MỞ ĐẦU
Kính thưa các quí vị đại biểu! Kính thưa BGK và thưa tồn thể các đồng chí!
Lấy “dân làm gốc” là bài học truyền thống trong lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.Tiếp thu, kế thừa, phát triển sáng
tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng” cũng như bài học lấy “Dân làm gốc” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln đặc biệt coi trọng sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định: “Trong bầu
trời khơng gì q bằng nhân dân”, “Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực
lượng đồn kết của nhân dân”, “Dân là gốc của một nước, nước lấy dân làm
gốc”, “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Người
đã tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò của nhân dân để kháng chiến thắng lợi,
kiến quốc thành công. Tôn trọng, phát huy quyền làm chủ, chăm lo đời sống
nhân dân là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có dân là có tất
cả đã trở thành phương pháp luận, phương châm hoạt động cách mạng của
Người: “Dễ mười lần khơng dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”...
Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng, trong “Quan điểm chỉ đạo” đã xác định rõ: “Khơi dậy
mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Từ đó, Đại hội
XIII đã bổ sung một nội dung mới quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó
là “Dân thụ hưởng”, trong tổng thể phương châm phát huy Dân chủ: “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Như vậy, có thể
khẳng định, Đảng ta ln chú trọng đặt quyền lợi của người dân vào vị trung
tâm của mọi chủ trương, đường lối, thể hiện sự quan tâm thiết thực đến đời sống
của người dân.
Đây là điểm mới, mang tính đột phá, đồng thời thể hiện nền dân chủ ngày
càng cao được mở rộng, đi vào nền nếp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với quan điểm
xuyên suốt “nước lấy dân là gốc”. “Dân thụ hưởng” vừa là mục tiêu lại vừa là
động lực của cách mạng, thể hiện mối quan hệ biện chứng, tương hỗ giữa thụ
hưởng và cống hiến, tạo xung lực mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Bởi lẽ đó, hơm nay tơi rất trân trọng được báo cáo cùng các đồng chí
chuyên đề: “Dân thụ hưởng một trong những điểm mới trong Văn kiện Đại hợi
đại biểu toàn q́c lần thứ XIII của Đảng”. Ngồi phần mở đầu và kết luận, về
nội dung của chuyên đề gồm có các phần sau:
- Phần thứ 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm “Dân thụ
hưởng”.
- Phần thứ 2: Quan điểm, nội dung “Dân thụ hưởng” của Đảng ta.
- Phần thứ 3: Một số giải pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ “Dân thụ
hưởng.
Sau đây tơi xin phép báo cáo nội dung chính của chun đề:
1
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM “DÂN THỤ HƯỞNG”
Kính thưa các đồng chí!
Tư tưởng “Dân thụ hưởng” của Đảng ta đã có ngay từ khi Đảng ta ra đời
với mục tiêu giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức,
xây dựng một chế độ “của dân, do dân, vì dân”. Tư tưởng đó đã được bổ sung,
phát triển và cụ thể hóa trong Văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng.
Trong suốt mấy chục năm qua, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” đã rất quen thuộc với nhiều người dân. Nhưng không phải ai cũng
nhớ rõ câu nói này xuất hiện từ bao giờ, trong hồn cảnh nào và nó đã phát huy
tác dụng trong thực tế ra sao? Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đề ra đường
lối đổi mới, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, mở ra thời kỳ phát triển
mới và cũng tại Đại hội này, Đảng ta đã đề ra cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ, nhà nước quản lý”, đồng thời khẳng định thực hiện có nề nếp phương
châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đó là nền nếp hằng ngày
của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản ly nhà nước của
mình.
Cho đến nay, trải qua hơn 20 năm xây dựng và thực hiện phương châm
dân chủ của Đảng đã góp phần rất quan trọng vào xây dựng, phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội ở cơ sở, xây dựng
Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, các phong trào thi
đua, các cuộc vận động mà nịng cốt, ngun nhân có tính chất quyết định là
phát huy, mở rộng quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Chính vì thế, đến nay,
Đảng ta vẫn “kiên trì” phương châm dân chủ đã được khởi xướng và thực hiện.
Tuy nhiên, trong báo cáo của Đảng ta cũng đã thẳng thắn chỉ ra: Hiện nay,
ở nhiều nơi, trong đó có cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà
nước, dân chủ vẫn cịn hình thức, quần chúng, nhân dân khơng được biết những
vấn đề, nội dung liên quan đến quyền lợi thiết thực như: chưa được thụ hưởng
những chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chưa được thụ
hưởng những thành quả lao động, đóng góp về đất đai, tài nguyên thiên nhiên
nơi địa bàn họ sinh sống, thậm chí họ cịn hứng chịu những hậu quả do quá
trình phát triển sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, ơ nhiễm mơi trường, lãng phí tài
ngun đất, nước, tiếng ồn… gây ra,và nguyên nhân chính của sự hạn chế là
phương châm của Đảng, nói chung, vẫn chưa được thể chế hóa. Do vậy, trong
Dự thảo báo cáo chính trị của CBH Trung ương Đảng khóa XII trình đại hội
XIII của Đảng có ghi: “Tiếp tục hồn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thêm “Dân giám sát, Dân thụ hưởng”.
Từ đó, Nghị quyết Đại hội XIII đã bổ sung, điểm mới “Dân thụ hưởng”
hoàn thiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám
sát, dân thụ hưởng”. Đây là một điểm mới, thể hiện nền dân chủ xã hội ngày
càng được mở rộng, đi vào nền nếp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
2
quyền xã XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân với quan điểm xuyên
suốt: nước lấy dân làm gốc, đúng như quan điểm của Bác Hồ: “Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân”. Đây là mối quan hệ biện chứng, tương hỗ giữa thụ hưởng và
cống hiến, tạo xung lực mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ
sở đó, tạo nền tảng và hồn thiện và thực hiện hóa thêm một bước tư tưởng phát
huy quyền làm chủ, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Để hiểu rõ
Nội dung cốt lõi của “Dân thụ hưởng” được khái quát trong phần II của chuyên
đề:
II. QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG “DÂN THỤ HƯỞNG” CỦA ĐẢNG TA
1. Quan điểm, mục tiêu
Thưa các đồng chí!
Như chúng ta đã biết trong thực tế, điểm mới “Dân thụ hưởng” có đưa
vào phương châm hay khơng thì thực chất, người dân vẫn được thụ hưởng (lợi
ích vật chất và tinh thần) những gì họ đóng góp, xây dựng nên. Tuy nhiên nội
dung “Dân thụ hưởng” được bổ sung trong nghị quyết ĐH XIII của Đảng nhằm
thể chế hóa bằng cơ chế, pháp luật, chính sách và vận hành đi vào cuộc sống
cũng là động lực mạnh mẽ để cho mỗi người dân nỗ lực phấn đấu vì lợi ích
chung của quốc gia, dân tộc. Đây là chủ chương đúng đắn, phù hợp cả về lý luận
và thực tiễn, hội tụ “ý Đảng và lòng dân” để xây dựng đất nước “Dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội XII của Đảng, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã rút
ra một số bài học kinh nghiệm, trong bài học thứ hai đã xác định: trong mọi công
việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc
quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Từ đó, Văn kiện Đại hội đã bổ sung,
phát triển phương hướng, nhiệm vụ phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân.
Nội dung “Dân thụ hưởng” có thể khái quát trên một số điểm cốt lõi sau:
Thứ nhất, “dân thụ hưởng” là người dân được nhận, được hưởng
những thành quả của sự phát triển. Dân thụ hưởng nhấn mạnh đến nhân tố lấy
“Dân làm gốc”… Nếu đất nước độc lập mà người dân không hưởng hạnh phúc,
tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Đất nước phát triển nhanh và bền
vững tạo nền tảng bảo đảm các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho
người dân được quan tâm, nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Việc
thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội giúp nhân dân, đặc biệt là bộ phận
yếu thế trong xã hội, nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số ổn định sản xuất, đời sống, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo nhanh,
bền vững. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội. “Dân thụ hưởng” hướng đến quyền cơ bản
của con người, bảo đảm công bằng xã hội. Các thành tựu phát triển chỉ thực sự
3
vẹn tồn ý nghĩa khi mang lại lợi ích thiết thân cho người dân, đó chính là mục
tiêu đúng đắn và chân chính của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ hai, “dân thụ hưởng” là việc thỏa mãn các lợi ích đa dạng trong
xã hợi của nhân dân, biến lợi ích trở thành đợng lực cho sự phát triển. “Dân
thụ hưởng” thể hiện sự quan tâm thiết thực đến đời sống của người dân, nghĩa là
người dân có quyền được thụ hưởng những thành quả tốt đẹp, tiến bộ của sự
phát triển. Khi người dân được thụ hưởng, được thỏa mãn những lợi ích hợp
pháp, chính đáng sẽ tạo thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người hăng hái
cống hiến, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, “dân thụ hưởng” là mọi chủ trương, chính sách phải tạo ra sự
thay đổi tích cực trong đời sống của nhân dân. Đường lối, chủ trương, nghị
quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ thực tiễn
và từ chính nhu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Khi đường lối, chủ
trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật đúng ý dân, hợp lòng dân, phát huy tốt
vai trò chủ thể của nhân dân trong tổ chức, triển khai thực hiện với phương
châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát”, nhân dân sẽ tham gia
hưởng ứng tích cực, trở thành phong trào sâu rộng, nhanh chóng hiện thực hóa
trong cuộc sống. Như vậy, việc thụ hưởng của nhân dân không chỉ là sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước thơng qua các chủ trương, chính sách chăm lo, đảm
bảo cuộc sống của nhân dân; mà còn được nâng lên thông qua sự chủ động của
nhân dân khi tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, “Dân thụ hưởng” nhấn mạnh tính bao trùm, đến đa sớ nhân
dân, mọi giai cấp, mọi tầng lớp đều có cơ hợi bình đẳng về mặt thụ hưởng
thành quả của sự phát triển; khơng phải là mợt sớ nhóm xã hợi hay những
tầng lớp có ưu thế hơn. “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở
nơi dân”. Phát triển kinh tế khơng chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người mà
phải là mang lại lợi ích cho tồn dân, mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho con
người.
Việt Nam hướng đến một xã hội phát triển không chỉ giàu có và thịnh
vượng về mặt kinh tế, khơng chỉ bảo vệ được mơi trường mà cịn là một xã hội
cân bằng và hài hịa lợi ích giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp, giữa các nhóm
xã hội - một xã hội hài hịa theo hướng đồn kết, hợp tác, hướng đến sự cân
bằng.
2. Thực tiễn “Dân thụ hưởng” trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ln quan tâm đến
đời sống của Nhân dân. Đảm bảo người dân được “thụ hưởng” đầy đủ những
thành quả của quá trình phát triển đất nước. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển
kinh tế và văn hóa xã hội.
Đặc biệt, thị xã đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã
hội, quan tâm“Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, đô thị” và
“Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vào phát triển công
4
nghiệp, dịch vụ” xây dựng nông thôn mới. Đến nay, thu hút được 25 doanh
nghiệp FDI vào các khu, cụm cơng nghiệp; từ đó đã thúc đẩy kinh tế phát triển,
tạo việc làm cho trên 14.000 lao động, kiên cố hóa được 95% đường giao thơng
nơng nơng thơn; xây dựng 5/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã đã được
Thủ Tướng Chính phủ cơng nhận đạt chuẩn nơng thôn mới năm 2019, vượt
trước kế hoạch 2 năm. Qua đó nâng cao đời sống cho người dân giảm tỷ lệ hộ
nghèo của thị xã xuống còn 1,2%, hộ cận nghèo cịn 2%, đặc biệt khơng để
người dân nào trên địa bàn bị đói. Nhiệm vụ quan trong tiếp theo là “Xây dựng
xã Nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh”.
Cùng với đó, thị xã quan tâm đầu tư xây dựng các cơng trình trường lớp
học, với 100% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc
gia. Góp phần tạo điều kiện, hỗ trợ các thế hệ trẻ của thị xã được hưởng nền giáo
dụcđảm đảm bảo đạt chuẩn theo các tiêu chí giúp các em phát triển một cách
tồn diện. Đồng thời, cơng tác y tế được chú trọng, chất lượng khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao, thơng qua việc duy trì, giữ vững
9/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia tiêu chí về y tế, vận động, khuyến khích trên
90,5% người dân tham gia BHYT. Qua đó, đáp ứng nhu cầu khám, chăm sóc
sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã
hội được quan tâm thường xuyên, nhằm đảm bảo mọi người dân, người nghèo,
người yếu thế trong xã hội được quan tâm và được hưởng các chính sách hỗ trợ,
tạo việc làm, nâng cao, ổn định đời sống và hưởng cơng bằng, bình đẳng.
Như vậy, việc “thụ hưởng” của Nhân dân không chỉ là sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước thơng qua các chủ trương chính sách chăm lo, đảm bảo cuộc
sống của Nhân dân. “Thụ hưởng” cịn được nâng lên thơng qua sự chủ động của
Nhân dân khi tham gia thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước ở cơ sở, như “Phong trào làm đường giao thông nông thôn” theo phương
châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nươc hỗ trợ nguồn vốn cịn người
dân đã tích cực hiến đất, tài sản trên đất để góp phần cùng nhà nước hồn thành
tuyến đường. Cùng với đó, người dân tham gia hỗ trợ nhà nước trong xây dựng
nông thôn mới, vệ sinh mội trường, xây dựng nhà văn hóa, xây dựng nếp sống
văn minh đơ thị… Qua đó, đã góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu sản suất, sinh
hoạt của nhân dân. Như vậy, ở đây người dân đã được thụ hưởng những thành
quả của mình qua việc chủ động tham gia thực hiện chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước mà khơng trơng chờ, ỷ nại. Từ đó tăng cường mối quan hệ
mật thiết giữa Đảng với nhân dân trên địa bàn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
“DÂN THỤ HƯỞNG”
Đất nước ta đang trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế, đặt ra nhiều vấn đề mới, sự phát triển đa dạng, năng động
và yêu cầu cao hơn về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để thực hiện
tốt, bảo đảm và phát huy “Dân thụ hưởng” ở nước ta hiện nay, cần tập trung
thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau:
5
Một là, để quan điểm, chủ trương “dân giám sát và dân thụ hưởng” của
Đảng được thực hiện thắng lợi trong thực tiễn cần quyết tâm rất lớn từ nhận thức
đến hành động của cả hệ thống chính trị. Nhận thức phải thống nhất từ trên
xuống dưới, nhất là đối với cơ sở.
Hai là, “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,
nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no
của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Ba là, Chú trọng thực hiện có hiệu quả, thực chất quy chế dân chủ ở cơ sở
Bốn là, bồi dưỡng, giáo dục, củng cố, phát huy năng lực, tư duy hiện đại
và thái độ vì dân phục vụ, tận tụy và cống hiến của đội ngũ công chức, viên
chức trong bộ máy công quyền. Cán bộ, công chức phải thực sự cầu thị, coi
trọng ý kiến, phản ánh của người dân cũng như gần gũi, hiểu rõ tâm tư, nguyện
vọng và bức xúc của người dân để đối thoại, tiếp thu, phản hồi, xử lý nhanh
nhạy, kịp thời và hiệu quả.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh có chất lượng việc sắp xếp tinh gọn, chuyên
nghiệp, hiệu quả bộ máy hành chính, công quyền. Bảo đảm sự kiểm tra, giám sát
chặt chẽ trên cơ sở “Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình,
kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà
nước, và của cán bộ, công chức, viên chức”(13) để mọi người dân đều được thụ
hưởng cơng bằng, bình đẳng.
KẾT LUẬN
Văn kiện Đại hội XIII đã bổ sung, cụ thể thêm một bước tư tưởng phục vụ
nhân dân trong đường lối chủ trương của Đảng. “Dân thụ hưởng” chính là sự phát
triển về chủ trưởng, quan điểm của Đảng, có ý nghĩa thiết thực, quan trọng. Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “… trong mọi công việc của Đảng và Nhà
nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm d" ân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm d" ân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Theo đó, xây dựng và phát huy nguồn lực con người là động lực
quan trọng, yếu tố sống cịn, có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước trong thời kỳ tới. Nói cách khác, nhân dân được thụ hưởng
thành quả của q trình phát triển khơng chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để
khơi dậy sức mạnh và nguồn lực nhân dân trong quá trình đưa chủ trương quyết
sách của Đảng vào cuộc sống.
Đó cũng chính là giải pháp quan trọng để xây dựng khối Đại đồn kết
tồn dân tộc, là động lực vơ cùng to lớn để hiện thực hóa định hướng và tầm
nhìn trong giai đoạn mới là “Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại, của
Đảng ta và toàn thể nhân dân./.
6
7