Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.69 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

PHẠM TRẦN KIM THANH

QUYỀN YÊU CẦU TIỀN LÃI DO CHẬM THANH TOÁN
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUYỀN YÊU CẦU TIỀN LÃI DO CHẬM THANH TOÁN
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
PHẠM TRẦN KIM THANH
Khóa: 40 MSSV: 1553801011336
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN THỊ THƯ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thư, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Phạm Trần Kim Thanh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Án lệ 09

Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình
trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại

Án lệ 08

Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất
trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ
thẩm

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự


BTTH

Bồi thường thiệt hại

CISG

Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán quốc tế 1980

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐTP

Hội đồng Thẩm phán

HĐXX

Hội đồng xét xử

LTM

Luật Thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

Nghị

01

quyết Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn
áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi
phạm

PECL

Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng

PICC

Những nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế 2016

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tịa án nhân dân Tối cao

TTLT 01

Thơng tư số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối
cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính
số hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản

USD


Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN YÊU CẦU TIỀN LÃI DO
CHẬM THANH TOÁN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 .............................. 6
1.1.

Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 6

1.1.1

Nghĩa vụ thanh toán theo quy định của Luật Thương mại 2005 ................... 6

1.1.2

Chậm thanh toán theo quy định của Luật Thương mại 2005......................... 9

1.1.3

Tiền lãi và lãi suất ........................................................................................ 10

1.2.

Bản chất quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo Luật Thương

mại 2005 ...................................................................................................... 13

1.2.1

Yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán là chế tài trong thương mại ............... 13

1.2.2

Yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán tương tự bồi thường thiệt hại............. 14

1.2.3

Tiền lãi do chậm thanh tốn là một hình thức bồi thường thiệt hại được ấn
định trước ..................................................................................................... 16

1.3

Ý nghĩa của quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán ........................ 17

Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 19
CHƯƠNG II: QUYỀN YÊU CẦU LÃI DO CHẬM THANH TOÁN – THỰC
TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................. 20
2.1.

Chủ thể quyền và phạm vi áp dụng quyền yêu cầu tiền lãi do chậm
thanh toán theo Luật Thương mại 2005 .................................................. 20

2.1.1

Quy định về chủ thể quyền và phạm vi áp dụng .......................................... 20


2.1.2

Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện .................................................. 20

2.2

Cơ sở phát sinh và thực hiện quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
theo Luật Thương mại 2005 ...................................................................... 22

2.2.1

Quy định về cơ sở phát sinh và thực hiện quyền ......................................... 22

2.2.2

Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện .................................................. 25

2.3

Nội dung quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh tốn theo Luật Thương
mại 2005 ...................................................................................................... 27

2.3.1

Khoản tiền được tính lãi do chậm thanh tốn .............................................. 27

2.3.3

Lãi suất tính lãi do chậm thanh tốn ............................................................ 42


2.3.4

Cách tính tiền lãi do chậm thanh toán .......................................................... 55


2.4.

Khả năng kết hợp cùng các biện pháp, chế tài khác .................................... 56

Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 59
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CÁC BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ PHÁN QUYẾT
CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Thương mại là một ngành kinh tế độc lập liên quan đến ba lĩnh vực chính -

thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư1, đóng vai trị như
một mắt xích trong bộ máy kinh tế. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế,
thương mại đã trở thành lĩnh vực tiên phong, quan hệ thương mại đi trước mở
đường cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa các quốc gia, là con đường để các
nước đang phát triển tiến kịp với các nước phát triển, giảm dần khoảng cách với các
nước tiên tiến2.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005 (LTM 2005), hoạt động thương

mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hố, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác,
chủ yếu do các thương nhân tiến hành. Mục đích sinh lợi được thực hiện một phần
thông qua việc nhận tiền hàng, thù lao dịch vụ và các khoản khác, điều đó cũng
đồng nghĩa, quyền nhận thanh toán và nghĩa vụ thanh tốn có thể được xem là mối
quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực
thương mại.
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC), năm 2018, số lượng
các vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm là 15.439 vụ, riêng lĩnh vực mua bán hàng hóa chiếm tới 21,32%. Trong đó,
các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh tốn là những tranh chấp phổ biến.
Chính vì vai trị quan trọng của hoạt động thương mại, việc hạn chế, giải
quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm cả các tranh chấp liên quan
đến nghĩa vụ thanh toán một cách kịp thời, nhanh chóng và thỏa đáng là rất cần
thiết.
Một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện điều này chính là một cơ sở
pháp lý cụ thể. Hiện nay, Điều 306 LTM 2005 quy định về quyền yêu cầu tiền lãi
do chậm thanh toán để xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. Tuy nhiên, điều luật còn nhiều điểm chưa
thật sự rõ ràng về khoản tiền tính lãi, mức lãi suất, thời gian chậm trả... Bên cạnh
đó, nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015), Luật xây
dựng, Luật điện lực, Luật các tổ chức tín dụng cũng có quy định điều chỉnh trường
1

Hồ Văn Vĩnh, “Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
truy cập ngày 12/5/2019
2
Đinh Thị Hồng Tuyết, “Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập”,
truy cập ngày 12/5/2019


1


hợp chậm thanh toán, đặt ra vấn đề lựa chọn quy định áp dụng phù hợp. Thậm chí,
ngay cả khi Án lệ số 09/2016/AL (Án lệ 09) và Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP
hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
(Nghị quyết 01) có hiệu lực thì một số vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây
khó khăn cho các bên liên quan và cơ quan có thẩm quyền trong q trình áp dụng,
nhất là khi nghĩa vụ thanh tốn ln có sự khác biệt và thay đổi tùy vào bản chất
quan hệ hợp đồng và thỏa thuận của các bên.
Bởi vậy, việc xem xét, phân tích, bình luận, so sánh làm sáng tỏ quy định của
LTM 2005 về quyền u cầu tiền lãi do chậm thanh tốn dưới góc độ lý luận và
thực tiễn, từ đó chỉ ra những vướng mắc và đề xuất kiến nghị hoàn thiện là rất cần
thiết.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến hiện tại, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về quyền yêu cầu tiền lãi
do chậm thanh toán theo LTM 2005. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp
2.

cận vấn đề của mỗi tác giả là khác nhau. Có thể kể đến một số tác phẩm như:

Sách tham khảo, chuyên khảo
Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt
Nam – Bản án và bình luận bản án và Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình
luận bản án, Nxb. Hồng Đức. Trong các sách chuyên khảo này, tác giả phân tích,
đánh giá, bình luận về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo BLDS
2015 trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định tương ứng về cùng vấn đề trong
LTM 2005, văn bản pháp luật chuyên ngành, văn bản pháp luật quốc tế và thực tiễn
xét xử.


Luận án, luận văn, khóa luận
Vũ Hồng Linh (2012), Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong
hợp đồng kinh doanh, thương mại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp. Hồ
Chí Minh. Luận văn nghiên cứu về quy định tại Điều 306 LTM 2005 qua việc làm
rõ các vấn đề nhưu điều kiện phát sinh, mức lãi suất, thời gian bắt đầu và kết thúc
tính lãi trong bối cảnh BLDS 2005 và các văn bản liên quan đang có hiệu lực thi
hành.
Nguyễn Hồ Thanh Bạch (2010), Pháp luật về nghĩa vụ thanh toán
phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả dành một phần luận văn bàn về tiền lãi do chậm thanh
toán, nghĩa vụ trả lãi sau thời điểm xét xử sơ thẩm, nghĩa vụ trả lãi trong trường hợp
hoàn trả tiền mua hàng và đưa ra kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật liên quan.

2


Ngồi ra, các luận văn, khóa luận khác về hoặc liên quan đến chế tài trong
thương mại, BTTH cũng nhắc đến tiền lãi do chậm thanh toán, đa phần với tư cách
là một loại thiệt hại được bồi thường.

Các bài viết khác
Trịnh Ngọc Thùy Trang (2018), “Quy định về lãi chậm thanh toán
theo pháp luật Việt Nam hiện nay và một số đề xuất”, Pháp luật và thực tiễn,
Trường Đại học Luật, Đại học Huế, số 35. Bài viết phân tích về trách nhiệm do
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo BLDS 2015 và quyền yêu cầu tiền lãi do
chậm thanh tốn theo LTM 2005. Qua đó, chỉ rõ hai ưu điểm của Điều 306 LTM
2005 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định đúng bản chất quan hệ để áp
dụng pháp luật phù hợp.
-


Đỗ Văn Đại (2017), “Lãi chậm trả tiền trong Án lệ năm 2016”, Tòa án

nhân dân, số 01. Từ việc xem xét Án lệ 09, Án lệ 08 và một số bản án, quyết định
khác, tác giả làm rõ khoản tiền làm phát sinh lãi chậm trả, thời gian tính lãi chậm trả
và mức lãi để tính lãi chậm trả.
Trần Thị Nhật Anh (2016), “Hoàn thiện quy định về chế tài BTTH
theo Luật Thương mại năm 2005”, Tòa án nhân dân, số 05. Tác giả nhắc đến tiền
lãi do chậm thanh toán như một khoản bồi thường thiệt hại (BTTH) ấn định trước
cùng với các phân tích, bình luận, kiến nghị về vấn đề này theo quy định pháp luật
Việt Nam.
Lê Thị Tuyết Hà (2015), “Bàn về trả tiền lãi do chậm thanh toán trong
kinh doanh, thương mại”, Kiểm sát, số 17. Tác giả cho rằng tiền lãi do chậm thanh
toán thường được áp dụng như một phương thức BTTH mang tính ấn định. Tuy
nhiên, với các quy định có hiệu lực tại thời điểm đó, mức lãi suất tính lãi do chậm
thanh toán chưa thống nhất, nhiều trường hợp gây nhầm lẫn với phạt vi phạm.
Chính vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị khắc phục.
Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Vướng mắc trong việc giải quyết yêu
cầu trả lãi trên số tiền chậm thanh toán trong hợp đồng dân sự và thương mại ở Việt
Nam”, Tòa án nhân dân, số 21. Bài viết chỉ ra một số vướng mắc liên quan đến tiền
lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005 như sự thiếu thống nhất với quy định tương
ứng của BLDS 2015, khó khăn khi xác định lãi suất quá hạn trung bình trên thị
trường, thời gian chịu lãi chậm trả, khả năng kết hợp với BTTH và đưa ra kiến nghị.
Nguyễn Thanh Lành (2005), “Hiểu thế nào về tính lãi đối với tiền
chậm trả”, Dân chủ và pháp luật, số 12. Bài viết có phần bình luận về việc áp dụng
quy định tại điểm b Mục 1 Phần 1 Thông tư liên tịch của Toà án Nhân dân Tối cao Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính số 01/TTLT ngày
3


16/6/1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (TTLT 01) đặc biệt liên
quan đến thời gian tính lãi chậm trả do chậm thanh tốn.

Các tác phẩm được liệt kê đề cập đến trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa
vụ trả tiền theo BLDS nói chung, tiền lãi do chậm thanh tốn theo LTM 2005 nói
riêng thông qua việc xem xét một hoặc một số phương diện, song lại chưa tập trung
nhiều đến bản chất của quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005,
làm tiền đề lý giải hợp lý các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Hơn nữa, tính đến
thời điểm hiện tại, đã có nhiều hướng dẫn mới trong việc áp dụng Điều 306 LTM
2005 như Nghị quyết 01, Án lệ 09… Chính vì vậy, bằng sự kế thừa, học hỏi những
kết quả mà các cơng trình khoa học, luận án, luận văn, khóa luận và các bài viết đã
đạt được, bằng khóa luận này, tác giả mong muốn trình bày các vấn đề về quyền
yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005 một cách đa chiều, chi tiết và
có hệ thống.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ bản chất và nội dung của quyền yêu
cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005, nêu ra những bất cập, khó khăn
trong việc áp dụng quy định này, từ đó đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện quy
định trên. Tác giả hi vọng kết quả của đề tài có thể ít nhiều góp phần giúp các bên
liên quan, các chủ thể nghiên cứu, cơ quan áp dụng pháp luật có thêm tư liệu để
xem xét, đánh giá quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005, đảm
bảo việc áp dụng quy định phù hợp và hiệu quả.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu bản chất và nội dung quyền yêu cầu tiền lãi do
chậm thanh toán theo LTM 2005 như cơ sở phát sinh, khoản tiền được yêu cầu tính
lãi, mức lãi suất được áp dụng, thời gian tính lãi, khả năng kết hợp với các biện
pháp khác và một số vấn đề liên quan.
Trong khn khổ khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung làm rõ đối tượng
4.

nghiên cứu theo quy định của LTM 2005, trên cơ sở so sánh với quy định tương

ứng trong các văn bản pháp luật khác, kể cả văn bản pháp luật quốc tế mà cụ thể là
Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp
Quốc (CISG) và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2016
(PICC). cùng với với việc xem xét, đánh giá thực tiễn xét xử.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê, bình luận,
tổng hợp để làm nổi bật vấn đề. Một số vụ án thực tế được đưa ra một cách có chọn
lọc để minh họa cho các nhận định và đánh giá được đưa ra.
5.

4


6.

Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục các

Bản án của Tòa án nhân dân và Phán quyết của Trọng tài Thương mại, nội dung của
Khóa luận gồm hai (02) chương:
Chương 1: Khái quát chung về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
theo Luật Thương mại 2005.
Chương 2: Quyền yêu cầu lãi do chậm thanh toán - thực trạng pháp luật và
một số kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN YÊU CẦU TIỀN LÃI DO
1.1.


CHẬM THANH TOÁN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005
Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nghĩa vụ thanh toán theo quy định của Luật Thương mại 2005
Nhiều văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có LTM 2005 đề cập nhưng
khơng đưa ra khái niệm về nghĩa vụ thanh toán. Từ quy định chung tại Điều 274 và
Điều 280 của BLDS 2015 về nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền, có thể
hiểu, nghĩa vụ trả tiền là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ)
phải trả bất kỳ khoản tiền nào cho và vì lợi ích của bên có quyền. Nghĩa vụ trả tiền
khơng hồn tồn giống nhau trong các quan hệ khác nhau. Ví dụ nghĩa vụ trả tiền
trong hợp đồng mua bán hàng hóa để nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa khác
biệt với nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay tài sản (vay tiền) tức là hoàn trả cho
bên cho vay khoản tiền đã vay và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định. Song, liệu nghĩa vụ trả tiền được đề cập có đồng nhất với nghĩa vụ thanh tốn
hay khơng?
Về mặt ngơn ngữ, thanh toán3 là “chi trả bằng tiền giữa các bên trong những
quan hệ kinh tế nhất định”. Trong khi đó “trả” lại được sử dụng với nhiều nghĩa
khác nhau “1. Đưa lại cho người khác cái đã vay, đã mượn của người ấy. Trả nợ,
trả sách cho thư viện… 2. Đưa lại cho người khác cái đã lấy đi hoặc đã nhận từ
người ấy. Trả lại tiền thừa… 3. Đưa cho người khác số tiền hoặc vật để đổi lấy cái
gì đó của người ấy, từ người ấy. Trả tiền mua hàng…”. Cả “thanh toán” và “trả
(tiền)” đều được sử dụng trong LTM 2005. Qua xem xét các quy định liên quan của
Luật này, “thanh toán” hay “trả (tiền)” đa phần được sử dụng để chỉ việc một bên
phải trả một khoản tiền cho bên kia, đối ứng với việc nhận, sở hữu, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ tương ứng. Đây là cách hiểu phổ biến, chủ yếu và quan trọng nhất khi
đề cập đến nghĩa vụ thanh toán trong các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi
LTM 2005. Với cách hiểu này, “nghĩa vụ thanh toán” hẹp hơn “nghĩa vụ trả tiền”
được đề cập trong BLDS 2015.
Như vậy, nghĩa vụ thanh tốn theo LTM có thể hiểu là mối quan hệ giữa hai

chủ thể trái ngược nhau về mặt lợi ích, trong các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh
của LTM 2005, theo đó, một bên có quyền u cầu thanh tốn và bên kia có nghĩa
vụ thanh tốn cho bên có quyền để đổi lại những lợi ích nhất định như sở hữu hàng
hóa, sử dụng dịch vụ.

3

Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng,
tr.914

6


Trong phạm vi khóa luận, tác giả tập trung vào các vấn đề liên quan đến
nghĩa vụ thanh toán hiểu theo nghĩa trên, gọi chung là “nghĩa vụ thanh toán theo
LTM 2005” để phân biệt với nghĩa vụ trả tiền theo nghĩa rộng như quy định BLDS
2015.
1.1.1.1 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ thanh toán
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ nói chung, theo Điều 274 BLDS 2015 bao gồm
hợp đồng; hành vi pháp lý đơn phương; thực hiện công việc khơng có ủy quyền;
chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật; gây
thiệt hại do hành vi trái pháp luật và các căn cứ khác theo quy định pháp luật.
Với cách hiểu đã đề cập, căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán
theo LTM 2005 là hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Đối tượng của
hợp đồng có thể là hàng hóa, quyền chọn mua, quyền chọn bán hay dịch vụ. Căn cứ
theo Điều 1.1 LTM 2005, có thể phân chia các hợp đồng trên thành hai (02) loại:

Hợp đồng đương nhiên chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại
Đây là những hợp đồng điều chỉnh hoạt động thương mại được xác lập, thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Các bên trong hợp đồng đều là các tổ chức kinh tế

được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại với tư cách là một chủ thể
độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh tại hệ thống cơ quan đăng ký kinh
doanh và (hoặc) đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Nói
chung, những hợp đồng về việc thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương
nhân với nhau và khơng có yếu tố nước ngồi đương nhiên thuộc phạm vi điều
chỉnh của LTM 2005 và có thể là căn cứ phát sinh nghĩa vụ thanh toán theo Luật
này4.

Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại do chọn luật
LTM 2005 sẽ được áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại hoặc các hợp đồng điều chỉnh hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác có yếu tố nước ngồi5 trong trường hợp các bên có
thoả thuận hợp pháp chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
Ngồi ra, nếu hợp đồng điều chỉnh hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi
thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam của một bên với thương nhân trong trường hợp
bên đó chọn áp dụng LTM 2005 thì Luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng
đó.

4

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb.
Hồng Đức, tr46
5
Điều 663.2 BLDS 2015

7


Căn cứ vào từng hoạt động thương mại cụ thể, có thể phân chia các hợp đồng

kể trên thành hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng về quyền chọn mua hoặc
quyền chọn bán, hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại, hợp đồng trong hoạt động
trung gian thương mại, đấu giá hàng hóa, dịch vụ giám định, dịch vụ logistics, dịch
vụ quá cảnh…, sau đây gọi chung là “Hợp đồng thương mại”.
Cũng cần lưu ý rằng, kể từ ngày 01/01/2017, CISG đã chính thức có hiệu lực
tại Việt Nam và trở thành một nguồn luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ được xác
định là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG khi (i) một bên có trụ sở
thương mại tại Việt Nam và bên khác có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành
viên của CISG (theo Điều 1.1.a CISG); (ii) khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì
luật được áp dụng là luật Việt Nam (theo Điều 1.1.b CISG). Chính vì vậy, đối với
những hợp đồng như vậy, các quy định của CISG sẽ được ưu tiên áp dụng trong
trường hợp có sự khác biệt giữa Cơng ước này và LTM 2005 về cùng một vấn đề.
1.1.1.2 Chủ thể và đối tượng của nghĩa vụ thanh toán
Theo các quy định của LTM 2005, chủ thể có nghĩa vụ thanh tốn là bên mua
trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên mua quyền trong hợp đồng về quyền chọn
mua hoặc quyền chọn bán, bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) trong hợp đồng dịch
vụ, bên thuê trong hợp đồng thuê hàng hóa. Đối tượng của nghĩa vụ thanh tốn là tài
sản mà cụ thể là tiền hàng, thù lao dịch và các chi phí hợp lý khác. Tựu chung lại,
bên có nghĩa vụ là bên nhận được những lợi ích, giá trị nhất định khi thực hiện hợp
đồng thương mại và phải thanh toán tương ứng với việc nhận những lợi ích, giá trị
đó.
1.1.1.3 Đặc điểm của nghĩa vụ thanh tốn theo Luật Thương mại 2005
Thứ nhất, nghĩa vụ thanh toán theo LTM 2005 là một quan hệ pháp lý bởi nó
được pháp luật cơng nhận và có giá trị bắt buộc thi hành. Nghĩa vụ thanh toán phát
sinh từ hợp đồng thương mại, việc thực hiện nghĩa vụ này được thể hiện qua giá
thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và
được đảm bảo thi hành thông qua hệ thống chế tài tương ứng của LTM 2005.
Thứ hai, nghĩa vụ thanh toán là một quan hệ đối nhân. Quyền của bên có
quyền (trái chủ) chỉ có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ (thụ trái) thực hiện nghĩa vụ
thanh tốn chứ khơng được thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào.

Thứ ba, nghĩa vụ thanh toán là một quan hệ tài sản bởi việc nghĩa vụ thanh
toán trị giá được bằng tiền. Bên có nghĩa vụ phải bỏ chi phí, tài sản để thực hiện
nghĩa vụ, trong khi đó bên có quyền được hưởng các lợi ích từ việc thực hiện đó.

8


1.1.2 Chậm thanh toán theo quy định của Luật Thương mại 2005
Trong phạm vi và vì mục đích nghiên cứu của khóa luận này, khi nói đến
nghĩa vụ thanh tốn theo LTM 2005, thời hạn thanh toán là một trong những vấn đề
đáng quan tâm nhất. Đây là căn cứ quan trọng giúp xác định sự hoàn thành hoặc vi
phạm nghĩa vụ thanh tốn của một bên, từ đó áp dụng những biện pháp phù hợp để
xử lý hành vi vi phạm (nếu có), đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên
quan.
Khi nghĩa vụ thanh toán theo LTM 2005 phát sinh, ngồi việc thanh tốn đầy
đủ, đúng phương thức và địa điểm, bên có nghĩa vụ cịn phải thanh tốn đúng thời
hạn. Thời hạn thanh tốn là một khoảng thời gian xác định để bên có nghĩa vụ tiến
hành thanh tốn. Có quan điểm cho rằng, tiếp cận về khía cạnh thời gian của thực
hiện nghĩa vụ mà chỉ tiếp cận về “thời hạn” là chưa tồn diện mà cịn phải đề cập
đến cả “thời điểm” thực hiện nghĩa vụ bởi lẽ có những trường hợp nghĩa vụ không
được thực hiện trong một khoảng thời gian mà tại một thời điểm nhất định6. Trong
một số trường hợp, “thời điểm thanh tốn” có thể được hiểu là thời điểm mà bên có
nghĩa vụ đã thanh tốn trên thực tế.
Thời hạn thanh toán trong hợp đồng thương mại, trước hết được xác định
theo thỏa thuận của các bên. Các quy định của LTM 2005 về vấn đề này chỉ được
áp dụng khi khơng có thỏa thuận. Liên quan đến thời hạn thanh toán, theo LTM
2005, bên mua phải thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ
liên quan đến hàng hố hoặc khi có thể kiểm tra xong hàng hố trong trường hợp có
thỏa thuận kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Đối với hợp đồng dịch vụ, thời
hạn thanh toán xác định theo thói quen về việc thanh tốn hoặc thời điểm việc cung

ứng dịch vụ được hoàn thành. Việc giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng
hóa, kiểm tra hàng hóa trước khi giao… được xác định theo thỏa thuận của các bên
hoặc quy định pháp luật. Nhìn chung, thời hạn thanh toán nhằm đảm bảo phù hợp,
cân bằng lợi ích của các bên, theo nguyên tắc: giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ và
nhận lại thanh tốn.
LTM 2005 khơng giải thích khái niệm “chậm thanh tốn”. Thanh tốn là
nghĩa vụ trong hợp đồng nên chậm thanh tốn cũng chính là chậm thực hiện nghĩa
vụ. Trên cơ sở Điều 353 BLDS 2015, chậm thanh tốn có thể được hiểu là chưa
thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi thời hạn thanh toán đã
hết, trường hợp nghĩa vụ thanh tốn được thực hiện định kỳ thì việc chậm thực hiện

6

Đỗ Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam – Bản án và bình luận bản án và
Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (Tập 1), Nxb. Hồng Đức, tr.232

9


theo từng kỳ cũng là chậm thanh toán. Chậm thanh tốn chính là hành vi vi phạm
hợp đồng.
1.1.3 Tiền lãi và lãi suất
Theo Từ điển Tiếng Việt, lãi là “khoản tiền chênh lệch do thu vượt chi sau
một quá trình buôn bán, kinh doanh” hoặc“khoản tiền người vay nợ phải trả thêm
cho người chủ nợ ngoài khoản tiền đã vay” và lãi suất là “tỉ lệ phần trăm giữa lãi
so với vốn” 7. Trong đời sống, lãi (lời) thường được sử dụng với nghĩa thứ nhất.
Dưới góc độ kinh tế, có nhiều định nghĩa về lãi. Tiền lãi là một khoản thanh
toán để trả cho việc sử dụng tức thời một khoản vay. Nhưng vì tiền khơng tự sản
sinh, khoản thanh toán này được thực hiện nhằm tác động đến tiền vốn tư bản (hoặc
cơng cụ sản xuất) mà có thể đạt được nhờ tiền vay. Định nghĩa này gắn tiền lãi với

quan hệ vay tài sản (tiền). Trong khi đó, theo từ điển investorwords.com, lãi là (1)
phí mà bên vay phải trả cho bên cho vay khi sử dụng tiền vay, thường được biểu thị
bằng tỷ lệ phần trăm tính theo năm trên khoản tiền gốc; tỷ lệ này phụ thuộc vào thời
gian vay, rủi ro tín dụng và tỷ lệ lạm phát. Tiền lãi mỗi năm trên khoản tiền gốc
được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm còn gọi là lãi suất; (2) lợi nhuận kiếm được từ
một khoản đầu tư8... Cũng theo từ điển này, lãi suất là một tỷ lệ được tính hoặc trả
cho việc sử dụng tiền. Lãi suất thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm tính theo
năm trên số tiền gốc… Từ góc độ của người tiêu dùng, lãi suất được biểu thị bằng
tỷ suất thu nhập năm (APY) khi họ nhận được tiền lãi, ví dụ, từ tài khoản tiết kiệm
hoặc chứng chỉ tiền gửi. Khi họ phải trả tiền lãi, ví dụ, đối với thẻ tín dụng, thế chấp
hoặc khoản vay, lãi suất được biểu thị bằng lãi suất phần trăm bình quân năm
(APR)9.
Lãi, được sử dụng trong các văn bản pháp luật với ý nghĩa tương tự như định
nghĩa dưới góc độ kinh tế nêu trên. Tuy vậy, khơng có định nghĩa pháp lý chính
thức về lãi. Lãi trong lĩnh vực pháp lý không chỉ được sử dụng trong các quan hệ
vay tài sản (tiền), quan hệ tín dụng mà cịn gắn liền với nghĩa vụ thanh tốn, nghĩa
vụ trả tiền nói chung. Tùy vào bản chất của từng loại quan hệ pháp luật mà lãi có
thể được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại, lãi là một khoản
7

Hoàng Phê, tlđd (3), tr.679
Tham khảo tại: truy cập ngày 08/5/2019
“1. The fee charged by a lender to a borrower for the use of borrowed money, usually expressed as
an annual percentage of the principal; the rate is dependent upon the time value of money, the credit risk of the
borrower, and the inflation rate. Here, interest per year divided by principal amount, expressed as a
percentage. also called interest rate.2. The return earned on an investment…”.
9
Tham khảo tại: truy cập ngày 08/5/2019
“A rate which is charged or paid for the use of money. An interest rate is often expressed as an annual percentage
of the principal… From a consumer's perspective, the interest rate is expressed as annual percentage yield (APY)

when the interested is earned, for example, from a savings account or a certificate of deposit”.
8

10


phải trả cho việc sử dụng, chiếm hữu, sử dụng khoản tiền gốc và được tính theo
mức lãi suất (thường được biểu thị dưới dạng phần trăm) trên khoản tiền gốc.
Tiền lãi do chậm thanh toán là khoản tiền mà bên chậm thanh toán phải trả
do chiếm dụng vốn, khác với tiền lãi trong quan hệ vay tài sản là khoản tiền phải trả
để sử dụng khoản tiền gốc trong thời hạn thỏa thuận. Để quá trình kinh doanh được
vận hành liên tục và thường xuyên, ngoài tài sản cố định, thương nhân cần phải đảm
bảo một lượng tài sản lưu động nhất định. Một số vốn đầu tư vào loại tài sản này sẽ
được ứng ra và đây chính là vốn lưu động. Theo quan hệ sở hữu, vốn lưu động gồm
(i) Vốn chủ sở hữu: vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của thương nhân và thương
nhân có toàn quyền với loại vốn này và (ii) Các khoản nợ: vốn lưu động được tạo
nên từ vốn vay các tổ chức tài chính, qua phát hành trái phiếu, khoản nợ khách hàng
chưa thanh toán10. Loại vốn lưu động thứ hai chiếm vai trị quan trọng11 và thương
nhân phải ln quay vịng vốn để duy trì hoạt động kinh doanh. Việc chậm thanh
tốn của bên có nghĩa vụ ảnh hưởng đến q trình quay vịng vốn này, vì vậy, bên
vi phạm phải trả một khoản lãi do chậm thanh toán.
Như vậy, lãi trong các văn bản luật hiện nay và đặc biệt là LTM 2005 được
sử dụng với ý nghĩa chung nhất là khoản phải trả cho việc sử dụng tiền, hoàn toàn
khác với khái niệm “lãi” (lời) - phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí12 trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, là cơ hội thu được thu nhập từ các hoạt
động khác.
Lãi suất được biểu hiện bằng tỷ lệ giữa lãi và khoản tiền gốc trong một thời
gian nhất định. Tùy thuộc nguồn sử dụng, giá trị thực, tính linh hoạt, phương pháp
tính lãi mà lãi suất được chia thành nhiều loại khác nhau. Các văn bản pháp luật đề
cập đến lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất

cho vay quá hạn, lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả... BLDS 2015 còn nhắc đến
lãi suất vay tối đa, tùy tình hình thực tế, mức lãi suất này có thể thay đổi phụ thuộc
vào quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Luật Ngân hàng Nhà nước nhắc

10

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, “Vốn lưu động và cách thức phân loại vốn lưu động”,
/>truy cập ngày 08/5/2019
11
Tường Như, “Bức tranh vay nợ của doanh nghiệp niêm yết nửa đầu năm”, truy cập ngày 08/5/2019
“… tính đến cuối quý II/2018, các doanh nghiệp niêm yết tại HNX và HOSE (đã loại trừ ngân hàng) có tổng vay
nợ khoảng 616 ngàn tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm đầu năm và chiếm 25,2% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong
đó, vay và nợ tài chính ngắn hạn là 334,3 ngàn tỷ đồng và vay nợ dài hạn 281 ngàn tỷ đồng… Trên cả hai sàn,
khoảng 70 doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản lớn hơn 50%”.
12
Minh Anh, “Lợi nhuận là gì? Nội dung phân phối lợi nhuận”, truy cập ngày 08/5/2019

11


đến các loại lãi suất do NHNN công bố gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và
các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
Theo tác giả, căn cứ vào nguồn gốc hình thành, có thể chia lãi suất được đề
cập trong các văn bản pháp lý hiện hành thành ba (03) loại (i) lãi suất theo thỏa
thuận; (ii) lãi suất do NHNN công bố và (iii) lãi suất khác. Lãi suất theo thỏa thuận
bao gồm cả lãi suất mà tổ chức tín dụng đưa ra. Trên cơ sở đó, khách hàng tự do, tự
nguyện xem xét, lựa chọn từ đó quyết định tham gia vào quan hệ hợp đồng với tổ
chức tín dụng, khi đó, mức lãi suất này trở thành mức lãi suất được các bên thống
nhất. Mức lãi suất theo thỏa thuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cung cầu
vốn của thị trường và luôn cao hơn mức lãi suất tương ứng do NHNN cơng bố. Nếu

căn cứ theo tính chất khoản vay, có hai loại lãi suất phổ biến nhất thường gặp là lãi
suất huy động vốn (lãi suất tiền gửi) và lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay cao hơn
lãi suất tiền gửi, xuất phát từ bản chất, mục đích sinh lời trong hoạt động ngân hàng
của các tổ chức tín dụng. Tùy thuộc vào việc khoản vay đến hạn hay chưa mà áp
dụng lãi suất trong hạn (lãi trên nợ gốc) và lãi suất quá hạn (lãi trên dư nợ gốc q
hạn), trong đó lãi suất q hạn ln cao hơn và không vượt quá 150% lãi suất cho
vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, lãi suất áp dung tính lãi do chậm thanh
toán theo Điều 306 LTM 2005 là “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường”,
(sẽ đề cập chi tiết ở Chương 2), được xác định là lãi suất cho vay quá hạn của các
ngân hàng thương mại. Loại lãi suất này có thể xếp vào lãi suất theo thỏa thuận như
cách phân loại ở trên. Tuy nhiên, khái niệm và phạm vi “thị trường” trong quy định
trên chưa được lý giải một cách xác đáng. Theo nghĩa hẹp, thị trường thường được
hiểu là nơi diễn ra sự mua, bán các hàng hóa hay dịch vụ. Một cách khái quát, thị
trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thơng qua đó người mua và người
bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau13. Khi có nhu cầu vay, các tổ chức tín
dụng là thơng thường sẽ được bên có nhu cầu xem xét và lựa chọn, bởi lẽ, đây là
chủ thể có thể cung ứng thường xuyên nghiệp vụ cấp tín dụng (cho vay)14 và trong
đó, ngân hàng thương mại là loại hình được phép cho vay đối với nhiều chủ thể theo
nhiều hình thức. Bình luận về việc xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị
trường dựa trên lãi suất nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại, có ý kiến cho
rằng việc xác định như vậy là tương đối dễ cho các chủ thể khi giải quyết tranh
chấp. Hơn nữa, quan hệ tín dụng là một trong những dịng tiền tệ chính của nền kinh
tế, lãi suất tín dụng được sử dụng để xác định lãi suất áp dụng trong quan hệ với các
13

Phí Mạnh Hồng, “Khái niệm thị trường”, truy cập ngày
08/9/2019
14
Khoản 1, 12, 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010


12


chủ thể khác khơng hoạt động tín dụng, vì vậy, khơng có sự chênh lệch q đáng về
lãi suất giữa hai loại chủ thể này15.
Theo tác giả, ngoài những lý do đã được đề cập, bản chất quyền yêu cầu tiền
lãi do chậm thanh tốn là lý do chính ảnh hưởng đến mức lãi suất được áp dụng.
1.2.

Bản chất quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo Luật Thương

mại 2005
1.2.1 Yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán là chế tài trong thương mại
Yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005 nằm trong Chương VII
Chế tài trong thương mại và có đầy đủ các đặc điểm của chế tài trong thương mại.
Một cách chung nhất, chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi
phạm hợp đồng phải gánh chịu theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định pháp
luật. Chế tài trong thương mại có thể hiểu là các biện pháp pháp lý mà LTM 2005
cho phép một bên trong quan hệ hợp đồng áp dụng đối với bên kia nhằm yêu cầu
bên đó chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng. Có thể khái quát
một số đặc điểm của quyền yêu cầu tính lãi do chậm thanh toán - một chế tài thương
mại như sau:
Thứ nhất, quyền u cầu tính lãi do chậm thanh tốn chỉ phát sinh khi có
hành vi vi phạm hợp đồng mà cụ thể là “chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh
tốn thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác”.
Thứ hai, chủ thể yêu cầu tính lãi là bên bị vi phạm trong hợp đồng thương
mại. Đặc điểm này cho phép phân biệt chế tài trong thương mại với chế tài hình sự
hay hành chính là những chế tài mà Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm phải áp
dụng khi điều kiện áp dụng chế tài đó xảy ra.

Thứ ba, bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành
vi vi phạm của mình gây ra, đó là việc phải trả thêm một khoản tiền lãi do chậm
thanh tốn, vì vậy, quyền u cầu tiền lãi do chậm thanh tốn mang tính tài sản.
Điều 357 BLDS 2015 quy định trách nhiệm trả lãi do chậm thực hiện nghĩa
vụ trả tiền nói chung. Trách nhiệm dân sự được hiểu theo nghĩa rộng là các biện
pháp phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của chủ thể. Trách nhiệm dân sự bao
gồm những biện pháp mang lại hậu quả bất lợi cho bên bị áp dụng và cũng có
những biện pháp chỉ nhằm bảo vệ quan hệ pháp luật giữa các bên. Trong đó, những
biện pháp mang lại hậu quả bất lợi cho bên vi phạm chính là các biện pháp chế tài
dân sự16.
15

Duy Kiên (2015), “Bàn về lãi suất trong chậm thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do không thực hiện đúng nghĩa
vụ trả tiền trong dự thảo Bộ luật dân sự”, Kiểm sát, số 08, tr.33
16
Vũ Thị Quyên (2013), Chế tài dân sự khi chủ thể vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr13

13


Như vậy, yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo LTM 2005 hay do chậm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo BLDS 2015 đều là một hình thức chế tài.
1.2.2 Yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán tương tự bồi thường thiệt hại
Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh tốn khơng được đề cập đích danh
trong danh sách các loại chế tài tại Điều 292 LTM 2005. So với các chế tài khác,
quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh tốn có nét tương đồng với BTTH và phạt vi
phạm vì đều mang tính tài sản.
Theo LTM 2005, BTTH và phạt vi phạm có ba (03) khác biệt cơ bản sau:
Về căn cứ áp dụng, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, ngồi điều kiện

chung là có hành vi vi phạm hợp đồng, BTTH phát sinh khi (i) có thiệt hại thực tế
và (ii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Trong
khi đó, để áp dụng phạt vi phạm, trước hết phải tồn tại thỏa thuận giữa các bên. Như
vậy, BTTH là chế tài luật định và phạt vi phạm là chế tài theo thỏa thuận.
Về chức năng, chế tài trong thương mại nói chung có chức năng phịng ngừa
và xử lý vi phạm17. BTTH bù đắp những tổn thất, khắc phục thiệt hại do vi phạm
hợp đồng gây ra. Khi chưa có hành vi vi phạm, phạt vi phạm có vai trị như biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, ngăn ngừa vi phạm, thúc đẩy các bên
thực hiện nghĩa vụ dưới sự đe dọa là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do vi
phạm hợp đồng, đảm bảo sự lành mạnh trong các quan hệ kinh tế18. Khi vi phạm
xảy ra, bằng việc bổ sung thêm quyền yêu cầu về vật chất (khoản tiền phạt) của bên
bị vi phạm, phạt vi phạm trở thành chế tài vừa mang tính trừng phạt vừa mang tính
đền bù19.
Về giới hạn, khơng có quy định khống chế mức bồi thường tối đa, trái lại,
Điều 300 LTM 2005 đặt ra mức phạt tối đa bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm, mức này có thể thay đổi tùy vào quy định pháp luật chuyên ngành tương
ứng.
Quyền u cầu tiền lãi do chậm thanh tốn có điểm tương đồng với cả hai
chế tài trên. BTTH và quyền u cầu tính lãi do chậm thanh tốn đều là chế tài luật
định, phát sinh không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên và cũng không bị pháp
luật khống chế mức tối đa. Trong khi đó, cả phạt vi phạm và yêu cầu tiền lãi do
chậm thanh toán đều có thể được áp dụng mà khơng cần xảy ra thiệt hại và do đó,

17

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (4), tr437
Thanh Huyền (2017), “Phạt vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại”, Kiểm sát, số 04, tr.44
19
Đồng Thái Quang (2014), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005 – Một số vướng mắc về
lý luận và thực tiễn”, Tòa án nhân dân tối cao, số 20, tr19-26

Nguyễn Phú Cường (2009), BTTH do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr11
18

14


bên bị vi phạm không cần phải chứng minh thiệt hại thực tế, trực tiếp đã xảy ra hay
việc mất khoản lợi mà bên đó đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm.
Theo quan điểm tác giả, về bản chất, quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh
tốn tương tự như BTTH. Như đã trình bày, tiền lãi do chậm thanh toán là khoản
phải trả cho việc chiếm dụng vốn của bên bị vi phạm, vốn này có thể chính là khoản
tiền mà bên bị vi phạm vay từ các tổ chức tín dụng hoặc từ các kênh khác. Vì là
khoản vay, bên bị vi phạm phải trả lãi vay và đương nhiên, cũng phải chịu lãi quá
hạn nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Hơn nữa, nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh
là đồng vốn phải ln ln chuyển, xoay vịng vốn càng nhanh thì hiệu của đồng
vốn mang lại càng lớn. Một cách đơn giản, khi xảy ra hành vi chậm thanh toán, thiệt
hại dễ thấy nhất chính là việc bên bị vi phạm khơng thể sử dụng tiền, trong khi tiền
tệ lại có giá trị theo thời gian và có khả năng thu lợi tiềm năng20. Phần bình luận
Điều 7.4.9.2 PICC cho rằng, để thực hiện hoạt động kinh doanh, bên bị vi phạm
thường phải đi mượn ngân hàng số tiền mà bên vi phạm khơng thanh tốn. Điều này
góp phần lý giải việc áp dụng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường để tính
lãi do chậm thanh tốn theo quy định hiện hành.
Điều 43 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ghi nhận lãi chậm trả là hình thức BTTH
“Trường hợp, bên giao thầu thanh tốn khơng đúng thời hạn và khơng đầy đủ
theo thỏa thuận trong hợp đồng thì phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất
quá hạn do ngân hàng thương mại nơi bên nhận thầu mở tài khoản thanh tốn cơng
bố tương ứng với các thời kỳ chậm thanh tốn…”.
Phần bình luận Điều 7.4.9 PICC về lãi suất trong việc vi phạm nghĩa vụ
thanh toán chỉ ra rằng “Ðiều 7.4.9 khẳng định một nguyên tắc đã được chấp nhận

rộng rãi, theo đó các thiệt hại phát sinh từ việc chậm thanh tốn được xử lí theo
một chế định đặc biệt và được tính bằng một khoản tiền xác định tương đương với
số tiền lãi phát sinh thời hạn kể thời hạn đến điểm phải thanh toán cho đến khi thực
sự thanh tốn”. Trong khi đó, Hội đồng tư vấn CISG cho rằng Điều 78 CISG về lãi
do chậm thanh toán tuân theo các nguyên tắc về thiệt hại và nhằm mục đích bồi
thường21.
Như vậy càng có sở củng cố thêm nhận định bản chất quyền yêu cầu tiền lãi
do chậm thanh tốn chính là BTTH.
20

Mai Xn Bình, “Giá trị thời gian của tiền tệ (Time value of money)”,
truy
cập ngày 20/5/2019
21
CISG
Advisory
Council,
Opinion
No.14,
Interest
Under
Article
78
CISG,
truy cập ngày 20/5/2019
“2. Two different approaches to the award of interest must be distinguished: … Article 78 follows similar
principles to damages and aims at compensation”

15



Đồng quan điểm, một tác giả nhận định “Ngoài hợp đồng vay tài sản, nghĩa
vụ trả tiền có thể phát sinh từ rất nhiều hợp đồng khác. Chẳng hạn, nghĩa vụ trả
tiền cho bên bán trong hợp đồng mua bán, nghĩa vụ thanh toán tiền thuê khoán
trong hợp đồng thuê khốn… Số tiền lãi trên khoản tiền chậm trả ln được tính là
một khoản bồi thường mà người có quyền khơng phải chứng minh có thiệt hại thực
tế xảy ra. Tiền ln được coi là tài sản sinh lợi, vì vậy bên có quyền được hưởng
tiền lãi chậm trả để bù đắp khoản sinh lợi lẽ ra được hưởng trong thời gian chậm
trả đó”22.
1.2.3 Tiền lãi do chậm thanh tốn là một hình thức bồi thường thiệt hại
được ấn định trước
Nếu cũng là BTTH thì tại sao khơng quy định tiền lãi do chậm thanh toán
trong phạm vi giá trị BTTH tại Điều 302.2 LTM 2005? Một trong những căn cứ
phát sinh BTTH là có thiệt hại thực tế xảy ra, cùng với đó, bên bị thiệt hại phải
chứng minh cho u cầu của mình. Điều này khơng dễ dàng và tiêu tốn nhiều thời
gian, nhất là trong quá trình tố tụng tại Tịa án hay Trọng tài.
Trong khi đó, thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi chậm
thanh toán là những thiệt hại suy đoán hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản và
mục đích trong kinh doanh mà một chủ thể bình thường trong những hồn cảnh
tương tự mong muốn. Chính vì vậy, để đảm bảo kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp
của bên bị vi phạm, quyền yêu cầu tính lãi do chậm thanh toán này cần áp dụng theo
một cơ chế đặc biệt dù về bản chất khoản tiền này cũng chính là BTTH.
Đồng tình với quan điểm tại Điều 7.4.9 PICC “Thiệt hại này thường được
tính như là một khoản tiền được ấn định trước… bên bị thiệt hại không thể chứng
minh rằng họ lẽ ra sẽ được hưởng lãi suất cao hơn, nếu như họ đầu tư khoản tiền
đã đến hạn thanh toán, hoặc bên vi phạm đã làm cho bên bị thiệt hại nhận được lãi
suất thấp so với lãi suất tiền vay trung bình, được ghi trong Khoản (2)”, theo tác
giả, tiền lãi do chậm thanh toán là khoản tiền BTTH ấn định trước cho hành vi chậm
thanh tốn.
Có thể khái qt BTTH ấn định trước là việc các bên trong hợp đồng thỏa

thuận về một số tiền nhất định (con số tuyệt đối) hoặc được tính tốn theo một cơng
thức cụ thể mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên bị vi phạm khi xảy
ra hành vi vi phạm trên thực tế. Từ quy định liên quan của pháp luật các nước, một
nhóm các tác giả đã rút ra các đặc điểm của BTTH ấn định trước, trong đó, đáng lưu
ý là (i) Bên bị thiệt hại không cần chứng minh thiệt hại thực tế; (ii) Căn cứ xác định
22

Phạm Tuấn Anh, “Trách nhiệm BTTH trong quan hệ hợp đồng”, truy cập ngày 08/5/2019

16


mức bồi thường chính là ước tính của các bên về thiệt hại mà bên có quyền có thể
phải gánh chịu nếu bên có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên việc dự tính này
phải hợp lý và số tiền bồi thường không được quá lớn, vô lý do với thiệt hại thực tế
xảy ra hay so với thiệt hại có thể dự đốn được; và (iii) Các giải pháp pháp lý khi có
sự lạm dụng điều khoản BTTH ấn định trước: quyền tăng hoặc giảm mức này nếu
chứng minh được nó q cao hoặc q thấp và khơng tương xứng với thiệt hại thực
tế nhằm tránh trường hợp một bên lợi dụng ưu thế trong quan hệ hợp đồng để áp đặt
mức bồi thường quá đáng với bên kia23.
Hiện nay, còn nhiều quan điểm xoay quanh khả năng BTTH ấn định trước
đối với hành vi vi phạm hợp đồng (liquidated damages)24 theo pháp luật hiện hành.
Trên cơ sở nguyên tắc tự do tự nguyện của LTM 2005, các bên hồn tồn có
quyền thỏa thuận cách thức BTTH mà các bên cho là hợp lý. Tuy nhiên, Điều 304
buộc bên yêu cầu BTTH phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
khơng có hành vi vi phạm mà khơng cho phép các bên có thỏa thuận khác. Trái lại,
Điều 360 BLDS 2015 và thậm chí Điều 422.3 BLDS 2005 đều chấp nhận một thỏa
thuận trước về mức BTTH.
Đánh giá về quy định của LTM 2005, có quan điểm cho rằng việc buộc bên

yêu cầu BTTH phải chứng minh đã phần nào giới hạn tự do ý chí của các bên trong
việc thực hiện hợp đồng. Bởi thỏa thuận của các bên, suy cho cùng không làm thay
đổi bản chất của BTTH nhưng tạo cơ chế cho phép thiệt hại được đền bù một cách
nhanh chóng, phù hợp với thực tiễn thương mại và điện kiện của các bên25.
Ý nghĩa của quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh tốn
Ngồi ý nghĩa tương tự như BTTH, việc quy định và áp dụng quyền yêu cầu
tiền lãi do chậm thanh tốn cịn nang một số ý nghĩa khác, xuất phát từ cách thức áp
dụng đặc biệt của chế tài này trên cơ sở các nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh.
Về mặt pháp lý, quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm toán (i) tạo cơ sở
1.3

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm và (ii) xử lý hành vi vi
phạm nghĩa vụ thanh toán.

23

Nguyễn Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thị Quỳnh Như (Trưởng nhóm) (2018), BTTH ấn định trước trong pháp luật
hợp đồng thương mại tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh, tr.32
24
Nguyễn Thị Quỳnh Như, tlđd (23), tr.13
Hiện nay, vẫn còn khá nhiều quan điểm liên quan đến việc chuyển ngữ “liquidated damages” như “khoản bồi
thường thỏa thuận”, “thỏa thuận về thiệt hại ước tính”, “thỏa thuận trước về trả một khoản tiền xác định”…
25
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), “Bản chất pháp lý của thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc trả một khoản
tiền xác định khi có hành vi vi phạm hợp đồng”, Khoa học pháp lý, số 04, tr.73

17



Về mặt kinh tế, tiền lãi do chậm thanh toán góp phần khơi phục, bù đắp
những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm, làm cho hành vi vi phạm hợp
đồng trở nên vô hại về mặt vật chất, giúp bên bị vi phạm sớm ổn định, không bị xáo
trộn về thời gian, công việc và các dự định cho công việc ở hiện tại hoặc tương lai26.
Quy định về tiền lãi do chậm thanh tốn góp phần thúc đẩy bên vi phạm nhanh
chóng hồn thành nghĩa vụ để tránh những bất lợi về tài sản. Như đã đề cập tại Mục
1.1.3, lãi suất do NHNN công bố/quy định luôn thấp hơn lãi suất trên thị trường (lãi
suất của các ngân hàng thương mại). Vì vậy, có tác giả đã bình luận rằng đáng lẽ,
bên vi phạm có thể đi vay ngân hàng để trả nợ nhưng khơng làm điều đó vì mức lãi
suất NHNN (nếu bên bị vi phạm yêu cầu) thấp hơn mức lãi suất của ngân hàng
thương mại, khiến bên bị vi phạm thiệt thòi27. Với quy định của LTM 2005 hiện
hành, mức lãi suất đã được thay đổi, có thể tác động thúc đẩy bên vi phạm hồn
thành nghĩa vụ thanh tốn.
Ngồi ra, u cầu tiền lãi do chậm thanh tốn cịn góp phần ngăn chặn khả
năng được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (unjust enrichment)28 khi một
bên chiếm hữu khoản tiền không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình.
Về mặt xã hội, quy định về chế tài áp dụng đối với hành vi chậm thanh tốn
góp phần phòng ngừa vi phạm bởi các bên sẽ cố gắng, nỗ lực hồn thành nghĩa vụ
để khơng phải gánh chịu những hậu quả bất lợi.Qua đó, ý thức tuân thủ và chấp
hành pháp luật được nâng cao, tạo thành một "sân chơi" lành mạnh và công bằng.
Một tâm lý yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp phần cải thiện nền kinh
tế.

26

Lê Văn Tranh, “Phân tích về BTTH theo Luật Thương mại năm 2005”, truy cập ngày 08/5/2019
27
Nguyễn Thanh Tùng, “Vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán trong
hợp đồng dân sự và thương mại ở Việt Nam”, Tòa án nhân dân, số 21, tr18-22
28

CISG Advisory Council, tlđd (21), truy cập ngày 20/5/2019
“A second justification for an interest claim is to prevent unjust enrichment. Any person, who keeps another's
money for longer than it is legally being entitled will benefit from the legal fruits (fructus civiles) of this money in
an unjust way. Under such circumstances the interest claim serves to transfer the wealth to the person to whom it
belongs”.

18


Kết luận Chương 1
Qua tìm hiểu, xem xét, so sánh và phân tích dưới nhiều góc độ, bằng nhiều
văn bản pháp luật, một số định nghĩa pháp lý liên quan đến quy định tại Điều 306
Luật Thương mại 2005 đã được làm rõ như khái niệm nghĩa vụ thanh toán và chậm
thanh toán, tiền lãi và lãi suất. Trên cơ sở đó, Chương 1 làm sáng tỏ bản chất và ý
nghĩa của quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán theo quy định của Luật
Thương mại 2005.
Một cách khái quát, có thể hiểu Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
theo Luật Thương mại 2005 là một chế tài luật định mà một bên có thể áp dụng khi
xảy ra hành vi chậm thanh toán, phát sinh từ các quan hệ chịu sự điều chỉnh của
Luật này. Quyền u cầu tiền lãi do chậm thanh tốn chính là một hình thức của bồi
thường thiệt hại ấn định trước.
Việc nhận thức đúng đắn bản chất của quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh
toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải thích quy định của pháp luật liên
quan, định hướng những giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng. Các nội dung chi tiết sẽ được đề cập trong Chương 2 của Khóa luận này.

19



×