng 5,93%1. Theo đó, tại thời điểm tháng 12/2022, tổng đàn lợn
khoảng 26,22 triệu con, tăng 11,4%; đàn gia cầm khoảng 551,6 triệu con, tăng 4,8%;
đàn bò khoảng 6,65 triệu con, tăng 3,1%2. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt

7,05 triệu tấn, trong đó, thịt trâu: 123 nghìn tấn, tăng 1,6%; thịt bị 474 nghìn tấn, tăng
3,5%; lợn 4,425 triệu tấn, tăng 5,9%; gia cầm 2,028 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng
kỳ năm 20213. Như vậy, có thể thấy, tình hình chăn nuôi ở thời điểm hiện tại của
nước ta được đánh giá là phát triển, duy trì mức tăng trưởng cao, thích nghi một cách
nhanh chóng với các tác động từ những biến động của kinh tế, xã hội và mơi trường,
góp phần tạo sinh kế và nâng cao đời sống cho hàng triệu hộ dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành chăn nuôi ở Việt Nam
vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, gồm tăng trưởng chưa ổn định, tình hình kiểm
sốt dịch bệnh trên đàn vật nuôi chưa thực sự hiệu quả, các vấn đề an tồn lương thực
- thực phẩm cịn nhiều lo ngại,…4, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt
động chăn ni, điều này dẫn đến tình trạng phát triển kinh tế khơng bền vững, trong
khi đó, đây là mục tiêu quan trọng mà Nhà nước đặt ra trong quá trình phát triển kinh
tế, hội nhập quốc tế. Nói cách khác, khi hoạt động chăn ni ngày càng phát triển thì
hậu quả ơ nhiễm mơi trường xảy ra là tất yếu. Hiện nay, tình trạng ơ nhiễm mơi trường
do hoạt động chăn nuôi gây ra ngày càng nghiêm trọng, làm suy giảm chất lượng
nguồn nước, ô nhiễm không khí và tài nguyên đất, tác động xấu đến sức khỏe của con
người và chất lượng các sản phẩm từ nguồn cung động vật. Trong đó, chất thải chăn
Tâm An, “Tổng quan tình hình chăn ni năm 2022”, truy cập ngày 14/4/2023.
2
Tâm An, “Tổng quan tình hình chăn ni năm 2022”, truy cập ngày 14/4/2023.
3
Tâm An “Tổng quan tình hình chăn ni năm 2022”, truy cập ngày 14/4/2023.
4
Gia Linh, “Ngành chăn nuôi – Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững”, truy cập ngày 14/4/2023.
1

1


nuôi trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ thực tiễn

này, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi
trường trở nên trầm trọng hơn, từ đó, thúc đẩy hoạt động chăn ni và sự phát triển
bền vững. Trong đó, các giải pháp về mặt pháp lý luôn được chú trọng. Hiện nay, hệ
thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi. Các quy định về bảo vệ môi trường trong
hoạt động chăn nuôi đã được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật như
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (Luật BVMT năm 2020), Luật Chăn nuôi năm
2018, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy
định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 23/2019/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 30 tháng 11 năm 2019
hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi,… Tuy nhiên, các
vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni vẫn cịn nhiều hạn
chế và thách thức, hầu như các quy định pháp luật hiện nay vẫn cịn mang tính chất
chung chung, chưa có các giải pháp cụ thể để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam” để thực hiện khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni là một nội dung có
ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay
các cơng trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến nội dung này lại rất ít, có thể kể
đến một số cơng trình tiêu biểu sau:
Nguyễn Phi Long (2012), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ
môi trường tại trang trại lợn tập trung huyện Vĩnh Bảo, Khóa luận tốt nghiệp, Trường
Đại học Dân lập Hải Phòng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu mang tính thực tế gồm thu thập số liệu; điều tra, khảo
sát tại các trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo,… để đi đến phân tích, đánh giá hai
nội dung (i) hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện Vĩnh Bảo; (ii) hiện trạng công tác quản lý môi trường và bảo vệ môi trường tại
các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo. Tuy nhiên, vì phạm vi
nghiên cứu của đề tài này khá hẹp là hướng đến việc bảo vệ môi trường tại trang trại
lợn trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo nên tính tổng quát của đề tài khơng cao. Bên cạnh

đó, vì đây là đề tài thuộc chuyên ngành Kỹ thuật môi trường nên nội dung về quy
định pháp luật đối với bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi cũng như các
giải pháp về mặt quản lý nhà nước còn chung và chưa phân tích kỹ càng.
2


Tùng Xn Đinh (2017), Tổng quan về Ơ nhiễm Nơng nghiệp ở Việt Nam:
Ngành Chăn nuôi năm 2017, Ban Môi trường và Nông nghiệp của Ngân hàng Thế
giới. Trong phạm vi của báo cáo này, tác giả đã trình bày nhiều vấn đề, tiêu biểu là
ba vấn đề chính liên quan đến ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi. Các vấn đề
bao gồm: (i) Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường, kinh tế - xã hội; (ii)
các yếu tố tác động đến tình trạng ơ nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi; (iii)
đưa ra các biện pháp can thiệp về quản lý chất thải chăn ni. Báo cáo này đã phân
tích, đánh giá khá cụ thể các tình trạng ơ nhiễm mơi trường do chất thải từ hoạt động
chăn ni cũng như có một số chính sách và quy định pháp luật về quản lý chất thải
chăn ni. Tuy nhiên, vì chỉ là một báo cáo thống kê nên nhiều nội dung chưa được
phân tích chuyên sâu, đặc biệt là các quy định pháp luật, chỉ dừng lại ở việc đề cập
và nhận diện mang tính định hướng.
Nguyễn Thế Hinh (2017), Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam
và đề xuất giải pháp quản lý, Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả đã phân tích
ở hai nội dung (i) Thực trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường chăn nuôi tại Việt
Nam và (ii) đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Bài viết đã chỉ ra được một số ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường trong
ngành chăn nuôi như do các trang trại sử dụng nhiều nước, công tác quản lý môi
trường chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế sản xuất, thiếu sự đầu tư nghiên cứu tìm
kiếm các giải pháp cơng nghệ phù hợp, bền vững. Từ những nguyên nhân này, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp tương ứng về nghiên cứu xây dựng quy trình chăn
ni tiết kiệm nước, đồng thời khuyến khích các nghiên cứu cơng nghệ xử lý chất
thải cho các quy mô chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, vì đây chỉ là một bài viết trong

lĩnh vực mơi trường nên các khía cạnh về mặt pháp lý về bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực chăn nuôi chưa được đề cập.
Đỗ Lan Chi (2021), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất
thải rắn nông nghiệp tại xã Vũ Quý – huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã phân tích, đánh giá các vấn đề xoay quanh
tình hình chăn ni và trồng trọt tại xã Vũ Q, hiện trạng phát sinh chất thải rắn
trong chăn nuôi và trồng trọt và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trong hai
lĩnh vực nông nghiệp này. Tuy nhiên, vì chuyên ngành của Đề tài này là Quản lý môi
trường nên các nội dung chủ yếu tập trung ở lĩnh vực môi trường nên các vấn đề về
nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni cũng như các giải
pháp về hồn thiện ở khía cạnh pháp luật thì chưa được nghiên cứu chuyên sâu.
3


Nguyễn Đức Đồng (2018), Pháp luật về bảo vệ môi trường qua thực tiễn tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Luật – Đại học Huế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tập trung phân
tích ba nội dung gồm: (i) Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường tại
các cơ sở sản xuất, kinh doanh; (ii) thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; (iii) định hướng, giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường. Luận
văn này đã tập trung phân tích được khía cạnh pháp luật về bảo vệ mơi trường, tuy
nhiên, khía cạnh về hoạt động chăn nuôi đối với bảo vệ môi trường thì chưa được đề
cập và làm rõ. Tuy nhiên, đây sẽ là một trong những tài liệu tham khảo màtác giả có
thể vận dụng để hồn thiện nội dung lý luận cho khóa luận của mình.
Nhìn chung, hiện nay, số lượng đề tài nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo
vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam chưa nhiều.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, khóa luận hướng đến làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ môi trường

trong hoạt động chăn nuôi và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
ni. Với mục đích này, khóa luận phân tích và đánh giá dựa trên ba nội dung là (i)
hoạt động chăn nuôi; (ii) bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi; (iii) pháp luật
về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Từ hai cơ sở là (i) và (ii), đề tài đưa
ra các kết luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi.
Thứ hai, khóa luận hướng đến đề xuất hai nhóm giải pháp (i) hoàn thiện quy
định pháp luật và (ii) hoàn thiện việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động chăn ni trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do
hoạt động chăn nuôi hiện nay, bất cập trong quy định pháp luật mà chủ yếu là Luật
BVMT năm 2020 và Luật Chăn nuôi năm 2018 về bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Khóa luận hướng đến đối tượng nghiên cứu là pháp luật về bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam, cụ thể là Luật BVMT năm 2020, Luật Chăn
nuôi năm 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan.

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, về nội dung: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu hai vấn đề, một
là những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi;
hai là, thực trạng quy định và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị hồn thiện.
Thứ hai, về khơng gian: Đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu các
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam.
Thứ ba, về thời gian: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề về bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi từ khi các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề

này được ban hành và có hiệu lực cho đến nay.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, để thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng chủ yếu những phương pháp
sau:
Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích những vấn đề lý luận về
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi như khái niệm, các nội
dung cơ bản, vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi;
các quy định trong pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi. Phương pháp này được sử dụng ở cả 02 chương.
Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh giữa các quy định pháp luật
có liên quan, so sánh giữa các quy định pháp luật hiện hành với các quy định pháp
luật trước đây về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, so sánh về cùng một
nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi nhưng được điều
chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Phương pháp này chủ yếu
được sử dụng ở chương 02.
Phương pháp thống kê: Được sử dụng để cung cấp các thông tin, số liệu và dữ
liệu liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi để phục vụ cho việc
thực hiện đề tài. Phương pháp này được sử dụng ở cả 02 chương.
Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp các kết quả phân tích, đánh
giá, từ đó đưa ra các kết luận. Phương pháp này được sử dụng ở cả 02 chương.

5


6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo. Nội dung khóa luận kết cấu gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi.
.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHĂN
NUÔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI
1.1. Tổng quan về hoạt động chăn nuôi
1.1.1. Khái niệm về hoạt động chăn nuôi
Con người thực hiện việc sản xuất ra thức ăn từ hàng ngàn năm trước, các loại
cây trồng và vật nuôi được giữ lại để làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người.
Từng bước, con người đã phát triển một hệ thống phức tạp quản lý đất đai để sản
xuất, đó là ngành nơng nghiệp. Có thể nói, nơng nghiệp là ngành sản xuất đầu tiên
của loài người trên trái đất, một số ngành nghề phát triển tiếp theo cũng xuất phát từ
ngành nông nghiệp5. Hiện nay, ngành nông nghiệp được xem là trụ cột của hệ thống
lương thực toàn cầu và góp phần xóa, giảm đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực
và phát triển nơng nghiệp6. Trong đó, chăn nuôi là một bộ phận không thể thiếu trong
lĩnh vực nông nghiệp với đối tượng tác động là động vật.
Ở khía cạnh khoa học, ngành chăn ni chỉ đơn giản là việc thực hiện các
nghiên cứu tìm hiểu về thú đã thuần hóa, việc này bao gồm mọi khía cạnh từ chọn
giống, cho ăn, chăm sóc, thú y,… cho đến việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong
vài thế kỷ gần đây, cùng với sự phát triển chung của các ngành khoa học, các nhà
khoa học chăn nuôi đã nắm bắt ngày càng nhiều thông tin hơn về thú kết hợp với sự
tích lũy phong phú những thơng tin về vật nuôi dẫn đến ngành khoa học nghiên cứu
về chăn nuôi ra đời với các chuyên ngành riêng biệt như di truyền, giống, thức ăn,
dinh dưỡng, thú y,… và gần đây là ngành công nghệ sinh học7. Từ đó, có thể hiểu,

chăn ni là những cơng việc mà con người tác động lên vật ni để chúng có thể
sống, phát triển, sinh sản bình thường và tạo ra các thú sản một cách có hiệu quả.
Những cơng việc chăn nuôi bao gồm: chọn giống để nuôi, áp dụng chế độ dinh dưỡng
cho phù hợp với từng nhóm giống, các quy trình chăm sóc, quản lý và trị bệnh cho
thú, chế biến, bảo quản và phân phối một cách hiệu quả các thú sản8.
Ở khía cạnh pháp lý, Luật Chăn nuôi năm 2018 đã đưa ra khái niệm chăn nuôi
và hoạt động chăn nuôi tại Điều 2. Cụ thể, chăn nuôi được hiểu là một ngành kinh tế
Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình chăn nuôi đại cương, NXB. Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 12.
6
World Bank, “Moving Towards Sustainability: The Livestock Sector and the World Bank”,
truy cập ngày 15/6/2023.
7
Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, tlđd (5), tr. 11.
8
Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, tlđd (5), tr. 13, 14.
5

7


- kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,
điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi
là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật ni và hoạt động khác có liên quan đến vật
ni, sản phẩm chăn ni phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm
cảnh hoặc mục đích khác của con người9.
Ở cả khía cạnh pháp lý và các nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành là chăn
nuôi thì khái niệm chăn ni được định nghĩa khá chun mơn, trừu tượng nhưng vẫn
có thể hiểu đơn giản, chăn nuôi là một lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp, tổng hòa
các hoạt động của con người tác động đến vật nuôi nhằm phục vụ cho nhu cầu, cuộc

sống của con người.
1.1.2. Đặc điểm về hoạt động chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi là một nội dung cơ bản của ngành chăn ni, thể hiện vai
trị của mình trong việc tạo nguồn thực phẩm cung cấp cho con người với ba đặc điểm
chính sau:
Thứ nhất, hoạt động chăn ni có đối tượng tác động là vật nuôi. Dựa vào quy
định tại Luật Chăn ni năm 2018 thì vật ni gồm gia súc, gia cầm và động vật khác
trong chăn ni. Trong đó, gia súc là các loại động vật có vú, có 04 chân được con
người thuần hóa và chăn ni; gia cầm là các loại động vật có 02 chân, có lơng vũ,
thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn ni. Động vật khác
trong chăn ni là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động
vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc
Phụ lục của Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp10. Có thể thấy rằng, đối tượng mà hoạt động chăn ni hướng đến là những lồi
vật ni có khả năng trở thành nguồn cung cấp thực phẩm cho con người và phục vụ
cho các hoạt động khác.
Thứ hai, hoạt động chăn nuôi với nhiều hoạt động khác nhau gồm nuôi sinh
trưởng, nuôi sinh sản và các hoạt động khác. Hoạt động chăn ni nếu nhìn ở góc độ
là một hoạt động trong lĩnh vực chăn ni thì nó sẽ gồm rất nhiều hoạt động khác
nhau, từ vi mơ đến vĩ mơ nhất. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh pháp lý, hoạt động
chăn ni được liệt kê trong Luật Chăn ni năm 2018 với 02 hình thức chăn ni
chính bao gồm ni sinh trưởng và ni sinh sản, cụ thể: Ni sinh trưởng là hình
thức ni giữ con, trứng, phơi của các lồi động vật hoang dã để nuôi lớn, cho ấp nở

9

Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018.
Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018.


10

8


thành các cá thể trong mơi trường có kiểm sốt 11. Ni sinh sản là hình thức ni giữ
động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong mơi trường có kiểm sốt 12.
Từ hai khái niệm trên, có thể nhận diện rằng, miễn là những hoạt động có tác động
đến vật ni, ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng và phát triển của vật ni thì sẽ
được xem là một hình thức của hoạt động chăn ni và tùy vào cách thức tác động
thì sẽ được chia thành nuôi sinh trưởng hay nuôi sinh sản.
Thứ ba, mục đích của hoạt động chăn ni là hướng đến đáp ứng nhu cầu của
con người. Hoạt động chăn ni có đối tượng tác động là vật ni, mà vật ni đóng
vai trị đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. Con người sử
dụng nguồn thực phẩm từ hoạt động chăn nuôi, sử dụng nguyên liệu từ vật nuôi để
tạo ra những sản phẩm khác phục vụ cho đời sống của con người. Nói cách khác, vật
ni sinh ra vừa giữ vai trị tự nhiên của nó là tồn tại, vừa là nguồn sống cần thiết của
con người, phục vụ nhu cầu của con người. Trước đây, động vật nói chung đã tồn tại
từ rất lâu đời trên trái đất, con người đã bắt đầu sử dụng thịt, xương và da của chúng
khi con người chuyển từ hái lượm sang săn bắn. Nhận thấy được những giá trị mà
động vật mang lại ngoài thực vật, con người đã bắt đầu thuần hóa chúng. Thay vì chỉ
trơng chờ vào việc săn bắn, con người đã thuần hóa và ni dưỡng chúng thành vật
ni để có nguồn thực phẩm liên tục và thụ động. Cho đến ngày nay, hoạt động chăn
nuôi đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của con người. Vì vậy, có thể nói, mục đích của hoạt động chăn ni là hướng
đến nhu cầu và lợi ích của con người.
1.1.3. Vai trị của hoạt động chăn ni
Chăn ni có một lịch sử lâu dài, bắt đầu từ cuộc cách mạng thời kỳ đồ đá mới
khi động vật được thuần hóa lần đầu tiên, từ khoảng năm 13.000 trước Công nguyên,
lâu đời hơn cả trồng trọt13. Con người thuần hóa và ni động vật bởi vì chúng có giá

trị đối với lồi người. Hoạt động chăn ni có nhiều vai trị quan trọng, điều này được
thể hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, hoạt động chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người và nguyên
liệu cho sản xuất. Con người là động vật ăn tạp, tiêu thụ cả hai loại thức ăn căn bản
Điều 3 Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm và thực thi cơng ước về bn bán quốc tế về các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
12
Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế về các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp.
13
Tuscany, “Read about animal husbandry”, />estock., truy cập ngày 15/6/2023.
11

9


là thực vật và động vật. Thức ăn động vật khơng chỉ ngon miệng mà chúng cịn là
một nguồn thức ăn mà hầu như hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng, về tỷ lệ tiêu hóa hơn
so với thức ăn có nguồn gốc từ thực vật. Trên toàn cầu, con người ăn nhiều thịt hơn
bao giờ hết. Các nền văn hóa truyền thống giữ chế độ ăn chay đã dần thiên về thịt
hơn. Ở nhiều khu vực, thịt không chỉ là một món ăn ngon mà cịn là một thứ xa xỉ và
là biểu tượng của địa vị14. Về mặt dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng có giá trị trong
động vật gồm protein (chất đạm), chất béo, hydratcacbon, khoáng và vitamin với một
lượng thích hợp và ở dạng dễ tiêu hố, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con
người15. Nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp được khoảng 34% nhu
cầu protein và 16% nhu cầu năng lượng cho con người 16. Những thực phẩm có nguồn
gốc từ động vật gồm có thịt, các sản phẩm từ giết mổ, sữa, trứng và những sản phẩm
khác của động vật dùng làm thức ăn. Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người

thì hoạt động chăn ni cịn cung cấp rất nhiều loại nguyên liệu được sử dụng trong
sản xuất như các chất thải từ hoạt động chăn nuôi được tái sử dụng để phục vụ cho
tưới tiêu trong trồng trọt; sử dụng da của các loại động vật để làm phụ kiện trong
ngành thời trang,....
Thứ hai, chăn nuôi giúp ích cho an ninh lương thực quốc gia. An ninh lương
thực bao gồm bốn yếu tố là sự sẵn có, khả năng tiếp cận, khả năng sử dụng và tính ổn
định của thực phẩm và hoạt động chăn ni đóng vai trò trung tâm đối với an ninh
lương thực17. Cụ thể: (i) Nhiều hộ sản xuất nhỏ và nghèo sẽ được tiếp cận trực tiếp
với nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật do chính họ sản xuất; (ii) việc gia tăng
hoạt động chăn nuôi sẽ giữ giá sản phẩm chăn ni ở mức thấp và cho phép những
nhóm người có thu nhập thấp tiếp cận được với nguồn thức ăn này; (iii) việc tăng sản
xuất chăn nuôi trong nước sẽ giúp giảm nhập khẩu và tiết kiệm ngoại tệ mà sau đó có
thể chuyển thành vốn đầu tư sản xuất và gián tiếp góp phần bảo đảm an ninh lương
thực18. Đặc biệt, chăn nuôi là một trong những cơng cụ hiệu quả nhất trong cuộc chiến
chống đói nghèo tồn cầu19.
Thứ ba, chăn ni giúp phát triển nền nơng nghiệp bền vững. Nông nghiệp
bền vững là một nền nông nghiệp có thể tạo ra lương thực vơ hạn mà không gây ra
Rajesh Kumar Singh, Jamshedpur, Jharkhand, “Impact of livestock farming on the environment & strategies
to mitigate the threats”, truy cập ngày 10/6/2023.
15
Trần Văn Thuấn, Một số khái niệm về dinh dưỡng, thực phẩm và hoạt động thể lực,
truy cập ngày 26/3/2023.
16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2020), Giáo trình Nhập mơn chăn ni,NXB Học viện Nơng nghiệp, tr.7.
17
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tlđd (16), tr. 10.
18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tlđd (16), tr. 10.
19
Children’s HopeChest, “The Importance of Animal Husbandry”, truy cập ngày 15/6/2023.

14

10


thiệt hại nghiêm trọng hoặc không thể phục hồi của hệ sinh thái. Một nền nông nghiệp
được xem là bền vững khi ba mục tiêu chính được đảm bảo là lợi nhuận trang trại,
quản lý môi trường và cộng đồng nơng nghiệp thịnh vượng. Trong đó, chăn ni đóng
vai trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp và nông thơn. Nó khơng chỉ trực
tiếp tạo ra sản phẩm mà còn cung cấp các yếu tố đầu vào quan trọng cho trồng trọt.
Có chăn ni trong hệ thống nơng nghiệp sẽ làm cho nó bền vững nhờ khả năng có
thể sử dụng các nguồn tài nguyên không cạnh tranh, không tái tạo và phối hợp được
với các hoạt động nông nghiệp khác. Chăn nuôi bổ sung cho trồng trọt, đem lại sự đa
dạng về sinh học và kinh tế. Kết hợp chăn ni và trồng trọt làm tăng lợi ích ngắn
hạn và sự bền vững dài hạn cho nền nông nghiệp20.
1.1.4. Sự tác động của hoạt động chăn nuôi đối với môi trường
Ngành chăn nuôi là nguyên nhân hàng đầu của hầu hết suy thối mơi trường
hiện đang xảy ra trên thế giới21. Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt
động chăn nuôi luôn đặt ra, tuy nhiên, vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay có xu hướng chuyển dịch từ quy
mơ nơng hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh với quy mô lớn22. Xu hướng này
đã làm gia tăng tình trạng và mức độ ơ nhiễm mơi trường. Trong q trình chăn ni,
các hộ dân, trang trại chăn ni thải ra ngồi môi trường chất thải, những chất thải
này là nhân tố chính trong q trình gây ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh đó, q trình
xử lý xác động vật bị dịch bệnh cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng
ơ nhiễm mơi trường. Thơng thường, có ba mơi trường chính bị ơ nhiễm từ hoạt động
chăn ni gồm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí. Cụ thể:
Thứ nhất, về mơi trường đất. Ở phạm vi rộng, mặc dù không phải tất cả các
vật nuôi đều tác động đến môi trường theo cùng một cách, nhưng việc sản xuất các
sản phẩm từ động vật có thể cần nhiều đất đai. Các trang trại chăn nuôi gia súc đã

chiếm 1/3 tổng số diện tích đất và hơn 2/3 diện tích đất nơng nghiệp của thế giới
vớihu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm động vật và thiếu đất đai đã khiến
ngành chăn nuôi trở thành nguyên nhân chính dẫn đến việc phá rừng và biến chúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tlđd (10), tr. 11.
Karlie Conzachi, “It may be uncomfortable, but we need to talk about it: The animal agriculture indusstry
and zero waste”, />20water%20pollution., truy cập ngày 15/6/2023.
22
Nguyễn Thế Hinh, “Thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam và đề xuất giải pháp pháp lý”,
truy cập ngày 04/04/2023.
20
21

11


thành đồng cỏ23. Bên cạnh vấn đề thu hẹp đất nơng nghiệp thì ơ nhiễm mơi trường
đất trở nên nghiêm trọng. Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi gồm phân, rác, chất
độn chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày, chất thải rắn vô cơ như kim
tiêm, chai lọ, bao bì đựng thuốc, bao bì đựng thức ăn thải trực tiếp trên đất nông
nghiệp mà không có một kế hoạch quản lý dinh dưỡng thích hợp đã gây ra vấn đề quá
tải phân cho đất, dòng chảy có độc và mầm bệnh từ các chất ơ nhiễm. Hậu quả để lại
là đất ở gần và tại những khu vực có mật độ cơ sở chăn ni cao bị ô nhiễm24, tác
động kéo theo đến môi trường nước và q trình canh tác nơng nghiệp của người dân.
Thứ hai, về mơi trường nước. Hiện nay, có khoảng 92% lượng nước ngọt được
sử dụng cho mục đích canh tác và 1/3 trong số đó được sử dụng để chăn nuôi và sản
xuất các sản phẩm từ động vật 25. Trong q trình chăn ni, lượng nước thải ra mơi
trường là rất lớn. Đó có thể là nước thải phát sinh từ trang trại chăn nuôi do làm vệ
sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc, gia cầm hàng ngày,
nước tiểu cho gia súc, gia cầm bài tiết ra môi trường. Nước thải chăn ni có độ ơ

nhiễm rất cao với hàm lượng lớn các chất hữu cơ, mầm bệnh và dư lượng hóa chất từ
phân thải ra theo các dòng nước và đi vào kênh rạch, sơng ngịi tại địa phương, một
phần ngấm sâu vào nước ngầm26. Tùy vào nồng độ có trong chất thải mà mức độ ô
nhiễm sẽ tồn tại ở cả nguồn nước mặt và nước ngầm là khác nhau. Nói cách khác,
nếu nồng độ các chất độc hại có trong nước thải càng lớn thì mức độ ơ nhiễm đối với
môi trường nước càng nghiêm trọng.
Thứ ba, về môi trường khơng khí. Các chất có mùi phát sinh từ phân và nước
thải từ hoạt động chăn nuôi đã gây ra tình trạng ơ nhiễm khơng khí. Và có thể gây ra
ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho vật nuôi, nếu con người tiếp xúc với những chất
này trong một thời gian dài thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự phân hủy
chất thải trong chăn nuôi tạo ra CO2, NH3, CH4, H2S, vi khuẩn, nội độc tố, các hợp
chất hữu cơ bay hơi, các chất có mùi hôi và những phân tử hạt mịn. Đây là một trong

Keren Dopelt, Pnina Radon, Naday Davidovitch, “Environmental Efffects of the Livestock Industry: The
Relationship between Knowledge, Attitudes, and Behavior among Students in Israrel”,
truy cập ngày 15/6/2023.
24
Tùng Xuân Đinh, “Tổng quan về Ơ nhiễm Nơng nghiệp ở Việt Nam: Ngành Chăn nuôi 2017”,
truy cập ngày 5/6/2023.
25
Sarah Brown, “The quation between livestock farming and global warming”,
truy cập
ngày 15/6/2023.
26
Tùng Xuân Đinh, “Tổng quan về Ơ nhiễm Nơng nghiệp ở Việt Nam: Ngành Chăn nuôi 2017”,
truy cập ngày 5/6/2023.
23

12



những nhân tố góp phần chính vào việc tạo ra khí nhà kính27, ảnh hưởng đến sự trong
lành của mơi trường.
Các nguồn chất thải từ hoạt động chăn nuôi đã tác động đến môi trường tự
nhiên, đặc biệt là môi trường đất, nước và khơng khí. Hiện nay, tại những khu vực có
hoạt động chăn ni diễn ra thì tình trạng ô nhiễm của cả ba môi trường này đều ở
mức từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng. Thực tế, cịn nhiều trang trại chăn
ni hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và thải trực tiếp vào
hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng khiến cho nguồn nước và tài nguyên
đất bị ô nhiễm. Các loại chất thải từ hoạt động chăn nuôi phát thải ra và tác động đến
môi trường, theo thời gian, nếu những chất thải này không được loại bỏ hoặc xử lý
thì mơi trường tiếp nhận chúng sẽ bị ô nhiễm, từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của con người cũng như sự phát triển bền vững của địa phương, của quốc gia.
1.2. Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
1.2.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
Trong văn bản Environmental Assessment Sourcebook 1999 Chapter 1 của
The Bank’s policy and procedures for environmental assessment (EA) thì mơi trường
được hiểu là điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh tất cả nhân loại và bao gồm các
thế hệ tương lai28. Khái niệm này định nghĩa môi trường theo cách hiểu chung nhất.
Tại Luật BVMT năm 2020, khái niệm môi trường cũng được đưa ra và theo hướng
cụ thể hơn. Theo đó, mơi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh
tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên29. Từ hai định
nghĩa này, có thể hiểu, mơi trường là tất cả các yếu tố vật chất tồn tại và bao quanh
con người. Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất tự nhiên hoặc
nhân tạo do con người tạo ra, trong số đó, những yếu tố vật chất tự nhiên như đất,
nước, khơng khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt
và quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là những thành phần cơ bản của
môi trường, chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và
nằm ngồi khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới

chúng trong chừng mực nhất định30.
Tùng Xuân Đinh, “Tổng quan về Ơ nhiễm Nơng nghiệp ở Việt Nam: Ngành Chăn nuôi 2017”,
truy cập ngày 05/06/2023.
28
World
Bank,
“Environmental
Assessment
Sourcebook
1999”,
truy cập ngày 10/4/2023.
29
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
30
Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật môi trường, NXB Công an nhân dân, tái bản lần thứ
13 có sửa đổi, tr. 10.
27

13


Theo Từ điển tiếng Việt, bảo vệ là “chống lại mọi xâm phạm để giữ cho luôn
luôn được nguyên vẹn, bênh vực bằng lý lẽ để giữ vững ý kiến, quan điểm”31. Dựa
vào thuật ngữ “môi trường” và “bảo vệ” thì có thể hiểu, bảo vệ mơi trường là hoạt
động chống lại mọi xâm phạm để giữ cho tất cả các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo bao quanh con người luôn được nguyên vẹn bằng việc bênh vực với các lý lẽ để
giữ vững ý kiến, quan điểm của mình có liên quan đến mơi trường. Tuy nhiên, nếu
nhìn nhận thuật ngữ bảo vệ mơi trường ở góc độ pháp lý mà cụ thể là Luật BVMT
năm 2020 thì cách thức định nghĩa lại có phần khác. Theo đó, hoạt động bảo vệ mơi
trường là “hoạt động phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự

cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải thiện chất lượng mơi
trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến
đổi khí hậu”32. Như vậy, dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ này đã đưa ra một cách cụ
thể về một chuỗi các hoạt động trong tổng thể của hoạt động bảo vệ mơi trường từ
phịng ngừa, ứng phó, khắc phục, cải thiện cho đến sử dụng hợp lý. Mỗi cách thức
thực hiện sẽ tương ứng với một đối tượng trong nhóm hoạt động bảo vệ mơi trường,
tức là phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường sẽ được phân biệt với hoạt
động là ứng phó sự cố mơi trường hay khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải
thiện chất lượng mơi trường. Tuy nhiên, chung quy lại, có thể hiểu đơn giản, bảo vệ
môi trường là hành vi của con người tác động tích cực vào mơi trường nhằm hướng
đến một mơi trường có chất lượng tốt nhất.
Từ việc tìm hiểu và phân tích từng thuật ngữ riêng lẻ thì có thể hiểu, bảo vệ
môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở góc độ pháp lý được hiểu là tổng hợp các
hoạt động từ phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu của hoạt động chăn ni đến mơi
trường; ứng phó sự cố môi trường từ hoạt động chăn nuôi; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái môi trường do hoạt động chăn nuôi, cải thiện chất lượng môi trường từ các ảnh
hưởng tiêu cực hoạt động chăn nuôi đến môi trường.
1.2.2. Đặc điểm về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi là những biện pháp tác động tích
cực nhằm mục đích bảo vệ và duy trì chất lượng của mơi trường từ các tác động của
hoạt động chăn nuôi. Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni bao gồm ba đặc
điểm chính sau. Cụ thể:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi là một trong những
yếu tố cấu thành nên hoạt động bảo vệ mơi trường nói chung. Hiện nay, có rất nhiều
lĩnh vực, ngành nghề khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì sẽ làm phát
31
32

Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

14


sinh chất thải gây ra ô nhiễm môi trường. Do vậy, nói đến bảo vệ mơi trường là nói
đến hoạt động bảo vệ môi trường trong từng lĩnh vực; từ bảo vệ môi trường ở cấp độ
nhỏ lẻ sẽ tạo thành một tổng thể về bảo vệ mơi trường nói chung. Nói cách khác, hoạt
động bảo vệ mơi trường là tổng thể các hoạt động bảo vệ môi trường trong từng lĩnh
vực, ngành nghề cụ thể có phát sinh chất thải như bảo vệ mơi trường trong khai thác
khống sản (hoạt động thăm dị, khai thác khống sản gây ơ nhiễm môi trường rất
lớn, đặc biệt là môi trường đất, mơi trường nước); trong hoạt động dầu khí (do hành
vi tìm kiếm, thăm dị, phát triển mỏ và khai thác dầu khí có thể gây ra nhiều ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường biển như các sự cố tràn dầu), hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa (xuất nhập khẩu có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường
nếu như nhập khẩu chất thải, các chế phẩm sinh học có chứa độc tố, vi trùng gây
bệnh, xuất nhập khẩu các loại động vật, thực vật có mầm bệnh, xuất nhập khẩu các
dây chuyền, thiết bị sản xuất lạc hậu; trong hoạt động du lịch,...)33 thì trong đó, hoạt
động chăn ni cũng là một lĩnh vực có phát sinh chất thải gây ơ nhiễm mơi trường
nên nó cũng là bộ phận của hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ hai, hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi rất đa dạng.
Hàng loạt các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi được đưa ra
như biện pháp chính trị, biện pháp tuyên truyền giáo dục, biện pháp công nghệ, biện
pháp kinh tế đến biện pháp pháp lý34. Việc vận dụng tổng hợp các biện pháp này sẽ
làm tăng hiệu quả và chất lượng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi. Cụ thể:
(i) Biện pháp chính trị. Đây là biện pháp thuộc về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước xoay quanh các nội dung về bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi. Các chủ trương này được đưa vào các cương lĩnh, chiến lược hành động.
Từ các văn bản này, năng lực, vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ được nâng cao khi các
vấn đề về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi sẽ trở thành một trong những
nhiệm vụ chính trị quan trọng; bằng cách vận động chính trị, vấn đề bảo vệ mơi trường

trong hoạt động chăn ni sẽ được thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật cụ thể.
(ii) Biện pháp kinh tế. Đây là biện pháp liên quan đến việc dùng các lợi ích vật
chất để kích thích các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho mơi trường, cho
cộng đồng có liên quan đến hoạt động chăn ni có tác động, khả năng tác động đến
môi trường.
(iii) Biện pháp khoa học - công nghệ. Khi môi trường bị ô nhiễm do hoạt động
xả thải của các cơ sở chăn nuôi thì bên cạnh những biện pháp truyền thống như đốt,

33
34

Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), tlđd (30), tr. 367 - 389.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), tlđd (30), tr.22 - 25.
15


chơn lấp chất thải thì cịn các biện pháp có áp dụng công nghệ, khoa học với các dây
chuyền xử lý chất thải hiện đại và hiệu quả.
(iv) Biện pháp tuyên truyền giáo dục. Một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi là do ý thức bảo vệ mơi trường của người
dân cịn hạn chế. Chính vì vậy, biện pháp tun truyền, giáo dục là một trong những
biện pháp phòng ngừa quan trọng. Bằng các cách thức phổ biến như tuyên truyền
thông qua tranh vẽ, loa phát thanh hay các bài đăng trên các phương tiện thông tin
đại chúng, tổ chức các buổi chuyên đề thì người dân sẽ có nhận thức đúng đắn về
những ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi đến môi trường và từ đó để họ thực hiện
các biện pháp ngăn ngừa và kiểm sốt q trình phát thải nguồn chất thải ra môi
trường được hiệu quả hơn.
(v) Biện pháp pháp lý. Đây là biện pháp của các cơ quan nhà nước tạo ra nhằm
bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni thơng qua các chính sách pháp luật với
việc ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, bảo vệ môi

trường trong hoạt động chăn ni. Theo đó, nếu như chủ thể thực hiện hoạt động chăn
nuôi phát thải và gây ô nhiễm mơi trường, thì chủ thể này phải gánh chịu những chế
tài mà pháp luật đã quy định nếu như đủ cơ sở.
Thứ ba, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni bao gồm nhiều cấp độ
khác nhau. Ơ nhiễm môi trường tác động đến tất cả mọi người, không ai là không bị
ảnh hưởng. Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng chủ
thể có hành vi gây ơ nhiễm mà cịn là trách nhiệm chung của cộng đồng, và bảo vệ
môi trường trong hoạt động chăn nuôi cũng không ngoại lệ. Các cấp độ ở đây là cấp
độ cá nhân, cộng đồng - địa phương, quốc gia và quốc tế. Ở mỗi cấp độ thì việc bảo
vệ mơi trường trong hoạt động chăn ni sẽ thể hiện ở những khía cạnh khác nhau.
(i) Ở cấp độ cá nhân, gồm cả tổ chức, cá nhân chăn ni và người dân đều có
trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các quy tắc của cộng đồng để
giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh khỏi các tác động của hoạt động chăn
nuôi.
(ii) Ở cấp độ cộng đồng - địa phương, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn
nuôi được thể hiện ở chỗ, mỗi địa phương sẽ có quy mô chăn nuôi khác nhau dẫn đến
mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi cũng sẽ khác nhau. Từ đó, các
địa phương sẽ có những biện pháp bảo vệ mơi trường tương ứng, có những biện pháp
ở địa phương này được ưu tiên áp dụng nhưng ở địa phương khác thì lại khơng.
(iii) Ở cấp độ quốc gia, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni thể hiện
ở các chính sách, chủ trương, các kế hoạch hành động ở phạm vi quốc gia; các thống
kê về tình hình bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn nuôi qua các thời kỳ của cơ
16


quan chuyên môn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và
Môi trường,…
(iv) Ở cấp độ quốc tế, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi thể hiện
ở việc tuân thủ các quy tắc, điều kiện về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
đã được quy định trong các công ước, hiệp định quốc tế về bảo vệ mơi trường nói

chung và bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn ni nói riêng mà Việt Nam là
thành viên.
1.2.3. Các yêu cầu đặt ra về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
Dựa vào các nguyên tắc chung về bảo vệ môi trường tại Điều 4 Luật BVMT
năm 2020 thì bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi phải gắn kết với phát
triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện
các hoạt động phát triển. Yêu cầu này đặt ra để đảm bảo sự phát triển bền vững của
một quốc gia. Nói cách khác, khơng nên chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế với việc
đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi mà bỏ qua những tác động tiêu cực của nó đến mơi
trường. Vì vậy, u cầu đặt ra là chăn nuôi phải đi đôi với bảo vệ môi trường, kết hợp
giữa phát triển kinh tế và quản lý chất lượng nguồn tài nguyên mà hoạt động chăn
ni có thể ảnh hưởng đến như tài ngun đất, nước, khơng khí,...
Thứ hai, bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn ni phải gắn kết hài hịa
với an ninh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được
sống trong môi trường trong lành. Môi trường là không gian nơi con người tồn tại và
phát triển, có ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệ trong xã hội, các quyền lợi có
liên quan đến con người. Nói cách khác, mơi trường tự nhiên càng an tồn thì các vấn
đề về y tế, sức khỏe cộng đồng, các quyền cơ bản của con người cũng sẽ được đảm
bảo. Trước những tác động từ hoạt động kinh tế của con người, trong đó có chăn ni,
thì yêu cầu này luôn được đặt ra.
Thứ ba, phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự
báo, phịng ngừa ơ nhiễm, sự cố, suy thối mơi trường, quản lý rủi ro về môi trường,
giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác
giá trị tài nguyên của chất thải. Đây là yêu cầu để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi thực sự mang lại hiệu quả. Nếu các biện pháp bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi không thực hiện thường xun thì tình trạng ơ
nhiễm mơi trường vẫn tiếp diễn và khơng được khắc phục; khơng đảm bảo tính cơng
khai, minh bạch sẽ khiến cho công tác bảo vệ môi trường trở nên khơng hiệu quả, xảy

ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường trong
17


lĩnh vực chăn ni ưu tiên cơng tác phịng ngừa, hạn chế tối đa hậu quả môi trường
xảy ra; các biện pháp khắc phục và xử lý được áp dụng khi môi trường đã bị ô nhiễm.
Thứ tư, phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế
thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Yêu cầu này đặt ra để đảm bảo sự phù hợp của công tác bảo vệ môi
trường trong hoạt động chăn nuôi đối với từng khu vực, từng địa phương. Nói cách
khác, mỗi địa phương sẽ có những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị khác
nhau, khơng phải biện pháp bảo vệ môi trường của địa phương này cũng phù hợp và
đều áp dụng được đối với địa phương khác. Vì vậy, để bảo vệ môi trường trong hoạt
động chăn nuôi trở nên hiệu quả thì tùy từng địa phương, từng thời kỳ sẽ có những
cách thức và biện pháp bảo vệ phù hợp.
Thứ năm, đảm bảo không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc
gia, gắn liền với bảo vệ mơi trường khu vực và tồn cầu. u cầu này mang tính vĩ
mơ, có phạm vi ảnh hưởng rộng và cũng là nội dung được Văn kiện Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ XIII đã đề cập35. Có nghĩa là, các biện pháp bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi phải tuân thủ các nguyên tắc, trong đó, cơ bản và quan
trọng nhất là khơng ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia. Đặc biệt,
không thực hiện những biện pháp chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia mình mà phương
hại đến quốc gia trong khu vực và tác động đến môi trường chung ở phạm vi tồn
cầu.
Có thể thấy rằng, bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn nuôi phải gắn liền
với các yêu cầu cơ bản trên. Bởi thực tế, môi trường khơng phải là một nhân tố đơn
độc mà nó là nhân tố có sức ảnh hưởng, chi phối đến mọi sự vật mà nó bao quanh,
trong đó tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Nói cách khác,
tất cả những vấn đề xoay quanh con người từ kinh tế, chính trị, xã hội, mơi trường
ln có sự tác động dù ở mức độ ít hay nhiều. Vì vậy, bảo vệ mơi trường trong hoạt

động chăn nuôi phải đảm bảo yêu cầu về sự hài hịa giữa mơi trường với các vấn đề
khác. Bên cạnh đó, u cầu về tính thường xun, cơng khai, minh bạch và nguyên
tắc trong thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi là bắt
buộc. Nếu như các yêu cầu này không được tuân thủ và đảm bảo thực hiện thì hiệu
quả của việc bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi không cao và tình trạng ơ
nhiễm mơi trường cũng khơng được giải quyết triệt để.

Bùi Đức Hiển, “Bảo vệ môi trường và những vấn đề pháp lý đặt ra theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng”,
truy cập ngày 10/5/2023.
35

18


1.2.4. Vai trị của bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn nuôi
Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni có ý nghĩa quan trọng, nó khơng
chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước mà trên hết là bảo vệ sự an toàn cho
sức khỏe của người dân.
Thứ nhất, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của người
dân. Theo đó, quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền tự nhiên của
con người và được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013, theo đó “Mọi người có quyền
được sống trong mơi trường trong lành”36. Nói cách khác, người dân được quyền
sống trong một mơi trường chất lượng, đảm bảo an tồn và vệ sinh mơi trường. Tuy
nhiên, trước tình trạng ơ nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt
là ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi thì quyền được sống trong môi trường
trong lành của người dân đang bị xâm phạm cả môi trường đất, nước và khơng khí.
Do vậy, bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn nuôi trở thành vấn đề được quan
tâm hàng đầu của cả người dân và cơ quan công quyền, là yếu tố quan trọng để góp
phần vào việc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân.
Thứ hai, bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn ni góp phần bảo vệ mơi

trường nói chung. Như đã đề cập, tình trạng ơ nhiễm mơi trường là do tổng hợp các
lĩnh vực có phát sinh chất thải gây ra, trong đó, có lĩnh vực chăn ni. Nếu thực hiện
tốt, nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn ni thì nó sẽ
góp phần bảo vệ sự an tồn cho mơi trường sống của con người nói chung. Nói cách
khác, nếu trong các lĩnh vực khác, các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện
hiệu quả, tình trạng ơ nhiễm mơi trường được cải thiện nhưng trong lĩnh vực chăn
ni tình trạng ơ nhiễm môi trường không được khắc phục, giải quyết triệt để thì vấn
đề bảo vệ mơi trường nói chung cũng chưa gọi là tồn diện.
Thứ ba, bảo vệ mơi trường trong hoạt động chăn ni góp phần cho sự phát
triển bền vững. Đây là vai trò đối với kinh tế, xã hội, thế hệ tương lai. Theo đó, phát
triển bền vững được hiểu dưới nhiều khía cạnh và theo nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhưng về cơ bản, các tiêu chí của phát triển bền vững được đưa ra tương đối thống
nhất trên cơ sở đảm bảo sự phát triển kinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự thỏa mãn
các yêu cầu cuộc sống con người. Cụ thể, phát triển bền vững là phát triển đáp ứng
được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó

36

Điều 43 Hiến pháp năm 2013.
19


×