Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tác động của influencer trên nền tảng mạng xã hội tiktok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống của gen z tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ - LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA INFLUENCER TRÊN NỀN TẢNG
MẠNG XÃ HỘI TIKTOK ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG CỦA GEN Z TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GV HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THANH HOÀNG ANH
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐÌNH MẠNH
LỚP: 96 - QTL43(A).2
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1853401020146

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2023
i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu,
bảng khảo sát, kết quả được nêu trong khoá luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng
được ai công bố hay sử dụng những số liệu đó vào trong cơng trình nào khác.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khoá luận tốt nghiệp
này đã được cảm ơn và thơng tin trích dẫn trong khố luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Nguyễn Đình Mạnh

ii


LỜI CẢM ƠN
Khố luận tốt nghiệp được hồn thành tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh. Trong q trình thực hiện, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hồn thành
khố luận tốt nghiệp của mình.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thanh Hoàng Anh đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm
và hướng dẫn em trong suốt q trình nghiên cứu, để em có thể hoàn thành đề tài
“Tác động của Influencer trên nền tảng mạng xã hội TikTok đến việc lựa chọn địa
điểm ăn uống của Gen Z tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cơ Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức chuyên ngành làm nền tảng để giúp em thực
hiện khoá luận này. Đặc biệt là Quý thầy cô thuộc khoa Quản trị đã luôn ân cần giúp
đỡ em trong suốt khoảng thời gian em học tập tại trường.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tập thể lớp QTL43A đã ln
động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cũng như lời cảm ơn đến
các tác giả của những cơng trình nghiên cứu trước đây và các anh/chị đã nhiệt tình
tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp em hồn thành khố luận tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực hiện , mặc dù đã cố gắng để hồn thiện nhưng khố luận
khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ Q thầy cơ, bạn bè để giúp em hoàn thiện bài làm hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2023
Tác giả


Nguyễn Đình Mạnh

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

SPSS

Phần mềm phân tích thống kê SPSS

2

EFA

Exploratory Factor Analysis

3

KMO

Trị số Kaiser- Meyer- Olkin


4

VIF

Variance Inflation Factor

5

Sig

Significance Level

6

ANOVA

Analysis of Variance

7

TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
STT


DANH MỤC BẢNG

TRANG

1

Bảng 2.1. Bảng phân loại Influencer dựa trên lượng người theo dõi

8

2

Bảng 2.2. Tổng hợp cơ sở lý thuyết

3

Bảng 2.3. Các yếu tố đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước
26 - 27
đây

4

Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

44

5

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các nhân tố


46

6

Bảng 4.3. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

47

7

Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA – Tổng phương sai trích

8

Bảng 4.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA

48

9

Bảng 4.6. Bảng mã hoá các nhân tố

49

10

Bảng 4.7. Kết quả phân tích tương quan Pearson

11


Bảng 4.8. Kết quả phân tích độ phù hợp của mơ hình

52

12

Bảng 4.9. Bảng ANOVA trong phân tích hồi quy

52

13

Bảng 4.10. Bảng phân tích hồi quy

14

Bảng 4.11. Mức độ ảnh hưởng β của các nhân tố

15

Bảng 4.12. Kết quả kiểm định giả thuyết

16

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định ý định lựa chọn địa điểm ăn uống
giữa nam và nữ

20 - 21

47 - 48


44 - 45

52 - 53
53
53 - 54
54 - 55

17

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định Leneve về ý định lựa chọn địa điểm
ăn uống theo trình độ học vấn

55

18

Bảng 4.15. Kết quả thống kê Leneve về ý định lựa chọn địa điểm
ăn uống theo trình độ học vấn

55

19

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định ANOVA về ý định lựa chọn địa
điểm ăn uống theo trình độ học vấn

56

20


Bảng 4.17. Kết quả kiểm định Leneve về ý định lựa chọn địa điểm
ăn uống theo thu nhập

56

21

Bảng 4.18. Kết quả thống kê Leneve về ý định lựa chọn địa điểm
ăn uống theo thu nhập

56

22

Bảng 4.19. Kết quả kiểm định ANOVA về ý định lựa chọn địa
điểm ăn uống theo thu nhập

57

v


23

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định Leneve về ý định lựa chọn địa điểm
ăn uống theo tần suất sử dụng

57


24

Bảng 4.21. Kết quả thống kê Leneve về ý định lựa chọn địa điểm
ăn uống theo tần suất sử dụng

57

25

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định ANOVA về ý định lựa chọn địa
điểm ăn uống theo thu nhập

58

STT

DANH MỤC CÁC HÌNH

TRANG

1

Hình 2.1. Hình ảnh nhận diện của TikTok

14

2

Hình 2.2. Những số liệu thống kê về TikTok dành cho Marketer
2022


15

3

Hình 2.3 Mơ hình TRA

17

4

Hình 2.4. Mơ hình TPB

18

5

Hình 2.4. Mơ hình TAM

18

6

Hình 2.5. Mơ hình IAM

19

7

Hình 2.6. Mơ hình IACM


20

8

Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu của Rita Vincente Ridrigues
(2021)

21

9

Hình 2.8. Mơ hình nghiên cứu của Md. Hasan, Md. Haq (2018)

22

10

Hình 2.9. Mơ hình nghiên cứu của Huỳnh Thị Diễm Trinh và
Cộng sự (2022)

23

11

Hình 2.10. Mơ hình nghiên cứu của Bùi Thị Nhật Vi (2022)

24

12


Hình 2.11. Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Cường và
Cộng sự (2021)

25

13

Hình 2.12. Mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất

27

14

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của Donald Ary và cộng sự

32

15

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của Đinh Phi Hổ

32

16

Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu chính thức

33


17

Hình 3.4. Quy trình khảo sát

39

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ..................................................................... v
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ...................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4

1.5.1.

Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................ 4

1.5.2.

Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................... 4

1.6.


Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................. 5

1.6.1.

Ý nghĩa về mặt lý thuyết ........................................................................ 5

1.6.2.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn ........................................................................ 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7
2.1.

Khái niệm .................................................................................................... 7

2.1.1.

Khái niệm về Influencer ........................................................................ 7

2.1.2.

Khái niệm về Influencer Marketing ....................................................... 9

2.1.3.

Khái niệm về Gen Z ............................................................................... 9

2.1.4.


Khái niệm về ứng dụng........................................................................ 10

2.1.5.

Khái niệm hành vi người tiêu dùng ..................................................... 11

2.1.6.

Ý định mua .......................................................................................... 12

2.2.

Tổng quan về TikTok ............................................................................... 13

2.3.

Tổng quan lý thuyết nền tảng .................................................................. 16

2.3.1.

Thuyết hành động hợp lý (TRA) ......................................................... 16
vii


2.3.2.

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) ............................................. 17

2.3.3.


Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) ................................................ 18

2.3.4.

Mơ hình chấp nhận thông tin (IAM).................................................... 18

2.3.5.

Tổng hợp cơ sở lý thuyết ..................................................................... 20

2.4.

Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 21

2.4.1.

Mơ hình nghiên cứu nước ngồi .......................................................... 21

2.4.2.

Mơ hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 23

2.4.3.

Tổng hợp các nghiên cứu..................................................................... 26

2.5.

Đề xuất mơ hình nghiên cứu .................................................................... 27


2.5.1.

Sự tin cậy ............................................................................................. 27

2.5.2.

Sự thu hút ............................................................................................. 28

2.5.3.

Sự phù hợp đối với sản phẩm .............................................................. 28

2.5.4.

Chuyên môn ......................................................................................... 29

2.5.5.

Chất lượng thông tin ............................................................................ 30

2.5.6.

Sự quen thuộc ...................................................................................... 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 32
3.1.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 32


3.1.1.

Quy trình nghiên cứu tham khảo ......................................................... 32

3.1.2.

Quy trình nghiên cứu của tác giả ......................................................... 33

3.2.

Nghiên cứu sơ bộ ...................................................................................... 33

3.2.1.

Thiết kế phỏng vấn cá nhân trực tiếp ................................................... 33

3.2.2.

Kết quả và điều chỉnh thang đo ........................................................... 34

3.3.

Nghiên cứu chính thức ............................................................................. 34

3.3.1.

Xây dựng thang đo............................................................................... 34

3.3.2.


Thang đo nghiên cứu ........................................................................... 35

3.4.

Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu ................................ 38

3.4.1.

Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 38

3.4.2.

Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 38

3.4.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 39

3.4.4.

Quy trình khảo sát ................................................................................ 39

3.5.

Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 40
viii


3.5.1.


Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua Cronbach's Alpha .................. 40

3.5.2.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA .................................. 41

3.5.3.

Phân tích tương quan Pearson ............................................................. 42

3.5.4.

Phân tích hồi quy ................................................................................. 43

3.5.5.

Phương pháp kiểm định T-Test và ANOVA ....................................... 43

TÓM TẮT CHƯƠNG 3......................................................................................... 43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 44
4.1.

Mô tả mẫu khảo sát .................................................................................. 44

4.2.

Thống kê mơ tả biến định tính ................................................................ 44

4.3.


Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha .......................................................... 45

4.4.

Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................... 47

4.5.

Phân tích tương quan hệ số Pearson....................................................... 50

4.6.

Phân tích hồi quy ...................................................................................... 51

4.7.

Kiểm định ý định lựa chọn ...................................................................... 54

4.7.1.

Quyết định theo giới tính ..................................................................... 54

4.7.2.

Quyết định theo trình độ học vấn ........................................................ 55

4.7.3.

Quyết định theo thu nhập ..................................................................... 56


4.7.4.

Quyết định theo tần suất sử dụng ........................................................ 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 4......................................................................................... 58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 59
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 59

5.2.

Giải pháp ................................................................................................... 60

5.2.1.

Giải pháp cho nhân tố Sự thu hút của Influencer ................................ 60

5.2.2.

Giải pháp cho nhân tố Chất lượng thông tin của Influencer ................ 61

5.2.3.

Giải pháp cho nhân tố Sự quen thuộc của Influencer .......................... 63

5.2.4.

Giải pháp cho nhân tố Chuyên môn của Influencer ............................ 64


5.2.5.

Giải pháp cho nhân tố Sự phù hợp đối với sản phẩm của Influencer .. 66

5.2.6.

Giải pháp cho nhân tố Sự tin cậy của Influencer ................................. 67

5.2.7.

Giải pháp cho Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống .................. 68

5.2.8.

Giải pháp cho Người tiêu dùng............................................................ 70

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 71

5.3.1.

Hạn chế ................................................................................................ 71
ix


5.3.2.

Hướng đi nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 71


TÓM TẮT CHƯƠNG 5......................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 73
PHỤ LỤC 1. PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP ........................................................... 78
PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ....................................................... 79
PHỤ LỤC 3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ............................. 83
PHỤ LỤC 4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ................................ 86
PHỤ LỤC 5. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON ................................... 89
PHỤ LỤC 6. PHÂN TÍCH HỒI QUY.................................................................. 90
PHỤ LỤC 7. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT ...................................................... 91

x


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài
“Kỷ nguyên kỹ thuật số” hay “Cách mạng cơng nghệ 4.0” là những cụm từ

khơng cịn q xa lạ đối với chúng ta. Chúng ta đang sống trong thời đại mà Internet
và mạng xã hội trở thành những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số và sự lan truyền mạnh mẽ của Internet
đã tạo ra một mơi trường kết nối tồn cầu, thay đổi cách chúng ta giao tiếp, tiêu dùng
và tiếp cận thông tin. Trong bối cảnh này, mạng xã hội đã nổi lên như một nguồn tài
nguyên vô tận, mang đến cho chúng ta không chỉ khả năng kết nối và chia sẻ, mà cịn
cung cấp cả giải trí và thơng tin.
Theo báo cáo mới nhất của We Are Social, công bố vào tháng 01/2023, Việt
Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Từ phân tích của
Kepios, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu (+7,3%) so

với năm 2022. Ngoài ra, số lượng người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam cũng đạt
con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Theo các tổ chức GWI và data.ai,
sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà khơng có dấu
hiệu chững lại1.
Trong các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, TikTok
đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 3 với tỉ lệ 77,5%, xếp sau các ứng dụng quen thuộc lần
lượt là: Facebook (91,6%), Zalo (90,1%), Facebook Messenger (77%) và Instagram
(55,4%)2. Tuy nhiên, nếu xét theo xếp hạng lượt tải về tại Việt Nam thì TikTok đứng
đầu trong danh sách các nền tảng mạng xã hội3. Theo dữ liệu của cơ quan nghiên cứu
thị trường Apptopia, trong năm 2022, TikTok đứng đầu trong danh sách 10 ứng dụng
được tải xuống nhiều nhất toàn cầu với 672 triệu lượt4.
TikTok với những video ngắn chỉ kéo dài vài chục giây, đã trở thành một ứng
dụng phổ biến toàn cầu nhờ sức mạnh truyền tải thơng tin, hình ảnh hấp dẫn và âm

1

Simon Kemp (2023), Digital 2023: Vietnam - DataReportal – Global Digital Insights, DataReportal, truy cập
ngày 10/03/2023, [ />2
Simon Kemp (2023), Digital 2023: Vietnam - DataReportal – Global Digital Insights, DataReportal, truy cập
ngày 10/03/2023, [ />3
Marketing Trips (2022), Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023, truy cập ngày 11/03/2023,
[ />4
Gia Linh (2023), TikTok: Quy mô người dùng tăng mạnh, thương mại hóa cần đột phá, truy cập ngày
11/03/2023, [ />
1


nhạc cuốn hút. Nền tảng này đã thay đổi cách người dùng tiếp cận nội dung trực tuyến
và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi trong mơ hình tiếp thị truyền thống. Một
xu hướng phổ biến hiện nay trên TikTok là những video giới thiệu và chia sẻ trải

nghiệm về các địa điểm ăn uống của người dùng.
Có thể nói rằng thế hệ Gen Z đại diện cho những người trẻ tuổi, có tư duy mở
rộng và sẵn sàng thay đổi. Gen Z được coi là mục tiêu thị trường quan trọng của mọi
thương hiệu. Không chỉ trẻ trung, năng động và sẵn lòng thử nghiệm, Gen Z cũng là
nhóm dễ tiếp cận, dễ định hướng và dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, TikTok đã trở thành
một làn gió mới đầy hấp dẫn đối với Gen Z.
Đồng thời, sự phổ biến của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, gọi
là Influencer ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Influencer trên mạng xã
hội có thể là bất kì ai, họ sử dụng các nền tảng trực tuyến để truyền đạt thông tin và
tác động đáng kể đến nhận thức và hành vi của khán giả nhờ vào các kỹ năng đáng
chú ý như kiến thức, các đặc điểm hấp dẫn. Tiếp thị người có ảnh hưởng đặc biệt hiệu
quả vì người tiêu dùng có nhiều khả năng phản ứng tích cực với một nguồn thơng
điệp đáng tin cậy và các Influencer được coi là đáng tin cậy và chân thành trong việc
giới thiệu sản phẩm cho người theo dõi họ (Ge & Gretzel, 2018).
Đặc biệt, đối với TP. Hồ Chí Minh, nơi hội tụ nhiều văn hóa từ các khu vực
khác nhau, là một trung tâm đô thị sầm uất hàng đầu cả nước với hàng ngàn địa điểm
ăn uống đa dạng và phong phú. Điều này khiến cho các bạn Gen Z năng động, ln
tìm hiểu và khám phá, cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn nơi để thưởng thức
món ăn, thức uống khi đặt chân đến đây. Chính vì vậy, việc chia sẻ trải nghiệm qua
video từ các Influencer trên nền tảng TikTok đã trở thành một nguồn thông tin phổ
biến và được người tiêu dùng đánh giá cao, như một nguồn tư vấn ẩm thực dành cho
thế hệ mới.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tác động của Influencer trên
nền tảng mạng xã hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại
TP. Hồ Chí Minh”.

2


1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố của Influencer tác động đến hành vi
tiêu dùng, cụ thể là ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z hiện nay thông qua
kết quả đánh giá và nhận xét của các bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề
xuất giải pháp, định hướng tích cực cho các Influencers, các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng của Influencer trên nền tảng mạng
xã hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí
Minh;

-

Thứ hai, đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó đến việc lựa
chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh;

-

Thứ ba, đưa ra các giải pháp cho các Influencers nhằm phát huy tính tích cực
của các yếu tố. Từ đó, đề xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn
uống có những định hướng, thay đổi khi hợp tác với các Influencers để nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, là những góp ý cho người tiêu dùng
khi có ý định lựa chọn địa điểm ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh thông qua những
chia sẻ của Influencer trên nền tảng TikTok.


1.3.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Những tác động của Influencer trên nền tảng mạng xã
hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí
Minh?

-

Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các yếu đố đó đến việc chọn địa
điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh?

-

Câu hỏi nghiên cứu 3: Những hàm ý quản trị nào được rút ra từ kết quả nghiên
cứu cho các Influencers, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống và
người tiêu dùng nhằm có những giải pháp liên quan đến việc gia tăng sự lựa
chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó nâng cao chất
lượng cuộc sống của người tiêu dùng.
3


1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của Influencer trên nền tảng mạng xã
hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí
Minh.

-

Đối tượng khảo sát: Gen Z (từ 16 - 24 tuổi).

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

-

Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 02/2023 đến tháng
06/2023.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả nghiên cứu, thu thập thông tin từ các bài
nghiên cứu trước, những cơ sở lý thuyết và các tài liệu khoa học để xây dựng
nền tảng nghiên cứu cho đề tài và xác định các biến quan sát. Từ đó, hình thành
thang đo ban đầu;
- Phỏng vấn tập trung, sau đó thống kê các câu trả lời nhằm xác định các biến
quan sát, loại bỏ những biến quan sát chưa phù hợp, điều chỉnh thang đo và
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
-

Thang đo Likert 05 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số;

-

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất;

-

Bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến được gửi đến đối tượng đủ điều kiện tham
gia trả lời khảo sát;

-

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định và lựa chọn thang đo;

-

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng rút gọn một tập gồm nhiều
biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn.

-

Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định các yếu tố thật sự tác
động của Influencer đến ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP.
Hồ Chí Minh và hệ số của chúng trong phương trình;
4



-

Cuối cùng, kiểm định T- test và phân tích ANOVA nhằm đánh giá sự khác
biệt về ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh với
các điều kiện khác nhau.

1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu

1.6.1. Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Đề tài nghiên cứu khái quát và hệ thống hóa lý thuyết những nhân tố tác động
của Influencer trên nền tảng mạng xã hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống
của Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, phát triển hệ thống thang đo các yếu tố tác
động của Influencer trên nền tảng mạng xã hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn
uống của Gen Z trên địa bàn này.
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin và luận cứ khoa học về
những yếu tố tác động của Influencer trên nền tảng mạng xã hội TikTok đến việc lựa
chọn địa điểm ăn uống của Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh. Góp phần làm đa dạng nguồn
tài liệu tham khảo và mơ hình nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu thị trường.
Kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp cho các Influencers có những thay đổi tích
cực, giúp họ định hướng và phát huy được thế mạnh trong việc phát triển bản thân
thơng qua nền tảng TikTok. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đưa ra cho các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh có thêm góc nhìn, để từ đó
họ có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường, hoạch định các chiến lược kinh
doanh hay chiến lược quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp của mình phù hợp trên
nền tảng mạng xã hội TikTok.
1.7.


Bố cục của đề tài
Kết cấu của khoá luận gồm 05 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Trình bày, xác định vấn đề cần

nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu. Dựa vào nền tảng đó, xác định được câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Từ đó, rút ra được ý nghĩa
nghiên cứu và giới thiệu cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu: Trình bày các
khái niệm, các lý thuyết, học thuyết và các lập luận làm nền tảng cho việc nghiên cứu.
5


Đồng thời, giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngồi nước
nhằm đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu gồm
việc xây dựng thang đo, chọn mẫu, quá trình thu thập dữ liệu,... Từ đó, trình bày cụ
thể phương pháp nghiên cứu đã nêu trước đó.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả sau
khi thu thập và phân tích dữ liệu thơng qua các kiểm định.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết luận về tác động của
Influencer trên nền tảng mạng xã hội TikTok đến việc lựa chọn địa điểm ăn uống của
Gen Z tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị, đồng thời
cũng đưa ra những hạn chế, kiến nghị đối với các nhà nghiên cứu trong tương lai.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương đầu tiên, tác giả đã xác định được lý do chọn đề tài, đặt ra mục
tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã
khái quát phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và giới thiệu cấu trúc cơ bản của bài
nghiên cứu. Từ đây, giúp tác giả hiểu rõ hơn về mục tiêu, hướng đi của đề tài nghiên
cứu.


6


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Khái niệm

2.1.1. Khái niệm về Influencer
Theo từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary): “Influencer
là người có khả năng ảnh hưởng đến người mua tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch
vụ bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên mạng xã hội”5.
Theo Keller và Berry (2003): “Influencer là một cá nhân có hoạt động tâm
trí và các hoạt động có sự ảnh hưởng đến mạng lưới và môi trường xung quanh”.
Theo Castulus Kolo (2015): “Influencer được đặc trưng bởi quy mơ mạng
lưới và tính thuyết phục đặc biệt cao. Thơng qua các khuyến nghị của họ trên phương
tiện truyền thông xã hội, họ có thể kích hoạt các tầng truyền thông ảnh hưởng đến sự
thành công trên thị trường của các thương hiệu và sản phẩm.
Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là bên thứ ba, người định hình
đáng kể quyết định mua hàng của khách hàng (Brown và Hayes, 2008). Phương tiện
truyền thông xã hội và sự tích hợp của nó trong cuộc sống hàng ngày đã tạo ra cơ hội
cho doanh nghiệp thay đổi chiến lược và thích ứng với xu hướng mới.
Theo Lou và Yuan (2019): “Người ảnh hưởng trên mạng xã hội là người tạo
ra nội dung: Một người có địa vị chun mơn trong một lĩnh vực cụ thể, người đã thu
hút được một lượng lớn người theo dõi - những người làm marketing giá trị đối với
thương hiệu - bằng cách thường xun sản xuất nội dung có giá trị thơng qua mạng
xã hội”6. Các thương hiệu hiện nay đang tập trung vào những người có ảnh hưởng
trên mạng xã hội như một chiến lược truyền thông để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và
nhận được sự công nhận của thương hiệu nhờ khả năng tiếp cận rộng và kết nối chặt

chẽ với khán giả. Sự kết nối trực tiếp giữa người ảnh hưởng và người theo dõi cho
phép các thương hiệu tiếp xúc chặt chẽ với người tiêu dùng của họ (Ledbetter và
Redd, 2016). Theo 7SAT (2020), các Influencer được phân loại dựa vào số lượng
người theo dõi, cụ thể theo bảng sau:

5

ngày 25/3/2023.
Chen Lou, Shupei Yuan (2019), Influencer marketing: how message value and credibility affect consumer
trust of branded content on social media. Journal of Interactive Advertising, 19(1), 58-73, truy cập ngày
25/3/2023. [ />
6

7


7

Trên

500

Power Middle Influencer

Micro Influencer

Nano Influencer

theo dõi.


nhóm

cụ thể nào đó.

xã hội, chia sẻ
những thông tin ở

rãi cũng như định hướng mới và tác động hàng muốn hướng đến - những

hướng

người tiêu dùng.

mức độ tương tác
tốt.7

với những nhóm người hâm
mộ riêng biệt và dàn trải.

mộ.

(Tác giả tổng hợp từ: Advertisingvietnam.com)

Bảng 2.1. Bảng phân loại Influencer dựa trên lượng người theo dõi

mọi lĩnh vực và có

hành vi của người hâm phẩm thay vì chọn Influencer

vi mạnh mẽ đến suy nghĩ, người có nhu cầu sử dụng sản


năng nổ trên mạng

độ phủ sóng rộng năng tạo nên những xu đối tượng mục tiêu mà nhãn

hành

người hoạt động

trị thương hiệu, tạo dõi khổng lồ, có khả Power Middle cũng chính là

đảo
Họ thường là những

đơng

hảo để nâng tầm giá hữu lượng người theo Lượng người hâm mộ của họ thông thạo.

quan đến lĩnh vực mà nhất.

nghiệm làm việc cùng các vấn đề cụ thể liên lượng

Là lựa chọn hồn Nhóm người này sở nhãn hàng.

truyền hình,…

nổi tiếng, ngôi sao bật trong một lĩnh vực trong cuộc sống và kinh tập trung khai thác các Influencer có số




theo dõi.

Thường là nghệ sĩ Là các chuyên gia nổi Là người có nhiều kiến thức Các bài viết của nhóm Đây

theo dõi.

8

7SAT (2020), Influencer được phân loại như thế nào?, Advertising Vietnam, truy cập ngày 27/3/2023, [ />
Đặc điểm

dõi

Macro Influencer

nghìn 100 - 500 nghìn người 50 - 100 nghìn người theo dõi. 10 - 50 nghìn người 3 - 10 nghìn người

người theo người theo dõi.

Số lượng

Mega Influencer


2.1.2. Khái niệm về Influencer Marketing
Theo Byrne, Kearney và MacEvill (2017): “Influencer Marketing là một loại
marketing tập trung vào việc sử dụng những người có khả năng dẫn dắt, ảnh hưởng
đến nhận định của người khác để đưa thông điệp thương hiệu đến thị trường lớn
hơn”.
Theo Scott (2015), marketing dựa vào người ảnh hưởng là: “Một chiến lược

tiếp thị sử dụng ảnh hưởng của các cá nhân hoặc nhà lãnh đạo để thúc đẩy nhận thức
về thương hiệu của người tiêu dùng và quyết định mua hàng của họ”.
Influencer Marketing có thể là dạng bài đăng trên blog, video hoặc hình ảnh
trên các kênh truyền thơng xã hội của Influencer, nó có thể là nội dung cho chiến dịch
marketing của doanh nghiệp với tên hoặc hình ảnh của Influencer. Influencer
Marketing cũng có thể là tổ chức sự kiện, chuyến đi và hội thảo, quảng cáo hiển thị8.
Theo định nghĩa của Forbes (2014): “Influencer Marketing là hình thức
marketing nhằm xác định tiếp cận từng cá nhân và gây ảnh hưởng lên quyết định
mua hàng của những khách hàng tiềm năng”. Bên cạnh đó, có thể hiểu Influencer
Marketing đề cập đến một hình thức tiếp thị trong đó các nhà tiếp thị và thương hiệu
đầu tư vào những người có ảnh hưởng được chọn để tạo ra và quảng bá nội dung có
thương hiệu của họ cho cả những người theo dõi của chính những người có ảnh hưởng
và người tiêu dùng mục tiêu của thương hiệu (Yodel, 2017).
2.1.3. Khái niệm về Gen Z
Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Gen Z là những người sinh ra trong khoảng
thời gian từ cuối những năm 1990 cho đến đầu những năm 2010”. 9 Gen Z là viết tắt
của Generation Z (thế hệ Z).
Theo định nghĩa của Pew Research, Gen Z (Generation Z - thế hệ Z) là cụm
từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến
2012/2015 (một số ý kiến cho rằng Gen Z bắt đầu từ năm 1995). Thế hệ Z là nhóm
kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y- Nhóm người có độ tuổi từ 27 - 41, sinh ra từ
năm 1980 - 1994) và trước thế hệ Alpha (α) (Nhóm người có độ tuổi từ 8, sinh ra từ
8

Trần Minh Phương (2021), Nghiên cứu influencer marketing trong du lịch hiện nay, Tạp chí Cơng Thương,
truy cập ngày 26/3/2023,[ />9
truy cập ngày 26/3/2023.

9



năm 2013 - 2023), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979)10.
Quãng tuổi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997 - 2012.
Thuật ngữ Gen Z xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 9/2000 trên tạp chí Adage
(tạp chí Thời đại quảng cáo), sau này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực marketing.
Gen Z thường được gắn với nhiều đặc điểm nổi trội như: Hiểu biết hơn về cơng nghệ,
tư duy về tài chính tốt hơn thế hệ trước, dám sống phá cách, ưa mạo hiểm, giỏi nhiều
kĩ năng khác nhau, cập nhật xu hướng tốt,… Trong đó, việc hiểu biết về cơng nghệ,
gắn bó với mạng xã hội được cho là đặc điểm nổi trội của Gen Z.
Sinh ra trong thời đại công nghệ và Internet bùng nổ, Gen Z còn được gọi bằng
những tên khác như: iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives,
Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later Millennials, Zoomers, Gen Wii, Gen - Tech,…11
2.1.4. Khái niệm về ứng dụng
Ứng dụng (application) được định nghĩa là: “Một loại phần mềm cho phép
thực hiện các tác vụ cụ thể”12. Ứng dụng cũng được định nghĩa là: “Một loại phần
mềm có thể được cài đặt và chạy trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh
hoặc các thiết bị điện tử khác”. Ứng dụng thường dùng để chỉ một ứng dụng di động
hoặc một phần mềm được cài đặt và sử dụng trên máy tính. Hầu hết các ứng dụng có
một chức năng cụ thể và hẹp.
Ứng dụng được phân chia thành nhiều loại. Ứng dụng cho máy tính để bàn,
máy tính xách tay được gọi là ứng dụng máy tính (desktop application). Những ứng
dụng cho thiết bị di động gọi là ứng dụng di động (mobile application)13.
Tóm lại, ứng dụng là một loại phần mềm có chức năng cụ thể, được cài đặt và
chạy trên trên máy tính hoặc thiết bị di động.

10

Cary Lynne Thigpen & Alec Tyson (2021), On social media, Gen Z and Millennial adults interact more with
climate change content than older generations, Pew Research, truy cập ngày 26/3/2023,
[ />11

Gen Z là gì? Suy nghĩ, sở thích có khác gì so với Gen X, Y?, AIA, truy cập ngày 26/3/2023,
[ />12
Vinh Phạm (2019), Application (Ứng dụng) là gì? Những thơng tin cần biết, truy cập ngày 26/3/2023,
[ />13
Ứng dụng là gì?, Sento App, truy cập ngày 26/3/2023, [ />
10


2.1.5. Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Tại Việt Nam, người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho
mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức14.
Hành vi của người tiêu dùng bao gồm: “Tất cả các hoạt động liên quan đến
việc mua, sử dụng và thải bỏ hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các phản ứng về cảm
xúc, tinh thần và hành vi của người tiêu dùng trước hoặc sau các hoạt động này”.
Hành vi người tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được
về các yếu tố như ý kiến từ người tiêu dùng khác, quảng cáo, thơng tin, giá cả, bao
bì,… Từ đó, họ có những hành động trong q trình tiêu dùng.
Theo Engel, Blackwell và Mansard thì: “Hành vi của người tiêu dùng là các
hành động và quá trình quyết định của những người mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu
dùng cá nhân”. Hành vi mua của người tiêu dùng đề cập đến việc nghiên cứu khách
hàng và cách họ cư xử trong khi quyết định mua một sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của
họ. Nó là một nghiên cứu về các hành động của người tiêu dùng thúc đẩy họ mua và
sử dụng các sản phẩm nhất định.
Việc nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng quan trọng nhất đối với các
nhà tiếp thị vì họ có thể hiểu được kỳ vọng của người tiêu dùng. Nó giúp hiểu được
điều gì khiến người tiêu dùng mua một sản phẩm. Điều quan trọng là phải đánh giá
được loại sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích để họ tung ra thị trường. Các nhà
tiếp thị có thể hiểu được sở thích hoặc điều khơng thích của người tiêu dùng sau đó
thiết kế các nỗ lực tiếp thị của họ dựa trên kết quả nghiên cứu.
Theo Giáo sư Theodore Levitt (Kumar, 2004) cho biết: “Hành vi của người

tiêu dùng có tầm quan trọng nhất đối với các nhà tiếp thị trong các nghiên cứu kinh
doanh vì mục đích chính là tạo ra và giữ chân khách hàng”. Hành vi của người tiêu
dùng không chỉ quan trọng để thu hút khách hàng mới mà còn rất quan trọng để giữ
chân khách hàng hiện tại. Khi một khách hàng hài lòng về một sản phẩm cụ thể, họ
sẽ lặp lại việc mua hàng. Vì vậy, việc tiếp thị sản phẩm nên được thực hiện theo cách
có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm nhiều lần.

14

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.

11


Theo Philip Kotler, hành vi người tiêu dùng là: “Những hành vi cụ thể của
một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay
dịch vụ. Đây là quá trình mà người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, ý
tưởng hoặc kinh nghiệm để thỏa mãn nhu cầu hoặc ước muốn của họ”. Nghiên cứu
về hành vi người tiêu dùng của khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần
thành cơng trong kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.6. Ý định mua
Ý định mua đề cập đến khả năng mà người tiêu dùng quan tâm, có ý định mua
hoặc sẽ lên kế hoạch mua một sản phẩm cụ thể (Martins & cộng sự, 2019), sau khi
người tiêu dùng trải qua q trình nhận thức về nó.
Theo Sohail Yonus và cộng sự (2015), ý định mua được hiểu theo một khía
cạnh khác là người tiêu dùng sẽ mua một sản phẩm sau khi có đánh giá về nó. Ý định
mua là một q trình tinh thần thơng qua một phương tiện truyền đạt thông tin để đưa
ra ý định mua (Howard, 1994). Ý định mua là một phần của việc ra quyết định mua
hàng mà khi đó người tiêu dùng nghiên cứu lý do để mua một thương hiệu cụ thể
(Shah & cộng sự, 2012).

Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương
lai (Thắng và Độ, 2016). Ý định mua một sản phẩm cụ thể được thúc đẩy bởi nhiều
yếu tố khác nhau. Theo Ajzen (1991), ý định mua hàng bị tác động trực tiếp bởi “Thái
độ”, “Chuẩn mực chủ quan” và “Nhận thức kiểm soát hành vi”. Nghiên cứu trước
đây của Kim, A. và Ko, E. (2010) cho rằng thái độ và nhận thức là những chỉ số quan
trọng ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng.
Ngoài ra, ý định mua một sản phẩm cụ thể của người tiêu dùng được thúc đẩy
bởi tính thực dụng và động lực khoái lạc (Arum & Sung, 2018). Động lực khoái lạc
là những kinh nghiệm và cảm xúc có liên quan đến tìm kiếm sự thích thú và hạnh
phúc trong q trình mua hàng (Yeo & cộng sự, 2017). Hơn nữa, ý định mua còn phụ
thuộc vào các yếu tố như nhận thức về sản phẩm, liên quan đến giá trị, giá cả hoặc
chất lượng sản phẩm, cũng như thái độ và sở thích đối với thương hiệu hoặc sản phẩm
của người tiêu dùng (Nascimento, 2019).

12


2.2.

Tổng quan về TikTok
Bản chất TikTok là mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc có tên gốc là Douyin

hay Vabrato tức “rung động”. TikTok là mạng xã hội video âm nhạc được phát hành
bởi app tin tức Jinri Toutiao sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc15.
Cách thức hoạt động của mạng xã hội này khá đơn giản, hầu hết video có thời
lượng từ 15 giây đến 3 phút. TikTok có các tính năng đa dạng như tạo video trên
TikTok, sửa đổi thông tin cá nhân, kết bạn trên TikTok,... Cách sử dụng TikTok rất
đơn giản, người dùng có thể đăng bất kỳ loại video nào trên TikTok phù hợp với tiêu
chuẩn và quy định của TikTok. Người dùng có thể tự do sáng tạo các video mang
đậm tính cá nhân, về mọi chủ đề yêu thích. Điểm thu hút của ứng dụng này là tính

năng chỉnh sửa video độc đáo cùng với kho lưu trữ âm nhạc khổng lồ có sẵn để người
dùng có thể tùy thích tạo ra những video ấn tượng, mang đậm tính cá nhân hóa.
Theo Zhang và cộng sự (2019), ứng dụng TikTok cho phép người dùng ghi
lại những khoảnh khắc đáng nhớ và tạo video dạng ngắn kéo dài từ vài giây đến vài
phút. Với các công cụ chỉnh sửa video dễ sử dụng, người dùng dễ dàng tạo ra các
video, chẳng hạn như hài kịch ngắn, khiêu vũ, ca hát, nấu ăn, tập thể dục hoặc các
hoạt động hàng ngày. Người sử dụng cũng có thể đăng lại những video này lên
phương tiện truyền thông xã hội khác để thu thập người yêu thích và người theo dõi.
Khơng giống như Instagram, ứng dụng TikTok thường tập trung vào các video ngộ
nghĩnh, hầu hết trong số đó khơng được sản xuất q chun nghiệp hoặc thẩm mỹ.
Trong khi các phiên bản quốc tế của nó chủ yếu nhắm vào giới trẻ thơng qua ca hát,
nhảy múa và các video vui nhộn thì phiên bản tiếng Trung của nó nhắm đến đối tượng
người lớn tuổi ở nhiều độ tuổi khác nhau và phần lớn các video nói về cuộc sống hàng
ngày (Wang, 2020).
Theo Wang (2020), TikTok là ứng dụng video dạng ngắn trên thiết bị di động
và là một trong những nền tảng truyền thông xã hội thịnh hành gần đây. Mặc dù chỉ
là một phương tiện truyền thông xã hội mới, những video trên ứng dụng TikTok
dường như thu hút người dùng tham gia trải nghiệm hơn hẳn với các phương tiện
truyền thông trước đây như: Facebook, Youtube, Instagram hoặc Twitter.

15

Lương Hạnh (2023), TikTok là gì? Tất tần tật về Tik Tok có thể bạn chưa biết, Marketing AI, truy cập
21/3/2023, [ />
13


Một trong những yếu tố giúp TikTok thu hút người dùng là việc TikTok sử
dụng cơng cụ AI - trí tuệ nhân tạo. TikTok ghi nhận sở thích của người dùng và đề
xuất các video có chủ đề tương tự. Điều này giúp cá nhân hóa người dùng, tăng sự tò

mò đối với ứng dụng. Nếu người dùng bỏ qua một video nào đó, AI sẽ ghi nhớ và
giới hạn các video có cùng chủ đề. AI ở TikTok khơng chỉ được sử dụng như một
công cụ đơn thuần mà cịn giữ quyền kiểm sốt tối đa những gì người dùng có thể
nhìn thấy16. Việc sử dụng triệt để cơng dụng của AI là một trong những góp phần vào
sự thành cơng của TikTok.

Hình 2.1. Hình ảnh nhận diện của TikTok
Theo ByteDance, TikTok đã được tải xuống 3 tỷ lần và hiện có 1,2 tỷ người
dùng hoạt động hàng tháng. Theo nhân khẩu học, TikTok hiện đang được mọi người
ở hầu hết các nhóm tuổi sử dụng với 60% nội dung người dùng là thế hệ Z và 130
triệu người dùng hoạt động hàng ngày riêng ở Mỹ. Phần lớn người dùng (198 triệu)
đến từ Đông Nam Á, Hoa Kỳ có tỷ lệ tương tác cao nhất với 68 phút lượng sử dụng
mỗi ngày. Nó có sẵn trong 154 quốc gia và có 75 ngơn ngữ17.
TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất năm 2021, với 656 triệu lượt
tải xuống. Xếp thứ hai là Instagram với hơn 100 triệu lượt tải xuống (năm trước đó
tức 2020, con số này là 545 triệu). Năm 2021 cũng là năm thứ ba liên tiếp TikTok giữ

16

Thao Lee (2020), Liệu TikTok có đang trở thành ứng dụng truyền thông xã hội số 1 thế giới?, truy cập
ngày 16/3/2023, [ />17
Split Dragon (2022), Chiến lược tiếp thị TikTok dành cho Người bán trên Lazada và Shopee, truy cập ngày
16/3/2023, [ />
14


vị trí số một về lượt tải. Ứng dụng này đã được tải xuống 693 triệu lần vào năm 2019
và 850 triệu lần vào năm 202018.

Hình 2.2. Những số liệu thống kê về TikTok dành cho Marketer 2022

(Nguồn: Splitdragon.com)
Theo Apptopia, TikTok được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ với 94 triệu lượt tải
xuống vào năm 2021 – tăng 6% so với năm 2020. Doanh số của TikTok đã vượt qua
mức 2,5 tỷ USD vào năm 2021.
TikTok là ứng dụng hàng đầu về chi tiêu của người tiêu dùng. Theo AppAnnie,
TikTok là ứng dụng số một trong việc thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, vượt
qua Tinder để giành vị trí đầu bảng. Chi tiêu của người tiêu dùng trên TikTok đã tăng
lên tới 77% vào năm 2021. Nhìn chung, người dùng đã chi 2,3 tỷ USD cho ứng dụng,
so với 1,3 tỷ USD của năm trước.
Quảng cáo trên TikTok tiếp cận 17,9% tổng số người dùng Internet trên 18
tuổi. Phạm vi tiếp cận của TikTok cao nhất đối với nhóm người dùng Gen Z, tiếp cận
18

Marketing Trips (2022), Những số liệu thống kê về TikTok cho Marketer năm 2023, truy cập ngày 16/3/2023,

[ />
15


×