Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đại lý thương mại theo luật thương mại 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.89 KB, 97 trang )


ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGÔ THỊ MINH HẢI






ðẠI LÝ THƯƠNG MẠI
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005







LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC










HÀ NỘI – 2011



ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGÔ THỊ MINH HẢI





ðẠI LÝ THƯƠNG MẠI
THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

Chuyên ngành : Luật Kinh Tế
Mã số : 60 38 50




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Như Phát



HÀ NỘI – 2011
1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1

Bộ luật Dân sự năm 2005 : BLDS 2005
2

Bộ luật Thương mại : BLTM
3

ðại lý thương mại : ðLTM
4

Hợp ñồng : Hð
5


Luật Thương mại năm 1997 : LTM 1997
6

Luật Thương mại năm 2005 : LTM 2005
7

Luật Cạnh tranh năm 2004 : LCT 2004
8

Việt Nam : VN
9

Tổ chức thương mại thế giới : WTO
























2


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ðẦU
4
Chương 1: NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ ðẠI LÝ THƯƠNG
MẠI VÀ PHÁP LUẬT ðIỀU CHỈNH HOẠT ðỘNG ðẠI LÝ
THƯƠNG MẠI
10
1.1. Hoạt ñộng ðLTM và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 10
1.1.1. Sự hình thành và phát triển hoạt ñộng ðLTM 10
1.1.2. Quan niệm về hoạt ñộng ðLTM 14
1.1.3. Những ñặc ñiểm pháp lý cơ bản của hoạt ñộng ðLTM 20
1.1.4. Phân biệt hoạt ñộng ðLTM với một số hoạt ñộng thương mại
khác. 22
1.1.5. Vai trò của ðLTM trong xu thế toàn cầu hóa thương mại 29
1.2. Pháp luật ñiều chỉnh hoạt ñộng ðLTM 32
1.2.1.Khái quát pháp luật ñiều chỉnh hoạt ñộng ðLTM 33
1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật ñiều chỉnh hoạt ñộng ðLTM 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ðỊNH PHÁP

LUẬT VỀ ðẠI LÝ THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG
MẠI 2005 Ở VIỆT NAM
41
2.1. Các hình thức ðLTM 41
2.2. Hợp ñồng ðLTM 48
2.2.1. Chủ thể tham gia quan hệ hợp ñồng ðLTM 48
2.2.2 ðối tượng của hợp ñồng ðLTM 54
2.2.3. Hình thức của hợp ñồng ðLTM 56
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ hợp ñồng
ðLTM 57
2.2.5. Trách nhiệm của bên giao ñại lý, bên ñại lý với bên thứ 3

67
2.2.6. Chấm dứt hợp ñồng ðLTM 69




3

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ðẠI LÝ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

76
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hoạt ñộng ðLTM 76
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt ñộng ðLTM 78
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về ðLTM phải phù hợp với chính sách
phát triển thương mại của nước ta 78
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về ðLTM phải ñặt trong tổng thể chung
của việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật thương mại, ñảm bảo

tính minh bạch, ñồng bộ, thống nhất và khả thi của pháp luật. 79
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về ðLTM phải ñáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế 80
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ðLTM
81
3.3.1. Hoàn thiện các quy ñịnh liên quan ñến bản chất pháp lý của
hoạt ñộng ðLTM 81
3.3.2. Hoàn thiện các quy ñịnh pháp luật liên quan ñến quyền và
nghĩa vụ của các bên trong ðLTM 82
3.3.3. Hoàn thiện các quy ñịnh pháp luật về hình thức ñại lý ñộc
quyền 83
3.3.4. Hoàn thiện các quy ñịnh về hình thức Tổng ñại lý trong Quy
chế ñại lý kinh doanh xăng dầu và Quy chế kinh doanh xây dựng
thép hiện hành 84
3.3.5. Hoàn thiện các quy ñịnh pháp luật liên quan ñến trách nhiệm
của các bên giao ñại lý, bên ñại lý với bên thứ ba 84
3.3.6. Hoàn thiện quy ñịnh pháp luật về việc ñơn phương chấm dứt
hợp ñồng ðLTM 85
KẾT LUẬN
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
90




4




LỜI MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu ñề tài
Những năm qua, hoà cùng công cuộc ñổi mới và phát triển chung của
ñất nước, các doanh nghiệp Việt Nam ñã không ngừng phát triển, cải thiện và
hoàn chỉnh mình. Mỗi doanh nghiệp hoạt ñộng kinh tế ñều là một tế bào góp
phần ñưa ñất nước ñi lên, là nơi trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ ñể ñáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội và
cho xuất khẩu.
Hoạt ñộng trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với sự phát triển ngày
càng ñi lên của xã hội, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì vần ñề
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng có ý nghĩa
quan trọng quyết ñịnh sự thành công của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển như vũ bão của các nghành thương mại
dịch vụ ñã thúc ñẩy các doanh nghiệp ñi vào tập trung chuyên môn hóa cao.
Các doanh nghiệp sản xuất dồn toàn bộ sức lực cho ra những sản phẩm tốt.
Vấn ñề tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cũng là ý nghĩa quyết ñịnh sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp chính vì vậy ñòi hỏi các doanh nghiệp cần
tìm cho mình sự trợ giúp của các nhà trung gian chuyên nghiệp như các ñại lý
thương mại, nhà bán buôn, bán lẻ, nhà môi giới, ủy thác thương mại
Phương thức kinh doanh thông qua người trung gian, nhất là qua người
ñại lý thương mại ñã xuất hiện từ rất sớm ở các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển và ngày càng ñược các thương nhân ưa chuộng. ðại lý thương mại
ñã giúp thương nhân phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng trên một
phạm vi rộng lớn, tiết kiệm chi phí giao dịch và ñem lại hiệu quả kinh doanh
5

cao hơn.
Trên thế giới, pháp luật ñiều chỉnh các hoạt ñộng ñại lý thương mại ñã
xuất hiện từ rất sớm và hiện nay ñã ñạt tới sự hoàn thiện ñáng kể. Tiêu biểu

như BLTM Pháp ñiều chỉnh từ năm 1807 và BLTM ðức từ năm 1897. Pháp
luật ñiều chỉnh ñại lý thương mại ở nhiều nước nhìn chung ñều tập trung vào
một số vấn ñề cơ bản ñể bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên,
quan ñiểm và chính sách ñiều chỉnh hoạt ñộng này ở mỗi nước không giống
nhau mà phụ thuộc rất nhiều vào ñiều kiện kinh tế, chính trị xã hội và trình ñộ
lập pháp của từng nước. Như vậy, pháp luật về ñại lý thương mại trên thế giới
rất ña dạng và phong phú, và chúng mang ñậm bản sắc của những thể chế
kinh tế khác nhau.
Ở Việt Nam, hoạt ñộng ñại lý thương mại ñã xuất hiện tuy ñã lâu,
nhưng mới thực sự bắt ñầu phát triển trong vài năm gần ñây khi nền kinh tế
thị trường hình thành. Pháp luật Việt Nam chính thức ghi nhận hoạt ñộng ñại
lý thương mại trong LTM 1997 và tiếp tục ñược quy ñịnh trong LTM 2005
trên cơ sở kế thừa, có sửa ñổi, bổ sung. LTM 2005 ñược coi là luật khung quy
ñịnh về ñại lý thương mại, pháp luật về ñại lý thương mại còn ñược ñề cập
trong nhiều văn bản luật như Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải,
Luật du lịch, Luật quản lý thuế và các văn bản dưới luật khác.
Tuy vậy, thực tiễn hoạt ñộng ðLTM trong thời gian qua ñã và ñang phát
sinh nhiều vướng mắc, bất cập, sai sót, ảnh hưởng ñến quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên, cũng như của khách hàng như: nhầm lẫn giữa hoạt ñộng ñại
lý với các loại hoạt ñộng thương mại khác; trách nhiệm của bên ñại lý, bên
giao ñại lý với khách hàng chưa thật rõ ràng; các quyền và nghĩa vụ quy ñịnh
trong luật không rõ, dễ dẫn ñến vi phạm, tranh chấp.
ðể bảo vệ một cách tốt nhất các quyền và lợi ích của các bên tham gia
quan hệ ðLTM, việc nghiên cứu một cách ñầy ñủ và toàn diện các vấn ñề lý
6

luận cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về ðLTM là một vấn ñề cấp thiết.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn ñề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ là: “ðại lý
thương mại theo Luật Thương mại 2005” với mong muốn làm rõ quy ñịnh
của pháp luật về ðLTM, chỉ ra khó khăn, vướng mắc trong áp dụng ñể từ ñó

ñề xuất các giải pháp khắc phục ñể các quy ñịnh của pháp luật phù hợp với
thực tiễn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tại VN.
2. Tình hình nghiên cứu ñề tài
Những vấn ñề pháp lý về hoạt ñộng trung gian thương mại nói chung,
hoạt ñộng ðLTM nói riêng ñã ñược ñề cập ñến với những nội dung cơ bản
trong giáo trình của một số cơ sở ñào tạo luật như: Giáo trình Luật thương
mại của Trường ðại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại của Khoa
Luật - trường ðại học Quốc gia Hà Nội…Với tính chất là những giáo trình
dành cho sinh viên ñại học, những nội dung ñược nghiên cứu này mới dừng
lại ở việc trang bị các kiến thức cơ bản cần thiết cho cử nhân luật chứ chưa có
ñiều kiện nghiên cứu chuyên sâu những vấn ñề lý luận cũng như thực tiễn liên
quan ñến hoạt ñộng ðLTM.
ðLTM cũng ñược ñề cập ñến trong một số công trình nghiên cứu với tư
cách là một trong các hoạt ñộng trung gian thương mại như: ðề tài nghiên
cứu khoa học của Bộ Thương mại “Cơ sở khoa học cho sự lựa chọn giải pháp
và bước ñi nhằm ñẩy mạnh tiến trình mở cửa về dịch vụ thương mại” (mã số
2001-78-059, do GS.TS Nguyễn Thị Mơ, Trường ðại học Ngoại thương làm
Chủ nhiệm ñề tài); Sách Chuyên khảo Luật Kinh Tế (Chương trình sau ñại
học) của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; Luận án tiến sỹ luật học của TS Lê
Hoàng Oanh “Hoàn thiện pháp LTM hàng hoá ở VN trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sỹ luật học của TS Nguyễn Thị Vân Anh “Pháp
luật ñiều chỉnh các hoạt ñộng trung gian thương mại ở VN”…Nhưng các công
trình nghiên cứu trên mới chỉ ñề cập ñến hoạt ñộng ðLTM nằm trong hoạt
7

ñộng trung gian thương mại một cách chung nhất. Chưa có một công trình
nghiên cứu nào riêng biệt về ðLTM một cách ñộc lập và chuyên sâu.
3. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn ñược nghiên cứu với mục ñích làm sáng tỏ cơ sở lý luận từ
khía cạnh pháp lý của ðLTM, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy

ñịnh của pháp luật về ðLTM, từ ñó tìm ra phương hướng và ñề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy ñịnh của pháp luật ñiều chỉnh ðLTM ở nước
ta.
Từ mục ñích trên, luận văn ñặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ bản chất pháp lý của ðLTM và cơ sở lý
luận của pháp luật ñiều chỉnh loại hoạt ñộng trung gian thương mại này.
- Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các quy ñịnh của pháp luật ñiều
chỉnh quan hệ ðLTM trong thực tế, từ ñó nêu ñược những bất cập, hạn chế
trong quy ñịnh của pháp luật.
- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn ñề lý luận và thực tiễn, luận văn
ñưa ra một số giải pháp ñể hoàn thiện các quy ñịnh của pháp luật về ðLTM.
4. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài chủ yếu là những quy ñịnh, chế ñịnh
pháp luật ðLTM theo LTM 2005 và các văn bản pháp luật liên quan. Do vậy
khi ñề cập ñến hệ thống pháp luật ðLTM, luận văn cũng chỉ chủ yếu tập trung
nghiên cứu những chế ñịnh pháp luật có liên quan trực tiếp ñến hoạt ñộng
ðLTM, thực tiễn xây dựng và áp dụng quy ñịnh của pháp luật về ðLTM ở
Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp lý của ðLTM trên
cơ sở lý luận cũng như các quy ñịnh liên quan ñến ðLTM trong BLDS 2005,
8

LTM 2005 và một số văn bản luật chuyên ngành khác như: Bộ luật Hàng hải,
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch
6. Phương pháp nghiên cứu
ðể giải quyết các nhiệm vụ ñặt ra, luận văn sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, khảo sát
thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn ñược thực hiện trên
nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, trên cơ sở các quan ñiểm,

ñường lối chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của ðảng Cộng sản Việt Nam.
7. Nội dung nghiên cứu và những kết quả nghiên cứu mới của luận
văn
ðể ñạt ñược mục ñích, nhiệm vụ nghiên cứu ñã ñề ra, luận văn nghiên
cứu làm rõ các nhóm nội dung lớn sau ñây: bản chất pháp lý của ðLTM;
nguồn pháp luật ñiều chỉnh quan hệ ðLTM; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các
bên trong quan hệ ðLTM; ñiều kiện, thủ tục giao kết, thực hiện và chấm dứt
hợp ñồng ðLTM; trách nhiệm do vi phạm hợp ñồng ðLTM theo LTM 2005.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có những ñiểm mới sau ñây:
- Tiếp tục làm rõ một số vấn ñề lý luận về ðLTM, những ñặc trưng pháp
lý của loại hoạt ñộng này, cho phép phân biệt với một số hoạt ñộng thương
mại cận kề khác như: mua bán hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hóa, nhượng
quyền thương mại…
- Chỉ ra những bất cập trong cơ chế ñiều chỉnh pháp luật ñối với quan hệ
ðLTM, làm rõ nguyên nhân, từ ñó ñề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện
pháp luật ñể nâng cao hiệu quả ñiều chỉnh pháp luật ñối với quan hệ ðLTM.
8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chương:
9

Chương 1: Những vấn ñề lý luận về ðLTM và pháp luật ñiều chỉnh hoạt
ñộng ðLTM
Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy ñịnh pháp luật về ðLTM theo
LTM 2005 ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ðLTM ở
Việt Nam
10

Chương 1

NHỮNG VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ðỘNG ðẠI LÝ THƯƠNG MẠI
VÀ PHÁP LUẬT ðIỀU CHỈNH HOẠT ðỘNG ðẠI LÝ THƯƠNG MẠI

1.1. Hoạt ñộng ñại lý thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế thị
trường
1.1.1 Sự hình thành và phát triển hoạt ñộng ñại lý thương mại
Ngay sau sự phân công lao ñộng lần thứ nhất, trên thế giới hoạt ñộng mua
bán hàng hoá ñã xuất hiện và phát triển. Thời kỳ ñầu, hoạt ñộng mua bán hàng
hoá chủ yếu ñược diễn ra trực tiếp giữa người sản xuất ra hàng hoá và người
tiêu dùng. Sau này, cùng với sự ra ñời của những người lấy việc bán hàng làm
nghề nghiệp chính cho mình (thương nhân, thương gia) thì hoạt ñộng mua bán
hàng hoá càng phát triển mạnh mẽ và ñược tiến hành dưới nhiều hình thức hết
sức ña dạng, phong phú với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Ngày
nay, hoạt ñộng trong cơ chế thị trường cùng với sự phát triển ngày càng ñi lên
của xã hội, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì vần ñề tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng có ý nghĩa quan trọng
quyết ñịnh sự thành công của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế, sự phát triển như vũ bão của các ngành thương mại ñã thúc ñẩy các
doanh nghiệp ñi vào tập trung chuyên môn hóa cao. Các doanh nghiệp sản xuất
dồn toàn bộ sức lực cho ra những sản phẩm tốt. Vấn ñề tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá dịch vụ cũng là ý nghĩa quyết ñịnh sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp chính vì vậy ñòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm cho mình sự trợ giúp của
các nhà trung gian chuyên nghiệp. Vì vậy thương nhân sử dụng nhiều phương
thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ña dạng, trong ñó, phương thức giao
dịch qua những nhà trung gian chuyên nghiệp ñang dần bộc lộ nhiều ưu ñiểm
hơn so với phương thức giao dịch trực tiếp
11

Phương thức giao dịch trực tiếp là phương thức giao dịch, theo ñó người
sở hữu hàng hoá và khách hàng tự tìm kiếm cơ hội ñể giao kết và thực hiện

Hð. ðây là phương thức giao dịch mang tính truyền thống, xuất hiện ngay từ
khi hoạt ñộng mua bán hàng hoá mới ra ñời. Theo phương thức này, thương
nhân phải tự tìm kiếm ñối tác, tự thoả thuận các ñiều kiện ñể thiết lập quan hệ
Hð. Phương thức giao dịch trực tiếp có nhiều ưu ñiểm như: cả thương nhân và
người mua ñều không phải trả chi phí cho người trung gian; do phải trực tiếp
tiếp cận thị trường ñể tìm kiếm ñối tác nên thương nhân có ñiều kiện nắm bắt
nhu cầu của khách hàng, thị hiếu của thị trường; thương nhân và khách hàng
trực tiếp ñàm phán các ñiều khoản của Hð nên tăng sự hiểu biết lẫn nhau và
tránh ñược những hiểu nhầm không ñáng có. Tuy nhiên, phương thức giao
dịch trực tiếp cũng có những hạn chế, nhất là khi hoạt ñộng mua bán hàng hoá
ñã phát triển ở quy mô lớn: việc thương nhân và khách hàng trực tiếp giao dịch
với nhau sẽ làm phát sinh chi phí về thời gian và tiền bạc; khi tiếp cận thị
trường mới, thương nhân phải mất thời gian, chi phí ñáng kể cho việc xây
dựng ñội ngũ nhân viên, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm ñối tác…
ðể khắc phục những hạn chế của phương thức giao dịch trực tiếp, phương
thức giao dịch qua trung gian ñã ra ñời. Phương thức giao dịch thông qua
người trung gian, như các ðLTM, nhà bán buôn, ñại diện cho thương nhân,
môi giới thương mại, ủy thác thương mại Trong các dịch vụ trung gian
thương mại thì ðLTM là dịch vụ phổ biến, ñược ưa chuộng trên thế giới cũng
như ở VN. ðLTM ñã giúp thương nhân ñưa sản phẩm tới tận tay người tiêu
dùng trên một phạm vi rộng lớn, tiết kiệm chi phí giao dịch và ñem lại hiệu
quả kinh doanh cao hơn.

Trên thế giới, pháp luật ñiều chỉnh các hoạt ñộng ðLTM ñã xuất hiện từ
rất sớm và hiện nay ñã ñạt tới sự hoàn thiện ñáng kể. Tiêu biểu như BLTM
Pháp ñiều chỉnh từ năm 1807 và BLTM ðức từ năm 1897. Pháp luật ñiều
12

chỉnh ðLTM ở nhiều nước nhìn chung ñều tập trung vào một số vấn ñề cơ bản
ñể bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên, quan ñiểm và chính sách

ñiều chỉnh hoạt ñộng này ở mỗi nước không giống nhau mà phụ thuộc rất
nhiều vào ñiều kiện kinh tế, chính trị xã hội và trình ñộ lập pháp của từng
nước. Như vậy, pháp luật về ðLTM trên thế giới là rất ña dạng và phong phú,
chúng mang ñậm bản sắc của những thể chế kinh tế khác nhau.
ðể tạo ñiều kiện cho phát triển hơn nữa các hoạt ñộng thương mại qua
trung gian bảo vệ và thúc ñẩy lợi ích chung của những nhà trung gian thương
mại, từ lâu nhiều nước trên thế giới như những nước Châu Âu và một số nước
Áo, Bỉ, ðan Mạch, Phần Lan, Thụy ðiển…ñã thành lập hiệp hội quốc gia của
những người ñại lý thương mại ở từng nước. ðặc biệt là sự xuất hiện của “Liên
ñoàn các nhà ñại lý và môi giới tàu biển” (Federation of National Associations
of Ship Brokers and Agents - FONASBA) trụ sở ở Luân ðôn với các thành
viên là hiệp hội của những người ñại lý và môi giới tàu biển ở 49 quốc gia
châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Mỹ như Anh, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Nam
Phi, Mỹ, Mexico, Trung Quốc, Việt Nam…[60]
Như vậy, trên thế giới hoạt ñộng thương mại qua người ñại lý hình thành
từ những ñòi hỏi khách quan của hoạt ñộng thương mại. ðó là sự chuyên môn
hóa về phân công lao ñộng xã hội, nhu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh
doanh, do ñòi hỏi cao của tính hiệu quả trong khâu lưu thông hàng hóa, tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện ñại,
các hoạt ñộng ðLTM ngày càng ñược phát triển ñể ñáp ứng nhu cầu mở rộng
việc mua bán, tiêu thụ hàng hóa, cung ứng và sử dụng dịch vụ thương mại.
Ở Việt Nam, hoạt ñộng ðLTM ñã xuất hiện tuy ñã lâu, nhưng mới thực
sự bắt ñầu phát triển trong vài năm gần ñây khi nền kinh tế thị trường hình
thành. Pháp luật Việt Nam chính thức ghi nhận hoạt ñộng ðLTM trong LTM
13

1997 và tiếp tục ñược quy ñịnh trong LTM 2005 trên cơ sở kế thừa, có sửa ñổi,
bổ sung.
LTM 2005 ñược coi là luật khung quy ñịnh về ðLTM, pháp luật về
ðLTM còn ñược ñề cập trong nhiều văn bản luật như Luật kinh doanh bảo

hiểm, Bộ luật hàng hải, Luật du lịch, Luật hải quan, Luật quản lý thuế và các
văn bản dưới luật khác.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt ñộng thương mại chủ yếu
do các cơ sở thương nghiệp nhà nước ñảm nhận và ñược thực hiện chủ yếu
theo phương thức giao dịch trực tiếp, phương thức giao dich qua người ñại lý
không ñược chú trọng.
Trong thời kỳ này, các hoạt ñộng ñại lý bắt ñầu ñược áp dụng ñối với
các cơ sở kinh tế quốc doanh. Hoạt ñộng ñại lý mua bán hàng hóa, sau giải
phóng niềm Nam, chúng ñược áp dụng như một biện pháp cải tạo xã hội chủ
nghĩa ñối với thương nghiệp tư nhân ở phía Nam (xem Mục II của bản “Chính
sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ñối với thương nghiệp tư nhân ở phía Nam”, ban
hành kèm theo Quyết ñịnh số 100/CP ngày 12-4-1977 của Hội ñồng chính
phủ). Sau ñó ñược sử dụng như một biện pháp ñể quản lí thị trường thực hiện
sự phân công và hợp tác giữa các cơ sở kinh tế quốc doanh với nhau hoặc với
tổ chức kinh tế tập thể hoặc với một nhà tư sản thương nghiệp. Những cơ sở
này làm ñại lý bán lẻ hàng hóa cho thương nghiệp quốc doanh (xem Quyết
ñịnh số 312-CP ngày 1-10-1980 của Hội ñồng chính phủ về tăng cường quản lí
thị trường và Nghị quyết số 188 – HðBT ngày 23-11-1982 của Hội ñồng Bộ
trưởng về tăng cường thương nghiệp xã chủ nghĩa và quản lí thị trường).
Trong các lĩnh vực vận tải tàu biển, bảo hiểm, các doanh nghiệp nhà nước
hoạt ñộng ñại lý tàu biển, ñại lý bảo hiểm như: ðại lý tàu biển Việt Nam, Tổng
công ty bảo hiểm Việt Nam…
14

Từ sau ðại hội ðảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế ñất
nước từng bước chuyển ñổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường
ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. ðây là bước ngoặt lớn tạo ñiều kiện cho hoạt
ñộng thương mại của các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế tồn
tại và phát triển vì mục tiêu lợi nhuận. Các ñại lý mua bán hàng hóa lúc ñầu
xuất hiện ở các thành phố lớn sau ñó mở rộng phạm vi khắp các tỉnh thành

trong cả nước. Số lượng ñại lý tăng nhiều không chỉ ở số lượng và chủng loại
hàng hóa mà lan sang cả lĩnh vực dịch vụ. Trước tình hình thực tiễn ấy, LTM
1997 lần ñầu tiên ñã khái quát hóa ðLTM thành những quy ñịnh pháp luật.
Sau 7 năm thực hiện LTM 1997 ñã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt ñộng
ñại lý thương mại hình thành và phát triển. Bên cạnh ñó, trong quá trình triển
khai và thực hiện LTM 1997 ñã không lường trước ñược sự phát triển của nền
thương mại nói chung và hoạt ñộng ðLTM nói riêng, một số vấn ñề quy ñịnh
về ñại lý thương mại trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều bất cập. Hoạt ñộng ñại lý
trong LTM 1997 chỉ bó hẹp trong các hoạt ñộng mua bán hàng hóa thì các hoạt
ñộng ñại lý thực tiễn ñã diễn ra ở nhiều ngành dịch vụ như hoạt ñộng ñại lý
tàu biển, ñại lý bảo hiểm, ñại lý dịch vụ bưu chính viễn thông…
Hơn nữa, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, ñứng trước quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế vô cùng mạnh mẽ, pháp luật VN ñã kịp thời thay
ñổi ñể ñáp ứng ñược những nhu cầu của thực tiễn kinh tế xã hội của ñất nước.
LTM 2005 ra ñời tạo cơ sở pháp lý cho ñại lý thương mại ñược “cởi trói” ñể
phát triển hơn với những quy ñịnh mang tính mở rộng và khuyến khích phát
triển.
1.1.2. Quan niệm về hoạt ñộng ñại lý thương mại
ðLTM là khái niệm ñược sử dụng phổ biến trong ñời sống hàng ngày,
cũng như trong khoa học kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, dưới mỗi giác ñộ
nghiên cứu khác nhau thì khái niệm ðLTM lại ñược giải nghĩa khác nhau.
15

* Dưới giác ñộ ngôn ngữ
ðại lý là từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, “ñại” có nghĩa là thay
thế, “lý” có nghĩa là làm việc. ðại lý là người thay mặt một người hoặc một tổ
chức ñứng ra làm một việc gì [26, tr. 186]
Trong tiếng Việt, từ ñại lý ñược giải thích theo nhiều nghĩa. Nghĩa
chung nhất và sát với thực tiễn pháp lý nhất ñược hiểu ñại lý là quan hệ pháp
lý của một bên ủy thác cho bên kia thay thế mình thực hiện việc quản lý một số

công việc thông thường trong sinh hoạt mua bán, giao dịch hoặc xử lý các
công việc theo sự ủy thác của ñơn vị sản xuất, thương nghiệp. ðại lý chỉ sử
dụng trong lĩnh vực thương mại [25, tr. 898-899]. Theo Từ ñiển tiếng Việt,
Thương mại ñược hiểu là hoạt ñộng trao ñổi hàng hóa thông qua mua bán trên
thị trường. Với quan niệm ñại lý và thương mại như vậy, có thể hiểu ñại lý
thương mại là hoạt ñộng trong ñó, một chủ thể ñộc lập thay mặt người khác
tiến hành mua bán hàng hóa cho người ñó và hưởng một khoản thù lao.
Trong xu thế hội nhập hiện ñại, thuật ngữ thương mại (trade, business)
ñược hiểu với nội hàm rộng hơn. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi mua bán,
trao ñổi hàng hóa, dịch vụ mà còn mở rộng trong hoạt ñộng ñầu tư và sở hữu
trí tuệ [39, tr. 38]. Nội hàm của thuật ngữ thương mại ñược hiểu theo nghĩa
rộng ñã giúp thuật ngữ ñại lý thương mại bao quát không chỉ ở lĩnh vực mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mà còn cả những hoạt ñộng liên quan ñến ñầu
tư và sở hữu trí tuệ.
* Theo phương diện kinh tế
Theo quan ñiểm của các nhà nghiên cứu kinh tế ở nhiều nước trên thế
giới và ở Việt Nam, ñại lý thương mại thường ñược hiểu là chủ thể ñứng giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện việc phân phối, tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ. [46]
16

Trong Marketing căn bản Philip Kotler cho rằng: ðại lý là cấp trung
gian có thể ñại diện cho bên bán hoặc bên mua giúp cho công việc mua bán
của hai bên ñược diễn ra thuận tiện nhất. Qua ñó họ sẽ nhận ñược một khoản
phí hoa hồng trên giá tiêu thụ. Và theo Ông kênh phân phối trong ñó có các ñại
lý, là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp ñỡ chuyển
giao cho một ai ñó quyển sở hữu ñối với một hàng hoá cụ thể hay dịch vụ trên
con ñường từ nơi sản xuất ñến nơi tiêu dùng [34]
Dưới góc ñộ kinh tế thì ðLTM là hoạt ñộng chuyên nghiệp của ngành
dịch vụ thương mại, một kênh phân phối hữu dụng mà các thương nhân ñang

tận dụng tối ña hiệu quả của nó. ðại lý thương mại là cầu nối, qua ñó hàng hóa
từ các nhà sản xuất tới ñược với người tiêu dùng ñồng thời là các dịch vụ gia
tăng khác. Chính các nhà trung gian thương mại này ñã khắc phục ñược những
ngăn cách về mặt ñịa lý, thời gian, văn hoá, và quyền sở hữu hàng hoá và dịch
vụ giữa những người muốn sử dụng chúng ñảm bảo việc tiêu dùng hàng hóa
dịch vụ diễn ra thuận lợi và ñạt lợi nhuận cao nhất.
* Theo phương diện pháp lý
Có thể dễ dàng tiếp cận với các khái niệm về hoạt ñộng ñại lý thương
mại trong pháp luật nước ngoài. Tùy theo từng hệ thống pháp luật mà cách
hiểu về ñại lý thương mại khá khác nhau.
Ở các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục ñịa như Pháp, ðức,
Nga, Thái Lan, Nhật Bản ñều có quy ñịnh về người ñại lý là người hành nghề
dịch vụ trung gian thương mại khá cụ thể. Ví dụ như ðiều 134-1 của BLTM
Pháp quy ñịnh “ñại lý thương mại là bên ñược ủy quyền và chịu trách nhiệm
tiến hành thường xuyên, với tính chất hoạt ñộng nghề nghiệp ñộc lập… với
danh nghĩa và lợi ích của người sản xuất, người hoạt ñộng công nghiệp, thương
nhân hoặc các ñại lý thương mại khác” [29, tr. 58-59]. Những chế ñịnh về
17

người ñại lý cũng ñược quy ñịnh khá rõ ràng trong BLTM Nhật Bản, BLDS và
TM Thái Lan, BLDS Nga (ban hành năm 1995).
Những nước theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ như Mỹ, Anh,
Australia…hoạt ñộng ñại lý ñược khái quát trong khái niệm “agency”. Ở
những nước này “agency” là một hoạt ñộng trung gian và “agent” là người
trung gian. Từ “agency” trong tiếng Anh, Mỹ có rất nhiều nghĩa, khi dịch ra
tiếng Việt có thể hiểu là ñại lý hoặc ñại diện tùy thuộc vào nội dung cụ thể của
quan hệ ñược nghiên cứu [46, tr. 8-9]. Theo từ ñiển pháp luật của Anh, của
Mỹ, “agency” là quan hệ, trong ñó một bên (người ñại lý/ñại diện – an agent)
ñược ủy quyền hành ñộng thay mặt một bên khác (người ñược ñại diện – a
principal) ñể giao dịch với bên thứ ba [43, tr. 21].

ðại lý thương mại ñược ghi nhận không chỉ trong pháp luật của các
quốc gia mà còn ñược công nhận là một chế ñịnh chung ñược tổ chức quốc tế
quy ñịnh. ðó là trong Chỉ thị số 86/653/EEC ngày 18/12/1986 của Hội ñồng
Châu Âu nhằm hài hòa hóa luật của các nước thành viên về người ñại lý/ñại
diện thương mại ñộc lập. ðiều 1 của bản Chỉ thị này ñịnh nghĩa: “ðại diện/ñại
lý thương mại (commercial agent) là người trung gian ñộc lập, ñược ủy quyền
ñể giao dịch mua hoặc bán hàng hóa thay mặt một người khác hoặc ñể giao
dịch và ký kết hợp ñồng thay mặt và nhân danh bên ủy quyền (principal)”.
Có thể thấy chế ñịnh về hoạt ñộng ñại lý là một chế ñịnh thương mại
dịch vụ quan trọng trong luật pháp quốc tế. Chúng ñược quan tâm và quy ñịnh
ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy có sự khác biệt bởi ảnh hưởng từ những
hệ thống pháp luật mang bản sắc riêng và do ñặc thù kinh tế ở nỗi nước là khác
nhau, nhưng bản chất của ðLTM gần như ñạt ñược sự tương ñồng ñáng kể.
Ở Việt Nam, quan niệm về ðLTM trong pháp luật thay ñổi theo từng
giai ñoạn phát triển của kinh tế-xã hội của ñất nước. Pháp luật Việt Nam quy
ñịnh về ðLTM trong nhiều văn bản và ngày càng hoàn thiện. Trước khi LTM
18

2005 có hiệu lực thì khái niệm ñại lý chỉ ñược hiểu ở một góc ñộ là ñại lý mua
bán hàng hóa .
Hoạt ñộng ñại lý lần ñầu tiên ñược thể chế hóa thành quy ñịnh pháp luật
tại Bản quy ñịnh về ñại lý mua bán hàng hóa ban hành kèm theo Quyết ñịnh số
30 NT/QðL ngày 31/5/1989 của Bộ Nội Thương. Theo ñiều 1 của bản quy
ñịnh này thì: ðại lý mua bán hàng hóa là một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân (gọi
tắt là cơ sở ñại lý) ñược các tổ chức kinh tế khác (gọi là cơ sở sử dụng ñại lý)
sử dụng ñể mua hộ hoặc bán hộ hàng hóa và ñược trả hoa hồng ñại lý. Cơ sở
sử dụng ñại lý là các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế và các tổ
chức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cơ sở ñại lý là các tổ chức thương
nghiệp xã hội chủ nghĩa, các tổ chức hợp tác kinh doanh giữa thương nghiệp
xã hội chủ nghĩa với tư nhân, các tổ chức tiêu thụ và cá nhân. ðại lý mua bán

hàng hóa ở ñây ñược hiểu là chủ thể thực hiện việc mua, bán hộ hàng hóa cho
tổ chức kinh tế khác và ñược hưởng thù lao là số tiền hoa hồng ñại lý.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, quan niệm về ñại lý theo Bản quy
ñịnh về ñại lý mua bán hàng hóa ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 30
NT/QðL ngày 31/5/1989 của Bộ Nội Thương trở nên lỗi thời. Hoạt ñộng ñại
lý mang nhận thức mới hơn, ngày 25/4/1996 Chính phủ ñã ban hành Quy chế
ñại lý mua bán hàng hóa kèm theo Nghị ñịnh số 25/CP, và ñược cụ thể hóa tại
ðiều 2 của Thông tư số 10 TM/PC ngày 13/6/1996 của Bộ Thương mại hướng
dẫn thực hiện Quy chế trên xác ñịnh rõ: Bên ñại lý nhân danh mình thực hiện
việc mua hoặc bán hàng hóa cho bên ủy thác và bên ñại lý chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hoạt ñộng ñại lý và trước khách hàng về hàng bán, hàng
mua.
Năm 1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
IX ñã thông qua LTM 1997. Trong LTM 1997, hoạt ñộng ñại lý ñược ñiều
chỉnh bó hẹp trong lĩnh vực mua bán hàng hóa mà không theo kịp với tốc ñộ
19

phát triển của hoạt ñộng thương mại với phong phú rất nhiều lĩnh vực như dịch
vụ, ñầu tư…Do ñó, trong suốt thời gian LTM 1997 có hiệu lực, nhiều hoạt
ñộng ñại lý nhằm mục ñích sinh lời không chịu sự ñiều chỉnh của Luật này mà
ñược quy ñịnh trong các văn bản pháp luật khác như: Bộ Luật Hàng Hải năm
1990, Luật kinh doanh Bảo hiểm năm 2000, Pháp lệnh Bưu chính viễn thông
năm 2002…
Trải qua 7 năm thực hiện, LTM 1997 ñã bộc lộ nhiều bất cập làm hạn
chế sự phát triển của các quan hệ thương mại trong nước và quốc tế, ñồng thời
dẫn ñến khó khăn trong quá trình ñàm phán song phương và ña phương ñể gia
nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế [24, tr. 7]. Nhằm xóa bỏ những bấp cập
trên, tạo ñiều kiện phát triển hoạt ñộng thương mại trong nước và bước ra “sân
chơi chung” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 14/6/2005 Quốc hội
khóa XI kỳ họp thứ 7 ñã thông qua LTM mới, luật này có hiệu lực thi hành từ

ngày 1/1/2006 thay thế cho LTM 1997. Khái niệm ñại lý mua bán hàng hóa
ñược thay thế bằng ñại lý thương mại, ñây có thể coi là một sự thay ñổi hợp lý
nhất với sự chuyển biến mạnh mẽ của ngành dịch vụ thương mại mà Việt Nam
ñang mở cửa ñón nhận. Theo ñiều 166 LTM 2005 thì: “ðại lý thương mại là
hoạt ñộng thương mại, theo ñó bên giao ñại lý và bên ñại lý thoả thuận việc
bên ñại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao ñại lý hoặc
cung ứng dịch vụ của bên giao ñại lý cho khách hàng ñể hưởng thù lao”.
LTM 2005 ñã thể hiện rõ ñại lý thương mại là hoạt ñộng dịch vụ thương
mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ trong ñó bên giao ñại lý là bên có nhu cầu mua bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ nhưng không trực tiếp thực hiện những công việc này mà ủy
quyền cho một bên khác (bên ñại lý) thay mặt mình mua bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ hộ mình. Bên ñại lý sẽ nhân danh chính mình thực hiện công
việc ñược bên giao ñại lý ủy quyền vì lợi ích của bên giao ñại lý và hưởng thù
20

lao. ðại lý thương mại thực hiện ở nhiều lĩnh vực như ñại lý mua bán hàng
hóa, ñại lý cung ứng dịch vụ, ñại lý tàu biển, ñại lý bảo hiểm, ñại lý du lịch,
vận tải, bưu chính viễn thông…
Qua tìm hiểu những quan niệm về ðLTM dưới nhiều góc ñộ, có thể
nhận thấy ðLTM là một mắt xích quan trọng ñối với ngành thương mại dịch
vụ nói riêng và sự phát triển của thương mại nói chung. Sự thống nhất ñiều
chỉnh hoạt ñộng ðLTM trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam là cần thiết,
góp phần làm thể chế hóa những chính sách thương mại trên con ñường Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế và khẳng ñịnh sự mở cửa thương mại của mình.
1.1.3. Những ñặc ñiểm pháp lý cơ bản của hoạt ñộng ñại lý thương mại
Theo quy ñịnh của LTM 2005, ñại lý thương mại có những ñặc ñiểm
pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, trong quan hệ ñại lý có sự tham gia của ba bên chủ thể và
song song tồn tại hai nhóm quan hệ.

Hoạt ñộng ñại lý thương mại là hoạt ñộng dịch vụ thương mại thực hiện
theo phương thức giao dịch qua trung gian. Trong quan hệ ñại lý có sự tham
gia của ba chủ thể là bên giao ñại lý, bên ñại lý và bên thứ ba, trong ñó bên
giao ñại lý và bên ñại lý phải là thương nhân. Ba chủ thể này tạo nên hai nhóm
quan hệ: thứ nhất là quan hệ giữa bên giao ñại lý và bên ñại lý; thứ hai là quan
hệ giữa bên ñại lý và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên quan hệ hợp
ñồng. Các chủ thể tham gia có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ nhau. Quan hệ
giữa bên giao ñại lý và bên ñại lý là tiền ñề cho những giao dịch của bên ñại lý
với bên thứ ba. Bên giao ñại lý là bên có nhu cầu, ủy quyền cho bên ñại lý thực
hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ ñó bên ñại lý nhân danh
chính mình tiến hành giao dịch thương mại với bên thứ ba, vì lợi ích của bên
giao ñại lý và ñược nhận thù lao.
21

Thứ hai, bên ñại lý nhân danh chính mình thực hiện giao dịch thương
mại với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao ñại lý ñể hưởng thù lao.
Trong hoạt ñộng ðLTM, bên ñại lý là thương nhân, là các tổ chức kinh
tế ñược thành lập hợp pháp, cá nhân thực hiện hoạt ñộng thương mại một cách
thường xuyên và có ñăng ký kinh doanh theo ðiều 6 LTM 2005. Bên ñại lý là
một nhà trung gian chuyên nghiệp có tư cách pháp lý hoàn toàn ñộc lập với
bên giao ñại lý và bên thứ ba. Bên ñại lý có trụ sở riêng, tự ñịnh ñoạt thời gian
làm việc, tự chịu trách nhiệm thời gian làm việc của mình chứ không phải là
chi nhánh hay văn phòng ñại diện do bên giao ñại lý lập ra ñể thực hiện hoạt
ñộng kinh doanh của thương nhân ñó, hay những người lao ñộng làm công ăn
lương cho thương nhân như giám ñốc (tổng giám ñốc) doanh nghiệp, những
chủ thể này không có tư cách pháp lý ñộc lập và chỉ thực hiện công việc trong
phạm vi và quyền hạn theo quy ñịnh của nội bộ doanh nghiệp ñó.
Bên ñại lý tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có
quyền tự do lựa chọn bên thứ ba ñể giao kết hợp ñồng nhưng không vì lợi ích
bản thân mình mà vì lợi ích của bên giao ñại lý. Mục ñích mà họ nhằm tới là

khoản thù lao họ nhận ñược từ bên thuê dịch vụ khi họ hoàn tất công việc của
mình. Nghĩa vụ trả thù lao của bên thuê dịch vụ và quyền ñược hưởng thù lao
của bên thực hiện dịch vụ là một trong những ñặc trưng cơ bản của hoạt ñộng
ðLTM so với giao dịch dân sự và các giao dịch thương mại khác.
Thứ ba, hoạt ñộng ñại lý thương mại ñược thực hiện trong lĩnh vực
thương mại.
Phạm vi hoạt ñộng của ðLTM ñã ñược LTM 2005 mở rộng so với LTM
1997 và các văn bản pháp luật trước ñây về ñại lý. Theo quy ñịnh của LTM
2005 thì phạm vi hoạt ñộng của nhà ñại lý không chỉ bó hẹp trong việc mua
bán hàng hóa mà mở rộng sang cả lĩnh vực cung ứng dịch vụ, kể cả trong lĩnh
vực liên quan ñến ñầu tư và sở hữu trí tuệ. LTM 2005 không quy ñịnh các loại
22

dịch vụ thương mại, nhưng căn cứ vào danh mục phân loại các dịch vụ theo
khu vực của WTO, hoạt ñộng ñại lý thường ñược thực hiện trong một số nhóm
ngành như: dịch vụ ñại lý hưởng hoa hồng, ñại lý bảo hiểm, ñại lý lữ hành, ñại
lý vận tải hàng hóa…[23, tr. 174-176]. ðối với các loại hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có ñiều kiện thì ñại
lý phải tuân thủ những quy ñịnh của Nghị ñịnh 59/2006/Nð-CP ngày
13/6/2006 Quy ñinh chi tiết LTM 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh,
hạn chế kinh doanh và kinh doanh có ñiều kiện.
Thứ tư, cơ sở phát sinh quan hệ ñại lý thương mại là hợp ñồng
Quan hệ ñại lý thương mại ñược xác lập bằng hợp ñồng, ñược gọi là hợp
ñồng ñại lý. Hợp ñồng ñại lý ñược giao kết giữa thương nhân giao ñại lý và
thương nhân làm ñại lý. Hợp ñồng chính là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai
bên chủ thể, ñược thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí. Theo LTM 2005
thì “Hợp ñồng ñại lý phải ñược lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có
giá trị pháp lý tương ñương”.
Tuy nhiên, hoạt ñộng ðLTM sẽ không thể thực hiện ñược nếu như chỉ
tồn tại quan hệ giữa bên giao ñại lý và bên ñại lý. ðể thực hiện tất cả các quy

trình của hoạt ñộng ñại lý thì bên ñại lý phải tham gia giao dịch với bên thứ ba
và trực tiếp thực hiện hợp ñồng. Khi giao kết hợp ñồng mua bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên ñại lý nhân danh chính mình và nghĩa vụ
phát sinh từ hợp ñồng với bên thứ ba ràng buộc bên ñại lý với bên thứ ba. Tùy
thuộc vào ñối tượng của hợp ñồng giao kết với bên thứ ba mà hợp ñồng ñó, có
thể là hợp ñồng mua bán hàng hóa hoặc hợp ñồng dịch vụ.
1.1.4. Phân biệt hoạt ñộng ðLTM với một số hoạt ñộng thương mại khác
1.1.4.1. Phân biệt hoạt ñộng ðLTM với các hoạt ñộng trung gian thương mại khác.
Theo pháp luật Thương mại Việt Nam, thì ðLTM là một trong bốn hình
23

thức của trung gian thương mại. Mang bản chất của trung gian thương mại nên
ðLTM với các hình thức trung gian thương mại khác có rất nhiều ñiểm tương
ñồng mà có thể nhận ra ngay ở khái niệm quy ñịnh tại khoản 11 ñiều 3 LTM
2005 “Các hoạt ñộng trung gian thương mại là hoạt ñộng của thương nhân ñể
thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân ñược
xác ñịnh, bao gồm hoạt ñộng ñại diện cho thương nhân, môi giới thương mại,
uỷ thác mua bán hàng hoá và ñại lý thương mại”.
Tuy nhiên, mỗi hình thức hoạt ñộng trung gian thương mại ñều mang
những ñặc ñiểm riêng biệt, ñể phân loại các hình thức này chủ yếu dựa vào vai
trò và tư cách của bên trung gian trong quan hệ với bên thứ ba.
* ðại lý và ñại diện
Trong quan hệ với bên thứ ba, bên ñại diện nhân danh bên giao ñại diện
còn bên ñại lý nhân danh chính mình ñể giao kết và thực hiện hợp ñồng với
bên thứ ba. Bên ñại diện chỉ ñược thực hiện những hoạt ñộng trong phạm vi
ñược ủy quyền, ñôi khi bên thứ ba hiểu nhầm là mình trực tiếp quan hệ với bên
ñại diện. Còn bên ñại lý là chủ thể trực tiếp giao kết và thực hiện cũng như
chịu trách nhiệm với bên thứ ba về hợp ñồng ñã ký kết.
* ðại lý và môi giới
Một là, về chủ thể có sự khác biệt. Bên môi giới bắt buộc phải là thương

nhân, còn các bên ñược môi giới không nhất thiết phải là thương nhân, song
trong quan hệ ñại lý thì cả hai bên giao ñại lý và bên ñại lý ñều phải là thương
nhân.
Hai là, bên môi giới chỉ thực hiện các hoạt ñộng tìm kiếm và cung cấp
thông tin cần thiết về ñối tác cho bên ñược môi giới, thu xếp các bên ñược môi
giới tiếp xúc và trực tiếp giao kết hợp ñồng với nhau. Bên môi giới không ký
kết hợp ñồng thay cho bên ñược môi giới. Còn ñối với hoạt ñộng ñại lý, bên

×