Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thực trạng và giải pháp ngăn chặn hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp fdi tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.18 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ - LUẬT

TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN
HIỆN TƢỢNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM

GV HƯỚNG DẪN: TS. LƢƠNG CÔNG NGUYÊN
SV THỰC HIỆN: PHẠM BÍCH PHƢƠNG
LỚP: 96-QTL43B
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1853401020214

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn
hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” là công trình
nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
Tiến sĩ Lương Công Ngun. Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã có sự tham
khảo, vận dụng và kế thừa quan điểm khoa học của các học giả đã có nghiên cứu
liên quan đến đề tài trước đó. Đồng thời các thơng tin tham khảo đều được thể hiện
một cách trung thực và có trích dẫn nguồn đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023
Tác giả


Phạm Bích Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Quản trị trường Đại học Luật
TP. HCM đã tạo cơ hội cho tác giả nghiên cứu đề tài này để hoàn thành việc tốt
nghiệp. Tác giả chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lương Cơng Ngun vì những hỗ trợ,
hướng dẫn, góp ý và nhận xét rất tận tình của thầy trong thời gian tác giả thực hiện
đề tài. Tác giả chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Chính vì vậy, tác giả rất
mong nhận được những ý kiến, đóng góp của quý Thầy, Cô để tác giả rút kinh
nghiệm cho bản thân.
Cuối lời, tác giả xin kính chúc tồn thể q Thầy Cơ Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2023
Tác giả

Phạm Bích Phƣơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

APA

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế


BEPS

Xói mịn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận

ETR

Thuế suất hiệu dụng

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do

ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

NSNN

Ngân sách Nhà nước

OECD


Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PPP

Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNCTAD

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VCCI

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Top 05 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam 03 tháng đầu năm
2023 (Tính từ 01/01/2023 đến 20/3/2023) ................................................................12
Bảng 1.2 Top 05 ngành nghề thu hút đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam 03 tháng
đầu năm 2023 (Tính từ 01/01/2023 đến 20/3/2023) .................................................13
Bảng 2.1 Tỉ lệ ước tính doanh nghiệp thực hiện chuyển giá (theo ngành)...............24


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................
MỤC LỤC ....................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 7
1.1. Doanh nghiệp FDI ...........................................................................................7
1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp FDI.....................................................................7
1.1.2. Các hình thức doanh nghiệp FDI ................................................................9
1.1.3. Vai trò doanh nghiệp FDI .........................................................................11
1.2. Hiện tƣợng chuyển giá ..................................................................................16
1.2.1. Định nghĩa chuyển giá ..............................................................................16
1.2.2. Các hình thức chuyển giá ..........................................................................18
1.2.3. Nguyên nhân hiện tượng chuyển giá ........................................................21

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN TƢỢNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM .............................................................. 23
2.1. Thực trạng hiện tƣợng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI .............23
2.1.1. Thực trạng chung ......................................................................................23
2.1.2. Một số ví dụ về hiện tượng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI .............26
2.2. Tác động của hiện tƣợng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam........................................................................................................................31
2.3. Cơng cụ pháp lý kiểm sốt chuyển giá của Việt Nam ................................34
2.3.1. Quy định pháp luật ....................................................................................34
2.3.2. Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng ........................................................36


2.4. Những khó khăn trong việc quản lý hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam .....................................................................................37
2.4.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam .........................................................37
2.4.2. Các quy định pháp luật liên quan đến chuyển giá ....................................38
2.4.3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm sốt chuyển giá .......39
2.4.4. Thu thập thơng tin .....................................................................................40
2.4.5. Những khó khăn khác ...............................................................................40
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NGĂN CHẶN HIỆN
TƢỢNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM42
3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về chống chuyển giá.........................................42
3.2. Tăng cƣờng phối hợp, nâng cao hoạt động của các tổ chức kiểm soát
chuyển giá .............................................................................................................45
3.3. Hoàn thiện, tăng cƣờng các vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra
chuyển giá .............................................................................................................48
3.4. Các giải pháp khác ........................................................................................50
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố quan trọng
đóng góp cho sự tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia, từ đó
giúp quốc gia bổ sung thêm nguồn vốn, nâng cao công nghệ và khả năng tham gia
vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Là một nước thuộc nhóm các nước có nền kinh tế
đang phát triển, Việt Nam luôn dành sự quan tâm và ưu đãi đến các nhà đầu tư và
nguồn vốn đầu tư nước ngồi. Từ đó thu hút được nhiều dự án, nguồn vốn FDI giúp
phát triển kinh tế nước nhà, cũng như giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia
sâu hơn vào các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016 - 2020, doanh thu thuần mà các doanh
nghiệp FDI tạo ra là 6,6 triệu tỉ đồng/năm, tăng 14,1%/năm so với giai đoạn 2011 2015. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế do doanh nghiệp FDI tạo ra đạt 392,5
nghìn tỉ đồng/năm, tăng 9,1%/năm và tăng 111,6% so với bình quân giai đoạn 2011
- 20151. Đây là những con số thể hiện mức độ đóng góp to lớn của các doanh
nghiệp FDI vào nền kinh tế của chúng ta.
Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
do dịch Covid - 19, bức tranh đầu tư tồn cầu đã có sự biến động lớn. Theo đó,
dịng vốn FDI tồn cầu năm 2020 giảm 35% xuống cịn 1.000 tỉ USD. Trong đó,
FDI vào các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển giảm ít hơn so với các
nước phát triển, ở mức 8%, nhờ sự chu chuyển vốn linh hoạt các nước châu Á2.
Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam khi mà nhiều quốc gia
phải đóng cửa biên giới, các doanh nghiệp đa quốc gia thu hẹp đầu tư, đánh giá lại
các dự án mới. Cùng với đó, việc Trung Quốc đóng cửa đã khiến các nhà đầu tư
nước ngồi đầu tư vào Trung Quốc tìm đến một thị trường mới. Trong đó, Việt
Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhờ chi phí sản xuất

1

Tổng cục Thống kê (2022). Thơng cáo báo chí kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2021.


Nguyễn Bích Lâm (2021). Việt Nam cần làm gì để tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI?.
Trang Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê. Từ truy cập ngày 15/3/2023.
2

1


cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên do tình hình lạm phát tăng cao nên mức
đầu tư FDI vào Việt Nam vẫn cịn nhiều biến động, khơng ổn định.
Theo đó, tổng vốn FDI đăng ký vào thị trường Việt Nam trong tháng 1/2023
giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng có một điểm tích cực là trong tháng
1/2023 có 153 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỉ USD, tăng
48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước3. Tuy
nhiên, nếu tính gộp trong hai tháng đầu năm thì tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới
và dự án cấp mới vào Việt Nam tuy có tăng so với cùng kỳ năm ngối, nhưng mức
tăng khơng cịn cao như trong tháng 1. Tính đến ngày 20/02/2023, tổng vốn đầu tư
nước ngồi đăng ký cấp mới vào Việt Nam đạt 1,76 tỉ USD, chỉ gấp 2,8 lần cùng kỳ
năm trước, có 261 dự án cấp mới, gấp 1,4 lần 4. Nhưng đây vẫn là một dấu hiệu tích
cực cho thấy Việt Nam vẫn đang là một thị trường có khả năng thu hút được lượng
lớn nguồn vốn nước ngồi.
Từ đó ta có thể thấy được sự quan trọng của các doanh nghiệp FDI trong nền
kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên công tác quản lý đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều
hạn chế, thiếu sót. Đáng nhắc tới là các vấn đề liên quan đến chuyển giá trong các
doanh nghiệp FDI đang nổi cộm trong nhiều năm kể lại đây. Bởi vì để đạt được các
mục đích tồn cầu hóa và mở cửa thị trường thu hút đầu tư nước ngoài, các quốc gia
đã đặt ra nhiều ưu đãi cho họ. Từ đó, các nhà đầu tư này càng có nhiều cách thức
chuyển dịch lợi ích kinh tế từ quốc gia đó về mình. Trong đó, cơng cụ mà nhiều
doanh nghiệp FDI sử dụng là thủ thuật chuyển giá (Transfer pricing). Với sự phát
triển ngày càng nhanh của nền kinh tế, những hình thức chuyển giá ngày càng phức

tạp đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu
tư, trong đó có Việt Nam.
Do đó, tác giả chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp ngăn chặn hiện tượng
chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” với mong muốn nghiên

Anh Nhi (2023). Dự án FDI mới tăng mạnh trong tháng đầu năm 2023. VnEconomy, Tạp chí điện
tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam. Từ truy cập ngày 18/3/2023.
3

Tổng cục thống kê (2023). Một số điểm sáng tình hình kinh tế – xã hội tháng hai và hai tháng đầu
năm 2023. Từ truy cập ngày 01/6/2023.
4

2


cứu rõ hơn thực trạng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, từ đó nhận
diện được những thách thức, hạn chế trong công tác quản lý. Cuối cùng có thể đưa
ra các giải pháp để hạn chế thực trạng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu về thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam. Dựa vào đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này để
đảm bảo lợi ích kinh tế của Việt Nam khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp FDI và hiện tượng chuyển
giá;
- Xác định rõ thực trạng và tác động của việc chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam;
- Phân tích những khó khăn trong việc quản lý hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như các công cụ pháp lý mà Việt Nam đang

sử dụng để điều chỉnh vấn đề này;
- Dựa vào thực trạng và những hạn chế đã nghiên cứu được đưa ra các giải
pháp nhằm hạn chế hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
và đề xuất các giải pháp ngăn chặn hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Thực trạng hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam. Tập trung nghiên cứu vào hiện trạng và tác động của hiện tượng này
lên nền kinh tế.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam.

3


Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hiện tượng chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam từ khi mở cửa kinh tế, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2023 và đề xuất giải pháp ngăn chặn hiệu quả đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu định tính. Q trình
nghiên cứu được tiến hành một cách tuần tự với một quy trình chặt chẽ từ nghiên
cứu cơ sở lý luận đến phân tích, đánh giá thực trạng hiện tại, từ đó đánh giá những
tác động, hạn chế trong công tác quản lý và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị,
đề xuất giải pháp ngăn chặn hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI ở Việt
Nam. Trong đó, khóa luận kết hợp phương pháp luận và các phương pháp cụ thể.
Phương pháp luận:
Phương pháp diễn dịch được sử dụng xuyên suốt trong quá trình tổng hợp,

phân tích, luận giải về cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng cũng như đề
xuất, kiến nghị các giải pháp trong khóa luận.
Các phương pháp cụ thể:
Phương pháp kế thừa: Kế thừa và vận dụng các cơ sở lý luận, kết quả nghiên
cứu trong nước và ngồi nước; từ đó có những đề xuất bổ sung, phát triển để giải
quyết các vấn đề đặt ra trong q trình nghiên cứu, xây dựng khóa luận.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích nguồn thơng tin thu được từ các số
liệu thống kê, báo cáo và kết quả nghiên cứu của các đề tài, cơng trình nghiên cứu
về vấn đề có liên quan để tổng hợp và xây dựng nên góc nhìn tổng qt.
6. Tổng quan các cơng trình có liên quan
6.1. Các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hành vi chuyển giá, nổi
bật là nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. Trong đó, phải kể đến “Transfer
Pricing” của UNCTAD vào năm 1999. Bài nghiên cứu đã đưa ra khung pháp lý
tổng quát về chuyển giá và các phương thức chuyển giá trong nội bộ các tập đoàn
đa quốc gia.

4


Một nghiên cứu khác là “Dealing Effectively with the Challenges of Transfer
Pricing”, báo cáo của OECD, 2012. Báo cáo này đề cập đến việc quản lý thực tế
các hành vi chuyển giá của cơ quan quản lý thuế. Trong đó, tập trung vào kinh
nghiệm thực tế của một số nước thành viên FTA và một số nước không phải là
thành viên để thảo luận về những cách thức tối ưu hóa việc quản lý các hành vi
chuyển giá, để việc kiểm tra và điều tra về giá chuyển nhượng được tiến hành một
cách hiệu quả và kịp thời, cân bằng lợi ích của các tập đồn đa quốc gia cũng như
của cơ quan quản lý thuế nói riêng, nhà nước nói chung
Ngồi ra, cuốn sách “Transfer Pricing and Developing Economies: A
Handbook for Policy Makers and Practitioners” được công bố vào năm 2016

nghiên cứu về vấn đề chuyển giá của nhóm tác giả Joel Cooper, Randall Fox, Jan
Loeprick and Komal Mohindra cũng có nhiều điểm nổi bật, thể hiện việc Ngân hàng
Thế giới tham gia nhiều hơn trong việc hỗ trợ các quốc gia huy động nguồn lực
trong nước bằng cách bảo vệ cơ sở thuế của họ và đề cập đến tất cả các khía cạnh
liên quan phải được xem xét khi nhắc đến chuyển giá. Ngoài ra, cuốn sách cịn cung
cấp hướng dẫn về các bước phân tích để hiểu khả năng một quốc gia có nguy cơ bị
chuyển giá và vạch ra các lĩnh vực chính cần chú ý trong thiết kế và thực hiện các
chế độ chuyển giá.
6.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay chuyển giá đã khơng cịn là một vấn đề mới ở Việt Nam, do đó cũng
đã có nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu, phân tích vấn đề này. Tuy nhiên ở nước ta
thì đa số các bài phân tích tập trung nhiều vào giai đoạn 2010 - 2013, giai đoạn mà
số lượng các hành vi chuyển giá tăng cao đột biến, dẫn đến sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên sau đó vẫn có những bài nghiên cứu về hiện tượng này trong
thị trường Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế phù hợp theo từng thời kỳ
để phục vụ cơng tác kiểm sốt chuyển giá.
Có thể kể đến Đề tài luận văn thạc sĩ “Hoạt động chuyển giá của các công ty
xuyên quốc gia tại Việt Nam” của tác giả Vụ Thị Lan Anh viết vào năm 2013.
Theo đó đề tập trung nghiên cứu về chuyển giá ở các công ty xuyên quốc gia, thực
trạng ở Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm chuyển giá của các nước và đưa ra các kiến
nghị nhằm hạn chế tình trạng này trong tương lai.
5


Hay bài tạp chí “Chuyển giá thơng qua thủ thuật tách lợi nhuận của các
công ty đa quốc gia tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Giang. Bài nghiên
cứu này đưa ra những dấu hiệu nhận diện về việc các công ty đa quốc gia chuyển
giá ở Việt Nam và tập trung phân tích hoạt động chuyển giá qua phương pháp tách
lợi nhuận dựa trên quyền tự do định đoạt về giá giữa các công ty đa quốc gia trong
mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp

kiểm sốt tình trạng này.
Đối với giai đoạn gần đây thì có bài nghiên cứu “Một số đánh giá và giải
pháp hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi (FDI) ở Việt Nam” của tác giả Phạm Minh Quốc, được đăng trên
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng với nội dung xác định bản chất của hoạt
động chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI và đánh giá những hạn chế của hệ thống
pháp luật nước ta trong công cuộc chống chuyển giá. Từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm hồn thiện chính sách pháp luật.
Ngồi các nghiên cứu trên, thì vẫn còn rất nhiều nghiên cứu của các tác giả
khác về vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trong đó phần
lớn là các bài viết, phân tích được đăng lên tạp chí, đặc biệt là các tạp chí online.
7. Kết cấu
Ngồi phần lời cam đoan, lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
biểu, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung của
khóa luận được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị ngăn chặn hiện tượng chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Doanh nghiệp FDI
1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp FDI
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Trong khi đó, FDI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct
Investment”, có nghĩa là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đây là một trong những
hoạt động đang ngày càng được các cá nhân, tổ chức kinh doanh quan tâm, chú ý.
Do đó có nhiều tổ chức đã đưa ra quan điểm của họ về khái niệm FDI.
Chẳng hạn, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1996) đưa ra khái niệm như
sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh cơng ty”.”
Cịn theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD,
2013) thì “FDI được định nghĩa là một khoản đầu tư phản ánh lợi ích và quyền
kiểm sốt lâu dài của một nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, cư trú tại một nền kinh
tế, trong một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác (chi nhánh nước ngoài)”.
Từ hai khái niệm trên, ta có thể nhận thấy nét đặc trưng của FDI là việc đầu tư
tại một quốc gia hay nền kinh tế khác với quốc gia, nền kinh tế của chủ đầu tư nhằm
tạo ra lợi nhuận. Một điểm đáng chú ý khác được nhắc tới là sự nắm giữ quyền
kiểm sốt hay nói cách khác là quyền quản lý của chủ đầu tư đối với tài sản/ doanh
nghiệp đầu tư của mình. Ngồi ra, theo khái niệm của UNCTAD thì vốn đầu tư
trong FDI cịn mang tính dài hạn, điều này khác biệt với vốn đầu tư trong FPI (đầu
tư gián tiếp nước ngoài).

7


Tóm lại, FDI có thể được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của các tổ chức, cá
nhân ở quốc gia này vào một hoặc nhiều quốc gia khác bằng cách xây dựng các cơ
sở sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được các lợi ích từ việc đầu tư đó thơng qua việc

đầu tư tồn bộ hay phần vốn đủ lớn nhằm thể hiện quyền kiểm soát, quản lý của
mình.
Bên cạnh đó khái niệm Doanh nghiệp FDI được Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD, 1996) định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài là một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế và trong đó một nhà đầu
tư cư trú tại một nền kinh tế khác sở hữu, trực tiếp hoặc gián tiếp, 10% quyền biểu
quyết trở lên nếu doanh nghiệp đó được thành lập hoặc tương đương đối với một
doanh nghiệp chưa có tư cách pháp nhân”.
Hiện nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, chưa có một quy định nào
định nghĩa cụ thể doanh nghiệp FDI là gì. Ta chỉ có thể tìm được một quy định khái
quát về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Luật Đầu tư 2020. Cụ thể,
Khoản 22 Điều 3 quy định như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là tổ
chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đông”. Cũng theo quy
định tại Luật này thì nhà đầu tư nước ngồi bao gồm các cá nhân có quốc tịch nước
ngồi, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh tại Việt Nam (Khoản 19 Điều 3). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được
xem là một loại hình của tổ chức kinh tế (Khoản 21 Điều 3) .
Tuy nhiên quy định trên không nhắc đến tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tối thiểu
để được coi là đầu tư trực tiếp nước ngồi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
nói riêng, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi nói chung. Điều này là khác biệt
với khái niệm mà OECD đưa ra. Do đó đối với Việt Nam thì doanh nghiệp FDI
khơng bị hạn chế mức tối thiểu của nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà tùy thuộc vào
từng trường hợp mà có quy định cụ thể riêng biệt.
Như vậy, từ các khái niệm và phân tích trên, doanh nghiệp FDI có thể được
hiểu là các tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật để kinh doanh với toàn bộ hoặc một
phần nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và nhà đầu tư nước ngồi có tham gia
quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận.
8



1.1.2. Các hình thức doanh nghiệp FDI
Một doanh nghiệp FDI có thể được hình thành thơng qua nhiều phương thức
khác nhau. Cụ thể Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về
quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy
định như sau:
“2. “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh
tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có
nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao
gồm:
(i) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
hoặc khơng có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu
tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
(ii) Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn
đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
(iii) Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên
ngành;
c) Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự
án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Trong đó, đối với doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế thì chỉ cần đảm bảo các điều kiện là có nhà đầu tư nước ngồi là
thành viên hoặc cổ đơng và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư thì đã được coi là doanh nghiệp FDI mà
không cần xét đến mức vốn nước ngồi tối thiểu.
Trong khi đó, doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp vào doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp được thành lập sau khi chia

9


tách, sáp nhập, hợp nhất thì phải đáp ứng điều kiện về mức vốn nước ngoài tối thiểu
trong doanh nghiệp. Cụ thể là từ 51% vốn điều lệ trở lên. Bên cạnh đó, những
doanh nghiệp này và doanh nghiệp FDI được thành lập theo hình thức đầu tư thành
lập tổ chức kinh tế thì khơng quy định mức tối đa của vốn đầu tư nước ngồi. Do đó
các doanh nghiệp này có thể có tồn bộ 100% vốn nước ngồi.
Đối với một số doanh nghiệp đặc biệt được thành lập theo pháp luật chuyên
ngành, chẳng hạn như tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng
khơng,… thì phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành. Đa số chúng đều
bị hạn chế mức tối đa của vốn đầu tư nước ngồi chứ khơng khơng phải mức tối
thiểu vốn nước ngồi. Ví dụ với tổ chức tín dụng thì mức vốn đầu tư của một cá
nhân nước ngồi không được vượt quá 5% vốn điều lệ, của một tổ chức nước ngồi
khơng được vượt q 15% vốn điều lệ, của một nhà đầu tư chiến lược nước ngồi
khơng được vượt quá 20% vốn điều lệ. Và tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà
đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại
Việt Nam (Điều 7 Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam). Hay đối với doanh nghiệp kinh doanh vận
tải hàng khơng thì nhà đầu tư nước ngồi khơng được chiếm q 34% vốn điều lệ.
Cuối cùng là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực
hiện dự án PPP. Việc thực hiện dựa trên cơ sở nhà đầu tư nước ngồi hợp tác có
thời hạn với Nhà nước thơng qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Để
nhà đầu tư nước ngồi có thể thực hiện thành lập doanh nghiệp FDI để thực hiện dự
án PPP và cần phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham gia lựa chọn nhà
đầu tư đối với dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo quy
định của pháp luật về đầu tư.
Bên cạnh các phương thức thành lập trên, các doanh nghiệp FDI được thành
lập tại Việt Nam phải đảm bảo các hình thức doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Theo đó doanh nghiệp FDI có thể được thành lập theo một trong các loại hình

doanh nghiệp sau: Cơng ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở
lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

10


1.1.3. Vai trị doanh nghiệp FDI
Ta có thể nhận thấy được nguồn vốn FDI có tác động to lớn đến sự phát triển
của nền kinh tế quốc gia. Do đó có thể nói các doanh nghiệp FDI nắm giữ vai trị
chủ chốt trong q trình thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ nhất, cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.
Hiện nay, trong công cuộc hội nhập, các quốc gia đang khơng ngừng phát triển
để nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Do đó nhu cầu về nguồn vốn để
đầu tư phát triển là rất lớn, đặc biệt là những nước đang phát triển.
Chẳng hạn như Việt Nam, sau khi xác định chủ trương hội nhập kinh tế quốc
tế, xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập, cơ cấu nguồn vốn
nước ta đang có sự thay đổi. Theo đó giảm dần tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nhà nước,
tăng dần nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tính đến
20/03/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua
phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỉ USD; vốn thực hiện của dự
án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng hơn 4,3 tỉ USD. Nếu tính lũy kế thì cả nước
có 36.881 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 444,1 tỉ USD; vốn thực hiện
lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 278,3 tỉ USD.
Trong 03 tháng đầu năm 2023 thì có 67 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Đứng đầu là những quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu
vực châu Á. Trong đó, cao nhất là Singapore với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỉ USD.
Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. (Bảng 1.1)

11



Bảng 1.1 Top 05 nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất tại Việt Nam 03 tháng đầu
năm 2023 (Tính từ 01/01/2023 đến 20/3/2023)

STT

Đối tác

Vốn đăng ký

Vốn đăng ký

cấp mới

điều chỉnh

(triệu USD)

(triệu USD)

Giá trị góp
vốn, mua cổ
phần
(triệu USD)

Tổng vốn
đăng ký
(triệu USD)


1

Singapore

1,353.48

113.91

219.14

1,686.52

2

Trung Quốc

334.61

178.20

38.95

551.77

3

Đài Loan

273.20


81.07

123.18

477.44

4

Hàn Quốc

75.81

341.39

57.28

474.47

5

Hồng Kơng

414.01

19.35

17.81

451.18


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cịn tính lũy kế đến 20/3/2023 thì có đến 143 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu
tư tại Việt Nam với 36.881 dự án, tổng vốn đăng ký 444,1 tỉ USD. Hàn Quốc dẫn
đầu, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan.
Từ những số liệu trên ta có thấy được mức vốn mà các doanh nghiệp FDI đầu
tư vào Việt Nam rất lớn, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
Thứ hai, tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hiện nay doanh nghiệp FDI xuất hiện ở hầu hết các ngành ở nước ta (03 tháng
đầu năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17/21 ngành kinh tế quốc
dân của nước ta), tuy nhiên phần lớn vẫn tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp. Từ đó
đóng góp rất lớn vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khơng chỉ
vậy các doanh nghiệp FDI còn là một nhân tố quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Việt Nam sang hướng công nghiệp.
Các ngành được đầu tư nhiều nhất và ổn định trong khoảng thời gian gần đây
phải kể đến công nghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động kinh doanh bất động sản.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện cũng là một trong ngành được đầu tư nhiều và
12


đứng thứ hai trong những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong các năm
2020, 2021. Nhưng đến năm 2022, mức độ thu hút của ngành này đã giảm xuống
đứng vị trí thứ ba và đến 03 tháng đầu năm 2023 thì vốn đầu tư nước ngồi của
ngành này đã hạ xuống, ra khỏi top 05 những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước
ngoài (Bảng 1.2). Những ngành tiếp theo thì thường xuyên thay đổi theo từng giai
đoạn.
Bảng 1.2 Top 05 ngành nghề thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhất tại Việt Nam 03
tháng đầu năm 2023 (Tính từ 01/01/2023 đến 20/3/2023)

STT


Tổng vốn đăng ký

Ngành

(triệu USD)

1

Cơng nghiệp chế biến, chế tạo

2

Hoạt động kinh doanh bất động sản

765.76

3

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

275.55

4

Vận tải kho bãi

150.77

5


Xây dựng

105.79

3,976.60

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong lĩnh vực Cơng nghiệp - Xây dựng thì các doanh nghiệp FDI đã chiếm
hơn 50% giá trị sản xuất và đặc biệt là các ngành công nghệ cao như dầu khí, điện
tử, cơng nghệ, máy tính,… Đối với các ngành công nghiệp chủ lực của nước ta như
dệt may, da giày, chế biến nơng sản thực phẩm thì khối FDI cũng nắm giữ phần lớn
giá trị xuất khẩu.
Trong lĩnh vực Nơng - lâm - ngư nghiệp thì mức độ tác động của các doanh
nghiệp FDI không đáng kể do tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên sản lượng của khu vực FDI
thì vẫn cao hơn khu vực kinh tế trong nước nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại,
tiên tiến cũng như sử dụng các giống cây trồng tốt đem lại năng suất cao hơn.
Trong lĩnh vực Dịch vụ thì các doanh nghiệp FDI tập trung vào các lĩnh vực
như nhà hàng, khách sạn, ngân hàng và nâng cao chất lượng cũng như đem lại sự
13


thuận tiện cho khách hàng thông qua các phương thức hiện đại trong thanh tốn, tín
dụng, thẻ. Các ngành như giáo dục, y tế tuy chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư
nước ngoài nhưng ở các thành phố lớn của Việt Nam cũng đã có xây dựng một số
cơ sở trường học, bệnh viện hiện đại, theo chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của tầng
lớp thu nhập cao.
Thứ ba, giúp quốc gia tiếp cận được các công nghệ và bí quyết quản lý hiệu
quả.
Bằng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là trường hợp các công ty
đa quốc gia, hay chi nhánh của doanh nghiệp nước ngồi, các doanh nghiệp FDI có

thể tiếp cận được các cơng nghệ hiện đại hơn so với các hình thức đầu tư khác nhờ
một trong những ưu điểm của FDI là thường đi kèm với chuyển giao công nghệ. Từ
đó các doanh nghiệp FDI có thể tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến hơn so
với trong nước. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, họ có thể tiếp cận được
cơng nghệ sẵn có từ các quốc gia bên ngồi hoặc có thể thực hiện nghiên cứu, cải
tiến phát triển những cơng nghệ đó sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình,
giúp rút ngắn thời gian so với nghiên cứu mới, tăng trình độ kỹ thuật, cơng nghệ
quốc gia.
Theo nhiều đánh giá, chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp FDI
vào Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước. Nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn được tạo ra từ những công
nghệ mới, hiện đại đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng khả năng cạnh
tranh của chúng ta trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Bên cạnh chuyển giao cơng nghệ là q trình tiếp nhận kinh nghiệm quản lý
tiên tiến trên thế giới. Khi chủ đầu tư FDI khi thực hiện kiểm soát, quản lý nguồn
vốn đầu tư của mình sẽ có thể đưa ra những ý kiến, nhận định về hệ thống quản lý
của doanh nghiệp từ đó tiến hành thay đổi phương pháp quản lý, điều hành phù hợp
hơn với doanh nghiệp và góp phần đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thuộc các tập đoàn lớn ở
nước ngoài, các doanh nghiệp này khơng chỉ chuyển giao cơng nghệ mà cịn đưa cả
những nhân lực quản lý cấp cao từ tập đoàn mẹ qua để tiến hành quản lý, điều hành
công ty con ở Việt Nam. Nhờ đó mà những quản lý người Việt Nam trong các công
14


ty đó khi làm việc chung có thể tiếp cận, tìm hiểu được phong cách, phương thức
quản lý hiệu quả được những người này áp dụng.
Thứ tư, doanh nghiệp FDI giúp tạo việc làm và góp phần nâng cao trình độ
của người lao động.
Một trong những điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại một

quốc gia là nguồn nhân lực giá rẻ. Do đó khi thành lập doanh nghiệp FDI, các
doanh nghiệp này thường thuê nhân công từ địa phương, hoặc các khu vực lân cận
để tham gia q trình sản xuất. Từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa
phương, giúp giảm tình trạng thất nghiệp và nâng cao đời sống của một bộ phận dân
cư, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Ở nước ta, số lượng người lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI vào
cuối năm 2020 ở vào khoảng 5,1 triệu người, chiếm 34,6% lượng lao động trong
các loại hình doanh nghiệp5. Và theo xu hướng những năm gần đây lượng đầu tư
nước ngồi vào Việt Nam ngày càng tăng thì số lượng lao động làm việc cho các
doanh nghiệp FDI cũng được dự báo là sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp FDI thường tiếp nhận
các cơng nghệ mới. Vì vậy họ phải thực hiện đào tạo được đội ngũ lao động có trình
độ, khả năng sử dụng được các công nghệ hiện đại này để tham gia sản xuất. Theo
dữ liệu thì trong tổng số các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì có trên 57% thực
hiện các chương trình đào tạo cho người lao động. Trong đó, tự đào tạo chiếm 40%,
liên kết với các cơ sở đào tạo chiếm 17%6.
Không chỉ những người quản lý mà kể cả những người lao động cấp thấp
nhưng chỉ cần công việc yêu cầu tiếp xúc với các máy móc hiện đại thì cũng sẽ
được đào tạo để họ có khả năng vận hành những máy móc này. Cịn đối nhân viên
quan trọng, có thành tích tốt thì sẽ có cơ hội được cử ra nước ngồi học tập hoặc
cơng tác, từ đó có thể tiếp thu được nhiều kiến thức mới, nâng cao khả năng chuyên
môn cũng như quản lý của mình. Việc nâng cao chất lượng người lao động ở các
5

Tổng cục Thống kê (2022). Thơng cáo báo chí kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2021.

6

Kiều Oanh (2022). Vai trò của dòng vốn FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tạp chí Cơng
thương. Từ truy cập ngày 01/04/2023.

15


doanh nghiệp FDI cũng góp phần nâng cao chất lượng lao động ở các nước tiếp
nhận vốn đầu tư nước ngồi.
Thứ năm, đóng góp nguồn thu ngân sách.
Là một trong những nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước (NSNN),
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đang chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của
Nhà nước. Cụ thể tỷ trọng thu từ thuế TNDN có xu hướng tăng dần trong những
năm trở lại đây. Theo đó tỷ trọng thu từ thuế TNDN (trừ dầu thô) trong tổng thu
NSNN đã tăng từ 13,6% trong năm 2017 lên 16% trong năm 20207.
Tại thời điểm cuối năm 2020, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 3,3% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam8. Trong khi đó doanh nghiệp ngồi
nhà nước có tỷ trọng gấp khoảng 29,73 lần doanh nghiệp FDI9, tuy nhiên về lợi
nhuận trước thuế thì bình quân giai đoạn 2016 - 2020 thì doanh nghiệp FDI tạo ra
nhiều nhất, gấp hơn 1,4 lần doanh nghiệp ngoài nhà nước10.
Ta thấy chỉ với tỷ trọng rất nhỏ các doanh nghiệp FDI mà mức lợi nhuận trước
thuế các doanh nghiệp này lại cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. Từ
đó có thể thấy mức đóng góp to lớn của doanh nghiệp FDI vào ngân sách nhà nước.
1.2. Hiện tƣợng chuyển giá
1.2.1. Định nghĩa chuyển giá
Hiện tượng chuyển giá hiện nay đang ngày càng phổ biến trên thế giới khi mà
hoạt động thương mại, đầu tư kinh doanh ngày càng được mở rộng, không chỉ bị
giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra quốc tế.

Trương Bá Tuấn (2021). Phát triển bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Tạp chí
Kinh tế tài chính Việt Nam, số 5 tháng 10/2021. Tr.16.
7

8


Tổng cục Thống kê (2022). Thơng cáo báo chí kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế năm 2021.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, tại thời điểm 31/12/2020, cả nước có 660,1 nghìn doanh nghiệp
ngoài Nhà nước, chiếm 96,4% tổng số doanh nghiệp cả nước và tăng 35,1% so với năm 2016; 22,2
nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, chiếm 3,3% và tăng 58,8%.
9

Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, lợi nhuận trước thuế do doanh nghiệp FDI tạo ra đạt 392,5
nghìn tỉ đồng/năm, tăng 9,1%/năm và tăng 111,6% so với bình qn giai đoạn 2011 - 2015; doanh
nghiệp ngồi Nhà nước đạt 275,1 nghìn tỉ đồng/năm, tăng 12%/năm và tăng 172,9% so với bình
quân giai đoạn trước.
10

16


Trên thế giới, khái niệm về chuyển giá đã được các tác giả đưa ra từ rất sớm,
chẳng hạn:
Theo Stewart J.C. (1977) thì “Chuyển giá là việc định giá cho tồn bộ hàng
hóa thương mại của một hãng được thực hiện đối với hoạt động thương mại của
các chi nhánh và bộ phận liên quan của hãng với giá được đặt ra dựa trên tình
trạng thương mại nội bộ của hãng mà khơng liên quan đến chi phí đầu vào hay giá
cả thị trường”.
Hay theo Susan C. Borkowski (1997) thì “Chuyển giá là một chiến lược về giá
cả hàng hóa hữu hình và dịch vụ vơ hình chuyển giao giữa công ty mẹ và các công
ty con, hoặc giữa các cơng ty con với nhau, để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu
thuế, duy trì mục tiêu đồng dư, và/hoặc đánh giá kết quả quản lý. Các chuyển đổi
đó có thể xảy ra đối với các công ty cùng ở trong nước hoặc các công ty giao dịch
xuyên biên giới. Đây chỉ là hoạt động chuyển đổi giá quốc tế, tức là cho mượn tiềm

năng chuyển đổi thu nhập và tái phân bổ thuế xuyên quốc gia để mang lợi cho các
tập đồn xun quốc gia”.
Ở Việt Nam thì hiện tượng chuyển giá xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Theo đó
lần đầu tiên thuật ngữ “chống chuyển giá” được đề cập chính thức là tại Thơng tư
số 74-TC/TCT của Bộ Tài chính ngày 20 tháng 10 năm 1997 hướng dẫn thực hiện
quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Sau đó đến giai đoạn 2010 - 2012, hiện tượng chuyển giá mới bắt đầu sôi nổi
ở Việt Nam, từ đó mới nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý hơn của các nhà nghiên
cứu, tác giả. Các khái niệm về chuyển giá cũng được đưa ra nhiều trong thời kỳ này.
Chẳng hạn theo PGS.TS. Phan Duy Minh (2012): “Chuyển giá được hiểu là
việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch
giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới khơng theo giá thị trường nhằm
tối thiểu hóa số thuế của các tập đoàn đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Đây là
một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi
hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết”.
Từ những khái niệm mà các tác giả đưa ra, ta có thể nhận thấy một số đặc
điểm nổi bật của hiện tượng chuyển giá như sau:

17


Thứ nhất, đây là hiện tượng diễn ra tại các tập đồn đa quốc gia hoặc các cơng
ty có liên kết với nhau.
Thứ hai, giá cả hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch có sự chuyển giá thì
khơng theo giá thị trường mà có thể cao hoặc thấp hơn nhằm đạt được mục đích.
Thứ ba, mục đích của hiện tượng này là nhằm giảm thuế, tối đa hóa lợi nhuận
mà cơng ty nhận được.
Như vậy, ta có thể hiểu chuyển giá (Transfer pricing) là một chiến lược về giá
mà các chủ thể kinh tế có quan hệ với nhau đưa ra. Thể hiện thông qua việc các chủ
này chuyển giao các hàng hóa, dịch vụ cho nhau theo mức giá nội bộ (cao hoặc thấp

hơn giá thị trường) từ đó chuyển giá trị từ các đơn vị kinh doanh ở nơi có thuế cao
đến nơi có thuế thấp hơn nhằm mục đích tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tất
cả các bên liên kết, cuối cùng đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
1.2.2. Các hình thức chuyển giá
1.2.2.1. Chuyển giá thơng qua góp vốn đầu tƣ
Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp FDI thơng qua hình thức
liên doanh hoặc thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi thì thường góp vốn thơng
qua các thiết bị, máy móc và cơng nghệ.
Khi góp vốn bằng các tài sản này, các nhà đầu tư nước ngồi có thể nâng
khống giá trị tài sản mà mình góp lên mức cao hơn giá trị thực tế. Bởi những nước
tiếp nhận đầu tư đa số là những nước đang phát triển, đối với họ việc xác định chính
xác tài sản góp vốn cịn nhiều hạn chế. Khơng nói đến các thiết bị, máy móc và
cơng nghệ mới, hiện đại mà kể cả những thiết bị máy móc và cơng nghệ cũ, đã khấu
hao hết ở nước ngồi nhưng khi được đưa vào đầu tư thì những doanh nghiệp của
nước nhận đầu tư cũng khơng đủ khả năng, trình độ để đánh giá, thẩm định vì thiếu
thơng tin, chun mơn, cũng như là kỹ thuật. Vì vậy những tài sản góp vốn này sẽ
thường được đánh giá cao hơn giá trị vốn có.
Thơng qua hành vi này mà các nhà đầu tư nước ngồi có thể nâng cao phần
vốn góp của mình trong các doanh nghiệp FDI từ đó tăng khả năng chi phối, quyết
định lên các vấn đề của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực về tài chính, lợi
nhuận. Nếu mức vốn này được xác định đủ cao thì nhà đầu tư nước ngồi có thể
18


×