Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận lí luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.6 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|15963670

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện Ngân hàng – Tài chính

BÀI TẬP LỚN
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRI MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Lí luận về sản xuất hàng hóa (Kinh tế hàng hóa) và
vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay.

Họ và tên SV: Nguyễn Mạnh Bách
Lớp tín chỉ: LLNL1106(222)_36
Mã SV: 11220778
GVHD: PGS.TS Tơ Đức Hạnh

HÀ NỘI, THÁNG 5, NĂM 2023


lOMoARcPSD|15963670

M唃⌀C L唃⌀C

I,CƠ SƠ LY THUYẾT CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HĨA.....................................3
1. Sản xuất hàng hóa trong kinh tế chính trị Mác- Lênin.......................................... 3
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa........................................................... 4
3. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa................................................................................ 6
II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ơ
VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................................... 7
1. Thực trạng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam ............................................................ 7
2. Đánh giá nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.......................................... 10



III, NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY……………………12
1, Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu…..12
2, Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển
kinh tế - xã hội............................................................................................................. 13

3, Việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế.……………………………………………………………………….13
4, Môi trường kinh doanh chưa thật sự lành mạnh……………………....14
5, xây dựng pháp luật thiếu tính thực tiễn, thiếu đồng bộ, thậm chí gây tổn
hại cho nền kinh tế…………………………………………………….15
KẾT LUẬN…………………………………………………………………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..17
2


lOMoARcPSD|15963670

I. CƠ SƠ LY THUYẾT CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HĨA

1. Sản xuất hàng hóa trong kinh tế chính trị Mác- Lênin
1.1. Khái niệm
-Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị MacLenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra khơng
phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay
nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất
ra là để bán.
1.2. Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa
*Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:

-Thứ nhất: Phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự chun
mơn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản
xuất khác nhau.
+Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.
Khi có phân cơng lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ
sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản
phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với
nhau. Phân cơng lao động xã hội, chun mơn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng
suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự
trao đổi sản phẩm.
+Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa.
Phân cơng lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng
mở rộng hơn, đa dạng hơn.
-Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất:
những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau.
Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này
muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi,
mua bán hàng hoá.
+Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy
định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của
mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
-Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người
sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những
người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn.
3


lOMoARcPSD|15963670

Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau.

-Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều
kiện đó sẽ khơng có sản xuất hàng hóa.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

*Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự
cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ
chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân
trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân
gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Ngược lại, sản xuất hàng hóa là kiểu
tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó,
tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao
đổi, mua bán.
-Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân,
vừa mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính
chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người
khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao
động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì
việc sản xuất cái gì, như thế nào là cơng việc riêng, mang tính độc lập của
mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với
tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống
4


lOMoARcPSD|15963670


của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
2.2. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
*So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn
hẳn:
- Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã
hội, chuyên mơn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng
vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại
có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội,
làm cho chun mơn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính
tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm
cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội
được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa
các quốc gia, thì nó cịn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
- Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mơ sản xuất khơng cịn bị giới
hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình,
mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở
nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho
việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... thúc đẩy
sản xuất phát triển.
-Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của
sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh...
buộc người sản xuất hàng hóa phải ln ln năng động, nhạy bén, biết tính
tốn, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hố sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa,
5



lOMoARcPSD|15963670

làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng ngày càng cao hơn.
-Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở
rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước...
không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng
được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
-Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt
trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa,
tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội,
v.v..
3. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa
-Kinh tế hàng hóa là hình thái của nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn
tự cung tự cấp. Trái với nền kinh tế tự cung tự cấp là tự sản xuất sản phẩm,
tự tiêu dùng thì nền kinh tế hàng hóa có sự phân cơng lao động và trao đổi
hàng hóa, dịch vụ giữa những người này với người khác thông qua mua bán
trên thị trường.
-Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là
hàng đổi hàng. Khi tiền xuất hiện, các cá nhân có thể sử dụng tiền làm
phương tiện trao đổi. Lúc này, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh tế
tiền tệ. Khi cơ chế trao đổi dựa trên những sắp xếp quy hoạch từ một trung
tâm, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế kế hoạch.
-Kinh tế hàng hóa là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát
triển xã hội theo trình tự: kinh tế tự nhiên- kinh tế hàng hóa- kinh tế sản
phẩm. Trong bất kì chế độ xã hội nào, sự tồn tại hình thái giá trị và thị
trường luôn đặc trưng chung cho kinh tế hàng hóa.

6



lOMoARcPSD|15963670

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ THI TRƯỜNG Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY
1, Thực trạng sản xuất hàng hóa Việt Nam.
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam.
*Sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam
đi vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội:
-Thời kỳ 1976-1985: Nền kinh tế tập trung, bao cấp.
+ Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần
thứ hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước
những hậu quả nặng nề của chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng
nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
-Thời kỳ 1986-2000: Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế
+Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước bắt đầu
có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Trong thời kỳ này,
nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã
hội chủ nghĩa.
-Thời kỳ 2001 đến nay: Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng
+Trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện hai chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược 2011-2020 nhằm xây
dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
7



lOMoARcPSD|15963670

tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên ngun tắc tơn trọng độc lập
chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, khơng can thiệp
cơng việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”. Do
tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nên kinh
tế – xã hội nước ta đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Kinh tế liên tục tăng trưởng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình
thấp.

*BẢNG GDP VÀ TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1986-2021
1.2.Tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
* Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm
trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế khơi phục
trở lại.
-GDP q IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao
8


lOMoARcPSD|15963670

hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc
độ tăng của q IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch
vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so
với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%.

-Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng
thêm toàn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp
5,11%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực
dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
-Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tăng
2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của
toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm;
ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
-Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng
góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp
0,04% điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp
0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khống tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần
trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
-Khu vực dịch vụ được khơi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng
năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị
trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh
tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97
điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm;
ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng
40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng
7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm sốt nên
chi cho phịng, chống dịch bệnh giảm so với năm 2021.
-Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực
dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
-Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm

9


lOMoARcPSD|15963670

2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng
góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp
28,09%.
-GDP bình qn đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất
lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu
đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021).
Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao
động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt
26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).
2.Đánh giá thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
2.1. Những kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
- Sản xuất hàng hoá ra đời nhằm tận dụng các lợi ích về tự nhiên, xã hội và
công nghệ của mọi người, mọi nơi, mọi miền của Việt Nam. Ví dụ, vùng Đồng bằng
sơng Cửu Long là nguồn cung cấp lương thực chính cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu, vì nó tạo điều kiện cho việc phát triển trồng lúa nước.
- Sản xuất hàng hoá là để trao đổi theo nhu cầu của xã hội, người sản xuất phải
có trình độ chun mơn cao. Tích lũy kinh nghiệm và thu thập kiến thức mới sẽ
nâng cao trình độ chun mơn của bạn. Khi các cơng cụ đặc biệt được cải tiến và áp
dụng công nghệ mới, cạnh tranh ngày càng gay gắt, năng suất lao động được cải
thiện và chất lượng sản phẩm được cải thiện.
- Sự tác động của các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh
tranh ... làm cho người sản xuất luôn năng động, nhạy bén và buộc phải cải tiến,
nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nền sản xuất hàng hoá

phát triển sẽ làm cho đời sống vật chất và văn hoá cao hơn, phong phú và đa dạng
hơn bao giờ hết.
- GDP bình quân của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất
ngun liệu thơ sau giai đoạn tân trang đã tăng lên qua các năm. Từ năm 1986 đến
1990, KV1 có GDP 2,7%, KV2 có 4,7% và KV3 có 5,7%. Từ năm 1991 đến 1995,
GDP của KV1 là 4,1%, KV2 là 12% và KV3 là 8,6%. Từ năm 1996 đến năm2000,
KV1 có GDP là 4,4%, KV2 có GDP là 10,6% và KV3 có 5,7%.
- Với việc sản xuất từ nguyên liệu thô, Việt Nam đang chuyển từ nước đang
phát triển sang nước đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời
sống vật chất ngày càng đầy đủ, đời sống tinh thần ngày càng phong phú.
10


lOMoARcPSD|15963670

2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1.Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu:
-Thực trạng:nhân lực còn yếu về chất lượng: thiếu hụt lao động có tay nghề
cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; khoảng cách
giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn, lao
động thiếu năng động và sáng tạo, tác phong chuyên nghiệp.
- Nguyên nhân:
+ Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực sử dụng
ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế.
+ Chú trọng đào tạo về lí thuyết mà chưa thúc đẩy nhiều về phần thực
hành.
+ Cơ sở vật chất của các trường chưa đạt đủ yêu cầu cần thiết để nguồn
nhân lực có tay nghề cao phát triển
2.2.2. Khoa học - cơng nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực
phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng: Q trình chuyển đổi số quốc gia cịn chậm, thiếu chủ
động do hạ tầng phục vụ quá trình chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; nhiều
doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ
hiện đại còn thấp.
- Nguyên nhân:
+hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng
bộ và hiệu quả.
+ Khoa học – công nghệ của nhiều công ty nhỏ gặp phải rất nhiều
những khó khăn trong q trình vận hành
2.2.3. Việc hồn thiện thể chế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền
kinh tế.
- Thực trạng: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong suốt thời gian qua
vẫn còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
- Nguyên nhân:
+ Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta còn khơng ít
hạn chế, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Việc phân bổ các nguồn nhân lực chưa thật sự hợp lý: có những
ngành thừa nhân lực, có những ngành thiếu hụt nhân lực trầm trọng.
2.2.4. Mơi trường kinh doanh chưa thật sự lành mạnh.
- Thực trạng: Chính phủ vẫn chưa tạo được mơi trường đầu tư kinh doanh
11


lOMoARcPSD|15963670

thực sự thơng thống, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế.
- Nguyên nhân:
+ Hiến pháp đã quy định KTNN là chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành

phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác và cùng cạnh tranh. Tuy nhiên trong
thực tiễn, KTTN không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn, đất đai, thơng tin, mất
nhiều cơ hội trong đấu thầu cũng như tiếp cận thị trường.
+ Từ nhận thức như vậy, cho nên vai trò của các hiệp hội, tổ chức đại diện cho
KTTN vẫn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự có tiếng nói nhất định
trong các tổ chức đại diện quyền lực của Nhà nước. Trong khi đó, doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn được “ưu ái” về mọi phương diện, chiếm
nguồn lực lớn nhưng lại sử dụng không hiệu quả, nhiều dự án thất thoát, làm
ăn thua lỗ gây bức xúc dư luận. Mặc dù đã có chủ trương cải cách, thối vốn,
tái cơ cấu DNNN, nhưng q trình này cịn rất chậm.
2.2.5. Xây dựng pháp luật thiếu tính thực tiễn, thiếu đồng bộ, thậm chí gây tổn
hại cho nền kinh tế.
- Thực trạng: Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thể chế
kinh tế nước ta vẫn chậm đổi mới, thiếu chủ động trong xây dựng các rào cản
không trái với các cam kết quốc tế để bảo vệ thị trường và doanh nghiệp trong
nước trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
- Nguyên nhân:
+ Những người làm luật chủ yếu chỉ có những hiểu biết về nền kinh tế thị
trường qua sách vở, chưa thực sự có nhiều trải nghiệm trong nền kinh tế thị
trường này.
+ Biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân
bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PH唃⌀C
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NỀN KINH TẾ THI TRƯỜNG Ơ
VIỆT NAM HIỆN NAY.
1, Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu:
*Giải pháp:
- Cần nhận thức nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quý giá nhất,
lực lượng đầu tàu, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đây là

nội dung quan trọng có ý nghĩa hàng đầu bảo đảm cho việc phát triển nguồn
12


lOMoARcPSD|15963670

nhân lực chất lượng cao được diễn ra thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm
để đạt được mục đích, u cầu đề ra. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với nhu cầu xã hội và phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Cần đổi mới tư duy trong tuyển dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực trên
cơ sở năng lực, hiệu quả cơng việc. Đây chính là động lực để mỗi cá nhân
không ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề và năng suất,
hiệu quả lao động để khẳng định "chất lượng cao" của mình. Tránh tình trạng
cứ gắn mác cử nhân, tiến sĩ… đương nhiên được coi là chất lượng cao, được
hưởng các chế độ dành cho nhân lực chất lượng cao trong khi chuyên môn yếu
kém, năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc thấp.
2, Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát
triển kinh tế - xã hội.
*Giải pháp:
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
đồng thời có thêm giải pháp huy động nguồn lực tài chính ngồi ngân sách cho
phát triển khoa học và công nghệ. Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề;
nâng cao kỹ năng làm việc của người lao động, coi đây là “quốc sách”, chiến
lược lâu dài phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, nâng
cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính cần tập trung quyết liệt đưa công
nghệ thông tin vào nền hành chính

3, Việc hồn thiện thể chế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền

kinh tế.
*Giải pháp
13


lOMoARcPSD|15963670

- Hồn thiện thể chế, nâng cao vai trị quản lý của Nhà nước trong nền kinh
tế nước nhà. Cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, thủ tục tạo môi
trường thuận lợi thu hút những nhà đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ trong tâm
của Nhà nước; Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về kinh tế
số, các lợi ích và thách thức đi kèm, có chính sách huy động mọi nguồn lực của
xã hội, của Nhà nước và tư nhân vào đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số.

4, Môi trường kinh doanh chưa thật sự lành mạnh.
*Giải pháp
- Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thơng
thống, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đây được là giải
pháp quan trọng, nền tảng để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, đồng
thời củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút nhiều
hơn nữa nguồn vốn FDI, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn này đang có xu
hướng dịch chuyển mạnh mẽ khỏi Trung Quốc.
- Cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng khả năng huy động
nguồn lực tài chính thơng qua phát triển đồng bộ các thị trường vốn, thị trường
tiền tệ. Có cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển thực sự hiệu quả,
khắc phục đầu tư dàn trải, đầu tư mà cơ sở xác định hiệu quả chưa thực sự rõ
ràng. Cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và
vừa, tiếp cận vốn của nơng dân, của các nhóm thiểu số trong xã hội

5, Xây dựng pháp luật thiếu tính thực tiễn, thiếu đồng bộ, thậm chí gây

14


lOMoARcPSD|15963670

tổn hại cho nền kinh tế.
* Giải pháp:
-Xây

dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa

mang tính chiến lược lâu dài. Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo định hướng
về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam trong đó có
hồn thiện hệ thống pháp luật, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra
những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nhằm triển khai thực hiện. Những quan
điểm cơ bản về hoàn thiện hệ thống pháp luật mà Đảng ta đã xác định mang
tính kế thừa, phát triển, phù hợp với xu thế phát triển đất nước trong bối cảnh
mới.
- Hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành
pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn
định, có sức cạnh tranh quốc tế lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển
bền vững kinh tế, xã hội.

KẾT LUẬN
15


lOMoARcPSD|15963670


-Thấy rằng việc xây dựng và phát triển nền sản xuất hàng hố ở nước ta
làmột q trình vừa có tính cấp bách lại vừa có tính chiến lược lâu dài. Trong
từng bước đi của q trình vừa có những khó khăn do sự xuất phát thấp của nền
kinhtế nhưng lại có những thuận lợi nhất định càng được khai thác: đó là nguồn
lao động dồi dào, mơi trường và con người Việt Nam năng động, có khả năng
tiếp cận cơ chế thị trường nhanh, ta lại nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương: vùng trung tâm của nền văn minh loài người đang được di chuyển đến
vùng kinh tế năng động nhất hiện nay.Chính vì thế ngay từ buổi đầu của chính
sách đổi mới kinh tế ta đã xác định ngay việc đổi mới phải theo hướng có lợi
cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trong mấy thập niên gần đây, sản
xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ nhờ sự tác động và thúc đẩy của công nghệ
mới và lực lượng sản xuất mới, cho nên nền kinh tế hàng hóa đang có xu hướng
chuyển sang kinh tế thị trường. Tốc độ phát triển cao của sản xuất hàng hóa tạo
sự hấp dẫn mạnh đối với các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa.
-Tuy vậy, nền kinh tế thị trường của chúng ta cũng gặp phải khơng ít
những khó khăn và thách thức, để vượt qua nó cần sự chung tay góp sức của
tất cả các doanh nghiệp, người dân và cả những công ty doanh nghiệp để tạo
ra một nền kinh tế thị trường công bằng, hiệu quả, giúp đất nước ta sánh vai
được với các cường quốc năm châu.

Tài liệu tham khảo
16


lOMoARcPSD|15963670

-Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Bộ Giáo dục và Đào tạo
-Sản xuất hàng hóa là gì? Ưu thế của sản xuất hàng hóa? Link
-GDP Việt Nam từ thời kì đổi mới năm 1986 – nay. Link

-Sức mạnh của kinh tế thị trường tác động tới nền kinh tế Việt Nam? Link
-Hạn chế của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Link
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp
phát triển. Link

17



×