Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính theo luật cạnh tranh 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

HÀ TIẾN HUY

HÀNH VI LƠI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

HÀNH VI LƠI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH
THEO LUẬT CẠNH TRANH 2018

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HÀ TIẾN HUY
Khóa: 40 MSSV: 1553801011134
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. ĐẶNG QUỐC CHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Đặng Quốc Chương, đảm


bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo. Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả khóa luận

Hà Tiến Huy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

CTKLM

Cạnh tranh khơng lành mạnh

LKKHBC

Lơi kéo khách hàng bất chính

LCT

Luật Cạnh tranh

LTM

Luật Thương mại

LQC


Luật Quảng cáo


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LƠI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT
CHÍNH .......................................................................................................................5
1.1. Tổng quan về cạnh tranh không lành mạnh ...............................................5
1.2. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật cạnh tranh ..........7
1.2.1. Bối cảnh cạnh tranh không lành mạnh bằng lôi kéo khách hàng bất
chính ................................................................................................................7
1.2.2. Đặc trưng của hành vi lơi kéo khách hàng bất chính .......................10
1.2.3.Các dạng lơi kéo khách hàng bất chính ..............................................14
1.3. Sự cần thiết điều chỉnh lơi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật
cạnh tranh ............................................................................................................20
1.3.1. Bảo vệ doanh nghiệp ...........................................................................20
1.3.2. Bảo vệ khách hàng ..............................................................................20
1.3.3. Bảo vệ thị trường .................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................23
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI LƠI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT
CHÍNH .....................................................................................................................24
2.1. Tổng quan pháp luật điều chỉnh hành vi lôi kéo khách hàng bất chính 24
2.2. Nhận diện hành vi lơi kéo khách hàng bất chính trong Luật Cạnh tranh
2018 ......................................................................................................................27
2.2.1. Chủ thể thực hiện hành vi ..................................................................27
2.2.2. Mục đích của hành vi..........................................................................29
2.2.3. Hai dạng hành vi khách quan ............................................................30
2.2.4. Hậu quả của hành vi ...........................................................................38
2.3. Mối quan hệ điều chỉnh giữa Luật Cạnh tranh 2018 và các luật chuyên

ngành về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính ...............................................39
2.4. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật lơi kéo khách hàng bất chính ....41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................44
KẾT LUẬN ..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn ba thập kỷ, kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc “đổi mới”
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể với
một diện mạo năng động hơn nhiều so với trước đây. Hàng loạt doanh nghiệp tham
gia thị trường, hàng loạt hàng hóa được sản xuất đã làm sức cạnh tranh trên thị
trường trở nên gay gắt hơn. Do đó, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ bên cạnh quan
tâm đến sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường cịn phải đảm bảo khả
năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Vì vậy, đối với các doanh
nghiệp, bên cạnh các yếu tố về chất lượng, giá cả của hàng hóa, dịch vụ thì hoạt
động truyền tải thơng tin hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng cũng chính là cơng cụ
hữu hiệu tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, đánh bại các doanh nghiệp đối thủ, từ đó
chiếm lĩnh thị trường. Sự phát triển không ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh
là yếu tố quyết định cho sự hình thành và phát triển của hoạt động truyền tải thông
tin hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng. Song chính sự phát triển của hoạt động sản
xuất kinh doanh đã khiến sức cạnh tranh trong thị trường trở nên khốc liệt, buộc các
doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động truyền tải thơng tin, từ đó hành vi
LKKHBC được hình thành và ngày càng phổ biến dưới dạng cung cấp thông tin
gian dối, cung cấp thông tin gây nhầm lẫn,… gây ra những hậu quả tiêu cực đối với
khách hàng, doanh nghiệp và thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên, pháp luật Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản điều
chỉnh về hành vi LKKHBC mà cụ thể là hành vi quảng cáo nhằm CTKLM, có thể

kể đến như LCT 2004, LTM 2005, LQC 2012,… Tuy nhiên những quy định trên
vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập, hạn chế. Ngoài ra, hành vi quảng cáo nhằm
CTKLM được quy định bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây ra tình trạng
chồng chéo về thẩm quyền xử lý, sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm
quyền dẫn đến khơng đáp ứng được nhu cầu thực tại. Đồng thời, hành vi LKKHBC
trên thực tế khơng có dấu hiệu thun giảm, mà ngày một nhiều và tràn lan, cách
thức diễn ra cũng vơ cùng tinh vi. Trong bối cảnh đó, bản thân các cơ quan nhà
nước cũng ý thức được sự gia tăng của các hành vi LKKHBC trong thị trường kinh
doanh của Việt Nam, cùng những mâu thuẫn trong LCT 2004 nên đã có động thái
bổ sung hành vi LKKHBC vào LCT 2018 dưới dạng hành vi CTKLM bị cấm.
Chính vì vậy, đề tài “Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính theo Luật Cạnh
tranh 2018” theo tác giả vừa có tính thực tiễn vừa có tính mới, cần thiết để chọn
làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.

1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hành vi LKKHBC là dạng hành vi phổ biến được điều chỉnh trong pháp luật
của nhiều quốc gia1, tuy nhiên chỉ vừa mới được bổ sung vào LCT 2018, mặt khác,
đến ngày 01/7/2019 thì LCT 2018 mới chính thức có hiệu lực nên các cơng trình
nghiên cứu trực tiếp đến hành vi LKKHBC hiện nay là không nhiều, chủ yếu tập
trung ở các công trình ở dạng bài viết hội thảo, tiêu biểu có cơng trình: Đặng Quốc
Chương (2019), Một số luận giải về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính trong
Luật cạnh tranh 2018, Hội thảo những điểm mới của LCT 2018 và góp ý cho dự
thảo nghị định hướng dẫn LCT 2018, hay bài viết về hành vi CTKLM trong đó có
đề cập đến hành vi LKKHBC của Phạm Trí Hùng (2019), Những điểm mới trong
quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 về hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
Hội thảo những điểm mới của LCT 2018 và góp ý cho dự thảo nghị định hướng dẫn
LCT 2018.

Nếu xét về tên gọi, ta thấy hành vi LKKHBC là hành vi có tên gọi hồn tồn
mới nhưng về mặt nội dung với đặc trưng là khai thác sử dụng công cụ thơng tin để
vi phạm thì trước LCT 2018, các dạng vi phạm này đã được LCT 2004 điều chỉnh
với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM và một số luật chuyên ngành khác như LTM
2005, LQC 2012, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010,… Vì thế, với nội dung là khai
thác sử dụng cơng cụ thơng tin để vi phạm thì đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
hành vi này:
Về sách chuyên khảo tiêu biểu có trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
(2012), Giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại,
Nhà xuất bản Hồng Đức; trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Cạnh
tranh, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân; trường Đại học Kinh tế Luật (2010), Giáo
trình Luật cạnh tranh, Nhà xuất bản Dân trí; Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về
chống cạnh tranh không lành mạnh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Lê Hồng
Oanh (2005), Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia; Tòa án nhân dân tối cao (2008), Tài liệu tập huấn về Luật Cạnh tranh, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia.
Về luận án, luận văn, khóa luận tiêu biểu có Luận văn thạc sĩ Luật học, Đặng
Quốc Chương (2011), Hồn thiện pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh
trong lĩnh vực quảng cáo thương mại, Đại học Luật Tp. HCM; Luận văn thạc sĩ
Luật học, Nguyễn Châu Bảo Ngọc (2015), Pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh đối với quảng cáo so sánh, Đại học Luật Tp. HCM; Khóa luận cử nhân Luật,
Hồ Minh Nhật (2010), Pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh –
1

Bộ Công thương (2017), Thuyết minh chi tiết dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Hà Nội, tr. 33

2


Thực trạng và giải pháp, Đại học Luật Tp. HCM; Khóa luận cử nhân nhân Luật,

Dương Thị Diễm (2011), Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam
– Thực trạng và hướng hoàn thiện, Đại học Luật Tp. HCM; Khóa luận cử nhân
Luật, Trần Phương Thảo (2014), Pháp luật cạnh tranh Việt Nam về quảng cáo so
sánh – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Đại học Luật Tp. HCM; Khóa luận cử
nhân Luật, Nguyễn Lê Dung (2015), Pháp luật chống hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh, Đại học Luật Tp. HCM; Khóa luận cử nhân Luật,
Phạm Thị Ngọc Quỳnh (2017), Pháp luật chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh, Đại học Luật Tp. HCM; Khóa luận cử nhân Luật, Phạm
Thị Quỳnh Ngân (2018), Pháp luật chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh, Đại học Luật Tp. HCM.
Về các bài báo khoa học tiêu biểu có Hồng Thị Yến (2017), Pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh trên thế giới và Việt Nam và định hướng sửa đổi luật
cạnh tranh, Thông tin khoa học pháp lý, số 03/2017; Hồ Thị Duyên (2015), Hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh – Một số vấn đề lý luận, Tạp chí
Thanh tra, số 05/2015; Hồ Thị Duyên (2015), Những bất cập của pháp luật về hành
vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh ở Việt Nam,Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 08 (281)/2015; Phùng Bích Ngọc (2016), Cách nhìn mới về hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 05
(13)/2016; Phạm Đức Hịa (2014), Quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh –
Những vấn đề pháp lý liên quan, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề
01/2014; Phan Huy Hồng (2007), Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh –
Một nghiên cứu so sánh luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 01 (225)/2007;
Trương Hồng Quang (2010), Một số vấn đề về hành vi quảng cáo so sánh theo pháp
luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 08 (268)/2010.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến hành vi LKKHBC chỉ
khai thác về hành vi ở mức độ khái qt vì cịn bị giới hạn trong khn khổ tài liệu
hội thảo, cịn các cơng trình nghiên cứu về nội dung là khai thác sử dụng công cụ
thông tin để vi phạm chỉ dừng lại ở việc khai thác một trong các hành vi khách quan
trong hành vi LKKHBC hoặc khai thác hành vi LKKHBC dưới góc độ lý thuyết
cạnh tranh. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một cơng trình nào

nghiên cứu một cách tồn diện và đầy đủ với hành vi LKKHBC.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về hành vi LKKHBC như những đặc trưng của hành vi, các dạng biểu hiện của
hành vi trong thực tế. Trên nền tảng những vấn đề lý luận về hành vi LKKHBC, tác

3


giả đánh giá, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi này. Trên
cơ sở đó, tác giả có thể đánh giá tính hiệu quả cũng như tìm thấy những vấn đề bất
cập, hạn chế trong quy định của pháp luật khi chúng được áp dụng vào thực tế. Qua
đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật về hành
vi LKKHBC, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và pháp luật về hành vi LKKHBC.
Trong đó tập trung chủ yếu các khía cạnh sau đây:
+ Về lý luận: đặc trưng của hành vi, các dạng biểu hiện của hành vi trên thực tế.
+ Về pháp luật: nhận diện hành vi LKKHBC bởi các dấu hiệu sau: chủ thể thực hiện
hành vi, mục đích hành vi, dạng hành vi khách quan và hậu quả của hành vi.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hành vi LKKHBC dưới góc độ
luật pháp mà trọng tâm là LCT 2018, ngồi ra, cịn trong các luật chuyên ngành
khác trong đó tập trung nhiều nhất ở LTM, LQC.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm về
CTKLM, bối cảnh về tình hình CTKLM trong LKKHBC tại Chương 1 và tổng
quan pháp luật điều chỉnh về LKKHBC tại Chương 2 của khóa luận.
- Phương pháp thống kê được sử dụng khi nghiên cứu về xu hướng vi phạm

trong lĩnh vực CTKLM cũng như tầm quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi
LKKHBC trong pháp luật cạnh tranh, phương pháp này được tác giả sử dụng tại
Chương 1 và Chương 2 của khóa luận.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề
lý luận cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi CTKLM nói
chung và hành vi LKKHBC nói riêng, đồng thời phân tích những hạn chế, bất cập
trong các quy định của pháp luật về hành vi LKKHBC, từ đó đề xuất quan điểm,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi LKKHBC, phương pháp này được tác giả
sử dụng tại Chương 1 và Chương 2 của khóa luận.
6. Bố cục tổng quát của khóa luận
Bố cục của luận văn tốt nghiệp bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung
và kết luận. Trong đó, phần nội dung được kết cấu thành 02 chương:
Chương 1: Lý luận về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính.
Chương 2: Pháp luật về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính.

4


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH
1.1. Tổng quan về cạnh tranh khơng lành mạnh
Cạnh tranh là một trong ba quy luật phổ biến của nền kinh tế thị trường, đóng
vai trị quan trọng và là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần
nâng cao đời sống của con người.2 Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các
chủ thể kinh doanh nhằm giành lấy một lợi thế nhất định để đạt được những mục
tiêu trong kinh doanh cũng như đảm bảo sự tồn tại của các chủ thể đó trong thị
trường. Từ đây, trong q trình cạnh tranh, với nền kinh tế thị trường đa dạng thành
phần cùng quyền tự do kinh doanh, các chủ thể kinh doanh ln tìm mọi phương
thức để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, do đó, bên cạnh việc sử dụng các
biện pháp cạnh tranh chính đáng như chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, chế độ

chăm sóc khách hàng, nguồn lực, khả năng kinh doanh,… thì một số chủ thể kinh
doanh còn sử dụng các biện pháp cạnh tranh khơng chính đáng nhằm làm giảm khả
năng cạnh tranh và gây thiệt hại cho đối thủ, đó là những hành vi CTKLM. Như
vậy, CTKLM ln có bản chất là khơng đẹp, bất chính nhằm vào đối thủ cạnh tranh
cụ thể nào đó, nó là những hành vi cạnh tranh gây cản trở hoạt động hoặc gây thiệt
hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ thể kinh doanh khác.3
Các hành vi CTKLM xuất hiện từ rất sớm, cùng với sự xuất hiện của việc
thừa nhận và bảo hộ quyền kinh doanh, vì thế, pháp luật chống CTKLM là lĩnh vực
pháp luật hình thành và phát triển sớm hơn so với pháp luật chống hạn chế cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền.4 Pháp luật chống CTKLM được ra đời nhằm đảm bảo
các hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách công bằng và không bị ảnh hưởng
bởi các tác động tiêu cực từ những hành vi CTKLM.
Ở góc độ pháp luật quốc tế, Điều 10 bis Công ước Paris 1883 về bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp (được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi
lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967) quy định hành vi CTKLM rằng: “Bất
kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thơng lệ trung thực, thiện chí trong cơng
nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Quy
định này được xem là một trong những định nghĩa pháp lý phổ biến và lâu đời
nhất5, tuy nhiên tiêu chí đánh giá về tính lành mạnh và không lành mạnh của hành
2

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp
thương mại, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.1
3
Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 133
4
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 35, 36
5
Đồn Tử Tích Phước, “Chế định cạnh tranh khơng lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh”,
/>M%20-%20Mr%20Phuoc.doc, truy cập ngày 20/3/2019


5


vi cạnh tranh là “các thông lệ trung thực và thiện chí” vẫn chưa rõ ràng và ổn định,
thể hiện ý bỏ ngỏ cho pháp luật quốc gia của các nước thành viên tự định đoạt, phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và lịch sử của quốc gia đó.
Ở Việt Nam, trên tinh thần của Cơng ước Paris, LCT 2004 đã quy định về
hành vi CTKLM như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh
tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu
dùng”6. Tuy nhiên, trong q trình thực thi, khái niệm này cịn bộc lộ một số điểm
hạn chế bởi tiêu chí đánh giá tính lành mạnh và khơng lành mạnh cịn chưa rõ ràng,
chỉ mang tính chung chung, trừu tượng và khó xác định mà khơng có căn cứ lý giải
cụ thể. Xét thấy, nếu như Công ước Paris sử dụng hai tiêu chí để đánh giá tính lành
mạnh, khơng lành mạnh của hành vi cạnh tranh là “tính trung thực” và “tính thiện
chí” thì LCT 2004 khơng những khơng bổ sung thêm tiêu chí nào mà cịn giản lược
hơn với khái niệm đạo đức kinh doanh dẫn đến khó khăn khi xem xét các hành vi
CTKLM trên thực tế. Ngoài ra, phạm vi đối tượng chịu tác động của hành vi là khá
rộng bao gồm cả lợi ích nhà nước, cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn pháp
lý khó có thể nhận ra hậu quả “lợi ích của Nhà nước” bị xâm hại bởi hành vi
CTKLM, “lợi ích nhà nước” bị xâm hại bởi hành vi CTKLM cũng không mang tính
tiêu biểu, khơng phổ biến trong quy định pháp luật về CTKLM của nhiều quốc gia7,
vì thế đây được xem là điểm mở rộng không cần thiết, không phù hợp với bản chất
của loại vi phạm vốn đặc trưng ở việc gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh8.
Xuất phát từ những hạn chế, thiếu xót trong quy định về hành vi CTKLM
của LCT 2004, LCT 2018 được Quốc hội thơng qua ngày 12/6/2018 và có hiệu lực
từ 01/7/2019 đã có những thay đổi tích cực đối với quy định về hành vi CTKLM,
theo đó, “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với

nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong
kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp khác”9. Xuất phát từ khái niệm này, có thể xác định các đặc điểm
pháp lý của hành vi CTKLM như sau:
- Chủ thể thực hiện hành vi CTKLM là doanh nghiệp, doanh nghiệp ở đây
được hiểu theo LCT 2018 là khái niệm quy ước để chỉ tổ chức, cá nhân kinh doanh
6

Khoản 3 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2004
Hoàng Minh Chiến (2016), Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh và một số
bất cập, Tạp chí Luật học, số 8 (195)/2016, tr. 35
8
Đặng Quốc Chương (2019), Một số luận giải về hành vi lơi kéo khách hàng bất chính trong Luật cạnh
tranh 2018, Tài liệu hội thảo Những điểm mới của Luật cạnh tranh 2018 và Góp ý cho dự thảo nghị định
hướng dẫn Luật cạnh tranh 2018, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tr. 23
9
Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018
7

6


bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự
nghiệp cơng lập và doanh nghiệp nước ngồi hoạt động tại Việt Nam.10
- Mục đích của hành vi CTKLM là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh. Điều
đó trước hết có nghĩa là doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh nhất định so
với đối thủ cạnh tranh thông qua hành vi.11 Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là
khi vi phạm, doanh nghiệp luôn tác động trực tiếp lên đối thủ cạnh tranh mà nhiều
trường hợp khách hàng là đối tượng tác động trực tiếp từ hành vi vi phạm.12

- Tính chất của hành vi CTKLM là trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực,
tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Có thể thấy đây là
sự thay đổi tiến bộ, khắc phục được nhược điểm không rõ ràng, trừu tượng, chung
chung của LCT 2004, bởi các nguyên tắc thiện chí, trung thực hay tập quán thương
mại đã được ghi nhận rõ ràng trong các văn bản pháp luật về dân sự, thương mại.
- Hậu quả của hành vi CTKLM là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Như vậy, LCT 2018 đã loại bỏ
hậu quả gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước. Quy định về hậu quả gây thiệt hại cho đối thủ
cạnh tranh cho thấy sự tiếp cận khá phù hợp của LCT 2018, theo đó, hành vi vi
phạm ln được soi xét trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh.13
Bên cạnh các nguyên tắc mang tính định tính về CTKLM, LCT 2018 cũng đưa
ra danh sách các hành vi CTKLM bị cấm tại Điều 45, tuy nhiên danh mục hành vi
CTKLM này lại khơng có “điều khoản qt” như LCT 2004. Khi khơng đưa ra
“điều khoản quét” thì việc quy định về các hành vi CTKLM khác theo tiêu chí xác
định tại Khoản 6 Điều 3 của LCT 2018 có thể sẽ gây khó khăn trong q trình thực
thi vì khơng có cơ sở để xử lý hành vi có dấu hiệu CTKLM nhưng chưa được quy
định tại Điều 45 LCT 2018.14
1.2. Hành vi lơi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật cạnh tranh
1.2.1. Bối cảnh cạnh tranh không lành mạnh bằng lơi kéo khách hàng

bất chính
Hành vi LKKHBC bắt đầu nhen nhóm hình thành từ khi thơng tin về hàng
hóa, dịch vụ được truyền tải đến khách hàng thơng qua hình thức truyền miệng, theo
đó, ở thời kì cổ đại và trung đại, các thương nhân trả tiền cho những người rao hàng
10

Khoản 1 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), tlđd (2), tr. 72
12

Đặng Quốc Chương, tlđd (8), tr. 24
13
Đặng Quốc Chương, tlđd (8), tr. 25
14
Phạm Trí Hùng (2019), Những điểm mới trong quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, Tài liệu hội thảo Những điểm mới của Luật cạnh tranh 2018 và Góp ý cho dự thảo nghị định
hướng dẫn Luật cạnh tranh 2018, Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 18
11

7


công cộng tại thị trấn để họ rao các thông tin hàng hóa, dịch vụ cho mình.15 Cho đến
những năm giữa thế kỉ 19, khi cuộc nghiệp cách mạng công nghiệp thúc đẩy sản
xuất bùng nổ, hàng loạt máy móc được tạo ra thay thế sức lao động, số lượng hàng
hóa ngày càng nhiều hơn, rẻ hơn, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều nhà sản xuất làm ra
cùng một loại hàng hóa khiến cung vượt cầu, tình hình cạnh tranh trên thị trường
ngày càng khốc liệt, trước áp lực không bị đào thải khỏi thị trường cũng như sự cám
dỗ của lợi nhuận, những người kinh doanh bắt đầu sử dụng các hành vi LKKHBC
như một “công cụ hữu hiệu” để giải quyết các vấn đề trên, điển hình như quảng cáo
gian dối, quảng cáo gây nhầm lẫn,…
Ở Việt Nam, trước năm 1986 thì nước ta vẫn là một nước kém phát triển với
nền kinh tế bao cấp và mơ hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế quốc doanh là chủ yếu,
hàng hóa được sản xuất ra và phân phối dưới dạng tem phiếu nên các hoạt động
truyền tải thông tin về sản phẩm đến khách hàng không được quan tâm. Từ sau đại
hội Đảng toàn quốc lần VI tháng 12 năm 1986, với chủ trương chuyển đổi nền kinh
tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm nền
kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dần được thừa nhận, sau một thời gian thực
hiện chính sách mở cửa thị trường, thị trường mua bán hàng hóa càng được mở

rộng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều đã làm sự cạnh tranh giữa các nhà kinh
doanh ngày càng trở nên căng thẳng, buộc họ phải tìm mọi cách để quảng bá sản
phẩm của mình, hành vi LKKHBC theo đó cũng bắt đầu được sử dụng nhằm làm
giảm đi sức cạnh tranh và gây thiệt hại cho đối thủ kinh doanh.
Từ đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt trước tác
động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là trong lĩnh vực
truyền thông thông tin với sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền tải
thơng tin đặc biệt là internet, theo đó số lượng người dùng internet lại ngày một
tăng cao16 đã tạo điều kiện để việc truyền tải thông tin về hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp đến với khách hàng thông qua internet trở nên dễ dàng hơn bao giờ
15

Đặng Quốc Chương (2011), Hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
quảng cáo thương mại, Luật văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 5
16
- Theo tổ chức Cơng nghệ thơng tin và truyền thông ITU của Liên hợp quốc công bố trong báo cáo ngày
7/12/2018, số lượng người dùng internet đạt 3,9 tỷ, tương đương một nửa dân số toàn cầu, theo ước tính của
tổ chức này, tới hết năm 2018, tổng lượng người sử dụng internet trên toàn cầu sẽ chiếm đến 51,2% dân số
toàn cầu, tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay.
Mỹ Anh, “Lượng người dùng internet cán mốc một nửa dân số thế thời”, truy cập ngày 10/05/2019
- Riêng Việt Nam, với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người, xếp thứ 15 thế giới; Trong đó tỉ lệ sử dụng
internet chiếm hơn 60%, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người dùng, với thời
gian sử dụng internet trung bình của người Việt lên tới gần 07 tiếng/ngày, cho thấy internet ngày càng gắn bó
chặt chẽ với người dùng Việt Nam.
Hà Linh, “Hơn 60% người dân Việt nam sử dụng internet”, truy cập ngày 10/05/2018

8


hết, do đó, các doanh nghiệp đã khai thác triệt để công nghệ thông tin trong việc

quảng cáo, tiếp thị hoạt động kinh doanh của mình khiến cho hoạt động kinh doanh
bằng các phương tiện truyền thông trở nên sôi nổi hơn, từ đây hành vi LKKHBC
tiếp tục được sử dụng và trở nên phổ biến hơn.
Các hành vi CTKLM

2010

2011 2012

2013

2014 2015

2016

2017
9

Quảng cáo nhằm CTKLM

20

33

37

2

6


18

15

Khuyến mại nhằm CTKLM

2

-

-

-

-

-

-

Gây rối hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
khác

-

-

1


-

-

-

-

Gièm pha doanh nghiệp
khác

1

2

-

-

-

-

-

Chỉ dẩn gây nhầm lẫn

1

-


-

-

1

1

-

Bán hàng đa cấp bất chính

4

1

3

1

-

4

5

3

12

26
36
41
3
7
23
20
Bảng thống kê hành vi cạnh tranh không lành mạnh17
Theo số liệu từ Báo cáo thường niên của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu
dùng 2017 cho thấy nhóm vụ việc vi phạm liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm
CTKLM luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số các hành vi CTKLM. Như vậy, các
số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng vi
phạm CTKLM bằng hành vi LKKHBC. Tuy nhiên, số vụ việc bị điều tra xử lý về
hành vi quảng cáo nhằm CTKLM từ nằm 2015 đến 2017 có chiều hướng giảm dần,
đến năm 2018, số lượng vụ việc bị điều tra xử lý liên quan đến hành vi quảng cáo
nhằm CTKLM chỉ còn thấp hơn 4 vụ18, điều này chứng tỏ, hành vi quảng cáo nhằm
CTKLM đang ngày càng trở nên tinh vi, khó phát hiện. Lí do chính bắt nguồn từ sự

Tổng cộng

phát triển của khoa học công nghệ, đã làm hoạt động kinh doanh trên mạng ở Việt
Nam ngày càng phức tạp, hình thành nên các hình thức kinh doanh mới trong việc sử
dụng công nghệ thông tin, điển hình như bán hàng trực tuyến qua các trang mạng xã
hội…19 Do đó, đã làm cho hành vi LKKHBC không những đã phổ biến mà ngày
17

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2017), Báo cáo thường niên 2017, Hà Nội, tr. 17
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiến hành điều tra xử phạt đối với 05 vụ, các vụ việc tập
trung vào 03 nhóm hành vi: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn nhằm CTKLM
hoặc quảng cáo so sánh trực tiếp.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2018), Báo cáo thường niên 2018, Hà Nội, tr. 19, 34
19
Theo báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2016 mạng xã hội vượt qua cơng cụ tìm kiếm để
trở thành phương tiện quảng cáo trực tuyến được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất với các tỷ lệ tương ứng là
18

9


càng được biến hóa tinh vi về cách thức thực hiện vi phạm, từ đó ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mơi trường cạnh tranh tự do, bình đẳng của doanh nghiệp.
1.2.2. Đặc trưng của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
Dưới góc độ lý thuyết cạnh tranh, hành vi LKKHBC là một thuật ngữ để chỉ
một dạng vi phạm trong pháp luật chống CTKLM, cụ thể, hành vi CTKLM được
chia làm ba nhóm: Các hành vi mang tính chất lợi dụng; các hành vi mang tính chất
cơng kích; các hành vi lơi kéo bất chính khách hàng.20 Bản thân LKKHBC chứa
đựng nguy cơ CTKLM rất lớn, bởi với mục đích kinh doanh, doanh nghiệp có thể
sử dụng những thủ đoạn nhằm lơi kéo khách hàng về phía doanh nghiệp mình hòng
làm giảm khả năng cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh đồng thời gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh, cũng như tác động tiêu cực đến
quyền lợi của những khách hàng bị doanh nghiệp lôi kéo, đặc biệt là khi doanh
nghiệp đã có sẵn động cơ cùng mục đích khơng tốt và khi cần phải thực hiện mọi
biện pháp để tối đa hóa lợi nhuận hay tránh khỏi nguy cơ bị phá sản, việc sử dụng
các phương pháp bất chính là rất dễ xảy ra.21 Theo đó, hành vi LKKHBC chứa đựng
các đặc trưng cơ bản sau:
1.2.2.1. Hành vi được thực hiện thông qua hoạt động truyền tải thông tin
Đặc trưng đầu tiên của hành vi LKKHBC chính là cách thức thực hiện, theo
đó, doanh nghiệp thực hiện hành vi bằng cách truyền tải thông tin. Thông tin theo
nghĩa thông thường là tất cả các sự vật, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm
sự hiểu biết của con người, trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện

qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú như con số, chữ viết, âm thanh, hình
ảnh,… Thuật ngữ thơng tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền
bằng ngơn ngữ tự nhiên.22 Khách hàng có thể tiếp nhận các thông tin từ doanh
nghiệp thông qua các phương tiện truyền thơng, theo đó, phương tiện truyền thơng
là việc vận dụng các khả năng của cơ thể như ngôn ngữ có lời (tiếng la, khóc, cười,
tiếng nói), ngơn ngữ không lời (cử chỉ, dấu hiệu, ánh sáng, vẻ mặt); sử dụng những
phương tiện có sẵn trong thiên nhiên như lửa, khói, ánh sáng, các con vật (chim đưa
thư, ngựa, chó…); Những cơng cụ nhân tạo như chiêng, trống, giấy báo, thư tín,
47% và 41%. Email tiếp tục là kênh quảng cáo được nhiều doanh nghiệp quan tâm (36%). Quảng cáo qua
báo điện tử và báo giấy khá ổn định với các tỷ lệ tương ứng là 34% và 20%.
Yến Nhi, “Mạng xã hội đang trở thành công cụ quảng cáo hot nhất”, truy cập ngày 10/05/2019
20
Đồn Tử Tích Phước, “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh”,
/>M%20-%20Mr%20Phuoc.doc, truy cập ngày 5/4/2019
21
Tăng Văn Nghĩa, tlđd (3), tr. 137
22
Đồn Phan Tân (2001), “Về khái niệm thơng tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin”,
/>9/948/1/VeKNiemTTin%2520v%25C3%25A0%2520CacThuocTinhLamNenGTriCuaTT_BaiBao_.pdf+&cd
=2&hl=en&ct=clnk&gl=vn, truy cập ngày 13/05/2019

10


biển, băng, pa-nơ, áp phích, điện thoại, máy phát thanh, truyền hình, vi tính để diễn
tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi
này sang nơi khác, phương tiện truyền thông cũng được hiểu như các kênh truyền
thông bao gồm tất cả phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thơng hẹp vừa
như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, gửi thư trực tiếp, điện
thoại, fax và internet.23 Như vậy, xét thấy, không phải phương tiện truyền thông nào

cũng được sử dụng để doanh nghiệp thực hiện hành vi LKKHBC, đơn cử như một
số phương tiện truyền thơng là lửa, khói, cồng, chiêng chỉ được sử dụng để đánh
dấu vị trí hoặc thơng báo một vấn đề nào đó (khơng xác định cụ thể) đang xảy ra,
mặc nhiên không thể cung cấp những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đến khách hàng, do đó, sẽ không được doanh nghiệp sử dụng, các phương
tiện truyền thông mà doanh nghiệp thường sử dụng để thực hiện hành vi LKKHBC
là những phương tiện có thể đảm bảo cung cấp đủ số lượng thông tin mà doanh
nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng, ngoài ra các phương tiện này phải được
nhiều người quan tâm, thường xuyên sử dụng, đồng thời khiến người tiếp nhận
thơng tin khó lịng xác thực được tính chính xác. Một số phương tiện truyền thông
thường được doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông tin là internet (các Website,
Google Search, các Forum,…), mạng xã hội (Facebook, Instagram, Skype,…),
truyền hình, báo chí, điện thoại trực tiếp.
1.2.2.2. Đối tượng của hành vi là những thông tin về doanh nghiệp, hàng
hóa, dịch vụ, điều kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp cung cấp thông tin
Đối tượng thông tin mà doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông tin bao
gồm tổng thể những thơng tin về doanh nghiệp, hàng hóa dịch vụ, điều kiện mua
bán, khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Những thơng tin về doanh nghiệp
có thể là loại hình hoạt động, địa chỉ trụ sở, đại diện pháp luật, quy mô của doanh
nghiệp, phẩm chất nghiệp vụ của doanh nghiệp, thông tin về chuyên môn, tài chính
của doanh nghiệp,…; Các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ là những yếu tố hợp thành
nên hàng hóa, dịch vụ đó, có thể bao gồm giá, số lượng, chất lượng, cơng dụng,
kiểu dáng, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản
xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công, cách thức sử dụng, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành, chế độ hậu mãi,…; Thông tin về khuyến mại liên quan
đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là những thơng tin có lợi dành cho khách
hàng như tặng quà, giảm giá, tặng phiếu mua hàng, các chương trình bốc thăm trúng
thưởng,…; Thông tin về điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có thể
23


Bách khoa tồn thư mở Wikipedia, “Phương tiện truyền thông”, />%C6%A1ngti%E1%BB%87ntruy%E1%BB%81nth%C3%B4ng, truy cập ngày 13/05/2019

11


là phạm vi áp dụng, cách hình thành hợp đồng, bảo mật thông tin, giới hạn trách
nhiệm,… Xét thấy các doanh nghiệp thường sẽ khơng sử dụng tồn bộ các thông tin
trên để thực hiện hành vi LKKHBC, mà chọn lọc những thơng tin có khả năng tác
động trực tiếp đến việc định hướng giao dịch của khách hàng, các thông tin mà
doanh nghiệp sử dụng phổ biến thường liên quan đến chất lượng, công dụng, giá cả,
khuyến mại,… Đây là những yếu tố có tác động khá lớn vào việc thỏa mãn nhu cầu
sử dụng cũng như khả năng kinh tế của khách hàng.
Đồng thời, các loại thông tin này hướng về doanh nghiệp cung cấp thông tin
chứ không hướng tới đối thủ cạnh tranh, chính vì thế, đối tượng tác động trực tiếp
của hành vi LKKHBC là khách hàng, khách hàng khi tiếp nhận thông tin mà doanh
nghiệp chủ ý truyền tải sẽ hình thành nên những hiểu biết sai lệch về doanh nghiệp
hoặc hàng hóa, dịch vụ, điều kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp đó, từ đó thực hiện giao kết theo hướng bất lợi cho khách
hàng, làm khách hàng mua phải những sản phẩm không phù hợp với ý chí của bản
thân, cịn các doanh nghiệp cạnh tranh chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ hành vi này
thông qua việc mất khách hàng. Có thể thấy, thơng tin hướng về doanh nghiệp cung
cấp thông tin cũng là yếu tố đặc trưng dùng để phân biệt với hành vi cung cấp thông
tin không trung thực về doanh nghiệp, bởi lẽ hành vi cung cấp thông tin không
trung thực về doanh nghiệp cũng được thực hiện bằng phương thức truyền tải thông
tin, song bản chất của hành vi này là hành vi mang tính cơng kích, theo đó, nó tấn
cơng trực tiếp vào doanh nghiệp đối thủ, làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh và làm
suy giảm hoặc triệt tiêu các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối thủ, do đó, đối
tượng tác động trực tiếp của hành vi này là doanh nghiệp đối thủ chứ không phải
khách hàng. Ngoài ra, cần thấy rằng, đối tượng tác động của hành vi này không chỉ

giới hạn ở khách hàng bị lôi kéo và đối thủ cạnh tranh bị mất khách hàng, quan
trọng hơn, dạng hành vi này còn khiến thị trường trở nên không minh bạch, làm sai
lệch giao dịch giữa các chủ thể tham gia thị trường và qua đó ảnh hưởng xấu đến
mơi trường kinh doanh chung.24
Ngồi ra ta thấy rằng, trên thực tế, việc các doanh nghiệp sử dụng thơng tin
về hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp để truyền tải đến khách hàng được pháp luật các
nước gọi chung là quảng cáo, bản thân pháp luật Việt Nam cũng đã quy định tại
Khoản 1 Điều 2 LQC 2012 theo đó: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện
nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi;
sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
24

Đồn Tử Tích Phước, “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh”,
/>M%20-%20Mr%20Phuoc.doc, truy cập ngày 07/4/2019

12


phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thơng tin
cá nhân.”, như vậy, quảng cáo là một trong các hình thức truyền thông thông tin của
hành vi LKKHBC, đồng thời nhận thấy, hành vi LKKHBC không chỉ giới hạn
thông tin ở hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp tức hình thức quảng cáo, mà cịn mở
rộng ra các loại thơng tin có thể lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác như
thông tin về điều kiện mua bán và khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đó,
qua đó, thể hiện tính bao quát trong hành vi LKKHBC, tránh bỏ sót bất cứ loại
thơng tin nào có thể tác động tới định hướng tiêu dùng của khách hàng.
1.2.2.3. Mục đích của hành vi nhằm lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác
Với đặc trưng là mục đích nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác,
ta thấy rằng, khi doanh nghiệp truyền tải các thông tin bằng cái phương tiện truyền
thông để thực hiện hành vi LKKHBC thì số lượng chủ thể tiếp nhận được thông tin

của doanh nghiệp là không hề nhỏ và có thể nói là đại chúng, tuy nhiên, chủ thể mà
doanh nghiệp thực sự muốn họ tiếp nhận thông tin để định hướng lại mục tiêu tiêu
dùng của họ chính là khách hàng của đối thủ cạnh tranh hay nói cách khác, doanh
nghiệp thực hiện hành vi LKKHBC để lôi kéo những người đang sử dụng, tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đối thủ. Đối với các hành vi CTKLM khác hay
các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì mục đích cuối cùng khi thực hiện của các
hành vi này đều hướng đến việc lôi kéo khách hàng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp mình tuy nhiên, đối tượng khách hàng của các hành vi này không
chỉ giới hạn trong khách hàng của doanh nghiệp đối thủ mà còn hướng tới những
khách hàng khơng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Do đó,
phạm vi khách hàng mà các hành vi CTKLM còn lại hướng tới rộng hơn so với
phạm vi khách hàng mà hành vi LKKHBC hướng tới.
Mục đích này thể hiện ý chí chủ quan của doanh nghiệp, như vậy, với hành
vi LKKHBC ta cần quan tâm đến việc doanh nghiệp có thực hiện hành vi với mục
đích thu hút khách hàng hay khơng hơn là hướng đến việc doanh nghiệp đã đạt
được mục đích đó hay chưa bởi khi doanh nghiệp thực hiện với mục đích này tức
doanh nghiệp đối thủ cũng đang có nguy cơ chịu thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp
của mình. Tuy nhiên có thể thấy, việc chứng minh doanh nghiệp khi thực hiện hành
vi có mục đích nhằm lơi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác là việc khó thực
hiện, vì mục đích là những suy nghĩ trong tiềm thức, do đó, nó chỉ bộc lộ ra ngồi
thực tại dưới dạng hành động và kết quả mà mục đích đó mong muốn, thấy rằng, kết
quả mà hành vi này mong muốn đó chính là thu hút khách hàng của doanh nghiệp
khác, tuy nhiên, đôi khi việc thu hút khách hàng của doanh nghiệp chưa thành cơng
thì hành vi đã bị phát giác, trong một số trường hợp thì khách hàng của doanh

13


nghiệp khác bị thu hút bởi doanh nghiệp này lại khơng phải vì thơng tin mà doanh
nghiệp chủ ý truyền tải hoặc đối tượng khách hàng chịu sự điều hướng tiêu dùng

bởi các thông tin do doanh nghiệp truyền tải đôi khi lại không phải là khách hàng
của doanh nghiệp đối thủ mà cịn lẫn trong đó là những khách hàng tiềm năng của
chính doanh nghiệp, cho nên để chứng minh mục đích bằng hậu quả của hành vi là
rất khó chứng minh. Trong khi đó, các thị trường cụ thể ln có tính giới hạn, nói
cách khác lượng khách hàng trong một thị trường ln có tính “ổn định tương đối”,
việc doanh nghiệp cung cấp thông tin cho khách hàng nhằm thực hiện hành vi
LKKHBC đã bao hàm luôn khả năng làm cho các đối thủ cạnh tranh khác bị mất
khách hàng.25 Chính vì vậy, tác giả khóa luận cho rằng, mục đích nhằm thu hút
khách hàng cần được xác định theo nguyên tắc suy đoán mặc nhiên, tức doanh
nghiệp đương nhiên có mục đích này khi đã hồn thành việc thực hiện hành vi
khách quan như cung cấp thông tin gian dối, thông tin gây nhầm lẫn,… (sẽ được
phân tích cụ thể ở mục 1.2.3) cho khách hàng.
Tóm lại, bản thân hành vi LKKHBC hiện hữu ba đặc trưng chính, muốn xác
định được hành vi LKKHBC phải thỏa mãn được cả ba đặc trưng này, thiếu một
trong ba đặc trưng sẽ làm mất đi bản chất vốn có của hành vi LKKHBC, từ đó dễ
gây nhầm lẫn với các hành vi CTKLM cịn lại.
1.2.3. Các dạng lơi kéo khách hàng bất chính
Hành vi LKKHBC trên thực tế được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau:
1.2.3.1. Cung cấp thông tin gian dối
Cung cấp thông tin gian dối được hiểu là việc các doanh nghiệp thông qua
các công cụ thông tin chủ ý truyền tải những thông tin không đúng sự thật về doanh
nghiệp nhằm làm khách hàng nhận thức khơng đúng, từ đó dẫn đến thực hiện giao
dịch mang chiều hướng bất lợi cho họ. Những thông tin gian dối mà doanh nghiệp
sử dụng bao hàm các khía cạnh xoay quanh doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ như
chất lượng, số lượng, cơng dụng, kiểu dáng, giá cả, ngồi ra cịn có các chính sách
hậu mãi dành cho khách hàng, những cam kết của doanh nghiệp, thông tin về năng
lực chun mơn, tài chính và phẩm chất nghiệp vụ của doanh nghiệp. Khi các doanh
nghiệp thực hiện hành vi cung cấp thông tin gian dối sẽ vi phạm các nguyên tắc về
đạo đức nghề nghiệp cũng như các nguyên tắc trong giao dịch thương mại, dân sự
mà điển hình là nguyên tắc trung thực vì trung thực trong kinh doanh là nguyên tắc

cơ bản, quan trọng nhất mà pháp luật cạnh tranh khuyến khích và bảo vệ26, ngồi ra
25

Đặng Quốc Chương, tlđd (8), tr. 30
Nguyễn Như Phát (2001), “Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Cạnh tranh và xây dựng pháp
luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, NXB. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 264 trích từ Hồ Minh Nhật (2010),
Pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh – Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 45
26

14


doanh nghiệp cịn vi phạm ngun tắc tự nguyện vì hậu quả của việc cung cấp
thông tin gian dối là làm cho khách hàng nhận thức không đúng về doanh nghiệp,
hàng hóa, dịch vụ, điều kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp, điều này cho thấy khách hàng không tự do về mặt ý chí trong
việc xác lập giao dịch27, từ đó dẫn đến khách hàng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ,
khơng đúng với mong muốn ban đầu của mình.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các công ty cung cấp thông tin sai đa phần là
các công ty sản xuất, nhập khẩu, phân phối thực phẩm chức năng. Các sản phẩm
thực phẩm chức năng thường được cung cấp thơng tin với tính năng cơng dụng
khơng có trong tính năng cơng dụng được đăng ký với cơ quan chức năng. Lợi dụng
sự cả tin, thiếu thông tin của khách hàng và sự mập mờ về công dụng của sản phẩm
thực phẩm chức năng, các công ty thường cung cấp thông tin sản phẩm thực phẩm
chức năng với những thành phần quý hiếm có cơng dụng thần kỳ, có thể chữa được
nhiều bệnh nan y khiến khách hàng nhằm tưởng thực phẩm chức năng lại là một
loại thuốc chữa bệnh, dựa vào đó mà đẩy giá bán nhiều loại thực phẩm chức năng
lên khá cao.28
Một số vụ việc về cung cấp thông tin gian dối xảy ra gần đây, trước hết có thể

kể đến thực phẩm chức năng Smarto của công ty trách nhiệm hữu hạn An Minh
Southern, theo đó, Smarto là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
nhưng trên trang thông tin nhãn hàng là smarto.vn và trang tin của công ty là
anminhsouthern.vn cũng quảng cáo thực phẩm chức năng Smarto có tác dụng điều trị
bệnh. Thậm chí, đơn vị phân phối, tiếp thị muốn nhấn mạnh thêm tác dụng chữa bệnh
cho sản phẩm bằng cách dùng các từ có tính chất tuyệt đối như “đặc trị”, “trị tận
gốc”, “điều trị”, “điều trị dứt điểm”… để nói về tác dụng của thực phẩm chức năng
Smarto.…29 Sau đó, báo Khoa học & Đời sống tiếp tục phát hiện công ty trách nhiệm
hữu hạn An Minh Southern mặc dù gỡ phần lớn nội dung sai phạm trên hai trang
smarto.vn và anminhsouthern.vn, nhưng lại đẩy mạnh quảng cáo trái luật trên
facebook và google. Cụ thể, trên trang facebook Smarto – Hết lo dạ dày, công ty
trách nhiệm hữu hạn An Minh Southern tung hàng loạt video giới thiệu các nhà thuốc
bán sản phẩm Smarto. Quảng cáo có gắn link Smarto.vn. Khi khách hàng click vào
link này sẽ thấy hiện ra hình ảnh Smarto – Hết lo dạ dày, kèm lời giới thiệu: “Trị dứt
điểm dạ dày – không tái phát”. Dưới dịng chữ này tiếp tục là thơng tin nhấn mạnh:
“Trị dứt điểm bệnh dạ dày sau 1 – 2 liệu trình”, “Cơng thức bào chế của PGS.TS
27

Đặng Quốc Chương, tlđd (15), tr. 22
Cục quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2010, Hà Nội, tr. 19, 20
29
Cao Sơn, “Thực phẩm chức năng Smarto lừa đảo bệnh nhân dạ dày”, truy cập ngày 13/5/2019
28

15


Nguyễn Viết Thân”… Ngoài ra, trên page Smarto – hết lo dạ dày, công ty trách
nhiệm hữu hạn An Minh Southern ngoài việc khẳng định thực phẩm chức năng
Smarto là thuốc thì đơn vị này cịn sử dụng hình ảnh dược sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế

quảng cáo cho sản phẩm.30 Trường hợp vi phạm thứ hai thuộc về công ty trách nhiệm
hữu hạn Dược phẩm Đông Đô, theo đó, cơng ty này cũng quảng cáo thực phẩm chức
năng là Gastimum HP là thuốc, với phương thức dùng lời khẳng định của những
người đã từng sử dụng sản phẩm này trước đó, như bài viết “Khơng thể sử dụng
kháng sinh, tôi đã vượt qua bệnh dạ dày do HP như thế nào” viết về nhân vật có tên
Trần Phương Anh, ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Theo đó, năm 2010 chị bị bệnh
suy thận, đến năm 2015 chị tiếp tục bị viêm, loét dạ dày và nhiễm HP nặng. Sau thời
gian “hoang mang” tìm cách điều trị, chị đã tìm đến gastimun HP. Bài viết nêu rõ:
“Một lần tình cờ đọc trên mạng thấy loại kháng thể OvalgenHP có tác dụng chống lại
vi khuẩn Hp, chị cảm thấy khá tin tưởng vì sản phẩm này đã được sử dụng ở nhiều
nước trên thế giới. Tìm hiểu kỹ càng và biết kháng thể OvalgenHP có nguồn gốc từ
trứng gà, rất an toàn nên chị đã hỏi ý kiến bác sỹ và bác sỹ đồng ý cho chị sử dụng:
“May sao mà vẫn cịn có loại thuốc dùng được cho bệnh nhân suy thận thế này…”.
Ngoài ra, rất nhiều bài viết đăng trên trang web gastimunhp.vn trích dẫn ý kiến bệnh
nhân hoặc đăng bài viết nói sản phẩm này có tác dụng điều trị bệnh thậm chí gọi sản
phẩm này là thuốc. Dưới mỗi bài viết cũng khơng có khuyến cáo “sản phẩm này
khơng phải là thuốc và khơng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” theo quy định
của pháp luật.31 Như vậy, để củng cố niềm tin của khách hàng, các doanh nghiệp còn
khéo léo sử dụng những lời xác nhận, chứng thực của đội ngũ chuyên gia, các nhà
khoa học và các đối tượng đã từng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp kèm
với thơng tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình đã đưa ra, những lời xác nhận, chứng
thực của những nhân vật nêu trên đều mang xu hướng khẳng định, đề cao hàng hóa,
dịch vụ được nói tới, khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm đó, từ đó tác động
khá lớn vào tâm lý của khách hàng.
1.2.3.2. Cung cấp thông tin gây nhầm lẫn
Nếu như cung cấp thông tin gian dối, doanh nghiệp sử dụng những thông tin
sai, thông tin không trung thực để làm lệch lạc nhận thức của khách hàng thì cung
cấp thơng tin gây nhầm lẫn doanh nghiệp sử dụng những thơng tin đúng sự thật
nhưng có khả năng gây nhầm lẫn trong nhận thức, đó có thể là những nội dung
không đầy đủ, lập lờ, không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo ra sự hiểu lầm cho khách

30

Quách Dương, “ Smarto tiếp tục quảng cáo sai sự thật”, truy cập 13/05/2019
31
Phi Long, “Dược phẩm Đông Đô quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc”, truy cập ngày 13/05/2019

16


hàng.32Bản thân doanh nghiệp khi muốn khách hàng chú ý đến việc mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của mình sẽ đưa ra những thông tin không đầy đủ, phụ thuộc vào
ý chí của doanh nghiệp mà họ sẽ lựa chọn những thơng tin có lợi cho doanh nghiệp,
phục vụ cho ý định của mình, những thơng tin bất lợi về doanh nghiệp sẽ bị lược bỏ
hoặc không đề cập đến. Điều này có thể làm khách hàng nhầm lẫn về chính doanh
nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, điều kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với những thông tin mà doanh nghiệp đã truyền
tải, từ đó quyết định giao dịch khơng chính xác, quyền lựa chọn của khách hàng bị
ảnh hưởng do thơng tin khơng đầy đủ33.
Ví dụ điển hình cho trường hợp cung cấp thông tin gây nhầm lẫn là vụ việc
công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic34 thực hiện quảng cáo sản phẩm tủ lạnh
Panasonic có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm đến 12%
(model NR-BY601X/V và NR-BY551/XV). Mặc dù công ty đã cung cấp báo cáo
thử nghiệm cho thấy công nghệ chiếu sáng thực phẩm trong ngăn kín của tủ lạnh có
thể làm tăng vitamin của một số loại rau quả từ 11,8% đến 21,7%. Tuy nhiên, kết
quả thử nghiệm chỉ thể hiện tác dụng trên rau quả, khơng đúng với thực phẩm nói
chung. Do đó, cơng ty cũng đã thừa nhận nội dung quảng cáo không rõ ràng và điều
chỉnh nội dung quảng cáo thành “tăng cường thành phần vitamin trong rau củ quả
cao hơn 12%”. Ngày 16/6/2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra Quyết định số
66/QĐ-QLCT xử phạt công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic với mức phạt 30
triệu đồng và yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm Khoản 3 Điều 45 LCT

2004 “cung cấp thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng”.
Một ví dụ khác về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Colon, công ty cổ phần
Phoenick Pharma Việt Nam quảng cáo rằng sản phẩm Colon chữa được cả bệnh dạ
dày, đại tràng. Xét thấy, viêm đại tràng có thể coi là một hội chứng được gây ra bởi
một hoặc tập hợp các nguyên nhân khác nhau. Như vậy, để trị hay hỗ trợ điều trị
bệnh đại tràng thì cần phải biết nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu viêm đại tràng do
vi khuẩn thì có thể dùng Colon (nếu dùng thì chỉ là hỗ trợ chứ không thể chữa trị
như quảng cáo). Nhưng bệnh do các ngun nhân khác gây ra (khơng phải là nhiễm
khuẩn) thì Colon không thể chữa được. Do vậy, việc công ty cổ phần Phoenick
Pharma Việt Nam quảng cáo sản phẩm Colon chữa được cả bệnh dạ dày, đại tràng
mà không khu biệt ngun nhân gây bệnh là gì và khơng cung cấp đầy đủ thông tin
về bệnh với người đọc được cho là chiêu trò lợi dụng “tranh tối tranh sáng” để vét
32

Phạm Đức Hòa (2014), Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Những vấn đề pháp lý liên quan,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật , Số chuyên đề 01/2014, tr. 8 – 9
33
Hồ Thị Duyên (2015), Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh – Một số vấn đề lý luận, Tạp
chí Thanh tra, số 05/2015, tr. 29
34
Cục quản lý cạnh tranh, tlđd (28), tr. 21

17


tiền người bệnh.35 Như vậy, hoạt động cung cấp thông tin gây nhầm lẫn của công ty
cổ phần Phoenick Pharma Việt Nam không những tác động đến quyền tự do lựa
chọn của khách hàng, mà nguy hại hơn, đó là sức khỏe của khách hàng bị ảnh
hưởng bởi những thông tin đã bị doanh nghiệp cố tình bỏ qua.
1.2.3.3. Cung cấp thông tin so sánh

Cung cấp thông tin so sánh được doanh nghiệp sử dụng bằng cách đưa ra
thông tin so sánh với thông tin của doanh nghiệp khác hoặc hàng hóa, dịch vụ, điều
kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác
để thuyết phục khách hàng về tính ưu việt, nổi trội về một loại sản phẩm, dịch vụ
nào đó của doanh nghiệp. Trong đó, khi doanh nghiệp thực hiện so sánh thì hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện so sánh phải cùng loại với hàng hóa, dịch
vụ của doanh nghiệp được so sánh, vì như thế chúng mới có tính thay thế cho nhau
từ đó mới có thể cạnh tranh với nhau.
Cung cấp thơng tin so sánh có thể phân loại theo các tiêu chí như: dựa trên
mức độ so sánh, dựa trên nội dung so sánh, dựa trên phương pháp so sánh.
- Đối với mức độ so sánh: hành vi cung cấp thông tin so sánh được chia làm 3
loại là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Trong đó:
+ Cung cấp thơng tin so sánh bằng là hình thức so sánh mang tính dựa dẫm,
theo đó, doanh nghiệp cho rằng những thơng tin về doanh nghiệp hoặc hàng hóa,
dịch vụ, điều kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp cung cấp thơng tin có những đặc điểm, tính chất tương đồng với doanh
nghiệp khác. Ở đây, doanh nghiệp bị đem ra so sánh bằng thường có hàng hóa, dịch
vụ nổi tiếng, có nhiều uy tín trên thị trường, do đó, việc doanh nghiệp sử dụng
phương pháp so sánh bằng sẽ khiến khách hàng gắn liền tên tuổi của doanh nghiệp
mình với doanh nghiệp nổi tiếng, có nhiều uy tín kia, từ đó có thể dẫn đến quyết
định giao dịch với doanh nghiệp mình;
+ Cung cấp thơng tin so sánh hơn là hình thức so sánh mà thơng qua đó đề cao
những thơng tin về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, điều kiện mua bán,
khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp thơng tin
có đặc điểm, tính chất tốt hơn, ưu việt hơn so với doanh nghiệp khác;
+ Cung cấp thông tin so sánh nhất khẳng định vị trí những thơng tin về doanh
nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, điều kiện mua bán, khuyến mại liên quan đến hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là tốt nhất hoặc khẳng định rằng không có bất cứ
doanh nghiệp nào đạt được các đặc điểm, tính chất như doanh nghiệp mình.


35

Qch Dương, “TPBVSK Colon khơng chữa được bệnh đại trang như quảng cáo”, https://khoahocdoisong.
vn/tpbvsk-colon-khong-chua-duoc-benh-dai-trang-nhu-quang-cao-110220.html, truy cập ngày 13/05/2019

18


Cả hình thức cung cấp thơng tin so sánh hơn và so sánh nhất đều gây nên cho
khách hàng sự so sánh mà thông thường tập trung vào yếu tố chất lượng, giá cả của
hàng hóa, dịch vụ cùng loại theo hướng có lợi cho doanh nghiệp thực hiện hành vi,
tạo cho khách hàng tâm lí khơng tốt đối với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp đối thủ.
- Đối với nội dung so sánh: có thể bao gồm so sánh các đặc tính mẫu mã, chất
lượng, cơng dụng, giá cả, dịch vụ và hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều kiện mua
bán và khuyến mại liên quan đến hàng hóa, dịch vụ,…
- Đối với phương pháp so sánh, hành vi cung cấp thông tin so sánh được phân
thành cung cấp thông tin so sánh trực tiếp và cung cấp thông tin so sánh gián tiếp36:
+ Cung cấp thông tin so sánh trực tiếp, hành vi này tiếp tục được chia làm hai
loại nhỏ là (i) cung cấp thông tin so sánh có phương pháp so sánh trực tiếp theo đó
làm khách hàng nhận ra trực tiếp sản phẩm hoặc doanh nghiệp nào đó được đưa ra
so sánh bằng cách điểm mặt chỉ tên; (ii) cung cấp thông tin so sánh có nội dung so
sánh trực tiếp, theo đó, những thông tin được đưa ra làm cho khách hàng có khả
năng xác nhận được loại sản phẩm hoặc doanh nghiệp bị so sánh mà không phải
điểm mặt, chỉ tên.
+ Cung cấp thơng tin so sánh gián tiếp: là hình thức cung cấp thông tin so sánh
làm khách hàng nhận ra một cách gián tiếp, thông qua suy luận các sản phẩm,
doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh hoặc sử dụng từ ngữ mập mờ, đánh vào sự
không rõ ràng của pháp luật.
Nhận thấy rằng, bản thân việc cung cấp thông tin so sánh không phải là dạng

hành vi CTKLM, mặt khác nó cịn đem lại nguồn thơng tin hữu dụng cho khách
hàng trong việc định hướng tiêu dùng, giúp doanh nghiệp chứng minh một cách
xứng đáng sản phẩm mà họ có, đồng thời nó cịn phát huy chức năng của cạnh tranh
trong nền kinh tế, việc cung cấp thông tin so sánh chỉ thực sự gây bất lợi với những
doanh nghiệp nào không biết cách giành lại vị thế trên thị trường bằng những sản
phẩm hoàn hảo về chất lượng, mẫu mã, giá thành phù hợp với khách hàng... Khi đó,
doanh nghiệp đó đã tự loại bỏ mình khỏi thương trường với sự cạnh tranh khốc liệt.
Như vậy, cung cấp thông tin so sánh chỉ trở thành hành vi CTKLM nói chung và
hành vi LKKHBC nói riêng khi bị lợi dụng để đưa ra các thông tin không trung
thực, không khách quan, không kiểm chứng được, các thông tin nói xấu, gièm pha
đối thủ cạnh tranh, tức bản chất CTKLM ở đây được hiểu là dựa trên nội dung của
phương thức thực hiện hành vi chứ không dựa trên hình thức so sánh, khơng quan
tâm đó là so sánh trực tiếp hay so sánh gián tiếp, so sánh bằng hay so sánh hơn hay
36

Trương Hồng Quang (2010), Một số vấn đề về hành vi quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật, số 08(268)/2010, tr. 43, 44

19


so sánh nhất hay nói một cách khái quát là doanh nghiệp thực hiện hành vi cung cấp
thông tin so sánh nhưng khơng chứng minh được nội dung mà mình đưa ra, đây
cũng là quan điểm của LCT 2018 tại điểm b Khoản 5 Điều 45 LCT 2018. Cụ thể:
“So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”, điều khoản này sẽ được
phân tích cụ thể ở Chương 2.
1.3. Sự cần thiết điều chỉnh lơi kéo khách hàng bất chính trong pháp
luật cạnh tranh
Hành vi LKKHBC cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật trước xu

hướng vi phạm của các doanh nghiệp trong thị trường ngày càng tăng, nhằm bảo vệ
ba đối tượng là doanh nghiệp, khách hàng và bảo vệ thị trường.
1.3.1. Bảo vệ doanh nghiệp
Bản thân các doanh nghiệp cũng đã được bảo vệ bởi nhiều cơ chế khác nhau
như pháp luật về dân sự, pháp luật thương mại… cùng với sự chuyên nghiệp trong
việc tự bảo vệ quyền lợi của mình thơng qua việc tự thỏa thuận và xây dựng các
điều khoản, các chế tài, các cơ chế giải quyết tranh chấp,… Tuy nhiên đó chỉ mới là
mối quan hệ của doanh nghiệp dưới góc độ hợp tác kinh doanh, nếu xét đến góc độ
giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau, doanh nghiệp cũng cần có
một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong cuộc chiến
thương trường vô cùng khốc liệt, muốn tồn tại và phát triển cũng như tránh nguy cơ
phá sản, buộc các doanh nghiệp phải có sự cố gắng khơng ngừng. Tuy nhiên, trong
thương trường này không chỉ tồn tại những doanh nghiệp làm ăn chân chính mà vẫn
cịn một số doanh nghiệp sẵn sàng dùng bất cứ thủ đoạn nào để đánh bại đối thủ,
trong vơ vàn các thủ đoạn thì hành vi LKKHBC là một trong những công cụ hữu
hiệu để giành giật khách hàng của doanh nghiệp khác trong kinh doanh, từ đó gián
tiếp đem lại hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp khác, trong môi trường kinh doanh
hướng tới sự cạnh tranh cơng bằng thì đây cũng là điều mà pháp luật chống
CTKLM khơng cho phép xảy ra. Chính vì vậy, Nhà nước với vai trị của mình, phải
sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh hành vi LKKHBC tạo ra hành lang pháp lý
cho các doanh nghiệp an tâm tham gia vào hoạt động kinh doanh, đồng thời, tạo ra
mơi trường cạnh tranh bình đẳng và đây cũng chính là điểm tựa vững chãi cho sự
phát triển các doanh nghiệp đồng thời góp phần ngăn ngừa những doanh nghiệp
muốn lợi dụng hành vi LKKHBC cho mục đích CTKLM.
1.3.2. Bảo vệ khách hàng
Khách hàng là người tham gia vào giao dịch với doanh nghiệp, họ cũng
chính là nhân tố có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế

20



×